khieman
01-29-2014, 03:42 AM
.
Những ảnh hưởng của Rabindranath Tagore
đến Đông Hồ
Đào Thị Diễm Trang
Trong hai ngày 09/11/2011 và 10/11/2011 vừa qua, ThS. Đào Thị Diễm Trang, giảng viên Khoa Văn học và Ngôn ngữ đã tham dự Hội thảo quốc tế “Cuộc đời và di sản vĩ đại của Rabindranath Tagore” do Hội đồng Giao lưu Văn hóa Ấn Độ (trực thuộc Bộ ngoại giao Ấn Độ), Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức tại thủ đô Hà Nội.
Xin trân trọng giới thiệu tham luận đã đọc tại hội thảo của ThS. Đào Thị Diễm Trang:
Những ảnh hưởng của Rabindranath Tagore đến Đông Hồ.
http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTGlIt8SKMyJ5HuUqT9E_vOTp8alWtOK fKyFFLfIV2c-GZa3qcg (http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTGlIt8SKMyJ5HuUqT9E_vOTp8alWtOK fKyFFLfIV2c-GZa3qcg)
Rabindranath Tagore (1861–1941)
là thiên tài trong nhiều lĩnh vực.
Ông được ví như một trong “tam vị nhất thể” thời cận hiện đại của Ấn Độ (cùng với Nehru, Gandhi). Cho đến nay, những gì mà Tagore đã đóng góp cho nhân loại và nhân dân Ấn Độ vẫn là vầng hào quang chói lọi ít ai bì kịp.
Những năm đầu thế kỷ XX, tên tuổi Tagore đi đến đâu thì nức lòng người đến đấy. Ông được các nhà trí thức Việt Nam trân trọng vì tài năng, nhân cách, trí tuệ, tư tưởng, hành động; và vì đặc thù của nơi chốn mà ông sinh trưởng ít nhiều tương đồng với hoàn cảnh của Việt Nam.
Trong tình hình Việt Nam đang bị thực dân Pháp đô hộ, nhân dân còn đói khổ và mù chữ, tầng lớp trí thức lạc loài vô phương hướng, hào khí Tagore như một ngọn đèn dẫn dắt thanh niên trí thức ở ta dấn tới con đường ước vọng cho tương lai dân tộc. Cái tên Tagore dường như càng gần gũi hơn khi có tin ông đi du thuyết khắp thế giới để cổ vũ cho phong trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc bị áp bức và sẽ dừng chân lại Việt Nam trong ba ngày của năm 1924. Nhiều báo chí ngày ấy đã dành đáng kể số trang bài để đăng ảnh, giới thiệu về thân thế, sự nghiệp văn chương của thi nhân lỗi lạc này. Và những người mong chờ và hồi hộp nhất về sự hiện diện của Tagore ở Sài Gòn vẫn là tầng lớp trí thức yêu nước.
Nhưng phải đến năm 1929, giấc mơ Tagore đến Sài Gòn mới thành sự thật. Tagore thật sự đã lưu dấu ở hòn ngọc Viễn Đông, từng vận trang phục áo dài gấm bông bạc, khăn đóng nhiễu đen, quần lãnh trắng, mang giày Gia Định thong thả dạo phố Sài Gòn.
Trong bài báo “80 năm trước, thi hào Tagore đến Sài Gòn”, nhà báo Ngô Quang Hiển viết:
“Không thấy các báo thời đó nói rõ Tagore đã lưu lại Sài Gòn trong thời gian bao lâu, bốn hay năm hôm, nhưng khi tàu thủy vừa cập cảng ngày 21-6-1929 thì ngay trong ngày, báo Tribune Indochinoise đã tổ chức một cuộc mít tinh trọng thể để chào mừng Tagore. Ký giả Lê Trung Nghĩa, phóng viên của báo, đồng thời là một họa sĩ có tài, đã đến phỏng vấn Tagore và vẽ chân dung của ông bằng chì than trên giấy trắng khổ 50 x 65 cm. Bức ảnh tranh Tagore râu tóc bạc phơ, áo đen, ngồi cầm bút, đặt tay lên bàn, có chữ ký Tagore ở một bên góc hiện nay vẫn được gia đình nữ sĩ Ái Lan lưu giữ.
Sáng chủ nhật 23-6, Tagore ghé thăm báo Phụ nữ Tân văn và Nha Thương cuộc. Những người làm báo Phụ nữ Tân văn có đưa cho Tagore xem số báo viết về Tagore có đăng hình ông thì mới phát hiện ra: thì ra những bức ảnh đã đăng trong các báo xưa này còn kém xa cái nét tươi ở gương mặt, cái tinh thần ở đôi mắt, dường như có hào quang sáng rực ở con người có “tiên phong đạo cốt” ấy”[1] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftn1).
Dù không thể diện kiến Tagore trực tiếp vì đang ở tận Hà Tiên, nhà trí thức – nhà thơ Đông Hồ vẫn không tránh khỏi sức hút của hiện tượng Tagore. Một số hoạt động của ông mang dấu ấn Tagore rất đậm nét.
http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQo9TT4WoEmMiCWYTs8j1hkq5a6Zzkpm-Jl507PD5b4Q0whD73q (http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQo9TT4WoEmMiCWYTs8j1hkq5a6Zzkpm-Jl507PD5b4Q0whD73q)
1. Đôi nét về Đông Hồ
Đông Hồ (1906–1969) sinh ra tại làng Mỹ Đức, Hà Tiên. Ông mồ côi cha mẹ, được bác ruột là Lâm Hữu Lân nuôi dạy và đặt cho tiểu tự là Quốc Ty, tự Trác Chi, còn tên đăng ký hộ tịch là Lâm Tấn Phác. Ông đã từng cộng tác với các tạp chí Nam Phong, Trung Bắc tân văn, Phụ Nữ tân văn, Đông Pháp thời báo, Việt Dân, Mai, Tri Tân…
Ngoài bút hiệu Đông Hồ, ông còn có các bút hiệu: Thủy Cổ Nguyệt, Đại Ẩn Am, Nhị Liễu Tiên Sinh. Ngoài sáng tác thơ, Đông Hồ còn viết văn, ký, khảo cứu, văn học sử. Riêng trong lĩnh vực văn xuôi, ông viết từ văn xuôi biền ngẫu đến văn xuôi hiện đại.
