khieman
02-17-2014, 12:09 AM
.
Chuyện Về Các Bạn Sinh Viên Di Cư Năm 1954
Cùng Chung Sống Trong Một Căn Lều
Tại Khu Đất Xưa Kia Là Khám Lớn Saigon
*I - Vào khỏang tháng 8 năm 1954, thì sinh viên Đại học Hanoi bắt đầu lần lượt được di chuyển vào miền Nam. Ngòai một số ở chung với gia đình, còn lại chừng vài trăm sinh viên được cho cư trú tại trường Nữ Trung học Gia Long, vì nơi đây có khu nội trú với đày đủ tiện nghi về phòng ăn, phòng ngủ, nhà vệ sinhv.v... Nhưng vào tháng 11, thì lớp sinh viên di cư chúng tôi phải dọn ra khỏi trường Gia Long để trả lại cơ sở cho các học sinh đi học trở lại.
Chúng tôi được cấp phát những chiếc tent nhà binh và đi cắm thành những căn lều trên khu đất trống gần Tòa án mà xưa kia gọi là Khám Lớn Saigon. Mỗi căn lều có thể chứa được 8 người được phân bố nằm trên 2 bục gỗ phía trong kê sát với mái lều, với khỏang trống ở giữa được dành làm lối đi ra vào từ hai phía cửa lều. Vào lúc chiều tối, thì trời mát dịu nên chúng tôi có thể học bài rồi nghỉ ngơi thỏai mái. Nhưng vào giấc trưa, trong căn lều khí hậu nóng hừng hực, nên thường chúng tôi phải ra đi tránh nắng dưới các tàn cây xung quanh những cơ quan hành chánh lân cận – hoặc nếu ở lại trong lều, thì phải giải chiếu nằm sát đất nơi gầm bục gỗ. Tuy là khu lều xây dựng theo lối dã chiến của quân đội, nhưng tương đối cũng có đủ tiện nghi về điện nước, nhà tắm, nhà vệ sinh v.v… cho các trại viên dễ đến trên 200 mạng người.
Tôi được sắp xếp ở chung với 7 anh bạn khác trong một căn lều ở cuối dãy B, sát với dãy lều dành cho sinh viên đã có gia đình riêng. Trong số này có 4 anh học Y khoa, đó là các anh Chu Bá Bằng, Phùng Quốc Anh, Phạm Ngọc Tùng và Nguyễn Văn Thiệu. Còn lại là anh Bùi Đình Nam học Dược, anh Nguyễn Xuân Nghiên học Khoa học, rồi đến anh Nguyễn Ngọc Nhung và tôi Đòan Thanh Liêm học Luật.
Mỗi ngày trại viên chúng tôi được cấp phát hai bữa ăn do nhà thầu đem đến cho tận mỗi lều, để anh em chúng tôi cùng ăn chung với nhau vào các buổi trưa và chiều. Và hàng tháng, mỗi người còn được lãnh một số tiền nhỏ để chi tiêu lặt vặt từ nơi văn phòng của Viện Đại Học trên đường Trần Quý Cáp.
Chúng tôi chỉ phải tạm trú trong khu lều vải này chừng 5 tháng và kể từ tháng 3 năm 1955 sau khi ăn Tết Ất Mùi, thì tất cả được chuyển đến cư ngụ tại khu Đại Học Xá trên đường Minh Mạng Chợ Lớn. Thành ra sinh viên di cư chúng tôi là những người đầu tiên được cho cư ngụ tại cơ sở mới tinh này mà chỉ vừa mới xây cất xong. Tại đây, thì chúng tôi cứ 6 sinh viên được phân bố cho cư ngụ tại một phòng và mỗi người đều được cung ứng đủ thứ tiện nghi về giường ngủ, tủ đựng sách vở, quần áo… Và 8 anh em trong lều chúng tôi nói trên thì lại phải chia tay nhau để mỗi người đi nhận phòng ốc khác nhau trong khu Đại Học Xá.
