View Full Version : Chết dưới tay Trung Quốc
khieman
03-24-2014, 10:31 PM
.
Chết dưới tay Trung Quốc
Peter Navarro và Greg Autry
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/thumb/a/a1/Death_by_china-confronting_the_dragon.jpg/200px-Death_by_china-confronting_the_dragon.jpg (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/thumb/a/a1/Death_by_china-confronting_the_dragon.jpg/200px-Death_by_china-confronting_the_dragon.jpg)
Những lời khen ngợi dành cho cuốn sách
“Chết dưới tay China”
* “Bản thân tôi đã thoát khỏi sự kiểm soát của Đảng Cộng sản China và bây giờ được hưởng một cuộc sống tự do ở Mỹ. Việc tất cả mọi người ở đất nước mà tôi yêu mến hiểu rằng sự xâm lăng đối với quyền con người của chính phủ China không chỉ dừng lại ở biên giới China là rất quan trọng. Các lãnh đạo Đảng Cộng sản China tin rằng họ đang có chiến tranh với nền dân chủ và tự do, và với bất kỳ chính phủ nào đang hỗ trợ các giá trị này. Chết dưới tay China là cuốn sách hoàn hảo để giải thích những nhà chiến lược của Bắc Kinh đang chiến đấu và đưa cuộc chiến tranh đó ra toàn thế giới như thế nào”
- Li Fengzhi, cựu đặc vụ, Bộ An Ninh Quốc Gia China
* "Tại thời điểm có một nhận thức cho rằng China là cường quốc tiếp theo của thế giới, cuốn sách này sẽ đặt sự chú ý vào một khía cạnh khác của China, một quốc gia dường như không sẵn sàng là một thành viên có trách nhiệm của tình hữu nghị và tôn trọng giữa các quốc gia. Thất bại của cộng đồng quốc tế trong việc xem xét hiện thực China này không chỉ gây bất lợi cho phần còn lại của thế giới, mà chủ yếu cho người China, Tây Tạng, và những người khác, những người đang phải đối mặt với các hậu quả này hàng ngày".
- Bhuchung K. Tsering, Phó chủ tịch, Chiến dịch quốc tế cho Tây Tạng
* "Là một nhà báo người được sinh ra và lớn lên ở China và đã viết báo về China trong nhiều năm, tôi rất ấn tượng với sự hiểu biết rộng lớn của các tác giả về các vấn đề của China và quan trọng nhất là sự hiểu biết rõ ràng và sáng suốt nội tình China và mối quan hệ với Mỹ".
- Simone Gao, Người dẫn chương trình và nhà sản xuất giành nhiều giải thưởng của chương trình Zooming In, TV triều đại Đường mới
* "Sự mở mắt quan trọng cho tất cả người Mỹ, Chết dưới tay China là một cuốn sách phải đọc trước hành trình tiếp theo đến với Walmart - hay có lẽ là dòng người thất nghiệp."
- Stuart O. Witt, Tổng giám đốc, Cảng hàng không Mojave, Phi công thử nghiệm; tốt nghiệp USN TOPGUN
* "310 triệu người Mỹ nên bắt đầu nghe những gì Peter Navarro và Greg Autry viết trong Chết dưới tay China - về việc 1,3 tỷ người dân China dưới sự chỉ đạo của một chế độ độc tài toàn trị đang hủy hoại kế sinh nhai của họ như thế nào. Tiếng chuông tự do của cuốn sách này nên đánh thức các nhà lãnh đạo Mỹ ra khỏi giấc ngủ của họ để họ cuối cùng- cuối cùng- nhận ra rằng các chính sách kinh tế của China đang làm phá sản Liên bang Hoa Kỳ. Navarro và Autry mô tả việc này đơn giản nhất có thể, và quan trọng là làm thế nào để Mỹ đối phó với mối đe dọa này."
- Richard McCormack, Nhà xuất bản và biên tập, Manufacturing & Technology News
* "Giống như Paul Revere thời hiện đại, cuốn sách này đưa ra những cảnh báo khẩn cấp nhất về một China đang quân sự hóa nhanh chóng, bảo hộ và trọng thương, đang phá hủy một cách có hệ thống nền kinh tế Mỹ dưới biểu ngữ giả dối về tự do thương mại- và trong quá trình này, làm suy yếu nghiêm trọng phòng thủ quốc gia của chúng ta. Cuốn sách này nên được yêu cầu đọc cho mọi người dân Mỹ và có trong tay của tất cả các Dân biểu Mỹ. "
- Ian Fletcher, Chuyên gia Kinh tế Cao cấp, Liên minh cho một nước Mỹ thịnh vượng
* "Một cú bắn của súng trường công suất lớn nhằm vào điểm chết ngay hồng tâm Bắc Kinh".
- Dylan Ratigan, Người dẫn chương trình "MSNBC’s The Dylan Ratigan Show".
* "Chết dưới tay China là minh chứng tiếp theo cho việc chúng ta đang gieo những hạt giống cho sự sụp đổ của chính chúng ta. Navarro và Autry thể hiện chi tiết cách thức mà cộng sản China ăn cắp công ăn việc làm và công nghệ Mỹ, bán lại cho chúng ta sản phẩm kém chất lượng, và sau đó sử dụng lợi nhuận thu được để xây dựng các loại vũ khí đẩy toàn bộ thế giới vào nguy hiểm. Cuốn sách này gây sốc và là một cuốn sách phải đọc đối với tất cả mọi người"
- Paul Midler, Tác giả của “Sản xuất kém chất lượng tại China”"
* "Chết dưới tay China không chỉ mô tả chính xác tầm cỡ các mối đe dọa quân sự và kinh tế của một China đang lớn mạnh. Các tác giả còn chỉ ra một cách chính xác và dứt khoát nhũng kẻ phản bội và những kẻ biện hộ của China ở Mỹ, những người đang giúp đỡ để làm cho bất cứ điều gì cho sự trỗi dậy của China, trừ hòa bình."
- Alan Tonelson, Chuyên gia nghiên cứu, Hội đồng thương mại và công nghiệp Mỹ, AmericanEconomicAlert.org
* "Lời kêu gọi hành động này nghiên cứu một cách cẩn thận và đưa ra chi tiết về những hiểm họa hiện hữu và rõ ràng- mọi thứ trừ hòa bình mà một China đang lớn mạnh gây ra cho thế giới. Bằng cách đó, nó khiến cho chúng ta phải đối mặt với sự thật không thể tránh được: Nếu chúng ta không hành động ngay bây giờ, chúng ta sẽ phải đối mặt gần như chắc chắn với "Cái chết dưới tay China”
-Nghị sĩ Dana Rohrabacher, Quận 46 (Rep, CA)
Nguồn: Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Dalat
khieman
03-24-2014, 10:56 PM
.
Lời giới thiệu
Death by China hay Chết dưới tay Trung Quốc được viết bởi Giáo sư Kinh tế và Chính sách Công cộng tại Đại học California, Irvine, Peter Navarro và đồng sự Greg Autry. Quyển sách dày 320 trang này đã thống kê một cách cặn kẽ những chiêu thức kinh tế, xã hội, chính trị, và quân sự của Trung Quốc đã làm mất đi hàng triệu việc làm của Hoa Kỳ cùng với 5 hiểm họa quân sự mà Hoa Kỳ và thế giới tự do phải đối đầu trong những thập niên tới. GS. Navarro cũng phản biện mạnh mẽ những ý kiến của Thomas Friedman về thuyết "Thế giới phẳng". Ông cho rằng thế giới quả thật sự phẳng chỉ khi các quốc gia cùng tuân thủ một luật lệ chung. Trung Quốc không phải là trường hợp này.
Trong vài tuần gần đây, chính trường Canada nóng bỏng bởi những sự kiện ký kết Hiệp ước Đầu tư Canada - Trung Quốc và việc CNOOC mua Nexen, cũng như an ninh quốc gia liên quan đến Huawei, ZTE, CNOOC, mà đằng sau là chính quyền Bắc Kinh hỗ trợ. Trong khi đó, chính khách và thương gia Canada thì thiếu kinh nghiệm làm ăn với các nước đang phát triển nhất là Trung Quốc.
Chúng tôi, trong điều kiện làm việc hạn hẹp về thời gian và tài chính, cùng với quý bằng hữu khắp nơi mà chúng tôi không được phép nêu tên vì lý do gia cảnh và an ninh, đã khởi đầu việc dịch thuật cuốn Death by China với sự đồng ý của GS Peter Navarro. Chúng tôi sẽ chuyển đến quý vị bản dịch này, lần lượt theo sức có hạn [của mình], và theo nguyện vọng của quý bằng hữu là làm sao chuyển đến càng đông người đọc càng tốt, trong đó có đồng bào quốc nội và hải ngoại. Và nếu có thể, chúng ta giới thiệu nguyên tác bằng Anh ngữ đến những người bạn ngoại quốc, chính khách ngoại quốc quan tâm đến Việt Nam trong bối cảnh lịch sử thế giới hiện đại.
Nếu chúng tôi có sai phạm về ngôn ngữ, ý tưởng, mong quý vị thông cảm, và gửi ý kiến xây dựng để chúng tôi hoàn thiện. Quý vị cũng sẽ có thể tìm thấy trên mạng một vài bản Việt ngữ với ngôn từ hơi khác biệt và nội dung đầy đủ hay tóm lược. Trong bản Việt ngữ của chúng tôi, chúng tôi cố gắng dùng những từ ngữ mà đồng bào hải ngoại thường dùng, đồng thời, khi ra sách, chúng tôi sẽ thêm phần phụ lục từ ngữ Anh - Việt cũng như Hoa (pinyin) - Việt để tiện tra cứu.
TS. Lê Minh Thịnh,
Giám đốc Điều hành phụ trách Ban Thông tin
Cộng đồng Người Việt Quốc gia vùng Montreal
Lời mở đầu
Vào cuối những năm 1980, Trung Quốc ở trong tình trạng đầy phấn khích và đầy khả năng khi mà các luồng tư tưởng mới, quyền tự do cá nhân, và các cơ hội kinh tế chảy ồ ạt vào từ Tây phương như một dòng sông cuốn đi những rác rưởi của cuộc Cách mạng Văn hóa do Mao khởi xướng.
Trong những năm đầy hy vọng này, tôi là thành viên của một nhóm các lãnh đạo sinh viên trẻ đứng ra kêu gọi cải cách chính trị để hợp với tư duy mới và đưa Trung Quốc đàng hoàng vào với thế giới hiện đại. Chúng tôi đã tổ chức các cuộc biểu tình và đọc diễn văn tại các trường học và các quảng trường trên khắp đất nước, và chúng tôi nhiệt thành tin rằng giới lãnh đạo cao cấp nhất của đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ lắng nghe. Thay vào đó, phong trào của chúng tôi đã bị nghiền nát bằng làn súng xe tăng và những sự kiện bi thảm ngày 4 tháng 6 năm 1989 tại quảng trường Thiên An Môn, mà rất nhiều bạn đã kinh hoàng thấy trên TV.
Ngày đó, nhiều thứ bị mất đi - không những chỉ mất mạng sống của rất nhiều người Trung Quốc dũng cảm mà chúng ta khóc thương mà còn mất cơ hội có một không hai để được sống tự do trong một Trung Quốc dân chủ với tương lai tươi sáng lạn nhất.
Không lâu sau cuộc thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn, tôi bị bắt giam, và cộng với hàng ngàn người biểu tình khác, đã phải chịu nhiều tháng bị tra tấn và ngược đãi. Trong thời kỳ đen tối này, tại nhiều nơi cực kỳ đen tối (hắc ám) khác nhau, nhiều bạn bè tôi đã chết; và cho đến hôm nay, một số nạn nhân Thiên An Môn còn sống sót vẫn đang còn bị lưu đày trong tù ngục hay trong các trại cưỡng bức lao động.
Buồn thay, cả một thế hệ mới của thanh niên Trung Quốc chẳng biết điều gì đã xảy ra tại Thiên An Môn. Trong khi chúng ta sống ở Tây phương có thể tự do xem các đoạn video và hình ảnh trên mạng Internet liên quan đến vụ thảm sát, thì toàn bộ các tài liệu đó đã bị “tẩy rửa” theo đúng lễ nghi quan cách khỏi mạng Internet ở Trung Quốc bằng một đội quân kiểm duyệt hùng hậu.
Cho đến nay tôi đã trải qua nửa đời người chiến đấu chống lại sự kiểm duyệt đó và đấu tranh cho tự do và dân chủ ở Trung Quốc. Hơn lúc nào hết, tôi nhiệt thành tin rằng bất cứ ai có lý trí ở bên ngoài Trung Quốc phải hiểu rõ được điều này:
Hơn hai thập niên sau sự kiện Thiên An Môn, con hổ toàn trị vẫn không hề thay đổi các sọc vằn của nó. Thực vậy, khác hẳn với các quốc gia đã ổn định, sự chi tiêu của Trung Quốc cho công an và kiểm soát xã hội hiện đang ngày càng tăng, nhanh hơn cả ngân sách quốc phòng vốn đã tăng vùn vụt của Trung Quốc!
Tôi thấy thật là điều mỉa mai hay đáng phẫn nộ khi thấy rằng chính nhiều quan chức đảng Cộng sản ngày xưa đã giám sát việc đánh đập, bỏ tù, và giết hại các bạn sinh viên của tôi trong sự kiện Thiên An Môn nay lại điều khiển sự bức hại không thương xót đối với các tín đồ tôn giáo như Pháp Luân Công (Falun Gong) và sự đàn áp tàn nhẫn các dân tộc thiểu số hòa bình như người Tây Tạng (Tibetants) và người Duy Ngô Nhĩ (Uighurs). Cũng chính đảng Cộng sản Trung Quốc đã cấp thời đàn áp mọi phong trào đối kháng chính trị như bản Tuyên ngôn Hiến chương 08 và Phong trào Cách mạng Hoa Lài đang lên. Chỉ có một thay đổi là bè lũ cầm quyền của thế kỷ mới này – hơn bao giờ hết - xảo quyệt hơn, lén lút hơn, và dùng kỹ thuật tinh vi hơn.
Ngày nay, khi tôi đang sống thoải mái, an toàn, và tự do ở thành phố New York, tôi có thể hiểu được tại sao những người Tây phương lại khó có thể thấy rõ rằng đảng Cộng sản Trung Quốc là kẻ thù nguy hiểm – cho cả cho nhân dân Trung Quốc lẫn những dân tộc khác thế giới. Xét cho cùng, các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh trông có vẻ rất dễ mến trên TV, và ngày nay theo một chiến lược định sẵn họ cố gắng không lải nhải chống Tây phương như thời của Mao.
Nhưng sự thật là sự thật, và chân lý vẫn là chân lý. Và khi các trang sách này lần lượt được mở ra, bạn sẽ đối mặt với từ sự thật này đến sự thật rành rành khác rằng kẻ cai trị ở Bắc Kinh vẫn tiếp tục đàn áp hung bạo những tiếng nói của chính người dân Trung Quốc ngay cả khi họ - một cách có hệ thống – làm tràn ngập thế giới bằng các hàng hóa nguy hiểm, sử dụng một loạt các vũ khí tác hại của chủ nghĩa con buôn và chủ nghĩa bảo hộ để hủy hoại nền kinh tế của Hoa Kỳ và Tây phương, và nhanh chóng trang bị vũ trang bằng những hệ thống vũ khí tốt nhất mà mạng lưới gián điệp tinh vi của họ có thể ăn cắp được từ Ngũ Giác Đài.
Tôi cũng có thể hiểu tại sao những sự thực phũ phàng khiến cho ta thức tỉnh này lại có thể không ăn nhập gì với kinh nghiệm cá nhân của bạn. Khi du lịch đến Trung quốc, bạn có thể đã có một chuyến đi vui thích xuôi dòng Dương Tử, bị mê hoặc bởi đạo quân đất nung tại lăng Tần Thủy Hoàng, hứng khởi bước dọc theo Vạn Lý Trường Thành, hay bị hoàn toàn thu hút bởi Tử Cấm Thành. Hoặc thậm chí bạn có thể là một giám đốc kinh doanh người Mỹ ở Thượng Hải hay Thâm Quyến kiếm được bộn tiền và được thiết đãi các bữa tiệc thịnh soạn mà chẳng có lý do ngoài việc ngắm bầu trời trong xanh và một con đường gạch vàng trước mặt. Đáng tiếc là, hầu hết người Mỹ chưa bao giờ nhìn thấy một mặt khác của Trung Quốc và người dân Trung Quốc đã phải trả giá như thế nào cho tất cả sự “tiến bộ” này với một hệ thống sinh thái bị hủy hoại tàn khốc, tham nhũng, bất công xã hội, nhân quyền bị xâm phạm, thực phẩm độc hại, và quan trọng nhất là sự băng hoại tâm hồn con người.
Mặc dù tôi nhớ Trung Quốc, nhưng Hoa Kỳ đã trở thành mái nhà thân yêu thứ hai của tôi; và sự hỗ trợ của người vợ đẹp cho tôi thấy hằng ngày rằng tại sao Hoa Kỳ là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. Tôi cũng thấy sức mạnh này ở rất nhiều điều nhỏ bé ở Hoa Kỳ, ví dụ như dòng chữ trên bửng xe hơi: “Tự do không phải miễn phí” (Freedom is not free).
Cá nhân tôi biết rất rõ câu nói trên là thật đến thế nào. Tôi cũng biết rằng cái giá của tự do không phải lúc nào cũng đánh nhau bằng quân sự. Mà nó còn bao gồm những sự hy sinh cá nhân, chính trị và kinh tế để tranh đấu một cách hòa bình cho các quyền con người và dám bảo vệ những nguyên tắc tự do và dân chủ.
Sẽ không bao giờ là một sự lựa chọn sai lầm khi đòi hỏi rằng chúng ta phải sống xứng đáng với những nguyên tắc ấy như hai tác giả Peter Navarro và Greg Autry đã nêu ra trong cuốn sách gây xúc động sâu xa này. Chính điều đó giải thích tại sao đã đến lúc các công dân của thế giới phải thực sự đứng về phía nhân dân Trung Quốc - chứ không phải là về phía chế độ hà khắc và lỗi thời dã man đang cai trị họ. Nếu có một sự thật vĩnh viễn còn nổi bật lên sau sự kiện Thiên An Môn, thì sự thật đó là chỉ có một nước Trung Quốc tự do và dân chủ mới có thể làm lợi cho thế giới.
Baiqiao Tang, người biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn
và là đồng tác giả của cuốn “Hai nước China của tôi: Hồi ký của một tên phản cách mạng Trung Quốc”
New York ngày 23/03/2011.
(còn tiếp)
khieman
03-24-2014, 11:36 PM
(tiếp theo)
Chương 1
Chẳng phải đả kích Trung Quốc, nếu đó là sự thật
Chết dưới tay Trung Quốc. Đây là mối hiểm nguy rất thực mà giờ đây tất cả chúng ta phải đối mặt khi quốc gia đông dân nhất và nền kinh tế sẽ sớm trở thành lớn nhất thế giới này đang nhanh chóng biến thành sát thủ lợi hại nhất hành tinh.
Về mặt an toàn của người tiêu dùng, các thương gia vô đạo đức Trung Quốc đang làm tràn ngập thị trường thế giới với một loạt sản phẩm, thực phẩm, dược phẩm chết người, không gây gẫy xương, làm ung thư, thì cũng dễ cháy, và độc hại.
Về đồ dùng cho trẻ em, những sản phẩm nguy hiểm này bao gồm từ vòng đeo tay, dây chuyền và đồ chơi chứa chì đến đồ ngủ dễ cháy, áo-liền-quần độc hại của trẻ em mới biết đi.
Ở tiệm thuốc Tây gần nhà hay trực tuyến trên mạng, ta có thể tìm thấy tất cả các phương thức "chữa trị" mà thực ra là giết người - từ viên aspirin nhiễm độc, Lipitor giả, Viagra giả trộn với strychnine đến thuốc heparin phá thận và vitamin chứa đầy arsenic.
Nếu bạn mơ tưởng đến cái chết do nổ, hỏa hoạn hay điện giật, bạn có thể chọn trong một loạt dụng cụ mìn bẫy từ ổ cắm với dây điện nối dài, quạt, đèn, bộ phận điều khiển từ xa, điện thoại di động dễ nổ, và máy nghe nhạc công suất lớn tự hủy.
Dĩ nhiên, nếu vừa đói vừa muốn tự tử, ta luôn luôn có thể thưởng thức cá, trái cây, thịt hay rau nhập cảng từ Trung Quốc ngấm ngon lành bằng đủ mọi các kháng sinh bị cấm, vi khuẩn gây thối rữa, kim loại nặng, hay thuốc trừ sâu bất hợp pháp.
Ngay cả trong khi hàng nghìn người chết bởi sự tấn công dữ dội của các sản phẩm rác rưởi và độc hại của Trung Quốc, thì nền kinh tế và công nhân Hoa Kỳ cũng đang chịu đựng "cái chết không kém phần đau đớn là sự tử vong của nền tảng sản xuất của Hoa Kỳ".
Về mặt kinh tế, nhãn hiệu quái đản "Tư bản Quốc doanh" theo kiểu cộng sản của Trung Quốc đã hoàn toàn xé bỏ những nguyên tắc của cả thị trường tự do và thương mại tự do. Thay vào đó, "các vị cứu tinh" của quốc gia được chính phủ hỗ trợ của Trung Quốc đã triển khai một hỗn hợp vũ khí thuộc chủ nghĩa con buôn và bảo hộ để lần lượt tước đoạt hết việc làm này đến việc làm khác từ những ngành công nghiệp của Hoa Kỳ.
"Vũ khí Hủy diệt Việc làm" của Trung Quốc bao gồm trợ cấp xuất cảng bất hợp pháp, giả mạo tràn lan những sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ, bảo vệ môi trường lỏng lẻo một cách tệ hại, và sử dụng đầy rẫy nhân công nô lệ. Tuy nhiên, trọng tâm của chủ nghĩa con buôn Trung Quốc là hệ thống tiền tệ được thao túng một cách vô liêm sỉ đã gây khó khăn rất lớn cho các nhà sản xuất Hoa Kỳ, kích thích quá đáng xuất cảng của Trung Quốc đã tạo ra một trái bom nổ chậm làm thâm hụt cán cân thương mại giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc gần một tỉ đô-la một ngày.
Trong khi đó, bất cứ công ty Hoa Kỳ nào muốn vượt qua "Vạn Lý Trường Thành Bảo hộ" của Trung Quốc và bán hàng tại thị trường nước này cũng phải nộp một khoản “tiền mãi lộ” bằng cách không chỉ phải chuyển giao kỹ thuật cho đối tác Trung Quốc. Các công ty Hoa Kỳ cũng phải chuyển các cơ sở nghiên cứu và phát triển sang Trung quốc, và vì vậy, xuất cảng "nguồn sữa mẹ" tạo việc làm tương lai của Hoa Kỳ dâng cho địch thủ cạnh tranh.
Cho đến nay hàng triệu việc làm trong ngành sản xuất của Hoa Kỳ đã bị mất đi vì cái trò hề thương mại tự do của Trung Quốc, và chính công nhân Hoa Kỳ cũng đã và đang là "loại" bị nguy cơ tuyệt chủng. Hãy xem xét những điều sau đây:
* Từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001 và hứa cuội chấm dứt các hành động theo chủ nghĩa con buôn và chủ nghĩa bảo hộ, các ngành may mặc, dệt, và đồ gỗ của Hoa Kỳ đã thu nhỏ lại chỉ còn một nửa - riêng việc làm trong ngành dệt đã giảm 70%.
* Những ngành trọng yếu khác như hóa chất, giấy, thép và vỏ bánh xe hơi cũng bị vây hãm, trong khi đó việc làm trong ngành sản xuất máy điện toán và điện tử kỹ thuật cao đã giảm hơn 40%.
Trong khi chúng ta đã mất hết việc làm này đến việc làm khác, nhiều người Mỹ vẫn lầm tưởng rằng Trung Quốc chỉ sản xuất những sản phẩm rẻ tiền và bình dân như giày dép và đồ chơi. Thực ra, Trung Quốc đang tiến lên trong "chuỗi các mặt hàng có giá trị" và việc chiếm lĩnh thị phần của nhiều kỹ nghệ có lợi nhuận cao nhất còn hoạt động của Hoa Kỳ - từ xe hơi và hàng không vũ trụ đến thiết bị y tế tiên tiến.
Với sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ, các công ty Trung Quốc đang ráo riết chiếm lĩnh các thị trường của cái gọi là kỹ nghệ "xanh" như xe hơi điện, năng lượng mặt trời, và năng lượng gió. Dĩ nhiên, đó chính là những kỹ nghệ các chính khách Hoa Kỳ rất thích rêu rao như là các nguồn mới tạo ra việc làm tốt nhất của Hoa Kỳ.
Chẳng hạn, về mặt năng lượng gió, Trung Quốc hiện nay dẫn đầu thế giới về mâu thuẫn trong chủ trương vừa sản xuất vừa bảo hộ ngành công nghiệp turbin gió. Đó là vì trong khi các công ty Trung Quốc được chính phủ trợ cấp tràn ngập thị trường thế giới những turbin thì các nhà sản xuất nước ngoài như General Electric của Hoa Kỳ, Gamesa của Tây Ban Nha, và Suzlon của Ấn Độ lại bị cấm đấu thầu các dự án ở Trung Quốc do chính sách "Chỉ mua hàng Trung Quốc".
Sự nổi lên của Trung Quốc với vai trò không ai phủ nhận được là "công xưởng" của thế giới đưa tới một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất là sự tiêu thụ ngày càng gia tăng một cách tham lam năng lượng và nguyên liệu của trái Đất. Để nuôi bộ máy sản xuất của mình, Trung Quốc phải tiêu thụ một nửa lượng xi-măng, gần một nửa lượng thép, một phần ba đồng, và một phần ba nhôm của thế giới. Hơn nữa, tới năm 2035, nhu cầu dầu hỏa của chỉ riêng Trung Quốc sẽ vượt tổng sản lượng dầu hỏa hiện nay của toàn thế giới.
Đây là thói phàm ăn chết người. Vì để hỗ trợ cho thói phàm ăn này, các viên chức chính quyền Trung Quốc đã leo lên chiếc chiếu thực dân đẫm máu ngồi cùng các nhà độc tài sát nhân và các chế độ tàn bạo khắp thế giới. Để làm điều đó, các viên chức chính phủ và nhà ngoại giao Trung Quốc đã lạm dụng một cách thô bỉ nhất chính sách ngoại giao của Liên Hiệp Quốc (LHQ) mà thế giới chưa từng thấy.
Là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, Trung Quốc có thể tùy nghi phủ quyết bất cứ biện pháp chế tài nào của LHQ. Trong gần một thập niên nay, những nhà ngoại giao cao cấp Trung Quốc đã dùng quyền phủ quyết của Trung Quốc để mối lái một loạt các giao dịch "đổi máu lấy dầu" và "cưỡng đoạt lấy nguyên liệu". Dưới đây là các sự kiện:
* Để đổi lấy dầu của Sudan, những con buôn có quyền phủ quyết Trung Quốc đã ngăn LHQ can thiệp vào vụ diệt chủng ở Darfur - lực lượng dân quân Janjaweed tàn bạo lại còn sử dụng vũ khí Trung Quốc để cưỡng hiếp hàng ngàn phụ nữ và giết chết 300,000 người dân Sudan vô tội.
* Những con buôn có quyền phủ quyết Trung Quốc cũng ngăn LHQ trừng phạt Iran và tổng thống bài Do Thái, trúng cử nhờ gian lận, để được tiếp cận các mỏ khí thiên nhiên lớn nhất thế giới. Hành vi này đã mở toang cánh cửa cho việc phát tán vũ khí hạt nhân ở Trung Đông. Nó cũng làm tăng cao khả năng tấn công hạt nhân vào Israel và làm tăng đáng kể nguy cơ vũ khí hạt nhân rơi vào tay các phần tử thánh chiến chống Hoa Kỳ.
Việc Trung Quốc lạm dụng sứ mạng gìn giữ hòa bình của LHQ không phải là những sự kiện riêng lẻ. Thay vào đó, chúng là một phần của chiến lược "tiến ra ngoài", biến Trung Quốc từ một quốc gia từng theo chủ nghĩa biệt lập thành một đế quốc thực dân bành trướng lớn nhất thế giới. Đây là điều mỉa mai không nhỏ cho một quốc gia ban đầu được xây dựng trên những nguyên lý Mác-xít chống thực dân và đã từng bị Đế quốc Anh dùng cuộc chiến tranh thuốc phiện biến thành nạn nhân đau khổ ngay trên đất họ.
Khắp châu Phi, châu Á, và Mỹ Latin sân sau của Hoa Kỳ, nhãn hiệu chủ nghĩa thực dân thế kỷ 21 của Trung Quốc luôn bắt đầu với sự mặc cả hiểm độc như sau: chi xài hậu hĩnh, cho vay lãi suất thấp để xây dựng hạ tầng đổi lấy nguyên liệu và sự xâm nhập thị trường nội địa.
SubmitDĩ nhiên, một khi đất nước đó nuốt phải miếng mồi thực dân này, thay vì dùng nhân công địa phương, Trung Quốc sẽ mang đến đội quân kỹ sư và công nhân khổng lồ để xây xa lộ, đường rầy xe lửa, hải cảng và hệ thống viễn thông mới. Hạ tầng cơ sở này cả về nghĩa đen và nghĩa bóng lót đường cho việc bòn rút và vận chuyển nguyên liệu. Và như thế, gỗ của Cameroon, magnésium của Congo, thạch cao của Djibouti, mangan của Gabon, uranium của Malawi, titan của Mozambique, molybdenum của Niger, thiếc của Rwanda, và bạc của Zambia được chở về các công xưởng của Trung Quốc ở các thành phố như Trùng Khánh, Đông Quan, và Thẩm Quyến. Sau đó, như phát súng ân huệ cuối cùng của chủ nghĩa thực dân, Trung Quốc đổ thành phẩm của họ vào thị trường nội địa tại các nước này - và do đó triệt hạ các kỹ nghệ địa phương, đẩy cao tỉ lệ thất nghiệp, và nhận chìm các thuộc địa mới lún sâu hơn nữa vào tình trạng bần cùng, đói nghèo.
Ngay khi Trung Quốc bùng phát bằng cái giá mà tất cả các nước còn lại trên thế giới phải trả, họ cũng dùng sự phát triển kinh tế nhanh chóng của mình tài trợ cho một trong những gia tăng quân sự nhanh chóng và toàn diện nhất mà thế giới chưa từng chứng kiến. Theo cách này, trong tinh thần phương châm của Lê-nin là kẻ tư bản sẽ bán dây thừng dùng để treo cổ chính hắn, mỗi "đô-la Walmart" người Mỹ chúng ta hiện nay chi tiêu vào những thứ nhập cảng rẻ tiền giả tạo của Trung Quốc vừa là khoản ký quỹ cho tình trạng thất nghiệp của chúng ta, vừa là khoản tài trợ bổ sung cho một Trung Quốc vũ trang nhanh chóng. Dưới đây là vài điểm mà bộ máy chiến tranh đó đang khoe khoang:
* Lực lượng hải quân và không quân mới được hiện đại hóa với tất cả mọi thứ từ tàu ngầm hạt nhân gần như tàng hình và máy bay phản lực chiến đấu dùng thiết kế mới nhất của Nga đến tên lửa đạn đạo có thể nhắm chính xác các hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ ngoài biển khơi.
* "Ngũ Giác Đài" kiểu Trung Quốc phát triển các hệ thống vũ khí tiên tiến một cách tự tin - trong đó nhiều thứ do tin tặc và điệp viên đánh cắp của chúng ta - để bắn hạ vệ tinh và hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của chúng ta và tấn công bằng đầu đạn hạt nhân vào sâu trung tâm Hoa Kỳ.
* Không giống như quân đội Hoa Kỳ đã mệt mỏi lại còn bị dàn mỏng do các cuộc xung đột ở Afghanistan và Iraq, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc - lớn nhất thế giới - có cả số lượng vượt trội lẫn khả năng sẵn sàng chiến đấu để áp đảo các lực lượng của Ấn Độ, Đại Hàn, Đài Loan, hay Việt Nam mà vẫn còn đủ bộ binh để nghiền nát Taliban và giữ gìn hòa bình ở Baghdad, nếu họ quan tâm.
* Phe "diều hâu" của quân đội Trung Quốc thậm chí chuẩn bị khả năng ném bom hạt nhân từ vũ trụ mà gần như không thể phát hiện được. Những vũ khí hạt nhân vũ trụ này lặng lẽ và chớp nhoáng phóng đến mục tiêu làm cho đối phương không kịp chống trả.
Dĩ nhiên, Hoa Kỳ không phải là quốc gia duy nhất nên e ngại sự nổi lên của kẻ gây hấn châu Á mới và hùng mạnh này. Những nước láng giềng ngày càng lo âu giờ đây đối mặt với nguy cơ tăng nhanh từ một kẻ bá quyền châu Á đang lên với chính sách đe dọa chiến tranh và bắt nạt trong mọi vấn đề từ tiếp cận các lộ trình thủy vận đến tranh chấp lãnh thổ âm ỉ kéo dài.
Đại ca diện kiến tiết Xuân thầm lặng (*)
Hàng trăm triệu công dân Trung Quốc vô tội cũng đang lâm nguy. Họ là những người phải đối mặt với nguy cơ cực kỳ lớn "Chết dưới tay Trung Quốc ngay tại Trung Quốc" nảy sinh từ mô hình tăng trưởng kinh tế với ô nhiễm lan tràn, chế độ thần quyền cứng nhắc dựa trên giai cấp của Đảng Cộng sản, và một chủ nghĩa toàn trị cực đoan như George Orwell mô tả trong tác phẩm "1984".
Về mặt ô nhiễm, một nền kinh tế nặng về chế xuất chú trọng quá mức vào xuất cảng đã biến bầu khí quyển trên những trung tâm kỹ nghệ của Trung Quốc thành đám mây che phủ độc hại lớn nhất thế giới. Hơn 70% suối, sông, hồ chính của Trung Quốc bị ô nhiễm trầm trọng. Thậm chí một chuyến du lịch xuôi dòng sông Dương Tử, phía trên đập Tam Hiệp, cho thấy kho báu quốc gia nguyên sơ trước đây của Trung Quốc, nơi Mao đã từng bơi qua giờ đây hầu như vắng bóng các loài chim và dấu hiệu của các loài thủy sinh.
Trong khi đó, "Những gì xảy ra ở Trung Quốc không ở lại Trung Quốc". Trong khi các nhà máy Trung Quốc tạo ra cơn lũ sản phẩm để chất lên kệ các cửa hàng của Target và Walmart, thì các loại tro bụi ô nhiễm không khí cực kỳ độc hại của Trung Quốc cũng bay hơn 6,000 dặm theo các dòng khí đối lưu tầng trên khí quyển đến California, thả các chất thải độc hại xuống dọc đường đi. Ngày nay, phần lớn mưa a-xit ở Nhật và Đại Hàn là "Made in China", trong khi tỉ lệ ngày càng tăng các hạt bụi mịn phát hiện trong không khí tại các thành phố bờ biển phía Tây như Los Angeles cũng xuất phát từ các nhà máy Trung Quốc.