Từ năm 1926 đến 1964, Đông Hồ vừa tham gia kháng chiến chống Pháp vừa chủ trương các hoạt động văn hóa như: lập Trí Đức học xá, cộng tác với báo Nam Phong, xuất bản tuần báo Sống, sáng lập nhà xuất bản Bốn Phương, sáng lập nhà sách Yiễm Yiễm Thư Trang, xuất bản tập san Nhân Loại, giảng dạy môn Văn học miền Nam tại trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn… Ông là một nhà giáo nhiệt tình với văn hóa dân tộc. Các tác phẩm nổi tiếng của ông:
Thơ Đông Hồ (1932), Linh Phượng ký (1934), Cô gái xuân (1935), Những lỗi thường lầm trong sự học Quốc văn (soạn chung với Trúc Hà, 1936), Hà Tiên thập cảnh (1960), Trinh trắng (1961), Chi lan đào lý (1965), Bội lan hành (1969), Úc Viên thi thoại (1969), Đăng đàn (1969), Dòng Cổ Nguyệt (1969), Thăm đảo Phú Quốc (1927), Hà Tiên Mạc thị sử (1929), Chuyện cầu tiên ở Phượng thành (1932)…
Theo Nguyễn Hiến Lê, các nguồn ảnh hưởng đã tác động mạnh đến nhân cách và sự nghiệp của Đông Hồ phải kể đến là: quê hương thập cảnh Hà Tiên; gia đình người bác ruột Lâm Hữu Lân; phong trào đề cao tiếng Việt của Đông Kinh nghĩa thục cũng như Tạp chí Nam Phong của Phạm Quỳnh; và đặc biệt là ảnh hưởng của thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore.
Nguyễn Hiến Lê nhận định “Nhờ đọcNam Phong, Đông Hồ biết được Tagore dùng tiếng Bangali mà sáng tác nhiều tập thơ bất hủ được giải thưởng Nobel; và lời này của Tagore “Có học tiếng mẹ đẻ thì chúng ta mới vỡ trí khôn ra được” càng làm cho ông vững tin chủ trương của mình”[2] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftn2).
2. Các hoạt động của Đông Hồ được khởi xướng từ “nguồn cảm hứng Tagore”
2.1. Dịch thơ Tagore
Trên Tập san Văn số 15 ngày 01/08/1964 – chuyên đề đặc biệt về Tagore, Đông Hồ đã viết Lời Đề tựa sách Gitanjali đồng thời dịch hai bài thơ trong tập Gitanjali là bài Quê hương nhân loại và Lời cầu nguyện[3] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftn3) dựa trên bản tiếng Pháp. Cùng với Đông Hồ, các dịch giả như Hoài Khanh, Nguyễn Quang Hiện, Vũ Đình Lưu, Doãn Quốc Sỹ cũng tham gia dịch một số bài thơ của Tagore…
Dưới đây là hai bản dịch của Đông Hồ:
QUÊ HƯƠNG NHÂN LOẠI (Bài số XXXV)
Đó là chốn lăng tằng khí cốt
Đó là nơi khoáng đạt tâm hồn
Là nơi bác ái chứa chan
Là nơi chẳng có tương tàn tương ly
Đó là chốn trí tri cách vật
Đó là nơi nỗ lực thành công
Là nơi đạo lý quán thông
Thanh cao chẳng lẫn trong vòng tối tăm
Đó là chốn vững cầm thiên ý
Bước vào nơi ngõ trí đường nhân
Thảnh thơi trong cõi tinh thần
Quê hương nhân loại muôn phần tỉnh tươi.
LỜI CẦU NGUYỆN (Bài số XXXVI)
Cầu nguyện đấng toàn năng toàn trí
Đánh tan lòng vị kỷ đê hèn
Cầu cho lòng được tự nhiên
Khi vui vui thoảng, khi buồn buồn qua
Cầu cho được tài hoa lỗi lạc
Để đem thân gánh vác việc đời
Lòng ta nguyện với lòng trời
Gần đời cao thượng xa đời nhỏ nhen
Nguyện đừng khuất phục quyền uy vũ
Nguyện đừng khinh bỏ kẻ khốn cùng
Lòng trời xin tựa cho lòng
Trong khuôn số mạng vui cùng hóa nhi.
Không phải ngẫu nhiên mà Đông Hồ chọn bài số XXXV và XXXVI. Hai bài thơ đều mang nội dung hướng về quê hương và dân tộc cũng như mong mỏi thiết tha được phụng sự cuộc đời của chủ thể trữ tình. Thể thơ song thất lục bát và cách dụng ngữ của Đông Hồ đem lại cho Thơ dâng một sắc thái mới.
Có thể, có người thích thú kiểu dịch “Việt Nam hóa” thi ca nước ngoài này nhưng cũng chắc chắn có người chưa đồng tình. Tuy nhiên, thông qua những bài dịch này, ta cũng phần nào thấy được nỗi niềm trở trăn và mộng ước về dân tộc, quê hương hết sức đáng quý của chàng trai nước Việt những năm đầu thế kỉ XX. Trên Tạp chí Hồn Việt, một độc giả lớn tuổi chia sẻ cảm xúc vui mừng khi tình cờ gặp lại bài Quê hương nhân loại nhân đọc Xuân chung tâm của Nhà xuất bản Tôn Giáo (Hà Nội) năm 2011. Ông viết:
“Tôi bảo “gặp lại” bởi vì cách đây hơn 60 năm, hồi còn học lớp nhì ở trường tiểu học Rạch Kiến, tôi và các bạn cùng lớp đã được thầy giáo chúng tôi chép ra cho học thuộc lòng trong tiết học mà thời đó gọi là “récitation annamite” (có nghĩa là bài học thuộc lòng bằng tiếng Việt). Gặp lại bài thơ tôi có cảm tưởng gặp lại một người bạn cố tri lâu ngày không được gặp và rất xúc động.”[4] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftn4). Như vậy, có thể thấy hai bài thơ của Tagore qua bản dịch của Đông Hồ đã đi vào ký ức của nhiều thanh niên trẻ thời kỳ đó. Hai bài này đã được in cùng trong các tập thơ Đông Hồ về sau.
Ba mươi năm sau ngày Tagore ghé thăm Việt Nam, ông K.E. Kripalani – thư ký Hàn lâm viện Ấn Độ – lặn lội sang Việt Nam để tìm tài liệu và dấu vết của Tagore. Đông Hồ được giao nhiệm vụ tiếp đón ngài Kripalani tại Yiễm Yiễm Thư Trang. Trong buổi nói chuyện thân mật, Đông Hồ đã chép tay bài Lời cầu nguyện trên quạt giấy riêng tặng cho Kripalani “để làm duyên văn hóa”. Còn bài Quê hương nhân loại cũng được đích thân ông chép trên bức dó hòe long phượng và gửi tặng Hàn lâm viện Ấn Độ. Hai kỷ vật này hiện nay vẫn còn được trưng bày tại Hàn lâm viện Ấn Độ.
Theo giáo sư Lưu Đức Trung, đến kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Tagore (năm 1961), tình hình tư liệu về Tagore vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Như thế cũng đủ thấy giá trị của việc cố gắng đọc và dịch tác phẩm Tagore từ rất sớm của Đông Hồ. Ông dịch thơ Tagore có lẽ vì muốn dân Việt, bằng tiếng mẹ đẻ, tiếp cận tư tưởng và tài năng nơi một trong những con người lỗi lạc nhất của Ấn Độ.