Đại khái là trong thời gian khỏang 7 – 8 tháng kể từ khi vừa từ Hanoi đặt chân đến Saigon, thì nhóm sinh viên di cư chúng tôi đã phải di chuyển đổi chỗ ở liên tục đến 2 lần – từ trường Gia Long ra khu lều ở Khám Lớn, rồi lại từ khu lều Khám Lớn đến khu Đại Học Xá Minh Mạng. Nhưng vì còn đang ở vào độ tuổi đôi mươi, tuổi trẻ chúng tôi mau dễ thích nghi với môi trường xã hội mới lạ ở Saigon. Và cuối cùng chẳng bao lâu sau, lớp sinh viên di cư đã ổn định được cuộc sống và hòa nhập vào với nền nếp sinh họat của đông đảo bà con ở miền đất thanh bình thịnh vượng của miền Nam Việt nam.
* II - Năm Giáp Ngọ 2014 này là đúng 60 năm kể từ ngày bắt đầu có cuộc Di Cư của gần một triệu đồng bào từ miền Bắc tự động rời bỏ nhà cửa ruộng vườn lại để ra đi vào miền Nam hầu tránh thóat khỏi chế độ độc tài hà khắc của người cộng sản. Nhân dịp này, tôi xin ghi lại một vài kỷ niệm vui vui ngộ nghĩnh giữa mấy anh em cùng chung sống với nhau dưới một mái lều vải hồi cuối năm 1954 sang đầu năm 1955 ấy.
1 - Đầu tiên là mấy anh em trong lều chúng tôi được anh Thiệu đãi một chầu đi ăn Thịt Bò Bảy Món tại nhà hàng Pagolac ở Chơ lớn – để chia vui với anh trong dịp anh thi đậu lên lớp tại Đại học Y khoa. Đây là lần đầu tiên tôi được thưởng thức một bữa ăn thật đặc sắc mới lạ này tại đất Saigon, nên tôi ăn thật ngon miệng và cứ nhớ hòai. Anh Thiệu có bộ tóc rậm được chải ép rất kỹ lưỡng, khuôn mặt bàu tròn coi bộ dáng phúc hậu mà lúc nào cũng diện áo quần bảnh bao tươm tất. Anh được các bạn đặt tên cho là “Thiệu Cốp” – vì coi giống như ông Malenkov trong hàng ngũ lãnh đạo tam đầu chế Khruschev-Bulganin- Malenkov ở Liên Xô thời kỳ hậu-Stalin lúc ấy. Sau này vào giữa thập niên 1960, anh Thiệu là Bác sĩ giữ chức vụ Tổng Giám Đốc Cơ Quan Bài Trừ Sốt Rét.
2 - Tiếp theo là vụ ăn Tết Ất Mùi vào đầu năm 1955, anh Bùi Đình Nam ra tay nấu riêng cho anh em cả lều thưởng thức cái món bí tết thật đặc sắc. Chúng tôi được uống cả thứ rượu chát hiệu Beaujolais của Pháp. Anh Nam lúc đó đã tỏ ra là người rất tháo vát và sau này anh đứng ra làm Quản lý Nhà ăn ở Đại Học Xá. Hồi đó anh Nam rất thân thiết với người bạn học cùng lớp ở trường Dược, đó là anh Tô Đồng về sau làm Khoa trưởng tại trường này vào hồi đầu thập niên 1970. Còn chính anh Nam sau này là một tỷ phú điều hành cơ sở sản xuất dược phẩm danh tiếng ở Saigon hồi giữa thập niên 1960, đó là Hãng thuốc Tenamyd có trụ sở chính ở Thủ Đức gần với xa lộ Biên Hòa.
3 - Đó là vài chuyện vui của riêng nhóm 8 anh em trong căn lều nhỏ chúng tôi. Còn đối với tập thể Đòan Sinh Viên Di Cư, thì chúng tôi đồng lòng nhất trí với nhau để bàu ra một Ban Chấp Hành để điều hành mọi công việc thường ngày liên hệ đến sinh họat của tập thể. Người Chủ tịch đầu tiên là anh Phan Văn Đương học Y khoa, người Chủ tịch kế tiếp là anh Trần Thanh Hiệp học Luật.
