khieman
02-27-2014, 11:00 PM
.
Vấn đề tác giả và nguyên tác Hán văn
của “Bài ca Hồ Trường” hay “Nam Phương ca khúc”
Lê Quang Trường
Về nguyên tác Hán văn của “Bài ca Hồ trường” hay “Nam phương ca khúc”, có người cho là của Nguyễn Bá Trác. Tác giả Hoàng Yên Lưu trong bài “Nguyễn Bá Trác và bài Hồ Trường” sau khi dẫn lời bình luận của Phạm Thị Ngoạn trong luận án viết về Nam phong có nhận xét:
“…Điều này giúp ta khẳng định được tác phẩm mà ngày nay ta gọi là Hồ Trường là do Nguyễn Bá Trác sáng tác kể cả phần chữ Hán lẫn bản dịch, nhưng ông đã gán cho nó là một Nam phương ca khúc có sẵn của miền nam Trung Hoa.”
Nhưng trước đây có ý kiến cho rằng nguyên tác Hán văn là của một tác giả người Trung Quốc (Đông Trình dẫn lời Nguyễn Văn Xuân).
Sau đó, Phạm Hoàng Quân với bài Hồ Trường và Nam phương ca khúc đăng tải trên Việt báo.vn đã khảo rất kỹ về nguyên tác bài Hán văn của bài ca này, và cho rằng tác giả nguyên tác Hán văn bài ca là người đồng hương với Nguyễn Bá Trác, có giọng hát hay (giọng Quảng Đông) nhưng không cho biết Nguyên quân là người nước nào.
“Nam phương ca khúc nằm ở chương 10: “Tại Thượng Hải gặp người đồng hương”. Vào khoảng năm 1912, khi lưu lạc ở Thượng Hải, tác giả gặp một người đồng hương cùng chí hướng, người này có giọng hát hay (giọng Quảng Đông). Một đêm nọ, hai người đi uống rượu, “rượu ngà ngà, Nguyên quân đứng dậy mà hát” (lời Nam phương ca khúc), ở bàn bên cạnh, một võ quan họ Lưu, người Trực Lệ, nghe điệu hát, sang hỏi là điệu gì, được trả lời: “Ấy là một điệu đặc biệt ở phương nam” (2), họ Lưu nói “nghe tiếng bi mà tráng, nhiều hơi khảng khái, nam phương mà có điệu hát đến thế ru?”. Sau đó họ Lưu xin người hát chép ra giấy lời ca ấy để giữ xem.”[1]
Tuy nhiên trong mục chú thích số (2) ở trong đoạn trên vừa dẫn, tác giả Phạm Hoàng Quân lại chú rằng: (2) Phương nam ở đây chỉ miền Lãnh Nam - Trung Quốc. Như vậy tác giả bài viết trên gián tiếp cho rằng Nguyên quân là người Trung Quốc.
Chúng tôi đọc được lời phê bình của các tác giả CP, ĐPK và PTV với ý kiến bác bỏ nhận xét cho rằng bài ca trên là của người Trung Quốc với hàng loạt các dẫn chứng về thơ Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ…
Điều đó khiến chúng tôi phải đọc kỹ lại tác phẩm Hạn mạn du ký của Nguyễn Bá Trác đã đăng trên Nam phong cả bản chữ Hán và bản Việt dịch của chính ông. Chúng tôi có mấy điểm ở sau đây cần trao đổi và khẳng định:
1. Nguyên tác Hán văn của “Hồ trường” hay “Nam phương ca khúc”
Bài ca Hồ trường hay Nam phương ca khúc đều là tên của người đời sau đặt ra. Nguyên tác vốn không có tựa, mà Nguyên quân tạm gọi là “Nam phương đặc biệt đích âm điệu” (âm điệu đặc biệt của phương Nam). Phương Nam ở đây hoàn toàn không phải là phương nam của Trung Hoa như có người nói. Mà nếu ai đọc kỹ bài viết của Nguyễn Bá Trác đều sẽ thấy cuộc đời của Nguyên quân được phản ánh rõ trong khúc ca mà ông đã ngâm.