Khi viết về Đông Hồ, Hoài Thanh đã chọn những lời tri kỷ: “…yêu quốc văn mà đến như Đông Hồ kể cũng ít. Thất học từ năm mười lăm, mười sáu; từ đó người chỉ chuyên học quốc văn, viết quốc văn, rồi mở trường chuyên dạy quốc văn. Cả những lúc người đai cơm bầu nước cùng học trò đi chơi các vùng thắng cảnh đất Phương thành, các đảo dữ miền duyên hải, tôi tưởng cũng chỉ vì quốc văn: người đi tìm cảm hứng vậy”[5] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftn5).
Bởi vì, cũng như Tagore, Đông Hồ là một người nặng nợ với tiếng giống nòi.
2.2. Mở Trí Đức học xá – hiện thực hóa giấc mơ “Santiniketan của Việt Nam”
2.2.1. Đôi nét về Santiniketan
Điều khiến Tagore trở thành một trong những nhà tư tưởng lớn của Ấn Độ là xác lập rõ hai mục tiêu cơ bản cho con người: “thánh hiến trọn vẹn cho Thượng Đế và phụng hiến nhiệt tình cho thế gian mà người đã tạo ra”[6] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftn6), hay nói cách khác, Tagore đã hợp nhất Đấng Tối Cao và con người thành một thể thống nhất để phụng sự một cách tận tụy. Với một trí thức tầm cỡ như Tagore, việc nâng cao dân trí là mục tiêu tất yếu và lâu dài. Ông là một trong những người tiên phong về chủ trương đổi mới giáo dục ở Ấn Độ. Bản thân ông cũng là minh chứng cho sự tự học, học để sáng tạo và vươn tới tầm cao của tri thức chứ không phải học để bị bó nghẹt kiểu “lồng chim”, “giày Tàu”.
Tagore chú trọng đặc biệt đến sự “tự do phát triển cá tính, tinh thần và trí tuệ”[7] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftn7) của học sinh. Với ông, những nguyên lý quan trọng của sự học là học phải đi đôi với hành, học để khám phá và đi đến cùng chân lý, học để làm chủ bản thân và thế giới. Để có thể hiện thực hóa ước mơ về một mô hình giáo dục lý tưởng vốn được khơi nguồn từ ký ức tuổi thơ của Tagore, tịnh xá Santiniketan đã ra đời.
Tịnh xá Santiniketan được cha của Tagore là Maehashi Debendranath Tagore gây dựng trên một khuôn viên rất đẹp và rộng rãi ở Bengal từ năm 1863. Khởi đầu với năm học sinh mồ côi, đến năm 1901, Tagore đã phát triển Santiniketan thành trường đại học tầm cỡ quốc tế, với nhiều khu nhà liên hợp, mỗi khu lại có nhiều tòa nhà khác nhau. Chẳng hạn như khu Uttarayan (nơi Tagore ở) có các tòa nhà Udayan, Konark, Shyamali, Punascha Udichi; tòa Bhavan – chuyên ngành Trung Quốc học, tòa Kala Bhavan – chuyên ngành nghệ thuật và nghề thủ công, tòa Sangeet Bhavan chuyên đào tạo nhảy múa và âm nhạc… cùng rất nhiều sảnh đường dành cho việc cầu nguyện.
Tuy hiện đại là thế nhưng kiến trúc của Santiniketan vẫn chan hòa với thiên nhiên. Ngôi trường này là nơi văn hóa Đông và Tây có dịp giao thoa và lĩnh hội lẫn nhau một cách mạnh mẽ, đồng thời cũng thể hiện rõ ý nguyện về một thế giới hòa bình. Bản thân cái tên Santiniketan (ngôi nhà của hòa bình – Abode of Peace) cũng đã nói lên điều đó.
Tagore không chỉ là người có nhiều nhận định và sáng kiến đáng nể về hệ thống giáo dục mà những bài viết và bài giảng của ông còn thể hiện ước vọng lớn lao hơn. Ông tin tưởng rằng Santiniketan sẽ thực sự trở thành một phần trọng yếu của những hoạt động xã hội, chính trị và văn hóa; là nơi trí thức Ấn Độ có thể tận lực xây dựng nên một Ấn Độ tươi sáng hơn. Tâm nguyện của Tagore đã ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ giáo viên và sinh viên của nhà trường. Nhiều tác phẩm thơ của Tagore cũng được hoài thai và ra đời từ ngôi trường này. Không chỉ dừng lại ở phạm vi Ấn Độ, tâm huyết và nỗ lực của Tagore chắc chắn còn truyền đến nhiều thế hệ đương thời trên thế giới, thổi bùng ý hướng phát triển và chấn hưng giáo dục nước nhà, mà trường hợp cụ thể là Đông Hồ và Trí Đức học xá.
2.2.2. Trí Đức học xá
Ríu rít đàn chim kêu
Cha truyền con nối theo
Huống là tiếng mẹ đẻ
Ta có lẽ không yêu
Đó là mấy câu thơ in trên các thư giấy hàm thụ của Trí Đức học xá.
Nhà Nghĩa Học lấy tên là Trí Đức học xá nằm trên bờ Đông Hồ do Lâm Tấn Phác – Đông Hồ làm trưởng giáo, hoạt động trong khoảng 10 năm, từ 1926 đến 1934. Cũng theo học giả Nguyễn Hiến Lê, buổi khai giảng đầu tiên của Trí Đức học xá diễn ra vào ngày 30 tháng 10 năm 1926. Nhà nghiên cứu Hà Thanh Vân nói rõ thêm “Khi ấy, thầy giáo Đông Hồ mới hai mươi tuổi và bài diễn văn của ông đọc ngày 19 tháng 11 năm 1926 tại học xá vạch rõ mục đích của học xá là khai trí tiến đức và dạy chữ quốc ngữ, truyền thụ nền quốc văn dân tộc. Mục đích ấy, chúng ta đã thấy ngay từ tên gọi Trí Đức của ngôi trường”[8] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftn8). Chủ trương của Trí Đức học xá là chuyên dạy tiếng Việt và cổ động, khuyến khích cho học trò và bè bạn tin tưởng ở tương lai Việt ngữ. Đông Hồ mơ mộng Trí Đức học xá sẽ là một Santiniketan của Tagore ở Ấn Độ.
