sophienguyen
03-27-2014, 02:18 AM
Bí mật của xuất hồn - thoát xác"
TS Đỗ Kiên Cường
Xuất hồn hay thoát xác là hiện tượng khá phổ biến trong hầu hết các nền văn hóa. Người ta tin rằng, khi đó “hồn” bay khỏi “xác”, bồng bềnh giữa không trung, quan sát thể xác và thế giới xung quanh. Nhiều người xem đó là bằng chứng của “linh hồn” và “thế giới tâm linh”.
Theo nữ tâm lý gia Susan Blackmore, người đã nghiên cứu hiện tượng này hơn 40 năm, xuất hồn là “kinh nghiệm mà dường như một người cảm nhận được thế giới từ một vị trí ngoài cơ thể vật chất”. Còn theo Irwin, đó là kinh nghiệm mà “trung tâm ý thức dường như chia tách với cơ thể”. Các nhà tâm lý cho rằng, xuất hồn không phải là hiện tượng “tâm linh”, mà là một trạng thái ý thức biến đổi. Nó có thể liên quan với psi (đã giải thích trong các kỳ trước), nhưng không phải là psi.
Bằng chứng thống kê
Theo Blackmore, khoảng 15-20% dân chúng thi thoảng xuất hồn. Đa phần chỉ một vài lần trong đời, nhưng một số xuất hồn khá thường xuyên, còn một số ít thì luyện tập đến mức xuất hồn lúc nào cũng được!
Xuất hồn thường xảy ra lúc nghỉ ngơi, trước khi ngủ hay đang thiền. Đặc trưng chung của trạng thái là thư giãn, giảm hay mất cảm giác bản thể và kích thích cảm giác. Nó xảy ra trong thời gian ngắn, thường bắt đầu với cảm giác đi vào đường hầm tối đen với ánh sáng rực rỡ phía cuối, giống trạng thái cận kề cái chết. Có người thấy “hồn” xuất rồi lại nhập vào xác.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1395886541_Hanh-trinh.jpg
Hành trình của linh hồn trong sự tưởng tượng của các họa sĩ
Xuất hồn độc lập với tuổi, giới tính, học vấn hay tôn giáo, mà phụ thuộc chủ yếu vào khả năng bị thôi miên và sự nhập vai. Vì thế giới nghệ sĩ dễ xuất hồn. Nhiều kỹ thuật có thể tạo xuất hồn, phần lớn xem thư giãn và tưởng tượng là yếu tố cơ bản. Thôi miên là kỹ thuật được ưa thích. Một số thuốc hướng thần cũng gây xuất hồn, như thuốc gây ảo giác, thuốc mê... nên có người thấy xuất hồn khi được phẫu thuật. Để lý giải xuất hồn, hiện có ba giả thuyết chính: một cái gì đó (“hồn”) rời khỏi xác, ảo giác kết hợp với ngoại cảm và các lý thuyết tâm lý.
Thoát xác
Đa số người xuất hồn thấy thoát xác, dẫn tới giả định về sự tồn tại của “linh hồn”, độc lập với thể xác và có thể tồn tại sau cái chết của thể xác. Đây là một quan điểm sai lầm vì chia tách con người thành thể xác và linh hồn và xem chúng khác nhau. Vậy chúng tương tác với nhau như thế nào? Khi chết hồn bay đi đâu? Ở người chết đi sống lại, hồn thoát rồi nhập xác ra sao? Đó là những câu hỏi chưa bao giờ được trả lời.
Ảo giác và ngoại cảm
Tyrrell là người đầu tiên giả định xuất hồn là những ảo giác mang thông tin thu được nhờ ngoại cảm. Nói cách khác, do đọc ý nghĩ từ xa trong lúc ảo giác mà người xuất hồn cảm thấy hồn như bay lên quan sát các sự kiện, thậm chí từ xa. Điểm yếu của lý thuyết là giả định về ngoại cảm, vì bản thân ngoại cảm cũng là chủ đề chưa được làm rõ. Không thể giải thích một hiện tượng chưa biết bằng một hiện tượng chưa biết khác!