Nguyên quân là người thích ngâm nga thơ cổ, vì vậy đúng như tác giả CP nhận xét, khúc ca này mang âm hưởng và ý tứ của thơ Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ…
Hoàn cảnh ra đời bài ca như sau:
“Một hôm trời đã chiều hôm, hiu hiu gió bể, chúng tôi làm việc vừa xong, rủ nhau đi chơi phố. Nguyên quân cao hứng muốn vào tửu lâu, tôi cũng hợp ý; bèn thuê xe đến ngay Đào Đào quán ở trong tô giới. Nguyên quân cả năm không hay uống rượu đã uống thì say, đã say thì hay hát. Hát không hiểu khúc, song tiếng trong mà cao; cứ nghêu ngao mấy câu cổ phong, tự người ngoại quốc nghe đã lấy làm kiêu điệu lắm; cho nên ngày ở Quế Lâm, thi tốt nghiệp rồi, Nguyên quân say rượu tay gõ miệng hát, anh em đồng học đều khen là danh ca. Chiều hôm ấy, rượu ngà ngà, Nguyên quân cũng đứng dậy mà hát. Cách phòng có một người khách, tên là Lưu mỗ, là người Trực Lệ, hiện làm quan võ coi lính ở Quảng Tây, nghe Nguyên quân hát, bèn vào phòng, chào nói tên họ, rồi hỏi Nguyên quân: “Tôi nhớ năm xưa có gặp Quý hữu một lần ở tại Đông Kinh nước Nhật”. Nguyên quân nói: “Lâu ngày không nhớ cho rõ”. Khách lại hỏi: “Vừa nghe Quý hữu hát ấy là điệu gì?”. Nguyên quân nói: “Ấy là một điệu đặc biệt ở phương Nam”. Khách nói: “Nghe tiếng bi mà tráng, nhiều hơi khảng khái, Nam phương có điệu hát đến như thế ru?” – Nói rồi, liền gọi thằng hầu lấy bút giấy, xin Nguyên quân viết bài hát cho mà xem. Nguyên quân cầm bút viết ngay. Bài hát dịch ra như sau này:
Trượng phu không hay sé gan bẻ cột phù cương thường;
Hà tất tiêu dao bốn bể, luân lạc tha hương
Trời nam nghìn dậm thẳm, mây nước một mầu sương
Học không thành, danh chẳng lập, trai trẻ bao lâu mà đầu bạc, trăm năm thân thể bóng tà dương.
Vỗ tay mà hát, nghiêng đầu mà hỏi, trời đất mang mang, ai là tri kỷ lại đây cùng ta cạn một hồ trường.
Hồ trường! Hồ trường! ta biết rót về đâu?
Rót về đông phương, nước bể Đông chẩy xiết sinh cuồng lạn;
Rót về tây phương, mưa Tây sơn từng trận chứa chan
Rót về bắc phương, ngọn bắc phong vì vụt, đá chạy cát dương;
Rót về nam phương, trời nam mù mịt, có người quá chén, như điên như cuồng
Nào ai tỉnh, nào ai say, chí ta ta biết, lòng ta hay
Nam nhi sự nghiệp ở hồ thỉ, hà tất cùng sầu đối cỏ cây.[2]
Đoạn văn vừa trích dẫn trên chính là bản Việt dịch từ Hạn mạn du ký của Nguyễn Bá Trác viết bằng Hán văn.
