sophienguyen
02-22-2014, 04:21 AM
Cảnh báo tác hại từ mì ăn liền
Tiện lợi và ngon miệng, mỳ ăn liền đã trở thành một phần của lối sống hiện đại nhưng kèm theo nó là các vấn đề về sức khỏe như ung thư, suy dinh dưỡng…
http://s19.postimg.org/6vv1umbk3/000a.jpg
Thiếu dinh dưỡng
Mặc dù sau mỗi lần ăn mì ăn liền, bạn cảm thấy rất no, nhưng thực chất, cảm giác no này là do carbohydrate đem lại. Mì ăn liền chỉ chứa nhiều năng lượng chủ yếu từ chất béo và tinh bột.
Dùng nhiều mì ăn liền không những khiến bạn có nguy cơ bị mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất xơ, vitamin, chất đạm, khoáng chất… mà lại còn có nguy cơ béo bụng do tiêu thụ quá nhiều tinh bột.
Bệnh tim mạch
Thường xuyên dùng mì ăn liền, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường. Nguyên nhân nằm ở thành phần chất béo có trong hầu hết các loại mì ăn liền. Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa, chúng vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.
Hư thận, hại xương
Một thành phần có mặt trong mỗi gói mì ăn liền mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra chính là muối. Mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn, bạn đã vô tình làm hại thận, thậm chí dùng nhiều có thể gây sỏi thận. Ngoài ra, mì ăn liền cũng chứa đầy phosphate, một chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn. Tuy giúp bạn ngon miệng nhưng chất này lại khiến chúng ta dễ bị loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần đi nếu dùng nhiều.
Ung thư
Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sự độc hại của mì ăn liền, với các thành phần phụ gia như màu thực phẩm, quá nhiều muối, chất béo bão hòa… Và hầu hết các nghiên cứu đều kết luận mì ăn liền có khả năng gây ung thư nếu ăn nhiều trong thời gian dài.
Dị ứng
Trong mì ăn liền thường chứa một phụ gia gọi là MSG (monosodium glutamate monohydrate), đây là loại phụ gia tổng hợp mùi vị, khiến cho món mì trở nên ngon miệng hơn, kích thích vị giác tối đa. Thế nhưng, trên thế giới cũng đã ghi nhận trường hợp di ứng MSG do dùng nhiều mì ăn liền.
Các triệu chứng bao gồm:
- Cảm giác nóng rát ở ngực, lưng và tay
- Buồn nôn, khó thở, uể oải
- Đau đầu, đau ngực
- Tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt
- Bị tê tay chân.
Hậu trường xét nghiệm 100% mì gói Việt Nam nhiễm chất độc
http://s19.postimg.org/v0vrcbvur/500_thumb_1.jpg
Mì tôm là sản phẩm mới nhất vướng nghi án sử dụng chất cấm trong công nghiệp thực phẩm.
An tòan thực phẩm tại Việt Nam là một hiểm họa lớn. Số lượng người bị bệnh, ung thư gia tăng mạnh do thực phẩm độc hại. Mì gói là một điển hình độc hại do chạy theo lợi nhuận, nhưng chúng ta thường ít nhắc đến.
Sau đây là một ví dụ độc hại về mì tôm.
Kết quả xét nghiệm mì tôm của Công ty dịch vụ KHCN Sắc Ký Hải Đăng với 100% mẫu "nhiễm độc" thiếu đi một số thông tin cần thiết khác để người tiêu dùng có thể đánh giá.
Tại một hội thảo về an toàn thực phẩm, GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Hội Y tế công cộng công bố kết quả về xét nghiệm có liên quan đến mì tôm. Theo đó, 100% mẫu được kiểm nghiệm có chứa axit oxalic - một hóa chất thường dùng trong công nghiệp tẩy trắng.
Ngay sau đó, ông Trần Quang Trung - Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế), cho rằng thông tin trên công bố không rõ ràng, và quy trình lấy mẫu cũng cần phải xem xét lại. "Đây mới chỉ là những kết quả nghiên cứu của riêng họ.
Tuy nhiên, Cục sẽ xem xét, bởi mì tôm của nước ta còn phải hội nhập, xuất khẩu..., nếu thông tin như vậy thì rất nguy hiểm”.
