View Full Version : Bí mật của một trí nhớ siêu phàm
khieman
01-11-2014, 01:32 AM
.
Bí mật của một trí nhớ siêu phàm
Secrets of a Super Memory
Tác giả: Eran Katz. - Dịch giả: Bùi Như Quỳnh.
http://4.bp.blogspot.com/-_WLgyYtlJ6s/Uifec-9GVkI/AAAAAAAAClI/p5erokNc3-M/s1600/download.jpg
Đã bao nhiêu lần bạn mất thời gian đi tìm chùm chìa khóa của mình? Đã bao nhiêu lần bạn tình cờ gặp lại một người bạn cũ nhưng không thể nhớ nổi tên anh ta? Tại sao nhiều người có thể nhớ được những sự việc của 30 năm trước, mà đôi lúc bạn lại không thể nhớ được một sự việc mới xảy ra ngày hôm qua?
Theo Eran Katz, trí nhớ của bạn không hề kém chút nào! Chỉ vì bạn thường không tự tin vào trí nhớ của mình, cho rằng mình sinh ra đã có một trí nhớ không hoàn hảo, rồi cam chịu chung sống với nó suốt đời. Do đó, điều bạn cần làm ngay là thay đổi quan niệm sai lầm này.
Trong Bí mật của một trí nhớ siêu phàm, Eran Katz sẽ hướng dẫn bạn những phương pháp ghi nhớ và bài tập tăng cường trí nhớ đặc biệt, giúp bạn có được sự hiểu biết, kinh nghiệm và niềm tin vào trí nhớ của mình, để từ đó ghi nhớ tất cả những gì bạn muốn.
“Tôi sinh ra không có năng khiếu gì đặc biệt. Khả năng nhớ của tôi đều do tập luyện từ nhỏ mà có… Phần lớn chúng ta cho đến cuối đời đều chỉ sử dụng được khoảng 10% khả năng ghi nhớ của mình… Và để nhớ mọi thứ thật lâu, lời khuyên của tôi là: Mỗi người hãy nhận thức lại cuộc sống để thấy cuộc sống của chúng ta thật đáng quý. Nhiệt tình với mọi điều trong cuộc sống, mọi thứ với chúng ta sẽ thật dễ nhớ.”
Eran Katz là học giả, diễn giả người Israel, lập kỉ lục Guiness thế giới về khả năng “nhớ”. Ông đã có hơn 1700 buổi thuyết trình và hội thảo ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có các tập đoàn lớn như Motorola, IBM, Oracle, Microsoft, Nokia, General Electric, Coca-Cola,…
Eran Katz là tác giả của hai cuốn sách bán chạy nhất tại Israel: Secrets of a Super Memory và Jerome Becomes a Genius. Hai cuốn sách này cũng đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.
Mục lục
Chương 1. Sự tự lừa dối
Chương 2. Một hướng tiếp cận mới
Chương 3. Bài đố vui
Chương 4. “Xin chào, Ron… à… Don, ý tôi là John…”
Chương 5. Điều này gợi cho tôi nhớ đến...
Chương 6. “Người phụ nữ đi giày bằng vàng…”
Chương 7. “Cat and gory = Category”
Chương 8. Phương pháp Roman Room
Chương 9. Giấy tờ, nhiệm vụ và những sự sắp xếp khác
Chương 10. Chìa khóa đâu nhỉ…?
Chương 11. Cách nhớ các con số
Chương 12. Cuốn danh bạ điện thoại hoàn hảo của bạn
Chương 13. Từ miền đất Luoisiana đến đế chế Napoleon
Chương 14. Trí nhớ siêu phàm trong học hành và thi cử
Chương 15. Trí nhớ siêu phàm trong thuyết trình
Chương 16. Trí nhớ siêu phàm trong ngôn ngữ và từ vựng
Chương 17. “Chúng ta đã gặp nhau chưa nhỉ? Nhìn bạn quen lắm…”
Chương 18. Một cái tên chứa đựng điều gì?
Chương 19. Áp dụng các phương pháp đỉnh nhất để nhớ tên và nhớ mặt
Chương 20. Ghi nhớ tên từng người trong nhóm ngay những phút đầu gặp gỡ
Chương 21. “Năm năm sau”
Chương 22. Chơi bài
Chương 23. Trò ghi nhớ một dãy số dài
Tóm tắt. Tầm quan trọng của trí nhớ
Nguồn: http://www.wattpad.com/
khieman
01-11-2014, 03:32 AM
(tiếp theo)
Phần mở đầu
Một buổi tối nọ, khi chúng tôi đang đi dạo trên phố dành cho người đi bộ ở Jerusalem thì Gali, cô con gái mới bốn tuổi của tôi đã khiến tôi vô cùng ngạc nhiên khi hỏi:
“Bố ơi, cho con xin 25 xu được không ạ?”
“Để làm gì vậy, con gái?” tôi hỏi lại.
“Để con cho Boris”, con bé trả lời.
Tôi không biết người nào tên Boris và chắc chắn không nhìn thấy người nào mà con bé quen biết, nên tôi hỏi nó:
“Ai là Boris vậy con?”
“À, là người chơi nhạc đó bố”, con bé nói nhỏ.
Ngay lập tức tôi hiểu ra, chắc là con bé nói tới người đang chơi đàn măng-đô-lin kia, kiếm sống dựa vào sự tốt bụng và nhân hậu của khách qua đường. Dù vậy, tôi vẫn ngạc nhiên về việc con bé biết tên ông ta.
Gali cầm tiền và lại gần người chơi đàn lúc này đang tập trung vào công việc của mình. Gali đứng trước mặt người đàn ông, nhưng không thể khiến cho ông ta chú ý, con bé đã nói nhỏ:
“Boris, cho ông này.”
Người chơi đàn ngước lên và nhìn chằm chằm con gái tôi một cách sửng sốt:
“Làm thế nào mà cháu biết tên ta?”, người đàn ông nhấn giọng.
Con gái tôi nhìn ông ta một lát và nói:
“Ông đã nói với cháu lần trước mà!”
“Nhưng làm cách nào mà cháu nhớ được thế?”, ông ta hỏi với tia nhìn ấm áp ánh lên trong mắt.
Con gái tôi không trả lời câu hỏi này. Thực tế dường như câu hỏi này chẳng có nghĩa lý gì với nó, cứ như nó đang tự hỏi mình:
“Có vấn đề gì vậy?...Ông đã nói tên cho cháu và cháu nhớ thôi. Có điều gì đáng ngạc nhiên ở đây sao?”
Tôi đứng sang một bên ngạc nhiên quan sát tình huống này. Tôi hết sức bất ngờ khi người đàn ông kia, với tôi chỉ là một thành phần không thể thiếu của cảnh vật đô thị ở đất nước tôi, thành phần mà bạn thường không chú ý, thì ngược lại, với Gali, ông ta chính là Boris! Người đàn ông với một cái tên, giống như tôi và con bé - một người đàn ông thú vị có thể khiến con bé hài lòng qua âm nhạc của ông ta.
Nhưng những gì xảy ra tiếp theo còn đáng kinh ngạc hơn.
Boris xếp lại đồ rồi cầm đàn măng-đô-lin bắt đầu gảy những nốt nhạc đầu tiên. Cùng lúc đó, Gali bỏ tiền vào cái ống đã han gỉ, ngay lập tức Boris ngừng chơi. Ông ta quỳ xuống cái ống, nhặt đồng tiền ra và đưa lại cho Gali.
“Cháu là bạn ta. Với cháu, ta sẽ biểu diễn miễn phí…”, người đàn ông nói với nụ cười rạng rỡ.
Boris lại tiếp tục chơi đàn. Còn tôi theo dõi mọi chuyện đang diễn ra một cách thích thú. Đã nhiều năm rồi, tôi dồn hết tâm trí vào việc phát triển và thực hiện các cách ghi nhớ, nhận thức được sức mạnh và tầm quan trọng của một trí nhớ tốt, cho nên những gì xảy ra ngày hôm đó là một bước ngoặt thật sự; một cô bé đi trên đường, tiến lại gần người chơi đàn trên hè phố và gọi tên ông ta. Người chơi đàn nghèo sống dựa vào những đồng tiền xu được bỏ vào ống đựng tiền của ông ta lại sẵn sàng trả lại tiền với tâm trạng vô cùng hạnh phúc. Vì sao vậy?
Bởi vì có người trong số hàng nghìn người đi qua ông ta hàng ngày đã nhớ tên ông ta. Đó chính là Gali. Con bé đã nhớ tên và còn gọi “Boris”. Còn Boris, cảm thấy xúc động và bất ngờ khi có người nhớ tên mình, đã cảm ơn con bé một cách tự nhiên – ông thưởng cho con bé một bản nhạc miễn phí. Ông cảm ơn con bé vì đã nhớ tên ông – một điều bình thường nhất.
Một trí nhớ tốt là tài sản quan trọng nhất. Nó là công cụ hữu hiệu mà chúng ta có được, nên ta cần phải đầu tư, rèn luyện và nuôi dưỡng nó thích đáng.
Điều này không giống như trước đây. Ở thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, người ta chú trọng đến việc phát triển các kỹ năng của trí nhớ. Plato, Aristotle và các nhà sư phạm khác luôn bị ám ảnh về việc tìm hiểu trí nhớ của con người, tìm ra quy luật liên tưởng hay các phương pháp tăng cường trí nhớ nhằm cải thiện khả năng ghi nhớ của con người.
Sau đó, những phương pháp này đã được các nhà tâm lý học nổi tiếng như Hubert và Ebinghouse phát triển. Tôi đã biết đến đề tài này từ 24 năm trước. Tôi đã đọc sách của Harry Loraine, một bậc thầy về các bài luyện tập trí nhớ, và sau đó đọc thêm rất nhiều cuốn sách khác. Qua nhiều năm, tôi chuyển chủ đề này sang một sở thích đặc biệt hơn. Tôi học cách thực hiện các bài tập tăng cường trí nhớ đặc biệt, tôi chọn lọc các phương pháp mới, và nhận thấy hiệu quả đáng ngạc nhiên của chúng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Trong cuốn sách này, tôi muốn giới thiệu với các bạn những gì mà tôi cho là các ý tưởng, phương pháp và bí quyết thành công nhất để phát triển một trí nhớ tuyệt vời.
Cuốn sách này không chỉ hướng dẫn bạn mà còn chứng minh cho bạn thấy rằng các phương pháp này có hiệu quả. Do đó, bạn sẽ thấy các bài luyện tập vui xuyên suốt các chương được sắp xếp theo thứ tự thời gian và cấp độ tăng dần từ dễ đến khó. Bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi khả năng ghi nhớ của mình ngay sau vài chương đầu tiên của cuốn sách.
Đọc xong cuốn sách này, có thể bạn sẽ thực hiện những bài tập tăng cường trí nhớ đặc biệt đễ trong phần đời còn lại bạn sẽ có được sự hiểu biết, kinh nghiệm và bằng chứng về việc bạn có thể tin tưởng vào trí nhớ của bản thân và khả năng ghi nhớ tất cả những gì bạn muốn.
Thân mến!
Eran Katz
Chương 1.
Sự tự lừa dối
Vài điều ngạc nhiên về trí nhớ con người Bạn đang tản bộ trên con đường nhỏ, hàng trăm người lướt qua bạn, rồi đột nhiên anh ta xuất hiện…
Trông anh ta rất quen, rõ ràng bạn biết tên anh ta nhưng lại không thề nhớ ra. Bạn nheo mắt lại và liếc anh ta với ngụ ý: “Yên tâm đi, trong một giây tôi sẽ nhớ ra chúng ta đã gặp nhau ở đâu thôi”, nhưng sau đó bạn từ bỏ, rồi nói: “ Có lẽ chúng ta đã gặp nhau ở…”, anh ta nhắc bạn: “Trong bữa tiệc của Mike, cách đây hai tháng. Anh là David đúng không…?”
“Ồ! Đúng rồi”, bạn nuốt nước bọt rồi cố gắng vớt vát chút lòng tự trọng của mình: “Còn anh là Ron… à Don nhỉ…”
“Allan”, anh ta nhanh chóng giúp bạn vượt qua tình huống khó khăn.
“Tôi nhớ là có chữ A”, bạn cố tỏ ra hài hước rồi vội vàng xin lỗi, “Thứ lỗi cho tôi nhé, trí nhớ của tôi kém quá.”
Tình huống này có vẻ rất quen thuộc nhỉ? Có phải tất cả chúng ta đều từng gặp phải trường hợp này không? Tiếp tục nhé! Bạn trở về nhà chỉ để thay quần áo rồi đến phòng tập thể dục. bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để đi, quần áo đã thay xong, khăn tắm đã để trong túi xách, ví tiền đã để trong túi xách tay, còn chìa khóa… Chìa khóa đâu? Nó đâu rồi?!
Bạn lục tung túi xách, quay lại tìm trên bàn bếp, rồi bàn phòng khách, kiểm tra ghế xô-pha, phòng ngủ, lật tung khăn trải giường, ném gối. Bạn dừng lại và nghĩ… có lẽ nó ở trong túi xách tay.
Bạn quay trở lại phòng khách, dốc ngược túi xách để mọi thứ rơi ra. Vẫn không thấy. có lẽ bạn đã bỏ nó vào chiếc ví mà bạn mang đi hôm qua chăng? Chắc là thế rồi!
Bạn với lấy chiếc ví rồi kiểm tra kỹ đến mức chắc hẳn không một nhân viên an ninh nào có thể soi xét tỉ mỉ đến vậy. Vẫn không thấy chìa khóa! Nghĩ lại lần nữa xem… Bạn đã làm gì?... Bạn bước vào cửa… vào phòng tắm… vậy chìa khóa ở đâu??? Nó chỉ ở trong túi xách. Bạn đổ hết mọi thứ trong túi ra và kiểm tra từng đồ vật một. Không thấy. Bạn gọi cho người bạn mà đã hứa đón người ta cách đây 10 phút và xin lỗi: “Mình không tìm thấy chìa khóa… tâm trí mình để đâu ấy”, rỗi bỗng nhiên bạn nhìn thấy chùm chìa khóa nằm ngay dưới quyển danh bạ điện thoại, bên cạnh chiếc điện thoại. Nhẹ cả người!
“Vậy tôi nên kết luận thế nào?”, bạn có thể hỏi, “trí nhớ của tôi kém thế sao? Tôi hiểu! – đó cũng là lý do tôi đọc cuốn sách này mà.”
Nhưng đó không phải là kết luận. Đây cũng là lỗi mà chúng ta thường gặp phải: chúng ta kết luận rằng trí nhớ của mình quá kém.
Điều ngạc nhiên thứ nhất: Không có trí nhớ nào là kém!
Cũng giống như những thứ khác, trí nhớ không phải là một hệ thống toàn diện và không thể phân loại tốt hay kém. Nếu chúng ta khó có thể nhớ tên, nhớ mặt người khác thì liệu có phải là toàn hệ thống trí nhớ của chúng ta kém không? Nếu chúng ta quên mất cuộc trò chuyện ngày hôm qua thì liệu có phải chúng ta sẽ không nhớ bài giảng ngày mai không?
Không có mối liên hệ nào cả. Có thể chúng ta có trí nhớ tốt đối với việc nhớ các số điện thoại hay nhớ lời bài hát khi mới chỉ nghe trên đài một lần. Vấn đề xuất phát từ quan niệm phổ biến của xã hội cho rằng chỉ có tối đa hai khả năng: một trí nhớ tốt và một trí nhớ kém.
Thực tế, có rất nhiều khả năng: chúng ta có thể nhớ tốt trong một số lĩnh vực cụ thể nào đó nhưng lại nhớ kém trong những lĩnh vực khác.
Khi một trung đội thất bại trong việc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể thì điều đó không có nghĩa là cần xét lại toàn bộ quân đội đó, hay người chỉ huy phải tiến hành kiểm điểm kỹ lưỡng trong cả trại huấn luyện. Đó rõ ràng là một sự cố.
Điều này cũng tương tự với trí nhớ. Nếu chúng ta khó có thể ghi nhớ một số điện thoại, điều đó không có nghĩa là ta có trí nhớ kém. Nó chỉ có nghĩa là chúng ta khó nhớ một số điện thoại mà thôi.
Khi nhận ra đặc điểm này, bạn sẽ thấy nhiệm vụ trở nên đơn giản hơn rất nhiều, từ đó tất cả những gì chúng ta cần làm là cải thiện những lĩnh vực mà trí nhớ còn kém.
Điều ngạc nhiên thứ hai: Cứ tưởng trí nhớ của chúng ta kém… nhưng nó không hề kém chút nào!!!
“Tại sao anh ta lại cố làm rối tung mọi thứ thế này nhỉ?” chắc hẳn bạn sẽ tự hỏi một cách bất lực như vậy. “Nếu tôi không thể nhớ mình đã để chìa khóa ở đâu, và tôi thường xuyên mất thời gian tìm chúng, thì vì Chúa, trí nhớ của tôi về ‘vị trí đồ vật’ không chỉ kém mà thậm chí… không hề tồn tại!”