Vào dịp Tết Ất Mùi đầu năm 1955, lúc còn cư ngụ tại Khu Lều trên nền đất của Khám Lớn cũ, thì Ban Chấp Hành do anh Hiệp điều động có cho xuất bản một tờ Đặc San lấy tên là Lửa Việt với chủ đề là “Xuân Chuyển Hướng”. Đặc San này có nhiều bài vở thật phong phú đặc sắc với những cây viết sau này nổi tiếng với Tạp chí Sáng Tạo. Đó là các tác giả như Vũ Khắc Khoan, Nguyễn Sỹ Tế, Dõan Quốc Sỹ, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền v.v…
Nói chung, thì cái khí thế của tập thể sinh viên di cư chúng tôi lúc đó thật là hăng say nhiệt thành với chính nghĩa quốc gia dân tộc. Vì thế mà có sự đụng chạm căng thẳng trong mối liên hệ với một số nhỏ sinh viên miền Nam mà vẫn còn ngả theo xu hướng của phong trào Việt Minh cộng sản ngay từ năm 1945 – 46. Chuyện này có nhiều chi tiết sôi nổi gay cấn, tôi xin dành cho những anh em có sự hiểu biết và kinh nghiệm cụ thể trực tiếp trình bày – điển hình như anh Trần Thanh Hiệp – thì người đọc mới có thể hiểu biết rõ ràng hơn về khía cạnh chính trị của công cuộc Di Cư trong khung cảnh cuộc chiến tranh Quốc Cộng vào thời kỳ thập niên 1950 thuở đó.
* III – Trở lại với chuyện riêng tư của mỗi một anh em sống chung trong căn lều vải nói trên, tôi xin ghi thêm một số chi tiết mà mình thu thập được cho đến gần đây.
1 - Trước hết là trường hợp của anh Nguyễn Xuân Nghiên. Anh Nghiên sau này trở thành một giáo sư chuyên dậy về môn Lý Hóa rất thành công ở Saigon. Cặp bài trùng dậy Tóan-Lý-Hóa “Nguyễn Văn Phú – Nguyễn Xuân Nghiên” đã thu hút được biết bao nhiêu học sinh theo học tại các lớp luyện thi bằng Tú Tài I suốt các thập niên 1960 – 70. Nhưng tiếc thay, anh Nghiên đã lìa đời do tai nạn lưu thông trên xa lộ vào năm 1977. Tôi có đến viếng linh cữu của anh đặt tại tư gia mà xưa kia cũng là cơ sở của Trường Phục Hưng thuộc quyền sở hữu của gia đình anh nữa.
2 - Còn anh Bác sĩ Nguyễn Văn Thiệu, thì sau khi tôi qua định cư ở Mỹ năm 1996, tôi cũng đã vài lần gặp lại anh cùng với bà xã là chị Dược sĩ Tuyết Bích. Nhưng sau đó mấy năm, thì anh Thiệu cũng đã ra đi từ giã mọi người tại miền Nam California. Như vậy, là đã có hai người trong nhóm ở chung lều vải năm 1954 đã ra đi vĩnh viễn – mà tôi được biết đích xác.
3 - Người duy nhất trong số các bạn mà tôi còn hay gặp gỡ trên đất Mỹ, thì đó là anh Bác sĩ Chu Bá Bằng hiện định cư ở thành phố Houston Texas. Anh Bằng hồi trước 1975 đã làm Giám đốc Viện Bài Lao Hồng Bàng ở Saigon. Qua Mỷ, anh tiếp tục hành nghề bác sĩ tại Houston và các con của anh đều rất thành công, trong đó có mấy cháu tiếp nối cái nghề thày thuốc của anh. Vào năm 2010 - 2011, tôi đã có dịp đến sinh sống tại nhà anh chị Bằng & Ánh trong ít ngày để mà tha hồ hàn huyên tâm sự.
4 - Còn về anh Dược sĩ Bùi Đình Nam, thì anh Bằng cho biết là từ mấy năm nay anh Nam chuyển từ Canada về mở hãng thuốc ở Việt nam và nghe có bạn cho biết các con của anh cũng khá thành công trong việc kinh doanh về dược phẩm.