Về nguy cơ từ xã hội cứng nhắc, dựa trên giai cấp của Trung Quốc, sự thật mỉa mai, cay đắng ở đây là Đảng Cộng sản cầm quyền cai trị không phải là một đảng "Cộng hòa Nhân dân" chân chính mà là một chế độ thần quyền thế tục. Trong khi Mác trở mình trong ngôi mộ và xác ướp Mao từ chiếc hòm pha lê của mình hướng cặp mắt đờ đẫn vào quảng trường Thiên An Môn, một tỷ lệ nhỏ dân số Trung Quốc trở nên giàu có cực kỳ cho dù cho một tỉ công dân Trung Quốc tiếp tục sống đói nghèo trong một chế độ chuyên chế như chủ trương của triết gia Thomas Hobbes, không được chăm sóc y tế đầy đủ và chỉ một căn bệnh nhỏ cũng thành án tử hình.
Nền chính trị toàn trị của Trung Quốc cũng kinh hoàng không kém. Để dập tắt bất đồng quan điểm, Đảng Cộng sản dựa vào công an và lực lượng bán quân sự trên một triệu người. Mạng lưới theo dõi kiểu Orwell cũng có khoảng 50,000 công an mạng. Các công an thực và ảo này không ngừng cùng nhau trấn áp và đàn áp.
* Thử lập ra tổ chức nghiệp đoàn độc lập ở nơi làm việc của mình, bạn sẽ bị đánh đập và đuổi việc.
* Đứng lên vì quyền con người hay quyền phụ nữ, bạn sẽ bị săn lùng tàn nhẫn, quản thúc trong nhà, hay đơn thuần "biến dạng".
* Bị phát hiện là người theo Pháp Luân Công hay "người theo Thiên chúa giáo một cách kín đáo", thì hãy sẵn sàng để được tẩy não cho hết "tư tưởng lệch lạc".
Cái chốt khóa bắt mọi người vào khuôn phép của chính sách trấn áp đó của Trung Quốc là quần đảo ngục tù của các trại cưỡng bách lao động, nơi hàng triệu công dân Trung Quốc bị lưu đầy - thường không được xét xử. Bị giam ở trại tù Lao Cải thì vẫn còn được coi là “may mắn”; theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, hàng năm nước Cộng hòa Nhân dân này xử tử dân chúng của mình nhiều hơn mấy lần các nước còn lại trên thế giới gom lại.
Ít ra thì xử tử bằng tiêm thuốc độc giờ đây được ưa chuộng hơn viên đạn bắn vào đầu như trước vẫn làm. Tuy nhiên, đó không phải do lòng từ bi dẫn đến "sự cải cách" hình thức tử hình này. Đơn giản là vì tiêm thuốc độc dễ dọn hơn, ít nguy cơ người thi hành án bị nhiểm HIV, và dễ dàng hơn nhiều cho việc thu hoạch các bộ phận cơ thể của nạn nhân để bán ra chợ đen.
Phản bội nghiêm trọng nhưng tránh né còn nghiêm trọng hơn
SubmitNgay cả khi vô số cái Chết dưới tay Trung Quốc diễn ra cả bên trong nước Cộng hòa Nhân dân này và ở những xưởng máy chết chóc trên khắp thế giới, các nhà lãnh đạo thương nghiệp, nhà báo, và nhà chính trị Hoa Kỳ có quá ít điều để nói về nguy cơ lớn nhất duy nhất đối mặt với Hoa Kỳ và thế giới.
Trong phạm vi lãnh đạo cao cấp, một số công ty lớn nhất của Hoa Kỳ - từ Caterpillar và Cisco đến General Motors và Microsoft - đã hoàn toàn đồng lõa với chính sách "chia rẽ" Hoa Kỳ "để trị" của Trung Quốc. Bi kịch ở đây là khi chủ nghĩa con buôn Trung Quốc bắt đầu tấn kỹ nghệ Hoa Kỳ vào cuối những năm 1990 - những kỹ nghệ như tủ giường bàn ghế, dệt và may mặc bắt đầu sụp đổ hết ngành này đến ngành khác - cộng đồng và các cơ quan thương mại như Phòng Thương mại Hoa Kỳ đã gắn bó với nhau.
Tuy nhiên, trong thập niên qua, khi mỗi việc làm của Hoa Kỳ và mỗi nhà máy mới của Hoa Kỳ chuyển sang Trung Quốc, vì mối quan tâm thiển cận nhằm tối đa hóa lợi nhuận, nhiều lãnh đạo công ty Hoa Kỳ đã điều chỉnh theo đối tác Trung Quốc. Thật vậy, khi bánh mì của họ được phết bơ ở nước ngoài, các tổ chức được gọi là 'Hoa Kỳ" như Thảo luận Kinh doanh Bàn tròn và Hiệp hội các Nhà Sản xuất Quốc gia đã chuyển biến từ phê phán gay gắt chủ nghĩa con buôn Trung Quốc thành những chiến sĩ cởi mở, và thường rất xông xáo trong những cuộc vận động hành lang ủng hộ Trung Quốc.
Trong khi nhiều Tổng giám đốc Điều hành công ty Hoa Kỳ trở thành những chiến sĩ vận động hành lang cho Trung Quốc, các nhà báo Hoa Kỳ phần lớn đã mất tích trong khi thi hành nhiệm vụ. Sự cắt giảm nhân sự của các tờ báo và hệ thống tin tức truyền hình trong thời đại Internet dẫn đến việc đóng cửa hay thu hẹp nhiều văn phòng tin tức ở nước ngoài. Kết quả là các cơ quan truyền thông Hoa Kỳ đã phải ngày càng dựa vào nguồn tin từ báo chí của chính quyền Trung Quốc - một trong những bộ máy tuyên truyền không khoan nhượng và hiệu quả nhất mà thế giới từng chứng kiến.
Trong khi đó, tinh hoa của báo chí tài chính Hoa Kỳ - đáng chú ý nhất là tờ Wall Street Journal - bám chặt trung thành với tư tưởng thị trường tự do và thương mại tự do, dường như không biết đến một thực tế là "thương mại tự do một chiều" của Trung Quốc hoàn toàn là sự đầu hàng đơn phương của Hoa Kỳ trong thời đại chủ nghĩa tư bản quốc doanh của Trung Quốc. Điều nghịch lý ở đây là thay vì xem cải cách thương mại là một hình thức tự vệ chính đáng chống lại sự công kích không thương tiếc của hành động "lợi mình, hại người" của Trung Quốc, báo chí như tờ Wall Street Journal lại liên tục xỉ vả nguy cơ "chủ nghĩa bảo hộ" của Hoa Kỳ. Tất cả đều quá vô nghĩa, nhưng tiếng trống ý thức hệ vẫn tiếp tục vang lên.
Không một nhóm cá nhân riêng lẻ nào xứng đáng bị lên án hơn các chính trị gia Hoa Kỳ vì tội đã nhu nhược, thụ động, và dốt nát khi để Trung Quốc mặc sức lũng đoạn nền tảng sản xuất Hoa Kỳ và tiến hành tăng cường quân sự trên qui mô lớn. Không phải vì Quốc hội Hoa Kỳ đã không được cảnh báo đầy đủ về những hiểm nguy của một Trung Quốc đang nổi lên. Mỗi năm Ủy ban Hoa Kỳ - Trung Quốc, được Quốc hội cung cấp ngân khoản, vẫn xuất bản phúc trình hàng năm và nhiều tài liệu về mối nguy cơ đang nổi lên này.
SubmitChẳng hạn, Ủy ban Hoa Kỳ - Trung Quốc đã cảnh báo "hoạt động gián điệp của Trung Quốc tại Hoa Kỳ rộng đến nỗi chúng trở thành nguy cơ lớn nhất duy nhất về an ninh về khoa học kỹ thuật của Hoa Kỳ". Thực tế, đến nay, mạng lưới gián điệp rộng lớn của Trung Quốc đã đánh cắp những bí mật trọng yếu liên quan đến tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường hệ Aegis, máy bay ném bom B1-B, hỏa tiễn Delta IV, hệ thống dẫn đường cho tên lửa đạn đạo ICBM, máy bay ném bom tàng hình Stealth, và phi thuyền Con Thoi. Tin tặc và điệp viên Trung Quốc có hiệu quả như nhau trong việc cung cấp chi tiết hệ thống phóng máy bay của hàng không mẫu hạm, máy bay không người lái drone, thiết kế lò phản ứng tàu thủy, hệ thống động cơ đẩy của tàu ngầm, cơ chế hoạt động bên trong bom neutron, và thậm chí quy trình hoạt động rất chi tiết của tàu chiến hải quân Hoa Kỳ.
Tương tự, về nguy cơ kinh tế, Ủy ban đã yêu cầu Quốc hội thừa nhận rằng các thương nghiệp vừa và nhỏ của Hoa Kỳ "đương đầu với toàn bộ sức mạnh của các thủ đoạn thương mại bất công, thao túng tiền tệ, và trợ cấp bất hợp pháp của Trung Quốc cho các hoạt động xuất cảng của họ". Bất chấp những cảnh báo này, Quốc hội tiếp tục đã làm ngơ những khuyến cáo của ủy ban độc lập của chính Quốc hội và từ chối thức tỉnh trước nguy cơ kinh tế và quân sự ngày càng tăng từ phía Trung Quốc.
Dĩ nhiên, Tòa Bạch Ốc phải chịu trách nhiệm tương tự. Cả hai tổng thống George W. Bush và Barack Obama đã nói chuyện nhẹ nhàng và mang gậy rất nhỏ khi đến Trung Quốc. Lý do của tổng thống Bush là sự lưu tâm đến cuộc chiến ở Iraq và an ninh nội địa kèm với niềm tin mù quáng vào đủ mọi thứ, trừ thị trường tự do. Chỉ trong nhiệm kỳ của Bush, Hoa Kỳ đã từ bỏ hàng triệu việc làm cho Trung Quốc.
Về phần mình, Ứng cử viên Obama trong chiến dịch vận động bầu cử vào năm 2008 đã hứa hẹn nhiều lần kiên quyết chấm dứt hoạt động thương mại bất công của Trung Quốc, nhất là tại các tiểu bang công nghiệp chủ yếu như Illinois, Michigan, Ohio, và Pennsylvania. Thế nhưng, từ khi nhậm chức, Tổng thống Obama đã nhiều lần cúi đầu trước Trung Quốc về những vấn đề thương mại then chốt, chủ yếu vì ông muốn Trung Quốc tiếp tục tài trợ cho thâm hụt ngân sách khổng lồ của Hoa Kỳ. Trong khi Obama thế chấp tương lai của chúng ta cho các ngân hàng Trung Quốc, ông ta không hiểu được rằng chương trình tạo việc làm tốt nhất cho nước Hoa Kỳ là cải cách thương mại toàn diện với Trung Quốc.
Lộ trình phía trước: Mọi con đường đều đổ dồn đến Bắc Kinh
Trong quyển sách này, chúng tôi sẽ trình bày một cách hệ thống các dạng Chết dưới tay Trung Quốc chính - từ những thành tích kinh hoàng về an toàn sản phẩm và sự hủy diệt nền kinh tế Hoa Kỳ đến sự nổi dậy của chủ nghĩa thực dân Trung Quốc, sự tăng cường sức mạnh quân sự nhanh chóng, và các hoạt động gián điệp táo bạo và trắng trợn của Trung Quốc.
Khi làm điều đó, mục tiêu tổng quát của chúng tôi không chỉ cung cấp cho độc giả một sự thật rành mạch và danh mục những sự lạm dụng của Trung Quốc. Cuốn sách này cũng được dùng như một tài liệu hướng dẫn sống còn và kêu gọi hành động tại một thời khắc quan trọng trong lịch sử Hoa Kỳ và thế giới. Trừ khi tất cả chúng ta cùng nhau đứng lên đương đầu với con Rồng này, phần còn lại của cuộc đời chúng ta và cuộc sống của con cháu chúng ta sẽ kém thịnh vượng hơn nhiều - và lại nguy hiểm hơn nhiều - so với Thời đại Vàng son mà nhiều người trong chúng ta đã lớn lên.
Peter Navarro và Greg Autry
Người dịch: NNK
(*) Silent Spring - tác phẩm nổi tiếng của Rachel Carson xuất bản lần đầu năm 1962, viết về sự hủy diệt môi trường của hóa chất, làm cho mùa Xuân trở nên yên lặng vì không có tiếng chim muông thánh thót, tiếng vạn vật rộn rã. Tựa đề "Big Brother Meets Silent Spring" tác giả ám chỉ đại ca Trung Quốc giờ đây cũng phải đối diện mùa Xuân thầm lặng của sự chết chóc.
(còn tiếp)
khieman
03-25-2014, 05:23 AM
(tiếp theo)
Phần I
Người mua hãy cực kỳ cảnh giác
Chương 2
Chết vì chất độc Trung Quốc
Thịt gà thì miễn phí nhưng người thì phải trả giá
Ở Trung quốc thì thức ăn Trung Quốc được gọi là gi? Là “Thức ăn”!
- Jay Leno
Trong khi câu đùa này nghe vui vui, thì cụm từ “Thực phẩm Trung Quốc” lại hàm nghĩa nghiêm trọng hơn nhiều khi mà Trung quốc đang cung cấp cho nước Mỹ ngày càng nhiều trái cây, rau củ, cá và thịt- không kể các loại vitamin tổng hợp và thuốc chữa bệnh.
Trung quốc là nước xuất khẩu hải sản lớn nhất sang Mỹ, là nhà cung cấp chính về gà thịt và là nước xuất khẩu trà lớn thứ ba trên thế giới. Các nhà nông Trung Quốc cũng cung cấp cho chúng ta 60% nước táo ép, 50% tỏi, và một số lượng lớn đủ các loại từ quả lê đóng hộp, nấm đến mật ong và sữa ong chúa.
Đối với các dược phẩm, Trung quốc cũng sản xuất cho thế giới đến 70% lượng penicillin, 50% lượng aspirin, và 33% lượng tylenol. Các công ty dược Trung quốc cũng đã chiếm lĩnh phần lớn thị phần thế giới về kháng sinh, enzyme, các acid amin chính và vitamin tổng hợp. Trung quốc thậm chí đã thống lĩnh đến 90% thị phần thế giới về vitamin C- dù rằng họ đang có vai trò áp đảo trong việc việc sản xuất các loại vitamin A, B12, và E, không kể nhiều loại nguyên liệu để sản xuất vitamin tổng hợp.
Các số liệu thống kê này làm tất cả chúng ta lo lắng chỉ vì một lý do đơn giản: Nỗi lo này hơn cả việc các loại thuốc Trung quốc tràn ngập các cửa hàng và siêu thị thuốc của chúng ta : chúng có độc. Đấy là lý do tại sao thực phẩm và dược phẩm Trung quốc luôn được xếp hàng đầu trong các loại phải kiểm tra khi nhập vào biên giới hoặc bị trả về bởi cả Cơ quan Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm của Mỹ lẫn Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu.
Thế sao Trung quốc vẫn tiếp tục mang cho chúng ta các loại thực phẩm và thuốc có thể làm chúng ta đau ốm hoặc giết chúng ta như vậy? Đôi khi các chất độc có trong chuỗi cung cấp thực phẩm và thuốc là hậu quả ngẫu nhiên của những yếu tố như là phương pháp sản xuất kém chất lượng, qui trình kém vệ sinh, hoặc là chất độc từ đất do môi trường bị ô nhiễm. Những khi khác thì do những kẻ thoái hóa về đạo đức đã “dã tâm”- một từ do chính nông dân của họ gọi- cố tình làm nhiễm bẩn thực phẩm và thuốc, đơn giản chỉ vì muốn gia tăng lợi nhuận cho họ.
Cho dù là do ngẫu nhiên hay bởi cố tình, việc đầu tiên bạn cần biết cụ thể về Cái chết dưới tay Trung Quốc này là nó không phải tại riêng ai cả. Thật vậy, người Trung quốc, dù là nông dân, ngư dân, nhà chế biến thực phẩm hay là người bán thuốc, đều có thể đầu độc chính người dân của họ y như họ đầu độc người Mỹ, người Châu Âu, người Nhật, người Hàn và tất cả những ai trên toàn thế giới dùng thực phẩm và thuốc của họ. Để nếm thử chút ít vị chua trong câu nói trên, hãy xem thử sự kiện “Cái gì trong chảo của anh thế?”: Đủ 10% nhà hàng ở Trung quốc sử dụng cái gọi là “dầu ăn bẩn” để nấu nướng.
Dầu ăn bẩn là một hỗn hợp hôi hám của dầu đã qua sử dụng và chất thải từ nhà bếp chứa đấy nấm mốc độc gây ung thư gan. Những kẻ nhặt rác ở Trung quốc lén lút bán thứ này cho nhiều nhà hàng với giá chỉ bằng một phần năm giá dầu đậu nành hay dầu lạc mới. Ngoài khả năng gây ung thư, cái hỗn hợp gồm dầu bị mốc với đủ loại thực phẩm bỏ đi này có thể là bản án tử hình bất ngờ vì ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng cho bất kỳ ai.
Kẻ giết người hàng loạt Melamine Trung quốc
Câu chuyện dầu ăn bẩn này cho dù có thể làm chúng ta căm phẫn, nhưng so với chuyện những kẻ giết người hàng loạt melamime Trung quốc thì nó chưa là gì cả. Những kẻ sát nhân này đã hạ gục nhiều nạn nhân trên đất Trung Quốc cũng như trên khắp thế giới, và những nỗ lực thường là vô ích để bắt giữ chúng chỉ minh họa về mặt địa lý sự khó khăn cho cả chính phủ Trung quốc lẫn nhà đương cục Mỹ đối với việc bảo đảm an toàn thực phẩm và thuốc men khi mà bọn sát nhân hoạt động chỉ vì lợi nhuận.
http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_43_large/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/chine_lait_frelate_hopital_432.jpg (http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_43_large/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/chine_lait_frelate_hopital_432.jpg)
Các bà mẹ có con bị nhiễm độc sữa có melamin
đang chờ đợi khám bệnh tại một bệnh viện ở Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Reuters
Bản thân vũ khí của kẻ sát nhân, melamime, thực ra là một hóa chất có giá trị khi chúng không bị lén lút cho vào thực phẩm. Kết hợp melamime với formaldehyde để sản xuất nhựa melamime, bạn sẽ có được một chất dẻo có độ bền cao dùng chế tạo các sản phẩm như formica và các bảng viết bằng bút xóa. Trộn với một số hóa chất khác, bạn có thể dùng melamime như một chất chống cháy, phân bón, hay là “phụ gia siêu dẻo” dùng trong bê tông cường độ cao. Thế nhưng thêm melamime vào các sản phẩm như thức ăn gia súc, sữa, hoặc sữa cho trẻ sơ sinh thì không còn cách nào nhanh hơn để hủy hoại hai quả thận trong người.
Thế tại sao những doanh nhân có dã tâm của Trung quốc lại thêm melamime vào thực phẩm của chúng ta? Đó là vì hàm lượng nitrogen cao trong melamime có thể nhái mức protein cao trong thực phẩm. Sự giả mạo protein kiểu Trung quốc này do đó có thể đánh lừa các nhân viên kiểm tra thực phẩm trong việc xếp hạng thực phẩm có hàm lượng protein cao. Vì melamime rất rẻ so với protein thật, nên điều này có nghĩa là rất nhiều tiền sẽ vào túi kẻ gian, bất kể nguy hại thế nào cho cơ thể con người.
Ai giết chó của tôi? Cái gì đã xảy ra với con mèo của tôi?
Thế giới lần đầu biết đến việc giả mạo protein của Trung quốc vào năm 2007, khi hàng chục ngàn chó và mèo ở Châu Âu, Mỹ và Nam Phi bị chết vì loạt thức ăn nhiễm melamime. Và không chỉ thú vật nuôi bị ảnh hưởng. Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm cùng Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ, ba triệu người Mỹ đã tiêu thụ thịt gà và thịt heo nuôi bằng thức ăn có chứa melamime.
Và giờ bạn hãy nghe đây: Nếu bạn bị mất con vật nuôi đang khỏe mạnh vì một chứng bệnh bí ẩn hay do hỏng thận, có lẽ là chúng bị chết do ”Chất độc Trung Quốc”. Có thể đoán trước được rằng khi vụ việc nổ ra, chính phủ Trung quốc đã tìm cách ngăn chặn và thậm chí từ chối cho phép các thanh tra viên nước ngoài đến để đánh giá vụ việc. Tuy nhiên, sau đây mới là một câu chuyện khác khi sự cố melamine nổ ra trên chính đất nước Trung Quốc.
Năm 2008, gần 300.000 trẻ sơ sinh Trung quốc bị ốm và 6 trẻ đã chết sau khi 22 nhà máy sữa ở Trung quốc bị nghi ngờ là đã cho thêm melamine vào sữa và sữa dành riêng cho trẻ sơ sinh. Theo Triệu Huệ Bình, một nông dân nuôi bò sữa ở tỉnh Hồ bắc:” Trước khi sử dụng melamime, người ta đã dùng mầm lúa và tinh bột khoai để cố ý làm tăng số đo hàm lượng protein, nhưng cách này rất dễ bị phát hiện, nên họ chuyển sang dùng melamine”.
http://nongnghiep.vn//Upload/Image/2008/9/18/sua.jpg (http://nongnghiep.vn//Upload/Image/2008/9/18/sua.jpg)
Độc chất Melamine có trong sữa Sanlu
khiến hàng nghìn trẻ em bị sạn thận
Trong trường hợp cụ thể này, những kẻ giả mạo ác ôn còn không thèm dùng loại melamime công nghiệp. Thay vào đấy, chúng dùng loại rẻ tiền hơn- và độc hại hơn-“melamine phế thải”. Không ngạc nhiên khi nhiều trẻ em dù khỏi bệnh vì nhiễm độc melamime đã bị tổn thương thận nghiêm trọng. Điều làm người ta rùng mình là sự việc xảy ra chỉ một năm sau khi Thủ tướng Ôn gia Bảo đã quyết định chi thêm 1,1 tỷ đô la và cử hàng trăm ngàn thanh tra viên đi kiểm tra các cơ sở sản xuất thực phẩm và dược phẩm.
Tờ New York Times đã có bài nói về sự thất bại triền miên trong quản lý điều hành này như sau:
Sự cố liên quan đến các nhà máy sữa làm dấy lên một câu hỏi cốt lõi là liệu Đảng cộng sản đang cầm quyền ở TQ có khả năng tạo ra một cơ cấu điều hành có trách nhiệm và minh bạch trong hệ thống một đảng hay không. Bỏ qua sự khác biệt căn bản giữa các chế độ xã hội mở và tự do với chế độ toàn trị tàn bạo ở Trung quốc, ta hãy xem câu chuyện hài nhỏ có thể trả lời câu hỏi ấy. Năm 2010, nguyên nhà báo Triệu Liên Hải bị tù sau một phiên tòa vờ vịt trong đó anh bị phủ nhận khả năng chưng ra bằng chứng. “Tội” của Triệu không đầu độc mọi người. Đúng hơn là anh bị kết tội ”gây rối trật tự xã hội” vì đã cố đưa ra ánh sáng những kẻ giết người bằng melamine sau khi con anh bị mắc bệnh. Và đấy cũng lại thêm một lý do nữa vì sao Cộng hòa nhân dân Trung Quốc sẽ không bao giờ có thể bảo đảm cho chúng ta các sản phẩm an toàn hơn được.
Không như ở các nước dân chủ, nơi quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp là bất khả xâm phạm để giúp soi rọi mọi hành vi sai trái, Trung quốc dấu nhẹm mọi thứ--và cho tất cả những người phản kháng vào trại lao động cải tạo.
Những chất giết người bằng heparin của Trung quốc
Bây giờ, nếu bạn nghĩ rằng sự cố melamine là xưa rồi, thì không đâu! Cho đến tận bây giờ, các sản phẩm nhiễm độc melamine vẫn ngày càng nhiều vì nó thực sự đem lại lợi ích quá lớn khi được dùng làm chất phụ gia, cho dù nó tàn phá quả thận của con người.
Còn như bạn nghĩ rằng thủ đoạn kiếm lợi nhuận bằng việc sử dụng những chất nhiễm độc như melamine chỉ có trong thực phẩm, thì cũng không chỉ thế thôi đâu. Nếu xem tất cả những nơi mà chất giết người bằng heparin của Trung quốc có mặt thì phải hiểu là bọn con buôn bất lương Trung quốc cũng đang bận rộn làm nhiễm độc cả thuốc chữa bệnh cho chúng ta. Heparin là một loại thuốc chống đông máu dùng trong phẫu thuật tim, truyền máu, mổ tĩnh mạch cho đến thẩm tách thận. Nó được làm từ niêm mạc ruột heo. Trong thực tế, đây chính là con đường để Trung quốc tham gia vào hoạt động sản xuất heparin: là nước sản xuất thịt heo lớn nhất thế giới, Trung quốc luôn có nguồn cung ruột heo hầu như vô tận.
Để giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận, các nhà sản xuất Trung quốc đã bí mật thêm một chất tương tự như heparin, nhưng rẻ tiền và có thể gây chết người gọi là chondritin sulfate với hàm lượng sulfate vượt mức. Chất độc này có thể gây ra những phản ứng nghiêm trọng, đôi khi gây chết người-từ hạ huyết áp và thở gấp đến ói mửa và tiêu chảy.
Và đây là điều bẩn thỉu của trò lừa đảo này:
Chất gây độc heparin có cấu trúc hóa học rất gần với heparin thật đến nỗi rất khó bị phát hiện. Giá của nó rẻ hơn heparin thật 100 lần: 9 dollar so với 900 dollar mỗi pound! Vì giá cực thấp như thế, một số lô heparin giả có giá rẻ tới 50%!
Không đâu xa, hãy xem trường hợp cụ thể của anh Leroy Hubley ở Toledo, Ohio về cái chết bởi chất độc Trung quốc. Anh đã mất người vợ 48 tuổi vì nhiễm chất heparin giả. Chỉ một tháng sau đấy và trước khi phát hiện ra chất độc, con trai của Hubley, cùng bị bệnh thiểu năng thận như mẹ cháu đã trở thành nạn nhân của cùng trò giá rẻ bất lương của bọn Trung quốc.
Đến nay, chất độc heparin của Trung quốc đã giết hại hàng trăm người Mỹ và làm hàng ngàn người khác bị bệnh. Heparin kém chất lượng đã xuất hiện ở 11 nước khác, bao gồm Nhật bản, Đức, Ấn độ và Canada. Mặc dù nhà đương cục của cả Mỹ và Trung quốc đã nỗ lực kiểm soát, cho đến nay heparin kém chất lượng vẫn có mặt ở các phòng mổ và các trung tâm giải phẫu.
Bây giờ, chúng ta hãy tự hỏi : Vì sao mà nhiều tên Trung quốc ác độc lại sẵn sàng đầu độc thức ăn và thuốc men chỉ vì lợi nhuận? Câu trả lời của một học giả nổi tiếng Trung quốc đã chỉ ra một cách sâu sắc đối với vấn đề suy thoái đạo đức của tâm hồn Trung quốc. Theo Giáo sư kinh doanh Lưu Hải Đồng trong Tạp chí Quản lý và Tổ chức, vấn đề suy thoái đạo đức- và việc chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá- đã xảy ra do sự đổ vỡ các nguyên tắc Khổng giáo trong môi trường không có đạo đức và luân thường đạo lý của chủ nghĩa cộng sản Trung quốc.
Chính xác là sự suy thoái đạo đức, cùng với việc các viên chức chính quyền tham nhũng và luật pháp lỏng lẻo, đã thúc đẩy những người chế biến thực phẩm tích cực sử dụng chất độc hóa học để cải thiện mùi vị và bảo quản thực phẩm.
Thực tế là chính các nhà chức trách Trung quốc cũng đã tìm thấy những trò quái gở ấy trong những bát súp nóng có thêm formaldehyde để có vị ngon hay nước tương có pha thêm acid cloric và tóc để làm tăng nồng độ acid amin. Nhưng kẻ dã tâm Trung quốc còn làm xúc xích giá rẻ “tươi ngon” bằng cách cho cả thuốc trừ sâu cực độc vào. Lần sau, mỗi khi định ăn cái gì ngon ngon mà “ Made in China”, bạn hãy nhớ nhé!
Đôi khi đấy không phải là ám sát - chỉ là giết người thôi!
Bây giờ tôi nghĩ là đã rõ mọi vấn đề, nếu Trung quốc muốn sống trong thế kỷ 21 này, thì họ phải sản xuất theo những tiêu chuẩn như vậy.
- Thượng Nghị Sĩ Richard Durbin (D-IL)
Trong khi “ tội giết người cấp độ một ’’ là bản án trong những vụ án melamine hay heparin thì trong nhiều vụ khác, đấy chỉ là ’’ tội ngộ sát’’- tội giết người không có chủ đích trước’’. Vấn đề chủ yếu ở đây là khi Trung quốc đã trở thành công xưởng sản xuất của thế giới, thì họ cũng đồng thời trở thành bãi chứa chất thải nguy hại và là đất nước ô nhiễm nhất thế giới. Bãi rác cực lớn ấy giờ đây có nghĩa là mảnh đất Trung quốc dùng để nuôi dưỡng thế giới chứa đầy những chất gây ung thư, kim loại nặng, thuốc trừ sâu bất hợp pháp và những chất độc hại khác. Có nghĩa rằng việc chất độc từ mảnh đất Trung quốc đang chảy vào bữa ăn của người Mỹ, người Châu âu, người Nhật, người Hàn quốc nên là bằng chứng cho bất kỳ ai quan tâm.
Mỗi một quả táo Trung quốc cho một ngày đủ để làm cho các bác sĩ chuyên khoa ung thư của Mỹ bận rộn suốt cả ngày.
Hãy xem một ví dụ. Hộp nước ép ngon và đẹp mắt bạn đặt vào bữa trưa của con bạn. Thế là đã có môt cơ hội để bạn, thay vì đưa một lon nước có gas, đã cho con bạn uống một thứ có vẻ là ‘ tốt cho sức khỏe’’ chứa đầy thạch tín, một thứ kim loại nặng có thể gây ung thư. Đây là lý do tại sao :
Hơn 30 năm qua, các nhà xuất khẩu nước táo cô đặc Trung quốc đã tăng từ 10.000 thùng lên đến gần nửa tỷ thùng mỗi năm ; và ngày nay Trung quốc chiếm lĩnh hơn một nửa thị trường Mỹ. Điều chắc chắn là, giá của họ rẻ hơn giá của các nhà nông Mỹ. Nhưng có một lý do làm cho nó rẻ là vì các vườn cây Trung quốc dùng rất nhiều các loại thuốc trừ sâu bất hợp pháp có chứa thạch tín để rồi thấm vào cây và đọng vào trong quả.
Bạn muốn tách trà của bạn bình thường, không có chì chứ ?
Có một câu nói: ‘’ mọi thứ trà đều là trà Tàu cả.’’ Đúng thế, dù rằng khó tin! Một vị nguyên là Phó giám đốc Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã mô tả trên Đài tiếng nói quốc gia một phương pháp mà người Trung quốc đã sử dụng để làm khô lá trà như sau:
Người sản xuất rải ‘’lá trà trên một cái sân kho rất rộng rồi dùng xe tải cán lên cho chóng khô’’. Vì xe Trung quốc dùng xăng pha chì nên không có cách nào hiệu quả hơn thế để làm cho lá trà thơm ngon trở thành một thứ vũ khí giết người.
Chẳng có tí Sự thật nào trong các nhãn hiệu thực phẩm Trung quốc cả!
Ngoài ra, một trong những thói quen lừa đảo của những tên dã tâm Trung quốc là thường xuyên ghi sai nhãn cho các thực phẩm’ hữu cơ’. Không ngạc nhiên là các nhà nông Trung quốc luôn nóng lòng muốn nhảy vào thị trường thực phẩm hữu cơ Mỹ, nhưng sự thú nhận của một chủ cửa hàng Trung quốc đã nói lên tất cả:
Có khoảng chừng 30% các nông trại sản xuất thực phẩm hữu cơ thật và họ ghi nhãn hữu cơ trên đó.Tôi nghĩ chính quyền cần cải tiến công tác kiểm nghiệm. Nhưng giờ họ quá bận với an toàn thực phẩm nên chả còn sức đâu mà lo cho thực phẩm hữu cơ nữa.
Với sự thú nhận này thì không có gì đáng ngạc nhiên khi Walmart, Whole Foods, và các nhà bán lẻ khác phát hiện các sản phẩm tưởng là ‘hữu cơ’ của Trung quốc chứa đầy thuốc trừ sâu.
Bệnh cứng miệng vì đỗ xanh tại Nhật
Không phải chỉ có Hoa kỳ nói rằng Trung quốc đang thành nơi có độc. Hãy xem điều gì xảy ra với một nhà phân phối thực phẩm Nhật bản nhập khẩu trên 50.000 kiện đỗ xanh Trung quốc được cho là “ tươi ngon” từ Công ty thực phẩm Yên đài Bắc hải của tỉnh Sơn đông. Sau khi những người tiêu dùng bị nôn mửa rồi bị cứng miệng, các viên chức của Bộ Y tế Nhật bản đã tìm thấy nồng độ thuốc trừ sâu độc hại có trong đỗ xanh cao gấp gần 35.000 lần nồng độ cho phép!
Dĩ nhiên, chúng ta có thể ghi lại hết chuyện này sang chuyện khác về “cái chết bởi thuốc độc Trung quốc”. Chẳng hạn như vụ ở Châu Âu liên quan đến Vitamin A nhiễm vi trùng ở trong sữa dành cho trẻ sơ sinh. Người ta đã tìm thấy các viên vitamin tổng hợp nằm lẫn lộn với chì, mật ong, tôm và thuốc kháng sinh. Cũng phát hiện ra loại xi rô ho rẻ tiền được quảng cáo ầm ĩ chung với chất kháng đông đã giết hại hàng ngàn người trên thế giới. Những thí dụ như thế này giúp ta hiểu rõ vấn đề hơn. Điểm cuối cùng chúng tôi muốn làm rõ bằng ví dụ sau đây về ngành nuôi cá ở Trung quốc: trong bối cảnh các vấn đề môi trường liên quan đến thực phẩm và dược phẩm Trung quốc vẫn đang hiện diện cùng với hành vi thiếu đạo đức của các doanh nhân Trung quốc hoành hành ở khắp nơi, thì việc Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, Cục quản lý An toàn và Thực phẩm Châu Âu cũng như Ủy ban An toàn Thực phẩm Nhật bản kiểm soát được các sản phẩm nhập khẩu từ Trung quốc hầu như là bất khả thi. Trong thực tế, câu chuyện làm thế nào mà các nhà nuôi trồng thủy sản Trung quốc đã đè bẹp các đối thủ cũng như các nhà chức trách về an toàn thực phẩm chỉ đại diện cho một thế giới thu nhỏ các sai lầm của việc phụ thuộc vào thực phẩm và thủy sản Trung quốc!