Nguyên tác Hán văn của bài dịch này như sau, tựa bài chúng tôi lấy theo nguyên văn câu trả lời của Nguyên quân:
南方特別的音調
丈夫生不能披肝折檻為世扶綱常
逍遙四海胡為乎此鄉
回頭南望邈無極兮天雲一色徒蒼蒼
立功不成學不就少壯有幾辰兮坐視百 身世驅陰陽
撫掌狂歌問斯世茫茫天地安得知一知 [3]兮試來對酌佑予觴
予觴擲向東溟水東溟之水萬隊起狂瀾
予觴擲向西山雨西山之雨一陣何汪洋
予觴擲向北風去北風揚沙走石飛殊方
予觴擲向南天霧霧中有人開口一飲蘧 醉
天地宇宙渾相忘予不醉矣予行予志
男兒自古事桑蓬何必窮愁泣枌梓[4]
Vấn đề tác giả và nguyên tác Hán văn
của “Bài ca Hồ Trường” hay “Nam Phương ca khúc”
Lê Quang Trường
Về nguyên tác Hán văn của “Bài ca Hồ trường” hay “Nam phương ca khúc”, có người cho là của Nguyễn Bá Trác. Tác giả Hoàng Yên Lưu trong bài “Nguyễn Bá Trác và bài Hồ Trường” sau khi dẫn lời bình luận của Phạm Thị Ngoạn trong luận án viết về Nam phong có nhận xét:
“…Điều này giúp ta khẳng định được tác phẩm mà ngày nay ta gọi là Hồ Trường là do Nguyễn Bá Trác sáng tác kể cả phần chữ Hán lẫn bản dịch, nhưng ông đã gán cho nó là một Nam phương ca khúc có sẵn của miền nam Trung Hoa.”
Nhưng trước đây có ý kiến cho rằng nguyên tác Hán văn là của một tác giả người Trung Quốc (Đông Trình dẫn lời Nguyễn Văn Xuân).
Sau đó, Phạm Hoàng Quân với bài Hồ Trường và Nam phương ca khúc đăng tải trên Việt báo.vn đã khảo rất kỹ về nguyên tác bài Hán văn của bài ca này, và cho rằng tác giả nguyên tác Hán văn bài ca là người đồng hương với Nguyễn Bá Trác, có giọng hát hay (giọng Quảng Đông) nhưng không cho biết Nguyên quân là người nước nào.
“Nam phương ca khúc nằm ở chương 10: “Tại Thượng Hải gặp người đồng hương”. Vào khoảng năm 1912, khi lưu lạc ở Thượng Hải, tác giả gặp một người đồng hương cùng chí hướng, người này có giọng hát hay (giọng Quảng Đông). Một đêm nọ, hai người đi uống rượu, “rượu ngà ngà, Nguyên quân đứng dậy mà hát” (lời Nam phương ca khúc), ở bàn bên cạnh, một võ quan họ Lưu, người Trực Lệ, nghe điệu hát, sang hỏi là điệu gì, được trả lời: “Ấy là một điệu đặc biệt ở phương nam” (2), họ Lưu nói “nghe tiếng bi mà tráng, nhiều hơi khảng khái, nam phương mà có điệu hát đến thế ru?”. Sau đó họ Lưu xin người hát chép ra giấy lời ca ấy để giữ xem.”[1]
Tuy nhiên trong mục chú thích số (2) ở trong đoạn trên vừa dẫn, tác giả Phạm Hoàng Quân lại chú rằng: (2) Phương nam ở đây chỉ miền Lãnh Nam - Trung Quốc. Như vậy tác giả bài viết trên gián tiếp cho rằng Nguyên quân là người Trung Quốc.
Chúng tôi đọc được lời phê bình của các tác giả CP, ĐPK và PTV với ý kiến bác bỏ nhận xét cho rằng bài ca trên là của người Trung Quốc với hàng loạt các dẫn chứng về thơ Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ…
Điều đó khiến chúng tôi phải đọc kỹ lại tác phẩm Hạn mạn du ký của Nguyễn Bá Trác đã đăng trên Nam phong cả bản chữ Hán và bản Việt dịch của chính ông. Chúng tôi có mấy điểm ở sau đây cần trao đổi và khẳng định:
1. Nguyên tác Hán văn của “Hồ trường” hay “Nam phương ca khúc”
Bài ca Hồ trường hay Nam phương ca khúc đều là tên của người đời sau đặt ra. Nguyên tác vốn không có tựa, mà Nguyên quân tạm gọi là “Nam phương đặc biệt đích âm điệu” (âm điệu đặc biệt của phương Nam). Phương Nam ở đây hoàn toàn không phải là phương nam của Trung Hoa như có người nói. Mà nếu ai đọc kỹ bài viết của Nguyễn Bá Trác đều sẽ thấy cuộc đời của Nguyên quân được phản ánh rõ trong khúc ca mà ông đã ngâm.
