duyanh
01-11-2014, 04:14 PM
Quy định bắt tàu cá nước ngoài hoạt động trên phần lớn biển Đông phải xin phép mà Trung Quốc mới ban hành tiếp tục bị phản ứng
Viện Nghiên cứu Stratcore Group của Ấn Độ đã tổ chức hội thảo “Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Trung Quốc và những thách thức hàng hải mới đối với châu Á - Thái Bình Dương và cấu trúc an ninh biển Đông” ở thủ đô New Delhi hôm 10-1.
10 tham luận tại hội thảo đã đề cập các vấn đề: Trung Quốc đơn phương thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông, nguy cơ đối đầu giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực - đặc biệt là Nhật Bản, những thách thức mới đối với châu Á - Thái Bình Dương, cấu trúc an ninh biển Đông...
Người dân Philippines phản đối hành động bắt nạt của Trung Quốc trên biển Đông vào tháng 7-2013 .
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1389456795_16_phi-8679f.jpg
Người dân Philippines phản đối hành động bắt nạt của Trung Quốc trên biển Đông vào tháng 7-2013 Ảnh: RAPPLER
Theo TTXVN, trong khi chủ tọa hội thảo cảnh báo việc Trung Quốc thiết lập ADIZ bao trùm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư sẽ ảnh hưởng đến cân bằng chiến lược tại châu Á về lâu dài, nhiều diễn giả đã chỉ trích hành động tấn công và chiếm đóng của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (năm 1974), một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa (năm 1988), bãi Vành Khăn (năm 1994) và bãi Cỏ Rong. Các diễn giả cũng chỉ trích quy định bắt tàu cá nước ngoài phải xin phép trên biển Đông mà Trung Quốc mới ban hành.
Các diễn giả cho rằng để giải quyết tranh chấp chủ quyền tại biển Đông, các bên liên quan phải tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), tìm kiếm giải pháp hòa bình dựa trên Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và hướng tới Bộ Quy tắc Ứng xử của các bên ở biển Đông (COC).
Song song đó, họ kêu gọi các bên kiềm chế, nhất là không đưa người lên ở tại các quần đảo chưa có cư dân. Hội thảo cũng ủng hộ các nước ngoài khu vực như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Nga… hỗ trợ ASEAN nhằm đạt được COC với Trung Quốc.
Trong khi đó, theo trang Rappler, các thành viên Quốc hội Philippines ngày 11-1 kêu gọi chính quyền Tổng thống Benigno Aquino phớt lờ quy định đánh cá mới của Trung Quốc. Hạ nghị sĩ Elpidio Barzaga Jr nhấn mạnh công nhận quy định này tức là Philippines từ bỏ chủ quyền đối với vùng biển tranh chấp.
Đáp lại, phía Trung Quốc cũng nhanh chóng chí trích Mỹ can thiệp. Tân Hoa Xã đăng bài bình luận kêu gọi “các nước xung quanh biển Đông phải nhìn thấu chiến lược, thủ đoạn cũng như tham vọng thao túng các vấn đề ở châu Á để duy trì thế độc tôn của Washington và quay về với con đường hội đàm trực tiếp thân thiện”. n
Tranh giành ảnh hưởng với Nga?
Tham vọng trên biển của Trung Quốc không chỉ dừng ở biển Hoa Đông, biển Đông hay Hoàng Hải lân cận. Theo Đài Tiếng nói nước Nga (VOR), sau khi chi khoảng 200 triệu USD để xây cảng Gwadar của Pakistan từ năm 2002 - 2005, nay Trung Quốc đang để mắt đến việc xây một cảng nước sâu khác trên bán đảo Crimea của Ukraine nhằm mở rộng ảnh hưởng đến tận biển Đen.
VOR cho biết Trung Quốc sẵn sàng bỏ ra khoảng 10 tỉ USD cho dự án ở Ukraine, bao gồm một bến cảng, một kho chứa dầu và một khu kinh tế xung quanh. Công ty Phát triển Kênh đào Nicaragua (Hồng Kông) của thương nhân Wang Jing là nhà đầu tư chính của cảng Crimean. Tuy ông Wang phủ nhận có liên hệ với chính quyền Bắc Kinh nhưng tờ Minh Kính của Hồng Kông khẳng định giấy phép của công ty do quân đội Trung Quốc cấp.
VOR đánh giá Trung Quốc đang nỗ lực thay thế vị trí của Liên Xô trước đây. Bằng chiến lược mở rộng ảnh hưởng quân sự, kinh tế và tránh xen vào nội bộ các nước nhận đầu tư, Trung Quốc đã tạo được chỗ đứng ở châu Phi và Mỹ Latin thông qua các công ty nhà nước.
Ngoài ra, sau 5 năm tham gia chống cướp biển ở Vịnh Aden, tàu Trung Quốc mới đây còn có mặt trong đoàn hộ tống tàu chở vũ khí hóa học Syria đi tiêu hủy trên biển Địa Trung Hải.