Không phải chỉ có người Trung quốc sống trong điều kiện đông đúc chật chội.
Các dòng nước của chúng tôi ở đây quá bẩn. Đơn giản là vì có quá nhiều cơ sở nuôi trồng thủy sản trong vùng này. Tất cả họ đều xả nước bẩn ra đây, làm ô nhiễm các trang trại khác
- Triệu Diệp, nông dân nuôi lươn và tôm ở Phúc Kiến, Trung quốc.
“Câu chuyện về thủy sản” Trung quốc không may lại hoàn toàn là sự thật này bắt đầu ở miền Đông Nam Hoa Kỳ, nơi mà trong những năm 90 việc nuôi cá da trơn miền Nam là một trong những câu chuyện thành công lớn của ngành thủy sản Mỹ. Thế rồi con rồng Châu Á bước vào.
Như chúng ta sẽ thảo luận kỹ hơn trong Phần II, ”Những vũ khí tiêu diệt việc làm”, các doanh nghiệp Trung quốc kiếm lợi nhuận bằng mọi trò lừa đảo trong kinh doanh, và các cơ sở nuôi thủy sản của Trung quốc không phải là ngoại lệ. Thật vậy, bắt đầu vào những năm đầu của thế kỷ 21, dưới sự tấn công dữ dội của ngành xuất khẩu được trợ cấp của Trung quốc, nhiều cơ sở nuôi trồng thủy sản Hoa Kỳ ở các tiểu bang như Louisiana, Mississippi, và Alabama đã thực sự hoàn toàn biến mất.
Ngày nay, Trung quốc là nhà cung cấp thủy sản nuôi trồng số một thế giới và chiếm lĩnh các thị trường cá da trơn, cá tilapia, tôm, và lươn. Tuy nhiên, các cơ sở nuôi trồng thủy sản Trung quốc cho chúng ta một hình ảnh thôn quê xa lạ với hòa bình và thiếu hòa hợp với thiên nhiên, Hơn thế nữa, họ còn dự định tạo ra một cơn ác mộng của sự bẩn thỉu kinh người do quỉ satan dẫn dắt.
Sự bẩn thỉu của các cơ sở thủy sản bắt đầu bằng sự kiện chỉ có dưới một nửa nước Trung Quốc là có cơ sở xử lý chất thải. Vậy thì cái cách thức mà những thứ do người thải ra này- cùng với không biết bao nhiêu thuốc trừ sâu, phân bón, bùn than, thuốc kháng sinh, thuốc nhuộm, và các chất gây ô nhiễm khác- tìm được đường đến bữa cơm tối thứ sáu ở nhà bạn thật đáng để chúng ta được biết.
Con đường dẫn đến chứng đau bụng này bắt đầu từ thượng nguồn sông Dương tử, chạy hơn 3.000 dặm đường sông đến đồng bằng phía đông Trung quốc. Và chính tại đây, phần lớn thủy sản nhiễm bẩn được nuôi để xuất sang Mỹ, Châu Âu, Nhật bản và các nước khác.
http://www.vietlist.us/Images_abd2/china_polution6.jpg (http://www.vietlist.us/Images_abd2/china_polution6.jpg)
Chất thải kỹ nghệ từ nhà máy thép Henan Anyang chảy vào sông Anyang
Nằm dọc theo dòng Dương tử, những thành phố lớn đang phát triển như Thành đô và Trùng khánh đổ thẳng ra sông hàng tỷ tấn chất thải chưa qua xử lý từ người, động vật và cả chất thải công nghiệp. Đống độc hại này sau đấy lại có thêm thời gian để lên men và nhũn ra khi dồn về hồ chứa đằng sau đập Tam Hiệp, phía bên dưới tỉnh Trùng khánh.
Chuyến đi 3 ngày bằng du thuyền “hạng sang” xuôi dòng Dương tử từ Trùng khánh đến Đập Tam Hiệp-như nhiều du khách Mỹ vẫn thường đi- thực ra là để nếm trải cơn ác mộng về môi trường đang bị đe dọa.
Nước hồ ánh lên một màu xanh kỳ quái và thỉnh thoảng bốc mùi hôi hám dưới một đám khói thường trực từ những nhà máy chạy bằng than đá. Giống như “ con chó không sủa” của Sherlock Holmes, sự thiếu vắng hầu như hoàn toàn của các giống chim le le, rùa, và loài vật lưỡng cư -chưa kể đến những con cá heo sông màu hồng một thời trước đây thường vui đùa và là biểu tượng của dòng sông nay đã tuyệt chủng- cho thấy mức độ ô nhiễm nghiêm trọng của một trong những con sông -và là nguồn cung cấp nước ngọt- lớn nhất Trung quốc.
Còn hỏi tại sao câu chuyện này lại liên quan đến thủy sản Trung quốc mà bạn ăn ở Mỹ, hãy nhớ rằng chính những đống mùn rác trên dòng Dương tử, cũng như nước từ những con sông Châu giang và Hoàng hải bất hạnh, đang đổ vào những cơ sở nuôi trồng thủy sản xuất khẩu ở bờ Đông Trung quốc. Lẽ dĩ nhiên, vì lươn, cá, tôm của Trung quốc được nuôi trong điều kiện độc hại như vậy, con người sẽ bị nhiễm đủ loại vi trùng và ký sinh trùng.
Học giả Trung quốc Lưu chính Linh ghi nhận:
Các điều kiện để nuôi trồng thủy sản ở Trung quốc thật tệ hại: Những người sản xuất dồn chặt vào bể nuôi hàng ngàn loại cá, tôm để có sản lượng cao nhất. Điều này tạo ra một lượng lớn chất thải làm ô nhiễm nước và truyền những bệnh có thể giết hết cả mẻ cá nếu không được xử lý. Cho dù căn bệnh không giết hết tôm cá trong bể nuôi, thì những loại vi trùng còn đấy như Vibrio, Listeria, hay Salmonella vẫn có thể làm cho những người ăn phải tôm cá bị nhiễm bệnh.
Để xử lý môi trường nuôi, những người nuôi cá Trung quốc thường bơm đủ loại kháng sinh, thuốc kháng nấm, thuốc kháng khuẩn và thuốc nhuộm vào nước đã bị ô nhiễm. Những độc chất này, không tránh khỏi việc ngấm vào thịt sinh vật, bao gồm từ lục malachit, chloramphenicol, fluoroquinolones cho tới nitrofurans, thuốc ngừa thai, thuốc tím gentian. Chúng có thể gây ra đủ thứ bệnh từ ung thư, các bệnh hiếm gặp như bệnh thiếu máu cho tới việc làm suy giảm khả năng sử dụng kháng sinh chữa bệnh của cơ thể con người.
Trên cả những sự vi phạm trắng trợn này, các nhà máy chế biến thúy sản Trung quốc còn thường xuyên dùng những chất như khí carbon monoxide để làm cho miếng fi-lê cá có màu đỏ tươi. Việc này không những làm tăng vẻ ngoài hấp dẫn của sản phẩm mà còn che dấu được những sản phẩm đã hư hỏng. Bạn hãy nhớ kỹ trò lừa đảo nhỏ mọn này mỗi khi bạn thấy một miếng cá Trung quốc đỏ tươi và nghĩ rằng nó được “làm đông lúc còn tươi nguyên”.
Tất nhiên là ở Trung quốc, “ cái gì dân Mỹ dùng được thì thường lại không phải là cái mà dân Tàu dùng được”. Thật vậy, cái kiểu “tô son điểm phấn” này chịu những hình phạt rất nặng nếu dùng cho thủy sản phục vụ thị trường nội địa Trung quốc.
Bây giờ là điểm quan trọng hơn trong câu chuyện về thủy sản Trung quốc- và mới thực sự là điều duy nhất bạn cần nhớ: Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ thiếu nhiều nhân viên đến nỗi mặc dù họ kiểm soát 80% nguồn cung thực phẩm của Mỹ, họ chỉ có thể kiểm tra dưới 1% thực phẩm nhập khẩu. Đúng là bởi lý do này mà mỗi khi bạn ăn bất cứ thứ gì xuất xứ từ Trung quốc thì có nghĩa là bạn đang chơi “trò nguy hiểm với thức ăn Trung quốc” đấy. Và chính phủ Trung quốc cũng như nhà đương cục Hoa kỳ đều không thể bảo đảm an toàn cho bạn được!
Bán than giả cho Newcastle.
Một vài công ty Trung quốc hiện đang sản xuất và bán số lượng lớn gạo giả cho những dân làng không biết chuyện. Theo một báo cáo đăng trên tờ Tuần san Hongkong ấn bản tiếng Hàn, những người sản xuất đã trộn khoai tây, khoai lang và nhựa công nghiệp để làm gạo giả.
- Natural News
Chúng tôi có thể sẽ thiếu trách nhiệm khi kết thúc chương này mà không chia sẻ với bạn hai trong số những ví dụ về trò giả mạo sản phẩm vô liêm sỉ gần đây của Trung quốc. Những ví dụ này đưa ra lời cảnh báo là nếu các doanh nhân Trung quốc sẵn sàng làm giả đối với dân chúng của họ, thì sao chúng ta lại mong họ cung cấp cho mình những sản phẩm, thực phẩm và dược phẩm an toàn?
Ví dụ thứ nhất là về âm mưu làm gạo giả bán cho dân quê nghèo. Trong trò lừa lợi dụng lòng tin của người dân này, những kẻ làm giả trộn một hỗn hợp khoai tây và khoai lang rồi ép khuôn thành hình những hạt gạo. Sau đó nhựa tổng hợp được thêm vào để giữ nguyên hình cho hạt gạo. Kết quả là bạn có thể nấu thứ gạo này hàng giờ mà nó vẫn cứng và dòn. Một viên chức của Hiệp hội Nhà hàng Trung quốc cho rằng ăn ba bát gạo quỉ quái này cũng bằng nuốt hết một cái túi plastic. Và bạn nghĩ rằng cám gạo đã đóng cứng trong ruột mình
Trong ví dụ thứ hai thì âm mưu được thực hiện trong những tỉnh lớn của Trung quốc, bao gồm các tỉnh Cam túc, Hà nam, Thanh hải, Sơn tây và Tứ xuyên. Trong trò lừa đảo này, người ta thêm hương vị và mùi thơm giả vào gạo thường để làm cho nó có hương vị giống như loại gạo thơm Vũ xương đắt tiền.
Chỉ cần thêm nửa ký hương thơm thì người chế biến gạo Trung quốc có thể tạo mùi hương cho 10 tấn gạo. Âm mưu này bị bại lộ khi các phương tiện truyền thông Trung quốc công bố một báo cáo thống kê khôi hài:
Mỗi năm, nông dân trồng được 800.000 tấn gạo Vũ xương, nhưng bán ra thị trường những hơn 10 triệu tấn!
Không hề thấy một sự hối hận nào từ thủ phạm của những trò lừa đảo này. Khi buộc phải đối chất, phát ngôn viên của một công ty bị bắt quả tang làm gạo giả chỉ nói:” Gạo giả bán rất chạy vì giá rẻ so với gạo thật”. Thật là những kẻ vô đạo đức có trách nhiệm xã hội cao!
(còn tiếp)
khieman
03-25-2014, 04:58 PM
(tiếp theo)
Chương 3
Chết bởi đống đồng nát Trung Quốc:
Bóp nghẹt trẻ em của chúng ta từ trong nôi của chúng
http://tiasang.com.vn/DesktopModules/VietTotal.Articles/ImageHandlerLarge.ashx?width=165&height=250&HomeDirectory=%2fPortals%2f0%2fVietTotal.Articles% 2fKinhte%2f&fileName=poorly-made.jpg&portalid=0&i=3990&q=1 (http://tiasang.com.vn/DesktopModules/VietTotal.Articles/ImageHandlerLarge.ashx?width=165&height=250&HomeDirectory=%2fPortals%2f0%2fVietTotal.Articles% 2fKinhte%2f&fileName=poorly-made.jpg&portalid=0&i=3990&q=1)
Thực phẩm, hàng dỏm và hàng rẻ
Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất về Thủy sản cho Hoa Kỳ, cung cấp then chốt về thịt gà và chiếm 2/3 lượng trà thế giới đang dùng, cung cấp hơn 60% nước táo đặc, 50% tỏi và những số lượng đáng kể về mọi thứ từ lê đóng hộp và nấm đóng hộp đến mật ong thường và mật ong chúa.
Trung Quốc còn là nơi sản xuất 70% pennicillin của thế giới, 50% aspirin và 33% Tylenol. Các công ty dược phẩm Trung Quốc cũng chiếm lĩnh nhiều thị trường thế giới về kháng sinh, enzyme, acid amino, thuốc bổ. Trung Quốc còn chiếm lĩnh đến 90% thị trường thế giới về Vitamin C, đóng vai trò hàng đầu trong việc sản xuất Vitamin A, B12 và E, bên cạnh những thành tố gốc trong các thuốc mutivitamins.
Những thực phẩm và dược phẩm nói trên của Trung Quốc mang đầy chất độc. Đó là lý do tại sao thực phẩm và thuốc men của Trung Quốc luôn luôn bị nêu tên đầu bảng trong số những món bị chận lại ở các cửa khẩu và thu hồi bởi Cơ quan thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ và Cơ quan an toàn Thực phẩm Âu Châu. Tác giả đã liệt kê một số những vụ án liên quan đến việc gian thương Trung Quốc đầu độc người tiêu dùng như sau:
Thứ nhất là vụ bỏ chất Melanine trong sữa.
Chất Melanine thực sự là một hóa chất có giá trị – khi nó không được lén lút bỏ vào thức ăn. Nếu bỏ chất melanine vào trong thức ăn cho gà, chó mèo, sữa, hay sữa bột trẻ em thì nó phá hủy hai trái thận nhanh hơn bất kỳ thứ gì khác. Sở dĩ gian thương Trung Quốc cho melanine vào trong thực phẩm vì số lượng nitrogen cao trong melanine sẽ làm tăng chỉ số chất đạm (protein). “Sự giả mạo protein của Trung Quốc” như thế, nhằm đánh lừa những nhân viên kiểm tra thực phẩm về độ protein trong các thực phẩm. Vì melanine rẻ hơn protein rất nhiều, pha chế thêm melamine sẽ mang lại nhiều tiền cho bọn tội phạm. Năm 2008 có gần 300 ngàn trẻ em Trung Quốc bị bệnh và sáu trẻ em chết vì 22 hãng sữa Trung Quốc âm mưu bỏ chất melanine vào sữa nước và sữa bột trẻ em.
Thứ hai là vụ bỏ chất Heparin vào thức ăn.
Chất Heparin là một hoạt chất chống đông máu rất phổ thông trong những vụ giải phẫu và chuyền máu cũng như lọc thận, được tinh chế từ màng nhờn của ruột heo. Để tăng lời, gian thương Trung Quốc đã bỏ thêm vào heparin một chất có hoạt tính tương tự như heparin nhưng nguy hiểm chết người, đó là chất chondroitin sulfate với nồng độ sulfate quá tải, đưa đến những phản ứng trầm trọng có thể giết người như hạ áp huyết, thở rút, nôn mửa và tiêu chảy. Điều đáng ghê sợ là tà chất này rất giống heparin khiến việc điều tra tạp chất heparin rất khó khăn; tà chất này lại rẻ gấp 100 lần với giá trung bình $9 một pound so với heparin $900 một pound. Lòng tham vô đáy của gian thương khiến họ đã trộn tới 50% hóa chất giả này trong thuốc heparin bán trên thị trường. Cho tới nay, thuốc heparin của Trung Quốc đã giết hằng trăm người Mỹ và làm hằng ngàn người trọng thương.
Thứ ba là thức ăn Trung Quốc bị ô nhiễm trầm trọng.
http://baotreonline.com/images/stories/BAOTREONLINE/TINTUC/TDP/hiemhoa-trungquoc-11.jpg (http://baotreonline.com/images/stories/BAOTREONLINE/TINTUC/TDP/hiemhoa-trungquoc-11.jpg)
Giặt giũ, rửa bát trên một dòng sông nhiễm bẩn
Sự ô nhiễm môi trường với các chất thải độc địa ngấm sâu vào đất đai, nước uống, không khí … khiến Trung Quốc – cái nôi sản xuất của thế giới và cũng là môi trường ô nhiễm tệ nhất hoàn cầu – biến thành địa điểm xuất cảng những thức ăn và sản phẩm nhiễm độc tố đủ loại từ chì, chất hóa học, thuốc trừ sâu bọ, kim loại, thủy ngân….. Ví dụ Hoa Kỳ nhập khẩu nước táo từ Trung Quốc mỗi năm lên đến 500 triệu gallons có chứa độc tố arsenic, một chất kim loại nặng có thể tạo ung thư nằm trong đất trồng táo tại Trung Quốc. Hoặc những loại trà nhập khẩu từ Trung Quốc có chứa chất chì vì bọn gian thương Trung Quốc đã trải lá trà ra trên sàn một nhà kho vĩ đại rồi lái xe truck lên trên để khói thải từ ống bô của xe làm trà mau khô hơn. Vì Trung Quốc dùng xăng có chì, không có cách nào hữu hiệu hơn để biến những lá trà xanh thành một loại vũ khí giết người hàng loạt. Ngoài ra, gian thương Trung Quốc còn làm gạo plastic bán cho những người dân làng nghèo đói Trung Quốc: Theo một giới chức của Hiệp Hội Tiệm Ăn Trung Hoa thì “ăn ba chén cơm gạo này sẽ tương đương với việc nuốt nguyên một bịch ny lông”.
http://xmedia.nguoiduatin.vn/2013/04/29/f585e8120f975de0b3ce9aff38cc6426-gao-trung-quoc.jpg (http://xmedia.nguoiduatin.vn/2013/04/29/f585e8120f975de0b3ce9aff38cc6426-gao-trung-quoc.jpg)
Gạo Trung Quốc được làm bằng nhựa tổng hợp
xuất ra nước ngoài, trong đó có Việt Nam
Chết Bởi Hàng Dỏm, Hàng Rẻ Tiền Của Trung Quốc.
Hàng hóa của Trung Quốc có một đặc điểm chung là giá rẻ (người ta hay nói đùa là giá rẻ hơn bèo). Chính vì giá rẻ nên người ta không cần cân nhắc, so đo giá cả khi mua và vì thế theo tác giả đã xảy ra rất nhiều tai nạn cho người tiêu thụ như:
-Bạn gãy cổ khi một cái vè chắn bùn tồi trên xe đạp rơi vào bánh xe và ném bạn qua tay lái.
-Đứa con trai của bạn đang chơi bóng chày và bị một quả bóng rơi ngay trên “mũ an toàn” – cái mũ vỡ tan tành khi bị quá bóng rơi trúng; đầu cháu bị thương tích.
-Một người khách ngồi xem trận đấu Super Bowl bị phỏng tay vì cái Remote TV bị bốc cháy trong tay.
-Nhà người láng giềng của bạn bị cháy rụi vì cái quạt bị chạm điện.
-Người bạn thân nhất của bạn bị thương khi điện thoại di động trong túi phát nổ và bắn mảnh vào tim.
http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=590043 (http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=590043)
Lồng đèn nhựa Trung Quốc tiếp tục chiếm lĩnh thị trường mùa trung thu năm nay.
Trong ảnh: tràn ngập lồng đèn nhựa Trung Quốc ở đường Lương Như Học, Q.5, TP.HCM
Ảnh: T.T.D.
Sở dĩ gian thương Trung Quốc không quan tâm đến yếu tố an toàn cho người tiêu thụ và các nhà sản xuất Trung Quốc không sợ bị trừng phạt vì có bị kiện ra tòa họ cũng được nhà nước Bắc Kinh bao che và nhất là rất khó theo đuổi một vụ kiện đòi bồi thường tại Hoa Kỳ hay tại Trung Quốc. Ngoài ra, cán bộ kiểm phẩm an toàn của Trung Quốc đã bị mua từ trên cao xuống đến thấp. Đây là bộ máy tham ô và tồi bại nhất thế giới. Tác giả đã nêu ra một số tai hại gây ra bời những hàng dỏm của Trung Quốc như sau:
Thứ nhất là vụ tường tiền chế (Drywall) của Trung Quốc. Bọn gian thương Trung Quốc đã pha vào thạch cao những tro phế thải từ các nhà máy Trung Quốc chạy bằng than có nồng độ lưu huỳnh cao, để sản xuất ra tường tiền chế bán sang Hoa Kỳ. Chất độc lưu huỳnh trong tường tiền chế của Trung Quốc không những làm không khí trong nhà ngửi giống như trứng thối và tấn công hệ thống khí quản, mà chất ga lưu huỳnh rất mạnh nên còn làm xói mòn các đường ống, và làm hỏng các máy móc và hệ thống quạt, sưởi, điều hòa không khí, biến nữ trang bằng bạc thành màu đen, và giết chết chó mèo trong nhà. Tường tiền chế làm từ Trung Quốc đã được phát hiện trong khoảng 100 ngàn căn nhà mới tại nhiều tiểu bang ở Hoa Kỳ.
Thứ hai là vụ chì trong đồ chơi trẻ con. Chất chì cho vào sơn làm khô rất nhanh và do đó làm giảm đáng kể chi phí sản xuất. Chì cũng là chất có giá thành thấp và mềm dẻo hơn thay thế cho các kim loại đắt tiền hơn như niken và bạc trong các sản phẩm như đồ trang sức và nữ trang rẻ tiền. Nhưng, chất chì tấn công trẻ con khốc liệt vì bộ óc và cơ thể đang phát triển của chúng rất nhạy cảm dù với lượng tương đối nhỏ của kim loại nặng. Chỉ từ những lượng chì rất nhỏ, trẻ con có thể bị những thương tổn không thể hồi phục được, mà trong cuộc sống sau này chúng sẽ sinh ra bất cứ thứ bệnh gì, từ rối loạn thiếu sự tập trung và tính hiếu động thái quá, cho đến hành xử tội phạm, phình não, và hư hoại cơ quan trọng yếu.
Thứ ba là chất độc Cadmium trong đồ chơi trẻ em. Chất cadmium là một chất độc hại khủng khiếp. Chất này có thể sinh ra ung thư, sinh ra các phản ứng hô hấp rất nghiêm trọng như viêm phổi độc tính và đau phổi. Cadmium cũng có thể hút mật độ của các tỷ trọng chất khoáng (mineral) ra khỏi xương, do đó gây ra cơn đau xương sống và khớp trầm trọng trong khi làm tăng các rủi ro gãy xương; và có thể gây ra rối loạn hoạt động thận dẫn đến hôn mê. Gian thương Trung Quốc dùng chất này sơn lên trên các đồ trang sức bán cho trẻ em vì khó phát hiện hơn chì và làm màu sắc óng ả. Trong năm 2010, Walmart đã bị phát giác việc bán các vòng/dây chuyền cho trẻ em có pha cadmium, được sản xuất để mô phỏng các nhân vật trong bộ phim Disney Công Chúa và Chú Ếch.
Thứ tư là lừa bịp chất lượng. Bên cạnh việc sử dụng chất độc trong sản phẩm, các gian thương Trung Quốc còn nổi tiếng trên thế giới là “hàng dỏm”, tức hàng thiếu chất lượng. Sự lừa bịp chất lượng này diễn ra bằng cách ở giai đoạn đầu, công ty sản xuất Trung Quốc chế tạo ra một loạt hàng mẫu đúng chất lượng theo yêu cầu của công ty Mỹ.
Thế là công ty Mỹ hài lòng và đã ký hợp đồng sản xuất với công ty Trung Quốc với một khối lượng sản phẩm nhất định trên cơ sở hàng tuần hoặc hàng tháng vì giảm giá thành đến 50%. Sau đó, nhà sản xuất Trung Quốc bắt đầu thay thế các nguyên vật liệu hay các bộ phận bằng những thứ phẩm chất kém như là một phương cách gia tăng lãi suất. Bớt một chút chỗ này, cạo một tý chỗ kia; nhưng không bao giờ bớt quá nhiều trong một lần để khỏi bị phát hiện. Thí dụ về một trường hợp “cắt xén” liên quan tới vỏ bánh xe đã gây tai nạn chết người tại Hoa Kỳ khiến hàng chục triệu vỏ xe đã bị thu hồi.
(còn tiếp)
khieman
03-26-2014, 05:02 PM
(tiếp theo)
Phần 2
Những Vũ khí hủy diệt việc làm
Chương 4
Cái chết đối với cơ sở sản xuất và chế tạo Mỹ:
Tại sao chúng ta không giải trí hay làm việc ở Peoria[1] nữa?
Trung Quốc đã trở thành một thế lực tài chính và thương mại trọng yếu. Nhưng, không hành xử như các nền kinh tế lớn khác. Thay vào đó, Trung Quốc đi theo chính sách trọng thương hám lợi, cố giữ thặng dư thương mại ở một mức cao giả tạo. Và trong nền kinh tế thế giới bị đình trệ như hôm nay, học thuyết này, nói toạc móng heo ra là, đi ăn cướp.
- Paul Krugman, Nhà Kinh tế học đoạt giải Nobel năm 2008.
Ở thập niên vừa qua, ngồi chễm chệ trên con ngựa thành Trojan của tự do thương mại, một Trung Quốc "ăn cướp" đã đánh cắp hàng triệu công ăn việc làm về lĩnh vực sản xuất và chế tạo ngay trước mũi chúng ta. Nếu lấy lại được số lượng công việc này, thì tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ sẽ thấp hơn con số 5% thay vì gần hai con số như hiện nay, ngân quỹ của chính phủ sẽ được cân bằng, và đất nước ta có thể có một tương lai tươi sáng hơn những gì mà chúng ta hiện nay nhìn thấy. Câu hỏi đặt ra rõ ràng là:
"Tại sao chúng ta, ở vị thế một Quốc gia, lại thể hiện một cách quá thụ động bên cạnh bộ mặt của một trong những kẻ ăn cắp vĩ đại nhất của lịch sử kinh tế thế giới: Có phải Trung Quốc là kẻ cắp của nền sản xuất và chế tạo Mỹ?"
Bạn có thể nói rằng "Ô hay, sao lại vội vã nói như thế!", "Trung Quốc đã lấy các công ăn việc làm của người Mỹ một cách công bằng và chính đáng thông qua việc sử dụng lực lượng lao động rẻ tiền và kỹ luật mà". Vâng đúng thế, đây cũng chính là những luận giải vòng vo tam quốc của các nhà biện hộ Trung Quốc, những người thậm chí đã từ chối sự thật về sự tồn tại của các mưu mô và thủ đoạn thương mại bất bình đẳng [2].
Thật ra, nếu bạn nghiên cứu kỹ về nguồn lực thực sự về lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc, sẽ thấy rất rõ ràng rằng, hơn một nửa lợi thế này đến từ một ma trận phức tạp gồm 8 thủ đoạn thương mại bất bình đẳng, mỗi mưu mô và thủ đoạn này được che đậy dưới những định chế thông thường của tự do thương mại. “8 Vũ Khí Hủy Diệt Việc Làm Hàng Loạt" siêu việt này gồm có:
1. Mạng lưới tinh vi về trợ cấp xuất khẩu bất hợp pháp.
2. Một nền tiền tệ được điều khiển khôn ngoan và phá giá thô thiển.
3. Giả mạo trắng trợn, vi phạm, và cướp công khai gia tài Sở hữu trí tuệ của Mỹ.
4. Chính sách thiển cận khó tin của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, sẵn sàng đánh đổi việc phá huỷ môi trường, chỉ để kiếm thêm một vài đồng tiền, nhằm đạt được lợi thế về chi phí sản xuất.
5. Các tiêu chuẩn an toàn và bảo vệ sức khỏe cho công nhân cực kỳ lỏng lẻo, quá thấp so với tiêu chuẩn yêu cầu quốc tế, là nguyên nhân gây ra hàng loạt các chứng bệnh về phổi, tàn phế chân tay, và vô vàn các bệnh ung thư không chỉ do tai nạn và rủi ro nghề nghiệp gây ra, mà là hệ quả tất yếu [3].
6. Biểu thuế quan phi pháp, hạn ngạch nhập khẩu và những định chế giới hạn đối với xuất khẩu các nguyên vật liệu thô quan trọng, từ Antimon tới Kẻm, được thực thi chẳng theo luật lệ nào cả. Việc này được coi như là một thủ đoạn chiến lược, nhằm kiểm soát ngành công nghiệp nặng và luyện kim của cả thế giới.
7. Định giá ăn cướp và dùng các thủ đoạn “Phá giá” để loại các đối thủ nước ngòai ra khỏi những thị trường tài nguyên trọng yếu, sau đó lừa gạt và móc túi khách hàng bằng chính sách làm giá độc quyền [4].
8. " Vạn Lý Trường Thành Bảo Hộ " lững lẫy tiếng tăm, được tạo ra nhằm không cho các đối thủ cạnh tranh nước ngoài thiết lập cơ sở buôn bán và làm ăn trên đất của người Trung Quốc.
Không còn nhầm lẫn gì nữa. Đây chính là những vũ khí kinh tế thực sự với khả năng phát hỏa rất đáng quan tâm. Việc liên tục phát hỏa của những vũ khí này vào nền sản xuất và chế tạo của Mỹ đã dẫn tới đóng cửa hàng ngàn nhà máy và biến hàng triệu nhân công Mỹ thành những nạn nhân không chủ ý - tất cả đều nằm dưới lá cờ lừa đảo mang tên "Tự do Thương mại".
Tại sao chẳng có cái gì "Tự do" khi nói về Tự do Thương mại với Trung Quốc
Nếu bạn muốn tìm hiểu cái gì không thuộc về tự do thương mại, thì hãy cố đọc bất kỳ cuốn sách kinh tế nào mà bọn trẻ đang sử dụng trong các trường học hôm nay. Có lẽ đôi mắt của các bạn sẽ trợn ngược, đầu thì lảo đảo quay tròn, và dạ dày thì cuộn lên, bởi vì nội dung của những cuốn sách giáo khoa này quá khác biệt với thực tế của vũ đài thương mại toàn cầu. Điều này cũng giống như việc Thánh Gandhi[5] đã thay Lý thuyết gia về quân sự Clausewitz [6] bằng Tôn Vũ [7] trong các lớp học về chiến lược quân sự.
Thực tế, mặc dù có vô vàn bằng chứng trái ngược, những cuốn giáo trình này vẫn tiếp tục tung hô về những ưu việt của tự do thương mại, và cái mà người ta gọi là "lợi ích của thương mại" [8] mà tất cả chúng ta cần phải được thừa hưởng. Nhưng dưới đây là những gì mà các bộ máy tuyên truyền vô tâm đã không nhận thức được: Về mặt lý thuyết thì tự do thương mại rất tốt, nhưng tự do thương mại lại hiếm khi tồn tạo trong thế giới thực tại. Những điều kiện để có được tự do thương mại như thế không thể tìm thấy trên trái đất này, mà chúng có thể tồn tại và được tìm thấy ở một vương quốc không có lực ma sát và không khí, được giả định bởi giáo trình Vật lý trung học cơ sở.
Trong trường hợp của Trung Quốc và Mỹ, cái lý thuyết tự do thương mại đầy sức cám dỗ này rất gần với việc "kết hôn": Nó sẽ vô dụng và chết yểu nếu nước này lừa đảo nước kia. Thay vì điều này, khi mà Trung Quốc “đính hôn” với 8 thủ đoạn thương mại bất bình đẳng được mô tả ở chương này, trò chơi "Cả hai cùng có lợi" mà ở đó cả hai quốc gia đều giả định là sẽ cùng thắng, biến nhanh thành trò chơi “Kẻ thắng Người thua" mà ở đó có một người thắng lớn, còn người kia thì thua lỗ và suy vong [9]. Theo cách này, "tự do thương mại" giữa Con Rồng và Chú Sam, đơn giản đã trở thành câu mật mã "Cái chết đến với cơ sở sản xuất và chế tạo Hoa Kỳ".
Nếu người Trung Quốc xây dựng cơ sở sản xuất, sẽ không có việc làm cho người Mỹ [10]!
http://graphics8.nytimes.com/images/2010/09/16/opinion/Friedman_New/Friedman_New-articleInline.jpg (http://graphics8.nytimes.com/images/2010/09/16/opinion/Friedman_New/Friedman_New-articleInline.jpg)
Thomas Friedman
Tại sao chúng tao lại quan tâm tới việc đánh mất cơ sở sản xuất và chế tạo của Mỹ? Rõ ràng là chúng ta đã từng nghe các học giả uyên thâm như Thomas Friedman của cuốn Thế giới phẳng rằng tương lai phồn thịnh của Mỹ nằm ở việc mở rộng nhanh công ăn việc làm trong lĩnh vực dich vụ mà? Và những cái đầu biết nói như Fareed Zakaria của tờ Newsweek và thậm chỉ cả James Fallows của tờ Altantic luôn luôn nhắc đi nhắc lại rằng việc chuyển dịch công ăn việc làm trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo từ Mỹ và Châu Âu tới các nước có thu nhập thấp như Trung Quốc và Ấn độ là vấn đề không thể tránh được, cũng như việc thủy chiều triều lên và mặt trời lặn. Những điều này mà chúng ta chưa từng nghe hay sao?.
Vâng, tất nhiên chúng ta đã bị ép buộc phải nuốt món ăn này. Nhưng các nhà báo như Fallows, Friedman và Zakarira, xin lỗi chơi chữ một chút ở đây, bọn họ đều sai lầm một cách “ngang bằng và phẳng lỳ” như nhau cả thôi [11]. Những gì mà những học giả tịt ngòi này, cùng với những tác giả đồng hạng và quan điểm như họ, tất cả đều mắc sai lầm ở chổ, họ đã không nắm vững một trong những nguyên lý căn bản nhất của Kinh tế học:
Nhân công người Mỹ có thể cạnh tranh với nhân công ở các nước có thu nhập thấp ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, miễn là họ phải hiệu quả và ưu việt hơn - và khi chiến trường tự do thương mại được san bằng!.
Dưới đây chính là vũ khí và lợi thế cạnh tranh của nhân công Mỹ: sử dụng máy móc cao cấp hơn, công nghệ hiện đại hơn, và áp dụng các quy trình sáng tạo nhằm gia tăng năng xuất lao động. Với việc đạt hiệu quả sản xuất cao nhất trên thế giới, các nhân công áo xanh của nền sản xuất và chế tạo Mỹ đã luôn luôn có thể có được một khoản thu nhập khá, và vì thế họ có thể chu cấp và tạo ra cho chính họ những phiên bản mới của Giấc mơ Mỹ [12].
Tuy nhiên, giấc mơ áo xanh của người Mỹ, mơ về những hàng rào kín cổng cao tường mầu trắng và con cái được học hành ở giảng đường đại học, đã biến thành hồn ma ác mộng, bởi vì cho dù người Mỹ hôm nay làm việc trị giá như thế nào đi nữa, họ không thể tự bảo vệ mình trước “8 Vũ khí Hủy diệt Việc làm Hàng loạt” của Trung Quốc. Thực tế, trước đây nền công nghiệp sản xuất và chế tạo của Mỹ chiếm 25% tổng sản phẩm quốc nội GDP [13], thì hôm nay con số này đã bị chìm xuống mức chỉ khoảng 10%.