Vì sao Đông Hồ lấy Santiniketan để làm mẫu hình cho Trí Đức học xá? Bởi lẽ, trước hết, Đông Hồ đã tìm thấy tiếng nói chung với Tagore: giúp cho dân mình biết yêu thiên nhiên, chuộng hòa bình và rèn cho dân mình biết nâng niu tiếng mẹ đẻ. Hai ý hướng này được Đông Hồ nêu lên hết sức rõ ràng trong buổi trò chuyện với ngài Kripalani:
“…về phương diện giáo dục, chủ trương của Tagore đúng với ý muốn của tôi hai điều: một là giáo dục cho con người biết yêu cảnh thiên nhiên, cho lòng người gần với lòng tạo hóa, tìm ở đó một quan niệm hòa bình cho cuộc sinh tồn vĩnh viễn. Hà Tiên là một nơi sẵn nhiều phong cảnh đẹp: có hồ, có rừng, có biển, có sẵn một khí vị dễ cảm nhiễm… Điều thứ hai là: cũng vào khoảng năm 1924-1925 đó, Việt ngữ bị đồng bào chưa giác ngộ khinh rẻ, vì say mê theo tiếng Pháp là tiếng thống trị. Tôi đang hô hào cổ động cần phải lấy tiếng Việt làm tiếng căn bản giáo dục… Tagore đã dùng quốc ngữ mà sáng tác nên bao nhiêu tác phẩm bất hủ, làm cho cả thế giới đều thán phục. Tagore khi đó đối với tôi là một bằng chứng hùng biện để nói chuyện với những người còn nghi ngờ khả năng của Việt ngữ.”[9] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftn9).
Với định hướng rõ ràng như thế, Đông Hồ quyết tâm xây dựng một học xá chuyên dạy toàn tiếng Việt ngữ. Một lý do nữa để Đông Hồ chọn Santiniketan làm hình mẫu cho Trí Đức học xá là bởi ông hy vọng học trò của mình sẽ thấm nhuần tinh thần yêu nước, khẳng khái chống đối với vũ lực đế quốc của Tagore để đòi hỏi độc lập cho nước nhà. Trong vòng mấy năm, cùng với tạp chí Sống, Trí Đức học xá đã gây được tiếng vang ở miền Nam. Trong bài ngợi khen Mộng Tuyết về truyện ngắn Tình trong sạch của bà, Thái Phỉ Nguyễn Đức Phong cũng nhắc đến ngôi trường này:
“…cô Mộng Tuyết phải do trường Trí Đức học xá ở Hà Tiên đào tạo nên mới viết được một thứ văn gọn ghẽ, rõ ràng lại điểm chút mùi thơ ngọt ngào êm dịu”[10] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftn10). Rõ ràng, Trí Đức học xá có ý nghĩa hết sức đặc biệt và làm nức lòng những ai có tấm lòng với non sông dân tộc:
Nồng đượm lời hoa hồn Quốc ngữ
Hồn Trí Đức Học Xá Hà Tiên
Lấy nghĩa học chọn tài năng mới
Trí uyên thâm, Đức sáng con tim
Dĩ nhiên, xét về quy mô và thời gian tồn tại, Trí Đức học xá không thể sánh bằng Santiniketan. Song, điều đáng nói ở đây là, Tagore như một nhà khai sáng giáo dục bằng các đường hướng hết sức cụ thể để những ai có tâm huyết với việc đào tạo tri thức đều có thể học hỏi, đi theo.
Tagore đã từng nói:
“Tôi sinh ra ở Ấn Độ và muốn được sinh ra ở Ấn Độ mãi mãi. Tôi yêu đất mẹ nhất trên đời, yêu cả sự nghèo khổ, đau đớn, khốn cùng của nó”[11] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftn11).
Đông Hồ cũng một lòng thủy chung, gắn bó với nước Việt. Trí Đức học xá ra đời vào những tháng ngày “say trong mộng đẹp trinh thơ” với niềm tin tha thiết “tiếng ta còn, nước ta còn” (Phạm Quỳnh) của nhiều thanh niên thuở ấy. Niềm tin đôi khi chưa chân xác, nhưng nói như Hoài Thanh, cũng đã ủi an rất nhiều linh hồn “bơ vơ” chưa nơi nương tựa.
Sáng tác – dịch thuật văn chương, mở trường, dạy học, chăm chút bảo tồn tiếng nói dân tộc và ước nguyện, đấu tranh cho hòa bình dân tộc, đó là những điều Đông Hồ khiến cho chúng ta dễ liên tưởng đến Tagore khi nghĩ về ông. Yêu một nhân cách lớn chưa đủ mà còn phải học tập và hành động theo nhân cách ấy. Đó là bài học mà Đông Hồ đã gửi cho chúng ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Albert Schweitzer (2003), Những nhà tư tưởng lớn của Ấn Độ, NXB Văn hóa thông tin, TP.HCM.
2. Hà Thanh Vân, “Từ Chiêu Anh Các đến Trí Đức học xá”, http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn//)
3. Hoài Thanh – Hoài Chân (1988), Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội.
4. Lê Nguyên Cẩn (chủ biên, 2006), Tago, NXB Đại học Sư phạm, TP.HCM
5. Lưu Đức Trung (giới thiệu và tuyển chọn, 1988), Rabindranat Tagore, tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục, (Hà Nội).
6. Mộng Tuyết (1998), Núi Mộng Gương Hồ (tập 1), NXB Trẻ, TP.HCM.
7. Ngô Quang Hiển, “80 năm trước, thi hào Tagore đến Sài Gòn”, http://tuoitre.vn (http://tuoitre.vn/)
8. Nguyễn Hiến Lê (1986), Mười câu chuyện văn chương, NXB (http://vnthuquan.net/) Văn Nghệ, TP.HCM.
9. http://giaocam.saigonline.com (http://giaocam.saigonline.com/)
10. http://www.santiniketan.com (http://www.santiniketan.com/)
[1] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftnref1) Ngô Quang Hiển, “80 năm trước, thi hào Tagore đến Sài Gòn”, http://tuoitre.vn (http://tuoitre.vn/), số ngày 08/07/2009
[2] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftnref2) Nguyễn Hiến Lê (1986), Mười câu chuyện văn chương, NXB (http://vnthuquan.net/) Văn Nghệ, TP.HCM
[3] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftnref3)http://giaocam.saigonline.com (http://giaocam.saigonline.com/)
[4] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftnref4)http://honvietquochoc.com.vn (http://honvietquochoc.com.vn/)
[5] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftnref5) Hoài Thanh – Hoài Chân (1988), Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội
[6] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftnref6) Albert Schweitzer (2003), Những nhà tư tưởng lớn của Ấn Độ, NXB Văn hóa thông tin, TP.HCM
[7] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftnref7) Lê Nguyên Cẩn (chủ biên, 2006), Tago, NXB Đại học Sư phạm, TP.HCM
[8] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftnref8) Hà Thanh Vân, “Từ Chiêu Anh Các đến Trí Đức học xá”, http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn//)
[9] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftnref9) Mộng Tuyết (1998), Núi Mộng Gương Hồ (tập 1), NXB Trẻ, TP.HCM
[10] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftnref10) Mộng Tuyết (1998), Núi Mộng Gương Hồ (tập 1), NXB Trẻ, TP.HCM
[11] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftnref11) Lê Nguyên Cẩn (chủ biên, 2006), Tago, NXB Đại học Sư phạm, TP.HCM
Những ảnh hưởng của Rabindranath Tagore
đến Đông Hồ
Đào Thị Diễm Trang
Trong hai ngày 09/11/2011 và 10/11/2011 vừa qua, ThS. Đào Thị Diễm Trang, giảng viên Khoa Văn học và Ngôn ngữ đã tham dự Hội thảo quốc tế “Cuộc đời và di sản vĩ đại của Rabindranath Tagore” do Hội đồng Giao lưu Văn hóa Ấn Độ (trực thuộc Bộ ngoại giao Ấn Độ), Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp với Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức tại thủ đô Hà Nội.
