khieman
04-05-2014, 02:48 PM
.
Khác biệt khi 3 con học
ở Việt Nam, Đan Mạch và Canada
Ở Việt Nam, con tôi đến trường với một tâm hồn nặng trĩu những căng thẳng vì sợ cô giáo, vì học hành quá mệt mỏi, chưa kể những chiếc cặp sách cồng kềnh quá tải. Còn ở Đan Mạch và Canada?
Tôi có 3 đứa con, đã từng học tập tại châu Á, châu Âu và bây giờ là châu Mỹ. Tôi viết bài này để so sánh với hệ thống giáo dục tại Việt Nam
Khi còn ở Việt Nam, con trai lớn của tôi học mầm non tại một trường ở TP HCM. Từ môi trường này, bé rất ngoan ngoãn và nề nếp, viết chữ đẹp, vẽ giỏi, hát hay.
(http://l.f32.img.vnexpress.net/2012/10/24/igiaoduc-1355204349_500x0.jpg)http://l.f32.img.vnexpress.net/2012/10/24/igiaoduc-1355204349_500x0.jpg (http://l.f32.img.vnexpress.net/2012/10/24/igiaoduc-1355204349_500x0.jpg)
Khi con trai tôi bước vào lớp một, học rất giỏi, viết chữ rất đẹp. Tuy nhiên sau một học kỳ, bài vở mỗi ngày một nhiều. Đến nỗi, con vừa về đến nhà, đã ngồi ngay vô bàn học bài, chừa ra một chút thời gian để tắm và ăn tối, sau đó thì ngồi làm toán, rèn chữ… đến nửa đêm.
Hồi đó, cũng vì chưa có nhiều kinh nghiệm, nhìn học sinh các nước phát triển học hành mà sốt hết cả ruột, nên tôi còn đăng ký cho cháu học thêm tiếng Hoa vào tối thứ 7, tiếng Anh vào sáng chủ nhật.
Lúc đó thấy con học hành suốt ngày, thương con lắm nhưng tôi vẫn cố biện hộ "Thương cho roi, cho vọt". Con nhà người ta cũng học như thế cả, có sao đâu. Nếu mình thương con quá, để nó ở nhà, lại thành hại con. Không tạo cho nó cơ hội học hành, phát triển, cho bằng bạn, bằng bè thì nó lại nhìn con nhà người ta mà tủi thân thì tội nghiệp.
Được khoảng 2 tháng thì việc học thêm phải dừng lại vì tôi thấy con mình có quá nhiều bài rèn chữ. Có khi một ngày phải chép đến 3 bài văn dài.
Từ một đứa trẻ có nét chữ nắn nót, tròn trịa, vở viết lúc nào cũng sạch đẹp với những nét viết đẹp như chữ in, cháu đã biến thành một anh thợ tốc ký, nét chữ trở nên biến dạng đến mức tôi phát sốc.
Nhưng nếu không viết như vậy thì làm thế nào có thể hoàn thành các bài tập về nhà mà các cô giao cho? Có khi hơn 10 giờ đêm, con ngủ gục ở bàn học. Sáng dậy sớm đi học nhìn rất mệt mỏi, cháu bị sụt cân nhanh chóng.
Đến cậu con trai thứ hai, vì lúc đó, trường dòng đã nhận đủ học trò, nên tôi lại phải xin cho cháu học ở một trường khác, trường mầm non này tuyệt đối không dạy các chương trình lớp một.
Vì không có thời gian nên tôi cũng không dạy thêm được cho con, cũng chủ quan nghĩ rằng thời điểm này báo chí nói là theo nghiên cứu thì học trước tuổi cũng không tốt, nên thôi cứ để con học hành bình thường.
Kết quả, bé vào lớp một học lực tụt hẳn so với bạn bè, vì bạn bè của cháu đã biết đọc, biết viết giống như anh hai của cháu khi các bạn ấy vào lớp một. Bằng cách này, hay cách khác, các bạn ấy đã được học trước. Lúc này, tôi cảm thấy ân hận lắm, nhưng còn biết làm sao.
Các bài học dần trở nên quá sức của cháu, chưa kể việc các cháu bị cô giáo phạt, đánh và bị dọa nạt là nếu về méc cha mẹ những chuyện xảy ra ở trường là sẽ bị thế này, thế kia.
