duyanh
03-07-2014, 12:58 PM
Một số quan chức và cá nhân của Nga và chính quyền tự trị Crimea sẽ bị áp lệnh cấm cấp thị thực...
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/03/07/9531952921e501.img.jpg
Tổng thống Mỹ Barack Obama - Ảnh: Business Insider. Hôm qua (6/3), Nhà Trắng đã tuyên bố áp đặt lệnh cấm cấp thị thực đối với những cá nhân của Nga và khu tự trị Crimea (thuộc Ukraine) có dính líu trực tiếp tới cuộc khủng hoảng hiện nay của Ukraine.
Căn cứ vào quyết định này, một số quan chức và cá nhân của Nga và chính quyền tự trị Crimea thuộc Ukraine, những người bị cáo buộc là "đe dọa đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thỏ của Ukraine", sẽ bị Mỹ áp đặt lệnh cấm cấp thị thực.
Bên cạnh đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã ký một mệnh lệnh cho phép trừng phạt các cá nhân, tổ chức bị xem là "chịu trách nhiệm về hoạt động cản trở tiến trình dân chủ hoặc thể chế ở Ukraine".
Nhà Trắng cho biết, đây được coi như "một giải pháp linh hoạt có thể cho phép chúng tôi trừng phạt những người liên quan trực tiếp đến tình hình bất ổn ở Ukraine, trong đó có sự can thiệp quân sự ở Crimea". Nếu tình hình xấu đi, không loại trừ khả năng các bước hành động tiếp theo sẽ được đưa ra.
Quyết định trên bổ sung cho một chính sách của Mỹ về từ chối cấp thị thực và phong tỏa tài sản những người dính líu tới lạm dụng nhân quyền liên quan đến đàn áp chính trị ở Ukraine. Động thái của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Liên minh châu Âu đang xem xét áp đặt trừng phạt đối với Nga vì quyết định can thiệp quân sự vào Crimea.
Trong một diễn biến khác, hôm qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ra tuyên bố rằng, cuộc trưng cầu dân ý theo dự kiến về quy chế của Crimea sẽ "vi phạm hiến pháp Ukraine và luật pháp quốc tế". Ông khẳng định, bất kỳ cuộc trưng cầu dân ý nào về tình hình Crimea đều phải có sự tham dự của "chính phủ hợp pháp" Ukraine.
Tổng thống Obama cũng nói Mỹ và các đồng minh đang thống nhất lập trường đối với việc Nga "xâm lược" Ukraine, nhưng tuyên bố vẫn có khả năng đạt được một giải pháp ngoại giao cho bế tắc này. Ông khẳng định quyết tâm của Mỹ và các đồng minh sẽ càng vững chắc nếu Nga "tiếp tục vi phạm luật pháp quốc tế" ở Ukraine.
Trước đó, nghị viện Crimea đã bỏ nhiếu nhất trí thông qua đề xuất sáp nhập thành một phần của Liên bang Nga, đồng thời yêu cầu Tổng thống Nga Vladimir Putin xem xét. Theo kế hoạch, vào ngày 16/3 tới, Crimea sẽ tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý về việc gia nhập Liên bang Nga hay khôi phục hiến pháp 1992.
Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Crimea Roustam Temirgaliev tuyên bố, "sau khi sắc lệnh của nghị viện địa phương có hiệu lực, chỉ quân đội Nga được phép hiện diện tại Crimea. Mọi lực lượng quân sự nước khác đều bị xem là xâm lược. Binh sĩ Ukraine giao nộp vũ khí và giải nhiệm, hoặc là nhập tịch Nga và gia nhập quân đội Nga".