5 - Có hai người nữa cũng làm Bác sĩ, đó là các anh Phùng Quốc Anh và Phạm Ngọc Tùng, mà theo anh Bằng cho biết thì anh Anh định cư ở Pháp, còn anh Tùng thì ở Mỹ. Nhưng riêng tôi, thì đã từ lâu tôi chưa có dịp gặp lại hai anh bạn này.
6 - Người duy nhất mà anh Bằng cũng như tôi đều không biết tung tích sau hồi chia tay nhau vào năm 1955, đó là anh Nguyễn Ngọc Nhung. Anh Nhung có lớp da ngăm đen với cặp mắt lõm sâu tựa như người lai Ấn độ. Hồi đó anh theo học lớp Năng Lực Luật Khoa ở trường Luật (Capacité de Droit) – lớp này dành riêng cho những người theo học mà không cần phải có bằng Tú Tài.
7 - Sau cùng là chuyện của bản thân tôi là người viết bài này, thì tôi hành nghề luật sư tại Saigon trước năm 1975, rồi sau đó là một tù nhân chính trị một thời gian. Hiện tôi cùng gia đình định cư tại miền Nam California. Năm nay đã vào tuổi bát tuần, tôi hiện đang sống an vui với cảnh gia đình xum họp đầm ấm và gặp gỡ hàn huyên với đông đảo bạn bè.
* Bài Ghi Nhận này được viết ra để hưởng ứng góp một phần nhỏ vào với chủ đề “ Kỷ Niệm 60 Năm Cuộc Di Cư năm 1954” (1954 – 2014) trong Đặc San Xuân Giáp Ngọ do Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trường Bưởi – Chu Văn An chủ xướng. Tôi hy vọng sẽ có nhiều bạn đồng môn khác cũng đóng góp cho tờ Đặc San này thêm phần phong phú khởi sắc bội phần hơn nữa vậy./
Costa Mesa California, Ngày Mồng Năm Tết Giáp Ngọ 2014
Đoàn Thanh Liêm CVA 54.
Chuyện Về Các Bạn Sinh Viên Di Cư Năm 1954
Cùng Chung Sống Trong Một Căn Lều
Tại Khu Đất Xưa Kia Là Khám Lớn Saigon
*I - Vào khỏang tháng 8 năm 1954, thì sinh viên Đại học Hanoi bắt đầu lần lượt được di chuyển vào miền Nam. Ngòai một số ở chung với gia đình, còn lại chừng vài trăm sinh viên được cho cư trú tại trường Nữ Trung học Gia Long, vì nơi đây có khu nội trú với đày đủ tiện nghi về phòng ăn, phòng ngủ, nhà vệ sinhv.v... Nhưng vào tháng 11, thì lớp sinh viên di cư chúng tôi phải dọn ra khỏi trường Gia Long để trả lại cơ sở cho các học sinh đi học trở lại.
Chúng tôi được cấp phát những chiếc tent nhà binh và đi cắm thành những căn lều trên khu đất trống gần Tòa án mà xưa kia gọi là Khám Lớn Saigon. Mỗi căn lều có thể chứa được 8 người được phân bố nằm trên 2 bục gỗ phía trong kê sát với mái lều, với khỏang trống ở giữa được dành làm lối đi ra vào từ hai phía cửa lều. Vào lúc chiều tối, thì trời mát dịu nên chúng tôi có thể học bài rồi nghỉ ngơi thỏai mái. Nhưng vào giấc trưa, trong căn lều khí hậu nóng hừng hực, nên thường chúng tôi phải ra đi tránh nắng dưới các tàn cây xung quanh những cơ quan hành chánh lân cận – hoặc nếu ở lại trong lều, thì phải giải chiếu nằm sát đất nơi gầm bục gỗ. Tuy là khu lều xây dựng theo lối dã chiến của quân đội, nhưng tương đối cũng có đủ tiện nghi về điện nước, nhà tắm, nhà vệ sinh v.v… cho các trại viên dễ đến trên 200 mạng người.