Thế nên, cả hai đứa trẻ tội nghiệp của tôi càng ngày càng trở nên lầm lì, ít nói, hay khóc trong mơ vì những nỗi sợ hãi ban ngày.
Không ít lần tôi đã thẳng thắn trao đổi với giáo viên và nhà trường về nhiều vấn đề trên, cũng như về số lượng bài vở, và các vấn đề khác, nhưng cũng chỉ mất thời gian.
Lại nói về chế độ cải cách giáo dục tân tiến, tôi chẳng thấy nó tân tiến một chút nào cả, con tôi vẫn phải đến trường với một tâm hồn nặng trĩu những căng thẳng và mệt mỏi vì sợ cô giáo, vì học hành quá mệt mỏi, chưa kể những chiếc cặp sách cồng kềnh quá tải.
Ở Việt Nam, giao thông cũng là một điều cực kỳ đáng sợ. Vì thế, dù bận mấy thì bận, tôi vẫn đưa đón con mỗi ngày, vừa đỡ cho con được những chiếc cặp nặng nề, vừa đảm bảo an toàn giao thông cho con.
Khi bé gái út của tôi vào lớp một, rất may bé đã biết đọc, viết chút ít do học theo anh hai của bé dù bé không được đi học mẫu giáo.
Lúc này, việc làm ăn của tôi tiến triển tốt đẹp hơn, cộng thêm sự giúp đỡ từ gia đình nên tôi đã có tiền thuê người giúp việc và gia sư giỏi kèm cặp từng môn cho các con. Việc này giúp các cháu tiến bộ rất nhanh.
Đúng lúc này, nhờ nghề thiết kế tay trái, tôi nhận được hợp đồng làm việc tại châu Âu và được bảo lãnh 3 con đi cùng.
Các con tôi bắt đầu một cuộc sống mới ở Đan Mạch. Ở đây tôi chỉ xin nói về điều kiện học tập.
Vừa học vừa chơi vẫn thoải mái
Lần đầu tiên trong đời, các con tôi được đến trường vào lúc 9 giờ sáng, vì thế, các cháu có thể ngủ thật sâu, đảm bảo sức khỏe và tinh thần minh mẫn trước khi đến trường.
Các cháu không cần mang theo bất kỳ một loại sách vở nào, không phải mua sách vở, đồ dùng học tập. Thứ duy nhất mà chúng tôi phải sắm là cặp sách và thứ duy nhất phải mang theo hàng ngày trong cặp là snack (đồ ăn vặt) và đồ ăn trưa.
Các cháu thường học các môn học bắt buộc như: tiếng Đan Mạch, tiếng Anh, các môn Lịch sử, Xã hội.
Ngoài ra các cháu còn được học các môn chính như Toán, Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Vật lý, Địa lý, Sinh vật, Hóa, Giao thông, Giới tính, Thể dục, Âm nhạc, Nghệ thuật, Thiết kế, Mộc, Kinh tế gia đình….
Lớp học bắt đầu từ lúc 9h15, sau đó nghỉ giải lao, ăn trưa và kết thúc buổi học lúc 12h30. Ai có tiền thì đăng ký cho bé ở lại trong câu lạc bộ trong trường đến tối.
Tại câu lạc bộ (cho trẻ nhỏ) và SFO (cho trẻ lớn hơn), các cháu có các giáo viên bộ môn hướng dẫn và tham gia các trò chơi, giải trí, kèm theo nấu nướng và ăn thêm một bữa phụ.
Tại đây học sinh có cơ hội phát triển tình bạn với tất cả bạn bè trong trường, tăng khả năng giao tiếp và ngoại ngữ.
Thường khi về đến nhà, các cháu mang theo sách mượn từ thư viện trường để đọc, có rất nhiều thời gian, không có bài tập về nhà, đến trường không lo điểm số cao thấp, vì không có việc chấm điểm.
