sophienguyen
01-24-2014, 03:49 AM
Sài Gòn Tết Năm Xưa
Thường từ 28 tháng chạp, buổi tối trong các nẻo làng, người ta thấy những toán chừng 15 người gọi là Na Nhân (tục danh "nậu sắc bùa") đi dọc các đường, đánh trống, gõ phách, nhìn thấy nhà phú hộ nào mở cửa thì đi vào, dán Lá bùa (cầu may) ở cửa ra vào, rồi nổi trống phách ca xướng, những lời chúc mừng
http://i44.tinypic.com/neyk45.jpg
Múa lân giáp Tết ở Sài Gòn
http://i41.tinypic.com/2w33ihf.jpg
http://i40.tinypic.com/o0nn2h.jpg
http://i39.tinypic.com/2vulnk7.jpg
http://i39.tinypic.com/6ondhx.jpg
http://i44.tinypic.com/2rzyp6q.jpg
http://i44.tinypic.com/2myq1vn.jpg
http://i41.tinypic.com/2nu7xpc.jpg
http://i43.tinypic.com/160bhmo.jpg
http://i39.tinypic.com/14ecrnq.jpg
http://i39.tinypic.com/zipu80.jpg
http://i44.tinypic.com/xm8rok.jpg
http://i43.tinypic.com/2vcvp4z.jpg
http://i39.tinypic.com/2i12yxf.jpg
http://i42.tinypic.com/uycg3.jpg
http://i44.tinypic.com/smvm90.jpg
http://i42.tinypic.com/65q1zc.jpg
http://i43.tinypic.com/33k9l04.jpg
http://i42.tinypic.com/103djx4.jpg
http://i41.tinypic.com/28b5iky.jpg
http://i40.tinypic.com/2ih2xw7.jpg
http://i41.tinypic.com/10423nl.jpg
http://i44.tinypic.com/2ebtx5e.jpg
http://i41.tinypic.com/so8rc9.jpg
http://i39.tinypic.com/2useelv.jpg
http://i39.tinypic.com/2agq93d.jpg
http://i41.tinypic.com/2ynj6yv.jpg
Flickr: Manh Hai
sophienguyen
01-24-2014, 03:51 AM
Người Sài Gòn xưa, trước khi người Pháp vào thường sống tập trung hai bên rạch Bến Nghé, chảy qua trung tâm thành phố. Một sử gia người Pháp, trong cuốn Lịch sử cuộc chinh phục Nam Kỳ đã tả cảnh Sài Gòn năm 1859 như sau: "Du khách đến Sài Gòn, thoáng thấy trên hữu ngạn của con sông một loại đường sá mà hai bên bị đứt đoạn từng quãng một, bởi những khoảng không gian trống trãi. Nhà cửa phần lớn bằng gỗ lợp lá dừa, một số ít khác hơn làm bằng đá… Hàng ngàn chiếc thuyền chen chúc nhau trên bờ sông, hình thành một ngôi làng nổi. Người An Nam, người Ấn Độ, người Tàu, cùng một vài lính Pháp, lính Philippin đi qua lại, thoạt tiên tạo nên một khung cảnh kỳ lạ khiến mắt nhìn thoả thuê"…(Thành cổ Sài Gòn – NXB Trẻ, 1 – 2006, Tr.123).