Điều này chỉ là do bạn suy diễn. Đơn giản là chúng ta chưa đánh giá đúng mức trí nhớ của bản thân. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người cho rằng khả năng nhớ tên của họ kém thì thực tế lại nhớ tên rất giỏi so
với người khác. Tuy nhiên, bạn hãy gạt bỏ các nghiên cứu này sang một bên và tự thực hiện một nghiên cứu nhỏ sau:
Trong tháng trước, đã bao nhiêu lần bạn phải mất hơn 10 phút để tìm chìa khóa? Ba lần? Bốn lần hay mười lần?
Theo thống kê, chúng ta sử dụng chìa khóa 150 lần một tháng, trong những trường hợp như ra khỏi nhà, lên xe, tại nơi làm việc,… 150 lần một tháng. Cứ cho đó là viễn cảnh tồi tệ nhất (thật khó tin) và ước rằng mười lần trong một tháng chúng ta phải tìm chìa khóa. Như vậy trong một tháng, chúng ta có 140 lần không phải tìm chìa khóa, nghĩa là ta nhớ đã để chúng ở đâu. 140 lần một tháng, tức là đạt tỉ lệ nhớ 95%! Trong “thất bại” cụ thể này, trí nhớ của chúng ta đạt tỉ lệ thành công là 95%! Chúng ta không mong muốn mọi điều chúng ta làm sẽ “thất bại” theo cách này, đúng không?
Trí nhớ “rất kém” của chúng ta chỉ có tỉ lệ sai sót là 5%. Nếu vậy, tại sao chúng ta lại đưa ra giả thiết là chúng ta chỉ nhớ kém trong một lĩnh vực nào đó. Có 2 nguyên nhân: nguyên nhân thứ nhất chỉ xảy ra trong một số trường hợp cuộc sống, một thất bại dù nhỏ cũng có thể làm gián đoạn mạch thắng lợi dài đang có.
Nếu ta nhận được một bảng điểm toàn điểm 10 mà lại có một điểm 4 thì chắc hẳn ta sẽ cảm thấy thất vọng. Nếu ta mua một chiếc xe hơi mới tinh rồi lại thấy có một vết xước nhỏ thì ta sẽ tức điên lên và cảm thấy chán ngán. Chúng ta đáp máy bay xuống Las Vegas trong bộ com-lê sang trọng thế mà lại thấy mấy sợi tóc vương trên sàn nhà tắm (Điều mà Chúa cấm kị), khách sạn thì bẩn thỉu, tất nhiên Las Vegas cũng bẩn thỉu nốt, và tình trạng này cũng giống như ở bang Nevada.
Chúng ta luôn cầu toàn về mặt cảm xúc và có xu hướng phóng đại lên. Đó là lý do tại sao khi nói về một con quái vật, chúng ta thường thổi phồng nó lên, cũng giống như 5% trường hợp chúng ta không nhớ là để chìa khóa ở đâu (cho dù 5% đó, chúng ta không quên hoàn toàn!! Cuối cùng ta vẫn tìm ra chúng. Đó chỉ là trí nhớ của bạn không làm việc với tốc độ của hệ điều hành Windows XP, sẽ mất chút ít thời gian để xử lý).
Nguyên nhân thứ 2, và cũng là vấn đề trung tâm, là một sai lầm cụ thể lại dẫn đến hình thành khuynh hướng chung, hay nói cách khác là phát triển quan điểm tiêu cực cho trí nhớ về những công việc mà chúng ta thất bại.
Về khả năng nhớ tên người, số liệu thống kê cũng giống như trường hợp nhớ chìa khóa. Mỗi tháng, chúng ta tình cờ gặp hàng trăm người mà chúng ta nhớ tên cũng như những gì liên quan đến họ. Nhưng nếu trong một tháng, chúng ta ngẫu nhiên gặp 5 người mà ta không thể nhớ tên – ta sẽ kết luận rằng khả năng nhớ của mình rất kém.
Hơn nữa, thực tế việc không thể nhớ tên một người thường xảy ra đúng vào lúc người đó đang đứng trước mặt bạn thật khó hiểu. Đây là một tình huống căng thẳng và lúng túng, và đa số chúng ta đều mắc phải sai lầm nghiêm trọng là xin lỗi họ. Chúng ta cảm thấy việc không thể nhớ nổi tên người đang đứng trước mặt mình là một sự sỉ nhục đối với họ. Bạn thường rất lúng túng trong tình huống này, rồi bạn xin lỗi và nói: “Thứ lỗi cho tôi nhé, trí nhớ của tôi kém quá”. Vì sao sai lầm này lại nghiêm trọng như vậy? Bởi vì chúng
ta xin lỗi lần thứ nhất, lần thứ hai và dần dần trong thâm tâm ta tin rằng khả năng nhớ tên của ta rất kém.
Quá trình này dẫn đến việc chúng ta ngày càng có thái độ tiêu cực đối với trí nhớ của bản thân. Chúng ta trở nên phòng thủ và tự thuyết phục mình rằng chẳng thể làm gì vì trí nhớ của chúng ta rất kém. Do đó, lần sau chúng ta sẽ không cố gắng nhớ tên một ai đó, một cuộc hẹn hay một nhiệm vụ trong chừng mực cho phép. Đó là sự lãng phí thời gian, vì “bất kỳ khi nào chúng ta không nhớ thì điều này cũng đúng thôi và chúng ta sẽ được tha thứ…”
Còn thú vị hơn khi phát hiện ra rằng, khi quên mất điều gì đó, hầu hết mọi người đều bào chữa bằng cách đổ lỗi cho sức khỏe. “Tôi vừa bị một trận ốm”. “Có quá nhiều thứ trong đầu tôi khiến tôi quên bénG mất nó”, (tương tự câu “Não tôi rất nhỏ. Nếu tôi phải ghi nhớ cuộc hẹn với bạn thì việc này cũng đồng nghĩa tôi phải quên đi 4 số điện thoại của Nancy, người mà tôi muốn mời đi chơi tối nay…”).
Tuy nhiên, một trong những lời biện hộ thường xuyên của tôi là tuổi tác – “Trí nhớ của tôi không còn như trước nữa”.
Điều ngạc nhiên khác: Tuổi tác chỉ là sự biện hộ. Có thể có một vài người trong số các bạn sẽ phản ứng
lại: Thế còn bệnh Alzheimer và mối liên hệ giữa tuổi tác và trí nhớ đã được chứng minh thì sao?!
Đúng vậy, có mối liên hệ giữa hai yếu tố này, trí nhớ của chúng ta có thể bị giảm sút do các nguyên nhân sinh lý liên quan đến tuổi tác. Nhưng vấn đề ở đây là bạn không phải bác sĩ tâm thần và cũng không biết được mình có thuộc trường hợp này không (trừ phi bạn được thông báo cụ thể về điều này).
Tôi đang nói đến những người mà khi về đến nhà sau giờ làm việc lại phát hiện ra mình để quên bản báo cáo mà bạn dự định đọc tối nay ở văn phòng, và sau đó bạn tuyên bố rằng: “Ôi, tuổi tác đã khiến mình đãng trí rồi…” Những người lấy tuổi tác để bào chữa cho mình nên thực hiện một thí nghiệm đơn giản sau. Hãy đến bất kỳ một trường tiểu học nào và đi vào một lớp học vào cuối buổi học để thấy rằng tuổi tác không liên quan gì đến trí nhớ: Bạn sẽ tìm thấy rất nhiều túi, sách, vở, áo choàng và những đồ vật khác bị bỏ quên.
Điều khác biệt duy nhất giữa một đứa trẻ 7 tuổi để quên chiếc bút chì trên bàn với một giám đốc điều hành 45 tuổi để quên một bản báo cáo tại văn phòng là đứa trẻ sẽ không về nhà và nói rằng: “Mẹ ơi, làm thế nào bây giờ, trí nhớ của con không còn được như trước nữa…”
Chúng ta cùng đi đến kết luận cho những sự ngạc nhiên Chúng ta cùng đi đến kết luận cho những sự ngạc nhiên này bằng sự ngạc nhiên lớn nhất:
Không có giới hạn nào cho khả năng nhớ của con người! (Chỉ có giới hạn về mặt lý thuyết, nhưng
chúng ta cũng không bao giờ đạt được điều đó). Hãy nhớ rằng, lời bào chữa: “Tôi quên mất vì tôi có quá
nhiều thứ phải nhớ?” rất tương ứng với câu: “Tôi không muốn làm cho trí nhớ của tôi bị quá tải”.
Chúng ta luôn thích viết ra danh sách mua sắm hay số điện thoại hơn là phải ghi nhớ chúng. Sự ưu tiên này là do chúng ta thiếu tin tưởng vào trí nhớ của mình. Trong nhiều trường hợp, chúng ta lại cho rằng danh sách mua sắm chỉ sử dụng một lần nên nó trở thành gánh nặng không cần thiết cho bộ nhớ của chúng ta. Điều đó có nghĩa là: “Khi tôi cần nhớ điều gì đó thì nó phải thật sự quan trọng”. Hãy ước lượng xem mỗi ngày có bao nhiêu thứ hoàn toàn mới mẻ mà chúng ta nhớ được? 30? 100? Hay 1000?
Bạn sẽ không thể tin nổi! Có đến hàng trăm nghìn! Thật may mắn khi trí nhớ của con người có thể tiếp thu
một lượng thông tin lớn đáng ngạc nhiên mà không cần phải cố gắng. Hàng ngày, thậm chí không cần phải chú ý mà chúng ta vẫn nhớ hàng trăm nghìn “đơn vị” thông tin: một vài điều mới học, tin tức vừa nghe trên đài, các cuộc trò chuyện của mọi người, quang cảnh mới nhìn thấy, âm thanh mới nghe được, mọi cảm xúc, quan điểm hay tâm trạng… tất cả mọi thứ đều được ghi lại trong trí nhớ và trở thành một phần bất biến trong trí nhớ.
Thậm chí chúng ta còn có khả năng vận dụng trí nhớ để viết ra vài trang về những thứ mà chúng ta chưa từng nhìn thấy như: khủng long, vũ khí hạt nhân, cuộc cách mạng công nghiệp, cách pha chế rượu,…
Khi chúng ta quên mất một điều gì đó thì nó cũng chỉ là một giọt nước trong đại dương trí nhớ của chúng ta. Trớ trêu thay, lý do mà chúng ta nhận ra rồi thất vọng về trường hợp đó là chúng rất hiếm khi xảy ra!
Nếu thế vẫn chưa đủ thì trong suốt cuộc đời, chúng ta không thể sử dụng đến 10% khả năng của trí nhớ! Hàng tỉ thứ chúng ta ghi nhớ trong phần đời còn lại sẽ thêm vào chỉ 10% trí nhớ của chúng ta.
Bây giờ hãy làm một bài toán đơn giản. Hàng ngày, chúng ta ghi nhớ hàng trăm điều mới mẻ, nhân con số này với số năm ta sống, ta thu được gì? Thật khó có thể tưởng tượng được con số như vậy, và điều kỳ lạ là nó chỉ tập trung ở 1/10 trí nhớ của ta. Trên 90% trí não của chúng ta không được sử dụng (với một số người
thì điều này rất rõ ràng…). Bây giờ, hãy cho tôi biết, bạn có thật sự tin rằng danh sách mua sắm kia, dù chỉ sử dụng một lần, cũng sẽ trở thành gánh nặng cho trí nhớ của bạn không?
Thực ra một danh sách như vậy không thể “làm đầy” trí nhớ của bạn. Vấn đề chỉ đơn thuần thuộc về tâm lý
– cái ý nghĩ rằng sẽ mất thời gian và nỗ lực của trí óc để ghi nhớ một danh sách như vậy (trái với việc viết nó ra giấy), và như đã nói trên, chúng ta thiếu niềm tin vào khả năng ghi nhớ đầy đủ danh sách đó.
Trong các phần tiếp theo của cuốn sách này, tôi sẽ chỉ cho bạn nhiều thứ, trong đó có cách ghi nhớ danh sách đó dễ dàng và nhanh hơn cả thời gian viết chúng ra giấy. Hơn nữa, tôi cũng sẽ chứng minh cho bạn thấy bạn sẽ không quên nó trong vài ngày sau khi đã mua sắm.
Việc chúng ta thiếu tin tưởng vào trí nhớ của mình không chỉ liên quan đến những điều mới mẻ ra muốn nhớ, mà còn rõ ràng đối với trí nhớ hiện tại. Đây là một ví dụ. Hãy suy nghĩ một phú về tấm biển nhường đường mà ta gặp ở cuối một số con đường, trước khi đến chỗ giao nhau. Tấm biển đó có hình dạng thế nào? Có phải nó là một hình tam giác có đáy ở phía trên còn đỉnh ở phía dưới?
“Đó là hình tam giác ngược”, có lẽ bạn sẽ hào hứng nói như vậy, đúng không? Bạn đã nghĩ kỹ chưa? Đó là hình tam giác ngược hay đó chỉ là cách bạn nhìn… Và nếu tôi nói rằng đó là một hình tam giác thông thường, bạn có ngạc nhiên không?
Tôi sẽ bắt bạn phải chờ đợi lâu. Đó thật sự là một hình tam giác ngược. Phải thừa nhận điều này – liệu có phải đôi khi bạn thoáng chút nghi ngờ rằng trí nhớ của bạn làm cho bạn u mê?
Vấn đề mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây là, rất dễ dàng hủy hoại niềm tin vào trí nhớ của chúng ta vì chúng ta không thật sự tin tưởng nó.
Bạn thường dễ dàng tin vào ba người bạn, những người nhớ rõ ràng rằng Roger Moore đóng vai James Bond trong bộ phim “Đừng bao giờ nói không” hơn là trí nhớ của bạn nói rằng Sean Connery mới là người đóng vai này (thực tế là Sean Connery).
Tóm lại, hãy tin tưởng vào trí nhớ của bạn từ giờ. Hãy đặt niềm tin vào nó, chắc chắn nó sẽ không làm bạn thất vọng. Hạn chế những suy nghĩ tiêu cực như: “Tôi có trí nhớ kém”, “Trí nhớ của tôi không còn được như trước”,…
Trong phần tiếp theo, bạn sẽ học được cách chuyển từ khuynh hướng suy nghĩ tiêu cực sang tích cực.
Chương 2.
Một hướng tiếp cận mới
Bước 1: Mong muốn – động lực cho những người thiếu động lực
Khi còn là sinh viên, tôi đã làm công việc phụ đạo cho việc cải thiện trí nhớ.
Một lần, tôi được yêu cầu đến nhà một phụ nữ đã có tuổi, cô đơn – người muốn thuê tôi.
Trong vòng một tiếng rưỡi, tôi ngồi và cố gắng bằng mọi cách hướng dẫn cho bà cách ghi nhớ những gì liên quan đến bà một cách rõ ràng – khóa cửa trước khi ra khỏi nhà, uống thuốc đúng giờ, nhớ các cuộc hẹn với bác sĩ.
Đó là một bài học kì lạ, vì bà đã hoàn thành tất cả những gì tôi đã nói, cùng với bảy câu nói của riêng bà, chủ yếu là về gia đình và tuổi thơ, cộng với một nghìn thứ khác không liên quan gì đến trí nhớ.
Một tuần sau, khi đang đi dạo trên phố, tôi tình cờ gặp lại bà. Tôi tiến lại và chào hỏi.
“Chúng ta quen nhau à?” Bà ta nhìn tôi, sự bối rối hiện rõ trên mặt. Bà ta không còn nhớ tôi.
Câu chuyện này đáng cười hay đáng buồn phụ thuộc hoàn toàn vào cách bạn nhìn nhận nó. Tôi kể ra câu chuyện này vì nó chứa đựng một bài học – bạn không thể đặt mục tiêu và đạt được nó nếu bạn không thật sự muốn. Người phụ nữ này không thật sự học cách cải thiện trí nhớ của mình. Chỉ đơn giản là bà ta đang cô đơn và muốn kết bạn với tôi. Bà ta có nhu cầu muốn nói chuyện với một ai đó. Và với bà ta, cách tốt nhất là trả tiền dạy cho tôi để học cách “cải thiện trí nhớ”. Nên bà ta không hề cảm thấy thích thú với
chuyện học.
Có lẽ chúng ta đã từng nghe câu nói “Không có gì là không thể, chỉ là không muốn mà thôi”.
Những người không thật sự mong muốn, thực ra là không thể. Cho dù tôi có dạy bạn tất cả những kỹ thuật ghi nhớ tốt nhất trên thế giới thì chúng cũng chẳng có ích gì cho bạn nếu bạn không tin rằng trí nhớ của bạn tốt hơn nhiều so với bạn tưởng tượng rất nhiều, và bạn thật sự muốn nó trở nên hoàn hảo. Điều này tương tự như việc học bơi với một tấn buộc thòng lọng ở cổ kéo xuống.
Không còn nghi ngờ gì nữa, thật khó thoát khỏi lối suy nghĩ về trí nhớ đã “ăn sâu bám rễ” trong chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có khả năng làm được điều này.
Bạn còn nhớ bước tiến bộ từ máy đánh chữ lên máy tính xử lý văn bản không? Đó là sự thay đổi tâm lý khó khăn đối với những người đã quen với chiếc máy đánh chữ trong nhiều năm. Nhờ có sự xuất hiện của máy tính xử lý văn bản mà chất lượng cuộc sống con người được cải thiện đáng kể. Nó trở thành công cụ vô cùng quan trọng. Thay vì phải phục vụ nó như bạn đang làm trong hiện tại thì nó sẽ phục vụ bạn trong mọi lĩnh vực ở cuộc sống.
