khieman
03-26-2014, 02:39 AM
.
Yêu hay là … Chưa Yêu …
Hỏi:
Em thực sự cảm kích khi đọc những dòng tâm sự chân thành của chị đến với từng độc giả. Bản thân em cũng đang gặp chuyện khó xử chưa biết tâm sự cùng ai, thấy trong mục Tơ Lòng Vấn Vương này cũng chân thành và gần gũi quá nên em gửi tâm sự của mình. Hy vọng sẽ nhận được những lời khuyên bổ ích từ chị.
Em năm nay 26 tuổi, đã tốt nghiệp đại học và có việc làm, lương bổng ổn định. Cách đây 1 năm, em quen anh ấy và chúng em trở thành bạn tốt của nhau. Qua một thời gian em nhận thấy tình cảm chân thành mà anh ấy dành cho. Anh tâm sự, anh có rất nhiều điều muốn nói với em nhưng không dám thổ lộ. Em biết anh mặc cảm vì bản thân anh chưa có sự nghiệp ổn định và trình độ học vấn lại kém em nhiều, thành ra anh ngại. Còn em, em cũng chỉ xem anh như một người bạn. Nhưng qua cách đối xử, em thấy ở anh có sự chín chắn của một người đàn ông từng trải trong cuộc sống, và em quý mến anh như anh trai mình, thỉnh thoảng vẫn chia xẻ với anh những khúc mắc trong cuộc sống. Có điều lúc nào thấy anh “có ý ” nhắc tới chuyện tình cảm là em lại né tránh. Anh càng nhận thấy rõ điều này và rất buồn.
Chúng em hiện đã xa nhau một thời gian vì công việc, anh vẫn chờ đợi trái tim em rung động. Còn em, những lúc một mình, em mới thấy lòng mình trống trải và thấy mình yếu đuối, đã có lúc em nghĩ tới tình cảm của anh, nhưng hình như vẫn bị chi phối bởi lý trí. Em thấy khó xử quá!
Xin chị hãy cho em lời khuyên, chị có đồng ý yêu một người thua mình về trình độ học vấn không? Bởi thông thường hay thấy đàn ông lấy vợ có trình độ kém mình chứ ít thấy trường hợp ngược lại.
Cảm ơn chị rất nhiều!
T. H.
Đáp:
Chị xin được làm người góp ý, không dám nhận là người gửi tới em những “lời khuyên”. Xin em cùng chị đọc những góp ý này rồi suy nghĩ coi có những điểm nào chị chưa thông suốt thì em tự mình cân nhắc thêm để tìm ra giải pháp hợp tình, hợp lý, em nhé.
Trong câu chuyện của em, có mấy vấn đề đặt ra:
- . . . chúng em trở thành bạn tốt của nhau . . .
- . . . anh mặc cảm vì bản thân anh chưa có sự nghiệp ổn định và trình độ học vấn lại kém em nhiều . . .
- … còn em, em cũng chỉ xem anh như một người bạn.
- . . . đã có lúc em nghĩ tới tình cảm của anh, nhưng hình như vẫn bị chi phối bởi lý trí.
- . . . chị có đồng ý yêu một người thua mình về trình độ học vấn không?
Chị xin góp ý với câu cuối trước.
Em à, nói về “yêu”, thì không có vấn đề phân biệt, dù là gia cảnh, tôn giáo, tuổi tác, học vấn, thậm chí có những trường hợp hai gia đình là thù địch của nhau, hai người trẻ vẫn thương yêu nhau, đôi khi phải bỏ trốn đến những nơi xa xôi để được cùng nhau chung sống.
Nay chúng ta bàn sang vấn đề là “Có thực sự là em đã “yêu” người bạn của em chăng?”
Chị cảm thấy có vẻ như là “chưa”, em ạ.
Từ một năm nay, hai em quen nhau và trở thành bạn tốt của nhau, em cảm thấy anh ấy dành cho em tình cảm chân thành, nhưng về phần em, em chỉ coi anh ấy là một người bạn. Chuyện đời cứ tiếp tục trôi, thì em vẫn coi anh ấy là bạn mà thôi. Nhưng vì anh ấy muốn thổ lộ tình cảm với em, mà vì mặc cảm nên không dám, còn em thì “em thấy ở anh có sự chín chắn của một người đàn ông từng trải trong cuộc sống, và em quý mến anh như anh trai mình, thỉnh thoảng vẫn chia xẻ với anh những khúc mắc trong cuộc sống.”, chị nghĩ rằng tình cảm của em đối với anh ta chỉ là của một người em gái, muốn có người anh để tâm tình, mà thôi, chưa chắc đã là “yêu”.
Tuy nhiên, có một sự kiện nổi lên, đó là dường như tới giai đoạn này, những ý nghĩ mơ hồ về vấn đề “yêu”, “sống chung”, đã hiện lên hơi rõ nét, cho nên hai em mới thấy xuất hiện chuyện “anh mặc cảm vì bản thân anh chưa có sự nghiệp ổn định và trình độ học vấn lại kém em nhiều”.