So với Bắc Hà và miền Trung (Châu Hoan- Châu Ái), thì vùng đất Sài Gòn còn trẻ hơn nhiều, nhưng từ những năm đầu thế kỷ XVIII, cư dân Sài Gòn cũng đã định hình được những phong tục thưởng Xuân của minh khi mỗi dịp năm cũ qua, năm mới đến. (Thành cổ Sài Gòn – NXB Trẻ, 1 – 2006, Tr.123).http://diadiemanuong.com/home/clear.gif (http://diadiemanuong.com/home/clear.gif)
Từ những vùng quần tụ của cư dân nhiều nơi đến như thế, người Sài Gòn ăn Tết cũng bình dị hơn những miền quê cũ của họ trước khi từ các nơi đến hai bờ rạch Bến Nghé lập nghiệp, sinh cơ dài lâu. Đó là những quần cư ban đầu của xứ sở Ngũ Quảng (5 tỉnh miền Trung) vào đầu tiên từ đầu thế kỷ XVI. Tuy nhiên một món không bao giờ thiếu là dưa hấu trên bàn thờ tổ tiên. Nam Bộ có khí hậu thích hợp cho các mùa cây trái, và dưa hấu thì dễ trồng, thích hợp cho khắp các nơi ở vùng đất Nam Bộ. Tác giả Trịnh Hoài Đức (1765 – 1825), là người viết về cư dân Sài Gòn xưa còn lưu lai cho ta biết có lẽ sớm nhất. Theo ông, khi ấy người Sài Gòn theo tục cũ người Giao Chỉ, ông tả trong Gia Định Thành Thông chí: "…người quan chức thì đội khănCao sơn, mặc áo phi phong, mang giày Bì đà; hạng thứ sỹ thì bới tóc, đi chân trần. Con trai, con gái đều mặc áo vắn, tay bâu thẳng, may kín hai nách…(Gia Định Thành Thông chí – Nha Văn hoá Sà: "…Gia Định Thành Thông chí – Nha Văn hoá Sài Gòn 1972)". Một trong những phong tục phổ biến trong dân gian tại Sài Gòn– nay vẫn giữ được – là việc thăm viếng, bồi đắp phần mộ tổ tiên, ông bà vào những ngày cuối năm. Việc này, theo Trịnh Hoài Đức: …"bởi vì gần Tết Nguyên đán, nhà cửa mọi người còn ưng chỉnh sức cho đàng hoàng, huống chi lễ con cháu thờ người chết, cũng như thờ người sống, đâu có lẽ ngồi coi cây cổ rậm rợp, mả mồ khuyết lỡ mà không đắp sửa giẫy dọn” (Gia Định Thành Thông chí – Nha Văn hoá Sài Gòn 1972)
Vào những ngày gần Tết xưa, ở Sài Gòn từ thế kỷ XVIII, thường từ 28 tháng chạp, buổi tối trong các nẻo làng, người ta thấy những toán chừng 15 người gọi là Na Nhân (tục danh "nậu sắc bùa") đi dọc các đường, đánh trống, gõ phách, nhìn thấy nhà phú hộ nào mở cửa thì đi vào, dán Lá bùa (cầu may) ở cửa ra vào, rồi nổi trống phách ca xướng, những lời chúc mừng; sau đó cả đoàn được chủ nhân mở tiệc rượu khoản đãi, thưởng tiền. Họ đi như thế từ nhà này sang nhà khác, cho đến buổi chiều cuối năm mới thôi. Có lẽ theo mô tả của học giả Trịnh Hoài Đức, thì đây là tục múa lân về sau này của người Việt ở Sài Gòn.
http://d.f9.photo.zdn.vn/upload/original/2012/01/25/17/31/1327487463837460272_574_574.jpg (http://d.f9.photo.zdn.vn/upload/original/2012/01/25/17/31/1327487463837460272_574_574.jpg)
Chợ hoa Tết xưa
Cũng như các miền, người Sài Gòn từ xưa vẫn làm lễ "thượng nêu", thường dựng trước của nhà một cây tre cao, trên buộc một giỏ tre đựng trầu cau, vôi; cạnh giỏ cột những bó giấy vàng mã. Theo tục xưa, từ ngày dựng cây nêu, đến ngày hạ nêu (mùng 7 tết) các chủ nợ không được đòi hỏi gì những khoản vay mượn trong năm cũ, đợi khi hạ xong nêu (mùng 7 tết) mới nhắc đến chuyện cũ, năm trước.
Tục lệ may quần áo mới khi Tết sang người Sài Gòn vẫn giữ đến nay. Đến những ngày gần Tết, trong nhà sắp xếp bàn ghế, dán đôi câu liễn mới mua về, quét dọn sạch sẽ nơi thờ tự tổ tiên, ông bà. Ngày mùng 1 tết, từ 4 -5 giờ sáng, con em trong nhà tất cả phải dậy, thắp nhang đèn, dâng trà trên bàn thờ tổ tiên, rồi bái người tôn trưởng, chúc những điều tốt đẹp trong năm mới. Trong lễ cúng tổ tiên ngày mùng một Tết, người Sài Gòn xưa vẫn lấy cây mía to, đủ cả gốc lẫn ngọn, và mâm hoa quả. Tục truyền đó là cây mía làm gậy cho ông bà đi về từ tổ tiên. Ngày mùng 3 Tt, phải có lễ tiễn chân tiên, tổ, người ta đốt vàng mã và đốt cả pháo để tiễn đưa.