Như đã đề cập, một số người bị ức chế về trí nhớ, điều này cản trở họ muốn và tin vào khả năng cải thiện trí nhớ. Sự ức chế này là hậu quả của những “sự cố” cụ thể - những sự cố có thể thổi bay kí ức trước đây của chúng ta… khi ta không thể nhớ tên một người nào đó khi họ vẫn nhớ tên ta. Hay khi chúng ta quên béng mất những điều đã học trong suốt kì thi, hoặc chẳng nhớ gì đến một cuộc họp quan trọng. Sự lãng quên này cùng với những phản hồi tiêu cực khiến chúng ta ngày càng có thái độ bi quan và mất hết động lực thúc đẩy cải thiện trí nhớ.
Rồi sau đó thì sao? Liệu chúng ta có thể cài động lực vào những hoàn cảnh như vậy không? Cũng giống như trong các phạm vi khác của cuộc sống – việc tìm ra nhân tố tích cực sẽ nhắc nhở chúng ta biết có nhiều lựa chọn…
(còn tiếp)
khieman
01-12-2014, 01:30 AM
(tiếp theo)
Bước 2: Các nhân tố tích cực – động lực cho người mới bắt đầu
Bạn còn nhớ những giây phút thành công trong cuộc đời mình chứ? Đó là khi bạn là người duy nhất trong rất nhiều các ứng viên khác được tuyển dụng, là khi bạn giành được một giải thưởng, là khi bạn đạt được mục đích trong một cuộc thương lượng phức tạp, hay đạt điểm 10 trong kỳ thi?
Những đỉnh cao thành công đó tương tự như những cái móc mà người leo núi dùng để bám vào đá, mang lại cho họ sự an toàn, khả năng và khát khao để tiếp tục leo lên. Sự an toàn này ban cho chúng ta sự phản hồi tích cực mà chúng ta cần, chứng minh rằng chúng ta có thể thành công và tiến bộ. Đồng thời chúng còn tạo cho ta động lực để tiếp và tiến bộ. Đồng thời chúng còn tạo cho ta động lực để tiếp tục vượt qua những chặng đường khó khăn trong cuộc đời. Điều này cũng giống với trí nhớ của chúng ta.
Chúng ta đã bàn luận về những trường hợp ta phải xin lỗi người mà ta đã quên tên họ, và cảm giác thất bại khi đối mặt thực tế là họ vẫn nhớ tên ta. Vậy còn tình huống ngược lại thì sao – tình huống khi ta nhớ họ nhưng ho lại không thể nhớ ta? Chắc hẳn ai cũng từng gặp phải trường hợp này.
Bạn còn nhớ cảm giác đó chứ?
“Chúng ta đã gặp nhau ở đâu nhỉ?”.
Anh ta đang cố gắng nhớ lại, còn bạn thì đang run lên vì chiến thắng – giống như một đối thủ trong những trò chơi truyền hình, người đã biết câu trả lời – chờ đợi trong vui sướng đến giây phút mình có thể nói:
“Chúng ta đã gặp nhau tại một khách sạn, trong khu trượt tuyết núi Killington vào mùa đông năm ngoái mà… Tên anh là Nathan đúng không?”.
Và anh ta nói những điều mà bạn xứng đáng được nghe với vẻ nhượng bộ:
“Giỏi quá! Anh có trí nhớ thật tuyệt vời!”,
“Đúng thế!” bạn tự nghĩ như vậy rồi bắt tay anh ta thật chặt – một cái bắt tay thật tự tin. Bạn đã dẫn trước 1 – 0.
Chuyện gì sẽ xảy ra với bạn ngày hôm sau, với một vài người khác? Rồi một tuần sau nữa? Với tất cả những sự việc xảy ra, bạn nhận được những lời khen ngợi và phản hồi tích cực về trí nhớ của bạn chứ? Rất tự nhiên, bạn sẽ phát triển hướng tiếp cận tích cực về vấn đề liên quan đến khả năng nhớ tên người khác. Với cách này, trong tương lai, bạn sẽ có động lực để nhớ tên và những gì liên quan đến người mới gặp. Đồng thời nó cũng mang lại sự tự tin và niềm tin vào trí nhớ của mình, cho bạn một trí nhớ tuyệt vời trong lĩnh vực này – người ta đã nói với bạn như vậy!!!
Tất cả chúng ta đều có một chiếc “chuông ký ức” trong đầu. Chiếc chuông này được lập trình rung lên vào những thời điểm nhất định khi chạm trán những trường hợp cụ thể, còn trong những trường hợp khác thì nó chỉ im lặng. Nếu ta nhận được những lời khen ngợi cho trí nhớ tuyệt vời về âm nhạc đương đại thì chiếc chuông sẽ rung lên khi chúng ta nghe một bài hát mới trên đài. Hồi chuông đó nói với ta rằng:
“Hãy nghe thật kỹ bài hát và lời. Hãy nhớ tên ban nhạc biểu diễn bài hát này, bởi vì bạn có một trí nhớ tuyệt vời về lĩnh vực này mà.”
Trái lại, nếu chúng ta có cái nhìn tiêu cực về khả năng ghi nhớ ngày sinh nhật của người khác, vì ta luôn quên, thì chiếc chuông đó được lập trình là không rung lên khi ai đó nhắc đến ngày sinh nhật của họ.
“Thứ năm tuần tới là sinh nhật mình”, anh ta hào hứng nói với bạn, nhưng chiếc chuông vẫn không hề rung lên, như nhắc bạn rằng: “Hãy quên nó đi, đừng quan tâm. Bạn sẽ không nhớ nó đâu, bởi vì trí nhớ của bạn về lĩnh vực này rất kém mà.”
Khả năng ghi nhớ một điều gì đó chính là kết quả từ quan điểm của chúng ta. Điểm mấu chốt là phải duy trì trí nhớ của bản thân đối với những lĩnh vực mà ta thấy tự tin, và thay đổi quan điểm đối với những lĩnh vực mà trí nhớ kém phát huy. Lần sau khi đứng trước mặt Allan – người mà bạn không nhớ tên – đừng xin lỗi! Hãy nhìn anh ta và nói:
“Lần sau nhất định tôi sẽ nhớ tên anh”.
Và điều này chắc chắn sẽ xảy ra vì bạn đã lập trình cho chiếc chuông của bạn kêu trong trường hợp này. Ban đã thiết lập cho nhận thức của mình nhớ tên anh ta. Nếu bạn vẫn còn hoài nghi về điều này thì cũng đừng lo lắng, trong chương trình “Làm thế nào để nhớ tên và mặt một người?”, bạn sẽ học được cách nhớ tên Allan.
Sau này, khi bạn mất 15 phút để đi tìm chìa khóa thì cũng đừng tức giận hay thất vọng. Hãy nhớ rằng theo thống kê thì trường hợp này rất ít khi xảy ra. Hãy tiếp tục các công việc hằng ngày của bạn và quên sự việc này đi! Điều này cũng tương tự với các cuộc hẹn, các nhiệm vụ chưa hoàn thành hay các yêu cầu chưa được thực hiện mà bạn đã quên mất.
Đừng xin lỗi! Hãy chỉ đơn giản là sắp xếp lại và khẳng định rằng: “Điều này sẽ không lặp lại nữa!” và bạn sẽ chứng minh điều đó.
Bước 3: Năng lực thật sự - động lực để phát triển Những người tự tin vào bản thân thường gặt hái được nhiều thành công vì họ biết rằng năng lực tiềm tang của họ là vô tận. Họ cũng không sợ thất bại vì niềm tin của họ vào năng lực bản thân là rất lớn. Một trong số những người nổi tiếng vì sự tự tin cao là Muhammad Ali, nhà vô địch quyền Anh hạng nặng trên thế giới. Người ta chú ý đến Ali bởi vì cái miệng khoác lác của anh, luôn tranh thủ mọi cơ hội để khẳng định ta đây là số một. Trong một buổi biểu diễn của Ali, một nhà báo kỳ cựu – người đã phát chán cái tính khoe khoang của anh ta – đã tiến lại gần và hỏi:
“Ali này, anh có thể cho tôi biết anh chơi golf tốt như thế nào không?”
“Tôi là người chơi golf cừ nhất trong số bọn họ”, Ali tự tin trả lời, “có điều tôi chưa từng thể hiện mà thôi…”
Cho dù Muhammad Ali chỉ trả lời một cách dí dỏm, nhưng điều đó nói lên rằng anh thật sự có một động lực lớn để hướng tới thành công cho tất cả những việc mà anh làm.
***
Đến với Mexico, các du khách sẽ bị thu hút bởi một trò vui, đó là loài bọ chét được huấn luyện.
Con bọ chét được huấn luyện sẽ nhảy lên cao bằng miệng một chiếc bình thủy tinh đang mở nắp, mà không hề nhảy ra ngoài.
Quá trình huấn luyện như sau: người ta cho con bọ chét vào trong chiếc bình rồi đậy nắp kín. Không thích môi trường mới, con vật sẽ cố gắng nhảy ra ngoài, nhưng thay vì thoát khỏi nơi đó, nó va phải nắp bình và rơi lại xuống đáy. Do quá trình rút ra kết luận của con bọ chét không tốt nên nó cừ thử vận may của mình hết lần này đến lần khác, để cuối cùng cũng chỉ biết được rằng cái nắp vẫn nằm nguyên chỗ cũ. Vì vậy, trong ba giờ tiếp theo, con bọ chét tiếp tục nhảy lên, va nắp bình, rơi xuống đáy, rồi lại tiếp tục thử vận may.
Nỗ lực đến giờ thứ tư thì nó bắt đầu nhận ra chính cái nắp đã cản trở nó thoát ra ngoài. Trong giây phút phấn khởi, nó đưa ra một quyết định phi thường: nhảy lên một độ cao xác định sao cho đầu nó không va phải cái nắp. Từ lúc đó con bọ chét chỉ nhảy gần tới cái nắp và dừng lại cách đó khoảng 1,6mm. Lúc này anh hùng của chúng ta sẽ chọn cho mình một vị trí nghỉ ngơi thoải mái ở độ cao thích hợp, nơi mà nó không bị va đầu vào nắp bình khi liên tục nhảy lên.
Đến lúc này chúng ta có thể bỏ cái nắp ra khỏi bình mà không sợ con bọ chét nhảy ra ngoài. Nó sẽ luôn luôn nghĩ có một chiếc nắp đậy cản trở nó thoát khỏi chiếc bình. Tất nhiên, bài học ở câu chuyện này chính là về bản thân chúng ta và trí nhớ của chúng ta. Ở một thời điểm nào đó trong cuộc sống, chúng ta thường xác định một điểm dừng cụ thể mà ta tin rằng khả năng nhớ của chúng ta đã cạn kiệt.
Chúng ta cố gắng nhảy ra, chúng ta bị đập đầu và tự tạo ra chiếc “nắp” cho chính mình – tiềm năng của chúng ta bị kìm kẹp và khóa lại vĩnh viễn. Đó là cách mà chúng ta trở nên tàn tật về tinh thần; chúng ta hạn chế khả năng của mình mà không biết rằng còn lâu chúng ta mới trở nên như vậy. Trong lịch sử có rất nhiều trường hợp, vào một ngày nào đó, họ tỉnh dậy và nhận ra năng lực tiềm tàng của họ không phải từ việc nhận được những phản hồi tích cực. Họ tìm kiếm và thấy chiếc nắp đã biến mất, họ sẽ “nhảy cao” hết mức có thể. Họ là những người sinh ra không phải đã có một trí nhớ tuyệt vời. Họ đã phát triển nó thậm chỉ cả khi họ đã có tuổi.
Bạn có từng nghĩ trong thực tế, những người mù, không có bất kỳ một công cụ hỗ trợ họ ghi nhớ không? Một người mù thì không thể mang theo một tờ giấy ghi danh sách đồ cần đến chợ mua được vì họ không thể đọc được nó. Họ cũng không cần đến nó vì họ tin vào trí nhớ của mình. Khi họ tình cờ gặp một người bạn và xin số điện thoại của anh ta – họ cũng không viết ra số điện thoại đó. Họ sẽ ghi nhớ nó – họ không còn sự lựa chọn nào khác. Nếu bạn nghĩ rằng điều này không phải là một khó khăn lớn vì họ đã có thói quen này nhiều năm rồi thì Arturo Toscanini, một nhà lãnh đạo vĩ đại, lại nghĩ khác.
Trong những ngày tồi tệ, Toscanini đã đánh mất khả năng nhìn, và cách duy nhất để ông có thể quản lý dàn nhạc mà mình say mê là phải phát triển một trí nhớ siêu phàm với dàn nhạc của ông ta. Người ta đã kể rất nhiều câu chuyện về trí nhớ tuyệt vời này của ông. Một trong những câu chuyện hay nhất kể về người nhạc công, trong một buổi biểu diễn quan trọng, đã bước vào phòng của Toscanini xin lỗi ông vì không thể biểu diễn trong tối hôm đó vì nhạc cụ của anh ta bị trục trặc, không thể chơi được khóa SOL. Toscanini suy nghĩ vài phút rồi nói:
“Anh có thể biểu diễn. Tác phẩm chúng ta biểu diễn tối nay sẽ không có khóa SOL”.
Toscanini đã chỉ huy toàn bộ bản nhạc mà không cần đến sự hỗ trợ của bản phối tổng phổ.
Tiến sĩ Charles Elliot, hiệu trưởng trường Đại học Harvard trong bốn mươi năm, đã nhớ tên tất cả những sinh viên học ở trường. Ông phát triển trí nhớ kỳ lạ của mình sau khi cảm thấy mệt mỏi với rất nhiều sự việc đã xảy ra khiến ông phải lúng túng. Ông liên tục phải chịu đựng điều này bởi ông không thể nhớ tên những đồng nghiệp thân thiết nhất của mình. Elliot đã đi đến một quyết định mang tính chiến lược để thay đổi tình trạng này và phát triển động lực kỳ lạ để có thể nhớ tên bất kỳ người nào mà ông gặp.
Tại một thị trấn nhỏ ở Mỹ, người ta biết đến một phụ nữ lớn tuổi người Qcmenia bởi trí nhớ siêu phàm của bà. Vợ chồng bà quản lý một cửa hàng tạp hóa lâu đời. Một ngày nọ, chồng bà qua đời, và bà lại một mình tiếp tục điều hành cửa hàng. Khó khăn ở chỗ bà mù chữ nên không thể tính toán. Vì bà luôn sẵn sàng cho khách hàng mua chịu nên bà phải ghi nhớ trong đầu những người nợ tiền cũng như số tiền nợ chính xác. Bà không còn cách nào khác là phải phát triển một trí nhớ tốt. Bà không phải là người am hiểu trong lĩnh vực này nhưng bà đã phá vỡ “nắp đậy” và đưa trí nhớ của mình lên tầm cao mà trước đây bà không bao giờ có được.
Những ví dụ này và nhiều ví dụ khác được đưa ra vì cùng một lý do – để nhấn mạnh rằng một người sinh ra có trí nhớ ở mức trung bình thì có thể phát triển chúng thành trí nhớ siêu phàm, thậm chí ngay cả khi tuổi đã cao – nếu họ thật sự muốn.
Chúng ta không nên nhắc đến từ “động lực” như một khái niệm chung chung, hay nói cách khác động lực không chỉ là khát khao cải thiện trí nhớ. Động lực có hiệu quả trong thuật ngữ trí nhớ là mong muốn ghi nhớ những thứ cụ thể với mục đích nhất định. Mỗi người đều nhận thức được những
lĩnh vực mà mình thông thạo cũng như những lĩnh vực còn yếu kém. Hãy xem xét lĩnh vực nào bạn thật sự yếu kém và bắt đầu giải quyết. Hãy nghĩ đến những lợi ích mà bạn có được nếu bạn có một trí nhớ tuyệt vời trong lĩnh vực đó. Sau khi hoàn thành, hãy tiếp tuc với những lĩnh vực khác.
Cho đến lúc này, chúng ta đã học được những điểm quan trọng sau:
1. Trí nhớ của chúng ta tốt hơn chúng ta nghĩ.
2. Đôi khi nó được phép thất bại.
3. Nếu chúng ta không đối xử quá nghiêm khắc với những thất bại đó, nếu chúng ta tin tưởng nó – nó sẽ không làm ta thất vọng.
4. Với quan điểm tích cực – nó sẽ khiến chúng ta phải ngạc nhiên.
5. Nếu chúng ta thoát ra khỏi “nắp đậy” và thật sự mong muốn có một trí nhớ tuyệt vời – nó sẽ khiến chúng ta kinh ngạc.
Nếu chúng ta coi trí nhớ như một “hàng hóa” thì cho đến lúc này tôi đang cố gắng “bán” lại trí nhớ cho bạn. Tôi đã cho bạn biết những đặc điểm, đặc tính, cũng như một vài khám phá ngạc nhiên khác. Tôi không muốn bạn chấp nhận nó như một món quà hay coi nó là hiển nhiên. Tôi muốn bạn
mua nó với giá gốc.