Dĩ nhiên là trình độ học vấn không nói lên nhân cách của con người. Có những người có học thức cao nhưng cư xử lại lưu manh, gian dối, dùng cái “học thức” của mình để lường gạt, tư cách còn thua người không biết chữ. Cho nên mới có sự phân biệt giữa “trí thức” và “học thức”.
”Người trí thức” là người hành xử có tư cách và trí tuệ, biết việc gì làm được, nói được, việc gì không thể làm, không thể nói, nôm na là “ăn ở sao cho coi được”, cái “coi được” này không học được từ mớ sách vở, chữ nghĩa, mà là phải được hấp thụ một nền giáo dục có nội dung lành mạnh, trong sáng, sâu sắc của gia đình và xã hội, biết ” ăn ở sao cho phải đạo làm người”. Trong khi đó, chỉ cần mài miệt trong trường, học để có những mảnh bằng cao, là đã được gọi là “người học thức” rồi.
Người bạn của em có thể không học thức cao, nhưng lại biết ăn ở một cách trí thức, “cho ra con người”, em ạ.
Tuy nhiên, chị cần lưu ý em một thực tế này, là chị thấy rằng anh ta không có được niềm tự tin, tại sao vậy? Phải chăng vì anh ta cũng có phần trách nhiệm trong sự “chưa có sự nghiệp ổn định và trình độ học vấn lại kém em nhiều” chăng, thí dụ anh ta đã không cố gắng tìm cách trau giồi thêm kiến thức, nghề nghiệp, để cải thiện cuộc sống vật chất trong tương lai bằng những phương tiện hơi vất vả thí dụ như học thêm tại những lớp tối chăng … vân vân? Phải chăng anh ta đã dùng thời giờ để nuông chiều bản thân, đắm chìm vào chuyện mộng mơ, nghe nhạc, đọc tiểu thuyết, v … v … chăng?
Em nên tự tìm hiểu. Một người có chí khí, tích cực, nhưng không có phương tiện, thí dụ phải dồn hết thời giờ để kiếm tiền nuôi gia đình, chưa có hoàn cảnh để trau giồi thêm kiến thức, khác với một người ù lì mơ mộng, chịu làm kẻ thua kém rồi mang theo mặc cảm, hận đời không hiểu mình.
Sống suốt đời với người chồng đầy mặc cảm sẽ là một vấn đề rất gai góc, luôn luôn phải cảnh giác, vì bất cứ hành động nào của mình cũng có thể khiến cho họ vì có mặc cảm mà hiểu lầm, em à.
Thân mến chúc em sáng suốt.
Thuần Nhã (ĐPK)
Yêu hay là … Chưa Yêu …
Hỏi:
Em thực sự cảm kích khi đọc những dòng tâm sự chân thành của chị đến với từng độc giả. Bản thân em cũng đang gặp chuyện khó xử chưa biết tâm sự cùng ai, thấy trong mục Tơ Lòng Vấn Vương này cũng chân thành và gần gũi quá nên em gửi tâm sự của mình. Hy vọng sẽ nhận được những lời khuyên bổ ích từ chị.
Em năm nay 26 tuổi, đã tốt nghiệp đại học và có việc làm, lương bổng ổn định. Cách đây 1 năm, em quen anh ấy và chúng em trở thành bạn tốt của nhau. Qua một thời gian em nhận thấy tình cảm chân thành mà anh ấy dành cho. Anh tâm sự, anh có rất nhiều điều muốn nói với em nhưng không dám thổ lộ. Em biết anh mặc cảm vì bản thân anh chưa có sự nghiệp ổn định và trình độ học vấn lại kém em nhiều, thành ra anh ngại. Còn em, em cũng chỉ xem anh như một người bạn. Nhưng qua cách đối xử, em thấy ở anh có sự chín chắn của một người đàn ông từng trải trong cuộc sống, và em quý mến anh như anh trai mình, thỉnh thoảng vẫn chia xẻ với anh những khúc mắc trong cuộc sống. Có điều lúc nào thấy anh “có ý ” nhắc tới chuyện tình cảm là em lại né tránh. Anh càng nhận thấy rõ điều này và rất buồn.
Chúng em hiện đã xa nhau một thời gian vì công việc, anh vẫn chờ đợi trái tim em rung động. Còn em, những lúc một mình, em mới thấy lòng mình trống trải và thấy mình yếu đuối, đã có lúc em nghĩ tới tình cảm của anh, nhưng hình như vẫn bị chi phối bởi lý trí. Em thấy khó xử quá!
Xin chị hãy cho em lời khuyên, chị có đồng ý yêu một người thua mình về trình độ học vấn không? Bởi thông thường hay thấy đàn ông lấy vợ có trình độ kém mình chứ ít thấy trường hợp ngược lại.
Cảm ơn chị rất nhiều!
T. H.
Đáp:
Chị xin được làm người góp ý, không dám nhận là người gửi tới em những “lời khuyên”. Xin em cùng chị đọc những góp ý này rồi suy nghĩ coi có những điểm nào chị chưa thông suốt thì em tự mình cân nhắc thêm để tìm ra giải pháp hợp tình, hợp lý, em nhé.