Trong những thú vui ngày Tết của người Sài Gòn – Chợ Lớn xưa, ngoài việc đánh bài, có cả đánh bạc vui, thì trò chơi công cộng chủ yếu là đánh đu, mà Trịnh Hoài Đức tả: "Cột tre trụ ở 2 bên, tả hữu 3 vòng tròn, giữa chổ đánh đu qua lại thì 2 bên tả hữu trước sau chia trồng 6 cây trụ tre cách rộng ra, trên đầu trụ buộc chùm lại cho chặt chẽ, gác ngang ở giũa một cây tròn, xâu 2 cái lộc lư (ròng rọc) tiếp liền với 2 can tre dài gần đến đất, lượng chừng cho người leo lên… một người leo lên, hai tay cầm can tre hai bên, uốn mình nhóm lên, phục xuống, đưa đu lui tới giũa không trung, làm như vậy gọi là đánh đu… cuộc chơi có người hiếu sự, treo giải thưởng lên cao để ai đu với lên được thì thưởng"…" (Gia Định Thành Thông chí – Nha Văn hoá Sài Gòn 1972).
Trước đây, dù còn bận bịu với ruộng rẫy, rau màu, chuẩn bị cho thiên hạ đón Tết, song trò chơi đánh đu này vẫn được tổ chức ở vùng Chợ Quán, kéo dài đến rằm tháng giêng. Còn tại vùng Chợ Lớn, chợ Bến Thành thì có tục "lệ tế mạ (mạ là chỗ đóng quân- tế mạ là tế các tiền nhân có bày ra binh pháp- có thao diễn thủy binh, nơi bến có đò ngang, trên bến, dưới thuyền:…(Trịnh Hoài Đức – sách đã dẫn). Có một lệ không bao giờ thiếu từ 29 tháng chạp, là nhà nhà phải chú ý tìm được một gốc mai, cành mai, hái vài trái dưa hấu đặt kính cẩn trên bàn thờ tổ tiên, ông bà những ngày Tết.
Tại Nam Bộ, những năm đầu thuộc địa Pháp, cứ mỗi dịp tết về, Thống đốc Pháp đều ra bố cáo cho dân bản xứ và người Tàu được nghỉ 3 ngày Tết để vui vầy ông bà, cháu con. http://diadiemanuong.com/home/clear.gif (http://diadiemanuong.com/home/clear.gif)
Mỗi năm Tết đến là mỗi cảnh, mỗi tình…, song trong 3 ngày tết, người Sài Gòn đến nay vẫn luôn giữ cho được hồn sông, núi nuớc non an bằng, tình hữu; vẫn luôn hướng lòng thánh thiện của các bậc tổ tiên ông bà, để làm tròn tâm niệm luôn giữ lấy chữ tâm, chữ hiếu với mẹ, cha, ông bà, tổ tiên. Trong mỗi nhà với 3 ngày Tết đến, cả nhà cháu con phải đồng thuận trườc, sau; không để xảy ra chuyện bất đồng để mỗi dịp Tết đến - xuân về trong nhà, ngoài phố đều tràn ngập niềm vui./
Hình ảnh này được DDAU sưu tập trên internet.