Khi bạn mua một sản phẩm nào đó với giá cao, thông thường bạn sẽ so sánh giá của nó với những sản phẩm tương tự. Tôi vẫn chưa nói đến phần thú vị của sự mua bán này: cho bạn biết là hàng bạn mua có gì hơn so với của người khác sau khi đọc xong cuốn sách này. Với trí nhớ đã được rèn luyện, bạn có thể:
- Gặp gỡ 50 người tại một bữa tiệc và nhiều năm sau vẫn nhớ tên cũng như nhiều thông tin liên quan đến họ.
- Nhớ hàng trăm số điện thoại mà không cần đến danh bạ điện thoại.
- Nhớ được phần lớn các tài liệu chỉ sau 1 lần đọc.
- Thuyết trình thoải mái trước khách hàng mà không cần đến ghi chú, Powerpoint hay sự hỗ trợ nào khác.
- Xáo trộn căn phòng mà vẫn biết được vị trí của từng đồ đạc.
- Thực hiện sự tập trung trí nhớ đặc biệt! – nhớ danh sách hàng trăm mục mà bạn chỉ mới đọc qua một lần duy nhất, có thể nhắc lại từ đầu đến cuối và gọi tên chính xác mục thứ 47.
- Nhớ một cuộc hẹn cách đây 6 tháng mà không cần nhìn lịch.
- Điền đầy đủ một mẫu xổ số và trúng 3 triệu đô la một tuần (chà, xem chừng đây là một tình huống khác… chẳng cần gì đến trí nhớ cả).
Trừ trường hợp xổ số ra thì tôi có thể khẳng định rằng, bạn có thể thực hiện được tất cả những điều liệt kê ở trên với trí nhớ hoàn toàn mới của mình. Điều này không thể xảy ra ngay lập tức, bạn cần phải luyện tập và rèn luyện thì sự thay đổi này mới xảy ra. Cũng giống như việc bạn không thể chạy 30 km mà không cần đến một quá trình luyện tập thích hợp và một cơ thể phát triển khỏe mạnh, hay không thể hát trong vòng 1,5 giờ mà không cần thầy luyện âm – điều này cũng tương tự nhu cầu rèn luyện trí nhớ dần dần..
Đồng thời, quá trình luyện tập phải ngày càng nhanh và có hiệu quả, và khi bạn đọc xong cuốn sách này, bạn có thể đạt được kết quả ngay lập tức.
Tôi dám khẳng định với bạn rằng, nếu bạn hợp tác và thực hiện đầy đủ những bài luyện tập thú vị trong cuốn sách này, khả năng ghi nhớ của bạn sẽ tăng ít nhất là 50%.
Sự thật đang dần dần được phơi bày. Có phải bạn mua trí nhớ mới này hay không? Tôi có thể hiểu nếu bạn vẫn còn nghi ngờ và không tin tưởng lắm – điều đó thật tồi tệ nhưng bạn vẫn còn cơ hội thay đổi sau đó. Nếu bạn thiết
tha với ý tưởng này và mong muốn tiếp tục tiến lên – con đường đi của bạn chắc chắn sẽ dễ dàng hơn. Tôi cần nhấn mạnh rằng cuốn sách này không phải là tiểu thuyết của John Grisham – sẽ chẳng có ích gì nếu bạn đọc lướt qua những trang cuối cùng của quyển sách để tìm ra đoạn kết của câu chuyện.
Bạn sẽ không thể tìm ra bí mật của trí nhớ siêu phàm ở trang cuối và cũng đừng hy vọng bạn có thể thực hiện ngay lập tức những hứa hẹn của tôi. Bạn vừa mua được một sản phẩm mới, bạn chờ đợi và háo hức được sử dụng nó là một điều dễ hiểu, nhưng nếu bạn đã kiên nhẫn chờ đợi trong một năm thì hãy cố đọc thêm vài chương nữa nhé!
Bây giờ, với cuốn sách của người huấn luyện, việc học một vài nguyên tắc hoạt động đơn giản là điều cần thiết. Sau đó, bạn sẽ tiếp tục học những phương pháp hiệu quả để có thể nhận được những lợi ích từ sản phẩm mới mua được.
Chương 3.
Bài đố vui
Một bài kiểm tra trí nhớ nhỏ
Tôi đảm bảo rằng bạn hoàn toàn có thể tập trung trí nhớ đáng ngạc nhiên ngay sau khi bạn đọc xong cuốn sách này. Và ở giai đoạn này, có lẽ bạn chưa thật sự tin tưởng tôi. Chỉ có một cách duy nhất để biết liệu điều đó có trở thành hiện thực trong tương lai hay không là hãy tiếp tục đọc. Hơn nữa, để tiến bộ của bạn thật sự nổi bật, bạn cần phải so sánh khả năng ghi nhớ của bạn trước và sau khi đọc cuốn sách này.
Với lý do này, việc kiểm tra khả năng ghi nhớ và tình trạng hiện tại của nó là điều đáng làm. Đây không phải là một cuộc kiểm tra trí nhớ mang tính khoa học. Khi nhận được điểm SAT, bạn không thể vì nó mà không muốn sống nữa. Bạn cũng không cần vì nó mà nhất thiết phải chuẩn bị kỹ lưỡng cả về mặt tinh thần và vật chất như ngủ 12 tiếng trước khi tham gia cuộc thi, uống 4 tách cà phê, ăn một thanh sô-cô-la trong suốt cuộc thi và ngồi ngay cạnh máy điện thoại với số điện thoại 911 quay số nhanh.
Dưới đây là một loạt các bài kiểm tra nhằm kiểm tra xem trí nhớ bạn đạt đến mức độ nào. Kết quả bạn đạt được sẽ là cơ sở so sánh để kiểm tra quá trình thực hiện của bạn. Bạn không phải lo lắng về kết quả kiểm tra. Ban đầu, hầu hết mọi người đều đạt điểm rất thấp, nhưng sau khi đọc cuốn sách này và thực hiện các phương pháp đã học thì lại đạt điểm rất cao. Một vài nhiệm vụ dường như rất khó hay không thể thực hiện nổi – cái chính là do bạn chưa bao giờ học cách thực hiện chúng. Mục đích của tôi là giúp bạn nhìn thấy sự tiến bộ của bạn qua từng chương. Với từng bước đột phá, sự tự tin vào trí nhớ của bạn sẽ tăng lên, bạn sẽ có thêm động lực để bước tiếp và thành công.
Một gợi ý khác là không nên lười mà bỏ qua cuộc kiểm tra này và đọc chương tiếp theo. Trong cuộc sống, chẳng mấy khi bạn có cơ hội tham gia một cuộc kiểm tra khi mà những cảm nhận tích cực về nó đang nhạt nhòa dần. Hơn nữa, cuộc kiểm tra này không phải là những chỉ dẫn để bạn nhớ nhiều thứ khác nữa. Mục đích của nó là chỉ cho bạn thấy rằng, trí nhớ của bạn về những lĩnh vực trong cuộc sống ít được rèn luyện đến mức độ nào.
Bây giờ bạn hãy lấy một chiếc bút và một chiếc đồng hồ (không cần giấy, nhưng nếu bạn đang đọc online thì tất nhiên phải cần rồi), ngồi thoải mái ở một nơi yên tĩnh và thư giãn.
Bài kiểm tra số 1
Hãy đọc danh sách các mục sau chỉ một lần. Sau đó, viết ra theo trí nhớ các mục theo thứ tự được liệt kê. Bài kiểm tra này nhằm 2 mục đích:
Nhớ càng nhiều mục càng tốt.
Nhớ các mục theo thứ tự của chúng.
Bạn có 2 phút để hoàn thành bài kiểm tra này.
Danh sách bao gồm:
Ôtô, con thỏ, quả bong, chú hề, bể bơi, con voi, cánh cửa, áo sơ mi, cái diều, tấm thảm, ti vi, cỏ, Elvis Presley, máy vi tính, cây cối, thực vật, cát, lát bánh, mũ.
(Hãy cho 1 điểm với mỗi đồ vật bạn nhớ và thêm 1 điểm cho mỗi mục bạn nhớ đúng thứ tự. Nếu bạn đảo vị trí của hai thứ mà sau đó cả hai đều sai thì có nghĩa bạn mất đi 2 điểm. Tổng số điểm của bài kiểm tra này là 40)
Bài kiểm tra số 2
Danh sách các mục sau được đánh số từ 1 đến 20.
Nhiệm vụ của bạn là nhớ danh sách này dựa vào thuộc tính số học, nghĩa là, biết cách quy mỗi thứ cho con số liệt kê bên cạnh (thứ tự số học của nó). Bạn có 3 phút để thực hiện.
1. Chăn
2. Bánh Hamburger
3. Xe đạp
4. Thép
5. Con hà mã
6. Bánh pizza
7. Chảo
8. Mũ
9. Quả dưa chuột
10. Xúc xích
11. Gà
12. Xúc xích
13. Rơm
14. Thuốc lá
15. Bruce Springteen (một ca sĩ, nhạc sĩ người Mỹ, sinh
năm 1949, biệt danh “the Boss”. Ông đã dành được vô số
giải thưởng, trong đó có 19 giải Grammy, 2 giải Quả cầu
vàng và 1 giải Oscar.)
16. Bột nhào
17. Chuối
18. Bánh
19. Mứt
20. Cá
(Bạn được 1 điểm cho 1 mục đúng)
1…… 11……..
2…… 12……..
3……. 13……..
4………. 14……….
5…….. 15………..
6………. 16………..
7………. 17………….
8………. 18………
9………. 19………..
10……… 20……….
Bài kiểm tra số 3
Dưới đây là một số có 20 chữ số. Bạn có một phút để nhớ chúng theo thứ tự:
42215172910793504327
Bài kiểm tra số 4
Dưới đây là tên của 10 tên công ty hay cá nhân và số điện thoại của họ. Hãy xem danh sách này trong vòng 4 phút.
Ronaldo McDonaladino .....................6294813
Sửa chữa ôtô Travolta & Son .............7295431
Studio tóc Kojak ..............................4917322
Bác sĩ Dan DeVito, khoa Da liễu .........6291133
Taxi “Rùa buồn ngủ” .........................5234444
Bác sĩ Mickey Mousulu, khoa Nhi .........2913402
Lia Doherty ......................................9102479
Elizabeth and Harry Krishna ................6772880
Sharon Stone, luật sư ........................5442903
Bác sĩ Phillip Jones ............................5129797
Bài kiểm tra số 5
Đây là bài kiểm tra cuối cùng. Sau đó bạn hãy tạm nghỉ ngơi thư giãn. Bạn hãy thưởng thức 1 tách cà phê hay đi du lịch đâu đó 1 tuần, rồi sau đó, quay trở lại đọc tiếp cuốn sách này.
Dưới đây là danh sách các ngày tháng quan trọng trong lịch sử. Bạn có 2 phút để ghi nhớ chúng.
1776..................... Cách mạng Mỹ
1815..................... Trận Waterloo
1939..................... Chiến tranh Thế giới thứ 2
1789..................... Cách mạng Pháp
1917..................... Cách mạng Nga
1770..................... năm sinh của Beethoven
1932..................... năm sinh của Donald Duck
1977..................... năm Elvis Presley qua đời
1969..................... con người lần đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng
14-11-1948.......... sinh nhật Thái tử Charles
Kết quả bài kiểm tra trí nhớ
Bài kiểm tra số 1: Hãy cho một điểm với mỗi đồ vật bạn nhớ và thêm một điểm nữa cho mỗi mục bạn nhớ đúng thứ tự. Nếu bạn đảo vị trí của hai thứ mà sau đó cả hai đều sai thi có nghĩa bạn mất đi hai điểm. Tổng số điểm của bài kiểm tra này là 40.
Bài kiểm tra số 2: Hãy kể tên các mục theo số thứ tự của nó ghi trong danh sách. Bạn được một điểm với mỗi mục đúng.
Bài kiểm tra số 3: Hãy viết lại dãy số theo đúng thứ tự của từng con số. Bạn có một điểm cho mỗi số đúng.
Bài kiểm tra số 4: Hãy viết số điện thoại bên cạnh từng người. Bạn được 2 điểm cho mỗi câu trả lời đúng.
Bài kiểm tra số 5: Hãy điền thời gian tương ứng với từng sự kiện lịch sử. Bạn được 2 điểm cho mỗi câu trả lời đúng.
Tổng điểm:
Mức điểm trung bình là từ 25 đến 60. Nếu bạn đạt được số điểm cao hơn mức này thì nghĩa là bạn có trí nhớ rất tốt. Những người đã rèn luyện trí nhớ và tận dụng các phương pháp học được trong cuốn sách này có thể đạt điểm số từ 100 đến 120! (Tức là tỉ lệ thành công trung bình đạt 90-95%).
Còn bây giờ, hãy thư giãn ít phút trước khi bắt đầu học các nguyên tắc cơ bản và đơn giản để bạn có thể nhận ra sự tiến bộ ngay lập tức khả năng ghi nhớ của mình…
(còn tiếp)
khieman
01-12-2014, 01:30 AM
(tiếp theo)
Bước 2: Các nhân tố tích cực – động lực cho người mới bắt đầu
Bạn còn nhớ những giây phút thành công trong cuộc đời mình chứ? Đó là khi bạn là người duy nhất trong rất nhiều các ứng viên khác được tuyển dụng, là khi bạn giành được một giải thưởng, là khi bạn đạt được mục đích trong một cuộc thương lượng phức tạp, hay đạt điểm 10 trong kỳ thi?
Những đỉnh cao thành công đó tương tự như những cái móc mà người leo núi dùng để bám vào đá, mang lại cho họ sự an toàn, khả năng và khát khao để tiếp tục leo lên. Sự an toàn này ban cho chúng ta sự phản hồi tích cực mà chúng ta cần, chứng minh rằng chúng ta có thể thành công và tiến bộ. Đồng thời chúng còn tạo cho ta động lực để tiếp và tiến bộ. Đồng thời chúng còn tạo cho ta động lực để tiếp tục vượt qua những chặng đường khó khăn trong cuộc đời. Điều này cũng giống với trí nhớ của chúng ta.
Chúng ta đã bàn luận về những trường hợp ta phải xin lỗi người mà ta đã quên tên họ, và cảm giác thất bại khi đối mặt thực tế là họ vẫn nhớ tên ta. Vậy còn tình huống ngược lại thì sao – tình huống khi ta nhớ họ nhưng ho lại không thể nhớ ta? Chắc hẳn ai cũng từng gặp phải trường hợp này.
Bạn còn nhớ cảm giác đó chứ?
“Chúng ta đã gặp nhau ở đâu nhỉ?”.
Anh ta đang cố gắng nhớ lại, còn bạn thì đang run lên vì chiến thắng – giống như một đối thủ trong những trò chơi truyền hình, người đã biết câu trả lời – chờ đợi trong vui sướng đến giây phút mình có thể nói:
“Chúng ta đã gặp nhau tại một khách sạn, trong khu trượt tuyết núi Killington vào mùa đông năm ngoái mà… Tên anh là Nathan đúng không?”.
Và anh ta nói những điều mà bạn xứng đáng được nghe với vẻ nhượng bộ:
“Giỏi quá! Anh có trí nhớ thật tuyệt vời!”,
“Đúng thế!” bạn tự nghĩ như vậy rồi bắt tay anh ta thật chặt – một cái bắt tay thật tự tin. Bạn đã dẫn trước 1 – 0.
Chuyện gì sẽ xảy ra với bạn ngày hôm sau, với một vài người khác? Rồi một tuần sau nữa? Với tất cả những sự việc xảy ra, bạn nhận được những lời khen ngợi và phản hồi tích cực về trí nhớ của bạn chứ? Rất tự nhiên, bạn sẽ phát triển hướng tiếp cận tích cực về vấn đề liên quan đến khả năng nhớ tên người khác. Với cách này, trong tương lai, bạn sẽ có động lực để nhớ tên và những gì liên quan đến người mới gặp. Đồng thời nó cũng mang lại sự tự tin và niềm tin vào trí nhớ của mình, cho bạn một trí nhớ tuyệt vời trong lĩnh vực này – người ta đã nói với bạn như vậy!!!
Tất cả chúng ta đều có một chiếc “chuông ký ức” trong đầu. Chiếc chuông này được lập trình rung lên vào những thời điểm nhất định khi chạm trán những trường hợp cụ thể, còn trong những trường hợp khác thì nó chỉ im lặng. Nếu ta nhận được những lời khen ngợi cho trí nhớ tuyệt vời về âm nhạc đương đại thì chiếc chuông sẽ rung lên khi chúng ta nghe một bài hát mới trên đài. Hồi chuông đó nói với ta rằng:
“Hãy nghe thật kỹ bài hát và lời. Hãy nhớ tên ban nhạc biểu diễn bài hát này, bởi vì bạn có một trí nhớ tuyệt vời về lĩnh vực này mà.”
Trái lại, nếu chúng ta có cái nhìn tiêu cực về khả năng ghi nhớ ngày sinh nhật của người khác, vì ta luôn quên, thì chiếc chuông đó được lập trình là không rung lên khi ai đó nhắc đến ngày sinh nhật của họ.
“Thứ năm tuần tới là sinh nhật mình”, anh ta hào hứng nói với bạn, nhưng chiếc chuông vẫn không hề rung lên, như nhắc bạn rằng: “Hãy quên nó đi, đừng quan tâm. Bạn sẽ không nhớ nó đâu, bởi vì trí nhớ của bạn về lĩnh vực này rất kém mà.”