Đây không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, vì Trung Quốc đã làm trống rỗng nền sản xuất và chế tạo của Mỹ một cách có hệ thống, nền kinh tế của Trung Quốc đã tăng trưởng ở một con số kinh ngạc là 10% mỗi năm. Ngược lại, trong thập niên vừa qua, Submitmức tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ chỉ là 2.4%. Cần phải lưu ý rằng, con số tăng trưởng 2.4% này trong những năm 2000 thấp hơn 3.2% so với tỷ lệ tăng trưởng chung của Mỹ từ năm 1946 tới năm 1999.
Bạn có thể nói “việc chỉ giảm có 0.8% về tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm trong suốt thập niên vừa qua chẳng có khác biệt là bao nhiêu cả”. Nhưng vấn để là ở chỗ này [14]. Cái con số khác biệt 0.8% ở đây tương đương với việc đánh mất khoảng 1 triệu công ăn việc làm mỗi năm, và cứ tích lũy lại, thì chúng ta đã đánh mất hơn 10 triệu việc làm trong thập niên vừa qua. Rõ ràng đây không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, nó gần như chính xác với con số công ăn việc làm mà chúng ta cần phải có để có thể vực dậy nền kinh tế Mỹ, với đầy đủ công ăn việc làm và sản xuất ở mức tiềm năng cao nhất có thể đạt tới.
http://www.usnews.com/dims4/USNEWS/62eb7d7/2147483647/resize/652x%3E/quality/85/?url=%2Fcmsmedia%2F5a%2Fe470732b20f057e48496ffa773 098a%2F31867FE_120821_china.jpg (http://www.usnews.com/dims4/USNEWS/62eb7d7/2147483647/resize/652x%3E/quality/85/?url=%2Fcmsmedia%2F5a%2Fe470732b20f057e48496ffa773 098a%2F31867FE_120821_china.jpg)
Từ 2001 đến 2011,
nước America mất nhiều triệu việc làm vì Trung Quốc.
Nếu chúng ta xây dựng cơ sở sản xuất, việc làm cho người Mỹ sẽ đến [15]!
Dưới đây là viễn cảnh lớn hơn về nền sản xuất và chế tạo của Mỹ: Đây không chỉ những con số thô về hơn 10 triệu công ăn việc làm đã bị đánh mất trong thập niên vừa qua, điều này khiến cho nền sản xuất và chế tạo trở nên cực kỳ quan trọng đối với kinh tế Mỹ. Một nền sản xuất và chế tạo mạnh mẽ và sôi động luôn đóng một vai trò tối trọng đối với sự phồn vinh lâu dài của quốc gia, bởi vì ít nhất bốn lý do được trình bày dưới đây.
Đầu tiên, các công ăn việc làm trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo thì tạo ra nhiều công việc khác ở các khâu đầu cuối hơn là các công việc trong lĩnh vực dịch vụ. Thực ra, cứ mỗi một Đô la của sản phẩm đầu ra từ sản xuất và chế tạo, nước Mỹ sẽ tạo ra khoảng 1.5 Đô la liên quan tới các dịch vụ như là xây dựng, tài chính, buôn bán lẻ và vận tải.
Các công việc về sản xuất và chế tạo thường được trả lương cao hơn mức trung bình - đặc biệt là cao hơn rất nhiều đối với lao động nữ và lao động thiểu số. Sức mua và chi tiêu của nhân công áo xanh đóng vai trò kích hoạt cốt yếu đối với phần còn lại của nền kinh tế. Chẳng có gì không liên quan với nhau cả [16], khi các nhà máy đóng cửa, các trung tâm mua sắm, cơ sở y tế, khách sạn, và nhà hàng ở bên cạnh nhà máy cũng chết theo. Khi các nhà máy di dời đi nơi khác, doanh thu từ thuế của Thành phố và Chính phủ Liên bang cũng giảm đi, và công việc cũng như dịch vụ của chính phủ sẽ phải cắt giảm.
Quan trọng hơn cả, một nền sản xuất và chế tạo mạnh mẽ sẽ là mấu chốt để kích thích các cải tiến công nghệ mà nước Mỹ cần phải có để tiếp năng lượng cho nền kinh tế về lâu dài. Sự thật thì các nhà máy sản xuất và chế tạo có cơ sở ở Mỹ đóng góp hai phần ba về nghiên cứu và phát triển của Mỹ. Khi những nhà máy sản xuất và chế tạo này chuyển đến Trung Quốc, họ đã mang theo các chi phí về nghiên cứu và phát triển – và kéo theo luôn cả năng lực cải tiến của nước Mỹ.
https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRCWKf_DeMO7xLugWyOvKGKWubseEFGJ YBUPiEYd3rceZBkl9Qz (https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRCWKf_DeMO7xLugWyOvKGKWubseEFGJ YBUPiEYd3rceZBkl9Qz)
Lý do thứ tư, và cũng là lý do cuối cùng, đó là nước Mỹ cần phải bảo vệ một cách vững chắc cơ sở sản xuất và chế tạo, phải bảo đảm mối quan hệ tối trọng giữa các nhà sản xuất lớn như các tập đoàn Boeing, Caterpillar và General Motors, với tất cả công ty liên quan tới chuỗi cung ứng vật tư chế tạo của Mỹ.
Ví dụ, những công ty lớn như AC Delco có trụ sở ở Kokomo và Cummín Engines có trụ sở tại Columbus thuộc bang Indiana, đã cung ứng các sản phẩm như phụ tùng xe hơi và động cơ Diesel cho các hãng như GM và Ford. Hàng ngàn các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở hàng trăm các thành phố trên nước Mỹ sản xuất và cung ứng các chi tiết và bộ phận đa dụng như các ống cao áp và dây cáp điện, cũng như sản xuất và chế tạo các sản phẩm và chi tiết từ công nghệ gia công chính xác và khuôn mẫu.
Vấn đề ở đây là: Khi các hãng như Dupont hoặc Medtronic chế tạo các sản phẩm của họ ở Trung Quốc, cả hệ thống và công việc làm ăn liên quan tới cung ứng vật tư cũng sẽ di chuyển theo. Điều này không chỉ liên quan tới cung ứng vật tư. Nó còn liên quan tới chính sách bảo hộ nền công nghiệp: Trung Quốc ép buộc các hãng phương Tây khi thành lập nhà máy trên đất của họ phải sử dụng nguồn lực địa phương, nhằm trợ giúp cho phát triển các nhà cung ứng nội địa. Thực ra, khi phỏng vấn một giám đốc nhà máy cung cấp các linh kiện lắp giáp máy bay của Mỹ ở Thượng Hải, chúng tôi tận mắt thấy rằng: Công ty này luôn thường xuyên định kỳ mang các Kỹ sư người Mỹ tới Trung Quốc để đào tạo các nhà cung ứng yếu kém của họ nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm cho các bộ phận và chi tiết chính xác. Thông qua quá trình này, công ty bản địa có thể thay thế các đối tác Mỹ mà họ đã làm việc trong nhiều năm qua.
Và từ lúc này trở đi, bất cứ khi nào bạn nhìn thấy một công ty lớn như 3M, Cisco, hoặc Ford thiết lập các nhà máy khác ở Trung Quốc, xin được hiểu rằng, việc mất công ăn việc làm đối với công ty là hiển nhiên. Đúng hơn, ở cái phiên bản “Nền kinh tế nhỏ giọt” [17] trong thế kỷ 21 này, đầu tiên thì những mất mát về công ăn việc làm sẽ len lỏi và lan tỏa tới hầu hết các cơ sở sản xuất ở Bắc Mỹ, sau đó sẽ là vấn đề mất công ăn việc làm ở tất cả lĩnh vực dịch vụ của chúng ta, và cuối cùng, các trung tâm đầu mối sản xuất và chế tạo sôi động như Warren, Ohio, và Windsor, Ontario, sẽ trở thành những thị trấn ma.
Từ những lý do này, rõ ràng là, công ăn việc làm trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo đóng một vai trò tối trọng đối với sự thịnh vượng lâu dài không chỉ ở Mỹ mà còn ở Châu Âu và Nhật Bản, cũng như các nước khác trên Thế giới. Hiển nhiên, những cú nện bằng búa của Trung Quốc vào các cơ sở sản xuất và chế tạo của Mỹ, đã làm cho nước Mỹ lâm vào hoàn cảnh khó khăn trong việc tạo ra đủ số công ăn việc làm, để giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp. Mặc dù Nhà Trắng đã liều mạng sử dụng gói tài chính khổng lồ để kích hoạt nền kinh tế mũi nhọn và tiên phong, những đường dây thất nghiệp [18] vẫn liên tục giãn ra tới hàng dặm. Thưa ngài Tổng thống, ngài có suy nghĩ tại sao lại có tình trạng như thế không?
Thực ra, lý do là ở đây: Việc cố gắng khởi động nền kinh tế của chúng ta bằng việc sử dụng một gói kích thích tài chính khổng lồ trong trình trạng thiếu vắng một nền sản xuất và chế tạo sôi động, thì cũng như là cố gắng khởi động một cái ô tô mà không có bộ phận Bu-gi đánh lửa hay không có lực kéo tác động lên các bánh xe. Điều này không thể thành công được. Buồn hơn là, một phần lớn số tiền kích thích này bị rò rỉ chảy ra khỏi nền kinh tế của chúng ta, và số tiền này được dùng để kích hoạt kinh tế của Quảng châu và Thượng hải, chứ không kích hoạt kinh tế của Gary và Pittsburgh. Thực tế thì quan điểm của thuyết kinh tế Keynes [19] về chu kỳ chi tiêu tích cực [20] không thể áp dụng và thành công ở Peoria, khi mà có quá nhiều những thứ chúng ta mua không được chế tạo ở đây, và đồng minh thâm hụt thương mại lớn nhất của chúng ta thì không bao giờ đền đáp lại.
Trung Quốc đã lừa dối như thế nào? Chúng ta hãy liệt kê những cách mà họ đã lừa dối
Bây giờ chúng ta đi sâu và phân tích chi tiết hơn về 8 Vũ khí Hủy diệt Việc làm Hàng loạt của Trung quốc. Đầu tiên là mạng lưới tinh vi về trợ cấp xuất khẩu bất hợp pháp.
# 1: Lưỡi hái tử thần [21] của việc trợ cấp xuất khẩu
Nhìn vẻ mặt bề ngòai thì thuật ngữ trợ cấp xuất khẩu[22] có vẻ như là vô thưởng vô phạt. Để hiểu vì sao những việc trợ cấp như thế này lại được coi như là lưỡi hái tử thần hay biểu hiện như một con dao đâm thẳng vào trái tim của bất kỳ doanh nghiệp Mỹ nào, hãy giả định rằng bạn là một doanh nhân Trung Quốc bắt đầu xây dựng một công ty để tham chiến với các nhà máy đang cạnh tranh với mình ở các bang Ohio, Pennsylvania, Michigan, hay Tennessee.
Để khởi động việc thành lập doanh nghiệp của bạn, chính phủ Trung Quốc sẽ cấp miễn phí cho bạn về đất đai, trợ cấp năng lượng, và hầu như không có một giới hạn nào cả đối với việc vay các khoản tài chính lãi xuất thấp hoặc không có lãi xuất. Và nếu bạn gặp rắc rối hay rủi ro, bạn sẽ không phải trả lại các khỏan nợ này cho chính phủ, bởi chính phủ sở hữu và điều khiển toàn bộ các ngân hàng, và ngòai ra Đảng Cộng sản Trung Quốc có quyền bổ nhiệm các lãnh đạo cao cấp của các ngân hàng.
Bây giờ, một khi bạn sẵn sàng cho việc xuất khẩu sản phẩm vào Mỹ, bạn sẽ được hưởng một khoản trợ cấp trực tiếp cho mỗi sản phẩm mà bạn bán đựoc - ở mức từ 10 tới 20 xu cho mỗi Đô la thu được từ bán hàng. Thêm vào đó, khi lợi nhuận bắt đầu được tạo ra, bạn sẽ có đủ tư cách hợp pháp để không phải đóng những khoản thuế về địa ốc và thuế thu nhập cao.
Nổi trội nhất trong tất cả các trợ cấp, là việc doanh nghiệp Trung Quốc của bạn sẽ không phải lo lắng gì cả về việc đối thủ cạnh tranh người Mỹ sẽ tấn công bạn ở sân sau. Nếu những doanh nghiệp nước ngòai muốn bán sản phẩm trên thị trường của bạn, họ sẽ bị áp bức phải xây dựng các cửa hàng và siêu thị trên đất Trung quốc, và hiển nhiên là họ sẽ trở thành đối tác thứ yếu của bạn.
Bây giờ khi bạn thấy những gì mà các doanh nghiệp Mỹ đang phải tự thân vận động để đối mặt với việc trợ cấp xuất khẩu của Trung Quốc, như việc một công ty sản xuất tủ lạnh ở Madison, bang Wisconsin, một công ty sản xuất máy giặt ở Clyde, bang Ohio, hay một công ty chế tạo máy xay sinh tố ở Orem, bang Utah, đã có một quãng thời gian rất khó khăn để cạnh tranh với Con Rồng Trung Quốc, thì bạn có hiểu tại sao lại như vậy không ? Và việc một nhà máy chế tạo máy hút bụi ở Palm City, bang Flordida, một công ty chế tạo các công cụ cầm tay ở New Britain, bang Connecticut, hay một công ty chế tạo nôi trẻ em ở Barington, bang New Jersey, đã phải vất vả cực nhọc như thế nào để đứng vững trên đại dương toàn cầu của cái chủ thuyết trọng thương hám lợi của Trung Quốc, thì đối với bạn điều này có ý nghĩa gì không?
Sự thực, việc tồn tại kéo dài liên tục một hệ thống mạng lưới tinh vi về trợ cấp xuất khẩu bất hợp pháp, được biểu hiện như là một trong những bội ước [23] lớn nhất trong lịch sử kinh tế thế giới. Đó là vì khi Trung Quốc tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2011, họ đã hứa sẽ nhanh chóng loại trừ tất cả các hoạt động trợ cấp bất hợp pháp – cùng với việc họ hứa sẽ loại bỏ mọi hình thức liên quan tới thương mại và mậu dịch bất bình đẳng.
Vâng, thưa ông Trung Quốc Cộng sản, nước Mỹ Dân chủ vẫn còn đợi ông giữ và tôn trọng lời hứa của ông về tự do thương mại. Và, trong khi chúng tôi đang chờ đang đợi, thì các khoản trợ cấp bất hợp pháp khổng lồ của ông vẫn tiếp tục giáng một đòn mạnh và công phá ác liệt vào các ngành công nghiệp trọng yếu nhất ở Bắc Mỹ, đó là thép, dầu lửa, giấy, may mặc, bán dẫn, ván ép và máy công cụ. Cái danh sách này dài như những dòng người thất nghiệp [24] ở các thành phố như Stockton, bang California; Las Vegas, bang Nevada; Monroe, bang Michigan; và Rockford, bang Illinois.
#2: Cuộc đại chiến mới [25] - Chính sách thao túng và điều khiển tiền tệ của Trung Quốc [26]
Trung Quốc đã can thiệp ở một phạm vi rất lớn nhằm làm cho tỷ giá ngoại tệ thấp đi…Đây chắc chắn là hành động điểu khiển và thao túng tiền tệ. Nó cũng như là chính sách bảo hộ công nghiệp, và tương tự như việc trợ cấp xuất khẩu hay việc áp dụng biểu thuế quan thống nhất [27].
- Martin Wolf, Tờ Financial Times
Vấn đề về thao túng và can thiệp tiền tệ của Trung Quốc rất quan trọng đối với việc nhận biết về những bất lợi xảy ra đối với nền sản xuất và chế tạo của Mỹ mà chúng ta sẽ dành cả chương tới để bàn luận. Tuy nhiên, trên cơ sở các số liệu tin cậy và dự đoán, cũng đủ để chúng ta kết luận rằng, đồng Nhân dân tệ nói chung đã bị phá giá một cách thô thiển ở mức khoảng 40%.
Cụ thể hơn, điều này có nghĩa là cứ mỗi một Đô la của sản phẩm mà Trung Quốc bán vào thị trường Mỹ, thì các nhà xuất khẩu Trung Quốc chỉ phải bỏ ra một khoản tương đương là 60 xu. Đây là một sự trợ cấp khổng lồ!
Đồng thời, đối với mỗi một Đô la của sản phẩm mà doanh nghiệp Mỹ nỗ lực bán vào Trung Quốc, họ phải tính giá hơn một Đô la [28]. Ngòai mức thuế quan gián tiếp, doanh nghiệp sản xuất Mỹ khi xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ bị ném vào mặt với một mức thuế trực tiếp là 30%.
Nhận biết được việc thao túng và can thiệp đồng tiền của Trung Quốc, thông qua các thủ đoạn đạo diễn về trợ cấp và mức thuế quan, một phần nào đó giải thích rõ tại sao nhà máy chế tạo dụng cụ cắt ở South Easton, bang Massachusetts hay công ty chế tạo dây an toàn ở Corry, bang Pennsylvania, đã phải khó khăn như thế nào để để cạnh tranh với các công ty tương tự của Trung Quốc ở Thẩm Quyến, Quảng Châu và Thành Đô.
#3: Họ nghĩ rằng nếu không bị bắt thì không phải là ăn cắp
Thế thì giờ đây những hậu quả từ các chiêu thức giả mạo không kiểm soát được, những phi vụ ăn cắp và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc đối với nền sản xuất và chế tạo của Mỹ là gì? Vâng, dưới đây là minh chứng tội phạm .
Mỗi khi Trung Quốc đánh cắp công nghệ, thiết kế và quy trình sản xuất mà chúng ta sở hữu [29], những mạch máu của nền sản xuất và chế tạo của chúng ta sẽ bị rò rỉ thêm. Đó là vì, khi một công ty Mỹ muốn khám phá ra một loại thuốc điều trị căn bệnh ung thư, chế tạo ra các phương tiện ô tô vận tải tiết kiệm nguyên liệu, hay phát triển các tấm pin năng lượng mặt trời hiệu quả hơn, thì quá trình khám phá này sẽ dẫn tới các chi phí về cả tiền bạc và thời gian – nói chung là tốn rất nhiều tiền bạc và thời gian. Nếu kẻ cướp hay kẻ lừa đảo Trung Quốc chỉ đơn giản ăn cắp những hoa thơm quả ngọt từ các sáng chế và cải tiến như thế - mà không đề cập tới hay thể hiện sự tôn trọng đối với quyền sở hữu trí tuệ - thì điều này sẽ chuyến hóa thành một lợi thế về chi phí sản xuất thực [30] cho Trung Quốc.
Để nhận biết về phạm vị và mức độ của lợi thế về chi phí ăn cắp được mà các doanh nghiệp sản xuất Trung Quốc hưởng lợi, chúng ta nên biết rằng các công ty thuốc và dược liệu như Merck và Pfizer thường dành tới 20% thu nhập cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, trong khi đó các công ty về công nghệ như Intel và Microsoft dành khoảng 15%, và các công ty chế tạo xe hơi như General Motors và Ford thì chi ra 5% thu nhập của họ. Như vậy, khi các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc sản xuất sản phẩm tương tự của Pfizer như Viagra, sao chép thiết kế mạch bán dẫn của Intel, sao chép phi bản quyền hệ điều hành từ Mr.Softie, hay thâm nhập vào hệ thống máy tính để ăn trộm thiết kế về loại xe hơi sử dụng động cơ lưỡng tính[31] từ General Motors, bạn thử đoán xem điều gì sẽ sảy ra? Thực sự, thì kẻ cướp bản quyền Trung Quốc đã có thể giảm chi phí một cách đáng kể cho sản phẩm cạnh tranh của anh ta, bởi vì kẻ ăn cắp tài sản trí tuệ này không phải bồi thường thiệt hại cho bất kỳ một chí phí nào liên quan tới nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
Và xin bạn cần phải biết điều này: Kẻ cướp Trung Quốc không bao giờ ăn năn hối cải – từ một người buôn bán nhỏ trên các phố ở Thượng Hải, bán rong các đĩa DVD lậu của bộ phim Harry Potter với giá 80 xu, tới thành viên cao cấp của công ty sản xuất ô tô cỡ bự như Chery Automotive Company, đã ăn cắp cả tên và thiết kế từ công ty mang nhãn hiệu Chevy của Mỹ. Việc thiếu ăn năn hối cải này tồn tại, là bởi vì, hơn một tỷ người Trung Quốc được lớn lên và nuôi dưỡng ở một xã hội trống rỗng luân thường đạo lý, ở đó quyền sở hữu tài sản bị trà đạp và bỏ rơi [32], mọi thứ đều thuộc sở hữu của nhà nước. Sự lệch lạc đạo đức và luân lý này liên quan trực tiếp tới Chủ tịch Mao và thời kỳ điên rồ của Cách mạng Văn hóa. Chính những lệch lạc phi luân lý này đã đẻ ra một quan niệm gọi là “Làm bất cứ cái gì có thể để đoạt được vị thế tốt hơn” [33]. Trong khi bản chất phi luân lý và thái độ coi thường của việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ được các nước hàng xóm Châu Á biết rõ, thì các nước Phương Tây lại chẳng biết tí gì về nguồn gốc chính trị và văn hóa dẫn tới các hành động phi pháp này của Trung Quốc Cộng sản.
(còn tiếp)
khieman
03-27-2014, 02:40 PM
(tiếp theo)
#4: Tàn sát và phá hoại môi trường chỉ vì một vài đồng Bạc
Bây giờ chúng ta trở lại vấn đề gây tranh cãi của một trong những Vũ khí Hủy diệt Việc làm của Trung Quốc được coi là thiển cận nhất[34]. Điều này liên quan tới việc chính phủ Trung Quốc “Tự bắn vào đầu mình”[35] và sẵn sàng đánh đổi việc tàn sát và phá hoại môi trường chỉ vì có thể kiếm thêm một vài đồng bạc về lợi thế chi phí sản xuất.
http://media.doisongphapluat.com/thumb_x670x/271/2014/3/7/140307_china_afp.jpg (http://media.doisongphapluat.com/thumb_x670x/271/2014/3/7/140307_china_afp.jpg)
Trung Quốc trước “đại họa thực phẩm độc hại”
Mặc dù đưa các đạo luật cứng rắn để bảo vệ môi trường vào trong sách giáo khoa, và mặc dù liên tục giao giảng về nhãn mác xanh [36]cho người tiêu dùng Phương Tây, nhưng thực tế thì Đảng Cộng sản Trung Quốc không tôn trọng và hối lỗi một tí nào đối với những sai lầm vấp phải, như cách mà họ đã nêu ở trong hiến pháp, ở đó quyền tự do ngôn luận và sự tôn trọng cần được bảo đảm. Một vị quan chức cao cấp của một trong những nhà máy lớn nhất Trung Quốc, đã nói toạc móng heo với một đồng nghiệp của chúng tôi rằng:
“Nếu như anh hoàn thành công việc, thì có thể được thăng quan tiến chức nhanh chóng - chẳng ai quan tâm đến vấn đề môi trường đâu”.
Để biết về việc rác môi trường được xử lý như thế theo cách mà Trung Quốc hay làm, giả sử đối với một công ty hóa chất Mỹ ở Cincinnati, bang Ohio, cần phải lắp đặt một thiết bị kiểm soát ô nhiễm phức tạp để đề phòng việc các chất thải hóa học chảy vào sông Ohio. Thì hoàn toàn ngược lại, đối thủ cạnh tranh Trung Quốc ở Thành phố Trùng khánh thì đơn giản sử dụng ngay sông Dương Tử như một cái nhà vệ sinh để thải bất cứ cái gì mà họ muốn bỏ đi. Như vậy thử đoán xem công ty nào sẽ chiếm thị phần lớn hơn về thị trường hóa chất quốc tế?
Hay giả sử một cơ sở xuất chế tạo giấy của Mỹ ở Waterford, Thành phố New York, cần phải lắp đặp một nồi chưng cất ít ô nhiễm và đắt tiền ở các hệ thống thiết bị hơi nước, trong khi đó các đối thủ Trung Quốc không làm gì cả. Điều này dẫn tới giấy sản xuất từ Trung Quốc thì nhiều hơn và công ăn việc làm cho người Mỹ thì ít hơn – Và hậu quả là, ngày càng có nhiều người dân Trung Quốc tự làm cạn và hủy hoại bầu không khí của chính mình.
Thực ra, cái vũ khí cạnh tranh của Trung Quốc “ô nhiễm càng nhiều, giá càng rẻ” [37] gây ra biết bao khó khăn cho các nhà máy trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất và chế tạo ở Mỹ, bởi những nhà máy này luôn phải đối mặt với chí phí cao nhất về thỏa thuận môi trường [38]. Chẳng hạn các công ty như Dow Chemical và U.S. Steel chi phí gấp 10 lần cho việc bảo vệ môi trường so với các đối thủ Trung Quốc như Sinopec Oil và Bao Steel.
Trung Quốc đã hủy diệt môi trường để gia tăng và đẩy mạnh xuất khẩu được minh chứng rất rõ ở dữ kiện cứng sau đây: Trong khoảng ba thập kỷ ngắn ngủi, Trung Quốc đã nổi lên như là một phân xưởng sản xuất của Thế giới, Trung Quốc cũng đã được biết tới với hai nét đặc thù, đó là: “Quốc gia ô nhiểm nhất hành tinh” và “Quốc gia gây ảnh hưởng nhiều nhất tới việc thay đổi khí hậu”. Và điều này dẫn tới việc không chỉ các nhân công người Mỹ chịu tác động và ảnh hưởng. Mà dân chúng Trung Quốc cũng đã phải trả một cái giá quá cao, điều này thể hiện ở việc gia tăng khủng khiếp về bệnh nhân ung thư, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, bệnh về đường hô hấp và da liễu.
Hoàn cảnh sống và tình trạng của “các cư dân khác trên hành tinh” cũng là thước đo về cấp độ của vấn đề liên quan tới ô nhiễm môi trường sống. Bất kỳ những ai viếng thăm Trung Quốc sẽ nhận thấy rằng cả ở nông thôn và thành thị hầu như vắng bóng chim muông. Những mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông quạnh hiu trong một bức tranh phong cảnh nhiễm độc của Trung Quốc.
http://media.doisongphapluat.com/thumb_x670x/271/2014/3/7/140307_watermelons_1898537i.jpg (http://media.doisongphapluat.com/thumb_x670x/271/2014/3/7/140307_watermelons_1898537i.jpg)
Khoảng 45 hecta dưa hấu đã bị nổ tung như những quả bóng
vì rải quá nhiều chất forchlorfenuron để kích thích tăng trưởng.
#5: Chủ ý hủy hoại và giết hại nhân công lao động để có nhiều lợi nhuận
Cùng với các hoạt động đầu độc sông ngòi và kênh rạch, cũng như việc phá hoại bầu không khí của chính mình, là những hành động tàn sát, ngược đãi, và chèn ép nguồn nhân công lao động, giúp cho Trung Quốc có được một vũ khí cạnh tranh sắc bén. Những sự việc như nhiễm bụi Silic và hệ hô hấp, chân tay bị cắt dời và thương tật, các cơ quan chức năng của cơ thể bị ung thư, và ăn mòn da bởi a-xít, không chỉ là những tai nạn nghề nghiệp trong các phân xưởng nhà máy chết người ở Trung Quốc; đối với hàng triệu công nhân Trung Quốc, việc nhiễm những bệnh này là điều tất yếu [39]. Dưới đây là trích đoạn từ tờ The New York Times, khéo léo ghi lại một sự thật kinh dị của Lò Sát Sinh Số 5 [40] như sau:
Huyện Đài Nam … ở phía Nam của Thượng Hải, là thủ phủ phần cứng của Trung Quốc. Có 7 ngàn nhà máy làm việc trong lĩnh vực công nghiệp chế biến sắt thép … như chế tạo các khớp nối, vỏ bánh xe, nồi và chảo rán, máy khoan, cửa an toàn, hộp dụng cụ, phích nước, máy cạo dâu, tai nghe, ổ cắm điện, quạt điện, và bất cứ sản phẩm nào có sử dụng các chi tiết kim loại. Đài Nam, theo tiếng Trung Quốc còn có nghĩa là “Mãi mãi mạnh khỏe và cường tráng”, nhưng lại mệnh danh là “thủ phủ chặt chém chân tay” của Trung Quốc. Ngày nào cũng có ít nhất một lần ai đó phải đưa vào cấp cứu ở một trong hàng tá trung tâm Y Tế chuyên điều trị các bệnh liên quan tới chấn thương bàn tay, cánh tay và ngón tay.
Thủ phạm chính của việc tàn sát này đó là hệ thống quy định an toàn và sức khỏe quá lỏng lẻo của Trung Quốc; công nhân Trung Quốc phải làm việc vất vả trong điều kiện rủi ro lớn ở mọi ngành công nghiệp, từ vật liệu xây dựng, hóa chất và máy móc, tới ngành luyện kim, nhựa và may mặc. Chỉ riêng rủi ro liên quan tới các hầm lò khai thác than, hàng năm có hàng ngàn công nhân Trung Quốc thiệt mạng, trong khi đó ở Mỹ số nạn nhân ít hơn con số 50.
Đứng trên quan điểm cạnh tranh quốc tế, sự tàn sát ở các cơ sở sản xuất đã hun đúc và tạo ra những gì tởm lợm và rùng rợn nhất của lợi thế cạnh tranh mà Trung Quốc lưu trữ trong kho vũ khí của họ – và thành ngữ Máu, Mồ hôi và Nước mắt chưa bao giờ mang một ngữ nghĩa chính xác và đúng đắn như khi nó được đặt ở “cửa hàng máu”và các cơ sở lao động sản xuất đầy ắp rủi ro và nguy hiểm [41] của Trung Quốc.
#6: Một quả bom hạt nhân về hạn chế xuất khẩu
Thế còn thứ Vũ khí Hủy diệt Việc làm thứ 6 mà người ta gọi là “Hạn chế xuất khẩu” là cái gì vậy?
Để biết được vì sao Tổ chức Thương mại Thế Giới WTO lại ban lệnh cấm họ một cách công khai – và tại sao những hạn chế về xuất khẩu này lại được xem như là một trái bom hạt nhân công phá nền công nghiệp nặng của Mỹ - thì chỉ cần nhìn vào một số nguyên liệu thô cụ thể mà Trung Quốc hạn chế xuất khẩu, bằng cách sử dụng định mức nghiêm ngặt đối với hạn ngạch xuất khẩu và áp đặt biểu thuế quan cao tới 70%.
Xếp đầu danh sách về hạn chế xuất khẩu là các nguyên liệu công nghiệp cơ bản như các loại vật liệu và quặng bauxit, than đá, fluorit, magiê, mangan, silicon, carbide, và kẽm. Quặng bauxit là loại quặng dùng để chế tạo kim loại nhôm. Than đá là nguyên liệu trọng yếu và là chất khử trong quá trình luyện gang thép. Magiê là kim loại kết cấu được sử dùng nhiều thứ ba, chỉ sau thép và nhôm, còn mangan thì được sử dụng bởi các lò luyện thép để tạo ra loại thép có khả năng chống ăn mòn và chống rỉ. Vật liệu silicon carbide, thì được sử dụng để chế tạo các loại vật liệu gốm dùng cho việc chế tạo hàng loạt các sản phẩm từ áo chống đạn tới các hệ thống phanh đĩa. Còn đối với vật liệu kim loại kẽm thì sao? Nguyên liệu vạn năng này được ứng dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực, từ việc mạ thép, tới đúc đồng thau và đồng thiết, hay được sử dụng như chất tạo mầu cho các loại sơn, và làm chất xúc tác khi chế tạo vật liệu cao su.
Nói cách khác, hầu như chắc chắn tất cả các nguyên liệu thô mà Trung Quốc dự trữ hay hạn chế xuất khẩu đều là những nguyên liệu mang tính chất sống còn đối với ngành công nghiệp nặng và luyện kim thế giới. Điều tất yếu, ở phạm vi thị trường toàn cầu, những hạn chế về xuất khẩu của Trung Quốc đối với các nguyên liệu thô sẽ chuyển hóa sang các vấn đề liên quan tới chi phí và giá cả. Vì thế, đối với nhà máy chế tạo thép của Mỹ ở Gary, bang Indiana, công ty luyện nhôm của Canada ở Lac Saint-Jean, bang Quebec, công ty công nghệ khuôn đúc của Nhật ở Hiroshima, hay nhà máy chế tạo kính của Đức ở Dusseldorf, thì hậu quả không thể tránh được đó là đối mặt với việc tăng giá toàn cầu từ các nguyên liệu thô đầu vào, và sự suy giảm vị thế cạnh tranh đối với các đối thủ từ Trung Quốc.
Với chi phí sản xuất bị xiết chặt thêm một vòng nữa, trong khi các công ty Mỹ và Phương Tây phải chịu các chi phí sản xuất cao hơn, thì các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc của họ lại nhận được đặc quyền, và mức giá nội địa được điều chỉnh sao cho họ có lợi thế hơn. Khi phối hợp với nhau, những yếu tố này đã ra một lợi thế khổng lồ về chi phí và giá đối với các đối thủ cạnh tranh ngoại quốc mà các công ty Trung Quốc có được[42] .
Thật hợp lý và đúng đắn khi nhắc lại ở đây rằng, tổ chức Thương mại Thế giới WTO đã công khai cấm bất kỳ các hình thức hạn chế xuất khẩu như thế, một cách chính xác hơn, họ xác định đây là một loại lợi thế cạnh thương mại bất bình đẳng. Trung Quốc thì không qua tâm tới điều này. Cả Mỹ và Châu Âu cho tới nay vẫn chưa có biểu hiện làm bất cứ cái gì để chống lại những quy định về hạn chế xuất khẩu như thế. Vì vậy kẻ bảo hộ Trung Quốc vẫn ung dung thực thi các hạn chế xuất khẩu phi lý này, và xem đây như là một phương tiện để đạt được quyền kiểm soát mạnh mẽ hơn, giống như như là một cú xiết và bẻ cổ họng trong võ thuật[43], đối với tất cả các ngành công nghiệp nặng và luyện kim trên Thế giới.
#7: Định giá ăn cướp, phá giá, và tổ chức độc quyền đất hiếm
Việc hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc dẫn tới hậu quả và những tình trạng tồi tệ đối với các ngành công nghiệp nặng và luyện kim thế giới, nhưng đây chỉ là một nửa của câu truyện mà thôi. Còn nửa kia của câu truyện thì liên quan tới việc hạn chế xuất khẩu một loại vật liệu được sử dụng ở một phạm vi rộng lớn, mà người ta gọi là "đất hiếm" [44]. Vật liệu đất hiếm, với các nguyên tố quý hiếm như cerium, ebrrium, scandium, và terbium [45], là một phiên bản về công nghệ sản xuất cao cấp của bộ phim "khi chú chuột nhắt cất tiếng gầm" [46]. Vì sở hữu các tính chất từ tính và phát quang siêu việt, cũng như khả năng truyền dẫn, sản sinh và tích trữ năng lượng, chỉ cần sử dụng một chút vật liệu đất hiếm, cũng mang lại hiệu quả rất lớn cho nhiều sản phẩm công nghệ cao.