Nhà trường ở Đan Mạch được xét như là một thiết chế nghiêm chỉnh, độc lập, tôi có thể chọn cho các cháu học ở trường công ( 100% miễn phí, kể cả giáo dục bậc cao như: đại học, cao học…), trường tư ( gần như miễn phí, vì chính phủ đã tài trợ gần như hoàn toàn), hoặc ở nhà…
Các cháu sẽ được đưa đón tận nhà nếu như đúng tuyến xe buýt của trường. Nếu không, các cháu sẽ có thẻ xe buýt, tàu điện hàng năm để đi lại miễn phí.
Hệ thống giao thông công cộng cũng như an ninh ở Đan Mạch khá tốt. Có lần mải chơi, hai con tôi xuống tàu, còn lại một cháu còn ngồi lại trên tàu, khi tôi đang lo lắng tìm cháu, thì khoảng 15 phút sau cảnh sát thông báo đã chở cháu về nhà an toàn…
Đó chỉ là một trong những điều khác biệt, chưa kể phúc lợi xã hội dành cho trẻ em như tiền trợ cấp hàng tháng cho đến khi trưởng thành, hay hệ thống y tế....
Sau đó, chúng tôi chuyển đến Canada, tại đây chương trình học phong phú hơn nhiều so với Đan Mạch.
Các cháu học từ 9h15–15h. Năm học cũng bắt đầu từ tháng 9, kết thúc vào tháng 6 và không phân chia học kỳ.
Lớp học có 1 giáo viên chính, một giáo viên phụ chính và nhiều giáo viên phụ khác, sĩ số khoảng 20–30 học sinh/lớp.
Chương trình học ở đây gồm có tiếng Anh, tiếng Pháp, Toán, Khoa học, Công nghệ, Nghệ thuật, Xã hội học, Giáo dục thể chất…. Sau giờ học, gia đình nào có điều kiện thì cho các cháu tham gia các chương trình ngoài giờ, tùy theo độ tuổi, các môn học như:
Nữ công gia chánh (đan lát, thêu thùa, nấu nướng, bảo mẫu ( babysister)…)
Thể dục thể thao ( yoga, thể dục nhịp điệu (aerobic), thể dục máy, golf, tennis, điền kinh, bóng đá, bóng chày, bóng chuyền, bóng rổ, khúc côn cầu ( hockey), đấm bốc, luyện thể hình, cầu lông ( badminton), võ thuật ( Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), trượt băng, nhảy ( khiêu vũ, múa bụng, múa Trung Hoa, múa hiện đại, múa ba lê , karaoke, party dance , hiphop, jazz, bơi lội, chèo thuyền (canoeing), kayaking, sơ cấp cứu, cứu hộ,…
Nghệ thuật và các môn học khác: Vẽ các thể loại, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc (dương cầm (piano), guitar, organ, vĩ cầm (violin), thổi sáo, chơi trống, luyện thanh…), drama (học cách diễn xuất trước ống kính từ những câu chuyện truyền thống, đọc thơ, kịch câm, hát hò…) thủ công ( xếp hộp, làm thiệp, xếp hình origami, nặn đất sét nghệ thuật, …), viết văn, làm thơ...
Tất cả những môn học ngoài giờ kể trên đều phải đóng tiền để tham gia, tuy nhiên, các cháu cũng được hỗ trợ một tài khoản riêng chuyên dùng thanh toán cho các hoạt động này. Vì thế, nếu điều kiện kinh tế có hạn, thì gói ghém, chọn lọc kỹ cũng tiết kiệm được phân nửa.
Ngoài ra, hàng tuần, nhà trường thường có các hoạt động ngoài trời như đi dã ngoại, thăm viện bảo tàng, khám phá tài nguyên…, bọn trẻ cần phải đóng tiền để có thể tham gia các hoạt động này, thường từ 5USD đến 30USD mỗi lần
Học phí miễn phí, sách mượn từ thư viện trường, hàng năm các cháu phải mua sắm dụng cụ học sinh, giấy, tập, thường không đáng bao nhiêu tiền.
Tại trường, có căn tin, hàng tháng các cháu đóng tiền ăn khoảng 50-60 USD. Cha mẹ có thể cùng con chọn ăn những món ăn bản xứ để được nấu theo yêu cầu nếu muốn. Sau đó thì được phát một thẻ căn tin, đến giờ ăn trưa, các cháu sẽ mang khay của mình ra lấy phần ăn, tráng miệng. Tương tự, ai muốn con của mình có snack thì phải đăng ký mua để cháu lót dạ trong giờ chơi.
