giavui
01-25-2014, 08:10 PM
Triều đại Nhà Lê trước đêm qua Vườn Vải
Tác Giả: Viên Linh
Thái Tông làm vua được 9 năm, từ 1433 tới 1442, khi chết tại Vườn Vải (trong khi trong đoàn tùy tùng có Lễ Nghi Học Sĩ Nguyễn Thị Lộ), ông vua trẻ mới đúng 20 tuổi.
Sau khi đuổi được quân Minh, Lê Lợi lên làm vua từ năm Mậu Thân (1428) tới năm Quý Sửu (1433) thì băng hà, làm vua được 6 năm, từ niên hiệu Thuận Thiên I tới Thuận Thiên VI; hưởng dương 49 tuổi.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1390680475_chua_tuquoc.jpg
Chùa Tư Quốc trên núi Côn Sơn, nơi Lê Thái Tông tới thăm Nguyễn Trãi,
Nguyễn Thị Lộ giữa tháng 9, 1442.
Còn nhớ cuối năm 1991, trong khi ngồi trong quán La Fayette ở thông lộ Garden Grove, quận Cam, sử gia Trần Quốc Vượng có nói với tôi: “Viên Linh nên nhớ: Triều đại Hồ Chí Minh tương tự triều đại Lê Lợi về nhiều mặt,...” mang máng như sự kỳ thị địa phương, đặc biệt là kỳ thị Bắc Hà; mang máng như sự giết bỏ công thần, dìm thủ phủ đất nước vào máu, bập bềnh nghi kỵ, len len ác mộng, không khí nghẹt thở bao trùm miếu đường, cung thất... Và đặc biệt, vừa đánh xong quân Minh, mà triều đình lại rất Tầu, cử sứ sang triều phục nhà Minh nội trong năm đầu tới mấy lần. Ngay năm đầu, Hữu Tướng Quốc Trần Nguyên Hãn xin về hưu vì biết khó sống trong triều, thế mà phải tự trầm chết khi Lê Lợi sai quân đến bắt vì “nghe đồn Trần Nguyên Hãn” mưu phản. [Hãn là con Trần Nguyên Ðán, ông ngoại của Nguyễn Trãi.] Cũng năm này, “thấy (Thái úy) Phạm Văn Xảo là người Kinh-lộ là người có danh vọng với mọi người, nhà vua sợ khó kềm chế được, cho nên đem lòng nghi kỵ,... bắt Văn Xảo phải chết và tịch thu cả (cửa) nhà.” (Khâm định Việt sử) Mà Văn Xảo là ai? Ðó là vị anh hùng đã đánh bại hai tướng nhà Minh là An Lão và Mộc Thạch.
Lê Lợi chết rồi, con là Lê Nguyên Long lên ngôi lúc mới 11 tuổi, đó là Vua Lê Thái Tông. Thái Tông làm vua được 9 năm, từ 1433 tới 1442, khi chết tại Vườn Vải (trong khi trong đoàn tùy tùng có Lễ Nghi Học Sĩ Nguyễn Thị Lộ), ông vua trẻ mới đúng 20 tuổi.
“Khâm Ðịnh Việt Sử Thông Giám Cương Mục,” là bộ chính sử do các sử quan nhà Nguyễn soạn trong 5 năm (1856-1881), thuật lại chuyện này như sau:
“Tháng 7, mùa Thu, nhà Vua (Lê Thái Tông) đi tuần phía Ðông, vào chơi chùa núi Côn Sơn, nơi Nguyễn Trãi ở. Nhà vua tuần hành phía Ðông, duyệt võ ở Chí Linh, Lê Trãi đón mời. [Lê, viết theo quốc tính: họ của vua, vua ban.]... Trước kia, Tư Ðồ đời Trần là Nguyên Ðán về hưu ở núi Côn Sơn. Trãi là cháu ngoại Nguyên Ðán, năm 60 tuổi nghỉ việc, về ở tại đây. Núi này có chùa gọi là Tư Quốc, [tương truyền do sư Pháp Loa xây], phong cảnh rất đẹp, và u tĩnh. Tháng 8, nhà vua về đến huyện Gia Ðịnh, mất.”
