PDA

View Full Version : Nga dồn 80.000 quân đến biên giới Ukraine?



duyanh
03-13-2014, 12:49 PM
Ukraine hôm qua (12/3) cáo buộc Nga đang dồn hàng chục nghìn quân, hàng trăm xe tăng và máy bay chiến đấu đến biên giới với Ukraine. Kiev đòi Moscow phải ngừng ngay “hành động can thiệp quân sự không thể chấp nhận” trước cái mà họ gọi là một cuộc trưng cầu dân ý bất hợp pháp của Crimea về việc sáp nhập vào Liên bang Nga.

http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/03/13/853217a71b667e.img.jpg
ảnh minh họa Ông Andriy Parubiy – Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, đã nói với các phóng viên ở thủ đô Kiev rằng, Nga đang triển khai hơn 80.000 quân, 270 xe tăng, 180 xe bọc thép, 380 khẩu pháo, 18 bệ phóng tên lửa, 140 máy bay chiến đấu, 90 trực thăng chiến đấu và 19 tàu chiến, áp sát biên giới Ukraine, tạo ra “nguy cơ về một cuộc xâm lược toàn diện từ nhiều hướng khác nhau”, tờ AP đưa tin.

Theo lời ông Parubiy, thậm chí thủ đô Kiev cũng không còn an toàn trước quân Nga bởi một số nhóm đã tiếp cận gần tới thủ đô ở khoảng cách chỉ còn khoảng 2 đến 3 giờ đồng hồ lái xe.

Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine nói thêm: “Nguy cấp là tình hình không chỉ diễn ra ở Crimea mà còn trên toàn bộ khu vực biên giới đông bắc”.

Các quan chức Anh cho tờ Daily Mail biết, họ cũng nhận được thông tin về các hoạt động triển khai quân của Nga ở biên giới với Ukraine và bày tỏ sự lo ngại về diễn biến này. Tình báo Anh không chắc chắn về việc liệu hoạt động điều động binh lính và vũ khí của Nga là nhằm để hậu thuẫn cho mục tiêu ly khai của Crimea, chuẩn bị cho một cuộc xâm lược hay đơn thuần chỉ là để phòng vệ.

Tuy nhiên, những thông tin trên hoàn toàn chưa được kiểm chứng về độ xác thực và người ta không loại trừ đó là những thông tin mang tính chất tuyên truyền. Kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng lên, truyền thông Ukraine và phương Tây đã “tung” ra không ít những thông tin gây bất lợi cho Nga mà độ chính xác của nó không được xác nhận.

Phương Tây và Kiev ra sức cáo buộc Nga đưa quân vào kiểm soát bán đảo tự trị Crimea, chiếm nhiều cơ sở quân sự của Ukraine ở khu vực này. Tuy nhiên, Moscow liên tục bác bỏ cáo buộc trên.

Liên quan đến cáo buộc mới nhất của Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine ngày hôm qua, Nga cũng đã nhanh chóng lên tiếng phủ nhận về việc dồn quân đến biên giới cũng như ý định xâm lược Ukraine từ biên giới tây nam.

Ở thủ đô Moscow, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Anatoly Antonov khẳng định, Nga không có bất kỳ hoạt động tăng cường quân ở khu vực biên giới kéo dài hơn 2.000km với Ukraine.

Lời cáo buộc về việc Nga dồn hàng nghìn quân đến biên giới Ukraine được đưa ra trong bối cảnh Thủ tướng tạm quyền của nước này – ông Arseniy Yatsenyuk có chuyến thăm đến Washington ngày hôm qua. Trong cuộc gặp gỡ ở Nhà Trắng, Tổng thống Barack Obama đã tuyên bố sẽ ủng hộ hoàn toàn cho chính phủ lâm thời mới ở Kiev đồng thời cảnh báo sẽ bắt Nga phải trả giá nếu không rút quân khỏi Ukraine.

EU chuẩn bị tung đòn trừng phạt Nga

Liên minh Châu Âu (EU) hôm qua (12/3) đã nhất trí về một khung trừng phạt đầu tiên nhằm vào Nga kể từ thời Chiến tranh.

Theo bản phác thảo về lệnh trừng phạt, EU sẽ áp dụng lệnh cấm đi lại và phong toả tài sản đối với một số quan chức và công ty Nga bị cáo buộc là vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Tuy nhiên, danh sách các quan chức và công ty Nga bị EU trừng phạt chưa được quyết định.

Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, các biện pháp trừng phạt trên sẽ được đưa vào thực thi trong thứ Hai tuần tới trừ khi có bước tiến triển về ngoại giao.

Các biện pháp trừng phạt mà EU phác thảo ra giống tương tự với những biện pháp trừng phạt được Washington tuyên bố trước đó. Tuy nhiên, với EU, các biện pháp trừng phạt của họ có thể có ảnh hưởng sâu rộng hơn bởi Châu Âu mua phần lớn dầu mỏ và khí đốt của Nga trong khi Mỹ chỉ là một đối tác thương mại nhỏ của Nga.

Giá trị trao đổi thương mại của EU với Nga trong năm 2012 đạt mức 335 tỉ euro (465 tỉ USD), gấp khoảng 10 lần so với giá trị thương mại giữa Mỹ và Nga.

Nga chưa có phản ứng gì trước thông báo về các biện pháp trừng phạt của EU nhưng trước đó, giới chức ở Moscow từng cảnh báo, những bước đi như vậy của Mỹ và phương Tây sẽ là “con dao hai lưỡi’ và sẽ gây phản tác dụng, “gậy ông đập lưng ông”.

Cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở Ukraine hiện nay xuất phát ban đầu từ làn sóng biểu tình phản đối quyết định của Tổng thống Yanukovych hồi cuối năm ngoái trong việc dừng ký kết các thỏa thuận với Liên minh Châu Âu (EU) để ưu tiên cho mối quan hệ gắn bó hơn với Nga. Những diễn biến vừa qua ở Ukraine được tin là một cuộc đua tranh giành ảnh hưởng ở quốc gia Đông Âu giữa một bên là Nga và bên kia là phương Tây.

Các khu vực phía tây của đất nước Ukraine muốn có mối quan hệ gắn bó, thân thiết với EU. Trong khi đó, khu vực phía đông Ukraine – chiếm phần lớn sản lượng kinh tế của đất nước, lại thiên về hướng thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nga. Crimea hiện đang là trọng tâm của cuộc đối đầu gay gắt giữa một bên là các thành phần thân phương Tây và một bên là lực lượng thân Nga.

Mỹ và phương Tây đã nhanh chóng công nhận chính quyền mới ở Ukraine. Trong khi đó, Nga bày tỏ sự hoài nghi về tính hợp pháp của một chính quyền được dựng lên sau một cuộc chính biến, đặc biệt là khi phe đối lập phá bỏ thỏa thuận vừa ký kết chưa đầy một ngày với Tổng thống Yanukovych để xông vào chiếm thủ đô và tiếm quyền.



theo vnmedia