duyanh
03-17-2014, 02:20 PM
Móng tay dài "quá khổ" nhiều lúc cũng gây phiền hà trong giấc ngủ, hay cả những lúc sinh hoạt vợ chồng.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/03/17/35326bb49a84bc.img.jpg
Bộ móng tay được nuôi trong suốt 30 năm.
Câu chuyện về người đàn ông suốt 30 năm nuôi bộ móng tay dài 50cm đã thu hút không ít tính hiếu kỳ của người xem, tuy nhiên đằng sau đó là mối tình lãng mạn và hình ảnh người phụ nữ, vốn là "hậu phương" vững vàng cho chàng trai nuôi… móng tay để rồi trở thành một “dị nhân” nổi danh thì ít ai biết đến.
Tình yêu đơm hoa từ lò đạn chiến tranh
Câu chuyện về người đàn ông suốt 30 năm nuôi bộ móng tay dài đến 50cm, chúng tôi tìm về thôn Giao Yến (xã Giao Thủy, tỉnh Nam Định) một buổi sớm đầu tháng 2 khi những cơn gió biển thổi mạnh làm cho cái rét càng trở nên tê tái hơn. Ngôi nhà hai tầng đang được tu sửa, ngổn ngang đầu lân và các tác phẩm đổ hoa văn, nhưng cửa nhà đóng. Sau một vòng hỏi thăm hàng xóm, chúng tôi có được số điện thoại của anh Huyền thông qua người anh rể, nhà gần đó. Sáng hôm đó anh cùng vợ và tổ thợ đi làm ở xa, cách nhà 16km, tận bên huyện Xuân Trường (tỉnh Nam Định). Sau một hồi lòng vòng hỏi đường cho đến tận đầu giờ chiều, chúng tôi mới có mặt tại "công trường" khi anh đang chuẩn bị công việc buổi chiều của mình. Tại đây chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với "dị nhân" có móng tay dài nhất Việt Nam.
Sinh năm 1958, là con thứ 4 trong một gia đình có 5 anh chị em, anh Huyền là người con trai duy nhất trong gia đình. Năm 1978, anh Huyền vào bộ đội. Tại đây, anh đã gặp lại cô thôn nữ Nguyễn Thị Thuận, vốn là người cùng quê, trước khi nhập ngũ, anh đã đem lòng yêu mến. Nhưng vì lúc ấy còn là học sinh nên chị Thuận vẫn chưa thể nhận lời, sau đó cả hai cùng tòng quân ra trận.
Họ hẹn ngày đính ước, rằng sau này khi trở về nếu cả hai còn nguyên vẹn, sẽ tổ chức kết hôn, tình yêu nảy nở trong bom đạn và cũng là sợi chỉ may mắn cho anh chị gặp nhau ngày đoàn tụ. Năm 1980, anh chị cùng xuất ngũ khi chiến trường biên giới Tây Nam kết thúc, một đám cưới giản đơn với sự có mặt của hai bên gia đình, bạn bè và anh em lối xóm.
Từ ngày đó, chàng trai thư sinh với thân hình mảnh khảnh bắt đầu lao vào cuộc sống mưu sinh với bộn bề gian nan vất vả, hai vợ chồng ban đầu phải sống ở nhờ nhà mẹ đẻ. Cũng từ lúc ấy anh Huyền bắt tay vào công việc phát huy sở trường của mình là vẽ hình và đắp tượng. Thời gian đầu, trung bình mỗi ngày công của anh rẻ mạt lắm, lại ít khách, nên cũng chỉ đủ để vợ chồng rau cháo qua ngày. Cuộc sống hai vợ chồng nhờ vào nghề của anh, vì vợ cũng chỉ quẩn quanh với ít sào ruộng, rồi các con anh, bốn đứa cứ thế lần lượt ra đời càng làm cho cuộc sống anh chị thêm phần vất vả hơn.
Cái kỳ quái hơn trong suy nghĩ của anh Huyền từ những ngày ấy là anh quyết tâm để móng tay, những cái móng tay của anh cứ thế dài ra theo thời gian, rồi những công việc vặt trong nhà anh cũng ít đụng đến, thành thử mọi việc lớn bé trong nhà chủ yếu một tay chị Thuận đảm đương hết.
