PDA

View Full Version : Chiến tranh Trung-Mỹ sẽ xảy ra nếu ...



duyanh
01-15-2014, 02:39 PM
Học giả quốc tế Evan N Resnick đã đưa ra 5 nguyên nhân có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ở châu Á - Thái Bình Dương.

http://sohanews2.vcmedia.vn/zoom/660_360/2014/5e8c2-00595.jpg

ảnh minh họa Trong bài viết trên tờ New Strait Times (có trụ sở tại Malaysia), học giả Evan N Resnick thuộc Viện nghiên cứu quốc tế S. Rarajatnam nhận định có 5 nguyên nhân chính có thể làm bùng phát một cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc tại châu Á-Thái Bình Dương. Đầu tiên, học giả Resnick cho rằng việc nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh từ khi nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình áp dụng chính sách mở cửa vào năm 1978 tạo ra một mối quan ngại đối với Mỹ. Ông nhận định rằng Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sẽ vượt qua Mỹ về GDP trong vòng 1 thập kỷ tới. Điều này giúp Bắc Kinh có nhiều tiền hơn để hiện đại hóa quân đội. Ông Resnick cho biết ngân sách quốc phòng Trung Quốc đã tăng trung bình hàng năm 10,3% trong thời kỳ 2001-2011. Vào năm 2012, ngân sách quốc phòng của Bắc Kinh lần đầu tiên đã vượt qua 100 tỷ USD. Vì là một cường quốc mới nổi, Trung Quốc sẽ tìm cách tăng cường an ninh bằng cách mở rộng tầm ảnh hưởng và kiểm soát ở những vùng lân cận. Ông Resnick nhấn mạnh rằng Trung Quốc đang theo đuổi chủ trương tuyên bố chủ quyền mở rộng và tăng cường bắt nạt các quốc gia trong khu vực.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/01/15/anh-57449.jpg (http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/01/15/anh-57449.jpg)
Tàu đổ bộ USS Peleliu của Mỹ cập cảng Hong Kong trong một chuyến thăm hữu nghị.

Lý do thứ hai, ông Resnick cho rằng chiến lược xoay trục sang châu Á hay tái cân bằng của Tổng thống Mỹ Barrack Obama cuối cùng có thể làm gia tăng thêm các căng thẳng và nguy cơ chiến tranh giữa Bắc Kinh và Washington. “Nhà Trắng không chỉ tăng cường triển khai quân sự ở Australia, Hàn Quốc, Philippines, và Singapore mà còn tìm cách củng cố các mối quan hệ quân sự với các đối tác trong khu vực bao gồm Ấn Độ, New Zealand, Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Camphuchia và thậm chí cả Myanmar.", chuyên gia này nhận định. Thứ ba, những cam kết an ninh của Mỹ với các đồng minh trong khu vực đã khuyến khích các đồng minh này thể hiện lập trường cứng rắn với Trung Quốc. “Cho dù không có chiến lược tái cân bằng, Bắc Kinh vẫn đối mặt với những bất ổn an ninh đáng kể khi cố gắng trở thành cường quốc trong một khu vực không chỉ bị chi phối bởi quân đội Mỹ mà còn đối đầu với các đồng minh cũng như đối tác chiến lược của Washington”, ông Resnick nhận định. Lý do thứ tư ông Resnick đưa ra là phần lớn các quốc gia tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương ngả về sự bảo vệ quân sự của Mỹ, trong khi nghiêng về Trung Quốc trong lĩnh vực phát triển kinh tế. “Các tranh chấp lãnh thổ và ngoại giao ở khu vực Đông Á liên quan và gây quan ngại lớn tới Trung Quốc nhiều hơn so với Mỹ vì hậu quả của chúng ảnh hưởng tới an ninh quốc gia của Trung Quốc nhiều hơn so với Mỹ”, ông Resnick phân tích. Cuối cùng, cả Bắc Kinh và Washington đều không thiết lập những quy định có thể làm dịu các cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa họ. Để tránh một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba, ông Resnick khuyên các nhà lãnh đạo ở Trung Quốc phải hiểu rằng nước họ chưa đủ lực để phát động một cuộc chiến chống Mỹ hay các cường quốc khác trong khu vực. Ông Resnick cũng cho rằng các nhà lãnh đạo Mỹ nên chấp nhận vị thế của Trung Quốc là một cường quốc mới nổi trong khu vực.


theo soha