PDA

View Full Version : Cuộc chiến Iraq và sự hồi sinh của khủng bố al-Qaeda



duyanh
01-12-2014, 02:39 PM
kiện tổ chức khủng bố al-Qaeda tuyên bố lập nhà nước Hồi giáo mới ở miền Tây Iraq sau khi kiểm soát toàn bộ thành phố Falluja, khiến mối lo ngại về nguy cơ hồi sinh mạnh mẽ của lực lượng khủng bố này sau khi Mỹ rút quân đang dần trở thành hiện thực.



http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1389537472_352d257b15f16b.img.jpg
Sau một thập kỷ, lá cờ của al-Qaeda lại xuất hiện ở Fallujah

Di sản từ cuộc chiến của Mỹ
Một thập kỷ sau khi quân đội Mỹ thực hiện vụ tấn công tàn bạo vào Fallujah, thành phố miền Tây Iraq một lần nữa lại trở thành tâm điểm của các cuộc xung đột vũ trang đẫm máu. ISIS, nhánh khủng bố địa phương tại Iraq, ngày 4-1 đã tuyên bố Fallujah là thủ đô nhà nước Hồi giáo mới. Nhóm này đưa ra tuyên bố trên sau khi chiếm Fallujah và chống trả với lực lượng quân đội Chính phủ tại Ramadi. Đây là hai khu vực đông người Hồi giáo dòng Sunni sinh sống.
Trong tháng 4, tháng 11 và 12-2004, Fallujah từng là một chiến trường đẫm máu do Mỹ can thiệp quân sự. Từ trên trời, những thứ vũ khí hiện đại của quân đội Mỹ như AC-130 Specter, phi cơ F-16 và trực thăng Apache liên tục nhả đạn. Dưới đất, một lực lượng gồm 10.000 binh sĩ được xe tăng cùng pháo cối hỗ trợ cùng lúc tấn công thành phố này.

Kết thúc cuộc chiến, 1/5 số nhà cửa trong thành phố bị phá hủy, 2/3 trong số những gì còn sót lại đều bị hư hỏng nặng. Hàng trăm nghìn người dân bị đẩy vào cảnh sống vô gia cư. Ít nhất 120 lính Mỹ thiệt mạng trong 2 cuộc tấn công, trong khi không có con số chính xác bao nhiêu nghìn người dân Iraq thiệt mạng được công bố.

Cuộc chiến đẫm máu ở Fallujah đã đủ cấu thành một tội ác chiến tranh. Nó tượng trưng cho tính chất tội ác của các cuộc chiến mà Mỹ phát động. Che mắt người dân trong nước bằng cái mà Chính phủ Mỹ gọi là "vũ khí hủy diệt hàng loạt” và mối quan hệ giữa Baghdad với al-Qaeda, một cuộc chiến thể hiện sự hung bạo, tham vọng bá chủ và đảm bảo nguồn năng lượng (dầu khí) của Mỹ đã nổ ra. Sau khi thất bại trong việc đảm bảo sự an toàn của binh sĩ Mỹ ở Iraq, cách đây 2 năm, chính quyền Tổng thống Obama buộc phải ra lệnh rút quân khỏi quốc gia Trung Đông. Người dân Iraq lại bị đẩy vào thế cô lập, phải tự bảo vệ mình khỏi di sản cay đắng mà quân đội Mỹ để lại sau gần 9 năm chiếm đóng. Trong khi đó, tham vọng bá quyền của Mỹ trong khu vực vẫn tiếp tục, đáng chú ý nhất là cuộc chiến nhằm lập đổ chính quyền Muammar Gaddafi ở Libya và nỗ lực thúc đẩy một cuộc can thiệp quân sự vào Syria. Ở Fallujah và Ramadi, hậu quả từ những cuộc chiến của Mỹ cả trong quá khứ và hiện tại, giờ đã cùng lúc trỗi dậy.

Khủng bố Al-Qaeda đang hồi sinh

Cuộc xung đột mới ở Fallujah được báo chí coi là cuộc chiến mới chống khủng bố al-Qaeda, bắt nguồn kể từ khi nảy sinh chia rẽ giữa các vùng miền do hậu quả từ chính sách chia để trị trong cuộc chiến của Mỹ. Hậu quả rõ rệt nhất là sự bất đồng sâu sắc giữa cộng đồng Hồi giáo dòng Shi’ite và cộng đồng Hồi giáo thiểu số dòng Sunni, trong khi ở phía Bắc cộng đồng thiểu số Kurd được cho quyền tự trị…từ đó các cuộc xung đột ở biên giới, tranh quyền khai thác dầu mỏ sắp bùng nổ thành một cuộc nội chiến.

Những hành động của chính quyền Iraq khiến người dân vô cùng phẫn nộ, trong đó không ngoại trừ ISIS và các nhóm bộ tộc. Các nhóm này tổ chức nổi dậy chiếm đóng các sở cảnh sát, loại bỏ lực lượng an ninh và thiết lập nhiều căn cứ và cuối cùng là chiếm đóng thành phố Fallujah và hầu hết thành phố Ramadi.

Chính quyền Obama đã đáp trả bằng việc tuyên bố hỗ trợ tổng lực cho ông Maliki, bắt đầu triển khai nhiều vũ khí như tên lửa Hellfire, máy bay không người lái cùng các trang thiết bị quân sự cho quân đội Iraq. Trong nước, chính quyền Obama cũng gây sức ép trước Quốc hội nhằm cung cấp trực thăng chiến đấu Apache cùng phi cơ F-16 cho chính quyền Iraq. Giới phân tích lo ngại rằng, với đường lối cai trị gây chia rẽ, chính quyền Iraq sẽ lại sử dụng số vũ khí này để tàn sát thường dân trong các cuộc biểu tình bạo lực.

Thủ tướng Nuri al-Maliki vẫn trấn an giới chức phương Tây rằng, quân đội Iraq sẽ không khuất phục trước al - Qaeda nhưng những gì diễn ra tại Iraq đang khoét sâu thêm nghi ngờ việc tiêu diệt Osama Bin Laden không thể làm al - Qaeda suy yếu. Sự hồi sinh của al-Qaeda dưới vỏ bọc của Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông, cho thấy những cuộc can thiệp quân sự của Mỹ và phương Tây trong nhiều năm liền nhằm tiêu diệt tổ chức này đã không mang lại kết quả gì ngoài "trái đắng”.

theo daidoanket.