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1390680523_tuong_nguyentrai.jpg
Tượng Nguyễn Trãi tại Nhị Khê, quê nhà ông
“Trước kia, Nguyễn Thị Lộ, vợ lẽ Lê Trãi, người đẹp mà lại hay chữ. Nhà vua nghe tiếng, vời đến, phong làm Lễ Nghi Học Sĩ, ngày đêm cho hầu ở bên, nhân đó, sàm sỡ với Thị Lộ. Ðến đây, đi tuần phía Ðông, xa giá quay về đến Trại Vải, làng Ðại Lại, huyện Gia Ðịnh, thì mắc chứng sốt rét. Thị Lộ vào hầu suốt đêm, nhà vua mất.” [Nguyễn Thị Lộ người Hải Triều, thuộc huyện Ngự Thiên, sau gọi là huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Trại Vải (Lệ Chi viên), ở xã Ðại Lại, thuộc huyện Gia Bình, sau là Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh. Chú thích của Bắc kỳ Tạp biên.]
“Trăm quan giấu kín việc này, lặng lẽ rước ngự giá về kinh đô (Thăng Long, lúc này gọi là Ðông Ðô - để phân biệt với Tây Ðô ở Thanh Hóa, quê hương họ Lê). Nửa đêm vào đến trong cung, mới phát tang. Người ta đều nói Thị Lộ giết vua. Bèn bắt giết Thị Lộ.”
“Thái tử Bang Cơ lên ngôi. Nhà vua mới có 2 tuổi, do các đại thần là Lê Khả, Lê Xí cùng lập nên; tức là vua Nhân Tông; đổi niên hiệu là Thái Hòa năm thứ nhất. Giết Thừa chỉ Nhập nội Hành khiển, trí sĩ Lê Trãi, tru di cả họ. Nguyễn Trãi (quốc tính Lê Trãi) mất ngày 16 thánh 8 năm Nhâm Tuất, tức ngày 19 tháng 9, 1442. Trãi phải tội liên lụy vì người vợ lẽ Thị Lộ. Người ta đều cho là oan.
“...Các đại thần xin sai Thị Ngự Sử Triệu Thái sang nhà Minh tâu bày về việc này. Lại dùng bọn Hải Tây Ðồng Tri Nguyễn Thúc Huệ, Tham Tri Nguyễn Ðình Lịch và Lê Phó sung vào Sứ Bộ [sang nhà Minh] cáo phó [việc Thái Tông chết] và cầu phong [cho Nhân Tông].”
Trên đây, những câu viết trong ngoặc kép là trích dẫn từ chính sử, và là chính sử viết sau đến 400 năm. Chính sử của triều đại nào cũng là lịch sử do các sử quan chép, không phải sử nhân dân, xã hội, của các “sử gia dân gian,” hay sử truyền khẩu từ mọi tầng lớp trong xã hội. Trong đoạn chính sử trên, khi viết những câu không cụ thể, không do “sử quan” viết, thì các sử quan dùng chữ “Người ta:“ Chẳng hạn
“Người ta đều nói Thị Lộ giết vua.” Hay ở đoạn Nguyễn Trãi bị tru di, thì “Người ta đều cho là oan.” Không phải là sử quan không biết: họ không viết đích xác được, hay họ không dám viết đích xác vì một lý do nào đó. Hãy xem một đoạn chính sử về hoạn quan lộng quyền, Nguyễn Trãi can gián không nghe, còn bị thù ghét, để thấy Triều đình Lê Thái Tông làm việc nước ra sao:
“Xe loan làm xong, nhà vua phong hoạn quan Lương Ðăng làm Ðô Giám. Bùi Cầm Hổ tâu rằng: ‘Bệ hạ từ khi lên ngôi tới giờ, thay đổi nhiều việc của tiên đế đã làm... Tiên đế thấy hắn (Lương Ðăng) biết chút chữ nghĩa, cho làm nội nhân phó chưởng, nhưng rồi chỉ thấy hắn khúm núm bề ngoài, không thẳng thắn... Thế mà nay lại cho làm chức quan to.’”
