hailua
02-20-2014, 10:20 PM
Áo Trắng Học Trò -Phạm Hòai Nam
http://vietbao.com/images/upload/VB/2012/12_2012/22_12_2012/CD/BL/N0_Hoai_Nam.jpg
Chẳng ai biết đến mẹ tôi, bạc phơ mái tóc bên trời hoa mơ. Còng lưng gánh chịu gió mưa,... Áo nâu mẹ vẫn bạc bên nắng chờ. (Đồng Đức Bốn - Trở Về Với Mẹ Ta Thôi)
[I]http://vietbao.com/images/upload/VB/2012/12_2012/22_12_2012/CD/BL/N1.jpg
Cho tôi nhớ lại hương tóc mềm, gió chiều tỏa hương vai ấm. Đêm mơ thấy tình đi nhè1 nhẹ, mà nhớ em ngày xa săm. (Trần Quang Lộc – Cho Tôi Lại Từ Đầu)
http://vietbao.com/images/upload/VB/2012/12_2012/22_12_2012/CD/BL/N2.jpg
Lời hẹn ước em nghiêng đầu tóc xõa. Để than van sầu thiên cổ theo nhau. Hồn tuổi trẻ bay trở về giữa dạ. Nhờ dung nhan em bất tuyệt xuân đầu. (Bùi Giáng - Giòng Sông)
http://vietbao.com/images/upload/VB/2012/12_2012/22_12_2012/CD/BL/N3.jpg
Tôi nép thân trên mảnh thuyền mong manh sương gió. Như một người tìm đường về nơi đáy mồ. Tôi bước đi vì không muốn làm kẻ tội đồ, vì tôi muốn lại kiếp con người, muốn cuộc đời còn có những nụ cười. (Nam Lộc - Xin Đời Một Nụ Cười)
http://vietbao.com/images/upload/VB/2012/12_2012/22_12_2012/CD/BL/N4.jpg
Có tiếng rao sao nghe lạc lỏng giữa phố chiều lao xao, có tiếng rao nghe xơ xác xanh xao khuất sau hàng phố cao. (Võ Thiện Thanh - Tiếng Rao)
http://vietbao.com/images/upload/VB/2012/12_2012/22_12_2012/CD/BL/N5.jpg
With compassion in our heart, every thought, word and deed can bring about a miracle. (Thich Nhat Hanh)
http://vietbao.com/images/upload/VB/2012/12_2012/22_12_2012/CD/BL/N6.jpg
Nghiêng xuống tuổi thơ tôi, bóng chùa như truyện cổ. Nghiêng xuống dòng sông tôi, bóng chùa là nỗi nhớ.(Phan Kỷ Sửu - Mái Chùa Quê Hương)
http://vietbao.com/images/upload/VB/2012/12_2012/22_12_2012/CD/BL/N7_Quynh_Thu.jpg
Bóng dáng Quỳnh Thư.
Phạm Hoài Nam đến với tôi do lời giới thiệu của một bạn trong Hội ảnh PSCVN, anh đến rồi đi trong khoảnh khắc như cơn gió thoảng.
Gặp nhau vào buổi chiều đầu đông trong quán ăn êm ả vắng người, bên tách cà phê ấm, chúng tôi trò chuyện thân mật như đã biết nhau từ thủa nào. Có phải những kẻ đồng điệu dễ cảm thông?
Phạm Hoài Nam hoặc gọi ngắn gọn là Hoài Nam kể lại, sau biến cố 1975, anh chỉ cậu bé nhỏ dại, tuổi thơ theo vận nước nổi trôi. Năm 1983, lúc đó Nam mới 8 tuổi cùng người chị đã là thuyền nhân, may mắn đến được bến bờ, tạm trú tại Pulau Bidong (Nam Dương) gần một năm trường. Sau đó, họ đã được người anh ruột ở Minesota bảo trợ. Nam lớn lên và sinh sống tại quê người giá lạnh hơn 3 thập niên qua.