Hải Ngọc
LỤC SAN
Viện Nghiên cứu Stratcore Group của Ấn Độ đã tổ chức hội thảo “Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Trung Quốc và những thách thức hàng hải mới đối với châu Á - Thái Bình Dương và cấu trúc an ninh biển Đông” ở thủ đô New Delhi hôm 10-1.
10 tham luận tại hội thảo đã đề cập các vấn đề: Trung Quốc đơn phương thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông, nguy cơ đối đầu giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực - đặc biệt là Nhật Bản, những thách thức mới đối với châu Á - Thái Bình Dương, cấu trúc an ninh biển Đông...
Người dân Philippines phản đối hành động bắt nạt của Trung Quốc trên biển Đông vào tháng 7-2013 .
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1389456795_16_phi-8679f.jpg
Người dân Philippines phản đối hành động bắt nạt của Trung Quốc trên biển Đông vào tháng 7-2013 Ảnh: RAPPLER
Theo TTXVN, trong khi chủ tọa hội thảo cảnh báo việc Trung Quốc thiết lập ADIZ bao trùm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư sẽ ảnh hưởng đến cân bằng chiến lược tại châu Á về lâu dài, nhiều diễn giả đã chỉ trích hành động tấn công và chiếm đóng của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (năm 1974), một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa (năm 1988), bãi Vành Khăn (năm 1994) và bãi Cỏ Rong. Các diễn giả cũng chỉ trích quy định bắt tàu cá nước ngoài phải xin phép trên biển Đông mà Trung Quốc mới ban hành.
Các diễn giả cho rằng để giải quyết tranh chấp chủ quyền tại biển Đông, các bên liên quan phải tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), tìm kiếm giải pháp hòa bình dựa trên Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và hướng tới Bộ Quy tắc Ứng xử của các bên ở biển Đông (COC).
Song song đó, họ kêu gọi các bên kiềm chế, nhất là không đưa người lên ở tại các quần đảo chưa có cư dân. Hội thảo cũng ủng hộ các nước ngoài khu vực như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Nga… hỗ trợ ASEAN nhằm đạt được COC với Trung Quốc.
Trong khi đó, theo trang Rappler, các thành viên Quốc hội Philippines ngày 11-1 kêu gọi chính quyền Tổng thống Benigno Aquino phớt lờ quy định đánh cá mới của Trung Quốc. Hạ nghị sĩ Elpidio Barzaga Jr nhấn mạnh công nhận quy định này tức là Philippines từ bỏ chủ quyền đối với vùng biển tranh chấp.
Đáp lại, phía Trung Quốc cũng nhanh chóng chí trích Mỹ can thiệp. Tân Hoa Xã đăng bài bình luận kêu gọi “các nước xung quanh biển Đông phải nhìn thấu chiến lược, thủ đoạn cũng như tham vọng thao túng các vấn đề ở châu Á để duy trì thế độc tôn của Washington và quay về với con đường hội đàm trực tiếp thân thiện”. n
Tranh giành ảnh hưởng với Nga?
Tham vọng trên biển của Trung Quốc không chỉ dừng ở biển Hoa Đông, biển Đông hay Hoàng Hải lân cận. Theo Đài Tiếng nói nước Nga (VOR), sau khi chi khoảng 200 triệu USD để xây cảng Gwadar của Pakistan từ năm 2002 - 2005, nay Trung Quốc đang để mắt đến việc xây một cảng nước sâu khác trên bán đảo Crimea của Ukraine nhằm mở rộng ảnh hưởng đến tận biển Đen.
VOR cho biết Trung Quốc sẵn sàng bỏ ra khoảng 10 tỉ USD cho dự án ở Ukraine, bao gồm một bến cảng, một kho chứa dầu và một khu kinh tế xung quanh. Công ty Phát triển Kênh đào Nicaragua (Hồng Kông) của thương nhân Wang Jing là nhà đầu tư chính của cảng Crimean. Tuy ông Wang phủ nhận có liên hệ với chính quyền Bắc Kinh nhưng tờ Minh Kính của Hồng Kông khẳng định giấy phép của công ty do quân đội Trung Quốc cấp.
VOR đánh giá Trung Quốc đang nỗ lực thay thế vị trí của Liên Xô trước đây. Bằng chiến lược mở rộng ảnh hưởng quân sự, kinh tế và tránh xen vào nội bộ các nước nhận đầu tư, Trung Quốc đã tạo được chỗ đứng ở châu Phi và Mỹ Latin thông qua các công ty nhà nước.
Ngoài ra, sau 5 năm tham gia chống cướp biển ở Vịnh Aden, tàu Trung Quốc mới đây còn có mặt trong đoàn hộ tống tàu chở vũ khí hóa học Syria đi tiêu hủy trên biển Địa Trung Hải.
Hải Ngọc
LỤC SAN