Chính quyền lâm thời ở Kiev ngay lập tức tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý là bất hợp pháp. "Lập trường của tôi là cuộc trưng cầu dân ý này vi hiến", Bộ trưởng Bộ Kinh tế Ukraine Pavlo Sheremeta cho hay. Còn theo Tổng thống tạm quyền Oleksander Turchinov, chính quyền Crimea "là hoàn toàn bất hợp pháp, cả quốc hội và chính phủ".
theo vneconomy
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/03/07/9531952921e501.img.jpg
Tổng thống Mỹ Barack Obama - Ảnh: Business Insider. Hôm qua (6/3), Nhà Trắng đã tuyên bố áp đặt lệnh cấm cấp thị thực đối với những cá nhân của Nga và khu tự trị Crimea (thuộc Ukraine) có dính líu trực tiếp tới cuộc khủng hoảng hiện nay của Ukraine.
Căn cứ vào quyết định này, một số quan chức và cá nhân của Nga và chính quyền tự trị Crimea thuộc Ukraine, những người bị cáo buộc là "đe dọa đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thỏ của Ukraine", sẽ bị Mỹ áp đặt lệnh cấm cấp thị thực.
Bên cạnh đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã ký một mệnh lệnh cho phép trừng phạt các cá nhân, tổ chức bị xem là "chịu trách nhiệm về hoạt động cản trở tiến trình dân chủ hoặc thể chế ở Ukraine".
Nhà Trắng cho biết, đây được coi như "một giải pháp linh hoạt có thể cho phép chúng tôi trừng phạt những người liên quan trực tiếp đến tình hình bất ổn ở Ukraine, trong đó có sự can thiệp quân sự ở Crimea". Nếu tình hình xấu đi, không loại trừ khả năng các bước hành động tiếp theo sẽ được đưa ra.
Quyết định trên bổ sung cho một chính sách của Mỹ về từ chối cấp thị thực và phong tỏa tài sản những người dính líu tới lạm dụng nhân quyền liên quan đến đàn áp chính trị ở Ukraine. Động thái của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Liên minh châu Âu đang xem xét áp đặt trừng phạt đối với Nga vì quyết định can thiệp quân sự vào Crimea.
Trong một diễn biến khác, hôm qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ra tuyên bố rằng, cuộc trưng cầu dân ý theo dự kiến về quy chế của Crimea sẽ "vi phạm hiến pháp Ukraine và luật pháp quốc tế". Ông khẳng định, bất kỳ cuộc trưng cầu dân ý nào về tình hình Crimea đều phải có sự tham dự của "chính phủ hợp pháp" Ukraine.
Tổng thống Obama cũng nói Mỹ và các đồng minh đang thống nhất lập trường đối với việc Nga "xâm lược" Ukraine, nhưng tuyên bố vẫn có khả năng đạt được một giải pháp ngoại giao cho bế tắc này. Ông khẳng định quyết tâm của Mỹ và các đồng minh sẽ càng vững chắc nếu Nga "tiếp tục vi phạm luật pháp quốc tế" ở Ukraine.
Trước đó, nghị viện Crimea đã bỏ nhiếu nhất trí thông qua đề xuất sáp nhập thành một phần của Liên bang Nga, đồng thời yêu cầu Tổng thống Nga Vladimir Putin xem xét. Theo kế hoạch, vào ngày 16/3 tới, Crimea sẽ tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý về việc gia nhập Liên bang Nga hay khôi phục hiến pháp 1992.
Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Crimea Roustam Temirgaliev tuyên bố, "sau khi sắc lệnh của nghị viện địa phương có hiệu lực, chỉ quân đội Nga được phép hiện diện tại Crimea. Mọi lực lượng quân sự nước khác đều bị xem là xâm lược. Binh sĩ Ukraine giao nộp vũ khí và giải nhiệm, hoặc là nhập tịch Nga và gia nhập quân đội Nga".
Chính quyền lâm thời ở Kiev ngay lập tức tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý là bất hợp pháp. "Lập trường của tôi là cuộc trưng cầu dân ý này vi hiến", Bộ trưởng Bộ Kinh tế Ukraine Pavlo Sheremeta cho hay. Còn theo Tổng thống tạm quyền Oleksander Turchinov, chính quyền Crimea "là hoàn toàn bất hợp pháp, cả quốc hội và chính phủ".
theo vneconomy