Tôi được sắp xếp ở chung với 7 anh bạn khác trong một căn lều ở cuối dãy B, sát với dãy lều dành cho sinh viên đã có gia đình riêng. Trong số này có 4 anh học Y khoa, đó là các anh Chu Bá Bằng, Phùng Quốc Anh, Phạm Ngọc Tùng và Nguyễn Văn Thiệu. Còn lại là anh Bùi Đình Nam học Dược, anh Nguyễn Xuân Nghiên học Khoa học, rồi đến anh Nguyễn Ngọc Nhung và tôi Đòan Thanh Liêm học Luật.
Mỗi ngày trại viên chúng tôi được cấp phát hai bữa ăn do nhà thầu đem đến cho tận mỗi lều, để anh em chúng tôi cùng ăn chung với nhau vào các buổi trưa và chiều. Và hàng tháng, mỗi người còn được lãnh một số tiền nhỏ để chi tiêu lặt vặt từ nơi văn phòng của Viện Đại Học trên đường Trần Quý Cáp.
Chúng tôi chỉ phải tạm trú trong khu lều vải này chừng 5 tháng và kể từ tháng 3 năm 1955 sau khi ăn Tết Ất Mùi, thì tất cả được chuyển đến cư ngụ tại khu Đại Học Xá trên đường Minh Mạng Chợ Lớn. Thành ra sinh viên di cư chúng tôi là những người đầu tiên được cho cư ngụ tại cơ sở mới tinh này mà chỉ vừa mới xây cất xong. Tại đây, thì chúng tôi cứ 6 sinh viên được phân bố cho cư ngụ tại một phòng và mỗi người đều được cung ứng đủ thứ tiện nghi về giường ngủ, tủ đựng sách vở, quần áo… Và 8 anh em trong lều chúng tôi nói trên thì lại phải chia tay nhau để mỗi người đi nhận phòng ốc khác nhau trong khu Đại Học Xá.
Đại khái là trong thời gian khỏang 7 – 8 tháng kể từ khi vừa từ Hanoi đặt chân đến Saigon, thì nhóm sinh viên di cư chúng tôi đã phải di chuyển đổi chỗ ở liên tục đến 2 lần – từ trường Gia Long ra khu lều ở Khám Lớn, rồi lại từ khu lều Khám Lớn đến khu Đại Học Xá Minh Mạng. Nhưng vì còn đang ở vào độ tuổi đôi mươi, tuổi trẻ chúng tôi mau dễ thích nghi với môi trường xã hội mới lạ ở Saigon. Và cuối cùng chẳng bao lâu sau, lớp sinh viên di cư đã ổn định được cuộc sống và hòa nhập vào với nền nếp sinh họat của đông đảo bà con ở miền đất thanh bình thịnh vượng của miền Nam Việt nam.
* II - Năm Giáp Ngọ 2014 này là đúng 60 năm kể từ ngày bắt đầu có cuộc Di Cư của gần một triệu đồng bào từ miền Bắc tự động rời bỏ nhà cửa ruộng vườn lại để ra đi vào miền Nam hầu tránh thóat khỏi chế độ độc tài hà khắc của người cộng sản. Nhân dịp này, tôi xin ghi lại một vài kỷ niệm vui vui ngộ nghĩnh giữa mấy anh em cùng chung sống với nhau dưới một mái lều vải hồi cuối năm 1954 sang đầu năm 1955 ấy.
1 - Đầu tiên là mấy anh em trong lều chúng tôi được anh Thiệu đãi một chầu đi ăn Thịt Bò Bảy Món tại nhà hàng Pagolac ở Chơ lớn – để chia vui với anh trong dịp anh thi đậu lên lớp tại Đại học Y khoa. Đây là lần đầu tiên tôi được thưởng thức một bữa ăn thật đặc sắc mới lạ này tại đất Saigon, nên tôi ăn thật ngon miệng và cứ nhớ hòai. Anh Thiệu có bộ tóc rậm được chải ép rất kỹ lưỡng, khuôn mặt bàu tròn coi bộ dáng phúc hậu mà lúc nào cũng diện áo quần bảnh bao tươm tất. Anh được các bạn đặt tên cho là “Thiệu Cốp” – vì coi giống như ông Malenkov trong hàng ngũ lãnh đạo tam đầu chế Khruschev-Bulganin- Malenkov ở Liên Xô thời kỳ hậu-Stalin lúc ấy. Sau này vào giữa thập niên 1960, anh Thiệu là Bác sĩ giữ chức vụ Tổng Giám Đốc Cơ Quan Bài Trừ Sốt Rét.
