duyanh
11-07-2010, 09:17 PM
[SIZE="5"]Việt kiều hồi hương
Tác giả: Nguyễn Hồng Nhung
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1289164529_im12055892941.jpg
Một Việt kiều chân chính luôn luôn căm ghét những chuyến bay…
Khi phải gật gù ngủ ngồi trên chiếc ghế bé xíu, lúc nửa đêm, khi rạng sáng, lúc giữa trưa, tuỳ theo độ chênh lệch của múi thời gian lúc đang bay trên một xứ sở nào đấy.
Mọi thứ lúc đó đều thừa :Chân tay, thời gian nhàn rỗi, những lời tâm sự, những dự kiến sẽ làm khi về đến đất mẹ, thậm chí cả nỗi hồi hộp sau quãng thời gian xa cánh cũng ngừng lại…Bởi một lẽ đơn giản là phải chờ đợi quá lâu ở một xó xỉnh sân bay nào đó.
Đến lúc lập được thế cân bằng cho một cái thể xác mệt mỏi và một cái tinh thần rã rời là lúc máy bay hạ cánh đưa Việt kiều trả lại nơi chôn rau cắt rốn vốn hằng đêm tái hiện trong mơ…
Mệt mỏi nhưng hạnh phúc, Việt kiều nao nao trong dạ khi nghĩ đến giờ phút sắp gặp mặt người thân, sắp được nhìn thấy ngọn chuối non, và đôi cánh én tung bay trên bầu trời mùa xuân, y như trong một bản tình ca được yêu thích…
Tiến vào thành phố quê hương vào lúc quá nửa đêm, Việt kiều nghẹn ngào ngắm những con đường hoe vắng, những toà nhà cao tầng mọc lên như nấm, những hàng cây, những quán xá đóng cửa im lìm…Và ngọn gió đêm, ngọn gió đêm mát lạnh mơn man ký ức đang tỉnh giấc của một kẻ lâu ngày đang khát trong những nỗi nhớ thương…
Tạm chia tay người thân để hẹn hò hôm sau sẽ trò chuyện cho bõ nỗi niềm, Việt kiều chìm vào giấc ngủ đầu tiên ở đất mẹ, vừa bồi hồi, vừa ngắn ngủi, vừa chập chờn…
Vậy mà sáng hôm sau tỉnh dậy trong tiếng còi xe inh ỏi, tiếng người í ới từ đâu vọng đến tận đầu giường, Việt kiều mắt nhắm mắt mở lao ra đầu ngõ ngắm phố phường, lại cứ ngỡ mình đang lạc xứ nào, chưa về đến nhà…
Người ở đâu ra mà lắm thế ?
Xe ở đâu ra mà đông thế ?
Ai, đi đâu, làm gì mà cả thành phố đã bụi mù, huyên náo, và tấp nập từ sáng tinh mơ ?
Hình như người người chỉ chui vào nhà ngủ sau nửa đêm, để lấy sức, sáng hôm sau đổ ra đường không được thiếu mặt ai…
Việt kiều bỗng thấy mình, trong cơn hốt hoảng, biến thành bác nông dân lần đầu ra tỉnh, loay hoay mắc kẹt giữa các luồng xe, vội vã đi lên vỉa hè mắc chân vào các gánh bán rong và các quán ăn tự phát, lao xuống đường vướng phải bãi rác và nước chảy thành dòng không biết xuất hiện từ đâu…
Việt kiều ta lúng búng như kẻ ngậm hột thị khi được cánh xe "ôm"nhất loạt mời chào, hoặc lao ra chặn đường trước.
Mắt trở nên lấm lét khi Việt kiều ta không dám nhìn thẳng vào đám phụ nữ ngồi la liệt trên vỉa hè, vừa nhằn hạt táo ném xuống rãnh, vừa chuyện trò râm ran, hay cánh đàn ông hoặc ngồi xổm, hoặc ngồi trong các quán nước, rít thuốc lào tán gẫu, và chờ đợi…
Ai mà biết họ chờ đợi gì, khi ngày nào cảnh đó cũng được lặp lại ?
Hay chỉ đơn thuần chờ đợi ngày tháng qua đi, bốn mùa qua đi, tuổi tác qua đi trong dòng đời lê thê lắm hướng ?..