... Người thợ là Cao Liệt dâng hai chiếc mũ cỏ... Thị ngự sử can vua đừng dùng thứ mũ (kỳ lạ, khéo léo ấy) nhưng vua lại thích. “Khi bãi trào, nhà vua giơ cái mũ lên cho các đại thần và đại quan xem và nói: “Của này có gì đáng gọi là kỳ lạ, thế mà đài quan phải can ngăn.”
... Lương Ðăng dâng lên kiến nghị mới về các nghi thức yến tiệc các ngày sinh nhật tết lễ, khi nhà vua coi chầu, lúc ra lúc vào đều có tiền hô hậu hét. Bọn Nguyễn Trãi, Nguyễn Truyền, Ðào Công Soạn,... tâu rằng: “Bệ hạ để cho bọn bày tôi nhỏ mọn ở trong cung chuyên việc sắp đặt lễ nhạc, như vậy chẳng tủi nhục cho nước nhà lắm sao?”
Nguyễn Liễu tâu: “Từ xưa đến nay, chưa có bao giờ hoạn quan lại được tự chuyên, làm nát thiên hạ như vậy.”
Ðinh Thắng từ trong nội đi ra, mắng rằng: “Hoạn quan làm gì mà nát thiên hạ. Nếu nát thiên hạ thì phải nát đầu mày!”
Nhà vua bèn (theo Ðinh Thắng) giao Nguyễn Liễu cho hình quan xét hỏi. Khi án đã kết, Liễu bị tội đáng chết chém. Nhưng nhà vua đặc cách giảm tội xuống, chỉ thích chữ vào mặt, đày đi xa.” (Khâm Ðịnh Việt Sử).
Hai triều đại trước đó, nhà Lý và nhà Trần, đất nước đầy anh hùng, hào kiệt, danh hiền. Hai triều đại này kéo dài đủ thời gian để đánh Tầu thành công 5, 6 trận, dựng xây bờ cõi, làm rạng danh quốc thể, giặc sợ, ta trị vì từ năm 1010 tới năm 1400. Tới triều Lê, vua khai sáng ở ngôi được 6 năm, năm đầu đã giết các công thần lớn, vua thứ hai lên ngôi 11 tuổi, xảy ra vụ tru di đại thần Nguyễn Trãi, họ tộc Kinh-lộ, vua thứ ba lên ngôi lúc 2 tuổi, quyền bính đều ở trong tay hoạn quan và Lê tộc bản địa. Ðã thế đất nước lại lọt vào tay nhà Hồ 7 năm và thuộc Minh 20 năm: từ 1400 tới 1427, một đất nước phá sản bởi ngoại xâm nhằm hủy diệt văn hóa Ðại Việt từ tấm bia đá chạm trổ tới khúc gỗ có chữ tới vô vàn thi thư, kinh sách chất lên xe tầu chở về Kim Lăng; Nhà Lê chúa động Lam Sơn đã thừa hưởng một “gia tài” quá đồ sộ đã đổ vỡ 27 năm, và không đủ thời gian xây dựng, các vua con cháu quá nhỏ, bị quyền thần quyến tộc lung lạc, anh em giết nhau tranh ngôi, cho nên phí phạm biết bao là của báu, và linh khí, đưa đến mấy trăm năm Trịnh Nguyễn phân tranh! Một triều đại bận tâm và xáo trộn với những việc nhỏ nhặt, những mưu cầu bần tiện sẽ làm danh hiền, hào kiệt, sĩ phu xa lánh và đưa đất nước vào vực thẳm như thế nào, chúng ta đều đã thấy. Và đang thấy. Tôi lại nhớ tới câu nói của sử gia Trần Quốc Vượng hôm ở Quận Cam: “Triều đại Hồ Chí Minh tương tự triều đại Lê Lợi.”