Cũng giống như ở Đan Mạch, học sinh không mặc đồng phục đến trường. Học sinh và thầy cô giáo thường mặc đồ bình thường, thoải mái để đi học/đi làm. Riêng những dịp đặc biệt như ngày chống bắt nạt, ngày vì môi trường, vì động vật..., thì cả trường phải mặc những bộ quần áo hoạt hình, hoặc quần áo cùng màu trong ngày đó.
Cũng như Đan Mạch, luật pháp Canada không cho phép trẻ em ở nhà một mình mà không có sự giám sát của người lớn. Điều này bước đầu có thể khiến cho người mới đến từ Việt Nam cảm thấy gò bó. Ở Việt Nam, chúng ta có thể để con trẻ ở nhà và chạy ra ngoài một lát, tuy nhiên, ở Canada thì không được phép.
Canada và Đan Mạch đều có hệ thống thư viện đồ sộ và phong phú, gần nơi tôi ở có một thư viện mới khai trương.
Thư viện này rất lớn và đẹp, có quầy phục vụ ăn uống nhẹ, cuối tuần, các con tôi thường đến thư viện chơi, mượn sách vở, băng đĩa, chơi game, kết bạn mới. Nếu tìm không thấy loại sách, băng đĩa… cần thiết thì có thể đặt thư viện mang về, thông thường thì từ 2 ngày đến 1 tuần là người ta sẽ thông báo cho mình đến nhận.
Học sinh thường bắt đầu trở về nhà trong khoảng thời gian 17h – 21h, tùy theo đăng ký học thêm môn học tùy chọn nào.
Vì thế, tùy điều kiện sức khỏe của trẻ, kinh tế gia đình cũng như giờ giấc làm việc của cha mẹ, để chọn đăng ký cho các cháu những lớp học phù hợp nhất.
Yvonne R.
http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/khac-biet-khi-3-con-hoc-o-viet-nam-dan-mach-va-canada-2270495-p4.html (http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/khac-biet-khi-3-con-hoc-o-viet-nam-dan-mach-va-canada-2270495-p4.html)
Khác biệt khi 3 con học
ở Việt Nam, Đan Mạch và Canada
Ở Việt Nam, con tôi đến trường với một tâm hồn nặng trĩu những căng thẳng vì sợ cô giáo, vì học hành quá mệt mỏi, chưa kể những chiếc cặp sách cồng kềnh quá tải. Còn ở Đan Mạch và Canada?
Tôi có 3 đứa con, đã từng học tập tại châu Á, châu Âu và bây giờ là châu Mỹ. Tôi viết bài này để so sánh với hệ thống giáo dục tại Việt Nam
Khi còn ở Việt Nam, con trai lớn của tôi học mầm non tại một trường ở TP HCM. Từ môi trường này, bé rất ngoan ngoãn và nề nếp, viết chữ đẹp, vẽ giỏi, hát hay.
(http://l.f32.img.vnexpress.net/2012/10/24/igiaoduc-1355204349_500x0.jpg)http://l.f32.img.vnexpress.net/2012/10/24/igiaoduc-1355204349_500x0.jpg (http://l.f32.img.vnexpress.net/2012/10/24/igiaoduc-1355204349_500x0.jpg)
Khi con trai tôi bước vào lớp một, học rất giỏi, viết chữ rất đẹp. Tuy nhiên sau một học kỳ, bài vở mỗi ngày một nhiều. Đến nỗi, con vừa về đến nhà, đã ngồi ngay vô bàn học bài, chừa ra một chút thời gian để tắm và ăn tối, sau đó thì ngồi làm toán, rèn chữ… đến nửa đêm.
Hồi đó, cũng vì chưa có nhiều kinh nghiệm, nhìn học sinh các nước phát triển học hành mà sốt hết cả ruột, nên tôi còn đăng ký cho cháu học thêm tiếng Hoa vào tối thứ 7, tiếng Anh vào sáng chủ nhật.