Chỉ biết rằng đột nhiên Việt kiều cảm thấy lòng mình buồn ghê gớm, vì không giải thích nổi nhiều điều cần phải được giải thích.
Như khi sống ở xứ người cứ tự hỏi tại sao ta lại nhiều mặc cảm đến thế, tại sao ta không vô tư như người bản xứ ?
Như không giải thích nổi tại sao ta cứ phải ra đi, để trở về rồi lại ra đi…
Như không giải thích nổi tại sao lòng mình cứ cảm thấy xa vắng, trong bữa cơm ngày Tết giữa quây quần đủ mặt người thân ?
Đây có phải thằng em mặc quần thủng đít, ngày nào khóc ti tỉ đòi mẹ khiến thằng anh chính là Việt kiều đây dỗ kiểu gì cũng không nguôi ?
Đây có phải bà chị trong mắt lũ em là bà mẹ thứ hai khi tần tảo giúp mẹ chăm sóc cả gia đình ?
Đây có phải bà mẹ ngày xưa cười hiền hậu đến thế nhìn lũ con ăn hau háu, dù chỉ rau khoai ? Giờ chỉ là bà cụ già buồn bã ngồi không tham dự câu chuyện của các con.
Bởi thằng em - nay tóc đã pha sợi bạc, da sạm nắng - nửa cười cợt nửa thương hại lắng nghe ông anh kể về nỗi niềm của kẻ xa xứ, và khát vọng được thấy giống nòi sẽ đến ngày được sống trong văn minh, lịch sự :
- Thiên hạ còn giàu có và văn minh gấp vạn anh ! - Nó hùng hồn- Anh có bao nhiêu cây ? Nổi trăm cây không ? Anh có bất động sản không ? có nhà nhớn nhà bé nội thành ngoại thành, khu chung cư mới không ? Đừng có tưởng !
Bà chị ném cái nhìn khinh bỉ về phía Việt kiều khi thằng em xa nhà lâu ngày ấp úng hỏi : "ở nhà có tháng đóng góp quỹ cho Người Nghèo hay không ?"
- i giời ! Ai cũng được trích thẳng lương vào quỹ cho Người Nghèo. Chỉ có những kẻ vãng lai mới cần đóng góp…
Thế là trong một buổi đầu xuân đoàn tụ, Việt kiều chính thức tin rằng trên trán mình được đóng dấu ấn "kẻ vãng lai" kể cả khi ở giữa quê hương lẫn khi sống trên xứ người !
Mơ hồ nỗi lòng sầu muộn không được bày tỏ, Việt kiều mong mỏi phút giây hẹn hò gặp mặt với người yêu một thuở, nay nghe nói là một người nổi tiếng trên thương trường :
- Anh vẫn trẻ thật đấy ! Và vẫn lãng mạn như xưa ! - Nàng bảo- Sách mới có quyển gì hay không á ? Đã năm năm rồi em không đọc một cuốn, may quá ! - Nàng tuyên bố.
Giữa bữa nhậu nhẹt tiếp theo sau của lũ bạn một thuở "nối khố" Việt kiều suýt sặc ngụm rượu khi một thằng bạn hằng được coi là "con mọt sách" - con một nhà văn nổi tiếng- gật gù bảo anh :
- Mấy năm nay Nobel văn chương toàn có vấn đề ! Thế giới người ta nghị dị ầm cả lên cậu không biết à ? Năm nay cũng thế.
Lo lắng và thận trọng, Việt kiều khẽ khàng hỏi :
- Thế cậu có biết cuốn sách được giải Nobel năm nay nói về cái gì không ?
- Thì lại vấn đề người Do thái muôn thuở, chẳng qua thế giới đang bị khủng bố - Thằng bạn anh bình luận- Chưa xứng đáng ! - rồi không thèm phân tích tiếp, nó thao thao kể lỗi lầm của những giải Nobel trước, cứ y như có một chân trong Ban giám khảo.
Việt kiều buồn bã nhận ra xung quanh mình toàn những người thông thái, những kẻ trưởng thành và am hiểu thời đại, chỉ có những kẻ xa quê lâu ngày mới nhận thức "ngố" như thế, rung động ấu trĩ như thế, và hoài cổ đến ngớ ngẩn như thế…
- Ha ! ha ! ha ! Mời anh về chợ quê mà thưởng thức mấy cái món ấy nhé, dân thành phố bây giờ người ta quên rồi.