(http://me.zing.vn/apps/photo?params=/dt/ddau00/apps/photo/album/photo-detail/id/1335225088)http://d.f9.photo.zdn.vn/upload/original/2012/01/25/17/31/13274875061132332222_574_0.jpg (http://d.f9.photo.zdn.vn/upload/original/2012/01/25/17/31/13274875061132332222_574_0.jpg)
Pháo Tết - 1 thứ không thể thiếu ở mỗi nhà lúc Giao Thừa
(http://me.zing.vn/apps/photo?params=/dt/ddau00/apps/photo/album/photo-detail/id/1335225347)http://d.f9.photo.zdn.vn/upload/original/2012/01/25/17/32/1327487528269372927_574_0.jpg (http://d.f9.photo.zdn.vn/upload/original/2012/01/25/17/32/1327487528269372927_574_0.jpg)
Đường Phố Sài Gòn giáp Tết đông đúc nhộn nhịp
http://d.f9.photo.zdn.vn/upload/original/2012/01/25/17/31/13274874911717636949_574_574.jpg (http://d.f9.photo.zdn.vn/upload/original/2012/01/25/17/31/13274874911717636949_574_574.jpg)
Dưa hấu bây giờ vẫn được bày bán như hồi xưa
(http://www.petrotimes.vn/van-hoa-giai-tri/khoanh-khac/2012/01/tim-lai-du-vi-tet-xua/attachment/25-25)http://www.petrotimes.vn/wp-content/uploads/2012/01/255-477x657.jpg?a23879 (http://www.petrotimes.vn/wp-content/uploads/2012/01/255-477x657.jpg?a23879)
Chợ hoa Tết ngày xưa
http://d.f9.photo.zdn.vn/upload/original/2012/01/25/17/31/1327487471401048901_574_574.jpg (http://d.f9.photo.zdn.vn/upload/original/2012/01/25/17/31/1327487471401048901_574_574.jpg)
(http://me.zing.vn/apps/photo?params=/dt/ddau00/apps/photo/album/photo-detail/id/1335224568)http://d.f9.photo.zdn.vn/upload/original/2012/01/25/17/30/13274874531264642603_574_0.jpg (http://d.f9.photo.zdn.vn/upload/original/2012/01/25/17/30/13274874531264642603_574_0.jpg)
Múa lân hồi xưa rất thịnh
http://d.f9.photo.zdn.vn/upload/original/2012/01/25/17/30/13274874151353505412_574_574.jpg (http://d.f9.photo.zdn.vn/upload/original/2012/01/25/17/30/13274874151353505412_574_574.jpg)
http://d.f9.photo.zdn.vn/upload/original/2012/01/25/17/30/13274874231639324082_574_574.jpg (http://d.f9.photo.zdn.vn/upload/original/2012/01/25/17/30/13274874231639324082_574_574.jpg)
http://d.f9.photo.zdn.vn/upload/original/2012/01/25/17/30/1327487435141016136_574_574.jpg (http://d.f9.photo.zdn.vn/upload/original/2012/01/25/17/30/1327487435141016136_574_574.jpg)
http://d.f9.photo.zdn.vn/upload/original/2012/01/25/17/30/1327487441427664076_574_574.jpg (http://d.f9.photo.zdn.vn/upload/original/2012/01/25/17/30/1327487441427664076_574_574.jpg)
sophienguyen
01-24-2014, 03:54 AM
HÌNH ẢNH VĂN HÓA TẾT XƯA
Người Việt xưa rất coi trọng các giá trị tinh thần. Tết đến, ở các phiên chợ quê hay ở những nơi đông người qua lại, xuất hiện hình ảnh những ông đồ ngồi viết chữ...
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/01cz-ongdo-3.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/01cz-ongdo-3.jpg)
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua..
(Vũ Đình Liên)
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/01dz-ongdo-1.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/01dz-ongdo-1.jpg)
Giá trị tinh thần nổi bật của Tết truyền thống Việt Nam thể hiện ở tình yêu HOA. Các làng hoa ven đô vui mừng khi thấy những cành hoa mình chăm sóc nở đúng vào dịp Tết.
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/08az-Chotet-banhoa-2.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/08az-Chotet-banhoa-2.jpg)
Ở các hè phố xuất hiện những em bé cầm cành đào đứng bán bên đường:
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/02z-Chotet-banhoadao.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/02z-Chotet-banhoadao.jpg)
Những cô gái, chàng trai… chào bán hoa đào…
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/04z-Chotet-banhoadao-5.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/04z-Chotet-banhoadao-5.jpg)
Loài hoa quý phái nhất được người Hà Nội truyền thống ưa chuộng trong dịp Tết là hoa thủy tiên
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/05z-Chotet-banhoathuytien-2.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/05z-Chotet-banhoathuytien-2.jpg)
Trong khi người miền Bắc chơi hoa đào, Hà Nội chơi hoa thùy tiên thì người miền Nam, người Sài Gòn chơi hoa mai:
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/TetSGxua-4.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/TetSGxua-4.jpg)
Ngày Tết ở cả hai miền Nam Bắc đều có phong tục cúng cây mía để ông bà ông vải dùng làm gậy chống. Nhưng điều thú vị là ở Sài Gòn từng có cả những phố dài chuyên bán mía cúng Tết
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/TetSGxua-3.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/TetSGxua-3.jpg)
Ở Sài Gòn cũng như Hà Nội, cứ Tết đến là chợ hoa mọc lên khắp nơi. Ảnh dưới đây là cảnh bán hoa Tết bên Hồ Gươm:
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/06z-Chotet-banhoa-Hoguom.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/06z-Chotet-banhoa-Hoguom.jpg)
Đường Nguyễn Huệ ở Sài Gòn thời nào cũng là nơi nhộn nhịp không khí Tết với chợ hoa, rừng người
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/TetSGxua-5.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/TetSGxua-5.jpg)