Khả năng ghi nhớ một điều gì đó chính là kết quả từ quan điểm của chúng ta. Điểm mấu chốt là phải duy trì trí nhớ của bản thân đối với những lĩnh vực mà ta thấy tự tin, và thay đổi quan điểm đối với những lĩnh vực mà trí nhớ kém phát huy. Lần sau khi đứng trước mặt Allan – người mà bạn không nhớ tên – đừng xin lỗi! Hãy nhìn anh ta và nói:
“Lần sau nhất định tôi sẽ nhớ tên anh”.
Và điều này chắc chắn sẽ xảy ra vì bạn đã lập trình cho chiếc chuông của bạn kêu trong trường hợp này. Ban đã thiết lập cho nhận thức của mình nhớ tên anh ta. Nếu bạn vẫn còn hoài nghi về điều này thì cũng đừng lo lắng, trong chương trình “Làm thế nào để nhớ tên và mặt một người?”, bạn sẽ học được cách nhớ tên Allan.
Sau này, khi bạn mất 15 phút để đi tìm chìa khóa thì cũng đừng tức giận hay thất vọng. Hãy nhớ rằng theo thống kê thì trường hợp này rất ít khi xảy ra. Hãy tiếp tục các công việc hằng ngày của bạn và quên sự việc này đi! Điều này cũng tương tự với các cuộc hẹn, các nhiệm vụ chưa hoàn thành hay các yêu cầu chưa được thực hiện mà bạn đã quên mất.
Đừng xin lỗi! Hãy chỉ đơn giản là sắp xếp lại và khẳng định rằng: “Điều này sẽ không lặp lại nữa!” và bạn sẽ chứng minh điều đó.
Bước 3: Năng lực thật sự - động lực để phát triển Những người tự tin vào bản thân thường gặt hái được nhiều thành công vì họ biết rằng năng lực tiềm tang của họ là vô tận. Họ cũng không sợ thất bại vì niềm tin của họ vào năng lực bản thân là rất lớn. Một trong số những người nổi tiếng vì sự tự tin cao là Muhammad Ali, nhà vô địch quyền Anh hạng nặng trên thế giới. Người ta chú ý đến Ali bởi vì cái miệng khoác lác của anh, luôn tranh thủ mọi cơ hội để khẳng định ta đây là số một. Trong một buổi biểu diễn của Ali, một nhà báo kỳ cựu – người đã phát chán cái tính khoe khoang của anh ta – đã tiến lại gần và hỏi:
“Ali này, anh có thể cho tôi biết anh chơi golf tốt như thế nào không?”
“Tôi là người chơi golf cừ nhất trong số bọn họ”, Ali tự tin trả lời, “có điều tôi chưa từng thể hiện mà thôi…”
Cho dù Muhammad Ali chỉ trả lời một cách dí dỏm, nhưng điều đó nói lên rằng anh thật sự có một động lực lớn để hướng tới thành công cho tất cả những việc mà anh làm.
***
Đến với Mexico, các du khách sẽ bị thu hút bởi một trò vui, đó là loài bọ chét được huấn luyện.
Con bọ chét được huấn luyện sẽ nhảy lên cao bằng miệng một chiếc bình thủy tinh đang mở nắp, mà không hề nhảy ra ngoài.
Quá trình huấn luyện như sau: người ta cho con bọ chét vào trong chiếc bình rồi đậy nắp kín. Không thích môi trường mới, con vật sẽ cố gắng nhảy ra ngoài, nhưng thay vì thoát khỏi nơi đó, nó va phải nắp bình và rơi lại xuống đáy. Do quá trình rút ra kết luận của con bọ chét không tốt nên nó cừ thử vận may của mình hết lần này đến lần khác, để cuối cùng cũng chỉ biết được rằng cái nắp vẫn nằm nguyên chỗ cũ. Vì vậy, trong ba giờ tiếp theo, con bọ chét tiếp tục nhảy lên, va nắp bình, rơi xuống đáy, rồi lại tiếp tục thử vận may.
Nỗ lực đến giờ thứ tư thì nó bắt đầu nhận ra chính cái nắp đã cản trở nó thoát ra ngoài. Trong giây phút phấn khởi, nó đưa ra một quyết định phi thường: nhảy lên một độ cao xác định sao cho đầu nó không va phải cái nắp. Từ lúc đó con bọ chét chỉ nhảy gần tới cái nắp và dừng lại cách đó khoảng 1,6mm. Lúc này anh hùng của chúng ta sẽ chọn cho mình một vị trí nghỉ ngơi thoải mái ở độ cao thích hợp, nơi mà nó không bị va đầu vào nắp bình khi liên tục nhảy lên.
Đến lúc này chúng ta có thể bỏ cái nắp ra khỏi bình mà không sợ con bọ chét nhảy ra ngoài. Nó sẽ luôn luôn nghĩ có một chiếc nắp đậy cản trở nó thoát khỏi chiếc bình. Tất nhiên, bài học ở câu chuyện này chính là về bản thân chúng ta và trí nhớ của chúng ta. Ở một thời điểm nào đó trong cuộc sống, chúng ta thường xác định một điểm dừng cụ thể mà ta tin rằng khả năng nhớ của chúng ta đã cạn kiệt.
Chúng ta cố gắng nhảy ra, chúng ta bị đập đầu và tự tạo ra chiếc “nắp” cho chính mình – tiềm năng của chúng ta bị kìm kẹp và khóa lại vĩnh viễn. Đó là cách mà chúng ta trở nên tàn tật về tinh thần; chúng ta hạn chế khả năng của mình mà không biết rằng còn lâu chúng ta mới trở nên như vậy. Trong lịch sử có rất nhiều trường hợp, vào một ngày nào đó, họ tỉnh dậy và nhận ra năng lực tiềm tàng của họ không phải từ việc nhận được những phản hồi tích cực. Họ tìm kiếm và thấy chiếc nắp đã biến mất, họ sẽ “nhảy cao” hết mức có thể. Họ là những người sinh ra không phải đã có một trí nhớ tuyệt vời. Họ đã phát triển nó thậm chỉ cả khi họ đã có tuổi.
Bạn có từng nghĩ trong thực tế, những người mù, không có bất kỳ một công cụ hỗ trợ họ ghi nhớ không? Một người mù thì không thể mang theo một tờ giấy ghi danh sách đồ cần đến chợ mua được vì họ không thể đọc được nó. Họ cũng không cần đến nó vì họ tin vào trí nhớ của mình. Khi họ tình cờ gặp một người bạn và xin số điện thoại của anh ta – họ cũng không viết ra số điện thoại đó. Họ sẽ ghi nhớ nó – họ không còn sự lựa chọn nào khác. Nếu bạn nghĩ rằng điều này không phải là một khó khăn lớn vì họ đã có thói quen này nhiều năm rồi thì Arturo Toscanini, một nhà lãnh đạo vĩ đại, lại nghĩ khác.
Trong những ngày tồi tệ, Toscanini đã đánh mất khả năng nhìn, và cách duy nhất để ông có thể quản lý dàn nhạc mà mình say mê là phải phát triển một trí nhớ siêu phàm với dàn nhạc của ông ta. Người ta đã kể rất nhiều câu chuyện về trí nhớ tuyệt vời này của ông. Một trong những câu chuyện hay nhất kể về người nhạc công, trong một buổi biểu diễn quan trọng, đã bước vào phòng của Toscanini xin lỗi ông vì không thể biểu diễn trong tối hôm đó vì nhạc cụ của anh ta bị trục trặc, không thể chơi được khóa SOL. Toscanini suy nghĩ vài phút rồi nói:
“Anh có thể biểu diễn. Tác phẩm chúng ta biểu diễn tối nay sẽ không có khóa SOL”.
Toscanini đã chỉ huy toàn bộ bản nhạc mà không cần đến sự hỗ trợ của bản phối tổng phổ.
Tiến sĩ Charles Elliot, hiệu trưởng trường Đại học Harvard trong bốn mươi năm, đã nhớ tên tất cả những sinh viên học ở trường. Ông phát triển trí nhớ kỳ lạ của mình sau khi cảm thấy mệt mỏi với rất nhiều sự việc đã xảy ra khiến ông phải lúng túng. Ông liên tục phải chịu đựng điều này bởi ông không thể nhớ tên những đồng nghiệp thân thiết nhất của mình. Elliot đã đi đến một quyết định mang tính chiến lược để thay đổi tình trạng này và phát triển động lực kỳ lạ để có thể nhớ tên bất kỳ người nào mà ông gặp.
Tại một thị trấn nhỏ ở Mỹ, người ta biết đến một phụ nữ lớn tuổi người Qcmenia bởi trí nhớ siêu phàm của bà. Vợ chồng bà quản lý một cửa hàng tạp hóa lâu đời. Một ngày nọ, chồng bà qua đời, và bà lại một mình tiếp tục điều hành cửa hàng. Khó khăn ở chỗ bà mù chữ nên không thể tính toán. Vì bà luôn sẵn sàng cho khách hàng mua chịu nên bà phải ghi nhớ trong đầu những người nợ tiền cũng như số tiền nợ chính xác. Bà không còn cách nào khác là phải phát triển một trí nhớ tốt. Bà không phải là người am hiểu trong lĩnh vực này nhưng bà đã phá vỡ “nắp đậy” và đưa trí nhớ của mình lên tầm cao mà trước đây bà không bao giờ có được.
Những ví dụ này và nhiều ví dụ khác được đưa ra vì cùng một lý do – để nhấn mạnh rằng một người sinh ra có trí nhớ ở mức trung bình thì có thể phát triển chúng thành trí nhớ siêu phàm, thậm chí ngay cả khi tuổi đã cao – nếu họ thật sự muốn.
Chúng ta không nên nhắc đến từ “động lực” như một khái niệm chung chung, hay nói cách khác động lực không chỉ là khát khao cải thiện trí nhớ. Động lực có hiệu quả trong thuật ngữ trí nhớ là mong muốn ghi nhớ những thứ cụ thể với mục đích nhất định. Mỗi người đều nhận thức được những
lĩnh vực mà mình thông thạo cũng như những lĩnh vực còn yếu kém. Hãy xem xét lĩnh vực nào bạn thật sự yếu kém và bắt đầu giải quyết. Hãy nghĩ đến những lợi ích mà bạn có được nếu bạn có một trí nhớ tuyệt vời trong lĩnh vực đó. Sau khi hoàn thành, hãy tiếp tuc với những lĩnh vực khác.
Cho đến lúc này, chúng ta đã học được những điểm quan trọng sau:
1. Trí nhớ của chúng ta tốt hơn chúng ta nghĩ.
2. Đôi khi nó được phép thất bại.
3. Nếu chúng ta không đối xử quá nghiêm khắc với những thất bại đó, nếu chúng ta tin tưởng nó – nó sẽ không làm ta thất vọng.
4. Với quan điểm tích cực – nó sẽ khiến chúng ta phải ngạc nhiên.
5. Nếu chúng ta thoát ra khỏi “nắp đậy” và thật sự mong muốn có một trí nhớ tuyệt vời – nó sẽ khiến chúng ta kinh ngạc.
Nếu chúng ta coi trí nhớ như một “hàng hóa” thì cho đến lúc này tôi đang cố gắng “bán” lại trí nhớ cho bạn. Tôi đã cho bạn biết những đặc điểm, đặc tính, cũng như một vài khám phá ngạc nhiên khác. Tôi không muốn bạn chấp nhận nó như một món quà hay coi nó là hiển nhiên. Tôi muốn bạn
mua nó với giá gốc.
Khi bạn mua một sản phẩm nào đó với giá cao, thông thường bạn sẽ so sánh giá của nó với những sản phẩm tương tự. Tôi vẫn chưa nói đến phần thú vị của sự mua bán này: cho bạn biết là hàng bạn mua có gì hơn so với của người khác sau khi đọc xong cuốn sách này. Với trí nhớ đã được rèn luyện, bạn có thể:
- Gặp gỡ 50 người tại một bữa tiệc và nhiều năm sau vẫn nhớ tên cũng như nhiều thông tin liên quan đến họ.
- Nhớ hàng trăm số điện thoại mà không cần đến danh bạ điện thoại.
- Nhớ được phần lớn các tài liệu chỉ sau 1 lần đọc.
- Thuyết trình thoải mái trước khách hàng mà không cần đến ghi chú, Powerpoint hay sự hỗ trợ nào khác.
- Xáo trộn căn phòng mà vẫn biết được vị trí của từng đồ đạc.
- Thực hiện sự tập trung trí nhớ đặc biệt! – nhớ danh sách hàng trăm mục mà bạn chỉ mới đọc qua một lần duy nhất, có thể nhắc lại từ đầu đến cuối và gọi tên chính xác mục thứ 47.
- Nhớ một cuộc hẹn cách đây 6 tháng mà không cần nhìn lịch.
- Điền đầy đủ một mẫu xổ số và trúng 3 triệu đô la một tuần (chà, xem chừng đây là một tình huống khác… chẳng cần gì đến trí nhớ cả).
Trừ trường hợp xổ số ra thì tôi có thể khẳng định rằng, bạn có thể thực hiện được tất cả những điều liệt kê ở trên với trí nhớ hoàn toàn mới của mình. Điều này không thể xảy ra ngay lập tức, bạn cần phải luyện tập và rèn luyện thì sự thay đổi này mới xảy ra. Cũng giống như việc bạn không thể chạy 30 km mà không cần đến một quá trình luyện tập thích hợp và một cơ thể phát triển khỏe mạnh, hay không thể hát trong vòng 1,5 giờ mà không cần thầy luyện âm – điều này cũng tương tự nhu cầu rèn luyện trí nhớ dần dần..
Đồng thời, quá trình luyện tập phải ngày càng nhanh và có hiệu quả, và khi bạn đọc xong cuốn sách này, bạn có thể đạt được kết quả ngay lập tức.
Tôi dám khẳng định với bạn rằng, nếu bạn hợp tác và thực hiện đầy đủ những bài luyện tập thú vị trong cuốn sách này, khả năng ghi nhớ của bạn sẽ tăng ít nhất là 50%.
Sự thật đang dần dần được phơi bày. Có phải bạn mua trí nhớ mới này hay không? Tôi có thể hiểu nếu bạn vẫn còn nghi ngờ và không tin tưởng lắm – điều đó thật tồi tệ nhưng bạn vẫn còn cơ hội thay đổi sau đó. Nếu bạn thiết
tha với ý tưởng này và mong muốn tiếp tục tiến lên – con đường đi của bạn chắc chắn sẽ dễ dàng hơn. Tôi cần nhấn mạnh rằng cuốn sách này không phải là tiểu thuyết của John Grisham – sẽ chẳng có ích gì nếu bạn đọc lướt qua những trang cuối cùng của quyển sách để tìm ra đoạn kết của câu chuyện.
Bạn sẽ không thể tìm ra bí mật của trí nhớ siêu phàm ở trang cuối và cũng đừng hy vọng bạn có thể thực hiện ngay lập tức những hứa hẹn của tôi. Bạn vừa mua được một sản phẩm mới, bạn chờ đợi và háo hức được sử dụng nó là một điều dễ hiểu, nhưng nếu bạn đã kiên nhẫn chờ đợi trong một năm thì hãy cố đọc thêm vài chương nữa nhé!
Bây giờ, với cuốn sách của người huấn luyện, việc học một vài nguyên tắc hoạt động đơn giản là điều cần thiết. Sau đó, bạn sẽ tiếp tục học những phương pháp hiệu quả để có thể nhận được những lợi ích từ sản phẩm mới mua được.
Chương 3.
Bài đố vui
Một bài kiểm tra trí nhớ nhỏ
Tôi đảm bảo rằng bạn hoàn toàn có thể tập trung trí nhớ đáng ngạc nhiên ngay sau khi bạn đọc xong cuốn sách này. Và ở giai đoạn này, có lẽ bạn chưa thật sự tin tưởng tôi. Chỉ có một cách duy nhất để biết liệu điều đó có trở thành hiện thực trong tương lai hay không là hãy tiếp tục đọc. Hơn nữa, để tiến bộ của bạn thật sự nổi bật, bạn cần phải so sánh khả năng ghi nhớ của bạn trước và sau khi đọc cuốn sách này.
Với lý do này, việc kiểm tra khả năng ghi nhớ và tình trạng hiện tại của nó là điều đáng làm. Đây không phải là một cuộc kiểm tra trí nhớ mang tính khoa học. Khi nhận được điểm SAT, bạn không thể vì nó mà không muốn sống nữa. Bạn cũng không cần vì nó mà nhất thiết phải chuẩn bị kỹ lưỡng cả về mặt tinh thần và vật chất như ngủ 12 tiếng trước khi tham gia cuộc thi, uống 4 tách cà phê, ăn một thanh sô-cô-la trong suốt cuộc thi và ngồi ngay cạnh máy điện thoại với số điện thoại 911 quay số nhanh.
Dưới đây là một loạt các bài kiểm tra nhằm kiểm tra xem trí nhớ bạn đạt đến mức độ nào. Kết quả bạn đạt được sẽ là cơ sở so sánh để kiểm tra quá trình thực hiện của bạn. Bạn không phải lo lắng về kết quả kiểm tra. Ban đầu, hầu hết mọi người đều đạt điểm rất thấp, nhưng sau khi đọc cuốn sách này và thực hiện các phương pháp đã học thì lại đạt điểm rất cao. Một vài nhiệm vụ dường như rất khó hay không thể thực hiện nổi – cái chính là do bạn chưa bao giờ học cách thực hiện chúng. Mục đích của tôi là giúp bạn nhìn thấy sự tiến bộ của bạn qua từng chương. Với từng bước đột phá, sự tự tin vào trí nhớ của bạn sẽ tăng lên, bạn sẽ có thêm động lực để bước tiếp và thành công.