"Dị nhân" tài hoa
Nhưng một điều mà đến nay ai cũng biết, đó là Huyền không làm công việc vặt trong nhà nên có nhiều thời gian tập trung hơn cho niềm say mê nghệ thuật của mình. Anh chăm chút cho tài năng, nên những bộ tứ linh (Long-Ly-Quy-Phượng) do anh chế tác bao giờ cũng có những khúc uốn lượn rất có hồn, có thần thái và đẹp lộng lẫy lạ thường, vì thế anh ngày càng có thêm nhiều khách tìm đến. Những chuyến đi xa cũng từ đấy ngày một nhiều dần. Tiền công anh kiếm được cũng vì thế được nâng lên, gia đình có cơ may cải thiện cuộc sống, nói là cải thiện nhưng cũng chỉ hơn những gia đình làm ruộng chút xíu là không phải chân lấm tay bùn, còn anh thì vôi ve bám đầy. Có chút tiền, anh chị dành cho các con ăn học bằng bạn bằng bè, như biết công lao bố mẹ mà may sao đứa nào cũng học giỏi.
Danh tiếng của “dị nhân” có móng tay dài, lại có tài hoa hơn người chẳng mấy chốc lan truyền ra cả làng cả tổng, rồi ra đến tỉnh ngoài, và cơ hội thể hiện tài năng của anh cũng nhiều hơn, đơn đặt hàng nhiều hơn…
Nhưng, khi những móng tay dài ra theo thời gian là kèm theo những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày của anh. Từ những công việc vệ sinh cá nhân như tắm giặt, thay quần áo đều phải nhờ vào bàn tay người vợ chăm lo chu tất. Vợ anh vì thế, dần dần trở thành phụ tá bất đắc dĩ của chồng mình trong mỗi chuyến đi xa. Móng tay dài "quá khổ" nhiều lúc cũng gây phiền hà trong giấc ngủ, hay cả những lúc sinh hoạt vợ chồng. Chị Thuận tâm sự: "Cũng đã nhiều lần khuyên anh nên cắt đi để tránh những bất tiện, nhưng anh cứ khăng khăng không chịu cắt. Với lại anh ấy mà để móng tay thì dường như không ốm, không đau bao giờ, chỉ cần khéo léo một chút là mọi việc sẽ hoàn thành thôi mà. Chú thấy đấy, anh chị vẫn hoàn thành được 4 cháu đấy thôi…", nói rồi chị nhoẻn miệng cười.
Nhớ lại khoảng thời gian trước, chị nói: Từ 15 năm trước, anh ấy bị một trận ốm mất đúng 1 năm ròng, cứ như có ma nhập, mãi sau gia đình phải đi mời thầy cúng về cúng anh ấy mới khỏi. Khỏe mạnh cho đến cách đây tầm 4 năm, anh ấy có 1 cái móng tay bị gãy, rồi ốm liền mấy ngày, không ăn uống được gì, cũng không đi làm được. Vậy nên từ đó cũng không còn ai nhắc anh đi cắt móng tay nữa…
Nhưng sau trận ốm ấy, anh Huyền trở nên yêu cái nghiệp vẽ vời của mình hơn, anh như chìm vào trong mỗi bức họa, mỗi hình tượng, anh làm việc còn nhiều hơn gấp 2-3 lần những người bình thường vậy, tiền công của anh cũng vì thế tăng lên và thường dao động từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng/ngày công.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/03/17/mongtay3-4c3b8.jpg
"Dị nhân" đang thả hồn vào tác phẩm của mình.
Được chứng kiến anh thả hồn mình vào trong mỗi bức vẽ sống động khi đang say sưa sáng tạo trên lăng miếu thờ, dưới cái nắng chói chang của mùa hạ, tôi thấy anh Huyền như đang lạc vào giữa đàn những Rồng, Phượng… đang uốn khúc mà anh là người nắm được thần thái của chúng, như một người thầy đang tô luyện "Thần thú".
Ông Đỗ Văn Tâm (60 tuổi, là người địa phương) cho biết: "Anh Huyền tuy có cái sở thích quái dị là suốt 30 năm qua nuôi bộ "móng tay quỷ", nhưng ngược lại anh ấy là người hiền lành, dễ gần và vẽ đẹp, đúc tượng thì không ai bằng. Vì vậy mà nhiều người thuê lắm, các chú thấy đấy, vợ chồng anh ấy luôn tay luôn chân đi làm suốt ngày, chả mấy khi ở nhà…”.