Cái tên Hoài Nam như một định mệnh đeo đuổi anh trong từng hơi thở. Trên quê hương thứ hai, phấn đấu học hành, Nam tốt nghiệp đại học về Tiếp thị, anh cần cù làm đủ mọi việc với ý chí tạo chút vốn liếng, cùng đầu tư với anh em trong nhà về bất động sản, một số cơ sở thương mại. Hiện nay, Nam đang quản trị 3 trung tâm nha khoa nơi anh sinh sống.
Dù đời sống văn minh cơ khí luôn bận rộn, nhưng luôn nhớ về nơi chốn anh đã đánh mất tuổi ấu thơ. Người bạn đời, Quỳnh Thư, một người mẫu ảnh, có vóc dáng mảnh mai, nét đẹp hoài niệm. Hai người hạnh phúc đem lại cho đời hai cháu trai, Phạm Hoài Việt và Pham Hoài Vinh.
“Từ thủa học trò, em đã say mê nhiếp ảnh, tự học sử dụng chiếc máy Minolta cũ để phát triển sở thích của mình,” Hoài Nam thố lộ. “Lúc đó chưa có máy số (digital), Nam tự học chụp ảnh bằng phim, tráng phim và rửa ảnh đen trắng trong phòng tối.”
Năm 1993, Hoài Nam về thăm quê hương lần đầu, anh lạc lõng nơi chốn phồn hoa đô thị, thích tìm đến những mảnh đời lẻ loi, thiếu may mắn. Có một lần, Nam đã thăm viếng viện mồ côi Phú Mỹ, chứng kiến những mảnh đời bất hạnh, sống vật vờ, nương tựa hoàn toàn vào tình thương của các nữ tu.
Hình ảnh của những đứa trẻ bơ vơ, kém may mắn hơn Hoài Việt và Hoài Vinh, gây xúc động tận đáy lòng anh, thôi thúc Nam phải thực hiện một việc gì, đem lại chút hạnh phúc trong tầm tay, an ủi phần nào những thân phận hẩm hưu của trẻ mồ côi, luôn ẩn hiện trong tâm trí anh.
Hoài Nam dự thảo một hành động cụ thể, chọn cho mình con đường độc đáo trong chiếc áo trắng đơn sơ làm đề tài cho những bộ lịch, vừa thỏa mãn được ước nguyện, vừa dùng lịch để gây quĩ giúp đỡ các trẻ em Viện Mồ côi Phú mỹ. Sau này, công việc thiện lan rộng đến những viện mồ côi ở nhiều nơi xa chốn kinh thành. Những bộ lịch Áo Trắng đã nhanh chóng được sự đón nhận từ những người yêu nét đẹp đơn sơ với tâm hồn hướng thiện, từ trong và ngoài nước.
“Yêu văn thơ từ thủa học trò. Hàn Mạc Tử, Phạm Thiên Thư…., nhất là Huy Cận đã ảnh hưởng đến hình ảnh của em, ” Hoài Nam tâm tình. “Lớn lên ở quê người, đôi khi cảm thấy lạc lõng, hình ảnh áo trắng cho em được sống với lòng ao ước có được một tuổi thơ trên quê hương mình, dù đó chỉ là giấc mơ thôi. Theo năm tháng, trong tâm tư Nam, hình ảnh chiếc áo trắng thư sinh đã trở thành biểu tượng cho một quê hương mà em vẫn thường tưởng nhớ.”
Nếu “Áo trắng” của Huy Cận, từ thập niên 1940 cho đến ngày nay, thu hút hàng triệu con tim trong lứa tuổi học trò, chắc hẳn Phạm Hoài Nam không thoát ra khỏi hệ lụy quyến rũ này.
[I]Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong
Hôm xưa em đến mắt như lòng
Nở bừng ánh sáng - Em đi đến
Gót ngọc dồn hương, bước toả hồng
Em đẹp bàn tay ngón thon thon
Em duyên đôi má nắng hoe tròn
Em lùa gió biếc vào trong tóc
Thổi lại phòng anh cả núi non.
Em nói, anh nghe tiếng lẫn lời
Hồn em, anh thở ở trong hơi
Nắng thơ dệt sáng trên tà áo
Lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài.