Ông Vũ Mạnh Cường, một người có thâm niên trong ngành thực phẩm, từng làm việc với các chuyên gia tại Đức trong lĩnh vực hóa học và chất độc, cho biết axit oxalic có gây độc đến cơ thể người dùng hay không phụ thuộc vào hàm lượng thu nạp. Ông Cường khẳng định, mức thấp nhất được biết đến có thể gây độc cho người nếu thu nạp qua miệng (ăn uống) là 600mg/kg trọng lượng cơ thể. Kết quả giám định các mẫu mì tôm được công bố vừa qua chỉ có nồng độ từ 30,8 đến 449mg/kg, như vậy vẫn nằm trong giới hạn an toàn.
Ông Cường cũng dẫn chứng, tuy là chất độc, nhưng loại axit này lại được sử dụng trong cả ngành nông nghiệp lẫn công nghiệp, và tồn tại ở dạng tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm quen thuộc, như lá trà, dọc mùng... "Việc các loại chất độc tồn tại trong thực phẩm là chuyện bình thường, điều quan trọng là cần so sánh hàm lượng chất đó có vượt quá giới hạn cho phép hay không... Đây không phải trường hợp đầu tiên mắc sai lầm về công bố thông tin gây hiểu lầm...
Tin về đũa tre, gỗ xuất xứ Trung Quốc cũng từng mắc lỗi tương tự", ông Cường nói.
Trong khi đó, Giám đốc marketing Masan, ông Nguyễn Tấn Việt khẳng định Masan không cho thêm loại axit này vào các sản phẩm của công ty. Đại điện của Masan cho biết, doanh nghiệp này cùng nhiều đơn vị kinh doanh trong ngành sản xuất mì gói đã mang các mẫu sản phẩm đến cơ quan kiểm nghiệm và hoàn toàn không phát hiện chất này.
"Thông tin công bố về chất độc không rõ ràng, bên nghiên cứu cũng không công khai mẫu xét nghiệm thuộc về đơn vị nào.
Tôi lo ngại rằng những công bố kiểu này sẽ gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng, nhất là trong những ngày cuối năm", ông Việt nói. Riêng ông Lê Văn Hùng, trưởng phòng marketing của công ty Acecook Việt Nam, cho biết doanh nghiệp đã nhận được những thông tin liên quan đến
(vietinfo.eu)
Tiện lợi và ngon miệng, mỳ ăn liền đã trở thành một phần của lối sống hiện đại nhưng kèm theo nó là các vấn đề về sức khỏe như ung thư, suy dinh dưỡng…
http://s19.postimg.org/6vv1umbk3/000a.jpg
Thiếu dinh dưỡng
Mặc dù sau mỗi lần ăn mì ăn liền, bạn cảm thấy rất no, nhưng thực chất, cảm giác no này là do carbohydrate đem lại. Mì ăn liền chỉ chứa nhiều năng lượng chủ yếu từ chất béo và tinh bột.
Dùng nhiều mì ăn liền không những khiến bạn có nguy cơ bị mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất xơ, vitamin, chất đạm, khoáng chất… mà lại còn có nguy cơ béo bụng do tiêu thụ quá nhiều tinh bột.
Bệnh tim mạch
Thường xuyên dùng mì ăn liền, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường. Nguyên nhân nằm ở thành phần chất béo có trong hầu hết các loại mì ăn liền. Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa, chúng vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.
Hư thận, hại xương
Một thành phần có mặt trong mỗi gói mì ăn liền mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra chính là muối. Mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn, bạn đã vô tình làm hại thận, thậm chí dùng nhiều có thể gây sỏi thận. Ngoài ra, mì ăn liền cũng chứa đầy phosphate, một chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn. Tuy giúp bạn ngon miệng nhưng chất này lại khiến chúng ta dễ bị loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần đi nếu dùng nhiều.
Ung thư
Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sự độc hại của mì ăn liền, với các thành phần phụ gia như màu thực phẩm, quá nhiều muối, chất béo bão hòa… Và hầu hết các nghiên cứu đều kết luận mì ăn liền có khả năng gây ung thư nếu ăn nhiều trong thời gian dài.
Dị ứng
Trong mì ăn liền thường chứa một phụ gia gọi là MSG (monosodium glutamate monohydrate), đây là loại phụ gia tổng hợp mùi vị, khiến cho món mì trở nên ngon miệng hơn, kích thích vị giác tối đa. Thế nhưng, trên thế giới cũng đã ghi nhận trường hợp di ứng MSG do dùng nhiều mì ăn liền.