Không chỉ nổi tiếng về sở thích kỳ dị của mình, mà cái tài hoa từ mỗi nét bút uốn lượn trong Huyền cũng được nhiều đệ tử thán phục và theo học. Nhưng tuyệt nhiên anh không truyền nghề à um mà chỉ chọn từ những người thợ phụ đi theo, sau đó chỉ bảo dần. Anh cho biết: Hiện nay, anh đang truyền nghề cho cậu con trai thứ hai tên là Lưu Công Luyện (sinh năm 1984), mặc dù không học hành được như các anh, chị ruột của mình, nhưng Luyện lại tỏ ra là người có năng khiếu trong hội họa và có ý muốn theo "nghiệp" cha, nên anh cũng đang dốc lòng truyền nghề cho con…
Ngôi nhà hạnh phúc
Hiện nay anh chị Huyền - Thuận đang chỉnh sửa lại ngôi nhà hai tầng, cải tạo lại khu vườn tạp của mình rồi trồng cây lấy bóng mát để làm việc.
Anh chị có 4 người con, thì đã có ba người học đại học, cô con gái đầu học quản trị kinh doanh, còn hai cậu con trai (thứ 3 và thứ 4) thì đều học ngành xây dựng. duy nhất chỉ có cậu con trai thứ 2 là học ít hơn, nhưng lại có năng khiếu hội họa nên đang theo bố học nghề, và nay cũng đã thành thạo các thao tác cơ bản, có thể tự nhận việc để tự làm được rồi, hôm chúng tôi gặp anh chị là cậu con trai thứ đang làm công trình ở tỉnh Thái Bình.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/03/17/mongtay1-4c3b8.jpg
Ký ức về tình yêu một thuở làm ngất ngây cô thôn nữ, mái tóc giờ đã điểm bạc.
"Cuộc sống của chúng tôi trước đây vốn vất vả lắm, nhưng đến nay thì cũng đã đỡ hơn rất nhiều rồi. Nay cũng tính sẽ bỏ bớt ruộng để rồi hai vợ chồng vừa đi làm vừa đi "ngao du sơn thủy" cho vui vậy mà…", anh Huyền nói rồi cười sảng khoái.
Ông Nguyễn Viết Thạch (59 tuổi, hàng xóm nhà anh chị) cho biết: "Hai vợ chồng nhà ấy sống rất hạnh phúc, tuy anh chồng ngay đến công việc vệ sinh cũng phải nhờ vợ kể cả việc tắm rửa. Nhưng bù lại thì làm việc chăm chỉ, đã nhận việc rồi thì làm đâu ra đấy… trong ngôi nhà nhỏ của anh, chị ấy lúc nào cũng không ngớt tiếng cười đùa vui vẻ, nhìn vào ai cũng ao ước…!".
theo soha
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/03/17/35326bb49a84bc.img.jpg
Bộ móng tay được nuôi trong suốt 30 năm.
Câu chuyện về người đàn ông suốt 30 năm nuôi bộ móng tay dài 50cm đã thu hút không ít tính hiếu kỳ của người xem, tuy nhiên đằng sau đó là mối tình lãng mạn và hình ảnh người phụ nữ, vốn là "hậu phương" vững vàng cho chàng trai nuôi… móng tay để rồi trở thành một “dị nhân” nổi danh thì ít ai biết đến.
Tình yêu đơm hoa từ lò đạn chiến tranh
Câu chuyện về người đàn ông suốt 30 năm nuôi bộ móng tay dài đến 50cm, chúng tôi tìm về thôn Giao Yến (xã Giao Thủy, tỉnh Nam Định) một buổi sớm đầu tháng 2 khi những cơn gió biển thổi mạnh làm cho cái rét càng trở nên tê tái hơn. Ngôi nhà hai tầng đang được tu sửa, ngổn ngang đầu lân và các tác phẩm đổ hoa văn, nhưng cửa nhà đóng. Sau một vòng hỏi thăm hàng xóm, chúng tôi có được số điện thoại của anh Huyền thông qua người anh rể, nhà gần đó. Sáng hôm đó anh cùng vợ và tổ thợ đi làm ở xa, cách nhà 16km, tận bên huyện Xuân Trường (tỉnh Nam Định). Sau một hồi lòng vòng hỏi đường cho đến tận đầu giờ chiều, chúng tôi mới có mặt tại "công trường" khi anh đang chuẩn bị công việc buổi chiều của mình. Tại đây chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với "dị nhân" có móng tay dài nhất Việt Nam.
Sinh năm 1958, là con thứ 4 trong một gia đình có 5 anh chị em, anh Huyền là người con trai duy nhất trong gia đình. Năm 1978, anh Huyền vào bộ đội. Tại đây, anh đã gặp lại cô thôn nữ Nguyễn Thị Thuận, vốn là người cùng quê, trước khi nhập ngũ, anh đã đem lòng yêu mến. Nhưng vì lúc ấy còn là học sinh nên chị Thuận vẫn chưa thể nhận lời, sau đó cả hai cùng tòng quân ra trận.