Đôi lứa thần tiên suốt một ngày
Em ban hạnh phúc chứa đầy tay
Dịu dàng áo trắng trong như suối
Tỏa phất đôi hồn cánh mộng bay
(Áo Trắng, thơ Huy Cận)
Từ 1996, Hoài Nam đã thực hiện lịch Áo Trắng liên tục trong 18 năm qua. Mỗi bộ lịch mang một chủ đề khác nhau. Hoài Nam chọn người mẫu và in ấn đều thực hiện tại quê hương thứ hai, nơi anh và gia đình đang sinh sống.
Duyên kỳ ngộ không hẹn mà gặp Tăng Thanh Hà trong chuyến công tác từ thiện miền Tây, Nam Bộ. Ngoài vóc dáng thuần Việt, Hoài Nam còn nhìn ra một Tăng Thanh Hà đầy nhân ái tỏa lập bối cảnh sân khấu, đèn mầu mà cô thường xuất hiện
Nam không cần “lột trần” chủ đề để có thể tìm được vẻ đẹp bên trong của người mẫu. Tác phẩm của Hoài Nam hoài cổ, đôi lúc gợi cảm kín đáo qua chiếc áo dài trắng thuớt tha. Nam đã mời Hà làm người mẫu cho bộ lịch 2013 với chủ đề “Ước Mơ” và được nhận lời.
Tháng 10 năm 2012, anh trở lại Việt Nam trong 4 ngày chỉ để thực hiện lịch Áo Trắng đặc biệt với Tăng Thanh Hà trước khi nàng lên xe hoa, một người mẫu, diễn viên thùy mỵ, được giới trẻ Việt Nam mến mộ.
Nam đã cùng Hà đi tìm quê hương qua hình ảnh mẹ già Việt Nam, đầu tóc bạc phơ, một nắng hai sương, tần tảo ngược xuôi nuôi con, giúp cháu. Anh tìm đến những đứa trẻ lang thang bên hè phố, lam lũ trong những ngõ hẻm tối tăm, trong những căn nhà ổ chuột vùng ngoại ô để làm đề tài cho bộ lịch mới.
“Bất luận thân phận hay mảnh đời ra sao, mỗi người cần sống với ước mơ. Ước mơ có thể nuôi dưỡng lý trí vươn lên và cho ta một ý hướng để sống. Riêng Nam có những ước mơ, hoài niệm về một tuổi thơ bị đánh mất vì hoàn cảnh đất nước, một ước mơ về tương lai tỏa sáng đến những thân phận kém may mắn. Hơn nữa, Nam muốn thay mặt cho những thân phận này để nói lên những ước mơ của họ.” Hoài Nam nói trong cơn xúc động.
Hơn 18 năm qua không mệt mỏi, Hoài Nam đã vẫn giữ được tâm nguyện, anh chuyển trực tiếp tất cả lợi nhuận từ việc bán lịch để giúp trẻ em mồ côi tại quê nhà. Số người thưởng lãm tài nghệ của anh âm thầm gia tăng.
Nếu có một “showbiz” sống động, thời trang trùng tên, thường tìm thấy họ trong ánh đèn mầu, trên nhiều trang mạng tại Việt Nam, thì hình ảnh đó không phải là Phạm Hoài Nam của Áo Trắng.
Nam sống rất bình dị, khiêm tốn, thầm lặng, ít ai biết anh là một tay chơi ảnh đen trắng đầy sáng tạo. Người ta chỉ có thể tìm được Phạm Hoài Nam trong trang nhà Áo Trắng .
Ngày ngày trông nom cơ sở kinh doanh hùn hạp với người anh là nha sĩ, cùng Quỳnh Thư, Nam dành nhiều thì giờ chăm sóc 2 cậu con trai còn trong tuổi học trò. Thời gian còn lại, anh ngụp lặn trong sở thích nhiếp ảnh, nghiên cứu, tìm đường nét độc đáo, tạo chủ đề mới cho lịch Áo Trắng kế tiếp.
Cách chọn mẫu, tạo cảnh của Hoài Nam ở một góc trời riêng biệt. Không hiếm nhiếp ảnh gia đi trước anh đã chọn đề tài áo trắng làm chủ đề trong ảnh đen trắng, nhưng chưa mấy ai miêu tả được nét áo trắng đơn sơ nổi bật như anh.