Lúc đó thấy con học hành suốt ngày, thương con lắm nhưng tôi vẫn cố biện hộ "Thương cho roi, cho vọt". Con nhà người ta cũng học như thế cả, có sao đâu. Nếu mình thương con quá, để nó ở nhà, lại thành hại con. Không tạo cho nó cơ hội học hành, phát triển, cho bằng bạn, bằng bè thì nó lại nhìn con nhà người ta mà tủi thân thì tội nghiệp.
Được khoảng 2 tháng thì việc học thêm phải dừng lại vì tôi thấy con mình có quá nhiều bài rèn chữ. Có khi một ngày phải chép đến 3 bài văn dài.
Từ một đứa trẻ có nét chữ nắn nót, tròn trịa, vở viết lúc nào cũng sạch đẹp với những nét viết đẹp như chữ in, cháu đã biến thành một anh thợ tốc ký, nét chữ trở nên biến dạng đến mức tôi phát sốc.
Nhưng nếu không viết như vậy thì làm thế nào có thể hoàn thành các bài tập về nhà mà các cô giao cho? Có khi hơn 10 giờ đêm, con ngủ gục ở bàn học. Sáng dậy sớm đi học nhìn rất mệt mỏi, cháu bị sụt cân nhanh chóng.
Đến cậu con trai thứ hai, vì lúc đó, trường dòng đã nhận đủ học trò, nên tôi lại phải xin cho cháu học ở một trường khác, trường mầm non này tuyệt đối không dạy các chương trình lớp một.
Vì không có thời gian nên tôi cũng không dạy thêm được cho con, cũng chủ quan nghĩ rằng thời điểm này báo chí nói là theo nghiên cứu thì học trước tuổi cũng không tốt, nên thôi cứ để con học hành bình thường.
Kết quả, bé vào lớp một học lực tụt hẳn so với bạn bè, vì bạn bè của cháu đã biết đọc, biết viết giống như anh hai của cháu khi các bạn ấy vào lớp một. Bằng cách này, hay cách khác, các bạn ấy đã được học trước. Lúc này, tôi cảm thấy ân hận lắm, nhưng còn biết làm sao.
Các bài học dần trở nên quá sức của cháu, chưa kể việc các cháu bị cô giáo phạt, đánh và bị dọa nạt là nếu về méc cha mẹ những chuyện xảy ra ở trường là sẽ bị thế này, thế kia.
Thế nên, cả hai đứa trẻ tội nghiệp của tôi càng ngày càng trở nên lầm lì, ít nói, hay khóc trong mơ vì những nỗi sợ hãi ban ngày.
Không ít lần tôi đã thẳng thắn trao đổi với giáo viên và nhà trường về nhiều vấn đề trên, cũng như về số lượng bài vở, và các vấn đề khác, nhưng cũng chỉ mất thời gian.
Lại nói về chế độ cải cách giáo dục tân tiến, tôi chẳng thấy nó tân tiến một chút nào cả, con tôi vẫn phải đến trường với một tâm hồn nặng trĩu những căng thẳng và mệt mỏi vì sợ cô giáo, vì học hành quá mệt mỏi, chưa kể những chiếc cặp sách cồng kềnh quá tải.
Ở Việt Nam, giao thông cũng là một điều cực kỳ đáng sợ. Vì thế, dù bận mấy thì bận, tôi vẫn đưa đón con mỗi ngày, vừa đỡ cho con được những chiếc cặp nặng nề, vừa đảm bảo an toàn giao thông cho con.
Khi bé gái út của tôi vào lớp một, rất may bé đã biết đọc, viết chút ít do học theo anh hai của bé dù bé không được đi học mẫu giáo.
Lúc này, việc làm ăn của tôi tiến triển tốt đẹp hơn, cộng thêm sự giúp đỡ từ gia đình nên tôi đã có tiền thuê người giúp việc và gia sư giỏi kèm cặp từng môn cho các con. Việc này giúp các cháu tiến bộ rất nhanh.
Đúng lúc này, nhờ nghề thiết kế tay trái, tôi nhận được hợp đồng làm việc tại châu Âu và được bảo lãnh 3 con đi cùng.
Các con tôi bắt đầu một cuộc sống mới ở Đan Mạch. Ở đây tôi chỉ xin nói về điều kiện học tập.