Họ hẹn ngày đính ước, rằng sau này khi trở về nếu cả hai còn nguyên vẹn, sẽ tổ chức kết hôn, tình yêu nảy nở trong bom đạn và cũng là sợi chỉ may mắn cho anh chị gặp nhau ngày đoàn tụ. Năm 1980, anh chị cùng xuất ngũ khi chiến trường biên giới Tây Nam kết thúc, một đám cưới giản đơn với sự có mặt của hai bên gia đình, bạn bè và anh em lối xóm.
Từ ngày đó, chàng trai thư sinh với thân hình mảnh khảnh bắt đầu lao vào cuộc sống mưu sinh với bộn bề gian nan vất vả, hai vợ chồng ban đầu phải sống ở nhờ nhà mẹ đẻ. Cũng từ lúc ấy anh Huyền bắt tay vào công việc phát huy sở trường của mình là vẽ hình và đắp tượng. Thời gian đầu, trung bình mỗi ngày công của anh rẻ mạt lắm, lại ít khách, nên cũng chỉ đủ để vợ chồng rau cháo qua ngày. Cuộc sống hai vợ chồng nhờ vào nghề của anh, vì vợ cũng chỉ quẩn quanh với ít sào ruộng, rồi các con anh, bốn đứa cứ thế lần lượt ra đời càng làm cho cuộc sống anh chị thêm phần vất vả hơn.
Cái kỳ quái hơn trong suy nghĩ của anh Huyền từ những ngày ấy là anh quyết tâm để móng tay, những cái móng tay của anh cứ thế dài ra theo thời gian, rồi những công việc vặt trong nhà anh cũng ít đụng đến, thành thử mọi việc lớn bé trong nhà chủ yếu một tay chị Thuận đảm đương hết.
"Dị nhân" tài hoa
Nhưng một điều mà đến nay ai cũng biết, đó là Huyền không làm công việc vặt trong nhà nên có nhiều thời gian tập trung hơn cho niềm say mê nghệ thuật của mình. Anh chăm chút cho tài năng, nên những bộ tứ linh (Long-Ly-Quy-Phượng) do anh chế tác bao giờ cũng có những khúc uốn lượn rất có hồn, có thần thái và đẹp lộng lẫy lạ thường, vì thế anh ngày càng có thêm nhiều khách tìm đến. Những chuyến đi xa cũng từ đấy ngày một nhiều dần. Tiền công anh kiếm được cũng vì thế được nâng lên, gia đình có cơ may cải thiện cuộc sống, nói là cải thiện nhưng cũng chỉ hơn những gia đình làm ruộng chút xíu là không phải chân lấm tay bùn, còn anh thì vôi ve bám đầy. Có chút tiền, anh chị dành cho các con ăn học bằng bạn bằng bè, như biết công lao bố mẹ mà may sao đứa nào cũng học giỏi.
Danh tiếng của “dị nhân” có móng tay dài, lại có tài hoa hơn người chẳng mấy chốc lan truyền ra cả làng cả tổng, rồi ra đến tỉnh ngoài, và cơ hội thể hiện tài năng của anh cũng nhiều hơn, đơn đặt hàng nhiều hơn…
Nhưng, khi những móng tay dài ra theo thời gian là kèm theo những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày của anh. Từ những công việc vệ sinh cá nhân như tắm giặt, thay quần áo đều phải nhờ vào bàn tay người vợ chăm lo chu tất. Vợ anh vì thế, dần dần trở thành phụ tá bất đắc dĩ của chồng mình trong mỗi chuyến đi xa. Móng tay dài "quá khổ" nhiều lúc cũng gây phiền hà trong giấc ngủ, hay cả những lúc sinh hoạt vợ chồng. Chị Thuận tâm sự: "Cũng đã nhiều lần khuyên anh nên cắt đi để tránh những bất tiện, nhưng anh cứ khăng khăng không chịu cắt. Với lại anh ấy mà để móng tay thì dường như không ốm, không đau bao giờ, chỉ cần khéo léo một chút là mọi việc sẽ hoàn thành thôi mà. Chú thấy đấy, anh chị vẫn hoàn thành được 4 cháu đấy thôi…", nói rồi chị nhoẻn miệng cười.