Các lý thuyết tâm lý
Nhóm lý thuyết này quan tâm tới các yếu tố nội tại của xuất hồn như ảo giác, ước vọng, các quá trình tâm lý và sự tưởng tượng. Chúng không loại trừ nhưng cũng không lưu tâm đặc biệt tới ngoại cảm
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1395886602_transmigration.jpg
Ảnh minh họa
Ảo giác là lý thuyết đầu tiên, sau đó là các lý thuyết phân tâm học. Từ những năm 1970, các lý thuyết chính thống hơn được phát triển. Palmer xem xuất hồn là sự giảm hay mất cảm giác bản thể. Irin hay Blackmore nhấn mạnh sự thay đổi tri giác, nhất là sự cách ly cảm giác (thí nghiệm tại ĐH McGill, Canada, 1951, cho thấy, khi bị cách ly cảm giác, người tình nguyện thấy “hồn” bay lơ lửng giữa khoảng không để quan sát xác). Trên thực tế, khi xuất hồn, các hình ảnh bản thể và thế giới bị phá vỡ nên tâm trí phải tái cấu trúc một hiện thực ảo để thay thế, trên cơ sở ký ức và tưởng tượng cá nhân, nên người xuất hồn như “thấy” bản thân từ bên ngoài cơ thể.
Khả năng dị thường khi xuất hồn
Các thành viên Hội nghiên cứu tâm linh Mỹ tổ chức một số thí nghiệm có kiểm soát để kiểm tra khả năng ngoại cảm khi xuất hồn. Chẳng hạn năm 1971, Osis nghiên cứu một đối tượng là Swann bằng cách đặt đồ vật trên giá cao 3m và yêu cầu Swann gửi “hồn” lên để đọc. Osis tuyên bố kết quả khả quan, nhưng nghiên cứu tiếp theo không lặp lại được kết quả.
Hiện tượng xuất hồn cũng là dấu hiệu đặc trưng của kinh nghiệm cận kề cái chết. Nhiều bệnh nhân được cứu sống hay tỉnh lại sau phẫu thuật tuyên bố họ cảm nhận được các biến cố xung quanh “thể xác đang chết” của họ, một tuyên bố không được thực tế khẳng định. Cho đến nay nhiều người vẫn xem xuất hồn là bằng chứng của linh hồn bất tử. Tuy nhiên thành tựu mới trong các khoa học tâm trí không ủng hộ quan điểm này. Thực tế xuất hồn chỉ là những ảo giác xuất hiện khi hệ cảm giác bản thể của cơ thể bị rối loạn.
TS Đỗ Kiên Cường
Xuất hồn hay thoát xác là hiện tượng khá phổ biến trong hầu hết các nền văn hóa. Người ta tin rằng, khi đó “hồn” bay khỏi “xác”, bồng bềnh giữa không trung, quan sát thể xác và thế giới xung quanh. Nhiều người xem đó là bằng chứng của “linh hồn” và “thế giới tâm linh”.
Theo nữ tâm lý gia Susan Blackmore, người đã nghiên cứu hiện tượng này hơn 40 năm, xuất hồn là “kinh nghiệm mà dường như một người cảm nhận được thế giới từ một vị trí ngoài cơ thể vật chất”. Còn theo Irwin, đó là kinh nghiệm mà “trung tâm ý thức dường như chia tách với cơ thể”. Các nhà tâm lý cho rằng, xuất hồn không phải là hiện tượng “tâm linh”, mà là một trạng thái ý thức biến đổi. Nó có thể liên quan với psi (đã giải thích trong các kỳ trước), nhưng không phải là psi.
Bằng chứng thống kê
Theo Blackmore, khoảng 15-20% dân chúng thi thoảng xuất hồn. Đa phần chỉ một vài lần trong đời, nhưng một số xuất hồn khá thường xuyên, còn một số ít thì luyện tập đến mức xuất hồn lúc nào cũng được!
Xuất hồn thường xảy ra lúc nghỉ ngơi, trước khi ngủ hay đang thiền. Đặc trưng chung của trạng thái là thư giãn, giảm hay mất cảm giác bản thể và kích thích cảm giác. Nó xảy ra trong thời gian ngắn, thường bắt đầu với cảm giác đi vào đường hầm tối đen với ánh sáng rực rỡ phía cuối, giống trạng thái cận kề cái chết. Có người thấy “hồn” xuất rồi lại nhập vào xác.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1395886541_Hanh-trinh.jpg
Hành trình của linh hồn trong sự tưởng tượng của các họa sĩ
Xuất hồn độc lập với tuổi, giới tính, học vấn hay tôn giáo, mà phụ thuộc chủ yếu vào khả năng bị thôi miên và sự nhập vai. Vì thế giới nghệ sĩ dễ xuất hồn. Nhiều kỹ thuật có thể tạo xuất hồn, phần lớn xem thư giãn và tưởng tượng là yếu tố cơ bản. Thôi miên là kỹ thuật được ưa thích. Một số thuốc hướng thần cũng gây xuất hồn, như thuốc gây ảo giác, thuốc mê... nên có người thấy xuất hồn khi được phẫu thuật. Để lý giải xuất hồn, hiện có ba giả thuyết chính: một cái gì đó (“hồn”) rời khỏi xác, ảo giác kết hợp với ngoại cảm và các lý thuyết tâm lý.