Ảnh đen trắng của Nam mang nét hoài cổ, đượm nét buồn man mát cho số phận của những kẻ thiếu may mắn, luôn tiềm ẩn trong trí nhớ anh. Mỗi ảnh là một tương phản như trắng và đen. Cách tạo bố cục ảnh của Hoài Nam còn cho người thưởng lãm nhận ra sự tương phản, cách biệt trong đời sống hàng ngày, tương phản về xã hội, giữa kẻ may mắn và người không, luôn pha trộn trong khung cảnh đượm mầu quê hương.
Có người nhận xét một số ảnh thiếu nữ Áo Trắng của Phạm Hoài Nam cho phép người ta hồi tưởng đến tác phẩm Thiếu Nữ bên Hoa Huệ của Họa sĩ Tô Ngọc Vân vào thời tiền chiến.
Nhiếp Ảnh Gia Đặng Ngọc Thái, một người chơi ảnh đen trắng nổi danh trong giới nhiếp ảnh Việt nam và quốc tế, khi xem ảnh Áo Trắng của Nam, ông không cần suy nghĩ, đưa ra nhận xét “ Xem ảnh của Phạm Hoài Nam thật ấn tượng. Cái trực cảm đầu tiên khi xem hình của anh, đó là sự sang trọng, những hình ảnh đen trắng được miêu tả trong từng tà áo dài tinh khiết trong sắc độ trắng đen cùng những phông nền mờ nhòe đưa ta trở lại những kỷ niệm, ký ức êm đềm cũng như những mảng cuộc sống đã phần nào gắn in trong cuộc đời ta với quê hương, đất nước Viêt nam. Ảnh đen trắng là thể loại ảnh rất nhiều người thích, nhưng không phải ai cũng có thể thành công được, bởi những thể hiện chỉ được miêu tả, diễn đạt qua sắc đen và trắng với những bước chuyển của những phần xám thật tinh tế ... Những bức hình của Nhiếp Ảnh Gia Phạm Hoài Nam đã thật thành công với lòng mê say và dày công của anh.”
Lê Minh
http://vietbao.com/images/upload/VB/2012/12_2012/22_12_2012/CD/BL/N0_Hoai_Nam.jpg
Chẳng ai biết đến mẹ tôi, bạc phơ mái tóc bên trời hoa mơ. Còng lưng gánh chịu gió mưa,... Áo nâu mẹ vẫn bạc bên nắng chờ. (Đồng Đức Bốn - Trở Về Với Mẹ Ta Thôi)
[I]http://vietbao.com/images/upload/VB/2012/12_2012/22_12_2012/CD/BL/N1.jpg
Cho tôi nhớ lại hương tóc mềm, gió chiều tỏa hương vai ấm. Đêm mơ thấy tình đi nhè1 nhẹ, mà nhớ em ngày xa săm. (Trần Quang Lộc – Cho Tôi Lại Từ Đầu)
http://vietbao.com/images/upload/VB/2012/12_2012/22_12_2012/CD/BL/N2.jpg
Lời hẹn ước em nghiêng đầu tóc xõa. Để than van sầu thiên cổ theo nhau. Hồn tuổi trẻ bay trở về giữa dạ. Nhờ dung nhan em bất tuyệt xuân đầu. (Bùi Giáng - Giòng Sông)
http://vietbao.com/images/upload/VB/2012/12_2012/22_12_2012/CD/BL/N3.jpg
Tôi nép thân trên mảnh thuyền mong manh sương gió. Như một người tìm đường về nơi đáy mồ. Tôi bước đi vì không muốn làm kẻ tội đồ, vì tôi muốn lại kiếp con người, muốn cuộc đời còn có những nụ cười. (Nam Lộc - Xin Đời Một Nụ Cười)
http://vietbao.com/images/upload/VB/2012/12_2012/22_12_2012/CD/BL/N4.jpg
Có tiếng rao sao nghe lạc lỏng giữa phố chiều lao xao, có tiếng rao nghe xơ xác xanh xao khuất sau hàng phố cao. (Võ Thiện Thanh - Tiếng Rao)
http://vietbao.com/images/upload/VB/2012/12_2012/22_12_2012/CD/BL/N5.jpg
With compassion in our heart, every thought, word and deed can bring about a miracle. (Thich Nhat Hanh)
http://vietbao.com/images/upload/VB/2012/12_2012/22_12_2012/CD/BL/N6.jpg
Nghiêng xuống tuổi thơ tôi, bóng chùa như truyện cổ. Nghiêng xuống dòng sông tôi, bóng chùa là nỗi nhớ.(Phan Kỷ Sửu - Mái Chùa Quê Hương)
http://vietbao.com/images/upload/VB/2012/12_2012/22_12_2012/CD/BL/N7_Quynh_Thu.jpg
Bóng dáng Quỳnh Thư.