- Thế dân thành phố ăn gì ?
- Tất ! Những gì đã từng có và chưa từng có ! Nếu anh muốn, mỗi ngay anh sẽ được hầu một món, chỉ cần anh có tiền là có tất.
May sao Việt kiều cũng biết mùi thịt chó từ năm lên ba và nếm thử rượu cuốc lủi vào tuổi lên sáu ! như ai !
- Xin lỗi nhé, ngày xưa đói kém con gái vớ được Việt kiều như vớ được vàng, chứ bây giờ…
Việt kiều đâm ngỡ ngàng vì chính sự tồn tại của mình, và lần đầu tiên trong đời thấm thía nét đẹp văn hoá trong niềm vui được xúc phạm lẫn nhau của loaì người !
Tủi hờn một nỗi bị dập vùi, như Nàng Kiều trong trắng mười lăm năm lao đao bể khổ, Việt kiều âm thầm đến thăm một thày giáo già đã về hưu lâu năm trong một ngõ hẻm.
- Con về bao giờ ? Lại như con sáo đậu trên cành sào ngóng về đất Nam, như Phan Bội Châu đã viết, nên người ta mới gọi ông ấy là Phan Sào Nam …đúng không con ?
Ông giáo sư già ôm chặt người học trò cũ trong giây lát, rồi ông lẩy bẩy đưa Việt kiều vào phòng làm việc :
- Ta sẽ tặng con một câu đối Tết, nói về nỗi lòng với quê nhà của một kẻ đi xa, để con ở xa cũng cảm thấy như đang ở nhà…
Ông lẩy bẩy trải tờ giấy lụa, hai đầu kẹp bằng hai đoạn trúc xuống bàn, rồi vừa vuốt nhẹ vầng trán hói đã quá nhiều nếp nhăn, vừa đắm chìm vào suy nghĩ, đôi mắt ông bỗng trở nên tinh tường và minh mẫn hẳn lên.
Ngắm nhìn người trí thức già mình luôn yêu thương và kính phục như một người cha, nắn nót viết từng câu từng chữ lên tờ lụa, Việt kiều chợt cảm thấy mình đang trôi về tuổi ấu thơ…
12- 2- 2003 (H.N)
Tác giả: Nguyễn Hồng Nhung
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1289164529_im12055892941.jpg
Một Việt kiều chân chính luôn luôn căm ghét những chuyến bay…
Khi phải gật gù ngủ ngồi trên chiếc ghế bé xíu, lúc nửa đêm, khi rạng sáng, lúc giữa trưa, tuỳ theo độ chênh lệch của múi thời gian lúc đang bay trên một xứ sở nào đấy.
Mọi thứ lúc đó đều thừa :Chân tay, thời gian nhàn rỗi, những lời tâm sự, những dự kiến sẽ làm khi về đến đất mẹ, thậm chí cả nỗi hồi hộp sau quãng thời gian xa cánh cũng ngừng lại…Bởi một lẽ đơn giản là phải chờ đợi quá lâu ở một xó xỉnh sân bay nào đó.
Đến lúc lập được thế cân bằng cho một cái thể xác mệt mỏi và một cái tinh thần rã rời là lúc máy bay hạ cánh đưa Việt kiều trả lại nơi chôn rau cắt rốn vốn hằng đêm tái hiện trong mơ…
Mệt mỏi nhưng hạnh phúc, Việt kiều nao nao trong dạ khi nghĩ đến giờ phút sắp gặp mặt người thân, sắp được nhìn thấy ngọn chuối non, và đôi cánh én tung bay trên bầu trời mùa xuân, y như trong một bản tình ca được yêu thích…
Tiến vào thành phố quê hương vào lúc quá nửa đêm, Việt kiều nghẹn ngào ngắm những con đường hoe vắng, những toà nhà cao tầng mọc lên như nấm, những hàng cây, những quán xá đóng cửa im lìm…Và ngọn gió đêm, ngọn gió đêm mát lạnh mơn man ký ức đang tỉnh giấc của một kẻ lâu ngày đang khát trong những nỗi nhớ thương…
Tạm chia tay người thân để hẹn hò hôm sau sẽ trò chuyện cho bõ nỗi niềm, Việt kiều chìm vào giấc ngủ đầu tiên ở đất mẹ, vừa bồi hồi, vừa ngắn ngủi, vừa chập chờn…
Vậy mà sáng hôm sau tỉnh dậy trong tiếng còi xe inh ỏi, tiếng người í ới từ đâu vọng đến tận đầu giường, Việt kiều mắt nhắm mắt mở lao ra đầu ngõ ngắm phố phường, lại cứ ngỡ mình đang lạc xứ nào, chưa về đến nhà…
Người ở đâu ra mà lắm thế ?