2 - Tiếp theo là vụ ăn Tết Ất Mùi vào đầu năm 1955, anh Bùi Đình Nam ra tay nấu riêng cho anh em cả lều thưởng thức cái món bí tết thật đặc sắc. Chúng tôi được uống cả thứ rượu chát hiệu Beaujolais của Pháp. Anh Nam lúc đó đã tỏ ra là người rất tháo vát và sau này anh đứng ra làm Quản lý Nhà ăn ở Đại Học Xá. Hồi đó anh Nam rất thân thiết với người bạn học cùng lớp ở trường Dược, đó là anh Tô Đồng về sau làm Khoa trưởng tại trường này vào hồi đầu thập niên 1970. Còn chính anh Nam sau này là một tỷ phú điều hành cơ sở sản xuất dược phẩm danh tiếng ở Saigon hồi giữa thập niên 1960, đó là Hãng thuốc Tenamyd có trụ sở chính ở Thủ Đức gần với xa lộ Biên Hòa.
3 - Đó là vài chuyện vui của riêng nhóm 8 anh em trong căn lều nhỏ chúng tôi. Còn đối với tập thể Đòan Sinh Viên Di Cư, thì chúng tôi đồng lòng nhất trí với nhau để bàu ra một Ban Chấp Hành để điều hành mọi công việc thường ngày liên hệ đến sinh họat của tập thể. Người Chủ tịch đầu tiên là anh Phan Văn Đương học Y khoa, người Chủ tịch kế tiếp là anh Trần Thanh Hiệp học Luật.
Vào dịp Tết Ất Mùi đầu năm 1955, lúc còn cư ngụ tại Khu Lều trên nền đất của Khám Lớn cũ, thì Ban Chấp Hành do anh Hiệp điều động có cho xuất bản một tờ Đặc San lấy tên là Lửa Việt với chủ đề là “Xuân Chuyển Hướng”. Đặc San này có nhiều bài vở thật phong phú đặc sắc với những cây viết sau này nổi tiếng với Tạp chí Sáng Tạo. Đó là các tác giả như Vũ Khắc Khoan, Nguyễn Sỹ Tế, Dõan Quốc Sỹ, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền v.v…
Nói chung, thì cái khí thế của tập thể sinh viên di cư chúng tôi lúc đó thật là hăng say nhiệt thành với chính nghĩa quốc gia dân tộc. Vì thế mà có sự đụng chạm căng thẳng trong mối liên hệ với một số nhỏ sinh viên miền Nam mà vẫn còn ngả theo xu hướng của phong trào Việt Minh cộng sản ngay từ năm 1945 – 46. Chuyện này có nhiều chi tiết sôi nổi gay cấn, tôi xin dành cho những anh em có sự hiểu biết và kinh nghiệm cụ thể trực tiếp trình bày – điển hình như anh Trần Thanh Hiệp – thì người đọc mới có thể hiểu biết rõ ràng hơn về khía cạnh chính trị của công cuộc Di Cư trong khung cảnh cuộc chiến tranh Quốc Cộng vào thời kỳ thập niên 1950 thuở đó.
* III – Trở lại với chuyện riêng tư của mỗi một anh em sống chung trong căn lều vải nói trên, tôi xin ghi thêm một số chi tiết mà mình thu thập được cho đến gần đây.