Xin trân trọng giới thiệu tham luận đã đọc tại hội thảo của ThS. Đào Thị Diễm Trang:
Những ảnh hưởng của Rabindranath Tagore đến Đông Hồ.
http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTGlIt8SKMyJ5HuUqT9E_vOTp8alWtOK fKyFFLfIV2c-GZa3qcg (http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTGlIt8SKMyJ5HuUqT9E_vOTp8alWtOK fKyFFLfIV2c-GZa3qcg)
Rabindranath Tagore (1861–1941)
là thiên tài trong nhiều lĩnh vực.
Ông được ví như một trong “tam vị nhất thể” thời cận hiện đại của Ấn Độ (cùng với Nehru, Gandhi). Cho đến nay, những gì mà Tagore đã đóng góp cho nhân loại và nhân dân Ấn Độ vẫn là vầng hào quang chói lọi ít ai bì kịp.
Những năm đầu thế kỷ XX, tên tuổi Tagore đi đến đâu thì nức lòng người đến đấy. Ông được các nhà trí thức Việt Nam trân trọng vì tài năng, nhân cách, trí tuệ, tư tưởng, hành động; và vì đặc thù của nơi chốn mà ông sinh trưởng ít nhiều tương đồng với hoàn cảnh của Việt Nam.
Trong tình hình Việt Nam đang bị thực dân Pháp đô hộ, nhân dân còn đói khổ và mù chữ, tầng lớp trí thức lạc loài vô phương hướng, hào khí Tagore như một ngọn đèn dẫn dắt thanh niên trí thức ở ta dấn tới con đường ước vọng cho tương lai dân tộc. Cái tên Tagore dường như càng gần gũi hơn khi có tin ông đi du thuyết khắp thế giới để cổ vũ cho phong trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc bị áp bức và sẽ dừng chân lại Việt Nam trong ba ngày của năm 1924. Nhiều báo chí ngày ấy đã dành đáng kể số trang bài để đăng ảnh, giới thiệu về thân thế, sự nghiệp văn chương của thi nhân lỗi lạc này. Và những người mong chờ và hồi hộp nhất về sự hiện diện của Tagore ở Sài Gòn vẫn là tầng lớp trí thức yêu nước.
Nhưng phải đến năm 1929, giấc mơ Tagore đến Sài Gòn mới thành sự thật. Tagore thật sự đã lưu dấu ở hòn ngọc Viễn Đông, từng vận trang phục áo dài gấm bông bạc, khăn đóng nhiễu đen, quần lãnh trắng, mang giày Gia Định thong thả dạo phố Sài Gòn.
Trong bài báo “80 năm trước, thi hào Tagore đến Sài Gòn”, nhà báo Ngô Quang Hiển viết:
“Không thấy các báo thời đó nói rõ Tagore đã lưu lại Sài Gòn trong thời gian bao lâu, bốn hay năm hôm, nhưng khi tàu thủy vừa cập cảng ngày 21-6-1929 thì ngay trong ngày, báo Tribune Indochinoise đã tổ chức một cuộc mít tinh trọng thể để chào mừng Tagore. Ký giả Lê Trung Nghĩa, phóng viên của báo, đồng thời là một họa sĩ có tài, đã đến phỏng vấn Tagore và vẽ chân dung của ông bằng chì than trên giấy trắng khổ 50 x 65 cm. Bức ảnh tranh Tagore râu tóc bạc phơ, áo đen, ngồi cầm bút, đặt tay lên bàn, có chữ ký Tagore ở một bên góc hiện nay vẫn được gia đình nữ sĩ Ái Lan lưu giữ.
Sáng chủ nhật 23-6, Tagore ghé thăm báo Phụ nữ Tân văn và Nha Thương cuộc. Những người làm báo Phụ nữ Tân văn có đưa cho Tagore xem số báo viết về Tagore có đăng hình ông thì mới phát hiện ra: thì ra những bức ảnh đã đăng trong các báo xưa này còn kém xa cái nét tươi ở gương mặt, cái tinh thần ở đôi mắt, dường như có hào quang sáng rực ở con người có “tiên phong đạo cốt” ấy”[1] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftn1).
Dù không thể diện kiến Tagore trực tiếp vì đang ở tận Hà Tiên, nhà trí thức – nhà thơ Đông Hồ vẫn không tránh khỏi sức hút của hiện tượng Tagore. Một số hoạt động của ông mang dấu ấn Tagore rất đậm nét.
http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQo9TT4WoEmMiCWYTs8j1hkq5a6Zzkpm-Jl507PD5b4Q0whD73q (http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQo9TT4WoEmMiCWYTs8j1hkq5a6Zzkpm-Jl507PD5b4Q0whD73q)
1. Đôi nét về Đông Hồ
Đông Hồ (1906–1969) sinh ra tại làng Mỹ Đức, Hà Tiên. Ông mồ côi cha mẹ, được bác ruột là Lâm Hữu Lân nuôi dạy và đặt cho tiểu tự là Quốc Ty, tự Trác Chi, còn tên đăng ký hộ tịch là Lâm Tấn Phác. Ông đã từng cộng tác với các tạp chí Nam Phong, Trung Bắc tân văn, Phụ Nữ tân văn, Đông Pháp thời báo, Việt Dân, Mai, Tri Tân…
Ngoài bút hiệu Đông Hồ, ông còn có các bút hiệu: Thủy Cổ Nguyệt, Đại Ẩn Am, Nhị Liễu Tiên Sinh. Ngoài sáng tác thơ, Đông Hồ còn viết văn, ký, khảo cứu, văn học sử. Riêng trong lĩnh vực văn xuôi, ông viết từ văn xuôi biền ngẫu đến văn xuôi hiện đại.