Xe ở đâu ra mà đông thế ?
Ai, đi đâu, làm gì mà cả thành phố đã bụi mù, huyên náo, và tấp nập từ sáng tinh mơ ?
Hình như người người chỉ chui vào nhà ngủ sau nửa đêm, để lấy sức, sáng hôm sau đổ ra đường không được thiếu mặt ai…
Việt kiều bỗng thấy mình, trong cơn hốt hoảng, biến thành bác nông dân lần đầu ra tỉnh, loay hoay mắc kẹt giữa các luồng xe, vội vã đi lên vỉa hè mắc chân vào các gánh bán rong và các quán ăn tự phát, lao xuống đường vướng phải bãi rác và nước chảy thành dòng không biết xuất hiện từ đâu…
Việt kiều ta lúng búng như kẻ ngậm hột thị khi được cánh xe "ôm"nhất loạt mời chào, hoặc lao ra chặn đường trước.
Mắt trở nên lấm lét khi Việt kiều ta không dám nhìn thẳng vào đám phụ nữ ngồi la liệt trên vỉa hè, vừa nhằn hạt táo ném xuống rãnh, vừa chuyện trò râm ran, hay cánh đàn ông hoặc ngồi xổm, hoặc ngồi trong các quán nước, rít thuốc lào tán gẫu, và chờ đợi…
Ai mà biết họ chờ đợi gì, khi ngày nào cảnh đó cũng được lặp lại ?
Hay chỉ đơn thuần chờ đợi ngày tháng qua đi, bốn mùa qua đi, tuổi tác qua đi trong dòng đời lê thê lắm hướng ?..
Chỉ biết rằng đột nhiên Việt kiều cảm thấy lòng mình buồn ghê gớm, vì không giải thích nổi nhiều điều cần phải được giải thích.
Như khi sống ở xứ người cứ tự hỏi tại sao ta lại nhiều mặc cảm đến thế, tại sao ta không vô tư như người bản xứ ?
Như không giải thích nổi tại sao ta cứ phải ra đi, để trở về rồi lại ra đi…
Như không giải thích nổi tại sao lòng mình cứ cảm thấy xa vắng, trong bữa cơm ngày Tết giữa quây quần đủ mặt người thân ?
Đây có phải thằng em mặc quần thủng đít, ngày nào khóc ti tỉ đòi mẹ khiến thằng anh chính là Việt kiều đây dỗ kiểu gì cũng không nguôi ?
Đây có phải bà chị trong mắt lũ em là bà mẹ thứ hai khi tần tảo giúp mẹ chăm sóc cả gia đình ?
Đây có phải bà mẹ ngày xưa cười hiền hậu đến thế nhìn lũ con ăn hau háu, dù chỉ rau khoai ? Giờ chỉ là bà cụ già buồn bã ngồi không tham dự câu chuyện của các con.
Bởi thằng em - nay tóc đã pha sợi bạc, da sạm nắng - nửa cười cợt nửa thương hại lắng nghe ông anh kể về nỗi niềm của kẻ xa xứ, và khát vọng được thấy giống nòi sẽ đến ngày được sống trong văn minh, lịch sự :
- Thiên hạ còn giàu có và văn minh gấp vạn anh ! - Nó hùng hồn- Anh có bao nhiêu cây ? Nổi trăm cây không ? Anh có bất động sản không ? có nhà nhớn nhà bé nội thành ngoại thành, khu chung cư mới không ? Đừng có tưởng !
Bà chị ném cái nhìn khinh bỉ về phía Việt kiều khi thằng em xa nhà lâu ngày ấp úng hỏi : "ở nhà có tháng đóng góp quỹ cho Người Nghèo hay không ?"
- i giời ! Ai cũng được trích thẳng lương vào quỹ cho Người Nghèo. Chỉ có những kẻ vãng lai mới cần đóng góp…
Thế là trong một buổi đầu xuân đoàn tụ, Việt kiều chính thức tin rằng trên trán mình được đóng dấu ấn "kẻ vãng lai" kể cả khi ở giữa quê hương lẫn khi sống trên xứ người !
