duyanh
01-17-2014, 02:52 PM
Quy định có hiệu lực từ ngày 1-1-2014 của tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) cấm tàu thuyền các nước đánh bắt cá tại khu vực Biển Đông tiếp tục là chủ đề được chính giới Mỹ, dư luận và các chuyên gia quốc tế lên án và bình luận.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/01/17/552d8d8f35de3b.img.jpg
Tàu Trung Quốc tiến xuống Biển Đông đánh bắt cá trái phép Chính quyền của Tổng thống Barack Obama và Quốc hội Mỹ đều đã lên tiếng chỉ trích lệnh cấm này của Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho rằng việc cơ quan lập pháp tỉnh Hải Nam thông qua các quy định hạn chế hoạt động của các tàu đánh cá của các nước khác ở những vùng biển có tranh chấp ở Biển Đông là một hành động khiêu khích, nguy hiểm và không dựa vào cơ sở luật pháp quốc tế. Ngày 14-1, các nghị sỹ Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã tổ chức điều trần, tuyên bố Mỹ sẽ không bỏ mặc cho Trung Quốc tha hồ sử dụng sức mạnh quân sự để áp đặt chủ quyền lãnh hải trên các vùng biển Hoa Đông và Biển Ðông, khẳng định thái độ chèn ép của Bắc Kinh đang làm các nước láng giềng lo ngại và thách thức quyền lợi của Mỹ. Hạ nghị sỹ đảng Cộng hòa Steve Chabot mô tả các hành động của Trung Quốc là hung hãn với mưu đồ thâu tóm các vùng lãnh hải tranh chấp từng bước một bằng sức mạnh. Hạ nghị sỹ đảng Cộng hòa Randy Forbes cho rằng Mỹ phải kiên quyết không chấp nhận các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh và hành động áp đặt bằng sức mạnh quân sự để thay đổi hiện trạng trong khu vực. Trong bài viết đăng trên blog cá nhân, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia cho rằng lệnh cấm đánh bắt cá là hành động nhằm mở rộng quyền tài phán của Trung Quốc đối với các vùng biển mà nước này không có quyền theo luật quốc tế. Vị Giáo sư, chuyên gia nghiên cứu về an ninh châu Á, mô tả lệnh cấm của Trung Quốc là một hành động “cướp biển của một nhà nước”. Theo ước tính của Giáo sư Carl Thayer, vùng biển trong "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc đòi chủ quyền nằm trong khu vực do tỉnh Hải Nam kiểm soát chiếm khoảng 57% diện tích Biển Đông. Tuy nhiên, Giáo sư Carl Thayer cho rằng tuy khó có khả năng gây sức ép trên toàn "mặt sân" vì chưa có đủ phương tiện, nhưng Trung Quốc sẽ áp dụng một cách có chọn lọc như một biện pháp gây sức ép lên Philippines. Theo ông, đây là biện pháp mà Trung Quốc sử dụng để đe dọa các nước khác ở Đông Nam Á nếu có ý định đoàn kết với Philippines. Theo tờ “Văn Hối” (Hồng Kông), tiếp theo Mỹ, Nhật Bản cũng chỉ trích các quy định đánh bắt cá mới đây của Trung Quốc ở Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera ngày 12-1 khi giám sát cuộc tập trận của Lực lượng Phòng vệ nước này đã phát biểu rằng việc Trung Quốc yêu cầu các tàu cá nước ngoài khi đi vào Biển Đông phải được sự cho phép của nước này là “uy hiếp trật tự quốc tế” và “quan điểm này không chỉ là của riêng cá nhân tôi mà là cách nhìn nhận của cả cộng đồng quốc tế”. Theo ông Onodera, việc Trung Quốc đơn phương áp đặt những hạn chế nhất định đối với các tàu cá nước ngoài không phải là điều được quốc tế chấp nhận và điều này có thể sẽ uy hiếp trật tự thế giới. Trong khi đó, Philippines - nước vốn có tranh chấp quyết liệt với Trung Quốc - không thừa nhận những quy định của phía Trung Quốc, đồng thời khuyến khích các ngư dân của nước này tiếp tục đến đánh bắt cá ở Biển Đông và tuyên bố “khi cần thiết sẽ ra tay bảo vệ”. Ngày 11-1, Phó Phát ngôn viên Phủ Tổng thống Philippines, bà Abigail Valte, cho biết ngư dân Philippines khi đánh bắt cá tại “Vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và vùng biển quốc tế” ở Biển Đông không cần phải xin phép Trung Quốc, “theo luật pháp quốc tế, không ai có thể tự coi vùng biển quốc tế thuộc chủ quyền của nước mình”.