Tháng 9, 2011
Tác Giả: Viên Linh
Thái Tông làm vua được 9 năm, từ 1433 tới 1442, khi chết tại Vườn Vải (trong khi trong đoàn tùy tùng có Lễ Nghi Học Sĩ Nguyễn Thị Lộ), ông vua trẻ mới đúng 20 tuổi.
Sau khi đuổi được quân Minh, Lê Lợi lên làm vua từ năm Mậu Thân (1428) tới năm Quý Sửu (1433) thì băng hà, làm vua được 6 năm, từ niên hiệu Thuận Thiên I tới Thuận Thiên VI; hưởng dương 49 tuổi.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1390680475_chua_tuquoc.jpg
Chùa Tư Quốc trên núi Côn Sơn, nơi Lê Thái Tông tới thăm Nguyễn Trãi,
Nguyễn Thị Lộ giữa tháng 9, 1442.
Còn nhớ cuối năm 1991, trong khi ngồi trong quán La Fayette ở thông lộ Garden Grove, quận Cam, sử gia Trần Quốc Vượng có nói với tôi: “Viên Linh nên nhớ: Triều đại Hồ Chí Minh tương tự triều đại Lê Lợi về nhiều mặt,...” mang máng như sự kỳ thị địa phương, đặc biệt là kỳ thị Bắc Hà; mang máng như sự giết bỏ công thần, dìm thủ phủ đất nước vào máu, bập bềnh nghi kỵ, len len ác mộng, không khí nghẹt thở bao trùm miếu đường, cung thất... Và đặc biệt, vừa đánh xong quân Minh, mà triều đình lại rất Tầu, cử sứ sang triều phục nhà Minh nội trong năm đầu tới mấy lần. Ngay năm đầu, Hữu Tướng Quốc Trần Nguyên Hãn xin về hưu vì biết khó sống trong triều, thế mà phải tự trầm chết khi Lê Lợi sai quân đến bắt vì “nghe đồn Trần Nguyên Hãn” mưu phản. [Hãn là con Trần Nguyên Ðán, ông ngoại của Nguyễn Trãi.] Cũng năm này, “thấy (Thái úy) Phạm Văn Xảo là người Kinh-lộ là người có danh vọng với mọi người, nhà vua sợ khó kềm chế được, cho nên đem lòng nghi kỵ,... bắt Văn Xảo phải chết và tịch thu cả (cửa) nhà.” (Khâm định Việt sử) Mà Văn Xảo là ai? Ðó là vị anh hùng đã đánh bại hai tướng nhà Minh là An Lão và Mộc Thạch.
Lê Lợi chết rồi, con là Lê Nguyên Long lên ngôi lúc mới 11 tuổi, đó là Vua Lê Thái Tông. Thái Tông làm vua được 9 năm, từ 1433 tới 1442, khi chết tại Vườn Vải (trong khi trong đoàn tùy tùng có Lễ Nghi Học Sĩ Nguyễn Thị Lộ), ông vua trẻ mới đúng 20 tuổi.
“Khâm Ðịnh Việt Sử Thông Giám Cương Mục,” là bộ chính sử do các sử quan nhà Nguyễn soạn trong 5 năm (1856-1881), thuật lại chuyện này như sau:
“Tháng 7, mùa Thu, nhà Vua (Lê Thái Tông) đi tuần phía Ðông, vào chơi chùa núi Côn Sơn, nơi Nguyễn Trãi ở. Nhà vua tuần hành phía Ðông, duyệt võ ở Chí Linh, Lê Trãi đón mời. [Lê, viết theo quốc tính: họ của vua, vua ban.]... Trước kia, Tư Ðồ đời Trần là Nguyên Ðán về hưu ở núi Côn Sơn. Trãi là cháu ngoại Nguyên Ðán, năm 60 tuổi nghỉ việc, về ở tại đây. Núi này có chùa gọi là Tư Quốc, [tương truyền do sư Pháp Loa xây], phong cảnh rất đẹp, và u tĩnh. Tháng 8, nhà vua về đến huyện Gia Ðịnh, mất.”