Phạm Hoài Nam đến với tôi do lời giới thiệu của một bạn trong Hội ảnh PSCVN, anh đến rồi đi trong khoảnh khắc như cơn gió thoảng.
Gặp nhau vào buổi chiều đầu đông trong quán ăn êm ả vắng người, bên tách cà phê ấm, chúng tôi trò chuyện thân mật như đã biết nhau từ thủa nào. Có phải những kẻ đồng điệu dễ cảm thông?
Phạm Hoài Nam hoặc gọi ngắn gọn là Hoài Nam kể lại, sau biến cố 1975, anh chỉ cậu bé nhỏ dại, tuổi thơ theo vận nước nổi trôi. Năm 1983, lúc đó Nam mới 8 tuổi cùng người chị đã là thuyền nhân, may mắn đến được bến bờ, tạm trú tại Pulau Bidong (Nam Dương) gần một năm trường. Sau đó, họ đã được người anh ruột ở Minesota bảo trợ. Nam lớn lên và sinh sống tại quê người giá lạnh hơn 3 thập niên qua.
Cái tên Hoài Nam như một định mệnh đeo đuổi anh trong từng hơi thở. Trên quê hương thứ hai, phấn đấu học hành, Nam tốt nghiệp đại học về Tiếp thị, anh cần cù làm đủ mọi việc với ý chí tạo chút vốn liếng, cùng đầu tư với anh em trong nhà về bất động sản, một số cơ sở thương mại. Hiện nay, Nam đang quản trị 3 trung tâm nha khoa nơi anh sinh sống.
Dù đời sống văn minh cơ khí luôn bận rộn, nhưng luôn nhớ về nơi chốn anh đã đánh mất tuổi ấu thơ. Người bạn đời, Quỳnh Thư, một người mẫu ảnh, có vóc dáng mảnh mai, nét đẹp hoài niệm. Hai người hạnh phúc đem lại cho đời hai cháu trai, Phạm Hoài Việt và Pham Hoài Vinh.
“Từ thủa học trò, em đã say mê nhiếp ảnh, tự học sử dụng chiếc máy Minolta cũ để phát triển sở thích của mình,” Hoài Nam thố lộ. “Lúc đó chưa có máy số (digital), Nam tự học chụp ảnh bằng phim, tráng phim và rửa ảnh đen trắng trong phòng tối.”
Năm 1993, Hoài Nam về thăm quê hương lần đầu, anh lạc lõng nơi chốn phồn hoa đô thị, thích tìm đến những mảnh đời lẻ loi, thiếu may mắn. Có một lần, Nam đã thăm viếng viện mồ côi Phú Mỹ, chứng kiến những mảnh đời bất hạnh, sống vật vờ, nương tựa hoàn toàn vào tình thương của các nữ tu.
Hình ảnh của những đứa trẻ bơ vơ, kém may mắn hơn Hoài Việt và Hoài Vinh, gây xúc động tận đáy lòng anh, thôi thúc Nam phải thực hiện một việc gì, đem lại chút hạnh phúc trong tầm tay, an ủi phần nào những thân phận hẩm hưu của trẻ mồ côi, luôn ẩn hiện trong tâm trí anh.