Mơ hồ nỗi lòng sầu muộn không được bày tỏ, Việt kiều mong mỏi phút giây hẹn hò gặp mặt với người yêu một thuở, nay nghe nói là một người nổi tiếng trên thương trường :
- Anh vẫn trẻ thật đấy ! Và vẫn lãng mạn như xưa ! - Nàng bảo- Sách mới có quyển gì hay không á ? Đã năm năm rồi em không đọc một cuốn, may quá ! - Nàng tuyên bố.
Giữa bữa nhậu nhẹt tiếp theo sau của lũ bạn một thuở "nối khố" Việt kiều suýt sặc ngụm rượu khi một thằng bạn hằng được coi là "con mọt sách" - con một nhà văn nổi tiếng- gật gù bảo anh :
- Mấy năm nay Nobel văn chương toàn có vấn đề ! Thế giới người ta nghị dị ầm cả lên cậu không biết à ? Năm nay cũng thế.
Lo lắng và thận trọng, Việt kiều khẽ khàng hỏi :
- Thế cậu có biết cuốn sách được giải Nobel năm nay nói về cái gì không ?
- Thì lại vấn đề người Do thái muôn thuở, chẳng qua thế giới đang bị khủng bố - Thằng bạn anh bình luận- Chưa xứng đáng ! - rồi không thèm phân tích tiếp, nó thao thao kể lỗi lầm của những giải Nobel trước, cứ y như có một chân trong Ban giám khảo.
Việt kiều buồn bã nhận ra xung quanh mình toàn những người thông thái, những kẻ trưởng thành và am hiểu thời đại, chỉ có những kẻ xa quê lâu ngày mới nhận thức "ngố" như thế, rung động ấu trĩ như thế, và hoài cổ đến ngớ ngẩn như thế…
- Ha ! ha ! ha ! Mời anh về chợ quê mà thưởng thức mấy cái món ấy nhé, dân thành phố bây giờ người ta quên rồi.
- Thế dân thành phố ăn gì ?
- Tất ! Những gì đã từng có và chưa từng có ! Nếu anh muốn, mỗi ngay anh sẽ được hầu một món, chỉ cần anh có tiền là có tất.
May sao Việt kiều cũng biết mùi thịt chó từ năm lên ba và nếm thử rượu cuốc lủi vào tuổi lên sáu ! như ai !
- Xin lỗi nhé, ngày xưa đói kém con gái vớ được Việt kiều như vớ được vàng, chứ bây giờ…
Việt kiều đâm ngỡ ngàng vì chính sự tồn tại của mình, và lần đầu tiên trong đời thấm thía nét đẹp văn hoá trong niềm vui được xúc phạm lẫn nhau của loaì người !
Tủi hờn một nỗi bị dập vùi, như Nàng Kiều trong trắng mười lăm năm lao đao bể khổ, Việt kiều âm thầm đến thăm một thày giáo già đã về hưu lâu năm trong một ngõ hẻm.
- Con về bao giờ ? Lại như con sáo đậu trên cành sào ngóng về đất Nam, như Phan Bội Châu đã viết, nên người ta mới gọi ông ấy là Phan Sào Nam …đúng không con ?
Ông giáo sư già ôm chặt người học trò cũ trong giây lát, rồi ông lẩy bẩy đưa Việt kiều vào phòng làm việc :
- Ta sẽ tặng con một câu đối Tết, nói về nỗi lòng với quê nhà của một kẻ đi xa, để con ở xa cũng cảm thấy như đang ở nhà…
Ông lẩy bẩy trải tờ giấy lụa, hai đầu kẹp bằng hai đoạn trúc xuống bàn, rồi vừa vuốt nhẹ vầng trán hói đã quá nhiều nếp nhăn, vừa đắm chìm vào suy nghĩ, đôi mắt ông bỗng trở nên tinh tường và minh mẫn hẳn lên.
Ngắm nhìn người trí thức già mình luôn yêu thương và kính phục như một người cha, nắn nót viết từng câu từng chữ lên tờ lụa, Việt kiều chợt cảm thấy mình đang trôi về tuổi ấu thơ…
12- 2- 2003 (H.N)