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1390680523_tuong_nguyentrai.jpg
Tượng Nguyễn Trãi tại Nhị Khê, quê nhà ông
“Trước kia, Nguyễn Thị Lộ, vợ lẽ Lê Trãi, người đẹp mà lại hay chữ. Nhà vua nghe tiếng, vời đến, phong làm Lễ Nghi Học Sĩ, ngày đêm cho hầu ở bên, nhân đó, sàm sỡ với Thị Lộ. Ðến đây, đi tuần phía Ðông, xa giá quay về đến Trại Vải, làng Ðại Lại, huyện Gia Ðịnh, thì mắc chứng sốt rét. Thị Lộ vào hầu suốt đêm, nhà vua mất.” [Nguyễn Thị Lộ người Hải Triều, thuộc huyện Ngự Thiên, sau gọi là huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Trại Vải (Lệ Chi viên), ở xã Ðại Lại, thuộc huyện Gia Bình, sau là Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh. Chú thích của Bắc kỳ Tạp biên.]
“Trăm quan giấu kín việc này, lặng lẽ rước ngự giá về kinh đô (Thăng Long, lúc này gọi là Ðông Ðô - để phân biệt với Tây Ðô ở Thanh Hóa, quê hương họ Lê). Nửa đêm vào đến trong cung, mới phát tang. Người ta đều nói Thị Lộ giết vua. Bèn bắt giết Thị Lộ.”
“Thái tử Bang Cơ lên ngôi. Nhà vua mới có 2 tuổi, do các đại thần là Lê Khả, Lê Xí cùng lập nên; tức là vua Nhân Tông; đổi niên hiệu là Thái Hòa năm thứ nhất. Giết Thừa chỉ Nhập nội Hành khiển, trí sĩ Lê Trãi, tru di cả họ. Nguyễn Trãi (quốc tính Lê Trãi) mất ngày 16 thánh 8 năm Nhâm Tuất, tức ngày 19 tháng 9, 1442. Trãi phải tội liên lụy vì người vợ lẽ Thị Lộ. Người ta đều cho là oan.
“...Các đại thần xin sai Thị Ngự Sử Triệu Thái sang nhà Minh tâu bày về việc này. Lại dùng bọn Hải Tây Ðồng Tri Nguyễn Thúc Huệ, Tham Tri Nguyễn Ðình Lịch và Lê Phó sung vào Sứ Bộ [sang nhà Minh] cáo phó [việc Thái Tông chết] và cầu phong [cho Nhân Tông].”
Trên đây, những câu viết trong ngoặc kép là trích dẫn từ chính sử, và là chính sử viết sau đến 400 năm. Chính sử của triều đại nào cũng là lịch sử do các sử quan chép, không phải sử nhân dân, xã hội, của các “sử gia dân gian,” hay sử truyền khẩu từ mọi tầng lớp trong xã hội. Trong đoạn chính sử trên, khi viết những câu không cụ thể, không do “sử quan” viết, thì các sử quan dùng chữ “Người ta:“ Chẳng hạn
“Người ta đều nói Thị Lộ giết vua.” Hay ở đoạn Nguyễn Trãi bị tru di, thì “Người ta đều cho là oan.” Không phải là sử quan không biết: họ không viết đích xác được, hay họ không dám viết đích xác vì một lý do nào đó. Hãy xem một đoạn chính sử về hoạn quan lộng quyền, Nguyễn Trãi can gián không nghe, còn bị thù ghét, để thấy Triều đình Lê Thái Tông làm việc nước ra sao:
“Xe loan làm xong, nhà vua phong hoạn quan Lương Ðăng làm Ðô Giám. Bùi Cầm Hổ tâu rằng: ‘Bệ hạ từ khi lên ngôi tới giờ, thay đổi nhiều việc của tiên đế đã làm... Tiên đế thấy hắn (Lương Ðăng) biết chút chữ nghĩa, cho làm nội nhân phó chưởng, nhưng rồi chỉ thấy hắn khúm núm bề ngoài, không thẳng thắn... Thế mà nay lại cho làm chức quan to.’”