Vừa học vừa chơi vẫn thoải mái
Lần đầu tiên trong đời, các con tôi được đến trường vào lúc 9 giờ sáng, vì thế, các cháu có thể ngủ thật sâu, đảm bảo sức khỏe và tinh thần minh mẫn trước khi đến trường.
Các cháu không cần mang theo bất kỳ một loại sách vở nào, không phải mua sách vở, đồ dùng học tập. Thứ duy nhất mà chúng tôi phải sắm là cặp sách và thứ duy nhất phải mang theo hàng ngày trong cặp là snack (đồ ăn vặt) và đồ ăn trưa.
Các cháu thường học các môn học bắt buộc như: tiếng Đan Mạch, tiếng Anh, các môn Lịch sử, Xã hội.
Ngoài ra các cháu còn được học các môn chính như Toán, Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Vật lý, Địa lý, Sinh vật, Hóa, Giao thông, Giới tính, Thể dục, Âm nhạc, Nghệ thuật, Thiết kế, Mộc, Kinh tế gia đình….
Lớp học bắt đầu từ lúc 9h15, sau đó nghỉ giải lao, ăn trưa và kết thúc buổi học lúc 12h30. Ai có tiền thì đăng ký cho bé ở lại trong câu lạc bộ trong trường đến tối.
Tại câu lạc bộ (cho trẻ nhỏ) và SFO (cho trẻ lớn hơn), các cháu có các giáo viên bộ môn hướng dẫn và tham gia các trò chơi, giải trí, kèm theo nấu nướng và ăn thêm một bữa phụ.
Tại đây học sinh có cơ hội phát triển tình bạn với tất cả bạn bè trong trường, tăng khả năng giao tiếp và ngoại ngữ.
Thường khi về đến nhà, các cháu mang theo sách mượn từ thư viện trường để đọc, có rất nhiều thời gian, không có bài tập về nhà, đến trường không lo điểm số cao thấp, vì không có việc chấm điểm.
Nhà trường ở Đan Mạch được xét như là một thiết chế nghiêm chỉnh, độc lập, tôi có thể chọn cho các cháu học ở trường công ( 100% miễn phí, kể cả giáo dục bậc cao như: đại học, cao học…), trường tư ( gần như miễn phí, vì chính phủ đã tài trợ gần như hoàn toàn), hoặc ở nhà…
Các cháu sẽ được đưa đón tận nhà nếu như đúng tuyến xe buýt của trường. Nếu không, các cháu sẽ có thẻ xe buýt, tàu điện hàng năm để đi lại miễn phí.
Hệ thống giao thông công cộng cũng như an ninh ở Đan Mạch khá tốt. Có lần mải chơi, hai con tôi xuống tàu, còn lại một cháu còn ngồi lại trên tàu, khi tôi đang lo lắng tìm cháu, thì khoảng 15 phút sau cảnh sát thông báo đã chở cháu về nhà an toàn…
Đó chỉ là một trong những điều khác biệt, chưa kể phúc lợi xã hội dành cho trẻ em như tiền trợ cấp hàng tháng cho đến khi trưởng thành, hay hệ thống y tế....
Sau đó, chúng tôi chuyển đến Canada, tại đây chương trình học phong phú hơn nhiều so với Đan Mạch.
Các cháu học từ 9h15–15h. Năm học cũng bắt đầu từ tháng 9, kết thúc vào tháng 6 và không phân chia học kỳ.
Lớp học có 1 giáo viên chính, một giáo viên phụ chính và nhiều giáo viên phụ khác, sĩ số khoảng 20–30 học sinh/lớp.
Chương trình học ở đây gồm có tiếng Anh, tiếng Pháp, Toán, Khoa học, Công nghệ, Nghệ thuật, Xã hội học, Giáo dục thể chất…. Sau giờ học, gia đình nào có điều kiện thì cho các cháu tham gia các chương trình ngoài giờ, tùy theo độ tuổi, các môn học như:
Nữ công gia chánh (đan lát, thêu thùa, nấu nướng, bảo mẫu ( babysister)…)
Thể dục thể thao ( yoga, thể dục nhịp điệu (aerobic), thể dục máy, golf, tennis, điền kinh, bóng đá, bóng chày, bóng chuyền, bóng rổ, khúc côn cầu ( hockey), đấm bốc, luyện thể hình, cầu lông ( badminton), võ thuật ( Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), trượt băng, nhảy ( khiêu vũ, múa bụng, múa Trung Hoa, múa hiện đại, múa ba lê , karaoke, party dance , hiphop, jazz, bơi lội, chèo thuyền (canoeing), kayaking, sơ cấp cứu, cứu hộ,…
Nghệ thuật và các môn học khác: Vẽ các thể loại, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc (dương cầm (piano), guitar, organ, vĩ cầm (violin), thổi sáo, chơi trống, luyện thanh…), drama (học cách diễn xuất trước ống kính từ những câu chuyện truyền thống, đọc thơ, kịch câm, hát hò…) thủ công ( xếp hộp, làm thiệp, xếp hình origami, nặn đất sét nghệ thuật, …), viết văn, làm thơ...