Chẳng hạn, bộ truyền động [47] ở bộ phận ổ cứng của máy nghe nhạc iPod, hệ thống pin dùng trong chiếc xe hơi có động cơ lưỡng tính [48] của nhà hàng xóm, hay các tấm pin năng lượng mặt trời mà bạn dự tính lắp đặt cho gia đình mình, tất cả đều ít nhiều sử dụng vật liệu đất hiếm. Cũng vậy, đất hiếm được sử dụng trong các bộ chuyển đổi xúc tác để giữ cho không khí trong xe hơi được trong sạch, nó được dùng trong các máy X-quang cầm tay mà Bác sĩ sử dụng để chấn đoán nhanh bệnh lý, hay được sử dụng để chế tạo nguồn năng lượng Laser cho các ứng dụng công nghiệp và nghiên cứu khoa học, và sử dụng để chế tạo các bộ phận từ tính dùng trong các hệ thống giám sát và dẫn đường hiện đại mà các máy bay quân dự và thương mại cần phải được trang bị.
Đất hiếm đóng một vai trò quan trọng đối với mọi mặt đời sống của chúng ta, vì thế thật là ớn lạnh khi biết rằng Trung Quốc đã chèn ép một cách hiệu quả thị trường đất hiếm ở nhiều khía cạnh và góc độ. Điều làm chúng ta kinh ngạc về sức mạnh thị trường của Trung Quốc là ở chỗ, dù chỉ sở hữu 1/3 lượng dự trữ trên thế giới, nhưng hiện nay Trung Quốc đóng góp trên 90% thị trường toàn cầu về sản xuất đất hiếm.
Làm sao mà Trung Quốc xoay sở một cách hiệu quả để tạo ra cái mà chỉ có riêng họ sỡ hữu đó là tổ Tổ chức độc quyền đất hiếm - "Rare Earth Cartel" [49]? Đó là vì Trung Quốc dùng các thủ đoạn định giá và phá giá cướp giật; đây cũng chính là bài học được lấy ra từ giáo trình "Cẩm nang về Tổ chức Độc quyền Cartel".
Bài học này được bắt đầu từ hơn một thập niên trước đây. Đó là khi một số quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhận ra được sự giầu có từ nguồn đất hiếm của họ, và Trung Quốc đã bắt đầu đổ hàng đống tiền trợ cấp vào công việc sản xuất đất hiếm. Mục tiêu mà họ muốn đó là biến Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành một tổ chức độc quyền như OPEC[50] về đất hiếm: "OPEC of Rare Earths".
Để xây dựng và phát triển Tổ chức độc quyền đất hiếm "Rare Earth Cartel", các công ty khai thác khoán sản của Trung Quốc đã chủ đích khai thác quá định mức sản xuất, và sau đó sử dụng quyền bình đẳng trong giao thương buôn bán, để tuôn ra một khối lượng khổng lồ đất hiếm vào thị trường toàn cầu. Hiệu quả thực tế của việc ồ ạt đưa vào thị trường một lượng sản phẩm cực lớn đó là làm hạ giá toàn cầu xuống thấp hơn mức chi phí sản xuất, và vì thế các đối thủ cạnh tranh nước ngoài bị đẩy ra khỏi cuộc chơi về thị trường đất hiếm.
Trong vài năm gần đây, cùng với việc tổ chức độc quyền đất hiếm được thiết lập vững trãi, Trung Quốc đã chuyển từ giai đoạn “bán phá giá”, sang giai đoạn “lừa đảo về giá”. Vì đã tiêu diệt thành công các công ty khai thác khoáng sản nước ngoài thông qua việc bán phá giá, cho nên ở giai đoạn “lừa đảo về giá” này, Trung Quốc bắt đầu đột ngột tăng giá đất hiếm.
Chẳng hạn, bây giờ chúng ta xem xét vấn đề liên quan tới cerium oxide, vật liệu trọng yếu sử dụng trong các pin nhiên liệu và các bộ chuyển đổi xúc tác [51]. Vào năm 2007, thì giá toàn cầu chỉ khoảng 3 USD cho một kg. Thì ở năm 2010, sau khi chính sách hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc được thực thi, giá của vật liệu cerium oxide nhảy vọt lên tới 23 USD cho một kg - tăng hơn 7 lần chỉ trong vòng 3 năm.
Còn đối với chất samarium oxide thì như thế nào? đây là loại vật liệu đất hiếm rất quan trọng dùng trong sản xuất các thanh nam châm có tính năng hoạt động mạnh mẽ, và được sử dụng trong trong quá trình hóa trị khi điều trị bệnh ung thư. Giá của vật liệu đất hiếm này đã tăng tới gần 1000%.
Tất nhiên, việc tăng giá phi thường này đã bắt đầu kéo các nhà đầu tư nước ngoài hào hứng trở lại thị trường đất hiếm, thậm chí công ty Molycorp [52] đã bắt đầu mở lại việc khai thác. Tuy nhiên, các đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc phải đối mặt với một rủi ro rất lớn: Các công ty khai thác đất hiếm của Trung Quốc có thể đổ cả thùng rượu đi bất cứ lúc nào, thao túng và làm lũng đoạn thị trường một lần nữa, nhằm phá giá sản phẩm, và lặp lại những gì đã tiên đoán trước đây[53], họ sẽ gạt các công ty như Molycorp ra ngoài thị trường làm ăn về đất hiếm.
Khi phải sử dụng độc chiêu còn lại của chiến lược đất hiếm, Trung Quốc thậm chí thay đổi trò chơi ăn cướp của họ, từ việc đơn thuần chỉ là thao túng về mặt kinh tế, sang các trò chơi rất thực tế, nguy hiểm, đó là thủ đoạn Tống tiền chính trị - "Political blackmail" [54]. Chẳng hạn, nói về một biến cố rất nổi tiếng năm 2010, khi đó Nhật Bản đã phải nhượng bộ và thả thuyền trưởng người Trung Quốc, người mà bị bắt vì cố ý đâm vào tầu bảo vệ lãnh hải của Nhật Bản ở vùng biển gần các đảo Senkaku - vùng lãnh thổ được kiểm soát bởi Nhật Bản, mà Trung Quốc nói là của họ. Tất nhiên, một trong những lý do lớn mà Nhật Bản đã phải nhượng bộ sức ép của người hàng xóm là vì Trung Quốc đã dừng hoàn toàn việc xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản, nguyên liệu mang tính chất sống còn đối với hoạt động sản xuất trong ngành công nghiệp điện tử và tự động của Nhật Bản [55].
#8: Vạn lý Trường thành Bảo hộ
http://www.chinatouradvisors.com/UpLoad/Beijing/Attraction/Badaling-Great-Wall/Badaling-Great-Wall-4_s.jpg (http://www.chinatouradvisors.com/UpLoad/Beijing/Attraction/Badaling-Great-Wall/Badaling-Great-Wall-4_s.jpg)
Được xem như là Vũ khí Hủy diệt Việc làm cuối cùng, Vạn lý Trường thành Bảo hộ - “Great Walls of Protectionism” càng ngày càng biểu hiện rõ hơn. Công trình xây dựng hùng vĩ này được xây từ nhiều loại “ngạch” sau đây: thuế đánh vào hàng nhập khẩu [56], hạn ngạch xuất khẩu mù mờ không rõ ràng, tăng thuế hải quan [57], các quy định của nhà nước về “Mua hàng Trung Quốc”, các hàng rào kỹ thuật đối với kinh doanh và thương mại, và những kiểu cách hối lộ như đút lót để thắng thầu[58].
Nói theo ngôn ngữ thực thế, thì những bức tường bảo hộ có nghĩa như sau: Trong khi các cơ sở chế tạo máy tính của Trung Quốc ở Thẩm Quyến, các công ty may mặc ở Chiết Giang, hay các nhà máy chế tạo chi tiết máy bay ở Thượng Hải có thể tự do bán hàng hóa ở thị trường Bắc Mỹ, thì những công ty như thế và các đối thủ cạnh tranh của họ ở San Jose, bang Mexico City, và Dorval, bang Quebec, không thể làm điều tương tự, tức là không được tự do bán hàng hóa ở Trung Quốc. Vậy bạn có ngạc nhiên không khi mà cơ sở sản xuất và chế tạo của chúng ta đang phải điều trị cấp cứu ở trong lồng kính?[59]
Tổng kết về những lo ngại đến từ Trung Quốc
Khi bạn làm tổng kết về Tám Vũ khí Hủy diệt Việc làm của Trung Quốc, sẽ thấy kết quả sẽ là hàng triệu công ăn việc làm của Mỹ, Canada, Châu Âu, Mexico và Châu Á bị đánh mất, và toàn bộ cơ sở sản xuất của phương Tây đã phải qụy gối gục ngã. Khi các điểm nút liên kết của mỗi vũ khí trong số Tám Vũ khí Hủy diệt Việc làm của Trung Quốc được kết nối với những dòng người thất nghiệp ở Mỹ, tình trạng trì trệ kinh tế triền miên ở Nhật Bản [60], khủng khoảng nợ ở Châu Âu, và tình trạng bạo loạn ở Mexico [61], bạn sẽ nhìn thấy một viễn cảnh lớn hơn: Chính sách và chiến lược công nghiệp theo Chủ thuyết trọng thương hám lợi và chủ nghĩa bảo hộ mà Trung Quốc theo đuổi không ngoài các mục tiêu như thống trị hoàn toàn nền sản xuất và chế tạo thế giới, gặm nhấm toàn bộ thị trường toàn cầu, và khuất phục xã hội phương Tây về kinh tế.
Là một Giám đốc điều hành của công ty Nucor Steel [62], ông Dan Dimicco đã dũng cảm nhận xét như sau: “Chúng ta ở trong cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc đã hơn một thập niên. Nhưng chỉ có họ là những người khai hỏa!”. Thậm chí Tổng giám đốc luôn khúm núm và quỳ lạy của Tập đoàn General Electrics – GE[63] , ông Jefferry Immelt, đã có nhận xét trong một trường hợp bộc bạch hiếm hoi: “Tôi thực sự lo lắng về Trung Quốc, tôi không dám chắc là cuối cùng họ muốn chúng ta chiến thắng hay ai đó trong chúng ta thành công nữa”.
Rõ ràng là, đã đến lúc Mỹ và các đồng minh của mình trong thị trường thương mại tự do và bình đẳng cẩn phải phát hỏa lại đối thủ Trung Quốc [64] . Cũng đã đến lúc các là lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc cần phải biết một điều: Tổ chức Thương mại Thế giới WTO được thành lập vì một lý do như sau, đó là khuyến khích một nền thương mại tự do thực sự và mang lại sự thịnh vượng chung cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Thông qua việc sử dụng Tám Vũ khí Hủy diệt Việc làm Hàng loạt, Trung Quốc đã phá vỡ một cách có hệ thống khuôn khổ của tự do thương mại – thậm chí họ còn liên tục xâm phạm thị trường Mỹ dưới cái vỏ bọc Tổ chức Thương mại Thế giới. Đây là một trong những việc làm bẩn thỉu và đê tiện nhất trong lịch sử kinh tế thế giới. Cái chủ thuyết trọng thương hám lợi và chủ nghĩa bảo hộ Trung Quốc cần phải được tiêu diệt. Nếu chúng ta không làm điều này, thì chờ tới khi nào? Nếu không phải là người Mỹ làm, thì quốc gia nào sẽ làm? Như cố Thủ tướng Winson Churchill [65] đã từng nói: “Người Mỹ luôn tìm ra cách để làm cái gì đó đúng đắn, sau khi họ vắt cạn hết các giải pháp khác”. Sự thực thì chúng ta cũng đã đến mức này rồi đấy.
Ghi Chú:
[1] Peoria là thành phố lớn nhất nằm bên dòng sông Illois, thuộc Bang Illois, Mỹ, với dân số khoảng 115 ngàn người.
- Thành ngữ “Will it play in Peroria?” thường được sử dụng để hỏi liệu rằng một sản phẩm, nhân vật, đề tài hay sự kiện nào đó có sức lôi cuốn đối với dân chúng Mỹ hay không.
- Play in Peoria: Slang - to be acceptable to average constituents or consumers
- Câu nói "Will it play in Peoria?" là biến thể của một câu trong Tiểu thuyết của nhà văn Horatio Alger “Năm trăm đồng Đô la hay bí mật về Jacob Marlowe”, được xuất bản năm 1890. Trong tác phẩm này, một nhóm diễn viên đóng kịch ở Peoria và các thành ngữ như là “We shall be playing in Peoria” – “Chúng tôi sẽ diễn ở Peoria” và “We shall be play at Peoria” – “Chúng tôi sẽ diễn tại Peoria” được xuất hiện ở trang 218. Sau đó những thành ngữ này được nói lóng theo tiếng đường phố thành “Will it play in Peoria?” – “Họ sẽ biểu diễn ở Peoria chứ?”
[2] Unfair trade practice: Thủ đoạn thương mại bất bình đẳng
[3] Virtual certainty: Chắc chắn: The European Union has unfinished business with the euro zone debt crisis and the virtual certainty that Greece will need further financial aid.
[4] Monopoly pricing: Làm giá độc quyền
[5] Mohandas Karamchand Gandhi (1869 – 1948): Thánh Gandhi. Ông là một nhà tư tưởng và chính trị nổi tiếng trong phong trào độc lập của Ấn độ.
[6] Carl Philipp Gottfried von Clausewitz (1780 – 1831): Lý thuyết gia quân sự người Đức.
[7] "Tôn Vũ": Tác giả của Binh Pháp Tôn Tử. Nhờ cuốn binh thư của mình mà được tôn là Tôn Tử.
[8] “gains from trade”: Lợi ích của thương mại. Gains trade in economics refers to net benefits to agents from voluntary trading with each other.
[9] “positive sum” game: Trò chơi cả hai cùng có lợi, cả hai cùng thắng. In decision theory, the 'win-win' situation where no one wins at someone else's expense, and the sum of winnings (positives) and losses (negatives) is positive. See also zero sum game.
“zero sum” game: "Trò chơi có tổng bằng không" = trò chơi "Kẻ thắng người Thua". In decision theory, the 'win-win' situation where no one wins at someone else's expense, and the sum of winnings (positives) and losses (negatives) is positive. See also zero sum game
[10] "if we build it they will come": The line in the movie was "If you build it, he will come." And it was said by a disembodied voice. So Costner builds a baseball field in the middle of his cornfield and everyone thinks he's crazy. When the field is done, ghost baseball players come out and play and the family interacts with them. Thousands of people come from miles away to see the games. Eventually Costner's dad (who was dead) came out and played and there was an emotional moment and Costner finds closure.
[11] Flat-out wrong: Đều sai lầm như nhau.
[12] American dreams: Giấc mơ Mỹ. Thuật ngữ này nói về một niềm tin về sự tự do mà cho phép tất cả các công dân và và người thường trú nhân ở Mỹ theo đuổi các mục tiêu của họ trong cuộc sống qua sự làm việc siêng năng và tự ý chọn lựa. Một người có thể đặt ra chỉ tiêu cao nhất của họ là đạt được thành công về tài chánh, và vì thế họ nỗ lực để đạt được điều đó theo kiểu cách rất Mỹ bằng khả năng hơn là bằng địa vị xã hội của mình. Đối với những người khác thì Giấc mơ Mỹ có thể bao gồm việc đạt được tình trạng tự do, không bị ràng buộc bởi đồng tiền và cấu trúc xã hội. Hai thí dụ về Giấc mơ Mỹ này là hai tia của quang phổ còn mở rộng gồm những điều có thể xảy ra.
[13] Gross domestic product - GDP: Tổng sản phẩm quốc nội.
[14] A rub is a difficulty: The origin is unknown and it is most known for Shakespeare's use of it in Hamlet. Here’s the rub: It is from Hamlet. it mean something along the lines of 'here's the problem.'
[15] "if we build it they will come": The line in the movie was "If you build it, he will come." And it was said by a disembodied voice. So Costner builds a baseball field in the middle of his cornfield and everyone thinks he's crazy. When the field is done, ghost baseball players come out and play and the family interacts with them. Thousands of people come from miles away to see the games. Eventually Costner's dad (who was dead) came out and played and there was an emotional moment and Costner finds closure.
[16] Not for nothing = not in vain = not without cause/purpose/use
[17] "Trickle-down economics" and "the trickle-down theory" are pejorative terms that refer to the policy of providing across the board tax cuts or benefits to businesses, such as tax breaks, in the belief that this will indirectly benefit the broad population. The term has been attributed to humorist Will Rogers, who said during the Great Depression that "money was all appropriated for the top in hopes that it would trickle down to the needy."
[18] Unemployment lines
[19] Kinh tế học Keynes là hệ thống lý luận kinh tế vĩ mô lấy tác phẩm Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ (thường được gọi tắt là Lý thuyết tổng quát) của John Maynard Keynes (1883-1948) làm trung tâm và lấy nguyên lý cầu hữu hiệu làm nền tảng. Nguyên lý cầu hữu hiệu khẳng định rằng, lượng cung hàng hóa là do lượng cầu quyết định. Do đó, vào những thời kỳ suy thoái kinh tế, nếu tăng lượng cầu đầu tư hàng hóa công cộng (tăng chi tiêu công cộng), thì sản xuất và việc làm sẽ tăng theo, nhờ đó giúp cho nền kinh tế ra khỏi thời kỳ suy thoái.
(còn tiếp)
khieman
03-29-2014, 03:10 AM
(tiếp theo)
[20] Virtuous cycle of spending: Chu kỳ chi tiêu tích cực virtuous circle: “vòng luân chuyển hiệu quả”. Vòng tăng trưởng tích cực: virtuous circle of growth.
[21] Dagger to the Heart: Lưỡi hái tử thần, con dao đâm vào trái tim, vũ khí giết người. Tham khảo: (i) The iPad is a blatant dagger to the heart of Microsoft inevitability. (ii) We must not exclude potato-growing or banking from our definition. .... and making a dagger, and then applying the dagger to the heart of one's enemy. (iii) That meant it was a dagger to the heart since we didn't get any. It hurt a lot.
[22] Export subsidies: Trợ cấp xuất khẩu
[23] Broken promise: Bội ước, thất hứa, lời hứa bị bẻ gãy
[24] Unemployment lines: Các tuyến xếp hàng thất nghiệp, xin việc làm.
[25] Great Game : Đại chiến. The Great Game or Tournament of Shadows (Russian: Турниры теней, Turniry Teney) in Russia, were terms for the strategic rivalry and conflict between the British Empire and the Russian Empire for supremacy in Central Asia.
[26] Currency manipulation: Việc thao túng và điều khiển tiền tệ
[27] Uniform tariff: Biểu thuế quan thống nhất
[28] More than a buck: the dollar is also called buck
[29] Back in the good old US of A! Couldn’t be happier about being home…but I am really weirded out by how many white people there are here. Aside from that, the culture shock has been mild. And it’s not like I’ve eased myself back into Western life. It’s more like I tested the Western waters by doing a belly flop.
[30] Real cost advantage: Chi phí sản xuất thực
[31] Hybrid car: xe hơi sử dụng động cơ lưỡng tính. Xe có động cơ “lưỡng tính” cho phép xe vận hành cả động cơ dùng xăng truyền thống và cả động cơ dùng điện.
[32] Meant to be trampled: Tham khảo: So indirectly it says that you are meant to be trampled on because you are a no body and there won't be any justice meted out to you.
[33] “Do whatever you can get away with to better your own situation.” Tham khảo: (i) The thieves managed to get away with a lot of money. (ii) To escape the consequences of (a blameworthy act, for example): got away with cheating.
[34] Most shortsighted: Thiển cận nhất
[35] Shoot yourself in the head: Tự sát. Tham khảo: (i) How to shoot yourself in the head and hand your business to Apple in two easy steps. (ii) Three weeks later you shoot yourself in the head rather than try to modify that line.
[36] Tham khảo: (i) Lean, Green Rhetoric Machines - Apple and Dell are slugging it out to see who makes the greenest computers. (ii) Yet in most of the economic stimulus packages, the ‘green rhetoric’ has been stronger than the substance. (iii) In Green rhetoric, everything in nature is described as "fragile!" -- rivers, forests, the whole planet. It's manifestly untrue. America's eastern forest lost two of its most dominant species -- the american chestnut and the passenger pigeon -- and never faltered.
[37] More pollution, lower prices: “ô nhiễm càng nhiều thi giá càng rẻ”
[38] The highest environmental compliance costs: Chi phí cao nhát về thỏa thuận môi trường
[39] Virtual certainty: Chắc chắn: The European Union has unfinished business with the euro zone debt crisis and the virtual certainty that Greece will need further financial aid
[40] Lò sát sinh số 5: Slaughterhouse-Five, or The Children's Crusade: A Duty-Dance with Death (1969) is a satirical novel by Kurt Vonnegut about World War II experiences and journeys through time of a soldier called Billy Pilgrim. Ranked the 18th greatest English novel of the 20th century by Modern Library, it is generally recognized as Vonnegut's most influential and popular work.
[41] Sweatshop (or sweat factory) is a negatively connoted term for any working environment considered to be unacceptably difficult or dangerous — especially by those from developed countries with high standards of living.
[42] Draconian cost and price: Chi phí và giá cả quá đắt hoặc quá cao. Xem thêm (i) 'Draconian' rise in fees to use the bus station; (ii) Draconian Cost-Cutting could be worst thing we could do right now
[43] A tighter chokehold over: Đòn bẻ và xiết cổ họng trong võ thuật. A chokehold or choke (also stranglehold or in Judo referred to as shime-waza, 絞技, "constriction technique") is a general term for grappling hold that critically reduces or prevents either air (choking) or blood (strangling) from passing through the neck of an opponent, the restriction may be of one or both and depends on the hold used and the reaction of the victim. The lack of blood or air may lead to unconsciousness or even death if the hold is maintained.
[44] Rare earths: Vật liệu Đất hiếm
[45] far-outAdjective: 1. Unconventional or avant-garde. 2. Excellent
[46] "The Mouse that Roared": Tiêu đề bộ phim "Khi chú chuột nhắt cất tiếng gầm" được sản xuất năm 1955. The Mouse That Roared is a 1955 Cold War satirical novel by Irish American writer Leonard Wibberley, which launched a series of satirical books about an imaginary country in Europe called the Duchy of Grand Fenwick. Wibberley went beyond the merely comic, using the premise to make still-quoted commentaries about modern politics and world situations.
[47] Voice coil actuator: Cơ cấu hay bộ phận truyền động, cơ cấu chấp hành: A voice coil (consisting of a former, collar and winding) is the coil of wire attached to the apex of a loudspeaker cone. It provides the motive force to the cone by the reaction of a magnetic field to the current passing through it. The term is also used for similar actuators, commonly used as the positioning actuator in the disk read-and-write head of computer hard disk drives.
[48] Hybrid car: xe hơi sử dụng động cơ lưỡng tính. Xe có động cơ “lưỡng tính” cho phép xe vận hành cả động cơ dùng xăng truyền thống và cả động cơ dùng điện.
[49] Thuật ngữ "cartel" bắt nguồn gốc từ tiếng Đức ("Kartell"), có nội hàm dùng để chỉ hình thức hợp tác giữa các doanh nghiệp có vị trí độc lập với nhau (hợp tác theo chiều ngang) nhằm nâng cao sức mạnh của các bên trên thị trường. artel hay entente bị coi là bất hợp pháp khi nó có mục đích nhằm ngăn cản, hạn chế hoặc làm sai lệch quy luật cạnh tranh bình thường trên thị trường. Về mặt kinh thế, cartel là một tình trạng độc quyền do các doanh nghiệp đạt được bằng cách liên kết với nhau để kiểm soát thị trường. Loại hình liên kết cổ điển và cũng là phổ biến nhất chính là các bên cùng nhau ấn định giá và các yếu tố hình thành giá với mục đích ngăn cản sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới. Hậu quả tiêu cực nhất của liên kết này thể hiện ở chỗ người tiêu dùng không được hưởng lợi từ sự cạnh tranh lành mạnh về giá cả trên thị trường mà đáng lẽ ra họ phải được hưởng nếu có "cuộc chiến tranh" về giá diễn ra.
[50] OPEC - The Organization of the Petroleum Exporting Countries: Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ.
[51] Fuel cells: Pin nhiên liệu. Catalytic converter: Bộ chuyển đổi xúc tác.
[52] Molycorp Minerals, LLC: Công ty khai thác đất hiếm của Mỹ, có trụ sở chính ở Bang Colorado, được thành lập từ năm 1947.
[53] déjà vu: Trong tiếng Pháp, "déjà vu" có nghĩa là “đã nhìn thấy từ trước”. Cụm từ này được sử dụng khi con người có cảm giác họ đã thấy những tình huống, cảnh tượng, sự việc nào đó trong quá khứ và bây giờ chúng đang xảy ra trước mắt họ. Chẳng hạn, một phụ nữ bước vào một toà nhà tại một đất nước mà cô trước đây cô chưa từng tới, nhưng lại cảm thấy khung cảnh bên trong tòa nhà rất quen thuộc, cứ như thể cô từng sống trong đó vậy. Một số người cho rằng déjà vu là những trải nghiệm tâm linh hoặc ký ức về kiếp trước. Giống như trực giác, trong tương lai các nhà khoa học có thể tìm ra những lời giải thích hợp lý về déjà vu bằng cách nghiên cứu tâm lý con người. Tuy nhiên, cho tới nay nguyên nhân và bản chất của déjà vu vẫn là một bí ẩn.
[54] Political Blackmail: Tác phẩm của Lê-nin, lần đầu xuất bản vào năm 1917. Political blackmail is the threat of exposing, or the actual exposure, of true, but more often invented, “stories” with the aim of causing an opponent political damage, of slandering him, of depriving him of the possibility of engaging in political activity, or of making it difficult for him.
[55] Một số thuật ngữ sử dụng: (i) Back down: To withdraw from a position, opinion, or commitment. (ii) Criminally reckless: Cố ý vi phạm: I am shocked that two corporations could be criminally reckless at the same time. recklessness: tính thiếu thận trọng, Brass-Knuckled : tính khinh suất, tính liều lĩnh, tính táo bạo. (iii) Coast Guard cutter: Tầu bảo vệ bờ biển hay lãnh hải. Cutter is the term used by the United States Coast Guard for its commissioned vessels. A Cutter is 65 feet (19.8 m) or greater in length, has a permanently assigned crew, and has accommodations for the crew to live aboard. (iv) Brass-Knuckled: Xem thêm: Brass-Knuckled Punching by Obama. Brass knuckles, also sometimes called knuckles, knucks, brass knucks, or knuckledusters, are weapons used in hand-to-hand combat. Brass knuckles are pieces of metal, usually steel despite their name, shaped to fit around the knuckles.
[56] Outright tariffs Thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu. Outright tariffs are basically taxes that governments impose on imports.
[57] Customs duties Thuế hải quan
[58] Bid rigging: Hối lộ để thắng thầu. Bid rigging is a form of fraud in which a commercial contract is promised to one party even though for the sake of appearance several other parties also present a bid.
[59] Life support: cấp cứu. Life support, in medicine is a broad term that applies to any therapy used to sustain a patient's life while they are critically ill or injured.
[60] Economic malaise: refers to an economy that is stagnant or in recession
[61] Civil disorder: Tình trạng dân số nổi loạn, bạo loạn
[62] Nocor Steel: Tập đoàn lớn nhất về sản xuất chế tạo sắt thép ở Mỹ, được thành lập năm 1940. Năm 20010, số nhân công của tập đoàn lên tới 24400. Tổng doanh thu năm 2009 là 11,2 tỷ USD , trong đó doanh thu sau thuế là 293 triệu USD.
[63] General Electric Company or GE: là tập đoàn đa quốc gia của Mỹ, thành lập năm 1892, với số nhân công của GE năm 2010 là 287000. Tổng doanh thu năm 2010 là 150,211 tỷ USD, trong đó doanh thu sau thuế là 12,163 tỷ USD.
[64] it’s long past time: it is much like "Now is the time to..."
[65] Winston Leonard Spencer-Churchill (1874-1965) là một nhà chính trị người Anh, nổi tiếng với cương vị Thủ tướng Anh trong Thế chiến Thứ II. Ông từng là người Lính, nhà báo, nhà văn và chính trị gia. Nói chung, ông đựoc coi là một trong những nhà lãnh đạo quan trọng bậc nhất trong lịch sử nước Anh và lịch sử thế giới. Ong là Thủ tướng Anh duy nhất nhận giải Nobel Văn học và là người đầu tiên được công nhận là Công dan danh dự Mỹ.
Người dịch: Lê Chí Hiếu, Univeristy of Greenwich, UK
***
Chương 5
Cái chết đến từ thao túng tiền tệ:
Hổ thu mình, rồng công phá
Công nhân Mỹ có thể cạnh tranh hiệu quả từng đồng đô-la một với công nhân Trung Quốc. Họ chỉ không thể cạnh tranh khi tỉ giá đô-la với đồng tệ bị thao túng.
- Eric Lotke, Chiến dịch vì tương lai Mỹ
Nếu tiền là căn nguyên của mọi xấu xa, thì sự thao túng của Trung Quốc trên đồng nhân dân tệ là gốc rễ sâu xa của mọi lệch lạc trong quan hệ thương mại Mỹ-Trung. Trong hơn một thập kỷ, thâm hụt mậu dịch kinh niên của Mỹ với Trung Quốc đã làm chậm đáng kể tỉ lệ tăng trưởng kinh tế và đột kích vào tỉ lệ thất nghiệp Mỹ. Nhưng chúng ta sẽ không thể để Trung Quốc tiếp tục hút cạn sinh lực của kinh tế Mỹ dưới nanh vuốt của thao túng tiền tệ. Trung Quốc thao túng tiền tệ bằng cách cố tình “neo” nhân dân tệ với đô-la Mỹ ở một tỉ giá sâu dưới giá trị thật. Để hiểu tại sao điều này lại phá hoại kinh tế Mỹ, điều cốt yếu cần hiểu là kinh tế bất kỳ quốc gia nào cũng đều chỉ phụ thuộc vào 4 yếu tố: mức tiêu dùng, mức đầu tư kinh doanh, chi tiêu chính phủ và “cán cân xuất nhập khẩu”.
Động lực tăng trưởng sau cùng – cán cân xuất nhập khẩu – là quan trọng nhất khi bàn về thao túng tiền tệ, vì nó đo lường sự chênh lệch khi đem tổng doanh số chúng ta xuất khẩu ra thế giới trừ đi doanh số nhập khẩu. Nhận xét đặc biệt dưới đây nhấn mạnh vai trò quan yếu của cán cân xuất nhập khẩu lên nền kinh tế: khi nước Mỹ lâm vào thâm hụt mãn tính với Trung Quốc, một số phần trăm tăng trưởng kinh tế đã bị bào mòn đi. Tỉ lệ tăng trưởng bị chậm đi này đến lượt nó lại kéo giảm số công ăn việc làm được tạo ra.
Dĩ nhiên, khi kinh tế Mỹ chịu đựng mức tăng trưởng kém và thất nghiệp cao thì ở đầu bên kia, Trung Quốc là người hưởng lợi. Con rồng bùng nổ, trong khi nước Mỹ suy thoái.
Ngày mỗi già cỗi hơn, chìm sâu hơn trong nợ nần và vật vờ hơn trong tăng trưởng
Vậy thì thâm hụt mậu dịch của chúng ta với Trung Quốc lớn đến mức nào? Bao nhiêu việc làm đã mất vì “sự lệ thuộc nhập khẩu từ Trung Quốc”? Và tại sao thao túng tiền tệ là lý do chính yếu khiến Hoa Kỳ không thể cải thiện đáng kể thâm hụt mậu dịch? Chỉ có hiểu rõ các câu trả lời mới giúp chúng ta thoát khỏi cái bẫy của thao túng tiền tệ Trung Quốc.
Hãy bắt đầu bằng kích cỡ mức thâm thủng của Mỹ. Xét về con số tuyệt đối, Hoa Kỳ nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu với Trung Quốc gần 1 tỷ đô-la mỗi ngày. Đây không phải lỗi đánh máy, hàng tỷ chứ không phải hàng triệu. Còn xét về con số tương đối, mức thâm thủng cũng đem lại sự kinh ngạc không kém. Trung Quốc chiếm đến khoảng một nửa mức thâm hụt thương mại về hàng hóa của Mỹ và tròn 75% khi loại doanh số nhập khẩu dầu mỏ ra khỏi phép tính. Như vậy, suy luận lô-gích từ các thống kê này là: nếu Hoa Kỳ muốn giảm mức thâm hụt mậu dịch, nhằm cải thiện tỉ lệ tăng trưởng và tạo thêm công ăn việc làm, nơi tốt nhất để bắt đầu chính là sự cải cách tiền tệ với Trung Quốc.
Tương tự, tầm ảnh hưởng thực tế của việc lệ thuộc nhập khẩu từ Trung Quốc lên mức tăng trưởng và tỉ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ cũng làm chúng ta giật mình. Cả thập kỷ vừa qua, mức thâm thủng với Trung Quốc đã lấy mất gần nửa điểm phần trăm tăng trưởng GDP hàng năm của chúng ta. Trong khi trông có vẻ không phải là con số lớn, trong thực tế điều này đã có ảnh hưởng tích lũy, làm hàng triệu công việc mất cơ hội được tạo ra. Giả sử ngay bây giờ, nếu chúng ta có được số lượng việc làm này, cộng thêm hàng triệu công việc khu vực sản xuất không bị hủy hoại do các thực thi thương mại bất công khác của Trung Quốc, chúng ta sẽ không phải thấy những hàng dài thất nghiệp bao vây các tòa nhà chính phủ, những khu nhà im ỉm bị tịch thu, và những công xưởng trống trơn đầy cỏ dại ở Mỹ. Thay vào đó, chúng ta hẳn đang bon bon tiến về phía trước.
Như một lưu ý bên lề, những số liệu gây choáng này luôn nhắc chúng ta câu chuyện về Willie Sutton, tay cướp nhà băng khét tiếng. Khi Sutton được hỏi tại sao lại cướp ngân hàng, hắn đã có câu trả lời nổi tiếng, “bởi vì ở đó có tiền”. Cũng giống như nhà băng là nơi có tiền, thao túng tiền tệ của Trung Quốc là nơi chúng ta nên kỳ vọng nhất để giảm thâm hụt thương mại và lấy lại phong độ tăng trưởng vững chãi cho nền kinh tế.