Thoát xác
Đa số người xuất hồn thấy thoát xác, dẫn tới giả định về sự tồn tại của “linh hồn”, độc lập với thể xác và có thể tồn tại sau cái chết của thể xác. Đây là một quan điểm sai lầm vì chia tách con người thành thể xác và linh hồn và xem chúng khác nhau. Vậy chúng tương tác với nhau như thế nào? Khi chết hồn bay đi đâu? Ở người chết đi sống lại, hồn thoát rồi nhập xác ra sao? Đó là những câu hỏi chưa bao giờ được trả lời.
Ảo giác và ngoại cảm
Tyrrell là người đầu tiên giả định xuất hồn là những ảo giác mang thông tin thu được nhờ ngoại cảm. Nói cách khác, do đọc ý nghĩ từ xa trong lúc ảo giác mà người xuất hồn cảm thấy hồn như bay lên quan sát các sự kiện, thậm chí từ xa. Điểm yếu của lý thuyết là giả định về ngoại cảm, vì bản thân ngoại cảm cũng là chủ đề chưa được làm rõ. Không thể giải thích một hiện tượng chưa biết bằng một hiện tượng chưa biết khác!
Các lý thuyết tâm lý
Nhóm lý thuyết này quan tâm tới các yếu tố nội tại của xuất hồn như ảo giác, ước vọng, các quá trình tâm lý và sự tưởng tượng. Chúng không loại trừ nhưng cũng không lưu tâm đặc biệt tới ngoại cảm
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1395886602_transmigration.jpg
Ảnh minh họa
Ảo giác là lý thuyết đầu tiên, sau đó là các lý thuyết phân tâm học. Từ những năm 1970, các lý thuyết chính thống hơn được phát triển. Palmer xem xuất hồn là sự giảm hay mất cảm giác bản thể. Irin hay Blackmore nhấn mạnh sự thay đổi tri giác, nhất là sự cách ly cảm giác (thí nghiệm tại ĐH McGill, Canada, 1951, cho thấy, khi bị cách ly cảm giác, người tình nguyện thấy “hồn” bay lơ lửng giữa khoảng không để quan sát xác). Trên thực tế, khi xuất hồn, các hình ảnh bản thể và thế giới bị phá vỡ nên tâm trí phải tái cấu trúc một hiện thực ảo để thay thế, trên cơ sở ký ức và tưởng tượng cá nhân, nên người xuất hồn như “thấy” bản thân từ bên ngoài cơ thể.
Khả năng dị thường khi xuất hồn
Các thành viên Hội nghiên cứu tâm linh Mỹ tổ chức một số thí nghiệm có kiểm soát để kiểm tra khả năng ngoại cảm khi xuất hồn. Chẳng hạn năm 1971, Osis nghiên cứu một đối tượng là Swann bằng cách đặt đồ vật trên giá cao 3m và yêu cầu Swann gửi “hồn” lên để đọc. Osis tuyên bố kết quả khả quan, nhưng nghiên cứu tiếp theo không lặp lại được kết quả.
Hiện tượng xuất hồn cũng là dấu hiệu đặc trưng của kinh nghiệm cận kề cái chết. Nhiều bệnh nhân được cứu sống hay tỉnh lại sau phẫu thuật tuyên bố họ cảm nhận được các biến cố xung quanh “thể xác đang chết” của họ, một tuyên bố không được thực tế khẳng định. Cho đến nay nhiều người vẫn xem xuất hồn là bằng chứng của linh hồn bất tử. Tuy nhiên thành tựu mới trong các khoa học tâm trí không ủng hộ quan điểm này. Thực tế xuất hồn chỉ là những ảo giác xuất hiện khi hệ cảm giác bản thể của cơ thể bị rối loạn.