Nguyên quân là người thích ngâm nga thơ cổ, vì vậy đúng như tác giả CP nhận xét, khúc ca này mang âm hưởng và ý tứ của thơ Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ…
Hoàn cảnh ra đời bài ca như sau:
“Một hôm trời đã chiều hôm, hiu hiu gió bể, chúng tôi làm việc vừa xong, rủ nhau đi chơi phố. Nguyên quân cao hứng muốn vào tửu lâu, tôi cũng hợp ý; bèn thuê xe đến ngay Đào Đào quán ở trong tô giới. Nguyên quân cả năm không hay uống rượu đã uống thì say, đã say thì hay hát. Hát không hiểu khúc, song tiếng trong mà cao; cứ nghêu ngao mấy câu cổ phong, tự người ngoại quốc nghe đã lấy làm kiêu điệu lắm; cho nên ngày ở Quế Lâm, thi tốt nghiệp rồi, Nguyên quân say rượu tay gõ miệng hát, anh em đồng học đều khen là danh ca. Chiều hôm ấy, rượu ngà ngà, Nguyên quân cũng đứng dậy mà hát. Cách phòng có một người khách, tên là Lưu mỗ, là người Trực Lệ, hiện làm quan võ coi lính ở Quảng Tây, nghe Nguyên quân hát, bèn vào phòng, chào nói tên họ, rồi hỏi Nguyên quân: “Tôi nhớ năm xưa có gặp Quý hữu một lần ở tại Đông Kinh nước Nhật”. Nguyên quân nói: “Lâu ngày không nhớ cho rõ”. Khách lại hỏi: “Vừa nghe Quý hữu hát ấy là điệu gì?”. Nguyên quân nói: “Ấy là một điệu đặc biệt ở phương Nam”. Khách nói: “Nghe tiếng bi mà tráng, nhiều hơi khảng khái, Nam phương có điệu hát đến như thế ru?” – Nói rồi, liền gọi thằng hầu lấy bút giấy, xin Nguyên quân viết bài hát cho mà xem. Nguyên quân cầm bút viết ngay. Bài hát dịch ra như sau này:
Trượng phu không hay sé gan bẻ cột phù cương thường;
Hà tất tiêu dao bốn bể, luân lạc tha hương
Trời nam nghìn dậm thẳm, mây nước một mầu sương
Học không thành, danh chẳng lập, trai trẻ bao lâu mà đầu bạc, trăm năm thân thể bóng tà dương.
Vỗ tay mà hát, nghiêng đầu mà hỏi, trời đất mang mang, ai là tri kỷ lại đây cùng ta cạn một hồ trường.
Hồ trường! Hồ trường! ta biết rót về đâu?
Rót về đông phương, nước bể Đông chẩy xiết sinh cuồng lạn;
Rót về tây phương, mưa Tây sơn từng trận chứa chan
Rót về bắc phương, ngọn bắc phong vì vụt, đá chạy cát dương;
Rót về nam phương, trời nam mù mịt, có người quá chén, như điên như cuồng
Nào ai tỉnh, nào ai say, chí ta ta biết, lòng ta hay
Nam nhi sự nghiệp ở hồ thỉ, hà tất cùng sầu đối cỏ cây.[2]
Đoạn văn vừa trích dẫn trên chính là bản Việt dịch từ Hạn mạn du ký của Nguyễn Bá Trác viết bằng Hán văn.
Nguyên tác Hán văn của bài dịch này như sau, tựa bài chúng tôi lấy theo nguyên văn câu trả lời của Nguyên quân:
南方特別的音調
丈夫生不能披肝折檻為世扶綱常
逍遙四海胡為乎此鄉
回頭南望邈無極兮天雲一色徒蒼蒼
立功不成學不就少壯有幾辰兮坐視百 身世驅陰陽
撫掌狂歌問斯世茫茫天地安得知一知 [3]兮試來對酌佑予觴
予觴擲向東溟水東溟之水萬隊起狂瀾
予觴擲向西山雨西山之雨一陣何汪洋
予觴擲向北風去北風揚沙走石飛殊方
予觴擲向南天霧霧中有人開口一飲蘧 醉
天地宇宙渾相忘予不醉矣予行予志
男兒自古事桑蓬何必窮愁泣枌梓[4]