Tất cả những môn học ngoài giờ kể trên đều phải đóng tiền để tham gia, tuy nhiên, các cháu cũng được hỗ trợ một tài khoản riêng chuyên dùng thanh toán cho các hoạt động này. Vì thế, nếu điều kiện kinh tế có hạn, thì gói ghém, chọn lọc kỹ cũng tiết kiệm được phân nửa.
Ngoài ra, hàng tuần, nhà trường thường có các hoạt động ngoài trời như đi dã ngoại, thăm viện bảo tàng, khám phá tài nguyên…, bọn trẻ cần phải đóng tiền để có thể tham gia các hoạt động này, thường từ 5USD đến 30USD mỗi lần
Học phí miễn phí, sách mượn từ thư viện trường, hàng năm các cháu phải mua sắm dụng cụ học sinh, giấy, tập, thường không đáng bao nhiêu tiền.
Tại trường, có căn tin, hàng tháng các cháu đóng tiền ăn khoảng 50-60 USD. Cha mẹ có thể cùng con chọn ăn những món ăn bản xứ để được nấu theo yêu cầu nếu muốn. Sau đó thì được phát một thẻ căn tin, đến giờ ăn trưa, các cháu sẽ mang khay của mình ra lấy phần ăn, tráng miệng. Tương tự, ai muốn con của mình có snack thì phải đăng ký mua để cháu lót dạ trong giờ chơi.
Cũng giống như ở Đan Mạch, học sinh không mặc đồng phục đến trường. Học sinh và thầy cô giáo thường mặc đồ bình thường, thoải mái để đi học/đi làm. Riêng những dịp đặc biệt như ngày chống bắt nạt, ngày vì môi trường, vì động vật..., thì cả trường phải mặc những bộ quần áo hoạt hình, hoặc quần áo cùng màu trong ngày đó.
Cũng như Đan Mạch, luật pháp Canada không cho phép trẻ em ở nhà một mình mà không có sự giám sát của người lớn. Điều này bước đầu có thể khiến cho người mới đến từ Việt Nam cảm thấy gò bó. Ở Việt Nam, chúng ta có thể để con trẻ ở nhà và chạy ra ngoài một lát, tuy nhiên, ở Canada thì không được phép.
Canada và Đan Mạch đều có hệ thống thư viện đồ sộ và phong phú, gần nơi tôi ở có một thư viện mới khai trương.
Thư viện này rất lớn và đẹp, có quầy phục vụ ăn uống nhẹ, cuối tuần, các con tôi thường đến thư viện chơi, mượn sách vở, băng đĩa, chơi game, kết bạn mới. Nếu tìm không thấy loại sách, băng đĩa… cần thiết thì có thể đặt thư viện mang về, thông thường thì từ 2 ngày đến 1 tuần là người ta sẽ thông báo cho mình đến nhận.
Học sinh thường bắt đầu trở về nhà trong khoảng thời gian 17h – 21h, tùy theo đăng ký học thêm môn học tùy chọn nào.
Vì thế, tùy điều kiện sức khỏe của trẻ, kinh tế gia đình cũng như giờ giấc làm việc của cha mẹ, để chọn đăng ký cho các cháu những lớp học phù hợp nhất.
Yvonne R.
http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/khac-biet-khi-3-con-hoc-o-viet-nam-dan-mach-va-canada-2270495-p4.html (http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/khac-biet-khi-3-con-hoc-o-viet-nam-dan-mach-va-canada-2270495-p4.html)