Từ năm 1926 đến 1964, Đông Hồ vừa tham gia kháng chiến chống Pháp vừa chủ trương các hoạt động văn hóa như: lập Trí Đức học xá, cộng tác với báo Nam Phong, xuất bản tuần báo Sống, sáng lập nhà xuất bản Bốn Phương, sáng lập nhà sách Yiễm Yiễm Thư Trang, xuất bản tập san Nhân Loại, giảng dạy môn Văn học miền Nam tại trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn… Ông là một nhà giáo nhiệt tình với văn hóa dân tộc. Các tác phẩm nổi tiếng của ông:
Thơ Đông Hồ (1932), Linh Phượng ký (1934), Cô gái xuân (1935), Những lỗi thường lầm trong sự học Quốc văn (soạn chung với Trúc Hà, 1936), Hà Tiên thập cảnh (1960), Trinh trắng (1961), Chi lan đào lý (1965), Bội lan hành (1969), Úc Viên thi thoại (1969), Đăng đàn (1969), Dòng Cổ Nguyệt (1969), Thăm đảo Phú Quốc (1927), Hà Tiên Mạc thị sử (1929), Chuyện cầu tiên ở Phượng thành (1932)…
Theo Nguyễn Hiến Lê, các nguồn ảnh hưởng đã tác động mạnh đến nhân cách và sự nghiệp của Đông Hồ phải kể đến là: quê hương thập cảnh Hà Tiên; gia đình người bác ruột Lâm Hữu Lân; phong trào đề cao tiếng Việt của Đông Kinh nghĩa thục cũng như Tạp chí Nam Phong của Phạm Quỳnh; và đặc biệt là ảnh hưởng của thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore.
Nguyễn Hiến Lê nhận định “Nhờ đọcNam Phong, Đông Hồ biết được Tagore dùng tiếng Bangali mà sáng tác nhiều tập thơ bất hủ được giải thưởng Nobel; và lời này của Tagore “Có học tiếng mẹ đẻ thì chúng ta mới vỡ trí khôn ra được” càng làm cho ông vững tin chủ trương của mình”[2] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftn2).
2. Các hoạt động của Đông Hồ được khởi xướng từ “nguồn cảm hứng Tagore”
2.1. Dịch thơ Tagore
Trên Tập san Văn số 15 ngày 01/08/1964 – chuyên đề đặc biệt về Tagore, Đông Hồ đã viết Lời Đề tựa sách Gitanjali đồng thời dịch hai bài thơ trong tập Gitanjali là bài Quê hương nhân loại và Lời cầu nguyện[3] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftn3) dựa trên bản tiếng Pháp. Cùng với Đông Hồ, các dịch giả như Hoài Khanh, Nguyễn Quang Hiện, Vũ Đình Lưu, Doãn Quốc Sỹ cũng tham gia dịch một số bài thơ của Tagore…
Dưới đây là hai bản dịch của Đông Hồ:
QUÊ HƯƠNG NHÂN LOẠI (Bài số XXXV)
Đó là chốn lăng tằng khí cốt
Đó là nơi khoáng đạt tâm hồn
Là nơi bác ái chứa chan
Là nơi chẳng có tương tàn tương ly
Đó là chốn trí tri cách vật
Đó là nơi nỗ lực thành công
Là nơi đạo lý quán thông
Thanh cao chẳng lẫn trong vòng tối tăm
Đó là chốn vững cầm thiên ý
Bước vào nơi ngõ trí đường nhân
Thảnh thơi trong cõi tinh thần
Quê hương nhân loại muôn phần tỉnh tươi.
LỜI CẦU NGUYỆN (Bài số XXXVI)
Cầu nguyện đấng toàn năng toàn trí
Đánh tan lòng vị kỷ đê hèn
Cầu cho lòng được tự nhiên
Khi vui vui thoảng, khi buồn buồn qua
Cầu cho được tài hoa lỗi lạc
Để đem thân gánh vác việc đời
Lòng ta nguyện với lòng trời
Gần đời cao thượng xa đời nhỏ nhen
Nguyện đừng khuất phục quyền uy vũ
Nguyện đừng khinh bỏ kẻ khốn cùng
Lòng trời xin tựa cho lòng
Trong khuôn số mạng vui cùng hóa nhi.
Không phải ngẫu nhiên mà Đông Hồ chọn bài số XXXV và XXXVI. Hai bài thơ đều mang nội dung hướng về quê hương và dân tộc cũng như mong mỏi thiết tha được phụng sự cuộc đời của chủ thể trữ tình. Thể thơ song thất lục bát và cách dụng ngữ của Đông Hồ đem lại cho Thơ dâng một sắc thái mới.
Có thể, có người thích thú kiểu dịch “Việt Nam hóa” thi ca nước ngoài này nhưng cũng chắc chắn có người chưa đồng tình. Tuy nhiên, thông qua những bài dịch này, ta cũng phần nào thấy được nỗi niềm trở trăn và mộng ước về dân tộc, quê hương hết sức đáng quý của chàng trai nước Việt những năm đầu thế kỉ XX. Trên Tạp chí Hồn Việt, một độc giả lớn tuổi chia sẻ cảm xúc vui mừng khi tình cờ gặp lại bài Quê hương nhân loại nhân đọc Xuân chung tâm của Nhà xuất bản Tôn Giáo (Hà Nội) năm 2011. Ông viết:
“Tôi bảo “gặp lại” bởi vì cách đây hơn 60 năm, hồi còn học lớp nhì ở trường tiểu học Rạch Kiến, tôi và các bạn cùng lớp đã được thầy giáo chúng tôi chép ra cho học thuộc lòng trong tiết học mà thời đó gọi là “récitation annamite” (có nghĩa là bài học thuộc lòng bằng tiếng Việt). Gặp lại bài thơ tôi có cảm tưởng gặp lại một người bạn cố tri lâu ngày không được gặp và rất xúc động.”[4] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftn4). Như vậy, có thể thấy hai bài thơ của Tagore qua bản dịch của Đông Hồ đã đi vào ký ức của nhiều thanh niên trẻ thời kỳ đó. Hai bài này đã được in cùng trong các tập thơ Đông Hồ về sau.
Ba mươi năm sau ngày Tagore ghé thăm Việt Nam, ông K.E. Kripalani – thư ký Hàn lâm viện Ấn Độ – lặn lội sang Việt Nam để tìm tài liệu và dấu vết của Tagore. Đông Hồ được giao nhiệm vụ tiếp đón ngài Kripalani tại Yiễm Yiễm Thư Trang. Trong buổi nói chuyện thân mật, Đông Hồ đã chép tay bài Lời cầu nguyện trên quạt giấy riêng tặng cho Kripalani “để làm duyên văn hóa”. Còn bài Quê hương nhân loại cũng được đích thân ông chép trên bức dó hòe long phượng và gửi tặng Hàn lâm viện Ấn Độ. Hai kỷ vật này hiện nay vẫn còn được trưng bày tại Hàn lâm viện Ấn Độ.
Theo giáo sư Lưu Đức Trung, đến kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Tagore (năm 1961), tình hình tư liệu về Tagore vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Như thế cũng đủ thấy giá trị của việc cố gắng đọc và dịch tác phẩm Tagore từ rất sớm của Đông Hồ. Ông dịch thơ Tagore có lẽ vì muốn dân Việt, bằng tiếng mẹ đẻ, tiếp cận tư tưởng và tài năng nơi một trong những con người lỗi lạc nhất của Ấn Độ.