Trong câu chuyện của em, có mấy vấn đề đặt ra:
- . . . chúng em trở thành bạn tốt của nhau . . .
- . . . anh mặc cảm vì bản thân anh chưa có sự nghiệp ổn định và trình độ học vấn lại kém em nhiều . . .
- … còn em, em cũng chỉ xem anh như một người bạn.
- . . . đã có lúc em nghĩ tới tình cảm của anh, nhưng hình như vẫn bị chi phối bởi lý trí.
- . . . chị có đồng ý yêu một người thua mình về trình độ học vấn không?
Chị xin góp ý với câu cuối trước.
Em à, nói về “yêu”, thì không có vấn đề phân biệt, dù là gia cảnh, tôn giáo, tuổi tác, học vấn, thậm chí có những trường hợp hai gia đình là thù địch của nhau, hai người trẻ vẫn thương yêu nhau, đôi khi phải bỏ trốn đến những nơi xa xôi để được cùng nhau chung sống.
Nay chúng ta bàn sang vấn đề là “Có thực sự là em đã “yêu” người bạn của em chăng?”
Chị cảm thấy có vẻ như là “chưa”, em ạ.
Từ một năm nay, hai em quen nhau và trở thành bạn tốt của nhau, em cảm thấy anh ấy dành cho em tình cảm chân thành, nhưng về phần em, em chỉ coi anh ấy là một người bạn. Chuyện đời cứ tiếp tục trôi, thì em vẫn coi anh ấy là bạn mà thôi. Nhưng vì anh ấy muốn thổ lộ tình cảm với em, mà vì mặc cảm nên không dám, còn em thì “em thấy ở anh có sự chín chắn của một người đàn ông từng trải trong cuộc sống, và em quý mến anh như anh trai mình, thỉnh thoảng vẫn chia xẻ với anh những khúc mắc trong cuộc sống.”, chị nghĩ rằng tình cảm của em đối với anh ta chỉ là của một người em gái, muốn có người anh để tâm tình, mà thôi, chưa chắc đã là “yêu”.
Tuy nhiên, có một sự kiện nổi lên, đó là dường như tới giai đoạn này, những ý nghĩ mơ hồ về vấn đề “yêu”, “sống chung”, đã hiện lên hơi rõ nét, cho nên hai em mới thấy xuất hiện chuyện “anh mặc cảm vì bản thân anh chưa có sự nghiệp ổn định và trình độ học vấn lại kém em nhiều”.
Dĩ nhiên là trình độ học vấn không nói lên nhân cách của con người. Có những người có học thức cao nhưng cư xử lại lưu manh, gian dối, dùng cái “học thức” của mình để lường gạt, tư cách còn thua người không biết chữ. Cho nên mới có sự phân biệt giữa “trí thức” và “học thức”.
”Người trí thức” là người hành xử có tư cách và trí tuệ, biết việc gì làm được, nói được, việc gì không thể làm, không thể nói, nôm na là “ăn ở sao cho coi được”, cái “coi được” này không học được từ mớ sách vở, chữ nghĩa, mà là phải được hấp thụ một nền giáo dục có nội dung lành mạnh, trong sáng, sâu sắc của gia đình và xã hội, biết ” ăn ở sao cho phải đạo làm người”. Trong khi đó, chỉ cần mài miệt trong trường, học để có những mảnh bằng cao, là đã được gọi là “người học thức” rồi.
Người bạn của em có thể không học thức cao, nhưng lại biết ăn ở một cách trí thức, “cho ra con người”, em ạ.
Tuy nhiên, chị cần lưu ý em một thực tế này, là chị thấy rằng anh ta không có được niềm tự tin, tại sao vậy? Phải chăng vì anh ta cũng có phần trách nhiệm trong sự “chưa có sự nghiệp ổn định và trình độ học vấn lại kém em nhiều” chăng, thí dụ anh ta đã không cố gắng tìm cách trau giồi thêm kiến thức, nghề nghiệp, để cải thiện cuộc sống vật chất trong tương lai bằng những phương tiện hơi vất vả thí dụ như học thêm tại những lớp tối chăng … vân vân? Phải chăng anh ta đã dùng thời giờ để nuông chiều bản thân, đắm chìm vào chuyện mộng mơ, nghe nhạc, đọc tiểu thuyết, v … v … chăng?
Em nên tự tìm hiểu. Một người có chí khí, tích cực, nhưng không có phương tiện, thí dụ phải dồn hết thời giờ để kiếm tiền nuôi gia đình, chưa có hoàn cảnh để trau giồi thêm kiến thức, khác với một người ù lì mơ mộng, chịu làm kẻ thua kém rồi mang theo mặc cảm, hận đời không hiểu mình.
Sống suốt đời với người chồng đầy mặc cảm sẽ là một vấn đề rất gai góc, luôn luôn phải cảnh giác, vì bất cứ hành động nào của mình cũng có thể khiến cho họ vì có mặc cảm mà hiểu lầm, em à.
Thân mến chúc em sáng suốt.
Thuần Nhã (ĐPK)