Nhớ lại khoảng thời gian trước, chị nói: Từ 15 năm trước, anh ấy bị một trận ốm mất đúng 1 năm ròng, cứ như có ma nhập, mãi sau gia đình phải đi mời thầy cúng về cúng anh ấy mới khỏi. Khỏe mạnh cho đến cách đây tầm 4 năm, anh ấy có 1 cái móng tay bị gãy, rồi ốm liền mấy ngày, không ăn uống được gì, cũng không đi làm được. Vậy nên từ đó cũng không còn ai nhắc anh đi cắt móng tay nữa…
Nhưng sau trận ốm ấy, anh Huyền trở nên yêu cái nghiệp vẽ vời của mình hơn, anh như chìm vào trong mỗi bức họa, mỗi hình tượng, anh làm việc còn nhiều hơn gấp 2-3 lần những người bình thường vậy, tiền công của anh cũng vì thế tăng lên và thường dao động từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng/ngày công.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/03/17/mongtay3-4c3b8.jpg
"Dị nhân" đang thả hồn vào tác phẩm của mình.
Được chứng kiến anh thả hồn mình vào trong mỗi bức vẽ sống động khi đang say sưa sáng tạo trên lăng miếu thờ, dưới cái nắng chói chang của mùa hạ, tôi thấy anh Huyền như đang lạc vào giữa đàn những Rồng, Phượng… đang uốn khúc mà anh là người nắm được thần thái của chúng, như một người thầy đang tô luyện "Thần thú".
Ông Đỗ Văn Tâm (60 tuổi, là người địa phương) cho biết: "Anh Huyền tuy có cái sở thích quái dị là suốt 30 năm qua nuôi bộ "móng tay quỷ", nhưng ngược lại anh ấy là người hiền lành, dễ gần và vẽ đẹp, đúc tượng thì không ai bằng. Vì vậy mà nhiều người thuê lắm, các chú thấy đấy, vợ chồng anh ấy luôn tay luôn chân đi làm suốt ngày, chả mấy khi ở nhà…”.
Không chỉ nổi tiếng về sở thích kỳ dị của mình, mà cái tài hoa từ mỗi nét bút uốn lượn trong Huyền cũng được nhiều đệ tử thán phục và theo học. Nhưng tuyệt nhiên anh không truyền nghề à um mà chỉ chọn từ những người thợ phụ đi theo, sau đó chỉ bảo dần. Anh cho biết: Hiện nay, anh đang truyền nghề cho cậu con trai thứ hai tên là Lưu Công Luyện (sinh năm 1984), mặc dù không học hành được như các anh, chị ruột của mình, nhưng Luyện lại tỏ ra là người có năng khiếu trong hội họa và có ý muốn theo "nghiệp" cha, nên anh cũng đang dốc lòng truyền nghề cho con…
Ngôi nhà hạnh phúc
Hiện nay anh chị Huyền - Thuận đang chỉnh sửa lại ngôi nhà hai tầng, cải tạo lại khu vườn tạp của mình rồi trồng cây lấy bóng mát để làm việc.
Anh chị có 4 người con, thì đã có ba người học đại học, cô con gái đầu học quản trị kinh doanh, còn hai cậu con trai (thứ 3 và thứ 4) thì đều học ngành xây dựng. duy nhất chỉ có cậu con trai thứ 2 là học ít hơn, nhưng lại có năng khiếu hội họa nên đang theo bố học nghề, và nay cũng đã thành thạo các thao tác cơ bản, có thể tự nhận việc để tự làm được rồi, hôm chúng tôi gặp anh chị là cậu con trai thứ đang làm công trình ở tỉnh Thái Bình.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/03/17/mongtay1-4c3b8.jpg
Ký ức về tình yêu một thuở làm ngất ngây cô thôn nữ, mái tóc giờ đã điểm bạc.
"Cuộc sống của chúng tôi trước đây vốn vất vả lắm, nhưng đến nay thì cũng đã đỡ hơn rất nhiều rồi. Nay cũng tính sẽ bỏ bớt ruộng để rồi hai vợ chồng vừa đi làm vừa đi "ngao du sơn thủy" cho vui vậy mà…", anh Huyền nói rồi cười sảng khoái.
Ông Nguyễn Viết Thạch (59 tuổi, hàng xóm nhà anh chị) cho biết: "Hai vợ chồng nhà ấy sống rất hạnh phúc, tuy anh chồng ngay đến công việc vệ sinh cũng phải nhờ vợ kể cả việc tắm rửa. Nhưng bù lại thì làm việc chăm chỉ, đã nhận việc rồi thì làm đâu ra đấy… trong ngôi nhà nhỏ của anh, chị ấy lúc nào cũng không ngớt tiếng cười đùa vui vẻ, nhìn vào ai cũng ao ước…!".
theo soha