Khi viết về Đông Hồ, Hoài Thanh đã chọn những lời tri kỷ: “…yêu quốc văn mà đến như Đông Hồ kể cũng ít. Thất học từ năm mười lăm, mười sáu; từ đó người chỉ chuyên học quốc văn, viết quốc văn, rồi mở trường chuyên dạy quốc văn. Cả những lúc người đai cơm bầu nước cùng học trò đi chơi các vùng thắng cảnh đất Phương thành, các đảo dữ miền duyên hải, tôi tưởng cũng chỉ vì quốc văn: người đi tìm cảm hứng vậy”[5] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftn5).
Bởi vì, cũng như Tagore, Đông Hồ là một người nặng nợ với tiếng giống nòi.
2.2. Mở Trí Đức học xá – hiện thực hóa giấc mơ “Santiniketan của Việt Nam”
2.2.1. Đôi nét về Santiniketan
Điều khiến Tagore trở thành một trong những nhà tư tưởng lớn của Ấn Độ là xác lập rõ hai mục tiêu cơ bản cho con người: “thánh hiến trọn vẹn cho Thượng Đế và phụng hiến nhiệt tình cho thế gian mà người đã tạo ra”[6] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftn6), hay nói cách khác, Tagore đã hợp nhất Đấng Tối Cao và con người thành một thể thống nhất để phụng sự một cách tận tụy. Với một trí thức tầm cỡ như Tagore, việc nâng cao dân trí là mục tiêu tất yếu và lâu dài. Ông là một trong những người tiên phong về chủ trương đổi mới giáo dục ở Ấn Độ. Bản thân ông cũng là minh chứng cho sự tự học, học để sáng tạo và vươn tới tầm cao của tri thức chứ không phải học để bị bó nghẹt kiểu “lồng chim”, “giày Tàu”.
Tagore chú trọng đặc biệt đến sự “tự do phát triển cá tính, tinh thần và trí tuệ”[7] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftn7) của học sinh. Với ông, những nguyên lý quan trọng của sự học là học phải đi đôi với hành, học để khám phá và đi đến cùng chân lý, học để làm chủ bản thân và thế giới. Để có thể hiện thực hóa ước mơ về một mô hình giáo dục lý tưởng vốn được khơi nguồn từ ký ức tuổi thơ của Tagore, tịnh xá Santiniketan đã ra đời.
Tịnh xá Santiniketan được cha của Tagore là Maehashi Debendranath Tagore gây dựng trên một khuôn viên rất đẹp và rộng rãi ở Bengal từ năm 1863. Khởi đầu với năm học sinh mồ côi, đến năm 1901, Tagore đã phát triển Santiniketan thành trường đại học tầm cỡ quốc tế, với nhiều khu nhà liên hợp, mỗi khu lại có nhiều tòa nhà khác nhau. Chẳng hạn như khu Uttarayan (nơi Tagore ở) có các tòa nhà Udayan, Konark, Shyamali, Punascha Udichi; tòa Bhavan – chuyên ngành Trung Quốc học, tòa Kala Bhavan – chuyên ngành nghệ thuật và nghề thủ công, tòa Sangeet Bhavan chuyên đào tạo nhảy múa và âm nhạc… cùng rất nhiều sảnh đường dành cho việc cầu nguyện.
Tuy hiện đại là thế nhưng kiến trúc của Santiniketan vẫn chan hòa với thiên nhiên. Ngôi trường này là nơi văn hóa Đông và Tây có dịp giao thoa và lĩnh hội lẫn nhau một cách mạnh mẽ, đồng thời cũng thể hiện rõ ý nguyện về một thế giới hòa bình. Bản thân cái tên Santiniketan (ngôi nhà của hòa bình – Abode of Peace) cũng đã nói lên điều đó.
Tagore không chỉ là người có nhiều nhận định và sáng kiến đáng nể về hệ thống giáo dục mà những bài viết và bài giảng của ông còn thể hiện ước vọng lớn lao hơn. Ông tin tưởng rằng Santiniketan sẽ thực sự trở thành một phần trọng yếu của những hoạt động xã hội, chính trị và văn hóa; là nơi trí thức Ấn Độ có thể tận lực xây dựng nên một Ấn Độ tươi sáng hơn. Tâm nguyện của Tagore đã ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ giáo viên và sinh viên của nhà trường. Nhiều tác phẩm thơ của Tagore cũng được hoài thai và ra đời từ ngôi trường này. Không chỉ dừng lại ở phạm vi Ấn Độ, tâm huyết và nỗ lực của Tagore chắc chắn còn truyền đến nhiều thế hệ đương thời trên thế giới, thổi bùng ý hướng phát triển và chấn hưng giáo dục nước nhà, mà trường hợp cụ thể là Đông Hồ và Trí Đức học xá.
2.2.2. Trí Đức học xá
Ríu rít đàn chim kêu
Cha truyền con nối theo
Huống là tiếng mẹ đẻ
Ta có lẽ không yêu
Đó là mấy câu thơ in trên các thư giấy hàm thụ của Trí Đức học xá.
Nhà Nghĩa Học lấy tên là Trí Đức học xá nằm trên bờ Đông Hồ do Lâm Tấn Phác – Đông Hồ làm trưởng giáo, hoạt động trong khoảng 10 năm, từ 1926 đến 1934. Cũng theo học giả Nguyễn Hiến Lê, buổi khai giảng đầu tiên của Trí Đức học xá diễn ra vào ngày 30 tháng 10 năm 1926. Nhà nghiên cứu Hà Thanh Vân nói rõ thêm “Khi ấy, thầy giáo Đông Hồ mới hai mươi tuổi và bài diễn văn của ông đọc ngày 19 tháng 11 năm 1926 tại học xá vạch rõ mục đích của học xá là khai trí tiến đức và dạy chữ quốc ngữ, truyền thụ nền quốc văn dân tộc. Mục đích ấy, chúng ta đã thấy ngay từ tên gọi Trí Đức của ngôi trường”[8] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftn8). Chủ trương của Trí Đức học xá là chuyên dạy tiếng Việt và cổ động, khuyến khích cho học trò và bè bạn tin tưởng ở tương lai Việt ngữ. Đông Hồ mơ mộng Trí Đức học xá sẽ là một Santiniketan của Tagore ở Ấn Độ.