Những thời khắc khó khăn của Hoa Kỳ để thoát khỏi chính sách neo cứng đồng đô-la của Trung Quốc
Như vậy, Trung Quốc đã làm thế nào để thao túng tiền tệ? Họ đã thực hiện điều này hữu hiệu bằng chính sách neo cứng đồng nhân dân tệ với đồng đô-la ở một tỉ giá sâu dưới giá trị thực: khoảng 6 tệ ăn 1 đô-la. Đồng tệ siêu rẻ này đến lượt nó lại cung cấp tài trợ cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc, trong khi lại đánh thuế nặng lên hàng xuất khẩu của Mỹ. Kết cục của chính sách thao túng đồng tiền này, song hành cùng các thực thi kinh doanh bất công khác như đã được đề cập, đã gây nên căn bệnh thâm thủng mậu dịch mãn tính của Hoa Kỳ như đã được mổ xẻ, phân tích ở trên. Còn đây là chìa khóa cho vấn đề thâm hụt: sự bất cân xứng mậu dịch Mỹ-Trung sẽ không bao giờ tồn tại trong thế giới thương mại tự do, khi mà Trung Quốc thả nổi tự do đồng tệ cũng như bao đồng tiền thả nổi khác trên thế giới như yên Nhật, real Bra-xin, franc Thụy Sỹ, ru-pi Ấn Độ, và đô-la Mỹ.
Trong một thế giới tự do mậu dịch đặc trưng bởi các tỉ giá được thả nổi, sự bất cân xứng thương mại Mỹ-Trung sẽ không bao giờ hiện diện, bởi vì khi mức thâm hụt tăng lên, giá trị đồng đô-la sẽ giảm tương đối với đồng tệ. Khi đô-la rớt giá, hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc sẽ tăng lên, hàng nhập từ Trung Quốc sẽ giảm, và mậu dịch sẽ quay về vị trí cân bằng. Tuy nhiên, bằng cách neo đồng tệ vào đồng đô-la, một Trung Quốc bảo hộ đã làm đảo lộn tiến trình điều chỉnh thương mại tự nhiên này, thậm chí nó còn làm suy yếu cơ cấu mậu dịch tự do toàn cầu vốn dựa trên triển vọng giao dịch cùng có lợi.
Con Rồng quậy phá tuyên bố một loại chiến tranh mới
Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu một chiến dịch phối hợp tung ra các răn đe chống lại Hoa Kỳ, ngụ ý rằng họ có thể thanh lý số trái phiếu Mỹ khổng lồ họ đang nắm giữ, nếu Washington áp đặt các trừng phạt thương mại… Được mô tả như là “phương án chiến tranh hạt nhân” của Trung Quốc, hành động đó có thể kích hoạt một cuộc sụp đổ đồng đô-la… Nó cũng giáng đòn chí tử vào lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ, làm chao đảo thị trường nhà đất và có lẽ sẽ đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ vào suy thoái.
- Báo Bưu điện Luân Đôn
Thật là tồi tệ khi mà chính sách thao túng tiền tệ của Trung Quốc đã đẩy kinh tế Hoa Kỳ mắc kẹt ngay từ đầu bằng cách hủy hoại hàng triệu công ăn việc làm. Còn tồi tệ hơn nữa, “cái chết đến từ thao túng tiền tệ” này lại kéo theo “cái chết của chủ quyền chính trị Hoa Kỳ”. Tâm điểm của vấn đề là các đe dọa mà những con diều hâu chiến tranh đang điều hành Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đưa ra. Chúng gọi nó là “phương án chiến tranh hạt nhân tài chính”, và nó bao hàm cả chuyện sử dụng dự trữ ngoại hối khổng lồ của Trung Quốc để làm bất ổn các Ngân hàng Mỹ, thị trường chứng khoán, và thị trường trái phiếu.
Để hiểu mối đe dọa của Trung Quốc “đánh gục gã khổng lồ” trên phương diện hệ thống tài chính là xác thực đến mức nào, chúng ta sẽ không phí công khi mô tả chi tiết hơn cách Trung Quốc thao túng tiền tệ. Quá trình này bắt đầu khi bạn hay tôi bước vào một cửa hàng như Walmart chẳng hạn và mua một sản phẩm Trung Quốc, sau đó các đồng đô-la này sẽ được di chuyển vượt đại dương. Lúc này, để duy trì chính sách neo chặt đô-la với đồng tệ, Trung Quốc phải nhanh chóng hồi chuyển “số đô-la Walmart” đó của chúng ta vào trở lại Mỹ bằng cách mua tài sản tài chánh như trái phiếu chính phủ Mỹ, bất động sản Mỹ, hay các công ty Mỹ; nói cách khác, áp lực ngược sẽ được đặt lên đồng tệ.
Bây giờ là câu chuyện đáng quan tâm nhất về thủ thuật thao túng tiền tệ: trước khi chính phủ Trung Quốc có thể hồi chuyển bất cứ đồng đô-la Walmart nào của chúng ta, họ phải giành quyền kiểm soát những đô-la này từ tay những nhà xuất khẩu Trung Quốc. Điều này đòi hỏi một quá trình xoay vòng được gọi là “quá trình thanh lý”.
Để thanh lý những đô-la Walmart của chúng ta, chính phủ Trung Quốc ép các nhà xuất khẩu trong nước phải mua trái phiếu chính phủ Trung Quốc định giá bằng đô-la Mỹ. Đổi lại việc giao nộp những tờ giấy bạc Mỹ, các nhà xuất khẩu được nhận lãi suất khoảng 4% trên các trái phiếu thanh lý này. Kế tiếp, chính phủ Trung Quốc xoay vòng và tái đầu tư những tờ đô-la này vào trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ với lãi suất ít hơn 2%. Trung Quốc do đó mất 2% hay nhiều hơn về lãi suất cho mỗi đô-la Mỹ được thanh lý, và khoản lỗ lã này lên đến hàng tỷ đô-la.
Câu hỏi là tại sao Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẵn sàng gánh khoản lỗ khổng lồ như vậy? Câu trả lời là bởi vì Đảng Cộng sản Trung Quốc quan tâm nhiều hơn trong việc tạo công ăn việc làm để duy trì sự ổn định chính trị và sự toàn trị đất nước so với việc kiếm tiền thực tế. Đó là một trong những điều khác biệt lớn giữa chủ nghĩa tư bản Mỹ thực dụng và chủ nghĩa tư bản nhà nước Trung Quốc đã bị bóp méo qua chủ trương “lợi mình – hại người”. Và đừng bao giờ nghi ngờ rằng với quá trình thao túng tiền tệ có tổng bằng không này, rất nhiều công ăn việc làm mà Trung Quốc lấy được sẽ bằng đúng số việc làm bị mất đi tại Hoa Kỳ.
Trên thực tế, quá trình thao túng tiền tệ này đã tích lũy được một quỹ dự trữ ngoại hối trên hai nghìn tỷ đô-la Mỹ do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nắm giữ, mà nay đã nghiễm nhiên trở thành một ngân hàng cho vay của người Mỹ. Để hiểu hết ý nghĩa con số gây sốc này, chúng ta nên biết nó còn lớn hơn tổng sản lượng quốc dân của Ấn Độ hay Canada, và gần bằng nếu so với Anh quốc. Nó cũng lớn hơn GDP của cả ba nước Đại Hàn, Mexico, và Ireland gộp lại.
Con số khổng lồ này cũng có nghĩa rằng: Trung Quốc có thể đem quỹ dự trữ ngoại hối của họ mua quyền kiểm soát trong tất cả công ty lớn của Mỹ có tên trong danh sách Chỉ số Dow Jones Công nghiệp Trung bình, gồm cả những gã khổng lồ như Microsoft, Exxon, và Walmart, rồi tiền còn lại vẫn đủ để mua cổ phần đa số của Apple, Intel, và Ford. Chính xác là sự tích lũy khổng lồ quỹ dự trữ ngoại hối bằng đô-la Mỹ cho phép Đảng Cộng sản Trung Quốc có cơ sở đe dọa “tấn công hạt nhân” hệ thống tài chính Hoa Kỳ. Như He Fan thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc đã nói khi đe dọa sử dụng “phương án tấn công hạt nhân” về tài chính, rằng nếu giả sử Trung Quốc bắt đầu bán tháo đô-la, sự rớt giá thê thảm của đồng đô-la sẽ xảy ra. Và như trích dẫn ở đầu chương đã khéo léo mô tả, sự sụp đổ đồng đô-la “sẽ giáng đòn chí tử vào lãi suất trái phiếu Mỹ, làm chao đảo thị trường nhà đất và có lẽ sẽ đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ vào suy thoái”.
Trong thực tế đã có bằng chứng rõ ràng rằng một Chú Sam khúm núm đã bắt đầu dâng hiến cho Trung Quốc ít nhất một vài chủ quyền chính trị của Mỹ do nguy cơ có thực của phương án tấn công hạt nhân tài chính từ phía Trung Quốc. Thực vậy, lúc này bất cứ khi nào mà Nhà Trắng, Quốc Hội hay Đại diện Thương mại Hoa Kỳ lên tiếng đòi xóa bỏ các thực thi mậu dịch bất bình đẳng, Trung Quốc liền phản pháo bằng cách đe dọa bán tháo - và trong vài trường hợp có bán tháo thực sự – dự trữ đồng đô-la. Thực tế, sự tồn tại của mối “đe dọa hạt nhân tài chính” giải thích phần lớn hành vi rụt rè kinh niên đối với Trung Quốc của mấy đời Bộ trưởng Tài chánh thập niên vừa qua, từ Hank Paulson dưới trào Bush cho đến Timothy Geithner dưới trào Obama.
Vui lòng hiểu rõ điều này: qua thời gian, sẽ cực kỳ ngây thơ cho bất kỳ người Mỹ nào nghĩ rằng chính sách “tống tiền đồng bạc xanh” của Trung Quốc chỉ khu trú trong các vấn đề mậu dịch. Một lúc nào đó, các quan chức Trung Quốc có thể sử dụng vũ khí này trên bất cứ vấn đề nào thuộc một số đề tài địa chính trị: từ chuyến thăm Nhà Trắng của Đạt Lai Lạt Ma, bán vũ khí cho Ấn Độ cho đến mối xung đột dai dẳng trên bán đảo Triều Tiên, cũng như chuyện nhạy cảm Hoa Kỳ ủng hộ Đài Loan.
Trung Quốc, ngài có thể dành cho chúng tôi lượng lớn đồng 1 hào?
Sự thao túng tiền tệ của Trung Quốc không chỉ làm mất mát chủ quyền chính trị của Mỹ. Nó còn làm người Mỹ tự sa vào “cái chết từ sự tiêu hoang”. Hãy nhớ: trong quá trình thao túng tiền tệ, chính phủ Trung Quốc phải duy trì cái neo giữa đồng tệ và đô-la, chủ yếu bằng cách mua trái phiếu chính phủ Mỹ. Bằng cách này, người cho vay đến từ Trung Quốc đã giúp các chính khách Hoa Kỳ tài trợ cho mức thâm hụt ngân sách khổng lồ.
Sự kiện Trung Quốc giúp chúng ta tài trợ các chương trình, như chương trình kích thích tài chính hàng loạt của Hoa Kỳ, cũng như cám dỗ về việc in tiền dễ dàng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ không phải là một sự chua chát bình thường. Sau rốt, phần lớn bởi vì mức thâm hụt nguy hại với Trung Quốc mà các chính khách Mỹ cảm thấy họ cần tiếp tục mồi nước cho cỗ máy bơm kinh tế bằng các chi tiêu thâm thủng, thậm chí cả khi chúng ta tiếp tục lún ngày một sâu vào nợ nần với một chế độ chuyên chế, bòn rút cạn kiệt từ các nhượng bộ của Mỹ.
Thực tế, toàn bộ quá trình đáng buồn này mà trong đó, Trung Quốc đóng vai nhà cho vay của nước Mỹ, là một phần của cuộc “mặc cả với Quỷ” mà sự thể là Tổng thống Barrack Obama hứa hẹn ngay từ lúc nhậm chức sẽ mạnh tay với chủ nghĩa bảo hộ Trung Quốc và rồi đã thất hứa. Ở đây, chúng ta cần nhớ rõ rằng trong chiến dịch tranh cử 2008, tại các bang công nghiệp chủ chốt vẫn còn đang do dự như Illinois, Michigan, Ohio, và Pennsylvania, ứng cử viên tổng thống Barack Obama đã hứa đi hứa lại rằng sẽ chấm dứt các thực thi thương mại bất bình đẳng với Trung Quốc.
Từ khi nhậm chức, Bộ Tài chính của Tổng thống Obama, dẫn đầu bởi Timothy Geithner như đã đề cập ở trên, đã từ chối nhiều lần việc quy tội Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ. Tuy nhiên, chính xác là một động thái như vậy sẽ cho phép Hoa Kỳ áp đặt các nghĩa vụ bồi hoàn thích hợp, nhằm loại bỏ một trong các phương diện bảo hộ quan trọng nhất của Trung Quốc. Nhưng thay cho việc thực thi lời đã hứa khi tranh cử, Tổng thống Obama đã chọn một cuộc mặc cả nguy hiểm với Quỷ: “Ngài, Trung Quốc, hãy tiếp tục mua trái phiếu của chúng tôi, đổi lại chúng tôi sẽ không áp dụng bất kỳ hành động nào đáng kể để cải cách mậu dịch”. Bằng cách này, Tổng thống đã sai lầm khi đặt chính trị và nhu cầu tài chính trước mắt của Nội các ông ta ưu tiên hơn triển vọng phục hồi kinh tế dài hạn của Hoa Kỳ. Đây là sai lầm chết người, bởi vì cho dù có mượn bao nhiêu nghìn tỷ “đô-la Walmart” từ Trung Quốc để ném vào nền kinh tế Mỹ, những đồng tiền kích thích này cũng sẽ không tạo nên khác biệt, cho đến khi nào chúng ta đạt được cải cách tiền tệ tích cực với Trung Quốc.
Hoa Kỳ mắc kẹt trong thang kinh tế toàn cầu
Chúng tôi chán rồi. Chính sách bảo hộ của Trung Quốc đã làm thương tổn phần còn lại của thế giới, không chỉ mỗi nước Mỹ. Nó gây nên một cuộc suy thoái toàn cầu. Trung Quốc muốn được đối xử như một quốc gia đang phát triển, nhưng họ là một gã khổng lồ, là nhà xuất khẩu hàng đầu của thế giới.
- Thượng Nghị sĩ Lindsay Graham (R-SC)
Quan sát từ xa 30.000 feet, việc thao túng tiền tệ của Trung Quốc không chỉ làm tổn hại kinh tế Mỹ. Nó đe dọa xé tan toàn bộ tấm vải kinh tế toàn cầu và cơ cấu tự do mậu dịch. Vấn đề là ở chỗ: bất cứ khi nào đồng đô-la giảm so với các loại tiền tệ khác như euro, real, won, hay yên – chuyện bây giờ xảy ra thường xuyên – thì đồng tệ cũng rớt giá theo nó. Đến lượt nó, việc rớt giá của nhân dân tệ so với các đồng tiền khác lại cung cấp cho Trung Quốc bảo hộ một mũi dùi sắc bén hơn chống lại các đối thủ cạnh tranh khắp thế giới, từ châu Âu và Braxin cho đến Nhật Bản và Đại Hàn. Hệ lụy là cầu xuất khẩu suy giảm và đã dẫn châu Âu vào cơn vật vờ về kinh tế, cũng như kéo dài thêm sự tăng trưởng uể oải của Nhật vốn đã lê thê cả chục năm nay. Trong khi đó, lạm phát chồm lên ở các quốc gia như Úc và Braxin, do các dòng tiền nóng đầu cơ đổ vào và do sự tăng giá hàng hóa mà ta có thể truy ngược trực tiếp trở lại là do đồng tệ được định giá thấp.
Qua tất cả các điều này – và bất chấp các lời kêu gọi lặp đi lặp lại từ các định chế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới – Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp cứng rắn nhất có thể để chống lại cải tổ. Đường lối cứng rắn này bắt đầu ngay từ cấp lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc; như một câu ngạn ngữ nói, “cá thì ương từ đầu xuống”.
Ví dụ, hãy xét câu trả lời đầy ngờ vực của Thủ tướng Ôn Gia Bảo trước áp lực đòi định giá lại đồng tệ của các thành viên khác trong khối G-20. Ôn nói: ”Trước tiên, tôi không nghĩ đồng tệ được định giá thấp”. Đúng đấy, Mr.Ôn, cũng như không khí ở Bắc Kinh thì trong lành, người Tây Tạng mong muốn là một phần của Trung Quốc, người dân được phát biểu tự do ở Thượng Hải, và chuyến thăm dò không gian Mặt Trăng của Trung Quốc cho thấy nó được tạo thành từ phó mát Thụy Sĩ. Trong thực tế, với các kiểu trả lời vô lý như vậy trước áp lực quốc tế của các lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, thật khó để nói liệu việc chối bỏ mình thao túng tiền tệ của Trung Quốc là giống với bi kịch Shakespear hay giống với trò hề của Moliere. Sau cùng, trong số các quốc gia hưởng lợi từ sự thao túng tiền tệ của Trung Quốc, Trung Quốc là nước hưởng lợi nhất.
Để khởi đầu cải cách, một đồng tệ mạnh lên sẽ khắc phục nhanh chóng lạm phát đang gia tăng ở Trung Quốc, vì một đồng tệ mạnh sẽ hạ nhiệt giá dầu, nguyên liệu, và vô số chi phí đầu vào mà Trung Quốc cần để vận hành các công xưởng. Và như một phần thưởng chống lạm phát mạnh mẽ, một đồng tệ mạnh cũng nhanh chóng chặn đứng các dòng tiền nóng đầu cơ đang thổi phồng cả thị trường chứng khoán và bong bóng nhà đất Trung Quốc.
Điều quan trọng nhất là đồng tệ mạnh sẽ cải thiện đáng kể sức mua của người tiêu dùng nghèo khó ở Trung Quốc. Bằng cách này, cải cách tiền tệ của Trung Quốc sẽ làm nó ít phụ thuộc hơn nhiều vào mức xuất khẩu ra thị trường thế giới – một điểm yếu được mô tả như gót chân Achille của mô hình tăng trưởng Trung Quốc.
Không may, các lãnh đạo Trung Quốc từ chối chấp nhận lý lẽ thuyết phục của thông điệp này. Thay vào đó, họ bảo vệ quan điểm không khoan nhượng bằng tuyên bố rằng đồng tệ mạnh lên sẽ hủy hoại nền kinh tế Trung Quốc do xuất khẩu sẽ giảm mạnh. Nhưng điều này cũng là một cách nữa để nói rằng phương thức duy nhất giữ Trung Quốc tiếp tục phát triển là bằng cách làm nghèo đi phần còn lại của thế giới, và đặc biệt, làm suy nhược nền kinh tế và cơ sở sản xuất của Mỹ, mà thực tế đây là một trong những mục tiêu quân sự và chiến lược lâu dài của Trung Quốc.
Người dịch: Lê Hiếu
khieman
03-31-2014, 01:55 AM
(tiếp theo)
Chương 6
Chết bởi "Quay lưng của chính các Công ty Mỹ"
Khi màu xanh đồng đô la thay bằng màu đỏ, trắng và xanh đồng tệ.
Đến năm 2012, General Electric chuẩn bị đầu tư 2 tỉ USD vào Trung Quốc. Tập đoàn này đã chuyển các nhà máy từ Mỹ vào Trung Quốc và tạo ra hơn 1000 việc làm mới… Tháng vừa rồi, GE đã quyết định đóng cửa nhà máy đèn tại Virgina và chuyển khoảng 200 việc làm đến Trung Quốc
—London’s Daily Mail
Không có danh dự trong đám trộm cắp – và càng không có lòng yêu nước trong các tập đoàn Mỹ. Đó là thông điệp rất rõ ràng của các công ty như General Electric, Caterpillar, và Evergreen Solar đang chuyển đến người dân Mỹ trong những ngày này, bằng hành động đóng cửa các nhà máy già cỗi tại Hoa Kỳ và khai trương các nhà máy sáng bóng, công nghệ hiện đại mới nhất tại vùng đất của Rồng. Tháo chạy qua Trung Quốc, những con chuột Lemmut phản bội này không những đẩy đất nước của họ đến bên bờ vực thẳm mà còn ký một bản cáo tử cho chính công ty họ. Một điều mà không ai hình dung ra.
Đầu thế kỷ này, khi Trung Quốc lần đầu tiên gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và bắt đầu tham lam tấn công vào các nhà máy chế tạo gốc Mỹ. Các nhà điều hành tập đoàn Hoa Kỳ chung vai sát cánh cùng người công nhân phản đối mạnh mẽ các điều khoản thương mại không công bằng của Trung Quốc. Những kêu gào thảm thiết của liên minh Doanh nghiệp – Người lao động đã rơi vào các lỗ tai điếc, tuy nhiên, ông chủ nhà trắng Bush, với tư tưởng cứng nhắc, đã không thể nhận biết được sự khác biệt nghiêm trọng giữa lợi ích của thương mại tự do cho tất cả và thương mại bất công mang lại lợi ích toàn diện cho Trung Quốc.
Bây giờ, một thập kỷ sau, liên minh giữa những doanh nghiệp và lao động Hoa Kỳ giống như cái chết của những người phản kháng vì dân chủ Thiên An Môn. Theo bài toán chính trị mới, với việc thêm một việc làm của người Mỹ và mỗi nhà máy được di chuyển sang Trung Quốc, bàn tròn kinh doanh với mệnh danh tổ chức “Mỹ” (Hiệp hội quốc gia các nhà chế tạo, và Phòng Thương mại Hoa Kỳ ), bị biến từ các nhà chỉ trích bị thương đến các nhà biện hộ khờ khạo đối với các tay hám lợi và bảo vệ Trung Quốc, kẻ luôn có chính sách riêng đối với kinh tế Mỹ và các người làm công.
Trớ trêu thay, căn bản Quay lưng của các tập đoàn Mỹ Quốc là như thế này: trong quá trình giúp đỡ Trung Quốc tàn phá các nhà máy chế tạo gốc Mỹ, đa số các phản bội của tập đoàn này là đoản hậu chính tương lai của công ty họ. Họ đang thực hiện không những chuyển công nghệ hiện tại mà còn cái nguồn lực để sáng tạo ra phát minh mới. Để hiểu vấn đề tại sao, tại sao vô số nhà điều hành tập đoàn Mỹ sẳn lòng biến sự tôn thờ đồng Đô la xanh sang đồng tệ Đỏ Trằng Xanh. Đó là lý do chính yếu trước hết phải hiểu và phân tích “ ba làn sóng chuyển dịch” nó mô tả đặc tính của cuộc di cư hàng chục triệu việc làm từ Mỹ Quốc sang Trung Quốc.
LÀN SÓNG CHUYỂN DỊCH THỨ NHẤT: Lục địa Trung Quốc trỗi dậy
Làn sóng chuyển dịch đầu tiên bắt đầu từ từ ngay sau khi Đảng cộng Sản mở cửa “ Thiên Đường Nhân công” với phương Tây năm 1978. Nó được biết đến với tên gọi “Đổi mới Thị Trường”, cởi trói một cách hữu hiệu các lao động Trung Quốc bởi các lợi ích về y tế và hưu trí đi cùng quyền lợi về điều kiện lao động an toàn và thu nhập hợp lý – nhưng trớ trêu thay nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa thoát khỏi chủ đạo của các công ty nhà nước và các nhà hoạch định cấp cao của Đảng Cộng Sản. Không ngẫu nhiên thay, qua các thập kỷ, các công ty phương Tây như Mattel, Reebok, và Schwinn bắt đầu tạo ra nhiều và rất nhiều các sản phẩm giá trị thấp phụ thuộc vào giá nhân công như – đồ chơi, giày thể thao, xe đạp – với giá lao động rẻ Trung Quốc.
Trong thời kỳ này, mô hình lao động nô lệ bằng giao kèo ở Trung Quốc ngày nay khá hoàn hảo. Trong nền công nghiệp của lục đia, các thanh niên trẻ (không bị rơi vào hiếm muộn dân số trẻ) mới từ nông thôn ra, ký các hợp đồng ràng buộc hà khắc quá với sự hiểu biết của họ. Họ làm việc xếp hàng xếp lớp trong các sàn nhà máy đông nghẹt, nóng, và dơ bẩn, từ 12 đến 16 giờ một ngày. Họ ăn và ngủ trong các ký túc xá ổ chuột dạng hộp thường bị chắn các thanh ngang cửa sổ hoặc vây bởi hàng rào của công ty. Nếu họ cố trốn thoát, họ sẽ bị đánh đập. Nếu họ tổ chức đình công, họ sẽ bị đánh đập và sa thải.
Sự thật là những nô lệ lao động thời hiện đại, làm việc với 40 xu 1 giờ, vẫn làm các đồ chơi cho trẻ con chúng ta, đúc những đế giày mà chúng ta đang đi, và thêu các cái áo để mưu sinh mà chúng ta đang mặc. Một lời đề tặng nghiệt ngã dành cho vòng dây xích vô tận ràng buộc với những người nhân công này là “Thế giới Dic –Ken- Sen tiêu biểu của người Trung Quốc”, nhiều người vẫn hạnh phúc với cuộc sống nghèo khổ của họ, tệ như nền công nghiệp lục địa Rồng, cuộc sống của người nông dân nghèo khổ càng tệ hơn.
LÀN SỐNG THỪ HAI: nếu chúng ta không đánh bại họ thì hãy chơi cùng họ.
Làn sóng thứ hai bắt đầu ngay khi Trung Quốc tham gia vào Tổ Chức Thương Mại Thế giới năm 2001 và bắt đầu tấn công trực diện vào các nhà chế tạo gốc Mỹ sử dụng “Vũ khí triệt thoái lao động” giống như bảo hộ xuất khẩu bất hợp pháp và thao túng tiền tệ. Dưới áp lực bao vây của các nhà máy Trung Quốc, ngày càng nhiều nhà điều hành doanh nghiệp Mỹ nhận ra rằng: tận dụng ưu thế mạng lưới tinh vi bảo hộ hàng xuất khẩu bất hợp pháp, họ có thể sản xuất giá rẻ hơn trên đất Trung Quốc so với Mỹ Quốc, và nếu họ không làm thì các đối thủ của họ chắc chắn sẽ làm. Điều này tạo nên nhận thức của các doanh nghiệp Mỹ về câu nói nổi tiếng “ Nếu bạn không đánh bại được Trung Quốc, hãy chơi cùng họ”. Ngay sau đó, làn sóng chuyển dịch thứ hai mạnh lên như bão Tsunami.
Rất quan trọng để nhấn mạnh rằng trong làn sóng thứ hai này, mục tiêu cơ bản củ các nhà điều hành Mỹ không phải là bán cho 1.3 tỉ người tiêu dùng tại thị trường Trung Quốc. Mà là sản xuất để xuất khẩu ra phần còn lại của thế giới – bao gồm cả nước Mỹ. Một điều rõ ràng vững như bàn thạch ở đây là, các nhà điều hành Mỹ tin rằng họ tận dụng trong làn sóng này không chỉ là nhân công rẻ mạt( một vài nước như Bangladesh Campuchia và Việtnam cũng có). Mà là, cám dỗ từ điều khoản thương mại bất công bằng, môi trường lõng lẽo, chế độ an toàn và bảo hộ xuất khẩu. Nếu chính phủ Mỹ không xóa bỏ các điều khoản thương mại bất bình đẳng của Trung Quốc( bộ máy của Bush có những nổ lực không đáng có trong cuộc bao vây này), nó sẽ tốt hơn , tối thiểu là các cổ đông, nhà điều hành (không phải người làm công) của các công ty dịch chuyển sản xuất của họ đến Trung Quốc.
LÀN SÓNG THỨ BA: Ảo tưởng lôi về 1.3 tỉ người tiêu dùng
Làn sóng thứ ba và nguy hiểm nhất trong chuyển dịch của Mỹ Quốc hiện đang xảy ra. Nó được kết hợp bởi một phần nhân công rẻ trong làn sóng thứ nhất và một phần lòng tham về lợi thế sản xuất tại Trung Quốc trong làn sóng thứ hai. Nhưng xa hơn là sự thúc đẩy đầy ma lực trong làn sóng thứ ba là sự mê hoặc giữa các nhà điều hành doanh nghiệp Mỹ Quốc về cơ hội sắp đến của họ trong khả năng tiếp cận 1.3 tỉ người tiêu dùng đang cư ngụ tại nước đông dân nhất thế giới này. Làn sóng này rõ ràng là nguy hiểm nhất bởi vì nó bị dẫn dắt bở sự mê hoặc về phần lớn ngưới tiêu dùng Trung Quốc có năng lực mua sắm thích hợp để thúc đẩy thị trường- Nhưng thực sự là rất nhiều người nghèo đói. Làn sóng dịch chuyển nguy hiểm này yêu cầu các tập đoàn Mỹ Quốc muốn bán hàng vào Trung Quốc phải chấp nhận ba điều khoản bảo vệ đã đặt ra trong chính sách “Đổi mới bản địa” (Indigenous Innovation).
Điều kiện bảo vệ thứ nhất yêu cầu sở hữu thiểu số; các công ty Mỹ phải liên Doanh với đối tác Trung Quốc và sở hữu không quá 49% Doanh nghiệp. Rõ ràng là, với điều khoản này làm công ty Mỹ Quốc mất quyền kiểm soát Doanh nghiệp. Sau đó là, điều kiện này cho phép đối tác sở hữu chi phối( thường là các công ty nhà nước) quyền được truy xuất bất cứ thông tin nào của liên doanh, bao gồn các bí mật thương mại.
Điều khoản bảo vệ thứ hai hình thành vi phạm của Trung Quốc về qui định tự do thương mại; được biết với cái tên Bắt buộc Chuyển Giao Công Nghệ. Mưu kế này, công ty Mỹ Quốc bắt buộc đầu hàng về sở hữu trí tuệ cho các đối tác Trung Quốc như một điều kiện để gia nhập thị trường. Hiệu quả thực thi của điều khoản này là tạo sự thuận tiện cho việc phổ biến nhiều công nghệ khác nhau không chỉ trực tiếp đến các đối tácTrung Quốc mà còn chính phủ Trung Quốc và các đối thủ tiềm tàng người Trung Quốc khác. Đầu hàng chấp nhận điều kiện này, các công ty phương Tây đã tạo ra các đối thủ người Trung Quốc chỉ trong nháy mắt.
Điều khoản thứ ba đi cùng với bàn tay tham lam trong trong cái vỏ bọc bảo vệ của điều khoản thứ hai bắt buộc chuyển giao công nghệ. Nó giống như bắt buộc xuất khẩu các phương tiện nghiên cứu phát triển của phương Tây vào Trung Quốc – vi phạm kép qui định về tự do thương mại WTO. Đây là điều thô thiển nhất tương đương với bán hạt giống ngô của Mỹ, giống như tất cả các nhà kinh tế nói với bạn, với nghiên cứu phát triển, cách mạng công nghệ là điều cần thiết tạo ra việc làm mới. Nếu nghiên cứu Phát triển đó và phát minh đó xảy ra tại mảnh đất Trung Quốc mà không phải Mỹ Quốc, bạn đoán xem ai là người gặt hái thành quả miếng ngon của việc tạo ra việc làm mới.
Rõ ràng là tại điểm này, tại sao các công y Mỹ Quốc lại đầu hàng ba điều khoản bảo vệ của chính sách đổi mới bản địa, mà gần như sẽ hủy hoại chính họ. Môt khi mà Công ty Mỹ đầu hàng quyền kiểm soát, công nghệ hiện tại, và khả năng phát triển công nghệ tương lai, thì nó chỉ chưa là vấn đề chính tại thời điểm trước khi các công ty Trung Quốc “xơi” công nghệ và sử dụng nó để tự quay lại cạnh tranh với công ty Mỹ - không chỉ ngay chính trên đất Trung Quốc mà còn thị trường toàn cầu. Bằng cách này, các công ty Mỹ học được cách khó khăn để cái mê hoặc 1.3 tỉ người tiêu dùng Trung Quốc với cái ảo tưởng đáng báo động hơn nhiều đồng Đô la và Xu thực sự . Với cách này, “ chết bởi sự quay lưng của các tập đoàn” cũng đưa các tập đoàn tự kết liễu.
CÂU CHUYỆN CỦA BỐN TẬP ĐOÀN VÀ HAI ĐẤT NƯỚC
Để cung cấp góc nhìn riêng và sâu hơn về vấn đề này, phân tích các hoạt động của bốn tập đoàn lớn tại Trung Quốc và Tổng giám đốc điều hành của họ. Westinghouse, kẻ nghờ nghệch nhất; General Electric, kẻ tâm thần nhất; Caterpillar, đứa trẻ quảng cáo cho cám dỗ chủ nghĩa hám lợi Trung Quốc; và Evergreen Solar, một trong “Hy Vọng màu Xanh nhất” của bộ máy Obama và bây giờ là điểm cảm thông cho sự thất bại của nền chính trị Hoa kỳ trong việc bảo vệ cộng đồng Doanh nghiệp khỏi xâm lược của người Hoa.
Suy nghĩ về sự phân thân ảo tưởng của Westinghouse
Westinghouse Electric đã chuyển giao hơn 75,000 tài liệu cho khách hàng Trung Hoa theo cam kết phần khởi đầu cùa việc chuyển giao công nghệ với hy vọng là bảo toàn được vị trí trong thị trường hạt nhân phát triển nhanh nhất này. . . Jack Allen, Chủ tịch Westinghouse tại châu Á[nói] công ty “không có đảm bảo nào ”về vai trò tại Trung Quốc khi bốn lò phản ứng AP 1000 [hạt nhân] hoàn thành.
--Financial Times
http://www.photographyblogger.net/wp-content/uploads/2011/05/071.jpg (http://www.photographyblogger.net/wp-content/uploads/2011/05/071.jpg)
Giống như Frodo không thể chống lại sự cám dỗ của chiếc nhẫn chết người, Westinghouse rõ ràng là không thể cưỡng lại được thị trường điện hạt nhân Trung Quốc. À, chúng ta biết rằng: Thị trường hạt nhân trung Quốc là thị trường lớn nhất và phát triển nhanh nhất trên thế giới, với 23 lò phản ứng đang xây dựng và có kế hoạch xây dựng 100 hoặc hơn nữa. Nhưng trong khi cố gắng đạt được thị phần đáng kể trong cái thị trường phát triển đó sẽ là phần thưởng to lớn cho Westinghouse, cách tệ nhất có thể để cạnh tranh với giải thưởng đó là làm theo cách mà CEO Jack Allen đã làm: chuyển tất cả đến Trung Quốc những gì có thể xây dựng các lò phản ứng mà không cần sự trợ sức.
Tình hình càng mỉa mai hài hơn. Trên website công ty, Westinghouse Nuclear đã khoác lác thông tin rằng “gần 50% các nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động trên thế giới … đều dựa vào công nghệ của Westinghouse. ” Ồ, có thể dễ dàng đoán ra? Với cách nhục nhã chuyển hơn 75, 000 tài liệu đến Trung Quốc, thì gần 50% hoặc hơn thế nữa các lò phản ứng hạt nhân chắc chắn dựa trên công nghệ Westinghouse ; nó chỉ cướp công nghệ Westinghouse.
Sự ngây thơ của Westinghouse thật là ngạc nhiên bởi vì, trong khi nó là công ty của Mỹ, còn công ty Toshiba của Nhật Bản khá quản lý hiệu quả. Và rất nhiều công ty Nhật bản đã bị thiêu bởi các điều kiện chuyển giao công nghệ và đã có kinh nghiệm thấm đòn bởi khả năng các nhà sản xuất Trung Quốc rất nhanh nhạy trong việc học hỏi công nghệ nước ngoài và sử dụng chúng để quay lại trở thành các đối thủ cạnh tranh nặng ký.
