duyanh
02-14-2014, 01:35 PM
Hàng nghìn người dân Indonesia đã phải đi sơ tán sau khi một ngọn núi lửa phun trào ở phía Đông đảo Java.http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1392384859_140214080431_cn_indo_yogyakarta_biker_6 24x351_reuters.jpg
Tro bụi phun ra từ núi Kelud đã bao phủ một khu vực lớn, trong đó có thành phố Surabaya, ở cách đó 130 km.
Hai người đã thiệt mạng sau khi nhà bị sập vì tro phủ quá nặng, theo quan chức địa phương. Nhiều thị trấn được cho là bị phủ trong lớp tro bụi dày đến 4cm.
Ba sân bay chính ở Surabaya, Solo và Yogyakarta đã buộc phải đóng cửa vì tầm nhìn bị hạn chế. Cũng có quan ngại rằng các mảnh vụn từ tro núi lửa sẽ làm hư hại động cơ máy bay.
Andi Wirson, quản lý sân bay Yogyakarta cho biết tro núi lửa vẫn bao phủ đường băng, có nơi dày tới 5cm.
Các nhà chức trách hôm 13/2 đã đưa ra cảnh báo khoảng một giờ trước khi núi lửa phun trào và đã thúc giục khoảng 200.000 người dân từ 36 ngôi làng, nằm trong bán kính 10km quanh núi lửa, đi sơ tán.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ liệu tất cả những người này đã rời khỏi khu vực hay chưa.
Một số người sơ tán trước đó đã tìm cách quay về nhà vào sáng 14/2 để lấy quần áo và những vật dụng có giá trị, tuy nhiên họ đã bị tro bụi và đá vụn từ núi lửa buộc phải quay lại, hãng thông tấn AFP đưa tin.
Ngọn Kelud phun tro bụi và đá vụn xa đến 200km, người phát ngôn của Cơ quan Giảm thiểu Thiên tai Quốc gia, ông Sutopo Purwo Nugroho, nói với BBC.
Nhiều căn nhà đã bị sập trần vì phải hứng chịu đá vụn.
Làn khói bụi dày đặc cũng gây nguy hiểm cho người đi bộ và các phương tiện trên đường. Nhà chức trách cho biết nhiều người dân đã tình nguyện dọn đường.
http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2014/02/14/140214080740_cn_indo_solo_airport_624x351_ap.jpgS n bay Solo bị phủ trong tro bụi
'Có dấu hiệu giảm' Ngon Kelud, cao 1.731, đã rung chuyển từ nhiều tuần trở lại đây và bắt đầu phun trào vào lúc 21:50 ngày 13/2, giờ địa phương.
Tuy nhiên, người đứng đầu Cơ quan Núi lửa và Địa chất học của Indonesia, ông Hendrasoto, nói hoạt động phun trào đang có dấu hiệu giảm dần.
Lần phun trào cuối cùng của ngọn Kelud vào năm 1990 đã khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng. Trong khi lần phun trào vào năm 1919 đã giết chết khoảng 5.000 người.
Indonesia nằm giữa vành đai lửa Thái Bình Dương và thường xuyên đối mặt với các trận động đất và núi lửa phun trào.
Có đến 130 ngọn núi lửa đang hoạt động tại Indonesia.
Hồi đầu tháng Hai, ngọn Sinabung trên đảo Sumatra cũng đã phun trào, làm ít nhất 14 người thiệt mạng.
BBC
Tro bụi phun ra từ núi Kelud đã bao phủ một khu vực lớn, trong đó có thành phố Surabaya, ở cách đó 130 km.
Hai người đã thiệt mạng sau khi nhà bị sập vì tro phủ quá nặng, theo quan chức địa phương. Nhiều thị trấn được cho là bị phủ trong lớp tro bụi dày đến 4cm.
Ba sân bay chính ở Surabaya, Solo và Yogyakarta đã buộc phải đóng cửa vì tầm nhìn bị hạn chế. Cũng có quan ngại rằng các mảnh vụn từ tro núi lửa sẽ làm hư hại động cơ máy bay.
Andi Wirson, quản lý sân bay Yogyakarta cho biết tro núi lửa vẫn bao phủ đường băng, có nơi dày tới 5cm.
Các nhà chức trách hôm 13/2 đã đưa ra cảnh báo khoảng một giờ trước khi núi lửa phun trào và đã thúc giục khoảng 200.000 người dân từ 36 ngôi làng, nằm trong bán kính 10km quanh núi lửa, đi sơ tán.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ liệu tất cả những người này đã rời khỏi khu vực hay chưa.
Một số người sơ tán trước đó đã tìm cách quay về nhà vào sáng 14/2 để lấy quần áo và những vật dụng có giá trị, tuy nhiên họ đã bị tro bụi và đá vụn từ núi lửa buộc phải quay lại, hãng thông tấn AFP đưa tin.
Ngọn Kelud phun tro bụi và đá vụn xa đến 200km, người phát ngôn của Cơ quan Giảm thiểu Thiên tai Quốc gia, ông Sutopo Purwo Nugroho, nói với BBC.
Nhiều căn nhà đã bị sập trần vì phải hứng chịu đá vụn.
Làn khói bụi dày đặc cũng gây nguy hiểm cho người đi bộ và các phương tiện trên đường. Nhà chức trách cho biết nhiều người dân đã tình nguyện dọn đường.
http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2014/02/14/140214080740_cn_indo_solo_airport_624x351_ap.jpgS n bay Solo bị phủ trong tro bụi
'Có dấu hiệu giảm' Ngon Kelud, cao 1.731, đã rung chuyển từ nhiều tuần trở lại đây và bắt đầu phun trào vào lúc 21:50 ngày 13/2, giờ địa phương.
Tuy nhiên, người đứng đầu Cơ quan Núi lửa và Địa chất học của Indonesia, ông Hendrasoto, nói hoạt động phun trào đang có dấu hiệu giảm dần.
Lần phun trào cuối cùng của ngọn Kelud vào năm 1990 đã khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng. Trong khi lần phun trào vào năm 1919 đã giết chết khoảng 5.000 người.
Indonesia nằm giữa vành đai lửa Thái Bình Dương và thường xuyên đối mặt với các trận động đất và núi lửa phun trào.
Có đến 130 ngọn núi lửa đang hoạt động tại Indonesia.
Hồi đầu tháng Hai, ngọn Sinabung trên đảo Sumatra cũng đã phun trào, làm ít nhất 14 người thiệt mạng.
BBC