Vì sao Đông Hồ lấy Santiniketan để làm mẫu hình cho Trí Đức học xá? Bởi lẽ, trước hết, Đông Hồ đã tìm thấy tiếng nói chung với Tagore: giúp cho dân mình biết yêu thiên nhiên, chuộng hòa bình và rèn cho dân mình biết nâng niu tiếng mẹ đẻ. Hai ý hướng này được Đông Hồ nêu lên hết sức rõ ràng trong buổi trò chuyện với ngài Kripalani:
“…về phương diện giáo dục, chủ trương của Tagore đúng với ý muốn của tôi hai điều: một là giáo dục cho con người biết yêu cảnh thiên nhiên, cho lòng người gần với lòng tạo hóa, tìm ở đó một quan niệm hòa bình cho cuộc sinh tồn vĩnh viễn. Hà Tiên là một nơi sẵn nhiều phong cảnh đẹp: có hồ, có rừng, có biển, có sẵn một khí vị dễ cảm nhiễm… Điều thứ hai là: cũng vào khoảng năm 1924-1925 đó, Việt ngữ bị đồng bào chưa giác ngộ khinh rẻ, vì say mê theo tiếng Pháp là tiếng thống trị. Tôi đang hô hào cổ động cần phải lấy tiếng Việt làm tiếng căn bản giáo dục… Tagore đã dùng quốc ngữ mà sáng tác nên bao nhiêu tác phẩm bất hủ, làm cho cả thế giới đều thán phục. Tagore khi đó đối với tôi là một bằng chứng hùng biện để nói chuyện với những người còn nghi ngờ khả năng của Việt ngữ.”[9] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftn9).
Với định hướng rõ ràng như thế, Đông Hồ quyết tâm xây dựng một học xá chuyên dạy toàn tiếng Việt ngữ. Một lý do nữa để Đông Hồ chọn Santiniketan làm hình mẫu cho Trí Đức học xá là bởi ông hy vọng học trò của mình sẽ thấm nhuần tinh thần yêu nước, khẳng khái chống đối với vũ lực đế quốc của Tagore để đòi hỏi độc lập cho nước nhà. Trong vòng mấy năm, cùng với tạp chí Sống, Trí Đức học xá đã gây được tiếng vang ở miền Nam. Trong bài ngợi khen Mộng Tuyết về truyện ngắn Tình trong sạch của bà, Thái Phỉ Nguyễn Đức Phong cũng nhắc đến ngôi trường này:
“…cô Mộng Tuyết phải do trường Trí Đức học xá ở Hà Tiên đào tạo nên mới viết được một thứ văn gọn ghẽ, rõ ràng lại điểm chút mùi thơ ngọt ngào êm dịu”[10] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftn10). Rõ ràng, Trí Đức học xá có ý nghĩa hết sức đặc biệt và làm nức lòng những ai có tấm lòng với non sông dân tộc:
Nồng đượm lời hoa hồn Quốc ngữ
Hồn Trí Đức Học Xá Hà Tiên
Lấy nghĩa học chọn tài năng mới
Trí uyên thâm, Đức sáng con tim
Dĩ nhiên, xét về quy mô và thời gian tồn tại, Trí Đức học xá không thể sánh bằng Santiniketan. Song, điều đáng nói ở đây là, Tagore như một nhà khai sáng giáo dục bằng các đường hướng hết sức cụ thể để những ai có tâm huyết với việc đào tạo tri thức đều có thể học hỏi, đi theo.
Tagore đã từng nói:
“Tôi sinh ra ở Ấn Độ và muốn được sinh ra ở Ấn Độ mãi mãi. Tôi yêu đất mẹ nhất trên đời, yêu cả sự nghèo khổ, đau đớn, khốn cùng của nó”[11] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftn11).
Đông Hồ cũng một lòng thủy chung, gắn bó với nước Việt. Trí Đức học xá ra đời vào những tháng ngày “say trong mộng đẹp trinh thơ” với niềm tin tha thiết “tiếng ta còn, nước ta còn” (Phạm Quỳnh) của nhiều thanh niên thuở ấy. Niềm tin đôi khi chưa chân xác, nhưng nói như Hoài Thanh, cũng đã ủi an rất nhiều linh hồn “bơ vơ” chưa nơi nương tựa.
Sáng tác – dịch thuật văn chương, mở trường, dạy học, chăm chút bảo tồn tiếng nói dân tộc và ước nguyện, đấu tranh cho hòa bình dân tộc, đó là những điều Đông Hồ khiến cho chúng ta dễ liên tưởng đến Tagore khi nghĩ về ông. Yêu một nhân cách lớn chưa đủ mà còn phải học tập và hành động theo nhân cách ấy. Đó là bài học mà Đông Hồ đã gửi cho chúng ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Albert Schweitzer (2003), Những nhà tư tưởng lớn của Ấn Độ, NXB Văn hóa thông tin, TP.HCM.
2. Hà Thanh Vân, “Từ Chiêu Anh Các đến Trí Đức học xá”, http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn//)
3. Hoài Thanh – Hoài Chân (1988), Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội.
4. Lê Nguyên Cẩn (chủ biên, 2006), Tago, NXB Đại học Sư phạm, TP.HCM
5. Lưu Đức Trung (giới thiệu và tuyển chọn, 1988), Rabindranat Tagore, tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục, (Hà Nội).
6. Mộng Tuyết (1998), Núi Mộng Gương Hồ (tập 1), NXB Trẻ, TP.HCM.
7. Ngô Quang Hiển, “80 năm trước, thi hào Tagore đến Sài Gòn”, http://tuoitre.vn (http://tuoitre.vn/)
8. Nguyễn Hiến Lê (1986), Mười câu chuyện văn chương, NXB (http://vnthuquan.net/) Văn Nghệ, TP.HCM.
9. http://giaocam.saigonline.com (http://giaocam.saigonline.com/)
10. http://www.santiniketan.com (http://www.santiniketan.com/)
[1] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftnref1) Ngô Quang Hiển, “80 năm trước, thi hào Tagore đến Sài Gòn”, http://tuoitre.vn (http://tuoitre.vn/), số ngày 08/07/2009
[2] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftnref2) Nguyễn Hiến Lê (1986), Mười câu chuyện văn chương, NXB (http://vnthuquan.net/) Văn Nghệ, TP.HCM
[3] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftnref3)http://giaocam.saigonline.com (http://giaocam.saigonline.com/)
[4] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftnref4)http://honvietquochoc.com.vn (http://honvietquochoc.com.vn/)
[5] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftnref5) Hoài Thanh – Hoài Chân (1988), Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội
[6] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftnref6) Albert Schweitzer (2003), Những nhà tư tưởng lớn của Ấn Độ, NXB Văn hóa thông tin, TP.HCM
[7] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftnref7) Lê Nguyên Cẩn (chủ biên, 2006), Tago, NXB Đại học Sư phạm, TP.HCM
[8] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftnref8) Hà Thanh Vân, “Từ Chiêu Anh Các đến Trí Đức học xá”, http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn//)
[9] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftnref9) Mộng Tuyết (1998), Núi Mộng Gương Hồ (tập 1), NXB Trẻ, TP.HCM
[10] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftnref10) Mộng Tuyết (1998), Núi Mộng Gương Hồ (tập 1), NXB Trẻ, TP.HCM
[11] (http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2569%3Anhng-nh-hng-ca-rabindranath-tagore-n-ong-h&catid=64%3Avn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108&lang=vi#_ftnref11) Lê Nguyên Cẩn (chủ biên, 2006), Tago, NXB Đại học Sư phạm, TP.HCM