Cần xem lại tại sao các nhóm điều hành Nhật bản và Châu Âu tự bắn vào đầu mình bằng băng đạn chuyển giao công nghệ của họ, The Wall Street Journal đã hài hước:
Khi các công ty Nhật Bản và Châu Âu đã tiên phong trong việc xây dựng đường ray cao tốc tại Trung Quốc, họ đã suy tính việc tiếp cận vào thị trường mới đang bùng nỗ, hàng tỉ Đô la hợp đồng đáng giá và tạo dấu ấn đầy tham vọng trong hệ thống đường sắt. Những gì họ không lường được là họ phải cạnh tranh với các công ty Trung Hoa lục địa, đã điều chỉnh công nghệ và quay trở lại cạnh tranh với họ vài năm sau.
Con mèo to xác quì gối trước con Rồng đỏ
http://comps.canstockphoto.com/can-stock-photo_csp7894512.jpg (http://comps.canstockphoto.com/can-stock-photo_csp7894512.jpg)
Bây giờ lướt qua hai câu chuyện mới gần đây. Xuất bản gần nhau tóm tắt chiến lược toàn cầu Caterpillar: Xóa sổ tại Mỹ và xây dựng lại tại Trung Quốc.
Caterpillar vào hôm Thứ ba đã thông báo có kế hoạch sa thải hơn 2, 400 công nhân tại năm nhà máy tại Illinois, Indiana, và Georgia theo nhà chế tạo thiết bị hạng nặng tiếp tục cắt giảm chi phí kho nền kinh tế thế giới suy giảm…. Tiếp theo tình hình xấu, Caterpillar trong tháng giêng đã cắt giảm việc làm với dự định khoảng 20,000 vị trí.
—Huffington Post
Trong suốt ba thập kỷ qua, Caterpillar phát triển từ một văn phòng kinh doanh tại Bắc Kinh cho đến qui mô như ngày nay – bao gồm mười một nhà máy sản xuất, ba trung tâm nghiên cứu và phát triển, chín văn phòng, và hai trung tâm giao nhận.
—Jiming Zhu, Vice President, Caterpillar
Chèo lái chiến lược của con mèo to xác là luồng công phá mạnh mẽ của các điều khoản thực thi thương mại bất công đã lôi kéo các công ty như Casterpillar ra khỏi lãnh thổ. Để xem luồng công phá trong vũng bùn nhục nhã này, xem quyết định công ty để sản xuất máy ủi cở nhỏ bán vào thị trường Trung Quốc ở Vũ Hán , hơn là Peorina, Illinois. CasterPillar chọn mảnh đất Trung Hoa – và công nhân! – bởi vì nếu sản xuất máy ủi cở nhỏ trong nội địa và xuất khẩu sang Trung Quốc, sẽ đối mặt với vật cản, điều khoản bảo vệ 30% thuế thâm nhập thị trường.
Nhưng đó không phải là tất cả. Con mèo to xác này sẽ đối mặt một vật cản nữa, mức thuế tham lam theo hình thức giảm giá trị tiền tệ ở mức khoảng 40%. Hai mức phí và thuế của anh láng giềng ăn xin này tạo cho nền sản xuất Mỹ xuất khẩu vào Trung Quốc là không thể thực hiện với các công ty Mỹ.
Các tổn thương nhất về quyết định di chuyển này là Casterpillar không phải là biểu tượng của nước Mỹ. Nó đã từng là nguồn chính về việc làm và thu nhập xuyên suốt phía tây nước Mỹ trong thế kỷ qua. Nhà sản xuất theo đúng cái thuật ngữ đó không còn hiện diện ở Peoria và đúng là tấm thảm kịch của nước Mỹ.
Và bây giờ đây là mẫu tin đáng cười to lên: Ngay cả Caterpillar đã sẵn sàng tạo ra nhiều việc làm tại Trung Quốc để sản xuất xe ủi cỡ nhỏ và đẩy hàng ngàn người Mỹ đến bờ vực thất nghiệp, nó đã giang hai tay nắm lấy lợi ích của chương trình kích thích tài chính của bộ máy Obama. Chẹp, nó cũng vào bụng ta mà thôi.
Evergreen Solar chuyển năng lượng tương lai của chúng ta để lấy vài miếng bạc
Nếu chúng ta không đánh Trung Quốc và không thể thuyết phục chính phủ Mỹ hiểu chúng đang đối đầu với cái gì, thế tốt hơn hết hãy tham gia cùng họ. Đó là những gì Evergrenn Solar đã quyết định thực hiện, di chuyển nhà máy chế tạo và lắp ráp năng lượng mặt trời tại Devens – Massachusetts sang Vũ Hán – Trung Quốc
—Manufacturing & Technology News
Hãng Evergreen Solar là hãng sản xuất một số tấm Pin năng lượng mặt trời nổi tiếng trên thế giới. Nếu chúng ta tin tổng thống Barack Obama, thì chắc chắn là các công ty như Evergreen Solar được coi là nguồn tạo ra việc làm mới tốt nhất của nước Mỹ. Trong thời đại của suy giảm nguồn cung cấp dầu mỏ và sự nóng lên toàn cầu hay sao, chẳng phải phải ngành công nghiệp xanh nên là một trong những ngành tạo tăng trưởng việc làm mạnh nhất hay sao?.
Nếu chúng ta tin tưởng vào ngài Rick Feldt Tổng giám đốc Evergreen, tuy nhiên, công ty của ông ta đã làm hết sức có thể để thuyết phục bộ máy Obama giúp Evergreen giữ lại các dây chuyền sản xuất tại Massachusset. Ông Feldt đã làm đến mức phải đến Washinton để van nài viên chức quan trọng trong bộ máy như Thư Ký Năng Lượng Steven Chu và Thư Ký Kinh Tế Gary Locke để chống lại các biện pháp bảo hộ bất hợp pháp mà chính phủ Trung Quốc đã áp đặt vào ngành công nghiệp Năng Lượng mặt trời. Nhưng những van xin của Evergreen chỉ rơi vào các lỗ tai điếc.
Vì vậy, khi chính phủ Trung Quốc cung cấp Evergreen các khoản vay lãi suất thấp trên 65% của chi phí xây dựng nhà máy mới tại Trung Quốc thay vì tại Massachusetts, Tổng giám đốc điều hành của Evergreen tin rằng ông đã không có sự lựa chọn khác hơn là chấp nhận 30 đồng bạc của Trung Quốc và chuyển dây chuyền sản xuất của công ty ra nước ngoài. Ngài Feldt bực tức nói, "Hoa Kỳ vẫn tiếp tục kêu gọi về việc giữ việc làm. Bạn đi đến văn phòng của Tổng thống Hoa kỳ và ông ta nói, ‘Tôi muốn giữ lại việc làm tại Hoa Kỳ. ’ Nó thật dễ để nói, nhưng bạn phải làm cái gì để thực hiện. " Điều đó là chính xác, ông Feldt, nhưng Mỹ chắc chắn sẽ bỏ lỡ các nhà máy mới của bạn đang chuyển sang Trung Quốc.
Trong thực tế, Mỹ, và đặc biệt là Massachusetts, sẽ không còn các nhà máy Mỹ và cùng với 800 công nhân làm việc trong đó. Vì ngay sau khi hứa hẹn để duy trì một sự hiện diện của nhà máy ở Massachusetts, Evergreen thông báo cũng đã đóng cửa nhà máy ở Bay. Và đúng là, nhà máy đó đã được cùng xây dựng với công nghệ hiện đại trong năm 2007, mà người nộp thuế tiểu bang Massachusetts đã bỏ ra 52 triệu USD để hỗ trợ. Và đây là sự xúc phạm cuối cùng: Evergreen cũng sẽ buộc người nộp thuế Mỹ trả tiền cho việc đóng cửa với chi phí 340 triệu USD theo thỏa thuận nếu nhà máy bị đóng cửa. Không thể nào làm lộn xộn thêm như thế nữa.
General Electric: Bạn có thích cái muỗng với cái lưỡi lươn lẹo đó không?
Một mô hình đang phát triển. Một công ty [nước ngoài] nhượng quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp sở hữu nhà nước Trung Quốc SOE, và sau đó tất cả bị ép lợi nhuận của thị trường trong nước Trung Quốc và đối mặt với một đối thủ cạnh tranh mới . Không ai trong số này được coi là gặp rủi ro hoặc các doanh nghiệp nhà nước qua quá hăm hở và vượt qua giới hạn. Trung Quốc muốn chuyển đổi từ nhà máy quốc tế, với một nền kinh tế tiên tiến, và sử dụng sức mạnh thị trường của mình để rút ngắn giai đoạn bằng cách "tiêu hóa" sở hữu trí tuệ của người khác.
—John Gapper, Financial Times
Với chiếu rọi của tiêu điểm Quay lưng của chính các Công Ty Mỹ Quốc, rất cần thiết để quay lại cái công ty đã mở đầu chủ đề này: General Electric. Ít nhất là về mặt ngoài, vũ điệu GE cùng với Rồng không được chê là canh bạc tệ. GE hiện có hơn 15. 000 công nhân (chủ yếu là người Hoa) tại hơn 50 địa điểm ở Trung Quốc, và mỗi năm, nó góp phần tại ra một số lượng ngày càng tăng của doanh thu hoạt động của mình từ Trung Quốc. Tuy nhiên, GE tiếp tục chịu thâm hụt doanh thu liên quan đến mấy cái hũ vàng mở rộng ở Trung Quốc mà nghĩa vụ phải cung cấp.
Tuy nhiên, vấn đề lớn hơn với GE là hành vi tâm thần phân liệt của các giám đốc điều hành Jeffrey Immelt. Một mặt, Immelt đã buộc tội chủ nghĩa bảo hộ của Trung Quốc đã đi quá xa, "Tôi thực sự lo lắng về Trung Quốc. Tôi không chắc chắn rằng cuối cùng họ muốn bất cứ ai trong chúng ta để giành chiến thắng, hoặc bất cứ ai trong chúng ta được thành công. "
Mặt khác, Immelt, cố gây tượng của mình với Thống soái Pháp Pétain, đã dâng nộp một loạt các mảng lớn các công nghệ mới cho Trung Quốc một cách đáng kinh ngạc, để đổi lấy những gì Immelt coi như là sự tôn vinh cao quí và đặc quyền kinh doanh trong Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Điển hình là, trong một trong những đáng lo ngại nhất mà Immelt từ bỏ, GE chuyển giao kinh doanh toàn bộ hệ thống khoa học điện tử hàng không toàn cầu của mình chỉ để có thể tham gia vào sản xuất một máy bay chở khách của Trung Quốc. GE cũng đã bàn giao phần quan trọng của công nghệ của các ngành công nghiệp quan trọng khác như đầu máy xe lửa, năng lượng gió và các thiết bị chống ô nhiễm.
Quá thiển cận, như John Gapper của tờ Financial Times đã khẳng định trước đây, bởi vì khi các công ty Trung Quốc nắm bắt được công nghệ hiện tại và công nghệ đang phát triển của GE tại các phòng nghiên cứu phát triển đặt trên đất Trung Quốc, GE sẽ chịu "thiệt thòi" ở thị trường Trung Quốc và thậm chí phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt của Trung Quốc trên thị trường quốc tế.
BÀI TOÁN CHÍNH TRỊ CHIA ĐỂ TRỊ
Thay mặt các tổ chức và thành viên ký dưới đây, chúng tôi viết thư này để phản đối mạnh mẽ điều khoản cải cách tiền tệ HR 2378 của Đạo luật Mậu dịch Công bằng.
--- Thư gửi cho Quốc hội của 36 công ty và tập đoàn
Không chỉ các nhà sản xuất chế tạo như Caterpillar, General Electric và Westinghouse đã quay lưng vào Mỹ. Như trích đoạn trong thư gửi đến Quốc hội trên đã minh họa, nhiều công ty khác của Mỹ và các ngành công nghiệp được hưởng lợi ngắn hạn từ mối quan hệ ký sinh mà Trung Quốc và Hoa Kỳ đã chuyển thế trong cuộc tranh luận về Trung Quốc. Trong thực tế, mỗi khi chủ đề của cải cách thương mại với Trung Quốc được đưa ra, các công ty này đều phản đối ngay lập tức.
Chỉ cần xem xét các nhóm/hiệp hội nông nghiệp có quyền lực như Hiệp hội Đậu tương Mỹ (American Soybean Association), Viện Thịt Hoa Kỳ (American Meat Institute), Hiệp hội Tinh chế Ngô (Corn Refiners Association), và Hội đồng xuất khẩu Trứng và Gia cầm (USA Poultry & Egg Export Council). Họ thường xuyên phản đối các cải cách thương mại xây dựng với Trung Quốc bởi vì họ lo sợ mức thuế trả đũa. Trong khi sợ hãi như vậy có thể xem là chính đáng, nó không có lý do để hành động vận động hành lang rằng tổn hại vật chất làm ảnh hưởng đến lợi ích rộng hơn của Hoa Kỳ và các nhân viên như Mỹ cố gắng thấu hiểu một trong những tình huống khó xử tồi tệ nhất của kinh tế nước này đã từng phải đối mặt.
Một phần quan trọng thứ hai của liên minh Mỹ "chia để trị" ủng hộ Trung Quốc bao gồm các tập đoàn bán lẻ như Hiệp hội Y phục và Giày Mỹ (American Apparel & Footwear), Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia (National Retail Federation), và Hiệp hội sản xuất Hàng hóa Thể thao (Sporting Goods Manufacturers Association). Các nhóm này lo ngại sự gia tăng giá cả và tài sản thế chấp xuống sàn nếu Trung Quốc thực hiện các bước như định giá đồng tiền và loại bỏ trợ cấp xuất khẩu bất hợp pháp của mình. Những gì các nhóm này không hiểu và nhiều công dân Mỹ vẫn chưa nắm bắt là: dòng lũ hàng hóa giá rẻ Trung Quốc đưa nước Mỹ ra khỏi thị trường đơn thuần chỉ là một khoản thanh toán giảm tỷ lệ thất nghiệp hiện tại và tương lai của đất nước này. Hơn nữa, người Mỹ thất nghiệp hơn chỉ có nghĩa là giảm sức mua của người tiêu dùng và giảm kinh doanh cho các nhà bán lẻ Mỹ trong dài hạn.
Và đây là một trong những nhóm vận động hành lang đặc biệt gây phiền hà: Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải. Nhóm này lần gần đây nhất có thể nhận biết được là vận động hành lang chống lại các quy định quan trọng trong luật pháp Trung Quốc đề xuất mở rộng bảo hộ cho công nhân Trung Quốc và do đó làm cho người lao động Mỹ một cơ hội tốt hơn để cạnh tranh.
Tất cả các nhóm kinh doanh Mỹ và giám đốc điều hành công ty hiện nay đang có hoạt động kinh doanh với Trung Quốc phải đọc được bài biến thể bài thơ nổi tiếng của John Donne:
Không có doanh nghiệp Mỹ nào là một hòn đảo riêng của họ, mỗi doanh nghiệp một phần của đất nước này, một phần của nền kinh tế rộng hơn. Nếu một công việc bị xóa đi bởi chủ nghĩa hám lợi Trung Quốc, nước Mỹ sẽ suy yếu đi . . . Và anh đừng bao giờ hỏi chuông nguyện hồn ai: chuông nguyện hồn anh đấy
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/3/32/Chuong_nguyen_hon_ai.jpg (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/3/32/Chuong_nguyen_hon_ai.jpg)
Người dịch: LTT
(còn tiếp)
khieman
04-01-2014, 03:49 AM
(tiếp theo)
Chương 7
Con rồng “thuộc địa hóa” gây ra cái chết của thế giới
Thâu tóm mọi nguồn tài nguyên – Thao túng thị trường khắp thế giới
“Muốn đánh bại kẻ thù, trước tiên phải làm hắn ta mất cảnh giác; muốn thâu tóm ai đó, trước hết hãy đề nghị giúp đỡ họ” - Tôn Tử
http://0.tqn.com/d/africanhistory/1/7/z/I/SlaveInspection.jpg (http://0.tqn.com/d/africanhistory/1/7/z/I/SlaveInspection.jpg)
“Trong một chuyển động vĩ đại nhất của con người mà thế giới từng chứng kiến, Trung Quốc đang bí mật tích cực làm chuyển đổi toàn bộ lục địa đen Phi Châu thành thuộc địa mới của họ. Đây là sự lặp lại các chiến tích thuộc địa hóa hay chính sách thực dân của các đế chế phương Tây trong thế kỷ 18 và 19 nhưng với một qui mô to lớn và kế hoạch rõ ràng hơn rất nhiều, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc tin rằng Phi Châu có thể trở thành một nhà nước vệ tinh của mình và giúp giải quyết các vấn đề nội tại của Trung Quốc như nạn “nhân mãn” với dân số quá đông và tài nguyên thiên nhiên luôn thiếu hụt chỉ với một cú đánh ngoạn mục”
– Daily Mail Online
Trong khi các nhà máy tại Hoa Kỳ ngày càng bụi bặm, các nhà ngoại giao Hoa Kỳ và các lãnh đạo quân đội tiếp tục tập trung vào cự ly gần ở Trung Đông và khó nhìn thấy được điều gì khác hơn, và các chính trị gia tại Thủ đô Washington đang giấc mơ nồng, Trung quốc đang chuyển động trong một cuộc tuần hành vĩ đại. Một đội quân hàng triệu người đang di chuyển hung hãn xuyên qua Phi Châu và Mỹ La Tinh nhằm thâu tóm các nguồn tài nguyên thiên nhiên chiến lược của các quốc gia, thao túng toàn bộ các thị trường mới nổi, và khóa chặt các quốc gia như Mỹ, Châu Âu, Nhật, và các nền kinh tế khác của thế giới bằng việc xây dựng các chướng ngại nhằm ngăn cản các triển vọng tương lai của các nước này; và đã từ rất lâu rồi, thế giới bắt đầu chú ý sự xuất hiện ngày càng gia tăng của một thể chế “thuộc địa hóa” đang ở giữa chúng ta.
Con rồng “thuộc địa hóa” kiểu Trung Quốc chính là đứa con bị lãng quên được sản sinh từ con rồng “nền sản xuất quá đói kém” của Trung Quốc – riêng các nhà máy sản xuất ở Trung Quốc đã tiêu thụ một nửa lượng xi măng của thế giới, gần một nửa lượng thép của thế giới, một phần ba lượng đồng, một phần tư lượng nhôm, và một lượng rất lớn của mọi thứ nguyên liệu từ antimony, chromium, cobalt tới lithium, gỗ và kẽm. Đó là tất cả nguồn lực và còn hơn thế nữa đến từ khắp thế giới nhằm góp phần xây dựng nền kinh tế của mỗi quốc gia và chất lượng cuộc sống – và đó cũng là nguồn nguyên liệu thô để tạo ra tất cả công việc sản xuất và tạo dựng cộng đồng các công nhân lao động. Bauxite và quặng sắt đến từ Guinea và Tanzania để chuyển hóa thành nhôm và thép mà chúng ta cần để sản xuất máy bay ở Seattle, Washington và đóng các chiếc tàu ở Bath, Maine. Đồng đến từ Chile làm thành dây điện sử dụng trong nhà, Cobalt từ Congo giúp chế tạo các máy móc tại các cửa hàng ở Michigan, và chất niobium từ Brazil được sử dụng rộng rãi trong các động cơ đẩy tên lửa cho công tác quốc phòng và cả với các lò phản ứng hạt nhân tạo ra điện năng thắp sáng cho ngôi nhà của chúng ta
Chất Lithium từ Bolivia và Namibia sẽ là nhiên liệu cho các bình ắc quy sử dụng cho các loại xe ô tô lai (động cơ hybrid vừa dùng xăng, vừa dùng nhiên liệu khác), manganese từ Gabon giúp làm khuôn cho hàng tỉ lon có thể tái sử dụng mà chúng ta sử dụng để uống nước giải khát “soft drinks”,và chất Titanium từ những nơi như Mozambique và Madagascar hay Paraguay thì giúp sản xuất bất cứ thứ gì mà yêu cầu sự chắc chắn cao cùng với tỉ trọng nhẹ - từ thế kỷ 21 dùng để chế tạo máy bay Boeing 787 Dreamliner cho tới các khớp hông, khớp gối nhân tạo của công ty Johnson & Johnson.
Đó là các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ các quốc gia khác nhau trên thế giới mà Trung Quốc hiện nay muốn có tất cả cho các nhà máy sản xuất của chính nó cũng như tạo ra thêm công ăn việc làm cho Trung Quốc. Và nếu chúng ta lười biếng đứng yên nhìn, bàng quang với các sự việc xảy ra trên thế giới và cho phép điều đó diễn ra, chúng ta sẽ phải sử dụng cái xẻng nạm vàng sản xuất tại Thượng Hải để tự đào nấm mồ chôn chính nền kinh tế của mình.
Nhưng trước khi điều đó diễn ra, tất cả chúng ta cần hiểu rõ chính sách “cây gậy và củ cà rốt” - hay “mồi câu và chiếc roi” - của Bắc Kinh trong trò chơi “thuộc địa hóa” kiểu Trung Quốc, nếu chúng ta có thể đối đầu với thể chế độc đoán đang biểu dương sức mạnh này và giải quyết tốt các tình huống phát sinh khẩn cấp cho cả sự sống còn của nền kinh tế và an ninh quốc phòng, chúng ta có thể có một tương lai khác hơn.
Cây gậy và củ cà rốt của con Rồng thuộc địa hóa
“Những con người của lục địa đen huyền bí và xinh đẹp, nơi cái nôi của nhân loại được sản sinh ra từ thung lũng Great Rift, đang tuyệt vọng trông chờ sự tiến bộ và giải thoát khỏi đói nghèo, người Trung Quốc đến đó không phải để giúp, họ đến để cướp bóc và vơ vét”
– Daily Mail Online
Chiến lược “Cây gậy và Củ cà rốt” của Trung Quốc luôn bắt bầu với cùng kịch bản bằng việc Chủ tịch, Thủ tướng hay Ngoại trưởng Trung Quốc viếng thăm các quốc gia xa xôi của Phi Châu như Djibouti, Niger, hay Somalia, .v.v. những nơi mà đa số người Mỹ chưa nghe đến và thậm chí không biết cách chỉ ra trên bản đồ thế giới. Họ đến và vẫy tay với những cuốn séc dày cộm với những hứa hẹn và những khoản vay lãi suất ưu đãi hấp dẫn cho các dự án hạ tầng cả dân sự lẫn quân sự như cầu cống, đường cao tốc, bến cảng hoặc những cung điện nguy nga lãng phí cho các nhà cầm quyền quân phiệt hoặc những khẩu súng AK47 dùng để đàn áp những cái đầu bướng bỉnh phải chịu khuất phục đối với thể chế hiện hữu.
Trong sự trao đổi vụ lợi này với Trung Quốc, các thuộc địa thân hữu của Trung Quốc phải chấp nhận hai thứ để đánh đổi. Đầu tiên phải chấp thuận từ bỏ quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên của quốc gia để đổi lấy các khoản vay nợ Trung Quốc, vì vậy, điều này giúp Trung Quốc thâu tóm nguồn tài nguyên của quốc gia thuộc địa cho mục tiêu sử dụng của mình. Thứ hai, kế đến họ sẽ gây áp lực phải mở cửa thị trường của các quốc gia thuộc địa mới này cho các sản phẩm Trung Quốc được làm từ các nguồn tài nguyên thâu tóm được từ các thuộc địa được tự do tung hoành, và như vậy Trung Quốc đã nắm được và thao túng các thị trường mới nổi lên trên khắp thế giới.
Thực tế, kế hoạch gặm cỏ dần của Trung Quốc thông qua việc thâu tóm tài nguyên thuộc địa khác nhau cơ bản với phần còn lại của thế giới mà chủ yếu dựa vào các thị trường toàn cầu hóa để phân phối năng lượng và nguyên liệu thô thông qua hệ thống giá. Như vậy, kế hoạch dựa trên thị trường cung-cầu để phân bổ tài nguyên thiên nhiên là cần thiết đối với nền kinh tế toàn cầu vì dựa trên lợi ích của toàn thể cộng đồng. Tuy nhiên, thay cho việc tích lũy tư bản có tính hợp tác, các nhà tư bản thuộc địa hóa ở Bắc Kinh đã không làm như vậy mà đặt một dấu chấm thang to tướng tạo ra sự thuộc địa hóa đối với bàn cân lợi ích các quốc gia nghèo đói ở Phi Châu.
Một thực tế khác cho thấy, thỏa thuận hay thương lượngg với con Rồng thuộc địa hóa này đang diễn ra như một cú đấm sấm sét lan tỏa từ Phi Châu tới Châu Mỹ La Tinh và hầu hết vùng Trung Á, với cùng công thức: tịch thu và giành lấy quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên tiêu biểu cho mức độ giàu có thực sự của nước sở tại sau khi đã biến họ thành thuộc địa kiểu mới. Xuất khẩu các tài nguyên này về Trung Quốc mà không cho các quốc gia bị thuộc địa kiểu mới này được sử dụng tài nguyên của chính mình cho việc phát triển kinh tế bản địa. Kế đến Trung Quốc sẽ bán các nguyên liệu chế biến dưới dạng các sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh và được sản xuất ở Trung Quốc ngược lại cho các thuộc địa mới. Và điều này dễ dàng tạo ra thêm công ăn việc làm và lợi nhuận lớn cho các xí nghiệp, công ty bên trong Trung Quốc, và dĩ nhiên sẽ làm kéo dài thêm chuỗi các thất nghiệp và nghèo đói tại các quốc gia thuộc địa mới này.
Các quốc gia bị thuộc địa kiểu mới này chỉ nhận được các công việc thuộc loại nguy hiểm, lương thấp trong các ngành công nghiệp khó nhọc trong khi các công việc sản xuất có hàm lượng giá trị cao được chuyển đến các nhà máy ở Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu. Tất cả những thứ tốt sẽ được dành cho Trung Quốc, tất cả các thứ tệ hại được chuyển cho các quốc gia thuộc địa kiểu mới này.
Nền ngoại giao “vung tiền mua chuộc” của Trung Quốc
“Khi chúng ta trở về với thực tại, chúng ta thấy rằng Trung Quốc giống như đang xâm lược vào Lục địa Phi Châu”
- Ngoại trưởng Lybia - Musa Kusa
Hiện tại, chính sách thuộc địa hóa dùng cây gậy và củ cà rốt của Trung Quốc đang áp dụng đối với mọi nơi trên toàn cầu. Thế chấp gán nợ về dầu hỏa của Angola đối với Trung Quốc đã hơn 10 tỉ đô la và vẫn còn đang tiếp diễn. Cộng hòa dân chủ Công-gô vướng vào một trao đổi hạ tầng với Trung quốc lấy mỏ đồng trị giá hàng tỉ đô la đầy thiệt hại. Ghana thì trao đổi hạt ca cao trong khi Nigeria thì bán khí đốt tự nhiên cho Trung Quốc và Sudan gia tăng trang bị quân sự qua việc thanh toán phí tổn và gánh nợ bằng dầu hỏa. Không quốc gia nào trong số các quốc gia kể trên nhận được kết cục tốt đẹp trong bất cứ các thương vụ nào.
Trong khi đó, tại Peru, một quốc gia ở Mỹ Châu, Trung Quốc hiện đang sở hữu toàn bộ một quả núi có chứa quặng mỏ đồng; và trong thương vụ mua núi Toromacho, các nhà thực dân kiểu mới ở Bắc Kinh đã sử dụng một triết lý phổ biến nhất của người Mỹ là “Đừng bao giờ cho đối phương dù là một phút lơi lỏng”. Thực tế cho thấy, thương vụ hời cho Trung Quốc về mỏ đồng đã mang lại cho họ khoảng tài sản mỏ đồng tương đương 3 tỉ USD mà có lãi hơn 2000% (20 lần) riêng cho việc đầu tư này. Điều đó cũng có nghĩa là nạn đói kém, bệnh dịch, lạc hậu và các tại nạn liên quan đến hầm mỏ và tàn phá môi trường trên thực tế sẽ tiếp tục diễn ra cho người dân trong vùng núi Peru này.
Tệ hại cũng không kém là vụ việc dễ dàng thấy, liên quan đến nhà độc tài đang chạy trốn Robert Mugabe của Zimbabwe, nhà chuyên chế độc tài già nua và run rẩy này, người đang vận hành đất nước giàu tài nguyên và thiếu trầm trọng việc làm, đã gán hơn 40 tỉ đô la trử lượng kim loại quý Platium của Zimbabwe để nhận lấy chỉ khoảng 5 tỉ USD. Sau đó, ông ta dùng tiền này để xây các cung điện mới, để mua trực thăng chiến đấu, các chiến đấu cơ, súng tiểu liên ám sát và cả giày ống sản xuất tại Trung Quốc trên nổi thống khổ của người dân xứ sở Zimbabwe này.
http://0.tqn.com/d/africanhistory/1/7/0/J/TippuTibCaptives.jpg (http://0.tqn.com/d/africanhistory/1/7/0/J/TippuTibCaptives.jpg)
Chỉ duy có Trung Quốc mới có thể so sánh và làm cho Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid và thời kỳ khốn khó Apartheid mới trông còn dễ chịu hơn!
“Sẽ ra sao nữa, rồi sao nào?”, bạn sẽ hỏi. Trung Quốc không chỉ nhắm vào các nguồn tài nguyên này như Mỹ, Châu Âu và Nhật đã từng ư? Và tại sao công dân Mỹ phải quan tâm nếu Trung Quốc chỉ xé xác vài quốc gia với các nhà độc tài tham nhũng ở Phi Châu hoặc vài nhà nước chịu ảnh hưởng đói nghèo vùng Nam Mỹ? Nếu như các địa ngục trần gian là các quốc gia trong thế giới thứ 3 mà các nhà lãnh đạo tại đây lại quá tham lam và ngu dốt thì cứ việc để họ phải chịu sự tra tấn của Trung Quốc vậy. Điều gì khả dĩ có thể ảnh hưởng đến đời sống của nhân viên tại các công ty và nhà máy sản xuất đá graphite tại Bensenville, Illinois, hay thủy tinh nhuộm màu tại Kokomo, Indiana, hoặc đồ nội thất gỗ tại Asheboro, North Carolina? Và làm thế nào vài chính sách thuộc địa hóa kiểu Trung Quốc lại có thể ảnh hưởng đến triển vọng công ăn việc làm của một chàng trai trẻ vừa tốt nghiệp đại học ngành hóa trường Cal-Berkeley hay một phụ nữ trẻ có bằng kỹ sư vừa rời trường George Tech? Vậy thì ít nhất nên có một câu trả lời về việc này.
Bằng cách thiết lập mối quan hệ thuộc địa xuyên qua các châu lục như Châu Phi, Châu Á, và cả sân sau của nước Mỹ là Châu Mỹ La Tinh, Trung Quốc đang ngày càng nắm giữ nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên của thế giới bên cạnh các tài nguyên hiện có của thị trường toàn cầu và tất cả đều trong tầm ngắm của họ. Chiến lược khóa chặt và sở hữu “thuộc địa hóa” các nguồn tài nguyên thiên nhiên khiến cho Trung Quốc có thể sử dụng các tài nguyên này khi cần với chi phí rẻ nhất và do vậy họ dễ dàng có lợi thế về giá thành cạnh tranh với Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới.
Trong thực tế, để thấy rõ điều Trung Quốc đang làm và để hiểu thêm chính sách muốn khóa chặt và thôn tính nguồn tài nguyên thì không gì rõ ràng hơn việc quan sát cách ngụy trang thô thiển bằng việc cấm vận sử dụng tài nguyên đối với các nước trong phần còn lại của thế giới. Ví dụ, các nhà sản xuất Trung Quốc có thể khóa chặt việc sử dụng bauxite từ Brazil, Equatorial Guinea, và Malawi; Đồng từ Congo, Kazakhstan, và Namibia; quặng sắt từ Liberia và Somalia; mangan từ Burkina Faso, Cambodia, và Gabon; nickel từ Cuba và Tanzania; và kẽm Algeria, Kenya, Nigeria, và Zambia, và do vậy chắc chắn ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của các nhà máy tại Cincinnati, Memphis và Pittsburgh hoặc Munich và Yokohama hay Seoul.
Chính sách cấm vận trên thực tế của Trung Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi cho họ hàng tỉ tấn tài nguyên tự nhiên và là lý do tại sao các nhà máy sản xuất xe ô tô trong tương lai sẽ tập trung ở Lan Châu, Vũ Hán thay thế cho Detroit và Huntsville; Đó là lý do tại sao, các loại máy bay của tương lai sẽ được chế tạo tại Binzhou và Shenyang, Trung Quốc thay cho Seattle and Wichita, Hoa Kỳ; các thế hệ vi mạch máy tính, vi xử lý thế hệ mới sẽ được chế tạo tại Đại Liên và Thiên Tân thay thế cho Silicon Valley; Các nhà máy cán thép trong thế kỷ 21 sẽ đặt tại Tangshan và Vũ Hán thay cho Birmingham, Alabama và Granite City, Illinois.
Đây không phải là cách thức thị trường tự do vận hành, cũng không phải các quan hệ hợp tác quốc tế thông dụng thường có. Không phải một quá trình lâu dài. Tất cả chúng ta nên nhận thức rõ một sự xúc phạm đối với tất cả với cách làm này. Tuy nhiên, tại các bàn tròn chính trị tại Berlin, Tokyo, và Washington, một thái độ dường như không hơn nhân vật Rhett Butler trong tác phẩm Cuốn theo chiều gió: “ Ồ bạn thân mến, tôi không làm gì nguy hại cả”
Con Rồng “bị quá tải dân số” chạy quá nhanh qua Lục địa đen
“Bất cứ điều gì họ nói, có một sự thật là người Trung Quốc đến Châu Phi không chỉ với các kỹ sư và nhà khoa học. Họ đang đến với cả các nông dân. Đó là chủ nghĩa thực dân mới. Không có chỗ cho đạo đức và giá trị nào”
- Nghị sĩ Ai Cập - Mustafa al-Gindi
Thậm chí là khi Trung Quốc phát triển một cách bùng nổ, các quốc gia sản xuất khác sẽ gặp khó khăn và đi đến phá sản, sự nảy mầm Trung Quốc trong chính các quốc gia thuộc địa mới này, từ Angola tới Zimbabwe, họ duy trì khai khoáng trong sự đói nghèo, đau khổ và các cuộc chiến tranh dân sự đẫm máu thường xuyên. Dù rằng có một thực tế là các quốc gia này đang có một địa vị cao khi đang nắm giữ các tài nguyên thiên nhiên đáng giá nhất của trái đất.
Sự đói nghèo đang diễn ra và các xung đột dân sự là một hệ quả trực tiếp nhất của phần trừng phạt bằng cây roi hay cây gậy của chính sách ngoại giao “dùng tiền mua chuộc” với “cây gậy và củ cà rốt”.