Một gợi ý khác là không nên lười mà bỏ qua cuộc kiểm tra này và đọc chương tiếp theo. Trong cuộc sống, chẳng mấy khi bạn có cơ hội tham gia một cuộc kiểm tra khi mà những cảm nhận tích cực về nó đang nhạt nhòa dần. Hơn nữa, cuộc kiểm tra này không phải là những chỉ dẫn để bạn nhớ nhiều thứ khác nữa. Mục đích của nó là chỉ cho bạn thấy rằng, trí nhớ của bạn về những lĩnh vực trong cuộc sống ít được rèn luyện đến mức độ nào.
Bây giờ bạn hãy lấy một chiếc bút và một chiếc đồng hồ (không cần giấy, nhưng nếu bạn đang đọc online thì tất nhiên phải cần rồi), ngồi thoải mái ở một nơi yên tĩnh và thư giãn.
Bài kiểm tra số 1
Hãy đọc danh sách các mục sau chỉ một lần. Sau đó, viết ra theo trí nhớ các mục theo thứ tự được liệt kê. Bài kiểm tra này nhằm 2 mục đích:
Nhớ càng nhiều mục càng tốt.
Nhớ các mục theo thứ tự của chúng.
Bạn có 2 phút để hoàn thành bài kiểm tra này.
Danh sách bao gồm:
Ôtô, con thỏ, quả bong, chú hề, bể bơi, con voi, cánh cửa, áo sơ mi, cái diều, tấm thảm, ti vi, cỏ, Elvis Presley, máy vi tính, cây cối, thực vật, cát, lát bánh, mũ.
(Hãy cho 1 điểm với mỗi đồ vật bạn nhớ và thêm 1 điểm cho mỗi mục bạn nhớ đúng thứ tự. Nếu bạn đảo vị trí của hai thứ mà sau đó cả hai đều sai thì có nghĩa bạn mất đi 2 điểm. Tổng số điểm của bài kiểm tra này là 40)
Bài kiểm tra số 2
Danh sách các mục sau được đánh số từ 1 đến 20.
Nhiệm vụ của bạn là nhớ danh sách này dựa vào thuộc tính số học, nghĩa là, biết cách quy mỗi thứ cho con số liệt kê bên cạnh (thứ tự số học của nó). Bạn có 3 phút để thực hiện.
1. Chăn
2. Bánh Hamburger
3. Xe đạp
4. Thép
5. Con hà mã
6. Bánh pizza
7. Chảo
8. Mũ
9. Quả dưa chuột
10. Xúc xích
11. Gà
12. Xúc xích
13. Rơm
14. Thuốc lá
15. Bruce Springteen (một ca sĩ, nhạc sĩ người Mỹ, sinh
năm 1949, biệt danh “the Boss”. Ông đã dành được vô số
giải thưởng, trong đó có 19 giải Grammy, 2 giải Quả cầu
vàng và 1 giải Oscar.)
16. Bột nhào
17. Chuối
18. Bánh
19. Mứt
20. Cá
(Bạn được 1 điểm cho 1 mục đúng)
1…… 11……..
2…… 12……..
3……. 13……..
4………. 14……….
5…….. 15………..
6………. 16………..
7………. 17………….
8………. 18………
9………. 19………..
10……… 20……….
Bài kiểm tra số 3
Dưới đây là một số có 20 chữ số. Bạn có một phút để nhớ chúng theo thứ tự:
42215172910793504327
Bài kiểm tra số 4
Dưới đây là tên của 10 tên công ty hay cá nhân và số điện thoại của họ. Hãy xem danh sách này trong vòng 4 phút.
Ronaldo McDonaladino .....................6294813
Sửa chữa ôtô Travolta & Son .............7295431
Studio tóc Kojak ..............................4917322
Bác sĩ Dan DeVito, khoa Da liễu .........6291133
Taxi “Rùa buồn ngủ” .........................5234444
Bác sĩ Mickey Mousulu, khoa Nhi .........2913402
Lia Doherty ......................................9102479
Elizabeth and Harry Krishna ................6772880
Sharon Stone, luật sư ........................5442903
Bác sĩ Phillip Jones ............................5129797
Bài kiểm tra số 5
Đây là bài kiểm tra cuối cùng. Sau đó bạn hãy tạm nghỉ ngơi thư giãn. Bạn hãy thưởng thức 1 tách cà phê hay đi du lịch đâu đó 1 tuần, rồi sau đó, quay trở lại đọc tiếp cuốn sách này.
Dưới đây là danh sách các ngày tháng quan trọng trong lịch sử. Bạn có 2 phút để ghi nhớ chúng.
1776..................... Cách mạng Mỹ
1815..................... Trận Waterloo
1939..................... Chiến tranh Thế giới thứ 2
1789..................... Cách mạng Pháp
1917..................... Cách mạng Nga
1770..................... năm sinh của Beethoven
1932..................... năm sinh của Donald Duck
1977..................... năm Elvis Presley qua đời
1969..................... con người lần đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng
14-11-1948.......... sinh nhật Thái tử Charles
Kết quả bài kiểm tra trí nhớ
Bài kiểm tra số 1: Hãy cho một điểm với mỗi đồ vật bạn nhớ và thêm một điểm nữa cho mỗi mục bạn nhớ đúng thứ tự. Nếu bạn đảo vị trí của hai thứ mà sau đó cả hai đều sai thi có nghĩa bạn mất đi hai điểm. Tổng số điểm của bài kiểm tra này là 40.
Bài kiểm tra số 2: Hãy kể tên các mục theo số thứ tự của nó ghi trong danh sách. Bạn được một điểm với mỗi mục đúng.
Bài kiểm tra số 3: Hãy viết lại dãy số theo đúng thứ tự của từng con số. Bạn có một điểm cho mỗi số đúng.
Bài kiểm tra số 4: Hãy viết số điện thoại bên cạnh từng người. Bạn được 2 điểm cho mỗi câu trả lời đúng.
Bài kiểm tra số 5: Hãy điền thời gian tương ứng với từng sự kiện lịch sử. Bạn được 2 điểm cho mỗi câu trả lời đúng.
Tổng điểm:
Mức điểm trung bình là từ 25 đến 60. Nếu bạn đạt được số điểm cao hơn mức này thì nghĩa là bạn có trí nhớ rất tốt. Những người đã rèn luyện trí nhớ và tận dụng các phương pháp học được trong cuốn sách này có thể đạt điểm số từ 100 đến 120! (Tức là tỉ lệ thành công trung bình đạt 90-95%).
Còn bây giờ, hãy thư giãn ít phút trước khi bắt đầu học các nguyên tắc cơ bản và đơn giản để bạn có thể nhận ra sự tiến bộ ngay lập tức khả năng ghi nhớ của mình…
(còn tiếp)
khieman
01-12-2014, 09:37 PM
(tiếp theo)
Chương 4.
“Xin chào, Ron… à… Don, ý tôi là John…”
“Bộ não con người là một cơ quan thật tuyệt vời. Nó bắt đầu hoạt động ngay khi chúng ta thức dậy vào buổi sang và không dừng lại khi chúng ta vẫn còn làm việc.” - Abraham Lincoln, 1958
Rất nhiều lần, có vô số những thứ “chúng ta tưởng rằng hiển nhiên chúng ta nhớ…”, nhưng sự thật lại không hoàn toàn như vậy.
Tôi đang muốn nói đến những thứ chúng ta có thể bắt gặp hàng trăm lần trong một ngày. Vậy mà khi ai đó đột nhiên yêu cầu chúng ta miêu tả lại các đồ vật đó thì bộ nhớ của chúng ta lại ngập ngừng.
Tôi sẽ đưa ra một ví dụ đơn giản về một tấm biển quảng cáo phổ biến của hãng Burger King. Hàng ngày, khi lái xe quanh thành phố hay ngoại thành, chúng ta vẫn lướt quan nó.
Vậy bạn đã nhìn thấy tấm biển đó bao nhiêu lần? Chắc chắn là rất nhiều lần rồi phải không? Đã bao nhiêu lần bạn nhìn thấy các sản phẩm khác cũng mang nhãn hiệu Burger King (cốc giấy, túi giấy…)? Đã bao nhiêu lần bạn thấy ấn tượng với chiếc vương miện ngộ nghĩnh của họ? Và bạn có thể vẽ lại logo của hãng Burger King không? Đừng trả lời ngay lập tức rằng bạn “chắc chắn” sẽ vẽ được. Bạn hãy cầm bút, giấy và vẽ lại các logo đó như hình trên các sản phẩm của công ty, nhưng phải vẽ thật chính xác.
Bạn vừa vẽ gì vậy? Đó rất có thể là một chiếc vương miện hay một chiếc Hamburger. Bây giờ, bạn hãy đến chỗ treo tấm biển đó và xem liệu bạn đã vẽ chính xác hay chưa. Bạn đã thấy logo của Burger King gồm có một vòng khuyết màu xanh bao quanh một quả địa cầu màu vàng và dòng chữ “Burger King” màu đỏ in đè lên quả địa cầu. Còn logo của IBM và Starbuck thì sao? Bạn có nhớ rõ chúng không? Có đến 95% số người được hỏi không thể miêu tả logo của các công ty lớn một cách chính xác cho dù họ đã nhìn thấy chúng hàng nghìn lần. Vì sao vậy? Đơn giản vì hầu hết mọi người đều chưa thật sự chú ý tới những logo này.
Biểu tượng Hollywood đã được nhắc đến trong vô số phim cũng như quảng cáo. Bạn có thể mô tả lại chính xác vị trí mà biểu tượng này được đặt trên một ngọn núi không? Nó nằm ở đỉnh núi hay thấp hơn? (Ở đây, tôi không nói đến những người không thường xuyên xem ti vi, xem phim hay đi du lịch. Với những người đó, tôi muốn hỏi các bạn về hình ảnh trên tấm biển hiệu bắt đầu vào thành phố là gì?)
Ở ngay đầu chương, tôi đã trích dẫn một câu nói rất hài hước của Abraham Lincoln. Bạn có nhận ra lỗi nào trong câu trích dẫn này không? Điều này có vẻ rất rõ ràng. Bởi vì thực tế thì ngài tổng thống nổi tiếng của Mỹ Abraham Lincoln không còn sống vào năm 1958.
Liệu có bao nhiêu người trong số các bạn ngay lập tức nhận ra sai sót này? Hay là không có ai cả?
Đây là một bài luyện ngắn cho sự tập trung chú ý. Hãy đọc đoạn văn sau:
“Bạn đang lái một chiếc du thuyền ba buồm màu trắng, có 20 hành khách trên du thuyền. Sau vài giờ khởi hành, chiếc du thuyền cập một cảng, tại đây, 10 hành khách xuống du thuyền và có thêm 5 hành khách lên thuyền. Chiếc du thuyền lại tiếp tục đi đến bến cảng tiếp theo, tại đây có thêm 10 người mới lên thuyền. Khi thuyền tiếp tục cuộc hành trình thì có một cơn bão nổi lên, 5 hành khách biến mất. Tại hai bến cảng tiếp theo có tất cả 12 hành khách lên thuyền và 4 hành khách xuống thuyền. Tại bến cảng tiếp, thêm 5 người nữa rời thuyền. Sau vài ngày nữa, chiếc du thuyền đến điểm cuối cùng”.
Đến đây bạn đang hy vọng câu hỏi sẽ là:
“Có tất cả bao nhiêu hành khách đến được cảng cuối cùng” phải không?
Rất tiếc, câu hỏi đầu tiên mà tôi đặt ra cho bạn là:
"Chiếc du thuyền đã dừng lại ở mấy cảng?"
Tôi cho rằng rất nhiều người trong số các bạn sẽ không có câu trả lời chính xác. Nếu trước đó bạn đoán rằng câu hỏi sẽ liên quan đến số lượng hành khách trong đoạn văn thì đương nhiên, bạn sẽ chỉ tập trung vào số hành khách lên thuyền và xuống thuyền mà thôi.
Đừng nản lòng, vì chưa chắc bạn đã trả lời được câu hỏi tiếp theo: trong đoạn văn trên, bạn hãy cho biết tên của vị thuyền trưởng là gì?
Vấn đề cốt yếu của trí nhớ là thiếu sự tập trung. Chúng ta không thể nhớ được điều gì nếu không tập trung. Chúng ta nhìn mọi thứ nhưng lại không quan sát chúng. Chúng ta nghe thấy nhưng lại không lắng nghe.
Hay nói cách khác, chúng ta rất ít khi tập trung vào những thứ mà chúng ta bắt gặp và không bao giờ nhìn tổng thể bức tranh.
Đây cũng là một thực tế rất phổ biến với các ảo thuật gia. Họ thường đánh lạc hướng sự chú ý của khán giả bằng những chi tiết nhỏ hơn, trong khi họ thực hiện một vài thủ thuật mà không bị khán giả để ý.
Và bây giờ, hãy trở lại với câu hỏi vừa đưa ra – bạn hãy đọc từ đầu tiên của đoạn văn:
“BẠN đang lái một chiếc du thuyền”.
Đúng vậy, mỗi người trong số các bạn đều là thuyền trưởng.
Trong cuộc hội thảo cải thiện trí nhớ mà tôi tổ chức, tôi đã hứa sẽ thưởng cho những khán giả nào có thể nhớ được một vài logo đơn giản hay có thể trả lời đúng hai câu hỏi mà tôi vừa hỏi bạn. Và kết quả là tôi đã không mất một phần thưởng nào. Các khán giả rất thất vọng và thế là xuất hiện thế tự vệ.
“Tại sao tôi lại phải chú ý và nhớ xem logo của nhãn hiệu Burger King, IBM như thế nào, hay biểu tượng Hollywood đặt chính xác ở đâu? Ai mà quan tâm cơ chứ?”
Vậy bạn có biết cư dân của Los Angeles đã phải chịu thuế bao nhiêu để giữ cho được biển hiệu này không? Họ dùng số tiền thuế này để bảo vệ biển hiệu khỏi các hành vi phá hoại hay giữ cho nó luôn sạch đẹp…
Có thể câu trả lời rất rõ ràng: chúng ta đang bàn về toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống. Việc nhớ rõ logo của một công ty nào đó có thể không phải là điều quan trọng (cho dù các công ty này đã mất rất nhiều công sức để thiết kế ra những logo dễ nhớ). Tuy nhiên, bạn cần nhớ tên của Allan trong 5 năm nữa khi bạn gặp anh ta trên đường, hay nhớ rằng bạn đã để chìa khóa ô tô mà bạn vừa cầm ở đâu… Tất cá những điều này đòi hỏi bạn phải chú ý tới sự việc vài giây.
Chúng ta nói câu “tôi quên mất” rất nhiều lần trong khi sự thật là chúng ta chưa khi nào cố gắng nhớ cả. Bởi vì chúng ta chưa thật sự chú ý.
Bạn có thể nhắc lại tên diễn viên đóng vai Kelly Garet đầu tiên trong bộ phim rất nổi tiếng hồi thập niên 1970 "Những thiên thần của Charlie" không? Đó là Farra Fawcett, Jaclyn Smith hay Kate Jackson? (Câu trả lời là Jaclyn Smith).
Nguyên nhân trong nhiều trường hợp chúng ta không nhớ tên của một ai đó là chúng ta thường không để ý. Chúng ta đã gặp anh ta, đã được giới thiệu tên nhưng chúng ta đã không thật sự chú ý. Cũng chính vì lý do này mà chúng ta rất khó khăn khi tìm ra chùm chìa khóa xe đã bỏ quên ở một vị trí khuất nào đó. Chúng ta đã đặt nó xuống mà không để ý gì. Chỉ cần một giây quan tâm đến chùm chìa khóa thì sẽ ngay lập tức giúp ta nhớ lại nơi để chúng mà không cần đến bất cứ một phương pháp hay bài luyện tập về trí nhớ nào. Một lúc nào đó, chúng ta hãy tự nhủ:
“Phải chú ý! Chùm chìa khóa nằm ở đây!”
Mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta đều được chia thành ba phần, và quá trình ghi nhớ cũng tương tự:
Giai đoạn 1: Tiếp nhận thông tin
Giai đoạn 2: Xử lý thông tin và ghi nhớ (một cách đầy đủ)
Giai đoạn 3: Đưa ra thông tin
Hầu như tất cả chúng ta đều bỏ qua giai đoạn tiếp nhận thông tin!
Hãy lưu ý những điều sau thường xảy ra ở giai đoạn đầu tiên:
Tại một bữa tiệc cocktail, khi ta đang đi loanh quanh thì bất ngờ một người bạn tốt là bác sĩ Mark Jones túm lấy tay áo ta và nói:
“Lại đây một lúc nào, để tôi giới thiệu anh với một người.''
Theo phép lịch sự, ta đi theo. Sau đó, anh ta dẫn chúng ta đến trước mặt một người lạ mặt và giới thiệu:
“Đây là Roger Waterhouse, người mà tôi đã nói với anh đó. Anh ấy là người đã đưa cho tôi cuốn sách viết về quá trình nuôi dưỡng mèo”.
