duyanh
02-17-2014, 01:54 PM
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Vinh, Trưởng Khoa nội A, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM cho biết, lần đầu tiên trong 3 năm qua, số bệnh nhân sởi tại TPHCM tăng cao đột biến.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/02/16/853007f7e40e9f.img.jpg
Bệnh nhi sởi nặng tại khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 2. Ảnh: Thanh Huyền. Hiện tại, Khoa nội A của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới có tới 25 ca sởi nặng phải điều trị nội trú, cao gấp 3 lần ngày thường. Khoảng 1 tuần nay, mỗi ngày khoa tiếp nhận thêm từ 5 – 7 ca bệnh sởi mới nhập viện.
Độ tuổi bệnh nhân sởi tại đây nhỏ nhất từ 6 tháng, lớn nhất là ngoài 30 tuổi.
Giải thích nguyên nhân tại sao hầu hết mọi người đã được chích ngừa bệnh sởi mà vẫn bị bệnh (đây là một bệnh được chích ngừa trong chương trình tiêm chủng quốc gia), bác sĩ Vinh cho rằng có thể do việc bảo quản vắc xin không tốt, làm giảm hiệu lực phòng bệnh. Ngoài ra có thể do cơ địa của một số người không đáp ứng với vắc xin chích ngừa.
Còn tại phòng khám của Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, rất đông trẻ được phụ huynh đưa đến khám. Trong đó, đa phần là trẻ bị sốt phát ban.
Bác sĩ Nguyễn Trần Nam, Phó khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết, hiện tại khoa có 24 bé đang nằm viện điều trị sởi, chiếm ¼ trên tổng số ca bệnh nhiễm, trong đó có 5 trường hợp sởi nặng bị biến chứng sang phổi.
Lượng bệnh nhi bị sởi như vậy là rất đông so với mọi năm. Thông thường khoa này chỉ có rải 2-3 ca sởi phải nhập viện điều trị.
Tương tự, tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, lượng trẻ nhập viện điều trị sởi cũng đang rất cao so cùng kỳ những năm trước.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, hiện tại khoa này có hơn 30 trẻ đang nằm viện điều trị sởi. Bình thường, số trường hợp trẻ phải nhập viện để điều trị bệnh này chỉ vài ba ca.
Các bác sĩ nhận định, sởi là bệnh có thể điều trị tại nhà .Vì thế, đa phần chỉ những ca nặng, có nguy cơ biến chứng cao, chuyển biến bệnh phức tạp mới chỉ định nằm viện.
Do đó, số lượng trẻ đang nằm viện điều trị sởi chỉ là một phần nhỏ trong tổng số lượng trẻ mắc bệnh trên thực tế.
Thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh sởi hiện đã xuất hiện ở 24 tỉnh, thành. Đặc biệt, có 3 trường hợp tử vong (một ca ở Hà Nội và hai ca ở Yên Bái).
Từ năm 2010, bệnh sởi im ắng nhờ chiến dịch tiêm phòng vắc xin rất quyết liệt của ngành y tế. Tuy nhiên, sau 3 năm, ngay đầu năm mới, sởi đã bùng phát trở lại.
Theo bác sĩ Nam, nguyên nhân khiến bệnh sởi gia tăng một phần do trời lạnh. Thời tiết lạnh là môi trường hoạt động lý tưởng của siêu vi.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/02/16/dich-soi-bung-phat-o-tphcm.jpg
Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cả người lớn cũng bị sởi. Ảnh: Thanh Huyền.
Ngoài ra, có thể một số bệnh nhi sởi chưa được chích ngừa hoặc chích ngừa chưa đủ liều do tâm lý sợ tai biến vắc xin của phụ huynh thời gian qua.
Bác sĩ Nam khuyên phụ huynh cần giữ gìn vệ sinh cho trẻ, rửa tay sạch sẽ để tránh bị lây bệnh. Khi bị bệnh, nếu không nặng nên điều trị ở nhà, chưa cần nhập viện để tránh bị lây chéo.
Bệnh sởi có các triệu chứng: Sốt từ 38 – 39 độ C, chảy nước mắt, đỏ mắt; chảy nước mũi; ho khò khè; phát ban đỏ. Bệnh sẽ bớt khi trẻ đỡ sốt, các ban đỏ chuyển qua sậm màu.