Chính sách trừng phạt diễn ra như thế nào: vào giai đoạn đầu của chính sách quan hệ thuộc địa mới, “củ cà rốt” của Trung Quốc được đưa ra với nhiều hứa hẹn rằng nguồn tiền vay của Trung Quốc sẽ giúp xây dựng hạ tầng cơ sở cho quốc gia bản địa và sẽ có lợi cho số đông dân chúng địa phương bằng cách tạo ra hàng ngàn việc làm mới và sự tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, “cây gậy” được đưa ra khi Trung Quốc hoàn toàn xuất khẩu một đội quân triệu người để giành lấy việc xây dựng hạ tầng này.
Thay cho việc thuê các nhân công địa phương của các ngành về kiến trúc, kỹ sư, công nhân xây dựng, và các công ty vận tải, một “cây gậy” Trung Quốc được sử dụng tối đa tạo điều kiện cho các lao động Trung Quốc tới các thuộc địa mới, sử dụng các điều khoản có lợi nhất cho Trung Quốc đã được ký trong các hợp đồng hợp tác dạng này.
Đây là tình huống bị thuộc địa hóa đáng buồn và đáng tiếc nhất của mảnh đất Sudan mà các tác giả cuốn sách “China Safari” viết:
Nơi đây người Trung Quốc khoan dầu và bơm nó vào các đường ống của Trung Quốc, được bảo vệ bởi một người Trung Quốc mạnh bạo đang trên đường tới một bến cảng cũng được xây dựng bởi người Trung Quốc, nơi mà dầu sẽ được bơm lên những bồn chứa lớn để chở về Trung Quốc. Những người lao động Trung Quốc xây dựng đường xá, cầu cống và những đập chứa nước khổng lồ và làm biến mất quyền sở hữu các mảnh đất nhỏ của hàng chục ngàn nông dân địa phương; Người Trung Quốc phát triển trồng trọt lương thực cho chính họ, đáp ứng nhu cầu ăn uống của chính họ với rau cũng của Trung Quốc và nguyên liệu nhập khẩu cũng từ Trung Quốc; Người Trung Quốc vũ trang cho một chính phủ phạm tội ác chống lại nhân loại; và Người Trung Quốc bảo vệ chính phủ đó và liên kết chặt chẽ với nó trong Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.
Và đây là bí mật nhỏ với một vết nhơ lớn nhất về tham vọng thực dân mới của Trung Quốc. Trong khi đang thâu tóm các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thao túng các thị trường mới là các mục tiêu chiến lược chủ yếu, các nhà hoạch định trung ương Bắc Kinh cũng muốn xuất khẩu có hệ thống hàng triệu công dân Trung Quốc vào các “nhà nước vệ tinh” tại Phi Châu và Mỹ La Tinh để giảm thiểu áp lực tăng dân số quá mức ở Đại Lục. Trong cuốn “China Safari”, một nhà khoa học Trung Quốc mô tả chiến lược di dời dân số này như sau: chúng ta có 600 con sông ở Trung Quốc, 400 trong số này đã bị chết bởi ô nhiễm… chúng ta sẽ phải gửi ít nhất 300 triệu người tới Phi Châu trước khi chúng ta bắt đầu chứng kiến kết cục các vấn đề nghiêm trọng của chúng ta.
Và đây chỉ là một trường hợp nhỏ tại nơi mà có thể giải thích hiện tượng nhập cư mà Trung Quốc đang áp đặt lên Lục Địa Đen: khi Namibia bị phá sản với hàng tỉ USD nợ vay của Trung Quốc, các con cá mập chủ nợ ở Bắc Kinh đã đòi nợ bằng cách thương lượng một sự chấp thuận cho hàng ngàn gia đình Trung Quốc tới Namibia. Thực tế, bí mật thương vụ này chỉ được phơi bày qua Wikileaks; và có lẽ không cần nói gì thêm, khi các tin tức được tiết lộ, nó đã gây phẫn nộ dữ dội của người dân nước này.
Bạn có thể cũng đã rất phẫn uất rồi, nếu các đôi giày nhập cư đang bước trên đất Mỹ. Chỉ cần nghĩ về điều đó thôi: nếu một ít tỉ đô la tiền nợ của Trung Quốc cho phép họ quyền được gửi hàng ngàn người tới Namibia, bao nhiêu trăm ngàn người nhập cư bạn có thể hình dung Bắc Kinh muốn chính phủ Hoa Kỳ phải chấp nhận để đổi lấy một khoảng nợ hai ngàn tỉ đô la của Trung Quốc? Nhưng mà nè, cũng vẫn còn có rất nhiều đất trống ở Montana và Wyoming đó !
Đối với phạm vi giới hạn của một chiến lược đang gây sửng sốt, chiến lược đồng hóa chủng tộc hay Trung Quốc hóa Châu Phi đen, nhà báo nổi tiếng với nhiều giải thưởng Andrew Malone mô tả sự phát triển rất hung hãn này: với một nhóm nhỏ ban đầu, một cộng đồng Trung Quốc 750 ngàn người gây ngạc nhiên, đã và đang sinh sống tại châu Phi hơn một thập kỷ qua. Những người khác đang trên đường tới. Chiến lược thôn tính này đã được hoạch định cẩn thận bởi các quan chức tại Bắc Kinh, nơi một chuyên gia đã ước lượng rằng Trung quốc sẽ cần gửi 300 triệu người tới Phi Châu để giải quyết các vấn đề dân số quá mức và ô nhiễm môi trường.
Các kế hoạch đang vào guồng. Xuyên qua Phi Châu, cờ đỏ Trung Quốc đang tung bay phấp phới. Các thương vụ sinh lời hấp dẫn đang được mang ra chiêu dụ, đánh đổi để mua bán hàng hóa với Trung Quốc – dầu hỏa, bạch kim, vàng, và khoáng chất. Các đại sứ quán và các đường bay đang mở thêm ra. Các tầng lớp ưu tú của Trung Quốc có thể được nhìn thấy khắp mọi nơi, đang dạo chơi mua sắm tại các cửa hàng sang trọng đắt tiền của chính họ, đang lái những chiếc siêu xe Mercedes và BMW, đang gửi những đứa trẻ con họ tới các trường tư thục độc quyền dành riêng cho họ… băng qua lục địa vĩ đại này, sự hiện diện của người Trung Quốc đang phình to như một cơn lũ … các khu phức hợp kín cổng cao tường và độc quyền, chỉ phục vụ riêng thức ăn Tàu, và là nơi người da đen không được phép đến, đang được xây dựng trên khắp châu lục. “Quần áo kiểu Phi Châu” được bán tại các chợ trong khắp châu lục hiện nay chủ yếu được nhập khẩu, mặt sau luôn ghi lời nguyền “ Made in China”.
Từ những câu chuyện về tổn thất của Malone, bạn có thể tự suy xét và soi sáng thêm rằng đó không chỉ là các nhóm công nhân xây dựng được Trung Quốc xuất khẩu sang Phi Châu, Á Châu, Mỹ La Tinh. Trung Quốc còn mang sang cả nông dân, thương gia, và thậm chí cả gái điếm.
Để đặt chiếc máy xúc đất kiểu Trung Quốc đúng chỗ, giả sử chính quyền Mỹ bỏ qua hai bang Iowa và Nebraska, tịch thu hàng triệu hécta đất hoa màu chủ yếu, chuyển nó qua cho Trung Quốc, và bảo với người nông dân địa phương đi chỗ khác chơi, và chia tách phân biệt chủng tộc giữa những người hàng xóm, và họ thôn tính luôn các nhà xưởng, công sở của Hoa Kỳ. Chỉ thử hình dung mức độ giận dữ của người Mỹ xem? À, đó chính là điều thực sự đang diễn ra tại Phi Châu, nơi mà hàng triệu người nông dân Trung Quốc đã có mặt. Những người nhập cư Trung Quốc này đang canh tác đất của người châu Phi để sản xuất thực phẩm và xuất khẩu ngược về Trung Quốc đại lục một cách độc quyền cho các bàn ăn của người Trung Quốc – thậm chí cả khi nạn đói nghèo của người dân Phi Châu đang hoành hành xung quanh họ.
Đây chỉ là một vị đắng nhỏ trong thương vụ thôn tính đất đai Sino-African: theo tờ báo The Economist , Trung Quốc đã thâu tóm hơn 7 triệu hécta các cánh đồng dầu cọ chủ yếu của Công Gô và phục vụ cho nhiên liệu sinh học. Tại Zambia, các cánh đồng của Trung Quốc đã sẳn sang cung ứng một phần tư số trứng được bán tại Thủ đô Lusaka. Còn tại Zimabbwe, theo tờ Weekly Standard, thể chế Mugabe đã đi xa hơn khi cho phép các công ty nhà nước Trung Quốc được tự do sở hữu các nông trại của người da trắng trước đây. Trớ trêu thay, con Ngựa Gỗ thành Troy mang tên “Những nông trại hữu nghị” đã được sử dụng tại các quốc gia từ Gabon, Ghana, và Guinea tới Mali, Mauritania,và Tanzania để khóa chặt các vùng đất lớn nhỏ và được đặt dưới sự giám sát và che chở của những chiếc Ra đa theo dõi về chính trị một cách kỹ lưỡng.
Thương vụ mua cả Phi Châu và Mỹ La Tinh
Thêm vào cơn lũ người nông dân Trung Quốc là các làn sóng các thương nhân Trung Quốc càn quét qua cả Phi Châu và Mỹ La Tinh. Một số người đến cùng với cơn lũ hàng hóa Trung Quốc tràn ngập các thành phố lớn như Kinshasha, Kampala, Lagos, Lima, và Santiago.
Số khác là các thương nhân thuộc loại mạo hiểm hơn, họ xếp dỡ hàng xuống từ những chuyến tàu và máy bay và bán cho các thành phố đang phát triển bùng nổ thuộc vùng sâu hơn mà có các dự án xây dựng của Trung Quốc xuyên qua khắp các châu lục cả Phi Châu và Mỹ La Tinh
Khi cả gái mại dâm nhập cư Trung Quốc xuất hiện, thật không phải chuyện đùa ở đây. Và cũng giống như các ông anh bà con của họ đang làm những sản phẩm hàng hóa nhằm thôn tính khu vực này, các quý cô Trung quốc của màn đêm, vào làm cho các quán bar và nhà thổ mọc lên đầy xung quanh các khu thương mại thuộc địa và họ cũng áp dụng chiêu ma mãnh là phá giá để loại các đối thủ địa phương ra. Các tác giả cuốn China Safari phải thốt lên rằng nền kinh tế mại dâm ở quốc gia giàu tài nguyên gỗ rừng Camaroon: “ gái mại dâm Trung Quốc dụng chiêu giảm giá chỉ còn 2000 CFA (khoảng 4,25 USD) tại những nơi mà gái mại dâm người địa phương có giá không thấp hơn 5000CFA”
Và đây là một câu chuyện khôi hài cười ra nước mắt mà chúng tôi có được để hiểu vì sao nền kinh tế chịu nhiều áp lực đã dẫn đến vấn đề nhập cư của Trung Quốc: khi cảnh sát nỗ lực giải cứu một nhóm phụ nữ Trung Quốc được mang đến bởi bọn buôn người để làm mại dâm tại Congo-Brazzaville, những phụ nữ kêu nài được ở lại nước này. Đó là vì tiền và cách xử lý họ có được ở đây hơn hẳn bất cứ điều gì họ nhận được từ quê nhà vùng Tứ Xuyên.
Hiển nhiên, họ chấp nhận thân phận mại dâm tại các nhà thổ Congolese hơn là quay về quê nhà với các nông trại cùng với các cộng đồng thân quen của họ trên vùng đất của rồng.
Trung Quốc xuất khẩu các trần nhà với nguy cơ sụp đổ chết người và các chất thải độc hại
“Các công ty Trung quốc đang trả lương cho người lao động rẻ mạt và bắt họ làm việc nhiều giờ hơn; làm sao có thể kỳ vọng họ làm khác hơn khi ở nước ngoài? Với hơn 6.700 thợ mỏ Trung Quốc chết vì tai nạn mỗi năm (khoảng 17 người chết/ngày) …. Làm thế nào có thể kỳ vọng các liên doanh Trung quốc có thể làm tốt hơn phần còn lại của thế giới? … Trung Quốc đã phá hỏng hệ sinh thái và môi trường sống của chính họ trong quá trình hiện đại hóa nhanh chóng; làm sao có thể kỳ vọng họ có đủ lương tri để thực hiện các kế hoạch làm ăn thân thiện và bảo vệ với môi trường kiểu phương Tây tại những nơi khác?” - Wenran Jiang, University of Alberta
Nếu các công nhân xây dựng, thương nhân, gái mại dâm, nông dân hoặc làn sóng hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc làm đóng cửa các cơ xưởng và doanh nghiệp địa phương, Trung quốc đang xuất khẩu một cách có hiệu quả các vấn nạn của chính họ về kinh tế và thất nghiệp vào các thuộc địa mới của họ, trong khi thúc đẩy tiến trình làm cho dân bản địa phải nhận trợ cấp an sinh xã hội của chính phủ như một gánh nặng hoặc phải ăn xin ngay trên đường phố của chính họ.
Nhưng đây không phải là các xuất khẩu độc hại duy nhất.
Trung Quốc còn xuất khẩu cả “sự bất cẩn đầy tai tiếng” mà ngay tại đất mẹ của họ cũng không có cả sự bảo vệ tối thiểu về môi trường làm việc và an toàn lao động cho công nhân. Giáo sư Wenran Jiang đã nhấn mạnh như trên, không ai ngạc nhiên về điều này. Các nhà hoạch định chính sách tại trung ương ở Bắc Kinh thậm chí không bảo vệ các công nhân cùng máu mủ ruột thịt với họ hay tài sản môi trường sống nào, tại sao ai đó lại kỳ vọng Trung Quốc sẽ làm điều tốt hơn và khác biệt hơn tại mỏ than ở Congo, hay các khu rừng ở Gabon, mỏ Bạc ở Peru, hoặc mỏ đồng ở Zambia?
Thực tế, sự vô liêm sỉ của Trung Quốc khi tàn phá đất đai của các thuộc địa mới dường như không có giới hạn, không có biên giới. Chỉ cần xem qua điều đã xãy ra khi tập đoàn nhà nước lớn nhất Trung quốc là Sinopec vào Gabon khai thác dầu hỏa.
Câu chuyện xảy ra vào năm 2002, chính phủ Gabon khi đó với tầm nhìn xa đã qui hoạch hơn một phần tư diện tích quốc gia – hầu hết là rừng nguyên sinh – làm khu bảo tồn tự nhiên. Tuy nhiên, khi thâm nhập vào Gabon, Sinopec đã nhanh chóng thọc sâu vào giữa trung tâm của khu bảo tồn rừng nguyên sinh này. Họ đào và đắp các con đường dang dở xuyên qua các khu rừng trong khi bừa bãi khai thác các vùng đất trong công viên bảo tồn – và chỉ nhận sự phản đối yếu ớt của chính quyền địa phương. Và đầy rẫy những viên “kim cương máu” được khai thác để đổi lại vũ khí Trung quốc ở những nơi như Congo để tàn sát những người dân vô tội và trang bị vũ trang cho cả trẻ em, trong khi tiền bán gỗ của Liberian cho Trung quốc dùng để tài trợ tài chính và vũ khí cho cuộc chiến đẫm máu kinh hoàng trên đất nước này.
Khi bạn cần sự trợ giúp đối phó với những kẻ chà đạp xuyên biên giới, ai có thể giúp?
Tại Namibia, đang phát sinh vấn đề điều trị bệnh, các công nhân được bảo rằng “ráng chịu cực khổ, sau này các thế hệ tương lai sẽ được hưởng”. Tại Kenya, cộng đồng dân cư đã ngăn chặn các công việc xây dựng đường và yêu cầu cung cấp nước sạch cho nhu cầu nội địa và dân sinh. Đây là nơi có độ cao và hạn hán nghiêm trọng và nhà thầu Trung quốc không cho cộng đồng dân cư được tới gần các giếng khoan nước trong phạm vi làm đường.
- African Review
Liên quan đến sức khỏe và an toàn của công nhân, không có gì hơn ngoài nỗi sợ hãi và lời oán than trong các nhà máy và hầm mỏ mà các ông chủ người Trung Quốc đang vận hành ở Phi Châu và Mỹ La Tinh. Ngay cả tại Trung quốc, đây cũng là câu chuyện dài, lương tiền rẻ mạt, môi trường lao động không an toàn, và những gã chủ mắng nhiếc không thể tin được – cùng với những vấn đề như đánh tráo chất thải khai khoáng để thải lậu vào môi trường lân cận xung quanh.
Bạn cần một chi tiết vấy máu hơn? À, xem qua chuyện đáng khóc, xấu xa gớm ghiếc này: khi các công nhân tại mỏ than Collum, miền nam Zambia, trình báo khiếu nại về đồng lương thấp và điều kiện làm việc không an toàn, hai trong số những ông chủ đang tràn đầy hạnh phúc của họ đã lập tức dùng súng bắn hạ 11 thợ mỏ. Nơi mà diễn viên điện ảnh gạo cội Clint Eastwood đóng vai trong phim “The Pale Rider” – anh ta đã ở đâu khi bạn cần anh ta?
Và phát súng không phải là một việc quá xa lạ. Chỉ một ít tháng sau đã có một vụ khác tại hầm mỏ khác ở Zambia, vụ tấn công biến thành cuộc bạo loạn khi một quản đốc người Trung Quốc bắn vào đám đông. Dĩ nhiên, viên chức ngoại giao ở Bắc Kinh lập tức gọi vụ tàn sát này là “một sự cố nhỏ”. Ui chà, bạn nghĩ sao?
Giải mã sự phi đạo đức của Trung Quốc làm xói mòn niềm tin của Phương Tây
“Trong số 640 triệu vũ khí cầm tay vòng quanh thế giới, ước lượng có khoảng 100 triệu được tìm thấy ở Phi Châu “
- Baffour Dokyi Amoa, Pambuzaka News
Mọi người cho rằng tất cả hệ quả thảm khốc đều liên quan đến chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Trung Quốc, một câu hỏi mở là tại sao có quá nhiều các quốc gia Phi Châu, Á Châu, Mỹ La Tinh đều đang mở rộng vòng tay đón chào Trung Quốc. Thực tiễn có nhiều câu trả lời cho câu hỏi này, nhưng vài người đặc biệt trả lời dựa trên phân loại quốc gia mà chúng ta đang nói tới. Một kiểu trả lời nhân cách hóa là bởi liên quan đến các nhà nước độc tài ở châu Phi, nơi mà luật lệ được ban hành bởi chính quyền quân sự, những tên sát nhân hàng loạt vô nhân tính, hoặc các nhà lãnh đạo dân chủ được bầu qua những lá phiếu đánh tráo hoặc dưới những họng súng. Các thể chế dân chủ giả mạo tại Angola, Sudan, Zimbabwe luôn đứng đầu danh sách các quốc gia này. Tại các nước châu Phi và Mỹ La Tinh khác, có đặc điểm là nền dân chủ rất yếu hoặc phe quân đội nắm quyền lực mạnh mẽ, nguyên tắc của thực dân Trung quốc đưa ra căn bản là câu khẩu hiệu lạnh lùng được nói đầu tiên bởi chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trước quốc hội Gabon: “ chỉ kinh doanh, không đề cập tới chính trị”.
Thừa hưởng nguyên tắc phi đạo đức này, Trung Quốc làm kinh doanh với bất kỳ chính phủ nước ngoài nào, bất chấp tình trạng thiếu lòng trắc ẩn và tình người, bất chấp sự hà khắc áp chế, bất chấp cả hiện tượng tham nhũng diễn ra tràn lan. Để làm điều đó, họ chìa bàn tay giúp đỡ trong bối cảnh khủng hoảng và đề nghị giúp đỡ với các điều khoản kinh doanh bất chấp tình trạng nhân quyền hay minh bạch tài chính của các nước thuộc địa mới này.
Ngày nay, không khó khăn gì, bạn cũng có thể thấy kế hoạch phi đạo đức của Bắc Kinh đối với chính sách ngoại giao đã mang lại các ưu thế mạnh mẽ vượt qua các quốc gia văn minh thật sự của thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, một cách không thể tin được. Các quốc gia này, hoặc với tư cách cá nhân hoặc thông qua các thể chế như Liên hợp quốc cần cố gắng sử dụng các phương tiện ngoại giao như cấm vận thương mại và phong tỏa tài khoản ngân hàng và hỗ trợ ngoại giao để giám sát và kềm chế các tên bạo chúa tại các quốc gia thuộc địa mới này.
Tuy nhiên, khi các quốc gia dân chủ văn minh cố gắng gây áp lực như vậy, cần đẩy lui con Rồng “thuộc địa hóa” – một cách khéo léo qua cửa sau. Do vậy, Hoa Kỳ cần cắt đứt ngoại giao thương mại với Sudan vì chính quyền quân đội Ả Rập tại đây đang giết chết nhiều người da đen Châu Phi tại Darfur, hoặc khi Liên hợp quốc áp lệnh cấm vận quân sự vào Bờ Biển Ngà hoặc Siera Leone, hoặc khi Châu Âu gây áp lực lên Etriea hoặc Somalia, hay khi toàn thế giới chống lại nhà độc tài Robert Mugabe của Zimbabwe và bắt ông ta phải chia sẻ quyền lực thông qua cuộc tổng tuyển cử, các nhà cơ hội phi đạo đức ở Bắc Kinh đều tranh thủ tìm các hành động mới. Họ đưa ra các đề nghị béo bở đối với các thể chế độc đoán, bất cứ điều gì đối tác mong muốn – từ các vũ khí hạng nhẹ và máy bay chiến đấu tiên tiến đến các máy tính đời mới và hệ thống viễn thông hiện đại.
Đây chỉ là cái bắt tay đầu tiên cho chiến dịch tàn sát mang tên “vàng và máu” xâm nhập toàn diện vũ trang vào Darfur theo các tài liệu tiết lộ bởi BBC , Tờ The New Killing Fields:
Hàng ngàn phụ nữ và trẻ em đã bị cưỡng bức có hệ thống tại Darfur trong khi những người chồng, anh em, các con trai của họ bị tàn sát trong vũng máu lạnh …. Chính phủ lên kế hoạch ném bom những ngôi làng châu Phi và sau đó gửi lực lượng vũ trang đến trên những con lạc đà, ngựa và xe tải … các ngôi làng bị tấn công hơn năm lần. Một phụ nữ tên là Kalima … đã cố gắng gọi chồng mình khi ngôi làng bị tấn công. Nhưng một tên lính vũ trang đã giết chết ông ta và đứa con đang bám vào người cô ta trong sự sợ hãi tột cùng, cố tháo chạy khỏi bọn người vũ trang Ả Rập và họ đã thiêu sống đứa bé trai chỉ mới 3 tuổi. Kalima sau đó bị hãm hiếp bởi chính những tên đồ tể này.
Theo những cách này, trong khi chúng ta sống trong những quốc gia dân chủ và tự do của thế giới mang những nền tảng đạo đức cao nhất của con người, một nước Trung Quốc nhiều lạc quan đang cày xới tung trên tất cả các cánh đồng thương mại. Thông qua quá trình đào bới này, con Rồng “thuộc địa hóa” đã giúp vũ trang cho hàng ngàn tay súng trẻ em châu Phi với những khẩu AK-47 tại những nơi như Liberia, Nigeria, và Sierra Leone – trong khi đó các thiết bị máy móc xây dựng đang giúp cày xới mảnh đất với hàng trăm ngàn xác chết, dưới những cánh đồng chết chóc không xa lắm ở Darfur.
(còn tiếp)
khieman
04-02-2014, 03:57 PM
(tiếp theo)
Kế đến là Australia? Và sau đó là sự sụp đổ của thế giới
http://comps.canstockphoto.com/can-stock-photo_csp7551426.jpg
“Công ty năng lượng điện hạt nhân Quảng Đông Trung quốc đề nghị 83,6 triệu đô la Úc … cho việc kiểm soát công ty Energy Metals, đang thêm vào làn sóng đầu tư của Trung Quốc vào tài nguyên thiên nhiên của Úc. Doanh nghiệp nhà nước CGNPH đề nghị mua 70% cổ phần của dự án Bigrlyi khai thác Uranium vùng lãnh thổ bắc Australia và vẫn là những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc muốn tham gia khai thác nguyên liệu hạt nhân Uranium tại một trong những quốc gia sản xuất Uranium lớn nhất thế giới.
Đề nghị tham gia khai thác này xãy đến giữa lúc quan hệ hai nước Trung – Úc không được mặn mà lắm theo sau vụ bắt giữ tháng rồi đối với 4 quan chức của tập đoàn khoán sản Anh – Úc Rio Tinto, bao gồm một công dân Úc, ông Stern Hu bị cáo buộc tội đưa hối lộ và vi phạm bí mật quốc gia. Điều này cũng gây ra nhiều tranh cãi gia tăng giữa các chính khách và các nhà bình luận về số lượng các đầu tư Trung quốc trong lĩnh vực khai khoáng của Úc”.
- The Wall Street Journal
Có lẽ, điều đang gây quan ngại sâu sắc nhất về chủ nghĩa thực dân mới kiểu Trung quốc là làm thế nào các quốc gia, thậm chí là các quốc gia phát triển kinh tế và có nền dân chủ vững mạnh như Úc, Brazil, and Nam Phi vẫn có thể bị quyến rũ bởi chính sách “dùng tiền mua chuộc” của Trung Quốc.
Khảo sát tình huống của Úc như một ví dụ. Đây là quốc gia có dân số được hưởng nền giáo dục tốt, lực lượng lao động có kỹ năng cao, và hầu như có tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà nó cần để trở thành một đất nước năng lượng công nghiệp mạnh. Tuy nhiên, thay cho việc phát triển các ngành công nghiệp để xử lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và dùng nó để sản xuất hàng hóa, các nhà lãnh đạo suy nghĩ ngắn hạn cho rằng cứ đơn giản hơn là để Trung Quốc đến và mua các tài nguyên, đào bới các tài nguyên giàu có và chở về các nhà máy Trung quốc với giá rẻ .
Trong ít năm vừa qua, các công ty như Yangzhou Coal Mining, China Minmetals, Hunan Valin Steel & Iron, China Metallurgical, và Shanghai Baosteel đã thâu tóm được các hợp đồng hàng triệu tấn nguyên liệu thô. Trong khi đó, đây chính là nguồn lợi của hàng trăm gia đình của các tầng lớp ưu tú ở Úc, nó là một công thức dẫn tới đói nghèo một khi Trung Quốc đã làm trống rỗng các mỏ khai khoáng tại Úc sau một thời gian nữa.
Thậm chí, trong ngắn hạn hơn, Nước Úc phải đón nhận một kết cục nhanh chóng của chính sách thuộc địa hóa này. Đó là bởi vì Trung quốc đang gửi các hàng hóa thành phẩm với các nguyên liệu đầu vào từ Úc quay trở lại chính thị trường này, nước Úc phải đối mặt với thâm hụt ngân sách lớn chưa từng có với Trung Quốc – dù rằng nó sở hữu một nguồn giàu có tài nguyên thiên nhiên rất to lớn vĩ đại.
Cả hai quốc gia Brazil và Nam Phi đều có nhiều điểm tương đồng – thậm chí hơn kém chỉ ít nhiều – các con thuyền thực dân kiểu mới. Hai quốc gia ngồi trên một chuổi những tài sản đa dạng phong phú không thể tưởng tượng nổi. Cả hai nước này đều có tầng lớp trung lưu đang tăng tiến và có cơ hội rất lớn để gia nhập đội ngũ các quốc gia công nghiệp hóa. Tuy nhiên, cả hai quốc gia này đang từ bỏ quá nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên về tay Trung Quốc – và đang trong tiến trình chạy nhanh tới chổ thâm thủng mậu dịch nghiêm trọng.
Ví dụ như Brazil, Trung Quốc rót hơn 7 tỉ USD vào công nghiệp dầu khí, trong khi công ty Sinopec hầu như có mặt khắp mọi nơi, đã sắp mua một phần lớn trữ lượng dầu của Brazil tại mỏ Santos Basin. Chỉ cần một bước nhảy đầu tiên, công ty Sinopec của Trung Quốc đã vươn đến tận Thủ đô Rio: họ cho công ty dầu khí quốc gia Brazil là Petrobras vay 10 tỉ đô la, để đổi lại quyền mua 10 ngàn thùng dầu thô /ngày trong một thập kỷ tới – với giá nền đã thương lượng. John Pomfret của tờ The Washington Post đã phác họa bức tranh “Chinamax” lớn hơn theo nghĩa đen:
“ Dọc theo bãi cát vàng tô điểm vẻ đẹp kiều diễm của 175 dặm bờ biển phía bắc Thủ đô Rio de Janneiro, Trung Quốc sẽ đang đúc thành một nền kinh tế mới. Chỉ cần vượt qua một cầu cảng nơi các công nhân đang xây một con đê chắn sóng dài 2 dặm để tiếp đón những con tàu khổng lồ được biết đến như Chinamaxes và sẽ vận chuyển quặng sắt cho ngành công nghiệp thép đang đói khát của Trung Quốc, băng qua các bến cảng cho những chiếc tàu dầu hướng về Bắc Kinh, một thành phố của những nhà máy đang mọc lên trên một hòn đảo diện tích gấp đôi Manhattan. Nhiều hạ tầng sẽ được xây dựng bởi đầu tư của Trung quốc: nhà máy thép, nhà máy đóng tàu, nhà máy chế tạo ô tô, một nhà máy sản xuất thiết bị chạy dầu và gas … Các đầu tư vào Brazil phản ánh chiến lược “vươn ra ngoài” của Trung quốc, và tìm kiếm sự đảm bảo nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các mục tiêu phát triển và bảo vệ các doanh nghiệp nhà nước của quốc gia này từ sự tăng trưởng đang chậm hơn ở Đại Lục”.
Tổng thống Nam Phi, ông Thabo Mbeki khá lo lắng về vấn đề thuộc địa hóa hay chủ nghĩa thực dân kiểu mới này đang diễn ra trên đất nước mình, “ nếu Châu Phi chỉ xuất khẩu nguyên liệu thô tới Trung Quốc trong khi nhập khẩu các mặt hàng sản xuất bởi Trung Quốc, Lục địa đen xem như bị tuyên án chịu sự lạc hậu chậm tiến mãi mãi”.
Cả xã hội dân sự văn minh như nước Úc, một quốc gia đói rách vì chiến tranh như Congo, một quốc gia đang chuyển đổi nhanh như Nam Phi, hoặc trường hợp một loạt các nhà nước độc tài kiểu như Zimbabwe, điều mà các quốc gia này cùng chung sự chia sẻ hoàn cảnh đó là: Trung quốc đang bóc lột một cách có hệ thống các nguồn tài nguyên của họ. Và một khi các tài nguyên này cạn kiệt, bị xúc mang đi hết hay sử dụng hết, các thuộc địa kiểu mới này sẽ biến thành các những chiếc vỏ rỗng ruột, thiếu vắng khả năng công nghiệp và khả năng tạo việc làm mới và khi đó may ra họ mới thoát khỏi kiếp nạn hoặc một tương lai không là thuộc địa kiểu mới này!
Đại bàng Mỹ đã biến thành con bồ câu to lớn nhất thế giới
http://www.birds-of-north-america.net/images/bald-eagle-14.jpg
Con rồng “sản xuất” rất tham ăn. Con rồng “thuộc địa hóa” không còn dịu dàng nữa. Con đại bàng Mỹ đã ngủ quên ngay trên cỗ xe.
– Ron Vara
Submit Để khép lại chương này, điều mà chúng tôi muốn nhấn mạnh là Trung quốc đang có một chiến lược thâu tóm tài nguyên để giữ cho các nhà máy của họ hoạt động hết công suất, phần còn lại của thế giới thì không có gì. Trong khi đội quân vũ trang hàng triệu người của Trung Quốc đang tuần hành qua khắp các châu lục từ Châu Phi, Châu Á, tới Châu Mỹ La Tinh và đang thực hiện chính sách thâu tóm mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên đồng thời thao túng toàn bộ thị trường, và khóa chặt phần còn lại của thế giới, thì con Đại Bàng Mỹ vẫn yên vị nơi mặt đất, các nước Châu Âu đang mắt kẹt trong một sự chối bỏ lâu đời cố hữu, còn Nhật Bản thì có vẻ tê liệt vì nỗi sợ hãi mơ hồ.
Điều này không phải luôn luôn như vậy – ít nhất là đối với Hoa Kỳ.
Do đó, nước Mỹ phải là bậc thầy tiên phong mở lối với “quyền lực mềm” trên toàn cầu thông qua các nhiệm vụ trợ giúp, chính sách ngoại giao, và hỗ trợ quân sự.
Hiện tại, tuy nhiên, con Đại Bàng Mỹ ngày nào giờ đã trở thành con Bồ Câu to lớn nhất thế giới; và chúng ta đáp xuống trong sự vận hành các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình thông qua các doanh nghiệp tư nhân tại các quốc gia mà tại đó các khoản nợ quốc gia tương đối ít hơn chúng ta và ngồi nhấp nhổm với các đồn trú biên phòng tại các nước mà chúng ta không thuộc về. Nhưng chúng ta phải thấy điều này đã là quá khứ, và phần còn lại của thế giới phải thức dậy lên tiếng – và phải đứng lên chống lại – vị hoàng đế “thuộc địa hóa” đang nảy nòi thành bạo chúa ở giữa thế giới của chúng ta. Một lần nữa, Peter Finn hùng hồn tuyên bố, thế giới dân chủ và văn minh cần mở toan cánh cửa đối mặt trực diện với phương Đông và dõng dạc: “ Ta cũng biết cách điên như quỷ dữ trong địa ngục và ta sẽ không bao giờ nhịn như vậy một lần nữa”
Nếu chúng ta làm không như thế, Trung quốc trong thực tế đang áp đặt sự cấm đoán tài nguyên đối với thế giới thông qua chính sách thuộc địa hóa, sẽ như sợi dây thòng lọng đang siết chặt dần quanh cổ của tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Theo thời gian, Trung Quốc sẽ gia tăng thể chế thuộc địa kiểu mới này cho đến khi họ đạt được quyền kiểm soát tuyệt đối hầu hết các nguồn tài nguyên quý giá nhất trái đất, và khi đó món tráng miệng tiếp tục được tìm đến, sợi dây thòng lọng sẽ chắc chắn siết chặt quanh những cái cổ mềm của Mỹ, Châu Âu, Nhật, Hàn quốc và các quốc gia khác nữa.
Chuyển ngữ: Hoành Sơn
(còn tiếp)
khieman
04-06-2014, 02:50 AM
.
Kính mời quý bạn đọc tiếp cả cuốn gồm nhiều hình ảnh minh họa tại link:
http://tdhctct.com/index.php?option=com_content&view=article&id=2201:cht-di-tay-hi-quan-xanh-&catid=62:vn-kh-c-trai&Itemid=121
ĐPK
.
Powered by vBulletin® Version 4.2.2 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.