1 - Trước hết là trường hợp của anh Nguyễn Xuân Nghiên. Anh Nghiên sau này trở thành một giáo sư chuyên dậy về môn Lý Hóa rất thành công ở Saigon. Cặp bài trùng dậy Tóan-Lý-Hóa “Nguyễn Văn Phú – Nguyễn Xuân Nghiên” đã thu hút được biết bao nhiêu học sinh theo học tại các lớp luyện thi bằng Tú Tài I suốt các thập niên 1960 – 70. Nhưng tiếc thay, anh Nghiên đã lìa đời do tai nạn lưu thông trên xa lộ vào năm 1977. Tôi có đến viếng linh cữu của anh đặt tại tư gia mà xưa kia cũng là cơ sở của Trường Phục Hưng thuộc quyền sở hữu của gia đình anh nữa.
2 - Còn anh Bác sĩ Nguyễn Văn Thiệu, thì sau khi tôi qua định cư ở Mỹ năm 1996, tôi cũng đã vài lần gặp lại anh cùng với bà xã là chị Dược sĩ Tuyết Bích. Nhưng sau đó mấy năm, thì anh Thiệu cũng đã ra đi từ giã mọi người tại miền Nam California. Như vậy, là đã có hai người trong nhóm ở chung lều vải năm 1954 đã ra đi vĩnh viễn – mà tôi được biết đích xác.
3 - Người duy nhất trong số các bạn mà tôi còn hay gặp gỡ trên đất Mỹ, thì đó là anh Bác sĩ Chu Bá Bằng hiện định cư ở thành phố Houston Texas. Anh Bằng hồi trước 1975 đã làm Giám đốc Viện Bài Lao Hồng Bàng ở Saigon. Qua Mỷ, anh tiếp tục hành nghề bác sĩ tại Houston và các con của anh đều rất thành công, trong đó có mấy cháu tiếp nối cái nghề thày thuốc của anh. Vào năm 2010 - 2011, tôi đã có dịp đến sinh sống tại nhà anh chị Bằng & Ánh trong ít ngày để mà tha hồ hàn huyên tâm sự.
4 - Còn về anh Dược sĩ Bùi Đình Nam, thì anh Bằng cho biết là từ mấy năm nay anh Nam chuyển từ Canada về mở hãng thuốc ở Việt nam và nghe có bạn cho biết các con của anh cũng khá thành công trong việc kinh doanh về dược phẩm.
5 - Có hai người nữa cũng làm Bác sĩ, đó là các anh Phùng Quốc Anh và Phạm Ngọc Tùng, mà theo anh Bằng cho biết thì anh Anh định cư ở Pháp, còn anh Tùng thì ở Mỹ. Nhưng riêng tôi, thì đã từ lâu tôi chưa có dịp gặp lại hai anh bạn này.
6 - Người duy nhất mà anh Bằng cũng như tôi đều không biết tung tích sau hồi chia tay nhau vào năm 1955, đó là anh Nguyễn Ngọc Nhung. Anh Nhung có lớp da ngăm đen với cặp mắt lõm sâu tựa như người lai Ấn độ. Hồi đó anh theo học lớp Năng Lực Luật Khoa ở trường Luật (Capacité de Droit) – lớp này dành riêng cho những người theo học mà không cần phải có bằng Tú Tài.
7 - Sau cùng là chuyện của bản thân tôi là người viết bài này, thì tôi hành nghề luật sư tại Saigon trước năm 1975, rồi sau đó là một tù nhân chính trị một thời gian. Hiện tôi cùng gia đình định cư tại miền Nam California. Năm nay đã vào tuổi bát tuần, tôi hiện đang sống an vui với cảnh gia đình xum họp đầm ấm và gặp gỡ hàn huyên với đông đảo bạn bè.
* Bài Ghi Nhận này được viết ra để hưởng ứng góp một phần nhỏ vào với chủ đề “ Kỷ Niệm 60 Năm Cuộc Di Cư năm 1954” (1954 – 2014) trong Đặc San Xuân Giáp Ngọ do Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trường Bưởi – Chu Văn An chủ xướng. Tôi hy vọng sẽ có nhiều bạn đồng môn khác cũng đóng góp cho tờ Đặc San này thêm phần phong phú khởi sắc bội phần hơn nữa vậy./
Costa Mesa California, Ngày Mồng Năm Tết Giáp Ngọ 2014
Đoàn Thanh Liêm CVA 54.