... Người thợ là Cao Liệt dâng hai chiếc mũ cỏ... Thị ngự sử can vua đừng dùng thứ mũ (kỳ lạ, khéo léo ấy) nhưng vua lại thích. “Khi bãi trào, nhà vua giơ cái mũ lên cho các đại thần và đại quan xem và nói: “Của này có gì đáng gọi là kỳ lạ, thế mà đài quan phải can ngăn.”
... Lương Ðăng dâng lên kiến nghị mới về các nghi thức yến tiệc các ngày sinh nhật tết lễ, khi nhà vua coi chầu, lúc ra lúc vào đều có tiền hô hậu hét. Bọn Nguyễn Trãi, Nguyễn Truyền, Ðào Công Soạn,... tâu rằng: “Bệ hạ để cho bọn bày tôi nhỏ mọn ở trong cung chuyên việc sắp đặt lễ nhạc, như vậy chẳng tủi nhục cho nước nhà lắm sao?”
Nguyễn Liễu tâu: “Từ xưa đến nay, chưa có bao giờ hoạn quan lại được tự chuyên, làm nát thiên hạ như vậy.”
Ðinh Thắng từ trong nội đi ra, mắng rằng: “Hoạn quan làm gì mà nát thiên hạ. Nếu nát thiên hạ thì phải nát đầu mày!”
Nhà vua bèn (theo Ðinh Thắng) giao Nguyễn Liễu cho hình quan xét hỏi. Khi án đã kết, Liễu bị tội đáng chết chém. Nhưng nhà vua đặc cách giảm tội xuống, chỉ thích chữ vào mặt, đày đi xa.” (Khâm Ðịnh Việt Sử).
Hai triều đại trước đó, nhà Lý và nhà Trần, đất nước đầy anh hùng, hào kiệt, danh hiền. Hai triều đại này kéo dài đủ thời gian để đánh Tầu thành công 5, 6 trận, dựng xây bờ cõi, làm rạng danh quốc thể, giặc sợ, ta trị vì từ năm 1010 tới năm 1400. Tới triều Lê, vua khai sáng ở ngôi được 6 năm, năm đầu đã giết các công thần lớn, vua thứ hai lên ngôi 11 tuổi, xảy ra vụ tru di đại thần Nguyễn Trãi, họ tộc Kinh-lộ, vua thứ ba lên ngôi lúc 2 tuổi, quyền bính đều ở trong tay hoạn quan và Lê tộc bản địa. Ðã thế đất nước lại lọt vào tay nhà Hồ 7 năm và thuộc Minh 20 năm: từ 1400 tới 1427, một đất nước phá sản bởi ngoại xâm nhằm hủy diệt văn hóa Ðại Việt từ tấm bia đá chạm trổ tới khúc gỗ có chữ tới vô vàn thi thư, kinh sách chất lên xe tầu chở về Kim Lăng; Nhà Lê chúa động Lam Sơn đã thừa hưởng một “gia tài” quá đồ sộ đã đổ vỡ 27 năm, và không đủ thời gian xây dựng, các vua con cháu quá nhỏ, bị quyền thần quyến tộc lung lạc, anh em giết nhau tranh ngôi, cho nên phí phạm biết bao là của báu, và linh khí, đưa đến mấy trăm năm Trịnh Nguyễn phân tranh! Một triều đại bận tâm và xáo trộn với những việc nhỏ nhặt, những mưu cầu bần tiện sẽ làm danh hiền, hào kiệt, sĩ phu xa lánh và đưa đất nước vào vực thẳm như thế nào, chúng ta đều đã thấy. Và đang thấy. Tôi lại nhớ tới câu nói của sử gia Trần Quốc Vượng hôm ở Quận Cam: “Triều đại Hồ Chí Minh tương tự triều đại Lê Lợi.”
Tháng 9, 2011