theo haiquan
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/01/17/552d8d8f35de3b.img.jpg
Tàu Trung Quốc tiến xuống Biển Đông đánh bắt cá trái phép Chính quyền của Tổng thống Barack Obama và Quốc hội Mỹ đều đã lên tiếng chỉ trích lệnh cấm này của Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho rằng việc cơ quan lập pháp tỉnh Hải Nam thông qua các quy định hạn chế hoạt động của các tàu đánh cá của các nước khác ở những vùng biển có tranh chấp ở Biển Đông là một hành động khiêu khích, nguy hiểm và không dựa vào cơ sở luật pháp quốc tế. Ngày 14-1, các nghị sỹ Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã tổ chức điều trần, tuyên bố Mỹ sẽ không bỏ mặc cho Trung Quốc tha hồ sử dụng sức mạnh quân sự để áp đặt chủ quyền lãnh hải trên các vùng biển Hoa Đông và Biển Ðông, khẳng định thái độ chèn ép của Bắc Kinh đang làm các nước láng giềng lo ngại và thách thức quyền lợi của Mỹ. Hạ nghị sỹ đảng Cộng hòa Steve Chabot mô tả các hành động của Trung Quốc là hung hãn với mưu đồ thâu tóm các vùng lãnh hải tranh chấp từng bước một bằng sức mạnh. Hạ nghị sỹ đảng Cộng hòa Randy Forbes cho rằng Mỹ phải kiên quyết không chấp nhận các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh và hành động áp đặt bằng sức mạnh quân sự để thay đổi hiện trạng trong khu vực. Trong bài viết đăng trên blog cá nhân, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia cho rằng lệnh cấm đánh bắt cá là hành động nhằm mở rộng quyền tài phán của Trung Quốc đối với các vùng biển mà nước này không có quyền theo luật quốc tế. Vị Giáo sư, chuyên gia nghiên cứu về an ninh châu Á, mô tả lệnh cấm của Trung Quốc là một hành động “cướp biển của một nhà nước”. Theo ước tính của Giáo sư Carl Thayer, vùng biển trong "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc đòi chủ quyền nằm trong khu vực do tỉnh Hải Nam kiểm soát chiếm khoảng 57% diện tích Biển Đông. Tuy nhiên, Giáo sư Carl Thayer cho rằng tuy khó có khả năng gây sức ép trên toàn "mặt sân" vì chưa có đủ phương tiện, nhưng Trung Quốc sẽ áp dụng một cách có chọn lọc như một biện pháp gây sức ép lên Philippines. Theo ông, đây là biện pháp mà Trung Quốc sử dụng để đe dọa các nước khác ở Đông Nam Á nếu có ý định đoàn kết với Philippines. Theo tờ “Văn Hối” (Hồng Kông), tiếp theo Mỹ, Nhật Bản cũng chỉ trích các quy định đánh bắt cá mới đây của Trung Quốc ở Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera ngày 12-1 khi giám sát cuộc tập trận của Lực lượng Phòng vệ nước này đã phát biểu rằng việc Trung Quốc yêu cầu các tàu cá nước ngoài khi đi vào Biển Đông phải được sự cho phép của nước này là “uy hiếp trật tự quốc tế” và “quan điểm này không chỉ là của riêng cá nhân tôi mà là cách nhìn nhận của cả cộng đồng quốc tế”. Theo ông Onodera, việc Trung Quốc đơn phương áp đặt những hạn chế nhất định đối với các tàu cá nước ngoài không phải là điều được quốc tế chấp nhận và điều này có thể sẽ uy hiếp trật tự thế giới. Trong khi đó, Philippines - nước vốn có tranh chấp quyết liệt với Trung Quốc - không thừa nhận những quy định của phía Trung Quốc, đồng thời khuyến khích các ngư dân của nước này tiếp tục đến đánh bắt cá ở Biển Đông và tuyên bố “khi cần thiết sẽ ra tay bảo vệ”. Ngày 11-1, Phó Phát ngôn viên Phủ Tổng thống Philippines, bà Abigail Valte, cho biết ngư dân Philippines khi đánh bắt cá tại “Vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và vùng biển quốc tế” ở Biển Đông không cần phải xin phép Trung Quốc, “theo luật pháp quốc tế, không ai có thể tự coi vùng biển quốc tế thuộc chủ quyền của nước mình”.
theo haiquan