Hoài Nam dự thảo một hành động cụ thể, chọn cho mình con đường độc đáo trong chiếc áo trắng đơn sơ làm đề tài cho những bộ lịch, vừa thỏa mãn được ước nguyện, vừa dùng lịch để gây quĩ giúp đỡ các trẻ em Viện Mồ côi Phú mỹ. Sau này, công việc thiện lan rộng đến những viện mồ côi ở nhiều nơi xa chốn kinh thành. Những bộ lịch Áo Trắng đã nhanh chóng được sự đón nhận từ những người yêu nét đẹp đơn sơ với tâm hồn hướng thiện, từ trong và ngoài nước.
“Yêu văn thơ từ thủa học trò. Hàn Mạc Tử, Phạm Thiên Thư…., nhất là Huy Cận đã ảnh hưởng đến hình ảnh của em, ” Hoài Nam tâm tình. “Lớn lên ở quê người, đôi khi cảm thấy lạc lõng, hình ảnh áo trắng cho em được sống với lòng ao ước có được một tuổi thơ trên quê hương mình, dù đó chỉ là giấc mơ thôi. Theo năm tháng, trong tâm tư Nam, hình ảnh chiếc áo trắng thư sinh đã trở thành biểu tượng cho một quê hương mà em vẫn thường tưởng nhớ.”
Nếu “Áo trắng” của Huy Cận, từ thập niên 1940 cho đến ngày nay, thu hút hàng triệu con tim trong lứa tuổi học trò, chắc hẳn Phạm Hoài Nam không thoát ra khỏi hệ lụy quyến rũ này.
[I]Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong
Hôm xưa em đến mắt như lòng
Nở bừng ánh sáng - Em đi đến
Gót ngọc dồn hương, bước toả hồng
Em đẹp bàn tay ngón thon thon
Em duyên đôi má nắng hoe tròn
Em lùa gió biếc vào trong tóc
Thổi lại phòng anh cả núi non.
Em nói, anh nghe tiếng lẫn lời
Hồn em, anh thở ở trong hơi
Nắng thơ dệt sáng trên tà áo
Lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài.
Đôi lứa thần tiên suốt một ngày
Em ban hạnh phúc chứa đầy tay
Dịu dàng áo trắng trong như suối
Tỏa phất đôi hồn cánh mộng bay
(Áo Trắng, thơ Huy Cận)
Từ 1996, Hoài Nam đã thực hiện lịch Áo Trắng liên tục trong 18 năm qua. Mỗi bộ lịch mang một chủ đề khác nhau. Hoài Nam chọn người mẫu và in ấn đều thực hiện tại quê hương thứ hai, nơi anh và gia đình đang sinh sống.
Duyên kỳ ngộ không hẹn mà gặp Tăng Thanh Hà trong chuyến công tác từ thiện miền Tây, Nam Bộ. Ngoài vóc dáng thuần Việt, Hoài Nam còn nhìn ra một Tăng Thanh Hà đầy nhân ái tỏa lập bối cảnh sân khấu, đèn mầu mà cô thường xuất hiện
Nam không cần “lột trần” chủ đề để có thể tìm được vẻ đẹp bên trong của người mẫu. Tác phẩm của Hoài Nam hoài cổ, đôi lúc gợi cảm kín đáo qua chiếc áo dài trắng thuớt tha. Nam đã mời Hà làm người mẫu cho bộ lịch 2013 với chủ đề “Ước Mơ” và được nhận lời.
Tháng 10 năm 2012, anh trở lại Việt Nam trong 4 ngày chỉ để thực hiện lịch Áo Trắng đặc biệt với Tăng Thanh Hà trước khi nàng lên xe hoa, một người mẫu, diễn viên thùy mỵ, được giới trẻ Việt Nam mến mộ.
Nam đã cùng Hà đi tìm quê hương qua hình ảnh mẹ già Việt Nam, đầu tóc bạc phơ, một nắng hai sương, tần tảo ngược xuôi nuôi con, giúp cháu. Anh tìm đến những đứa trẻ lang thang bên hè phố, lam lũ trong những ngõ hẻm tối tăm, trong những căn nhà ổ chuột vùng ngoại ô để làm đề tài cho bộ lịch mới.