Thật ấm lòng khi thấy những thiếu nữ Hà Nội thướt tha trong tà áo dài bán và mua hoa Tết:
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/07z-Chotet-banhoa1.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/07z-Chotet-banhoa1.jpg)
Khách mua hoa Tết có thể gặp từ những người thuộc tầng lớp thượng lưu lịch sự
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/08bz-Chotet-muahoadao.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/08bz-Chotet-muahoadao.jpg)
Đến giới bình dân:
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/03z-Chotet-banhoadao-2.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/03z-Chotet-banhoadao-2.jpg)
Chợ Hoa Xuân đầu tiên ở Thủ Đô sau ngày giải phóng (1954) thật tưng bừng nhộn nhịp:
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/09z-Chotet-banhoamoigiaiphong.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/09z-Chotet-banhoamoigiaiphong.jpg)
Bên cạnh cái đẹp tinh thần, Tết người Việt không thể thiếu cái ngon vật chất. Trên đường phố Sài Gòn trong Tết xưa cũng như nay, bên cạnh những giò hoa, những chậu hoa, ta thường thấy hiện diện xe mực nướng với mùi thơm phức lan tỏa là minh chứng cho triết lý sống hài hòa ấy:
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/TetSGxua-6.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/TetSGxua-6.jpg)
Ở Hà Nội thì quầy hàng Tết ở các cửa hàng mậu dịch trong những năm tháng bao cấp chống Mỹ luôn đông người
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/11z-Chotet-cuahangbachhoa.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/11z-Chotet-cuahangbachhoa.jpg)
Chen lấn nhiều hơn xếp hàng:
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/10z-choTetthoibaocap.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/10z-choTetthoibaocap.jpg)
Món không thể thiếu thời đó là những hộp mứt Tết và những chai rượu Tết ("rượu mùi"):
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/12z-Cuahangbachhoabantet.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/12z-Cuahangbachhoabantet.jpg)
Ngày xưa, vào những ngày gần Tết, người đàn ông trong gia đình thường lo chuẩn bị cây nêu:
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/13az-cayneuchuanbi.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/13az-cayneuchuanbi.jpg)
Rồi trồng nêu để xua đuổi ma quỷ:
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/13bz-cayneudung.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/13bz-cayneudung.jpg)
Người phụ nữ nội trợ thì lo đi chợ mua gà (trống) về cúng đêm giao thừa:
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/01bZ-Chotet-muaga.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/01bZ-Chotet-muaga.jpg)
Và mua lá dong về gói bánh chưng:
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/01az-chotet-banladong.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/01az-chotet-banladong.jpg)
Cả nhà bắt tay vào gói và luộc bánh chưng:
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/14z-banhchunggoi.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/14z-banhchunggoi.jpg)
Rồi vớt bánh chưng ra và dùng cối đá để nén cho ráo nước:
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/15z-banhchungnau.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/15z-banhchungnau.jpg)
Cuối cùng, mâm cỗ cúng 6 món đầy ắp trong gia đình miền Bắc đã chuẩn bị xong:
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/16z-cotet.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/16z-cotet.jpg)
Thiếu nữ miền Nam cũng đã cắm lên bình hương trên bàn thờ những nén nhang thơm
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/TetSGxua-1.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/TetSGxua-1.jpg)
Vào những ngày giáp Tết, phố xá hai miền dường như khoác lên mình bộ cánh mới (ảnh 3D):
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/18z-Photet.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/18z-Photet.jpg)
Tết người Việt xưa không thể thiếu những tràng pháo đỏ, phong tục cầu mưa của một xứ nông nghiệp muốn qua tiếng pháo để nghe thấy tiếng sấm báo hiệu một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt:
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/19z-Phaotet1.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/19z-Phaotet1.jpg)
Thú vị nhất là lúc bịt tai đứng xa xa để xem đốt pháo và nghe pháo nổ đinh tai (dù tai đã bịt!):
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/20z-Phaotet2.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/20z-Phaotet2.jpg)
Sau lúc pháo nổ là xác pháo đỏ dầy đặc trên mặt đường (những năm sau này pháo làm dối, màu đỏ chỉ có ở lớp bọc ngoài nên nhìn trên mặt đường sẽ thấy màu đỏ ít mà màu trắng nhiều). Trẻ em tranh nhau lượm pháo xịt để đốt lại:
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/21Z-Phao5.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/21Z-Phao5.jpg)
Cảnh thường thấy ở Hà Nội vào sáng ngày 1 Tết là đường phố vắng người, mưa bụi giăng trắng xóa, vỉa hè đầy xác pháo đỏ (trong hình dưới đây là phố Khâm Thiên) - một không khí ấm (do Tết, do màu đỏ) trong giá rét...