Các triệu chứng bao gồm:
- Cảm giác nóng rát ở ngực, lưng và tay
- Buồn nôn, khó thở, uể oải
- Đau đầu, đau ngực
- Tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt
- Bị tê tay chân.
Hậu trường xét nghiệm 100% mì gói Việt Nam nhiễm chất độc
http://s19.postimg.org/v0vrcbvur/500_thumb_1.jpg
Mì tôm là sản phẩm mới nhất vướng nghi án sử dụng chất cấm trong công nghiệp thực phẩm.
An tòan thực phẩm tại Việt Nam là một hiểm họa lớn. Số lượng người bị bệnh, ung thư gia tăng mạnh do thực phẩm độc hại. Mì gói là một điển hình độc hại do chạy theo lợi nhuận, nhưng chúng ta thường ít nhắc đến.
Sau đây là một ví dụ độc hại về mì tôm.
Kết quả xét nghiệm mì tôm của Công ty dịch vụ KHCN Sắc Ký Hải Đăng với 100% mẫu "nhiễm độc" thiếu đi một số thông tin cần thiết khác để người tiêu dùng có thể đánh giá.
Tại một hội thảo về an toàn thực phẩm, GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Hội Y tế công cộng công bố kết quả về xét nghiệm có liên quan đến mì tôm. Theo đó, 100% mẫu được kiểm nghiệm có chứa axit oxalic - một hóa chất thường dùng trong công nghiệp tẩy trắng.
Ngay sau đó, ông Trần Quang Trung - Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế), cho rằng thông tin trên công bố không rõ ràng, và quy trình lấy mẫu cũng cần phải xem xét lại. "Đây mới chỉ là những kết quả nghiên cứu của riêng họ.
Tuy nhiên, Cục sẽ xem xét, bởi mì tôm của nước ta còn phải hội nhập, xuất khẩu..., nếu thông tin như vậy thì rất nguy hiểm”.
Ông Vũ Mạnh Cường, một người có thâm niên trong ngành thực phẩm, từng làm việc với các chuyên gia tại Đức trong lĩnh vực hóa học và chất độc, cho biết axit oxalic có gây độc đến cơ thể người dùng hay không phụ thuộc vào hàm lượng thu nạp. Ông Cường khẳng định, mức thấp nhất được biết đến có thể gây độc cho người nếu thu nạp qua miệng (ăn uống) là 600mg/kg trọng lượng cơ thể. Kết quả giám định các mẫu mì tôm được công bố vừa qua chỉ có nồng độ từ 30,8 đến 449mg/kg, như vậy vẫn nằm trong giới hạn an toàn.
Ông Cường cũng dẫn chứng, tuy là chất độc, nhưng loại axit này lại được sử dụng trong cả ngành nông nghiệp lẫn công nghiệp, và tồn tại ở dạng tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm quen thuộc, như lá trà, dọc mùng... "Việc các loại chất độc tồn tại trong thực phẩm là chuyện bình thường, điều quan trọng là cần so sánh hàm lượng chất đó có vượt quá giới hạn cho phép hay không... Đây không phải trường hợp đầu tiên mắc sai lầm về công bố thông tin gây hiểu lầm...
Tin về đũa tre, gỗ xuất xứ Trung Quốc cũng từng mắc lỗi tương tự", ông Cường nói.
Trong khi đó, Giám đốc marketing Masan, ông Nguyễn Tấn Việt khẳng định Masan không cho thêm loại axit này vào các sản phẩm của công ty. Đại điện của Masan cho biết, doanh nghiệp này cùng nhiều đơn vị kinh doanh trong ngành sản xuất mì gói đã mang các mẫu sản phẩm đến cơ quan kiểm nghiệm và hoàn toàn không phát hiện chất này.
"Thông tin công bố về chất độc không rõ ràng, bên nghiên cứu cũng không công khai mẫu xét nghiệm thuộc về đơn vị nào.
Tôi lo ngại rằng những công bố kiểu này sẽ gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng, nhất là trong những ngày cuối năm", ông Việt nói. Riêng ông Lê Văn Hùng, trưởng phòng marketing của công ty Acecook Việt Nam, cho biết doanh nghiệp đã nhận được những thông tin liên quan đến
(vietinfo.eu)