“Bất luận thân phận hay mảnh đời ra sao, mỗi người cần sống với ước mơ. Ước mơ có thể nuôi dưỡng lý trí vươn lên và cho ta một ý hướng để sống. Riêng Nam có những ước mơ, hoài niệm về một tuổi thơ bị đánh mất vì hoàn cảnh đất nước, một ước mơ về tương lai tỏa sáng đến những thân phận kém may mắn. Hơn nữa, Nam muốn thay mặt cho những thân phận này để nói lên những ước mơ của họ.” Hoài Nam nói trong cơn xúc động.
Hơn 18 năm qua không mệt mỏi, Hoài Nam đã vẫn giữ được tâm nguyện, anh chuyển trực tiếp tất cả lợi nhuận từ việc bán lịch để giúp trẻ em mồ côi tại quê nhà. Số người thưởng lãm tài nghệ của anh âm thầm gia tăng.
Nếu có một “showbiz” sống động, thời trang trùng tên, thường tìm thấy họ trong ánh đèn mầu, trên nhiều trang mạng tại Việt Nam, thì hình ảnh đó không phải là Phạm Hoài Nam của Áo Trắng.
Nam sống rất bình dị, khiêm tốn, thầm lặng, ít ai biết anh là một tay chơi ảnh đen trắng đầy sáng tạo. Người ta chỉ có thể tìm được Phạm Hoài Nam trong trang nhà Áo Trắng .
Ngày ngày trông nom cơ sở kinh doanh hùn hạp với người anh là nha sĩ, cùng Quỳnh Thư, Nam dành nhiều thì giờ chăm sóc 2 cậu con trai còn trong tuổi học trò. Thời gian còn lại, anh ngụp lặn trong sở thích nhiếp ảnh, nghiên cứu, tìm đường nét độc đáo, tạo chủ đề mới cho lịch Áo Trắng kế tiếp.
Cách chọn mẫu, tạo cảnh của Hoài Nam ở một góc trời riêng biệt. Không hiếm nhiếp ảnh gia đi trước anh đã chọn đề tài áo trắng làm chủ đề trong ảnh đen trắng, nhưng chưa mấy ai miêu tả được nét áo trắng đơn sơ nổi bật như anh.
Ảnh đen trắng của Nam mang nét hoài cổ, đượm nét buồn man mát cho số phận của những kẻ thiếu may mắn, luôn tiềm ẩn trong trí nhớ anh. Mỗi ảnh là một tương phản như trắng và đen. Cách tạo bố cục ảnh của Hoài Nam còn cho người thưởng lãm nhận ra sự tương phản, cách biệt trong đời sống hàng ngày, tương phản về xã hội, giữa kẻ may mắn và người không, luôn pha trộn trong khung cảnh đượm mầu quê hương.
Có người nhận xét một số ảnh thiếu nữ Áo Trắng của Phạm Hoài Nam cho phép người ta hồi tưởng đến tác phẩm Thiếu Nữ bên Hoa Huệ của Họa sĩ Tô Ngọc Vân vào thời tiền chiến.
Nhiếp Ảnh Gia Đặng Ngọc Thái, một người chơi ảnh đen trắng nổi danh trong giới nhiếp ảnh Việt nam và quốc tế, khi xem ảnh Áo Trắng của Nam, ông không cần suy nghĩ, đưa ra nhận xét “ Xem ảnh của Phạm Hoài Nam thật ấn tượng. Cái trực cảm đầu tiên khi xem hình của anh, đó là sự sang trọng, những hình ảnh đen trắng được miêu tả trong từng tà áo dài tinh khiết trong sắc độ trắng đen cùng những phông nền mờ nhòe đưa ta trở lại những kỷ niệm, ký ức êm đềm cũng như những mảng cuộc sống đã phần nào gắn in trong cuộc đời ta với quê hương, đất nước Viêt nam. Ảnh đen trắng là thể loại ảnh rất nhiều người thích, nhưng không phải ai cũng có thể thành công được, bởi những thể hiện chỉ được miêu tả, diễn đạt qua sắc đen và trắng với những bước chuyển của những phần xám thật tinh tế ... Những bức hình của Nhiếp Ảnh Gia Phạm Hoài Nam đã thật thành công với lòng mê say và dày công của anh.”
Lê Minh