Dù vậy, khi thấy trẻ có các triệu chứng bất thường như sốt cao không hạ, ho, khó thở, tiêu chảy thì cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.
theo afamily.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/02/16/853007f7e40e9f.img.jpg
Bệnh nhi sởi nặng tại khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 2. Ảnh: Thanh Huyền. Hiện tại, Khoa nội A của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới có tới 25 ca sởi nặng phải điều trị nội trú, cao gấp 3 lần ngày thường. Khoảng 1 tuần nay, mỗi ngày khoa tiếp nhận thêm từ 5 – 7 ca bệnh sởi mới nhập viện.
Độ tuổi bệnh nhân sởi tại đây nhỏ nhất từ 6 tháng, lớn nhất là ngoài 30 tuổi.
Giải thích nguyên nhân tại sao hầu hết mọi người đã được chích ngừa bệnh sởi mà vẫn bị bệnh (đây là một bệnh được chích ngừa trong chương trình tiêm chủng quốc gia), bác sĩ Vinh cho rằng có thể do việc bảo quản vắc xin không tốt, làm giảm hiệu lực phòng bệnh. Ngoài ra có thể do cơ địa của một số người không đáp ứng với vắc xin chích ngừa.
Còn tại phòng khám của Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, rất đông trẻ được phụ huynh đưa đến khám. Trong đó, đa phần là trẻ bị sốt phát ban.
Bác sĩ Nguyễn Trần Nam, Phó khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết, hiện tại khoa có 24 bé đang nằm viện điều trị sởi, chiếm ¼ trên tổng số ca bệnh nhiễm, trong đó có 5 trường hợp sởi nặng bị biến chứng sang phổi.
Lượng bệnh nhi bị sởi như vậy là rất đông so với mọi năm. Thông thường khoa này chỉ có rải 2-3 ca sởi phải nhập viện điều trị.
Tương tự, tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, lượng trẻ nhập viện điều trị sởi cũng đang rất cao so cùng kỳ những năm trước.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, hiện tại khoa này có hơn 30 trẻ đang nằm viện điều trị sởi. Bình thường, số trường hợp trẻ phải nhập viện để điều trị bệnh này chỉ vài ba ca.
Các bác sĩ nhận định, sởi là bệnh có thể điều trị tại nhà .Vì thế, đa phần chỉ những ca nặng, có nguy cơ biến chứng cao, chuyển biến bệnh phức tạp mới chỉ định nằm viện.
Do đó, số lượng trẻ đang nằm viện điều trị sởi chỉ là một phần nhỏ trong tổng số lượng trẻ mắc bệnh trên thực tế.
Thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh sởi hiện đã xuất hiện ở 24 tỉnh, thành. Đặc biệt, có 3 trường hợp tử vong (một ca ở Hà Nội và hai ca ở Yên Bái).
Từ năm 2010, bệnh sởi im ắng nhờ chiến dịch tiêm phòng vắc xin rất quyết liệt của ngành y tế. Tuy nhiên, sau 3 năm, ngay đầu năm mới, sởi đã bùng phát trở lại.
Theo bác sĩ Nam, nguyên nhân khiến bệnh sởi gia tăng một phần do trời lạnh. Thời tiết lạnh là môi trường hoạt động lý tưởng của siêu vi.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/02/16/dich-soi-bung-phat-o-tphcm.jpg
Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cả người lớn cũng bị sởi. Ảnh: Thanh Huyền.
Ngoài ra, có thể một số bệnh nhi sởi chưa được chích ngừa hoặc chích ngừa chưa đủ liều do tâm lý sợ tai biến vắc xin của phụ huynh thời gian qua.
Bác sĩ Nam khuyên phụ huynh cần giữ gìn vệ sinh cho trẻ, rửa tay sạch sẽ để tránh bị lây bệnh. Khi bị bệnh, nếu không nặng nên điều trị ở nhà, chưa cần nhập viện để tránh bị lây chéo.
Bệnh sởi có các triệu chứng: Sốt từ 38 – 39 độ C, chảy nước mắt, đỏ mắt; chảy nước mũi; ho khò khè; phát ban đỏ. Bệnh sẽ bớt khi trẻ đỡ sốt, các ban đỏ chuyển qua sậm màu.
Dù vậy, khi thấy trẻ có các triệu chứng bất thường như sốt cao không hạ, ho, khó thở, tiêu chảy thì cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.
theo afamily.