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/17-PhoTetKhamThien.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/17-PhoTetKhamThien.jpg)
Cũng như ở miền Bắc, người phụ nữ miền Nam ngày Tết dắt con đi lễ chùa cầu mong Trời Phật phù hộ cho gia đình năm mới có cuộc sống an khang thịnh vượng (yên ổn về tinh thần trước rồi mới đến sung túc về vật chất sau)
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/TetSGxua-2.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/TetSGxua-2.jpg)
Mồng 4, mồng 5 Tết là bắt đầu tưng bừng Hội Xuân:
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/23z-Hoixuan.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/23z-Hoixuan.jpg)
Mà trong đó đu xuân là trò chơi không thể nào thiếu được:
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/24z-Hoixuan2.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/24z-Hoixuan2.jpg)
Các trò chơi Tết được khắc họa lại dày đặc dưới con mắt tò mò của người phương Tây trong sách của Samuel Baron:
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/22z-HoixuancuaSamuelBaron.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/22z-HoixuancuaSamuelBaron.jpg)
Còn đây là bộ ảnh "Tết xưa" do nhà thiết kế Võ Việt Chung “phục chế”, thực hiện vào dịp Xuân Kỷ Sửu 2009 (Netlife.com.vn) với sự tham gia của Kim Khánh, Kim Cương, Tạo Đỗ, Quang Vinh, Phương Linh, bé Bin, bé Tường và thân mẫu Võ Việt Chung - bà Ngô Thị Bê tại Củ Chi. Một quang cảnh Tết xưa luôn đầy ắp tiếng cười vàniềm vui sum họp...Đi chợ về…
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/Anhtet-thietkeNgVietChung-01.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/Anhtet-thietkeNgVietChung-01.jpg)
Vào bếp…
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/Anhtet-thietkeNgVietChung-02.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/Anhtet-thietkeNgVietChung-02.jpg)
Dọn dẹp nhà cửa, đánh bóng đồ thờ…
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/Anhtet-thietkeNgVietChung-03.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/Anhtet-thietkeNgVietChung-03.jpg)
Cả nhà cùng gói, nấu bánh chưng…
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/Anhtet-thietkeNgVietChung-04.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/Anhtet-thietkeNgVietChung-04.jpg)
Các thiếu nữ thêu thùa, chuẩn bị những tà áo dài, đồ trang sức…
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/Anhtet-thietkeNgVietChung-05.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/Anhtet-thietkeNgVietChung-05.jpg)
Ướm thử…
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/Anhtet-thietkeNgVietChung-06.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/Anhtet-thietkeNgVietChung-06.jpg)
Giúp nhau mặc và trang điểm…
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/Anhtet-thietkeNgVietChung-07.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/Anhtet-thietkeNgVietChung-07.jpg)
Rồi chị em từ trong buồng thập thò ngó ra, ngóng khách…
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/Anhtet-thietkeNgVietChung-08.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/Anhtet-thietkeNgVietChung-08.jpg)
Chúc tết và lì xì…
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/Anhtet-thietkeNgVietChung-09.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/Anhtet-thietkeNgVietChung-09.jpg)
Không gì vui bằng gia đình sum họp…
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/Anhtet-thietkeNgVietChung-10.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/Anhtet-thietkeNgVietChung-10.jpg)
Rồi cùng vui chơi, hội hè…
http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/Anhtet-thietkeNgVietChung-11.jpg (http://i649.photobucket.com/albums/uu215/vanhoahoc/Anhtet-thietkeNgVietChung-11.jpg)
(Sưu Tầm)
Powered by vBulletin® Version 4.2.2 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.