hailua
03-20-2014, 01:54 AM
VIỆT NAM (NV) - Tài liệu thống kê của Cục Ðầu Tư Nước Ngoài của Việt Nam cho hay, trị giá đầu tư của người Trung Quốc vào các lĩnh vực sản xuất ở Việt Nam trong năm 2013 lên tới 2.3 tỉ đô la.
So với một năm trước đó là 345 triệu đô la, tổng mức đầu tư của nước này vào Việt Nam năm qua tăng gấp hơn sáu lần.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1395280412_Nha-may-TQ.jpg
Nhà máy Trung Quốc tại Việt Nam. (Hình: báo Dân Trí)
Cũng theo phúc trình của Cục Ðầu Tư Nước Ngoài của Việt Nam, người Trung Quốc gia tăng đầu tư trong lĩnh vực dệt, may và bất động sản.
Họ cũng tung tiền đầu tư vào các lĩnh vực khác như sản xuất và chế biến nông, lâm, thủy sản; xây dựng cơ sở hạ tầng; khai thác khoáng sản...
Theo đài RFA, không ít chuyên viên kinh tế của Việt Nam đã lên tiếng cảnh cáo về nguy cơ Trung Quốc thu tóm các công ty Việt Nam, đe dọa sự độc lập của thương trường, dẫn đến hậu quả là nhà nước Việt Nam mất luôn quyền kiểm soát nền kinh tế.
Mới đây, tin của Thông Tấn Xã Việt Nam cho hay, chính quyền tỉnh Nam Ðịnh đã cấp giấy phép đầu tư để một công ty Trung Quốc xây cơ xưởng dệt may tại khu công nghiệp Bảo Minh, huyện Vụ Bản.
Trị giá dự án này là 68 triệu đô la với thời hạn sử dụng đất lên tới 46 năm.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1395280442_Sanxuat.jpg
Dây chuyền sản xuất xe gắn máy Piaggio tại Vĩnh Phúc của người Trung Quốc. (Hình: RFI)
Ðây là dự án mới nhất được triển khai, đúng lúc Việt Nam đang mong chờ gia nhập Hiệp định Ðối tác xuyên Thái Bình Dương - viết tắt là TPP.
Dư luận cho rằng công ty dệt may Trung Quốc gia tăng đầu tư tại Việt Nam là muốn dọn đường cho sản phẩm “Made in China” vươn khắp thế giới.
Khi Việt Nam gia nhập TPP, thuế suất xuất cảng sản phẩm may mặc của Việt Nam có thể chỉ còn bằng 0%.
Cũng theo RFI, dư luận Việt Nam từng lên tiếng báo động về việc người Trung Quốc trúng thầu, thu tóm hơn 90% công trình tầm cỡ quốc gia khắp đất nước Việt Nam, đặc biệt là ngành nhiệt điện.
Họ đã mua lại cổ phần của công ty Việt đang khốn đốn về tài chính, thiếu vốn hoạt động.
Các chuyên viên kinh tế Việt Nam lo rằng, các công ty nội địa sẽ dần dần biến thành công ty Trung Quốc một ngày không xa.
Hôm 14 tháng 2, 2014 vừa qua, quỹ đầu tư Trung Quốc Gaoling, đã tung 40 triệu đô la mua 6.2 triệu cổ phiếu, trở thành cổ đông lớn thứ hai của công ty Vinacafe Biên Hòa.
Người Việt(PL)
So với một năm trước đó là 345 triệu đô la, tổng mức đầu tư của nước này vào Việt Nam năm qua tăng gấp hơn sáu lần.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1395280412_Nha-may-TQ.jpg
Nhà máy Trung Quốc tại Việt Nam. (Hình: báo Dân Trí)
Cũng theo phúc trình của Cục Ðầu Tư Nước Ngoài của Việt Nam, người Trung Quốc gia tăng đầu tư trong lĩnh vực dệt, may và bất động sản.
Họ cũng tung tiền đầu tư vào các lĩnh vực khác như sản xuất và chế biến nông, lâm, thủy sản; xây dựng cơ sở hạ tầng; khai thác khoáng sản...
Theo đài RFA, không ít chuyên viên kinh tế của Việt Nam đã lên tiếng cảnh cáo về nguy cơ Trung Quốc thu tóm các công ty Việt Nam, đe dọa sự độc lập của thương trường, dẫn đến hậu quả là nhà nước Việt Nam mất luôn quyền kiểm soát nền kinh tế.
Mới đây, tin của Thông Tấn Xã Việt Nam cho hay, chính quyền tỉnh Nam Ðịnh đã cấp giấy phép đầu tư để một công ty Trung Quốc xây cơ xưởng dệt may tại khu công nghiệp Bảo Minh, huyện Vụ Bản.
Trị giá dự án này là 68 triệu đô la với thời hạn sử dụng đất lên tới 46 năm.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1395280442_Sanxuat.jpg
Dây chuyền sản xuất xe gắn máy Piaggio tại Vĩnh Phúc của người Trung Quốc. (Hình: RFI)
Ðây là dự án mới nhất được triển khai, đúng lúc Việt Nam đang mong chờ gia nhập Hiệp định Ðối tác xuyên Thái Bình Dương - viết tắt là TPP.
Dư luận cho rằng công ty dệt may Trung Quốc gia tăng đầu tư tại Việt Nam là muốn dọn đường cho sản phẩm “Made in China” vươn khắp thế giới.
Khi Việt Nam gia nhập TPP, thuế suất xuất cảng sản phẩm may mặc của Việt Nam có thể chỉ còn bằng 0%.
Cũng theo RFI, dư luận Việt Nam từng lên tiếng báo động về việc người Trung Quốc trúng thầu, thu tóm hơn 90% công trình tầm cỡ quốc gia khắp đất nước Việt Nam, đặc biệt là ngành nhiệt điện.
Họ đã mua lại cổ phần của công ty Việt đang khốn đốn về tài chính, thiếu vốn hoạt động.
Các chuyên viên kinh tế Việt Nam lo rằng, các công ty nội địa sẽ dần dần biến thành công ty Trung Quốc một ngày không xa.
Hôm 14 tháng 2, 2014 vừa qua, quỹ đầu tư Trung Quốc Gaoling, đã tung 40 triệu đô la mua 6.2 triệu cổ phiếu, trở thành cổ đông lớn thứ hai của công ty Vinacafe Biên Hòa.
Người Việt(PL)