Ta đưa tay ra, với nụ cười tươi đáp lại:
“Vâng, Mark đã nói với tôi rất nhiều về anh. Thật sự, tôi từng nuôi mèo nhưng nó bị chết vì sự thiếu hiểu biết của tôi”.
Cứ như vậy, cuộc đối thoại tiếp diễn cho đến khi kết thúc. Câu hỏi đưa ra là: Ta đã làm gì với cái tên Roger Waterhouse khi lần đầu tien nghe thấy? Không gì cả!
Cái tên đó đi vào tai này rồi ra khỏi tai kia, tức là chúng ta chẳng tiếp thu được gì. Như vậy chúng ta đã không thể thực hiện được giai đoạn tiếp nhận thông tin.
Chúng ta sẽ đề cập việc học cách nhớ tên và tuổi trong chương sau. Chúng ta sẽ học được cách ghi nhớ cái tên đó sao cho đến vài năm nữa ta vẫn có thể nhớ được.
Dù không sử dụng các phương pháp đặc biệt thì việc nhận thức rõ tình huống cụ thể này cũng rất quan trọng; hãy giữ cái tên đó ở một tai và cố gắng cho nó không chui ra khỏi tai kia.
Bạn hãy dành 1 phút để quan tâm đến những trường hợp mà ai đó giới thiệu tên, bạn phải ghi nhớ chúng.
Điều này tương tự như thao tác làm việc với máy xử lý văn bản. Khi viết một bức thư, chúng ta thường phải lưu tập tin trong khi làm. Vì thế chúng ta thường xuyên dừng lại và chọn “SAVE” (lưu). Nếu không thực hiện thao tác này thì chúng ta sẽ phải viết đi viết lại bức thư này sau mỗi lần tắt máy tính. Vấn đề thứ hai mà tôi muốn nói đến là chúng ta chọn “SAVE” để lưu nội dung thư đó vào một tập tin cần thiết.
Chúng ta sẽ phải hỏi đi hỏi lại tên một người nào đó cho đến khi cuối cùng ta quyết định “SAVE” cái tên đó vào bộ nhớ… để ghi nhớ nó. Chúng ta cũng liên tục phải xin lỗi vì quên trả sách, cho đến một ngày (khi mà chúng ta cảm thấy thực sự cần thiết) thì chúng ta sẽ buộc mình phải nhận thức được sự cần thiết của việc này. Điều này cũng giống như khi chúng ta giở sách và tìm kiếm trang mà chúng ta đang đọc. Thay vào đó, chỉ cần một giây để ý tới thực tế rằng chúng ta đang đọc đến trang 58 thì chúng ta sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian tìm kiếm.
Đôi khi chúng ta tưởng rằng có hàng nghìn lý do khiến ta không nhớ nổi.
Nhưng sự thật là chỉ có ba lý do sau, mỗi lý do đều liên quan đến từng giai đoạn ghi nhớ:
1. Có thể chúng ta đã thất bại trong giai đoạn tiếp nhận thông tin.
2. Chúng ta đã không thực hiện được việc lưu thông tin (giống như việc lưu nhầm tài liệu).
3. Hay chúng ta đã thất bại trong việc tìm kiếm thông tin sau khi đã lưu chúng (“Ta đã lưu nó vào tập tin nào nhỉ?”).
Tiếp nhận thông tin hiệu quả nghĩa là phải tập trung chú ý.
Bạn có khi nào giống như vị giáo sư đãng trí trong câu chuyện nổi tiếng sau không? Vị giáo sư đãng trí này luôn ra khỏi nhà vào buổi sáng với thói quen vỗ về người vợ và hôn con chó của ông. Chúng ta thường nói hiện tượng này bằng những cụm từ như: “sự sao lãng”, “sự đãng trí”, “không tập trung” và rất nhiều cụm từ khác, mà có thể tóm lại bằng cụm từ “không chú ý”.
Hiện tượng này có thể xảy ra với tất cả chúng ta. Có thể ta bước vào phòng mà quên mất điều ta muốn làm ở đó. Hay ta xin lỗi ma-nơ-canh của cửa hàng Macy khi ta va phải.
Có một lần, trong một phút không tập trung, tôi đã cảm ơn máy ATM sau khi rút tiền.
Vì thế, nếu chúng ta không tập trung thì sẽ không thể nhớ nổi. Khi không tập trung, ta sẽ không thể tiếp nhận thông tin, và tất nhiên, cũng không thể lưu giữ chúng. Vậy chúng ta phải làm gì để cải thiện tình hình này? Có hai việc cần làm: nâng cao mức độ tập trung và phân bổ nó hợp lý.
Nâng cao mức độ tập trung
Trong cuộc sống, có rất nhiều nghề nghiệp đòi hỏi sự tập trung. Hãy tưởng tượng một thám tử hay một điều tra viên mà lại không thể phát hiện ra những chi tiết nhỏ nhặt. Hãy tưởng tượng một thám tử mà lại không nhận thấy chiếc xe hơi đỗ trước mặt mang biển số giả với phông chữ đáng ngờ, hay kẻ tình nghi đó có gót giày cao hơn bình thường. Nếu như vậy thì vị thám tử đó nên nhanh chóng tìm việc khác thì hơn. Đặc biệt, các thám tử và nhân viên an ninh cần biết cách luyện tập để tăng khả năng tập trung. Vậy tại sao chúng ta không thể làm tốt điều này?
Khi bạn đi trên con đường ồn ả, đông đúc, hãy cố gắng thực hiện một bài luyện tập nhỏ sau. Bạn cố gắng tách những âm thanh ồn ã của xe cộ và tìm kiếm các âm thanh khác như cuộc trò chuyện của mọi người, tiếng radio hay tiếng chim hót líu lo.
Nếu bạn đến một buổi hòa nhạc, hãy cố gắng lắng nghe âm thanh của từng loại nhạc cụ một.
Yếu tố hình ảnh cũng là một bài luyện tập rất hiệu quả. Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi trong phòng khách với một chiếc bút và tờ giấy. Hãy liệt kê tất cả những đồ vật mà bạn nhớ ở trong phòng ngủ của bạn, hay bất kỳ phòng nào trong ngôi nhà. Bảng liệt kê này có thể bao gồm giường, bàn trang điểm, tủ tường, màn che… Sau đó, hãy vào phòng ngủ và chú ý đến tất cả những đồ vật mà bạn đã bỏ sót khi liệt kê. Rồi quay trở lại phòng khách và điền nốt các đồ vật đó. Một lần nữa, quay trở lại phòng ngủ và cố gắng tìm xem bạn có bỏ sót một đồ vật nào không. Có thể bạn sẽ rất ngạc nhiên khi tìm ra được những đồ vật mà bạn đã không nhận ra trước đó, như mắc treo quần sáo trên cửa, cái chao đèn,…
Tôi có một người bạn trái ngược với tôi, anh ấy nhớ rất giỏi các chi tiết trong những bộ phim mà chúng tôi từng xem cùng nhau, và thậm chí, có thể nhắc lại đầy đủ lời thoại của nhân vật. Vậy điều này có phải là trí nhớ của bạn tôi tốt hơn của tôi không? Không phải như vậy, điều này chỉ có nghĩa là khi xem phim, khả năng quan sát và tập trung của anh ấy tốt hơn tôi mà thôi. Đây chính là thiếu sót của tôi trong lĩnh vực này. Trong khi tôi tập trung vào diễn viên và lời thoại thì anh ấy có thể tập trung vào tổng thể bộ phim.
Đôi khi bạn có thể phát hiện ra những sai sót rất buồn cười trong phim. Chắc là bạn cũng đã thấy cái mi-crô được gắn trên phần trên của khung hình. Điều này rất dễ nhận thấy bởi vì chúng không phù hợp với nhau.
Trong bộ phim kinh điển Ben Hur mà Charlton Heston thủ vai chính, bối cảnh phim là thời La Mã cổ đại, nhưng bạn có thể nhìn thấy một trong những diễn viên phụ đang đeo chiếc đồng hồ Rolex đắt tiền mà ngay cả Julius Caesar cũng không thể có vào thời điểm đó.
(còn tiếp)
khieman
01-12-2014, 09:37 PM
(tiếp theo)
Chương 4.
“Xin chào, Ron… à… Don, ý tôi là John…”
“Bộ não con người là một cơ quan thật tuyệt vời. Nó bắt đầu hoạt động ngay khi chúng ta thức dậy vào buổi sang và không dừng lại khi chúng ta vẫn còn làm việc.” - Abraham Lincoln, 1958
Rất nhiều lần, có vô số những thứ “chúng ta tưởng rằng hiển nhiên chúng ta nhớ…”, nhưng sự thật lại không hoàn toàn như vậy.
Tôi đang muốn nói đến những thứ chúng ta có thể bắt gặp hàng trăm lần trong một ngày. Vậy mà khi ai đó đột nhiên yêu cầu chúng ta miêu tả lại các đồ vật đó thì bộ nhớ của chúng ta lại ngập ngừng.
Tôi sẽ đưa ra một ví dụ đơn giản về một tấm biển quảng cáo phổ biến của hãng Burger King. Hàng ngày, khi lái xe quanh thành phố hay ngoại thành, chúng ta vẫn lướt quan nó.
Vậy bạn đã nhìn thấy tấm biển đó bao nhiêu lần? Chắc chắn là rất nhiều lần rồi phải không? Đã bao nhiêu lần bạn nhìn thấy các sản phẩm khác cũng mang nhãn hiệu Burger King (cốc giấy, túi giấy…)? Đã bao nhiêu lần bạn thấy ấn tượng với chiếc vương miện ngộ nghĩnh của họ? Và bạn có thể vẽ lại logo của hãng Burger King không? Đừng trả lời ngay lập tức rằng bạn “chắc chắn” sẽ vẽ được. Bạn hãy cầm bút, giấy và vẽ lại các logo đó như hình trên các sản phẩm của công ty, nhưng phải vẽ thật chính xác.
Bạn vừa vẽ gì vậy? Đó rất có thể là một chiếc vương miện hay một chiếc Hamburger. Bây giờ, bạn hãy đến chỗ treo tấm biển đó và xem liệu bạn đã vẽ chính xác hay chưa. Bạn đã thấy logo của Burger King gồm có một vòng khuyết màu xanh bao quanh một quả địa cầu màu vàng và dòng chữ “Burger King” màu đỏ in đè lên quả địa cầu. Còn logo của IBM và Starbuck thì sao? Bạn có nhớ rõ chúng không? Có đến 95% số người được hỏi không thể miêu tả logo của các công ty lớn một cách chính xác cho dù họ đã nhìn thấy chúng hàng nghìn lần. Vì sao vậy? Đơn giản vì hầu hết mọi người đều chưa thật sự chú ý tới những logo này.
Biểu tượng Hollywood đã được nhắc đến trong vô số phim cũng như quảng cáo. Bạn có thể mô tả lại chính xác vị trí mà biểu tượng này được đặt trên một ngọn núi không? Nó nằm ở đỉnh núi hay thấp hơn? (Ở đây, tôi không nói đến những người không thường xuyên xem ti vi, xem phim hay đi du lịch. Với những người đó, tôi muốn hỏi các bạn về hình ảnh trên tấm biển hiệu bắt đầu vào thành phố là gì?)
Ở ngay đầu chương, tôi đã trích dẫn một câu nói rất hài hước của Abraham Lincoln. Bạn có nhận ra lỗi nào trong câu trích dẫn này không? Điều này có vẻ rất rõ ràng. Bởi vì thực tế thì ngài tổng thống nổi tiếng của Mỹ Abraham Lincoln không còn sống vào năm 1958.
Liệu có bao nhiêu người trong số các bạn ngay lập tức nhận ra sai sót này? Hay là không có ai cả?
Đây là một bài luyện ngắn cho sự tập trung chú ý. Hãy đọc đoạn văn sau:
“Bạn đang lái một chiếc du thuyền ba buồm màu trắng, có 20 hành khách trên du thuyền. Sau vài giờ khởi hành, chiếc du thuyền cập một cảng, tại đây, 10 hành khách xuống du thuyền và có thêm 5 hành khách lên thuyền. Chiếc du thuyền lại tiếp tục đi đến bến cảng tiếp theo, tại đây có thêm 10 người mới lên thuyền. Khi thuyền tiếp tục cuộc hành trình thì có một cơn bão nổi lên, 5 hành khách biến mất. Tại hai bến cảng tiếp theo có tất cả 12 hành khách lên thuyền và 4 hành khách xuống thuyền. Tại bến cảng tiếp, thêm 5 người nữa rời thuyền. Sau vài ngày nữa, chiếc du thuyền đến điểm cuối cùng”.
Đến đây bạn đang hy vọng câu hỏi sẽ là:
“Có tất cả bao nhiêu hành khách đến được cảng cuối cùng” phải không?
Rất tiếc, câu hỏi đầu tiên mà tôi đặt ra cho bạn là:
"Chiếc du thuyền đã dừng lại ở mấy cảng?"
Tôi cho rằng rất nhiều người trong số các bạn sẽ không có câu trả lời chính xác. Nếu trước đó bạn đoán rằng câu hỏi sẽ liên quan đến số lượng hành khách trong đoạn văn thì đương nhiên, bạn sẽ chỉ tập trung vào số hành khách lên thuyền và xuống thuyền mà thôi.
Đừng nản lòng, vì chưa chắc bạn đã trả lời được câu hỏi tiếp theo: trong đoạn văn trên, bạn hãy cho biết tên của vị thuyền trưởng là gì?
Vấn đề cốt yếu của trí nhớ là thiếu sự tập trung. Chúng ta không thể nhớ được điều gì nếu không tập trung. Chúng ta nhìn mọi thứ nhưng lại không quan sát chúng. Chúng ta nghe thấy nhưng lại không lắng nghe.
Hay nói cách khác, chúng ta rất ít khi tập trung vào những thứ mà chúng ta bắt gặp và không bao giờ nhìn tổng thể bức tranh.
Đây cũng là một thực tế rất phổ biến với các ảo thuật gia. Họ thường đánh lạc hướng sự chú ý của khán giả bằng những chi tiết nhỏ hơn, trong khi họ thực hiện một vài thủ thuật mà không bị khán giả để ý.
Và bây giờ, hãy trở lại với câu hỏi vừa đưa ra – bạn hãy đọc từ đầu tiên của đoạn văn:
“BẠN đang lái một chiếc du thuyền”.
Đúng vậy, mỗi người trong số các bạn đều là thuyền trưởng.
Trong cuộc hội thảo cải thiện trí nhớ mà tôi tổ chức, tôi đã hứa sẽ thưởng cho những khán giả nào có thể nhớ được một vài logo đơn giản hay có thể trả lời đúng hai câu hỏi mà tôi vừa hỏi bạn. Và kết quả là tôi đã không mất một phần thưởng nào. Các khán giả rất thất vọng và thế là xuất hiện thế tự vệ.
“Tại sao tôi lại phải chú ý và nhớ xem logo của nhãn hiệu Burger King, IBM như thế nào, hay biểu tượng Hollywood đặt chính xác ở đâu? Ai mà quan tâm cơ chứ?”
Vậy bạn có biết cư dân của Los Angeles đã phải chịu thuế bao nhiêu để giữ cho được biển hiệu này không? Họ dùng số tiền thuế này để bảo vệ biển hiệu khỏi các hành vi phá hoại hay giữ cho nó luôn sạch đẹp…
Có thể câu trả lời rất rõ ràng: chúng ta đang bàn về toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống. Việc nhớ rõ logo của một công ty nào đó có thể không phải là điều quan trọng (cho dù các công ty này đã mất rất nhiều công sức để thiết kế ra những logo dễ nhớ). Tuy nhiên, bạn cần nhớ tên của Allan trong 5 năm nữa khi bạn gặp anh ta trên đường, hay nhớ rằng bạn đã để chìa khóa ô tô mà bạn vừa cầm ở đâu… Tất cá những điều này đòi hỏi bạn phải chú ý tới sự việc vài giây.
Chúng ta nói câu “tôi quên mất” rất nhiều lần trong khi sự thật là chúng ta chưa khi nào cố gắng nhớ cả. Bởi vì chúng ta chưa thật sự chú ý.
Bạn có thể nhắc lại tên diễn viên đóng vai Kelly Garet đầu tiên trong bộ phim rất nổi tiếng hồi thập niên 1970 "Những thiên thần của Charlie" không? Đó là Farra Fawcett, Jaclyn Smith hay Kate Jackson? (Câu trả lời là Jaclyn Smith).
Nguyên nhân trong nhiều trường hợp chúng ta không nhớ tên của một ai đó là chúng ta thường không để ý. Chúng ta đã gặp anh ta, đã được giới thiệu tên nhưng chúng ta đã không thật sự chú ý. Cũng chính vì lý do này mà chúng ta rất khó khăn khi tìm ra chùm chìa khóa xe đã bỏ quên ở một vị trí khuất nào đó. Chúng ta đã đặt nó xuống mà không để ý gì. Chỉ cần một giây quan tâm đến chùm chìa khóa thì sẽ ngay lập tức giúp ta nhớ lại nơi để chúng mà không cần đến bất cứ một phương pháp hay bài luyện tập về trí nhớ nào. Một lúc nào đó, chúng ta hãy tự nhủ:
“Phải chú ý! Chùm chìa khóa nằm ở đây!”
Mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta đều được chia thành ba phần, và quá trình ghi nhớ cũng tương tự:
Giai đoạn 1: Tiếp nhận thông tin
Giai đoạn 2: Xử lý thông tin và ghi nhớ (một cách đầy đủ)
Giai đoạn 3: Đưa ra thông tin
Hầu như tất cả chúng ta đều bỏ qua giai đoạn tiếp nhận thông tin!
Hãy lưu ý những điều sau thường xảy ra ở giai đoạn đầu tiên:
Tại một bữa tiệc cocktail, khi ta đang đi loanh quanh thì bất ngờ một người bạn tốt là bác sĩ Mark Jones túm lấy tay áo ta và nói:
“Lại đây một lúc nào, để tôi giới thiệu anh với một người.''
Theo phép lịch sự, ta đi theo. Sau đó, anh ta dẫn chúng ta đến trước mặt một người lạ mặt và giới thiệu:
“Đây là Roger Waterhouse, người mà tôi đã nói với anh đó. Anh ấy là người đã đưa cho tôi cuốn sách viết về quá trình nuôi dưỡng mèo”.
Ta đưa tay ra, với nụ cười tươi đáp lại:
“Vâng, Mark đã nói với tôi rất nhiều về anh. Thật sự, tôi từng nuôi mèo nhưng nó bị chết vì sự thiếu hiểu biết của tôi”.
Cứ như vậy, cuộc đối thoại tiếp diễn cho đến khi kết thúc. Câu hỏi đưa ra là: Ta đã làm gì với cái tên Roger Waterhouse khi lần đầu tien nghe thấy? Không gì cả!
Cái tên đó đi vào tai này rồi ra khỏi tai kia, tức là chúng ta chẳng tiếp thu được gì. Như vậy chúng ta đã không thể thực hiện được giai đoạn tiếp nhận thông tin.
Chúng ta sẽ đề cập việc học cách nhớ tên và tuổi trong chương sau. Chúng ta sẽ học được cách ghi nhớ cái tên đó sao cho đến vài năm nữa ta vẫn có thể nhớ được.
Dù không sử dụng các phương pháp đặc biệt thì việc nhận thức rõ tình huống cụ thể này cũng rất quan trọng; hãy giữ cái tên đó ở một tai và cố gắng cho nó không chui ra khỏi tai kia.
Bạn hãy dành 1 phút để quan tâm đến những trường hợp mà ai đó giới thiệu tên, bạn phải ghi nhớ chúng.
Điều này tương tự như thao tác làm việc với máy xử lý văn bản. Khi viết một bức thư, chúng ta thường phải lưu tập tin trong khi làm. Vì thế chúng ta thường xuyên dừng lại và chọn “SAVE” (lưu). Nếu không thực hiện thao tác này thì chúng ta sẽ phải viết đi viết lại bức thư này sau mỗi lần tắt máy tính. Vấn đề thứ hai mà tôi muốn nói đến là chúng ta chọn “SAVE” để lưu nội dung thư đó vào một tập tin cần thiết.
Chúng ta sẽ phải hỏi đi hỏi lại tên một người nào đó cho đến khi cuối cùng ta quyết định “SAVE” cái tên đó vào bộ nhớ… để ghi nhớ nó. Chúng ta cũng liên tục phải xin lỗi vì quên trả sách, cho đến một ngày (khi mà chúng ta cảm thấy thực sự cần thiết) thì chúng ta sẽ buộc mình phải nhận thức được sự cần thiết của việc này. Điều này cũng giống như khi chúng ta giở sách và tìm kiếm trang mà chúng ta đang đọc. Thay vào đó, chỉ cần một giây để ý tới thực tế rằng chúng ta đang đọc đến trang 58 thì chúng ta sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian tìm kiếm.
Đôi khi chúng ta tưởng rằng có hàng nghìn lý do khiến ta không nhớ nổi.
Nhưng sự thật là chỉ có ba lý do sau, mỗi lý do đều liên quan đến từng giai đoạn ghi nhớ:
1. Có thể chúng ta đã thất bại trong giai đoạn tiếp nhận thông tin.
2. Chúng ta đã không thực hiện được việc lưu thông tin (giống như việc lưu nhầm tài liệu).
3. Hay chúng ta đã thất bại trong việc tìm kiếm thông tin sau khi đã lưu chúng (“Ta đã lưu nó vào tập tin nào nhỉ?”).
Tiếp nhận thông tin hiệu quả nghĩa là phải tập trung chú ý.
Bạn có khi nào giống như vị giáo sư đãng trí trong câu chuyện nổi tiếng sau không? Vị giáo sư đãng trí này luôn ra khỏi nhà vào buổi sáng với thói quen vỗ về người vợ và hôn con chó của ông. Chúng ta thường nói hiện tượng này bằng những cụm từ như: “sự sao lãng”, “sự đãng trí”, “không tập trung” và rất nhiều cụm từ khác, mà có thể tóm lại bằng cụm từ “không chú ý”.
Hiện tượng này có thể xảy ra với tất cả chúng ta. Có thể ta bước vào phòng mà quên mất điều ta muốn làm ở đó. Hay ta xin lỗi ma-nơ-canh của cửa hàng Macy khi ta va phải.
Có một lần, trong một phút không tập trung, tôi đã cảm ơn máy ATM sau khi rút tiền.
Vì thế, nếu chúng ta không tập trung thì sẽ không thể nhớ nổi. Khi không tập trung, ta sẽ không thể tiếp nhận thông tin, và tất nhiên, cũng không thể lưu giữ chúng. Vậy chúng ta phải làm gì để cải thiện tình hình này? Có hai việc cần làm: nâng cao mức độ tập trung và phân bổ nó hợp lý.
Nâng cao mức độ tập trung
Trong cuộc sống, có rất nhiều nghề nghiệp đòi hỏi sự tập trung. Hãy tưởng tượng một thám tử hay một điều tra viên mà lại không thể phát hiện ra những chi tiết nhỏ nhặt. Hãy tưởng tượng một thám tử mà lại không nhận thấy chiếc xe hơi đỗ trước mặt mang biển số giả với phông chữ đáng ngờ, hay kẻ tình nghi đó có gót giày cao hơn bình thường. Nếu như vậy thì vị thám tử đó nên nhanh chóng tìm việc khác thì hơn. Đặc biệt, các thám tử và nhân viên an ninh cần biết cách luyện tập để tăng khả năng tập trung. Vậy tại sao chúng ta không thể làm tốt điều này?
Khi bạn đi trên con đường ồn ả, đông đúc, hãy cố gắng thực hiện một bài luyện tập nhỏ sau. Bạn cố gắng tách những âm thanh ồn ã của xe cộ và tìm kiếm các âm thanh khác như cuộc trò chuyện của mọi người, tiếng radio hay tiếng chim hót líu lo.
Nếu bạn đến một buổi hòa nhạc, hãy cố gắng lắng nghe âm thanh của từng loại nhạc cụ một.
Yếu tố hình ảnh cũng là một bài luyện tập rất hiệu quả. Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi trong phòng khách với một chiếc bút và tờ giấy. Hãy liệt kê tất cả những đồ vật mà bạn nhớ ở trong phòng ngủ của bạn, hay bất kỳ phòng nào trong ngôi nhà. Bảng liệt kê này có thể bao gồm giường, bàn trang điểm, tủ tường, màn che… Sau đó, hãy vào phòng ngủ và chú ý đến tất cả những đồ vật mà bạn đã bỏ sót khi liệt kê. Rồi quay trở lại phòng khách và điền nốt các đồ vật đó. Một lần nữa, quay trở lại phòng ngủ và cố gắng tìm xem bạn có bỏ sót một đồ vật nào không. Có thể bạn sẽ rất ngạc nhiên khi tìm ra được những đồ vật mà bạn đã không nhận ra trước đó, như mắc treo quần sáo trên cửa, cái chao đèn,…
Tôi có một người bạn trái ngược với tôi, anh ấy nhớ rất giỏi các chi tiết trong những bộ phim mà chúng tôi từng xem cùng nhau, và thậm chí, có thể nhắc lại đầy đủ lời thoại của nhân vật. Vậy điều này có phải là trí nhớ của bạn tôi tốt hơn của tôi không? Không phải như vậy, điều này chỉ có nghĩa là khi xem phim, khả năng quan sát và tập trung của anh ấy tốt hơn tôi mà thôi. Đây chính là thiếu sót của tôi trong lĩnh vực này. Trong khi tôi tập trung vào diễn viên và lời thoại thì anh ấy có thể tập trung vào tổng thể bộ phim.
Đôi khi bạn có thể phát hiện ra những sai sót rất buồn cười trong phim. Chắc là bạn cũng đã thấy cái mi-crô được gắn trên phần trên của khung hình. Điều này rất dễ nhận thấy bởi vì chúng không phù hợp với nhau.
Trong bộ phim kinh điển Ben Hur mà Charlton Heston thủ vai chính, bối cảnh phim là thời La Mã cổ đại, nhưng bạn có thể nhìn thấy một trong những diễn viên phụ đang đeo chiếc đồng hồ Rolex đắt tiền mà ngay cả Julius Caesar cũng không thể có vào thời điểm đó.
(còn tiếp)
khieman
01-14-2014, 07:44 AM
(tiếp theo)
Chương 5
Điều này gợi cho tôi nhớ đến...
Cậu bé Danny đi chơi vườn bách thú cùng cha. Khi họ đến chuồng hà mã, Danny dừng lại và nhìn chằm chằm vào con vật một cách sửng sốt.
“Bố ơi, bố nhìn này”, Danny gọi, “Con hà mã này rất giống cô Matilda!”
“Con yêu, nói như vậy là bất lịch sự đó”, người cha nói.
“Nhưng bố à”, Danny trả lời, “Con không nghĩ con hà mã hiểu được những điều con đang nói...”
***
Bạn đã bao giờ gặp phải tình huống này chưa? Bạn hào hứng kể với một người bạn về chuyến đi đến đảo Santorini ở Hy Lạp. Bạn miêu tả về các bãi biển có đá bazan đen, đi xe scooter vào thành phố. Bạn vẫn tiếp tục khoe khoang một cách hào hứng về việc bạn có thể mặc cả tiền thuê phòng khách sạn. Bạn cũng miêu tả một cặp vợ chồng người Anh mà bạn gặp ở quán cà phê, và còn nhiều chuyện khác nữa. Khi bạn đang kể lể câu chuyện cảm động này thì người bạn cắt ngang :
“Thế cậu có biết Jenny và Andrew sẽ kết hôn không?”...
Câu hỏi này liên quan đến một số thứ đã được nhắc đến. Tình huống này xảy ra ở hầu hết các cuộc trò chuyện. Việc bạn kể lại chuyến tham quan của bạn ở Hy Lạp gợi cho người bạn đó nhớ đến một chủ đề hoàn toàn khác, có liên quan đến một từ ngữ, một câu chữ hay một ý tưởng trong
câu chuyện bạn kể.
Có thể là ý nghĩ về Santorini thơ mộng đã gợi cho cô ấy nhớ về một đám cưới. Hay cũng có thể từ “chiếc xe scooter” gợi cho cô ấy nghĩ đến Scotland, nơi Jenny và Andrew dự định sẽ đi hưởng tuần trăng mật.
Khi ai đó bỗng nhiên chuyển sang một chủ đề khác trong cuộc trò chuyện thì điều này chắc chắn là có l ý do! Nếu bạn đột nhiên nhớ ra bạn cần phải trả tiền đỗ xe thì có lẽ bạn vừa tình cờ thấy một bãi xe trống rỗng. Nếu bạn bất ngờ nhớ đến việc phải gọi cho ngân hàng để kiểm tra xem số tiền một triệu đô-la mà bạn trúng xổ số đã được gửi vào tài khoản của bạn hay chưa thì chắc chắn là có điều gì đó đã gợi cho bạn liên tưởng đến nó.
Sự liên tưởng điều khiển trí nhớ của chúng ta. Mọi thứ chúng ta nhớ ra đều được liên tưởng đến một điều gì đó. Sự liên tưởng có thể được thể hiện dưới mọi hình thức và qua tất cả các giác quan.
Khi cậu bé Danny nhìn thấy con hà mã, hình dáng nặng nề, đồ sộ của con vật đã khiến cậu bé liên tưởng đến bà cô quá khổ của mình.
Nếu bạn tình cờ gặp người đàn ông có hàng ria mép nhỏ, màu đen thì chắc hẳn bạn sẽ liên tưởng đến Charlie Chaplin. Cũng chính vì l do này mà có thể bạn sẽ gọi Bill, nhân viên mới vào làm, là Simon. Bởi vì anh ta nhìn rất
giống với Simon mà bạn biết.
Nếu ai đó yêu cầu bạn vẽ bản đồ của nước Bỉ và Phần Lan, có thể bạn không nhớ cho dù bạn đã nhìn thấy hình dáng tổng thể của chúng trên tập bản đồ thế giới. Tuy nhiên, nếu người ta yêu cầu bạn vẽ bản đồ của nước Italia thì bạn có thể vẽ được. Tại sao vậy? Bởi vì, có thể trước đó bản đồ của đất nước này đã khiến bạn chú ý vì nó có hình một chiếc ủng.
Một câu hỏi để ngỏ ở chương trước là: Khi nào thì chúng ta chú ý? Và đây là câu trả lời: Khi nó được liên tưởng đến một điều gì đó tương tự.
Sự liên tưởng cũng liên quan đến các giác quan khác. Bài quốc ca làm cho bạn nhớ đến trận tranh chức vô địch của Liên đoàn bóng đá Hoa Kỳ. Một bài hát nhẹ nhàng của Elvis Presley, Bee Gees hay George Michael có thể gợi cho bạn nhớ lại những kí ức của quá khứ như: tình yêu đầu đời, những năm tháng thời niên thiếu, và thậm chí cả những người đã hâm mộ các ca sĩ này.
Mùi hương cũng gợi nhớ mạnh mẽ đến kí ức. Mùi mưa vào mùa thu có thể khiến bạn nhớ lại ngày đầu tiên đến trường. Mùi thơm của hoa tử đinh hương làm bạn nhớ tới một buổi đi dạo. Mùi của một loại kem chống nắng tạo ra cảm giác tự do cho nhiều người và dễ gợi nhớ đến kì nghỉ hè ở bãi biển.
Sự liên tưởng giúp chúng ta nhớ đến những điều mà chúng ta thậm chí không chủ định nhớ. Vì thế, nguyên tắc cơ bản là tạo ra sự liên kết mang tính liên tưởng đến những thứ mà chúng ta thật sự muốn nhớ.
Hãng Nike trả hàng triệu đô-la cho Tiger Woods để quảng cáo cho các sản phẩm của công ti. Đó không chỉ là sự hợp pháp hóa “Đây này, những tay gôn cừ nhất cũng đang sử dụng giày của chúng tôi”. Mục đích là để cho tất cả mọi người trên thế giới khi xem Tiger Woods chơi sẽ nhớ ngay đến hãng Nike, dù chỉ là vô tình.
Các siêu thị có quầy bánh mì phải đảm bảo rằng lò nướng bánh được đặt ở phía trước, nơi bạn có thể nhìn thấy, chứ không phải nằm ở một góc khuất nào đó. Họ làm vậy là để cho mùi thơm ngon của chiếc bánh vừa mới ra lò kết nối với các tế bào thần kinh trong bạn. Họ đang thực hiện mục đích của họ là xúi giục bạn mua bánh.
Bạn đã nghe nói đến thí nghiệm của Pavlov chưa? Bất kì ai đã nghe cũng có thể được gợi nhớ bởi sự liên tưởng đến một con chó đang nhỏ dãi.
Pavlov giới thiệu với toàn thế giới bằng chứng về việc bộ não hoạt động dựa trên cách thức tập luyện dần dần và sự liên kết. Trong thí nghiệm nổi tiếng của mình, Pavlov đã chứng minh được rằng điều này là có thể, bằng phương pháp học tập và rèn luyện, chúng ta có thể liên kết hai thứ chẳng hề liên quan đến nhau, thậm chí là không có bất cứ sự tương đồng nào.
Như chúng ta đã nói, cách ghi nhớ là tạo ra cách thức tập luyện dần dần và liên kết các liên tưởng tương tự như các Pavlov đã làm. Vậy làm cách nào để chúng ta làm được điều này? Bạn sẽ ngay lập tức nhận thấy trí nhớ của
bạn đã tiến triển một cách đáng ngạc nhiên.
Sự liên kết cơ bản – phương pháp liên tưởng
Theo bản năng, hầu hết chúng ta thường phải sử dụng sự hỗ trợ để ghi nhớ mọi thứ.
Chẳng hạn, đeo đồng hồ vào tay kia, hay thắt một dải ruy-băng vào vị trí khác thường để nhắc nhở ta rằng ta phải gọi điện cho một người bạn.
Để nhớ mã số thể cá nhân ATM, nhiều người sử dụng đến cách liên tưởng. Ví dụ, muốn nhớ đến năm 1992, chúng ta có thể liên tưởng đến một sự kiện mà chúng ta đã trải qua vào năm này ; hay có thể số 19 nhắc chúng ta nhớ đến sinh nhật ai đó vào ngày 19 tháng 4, và số 92 liên quan đến mẫu xe ô tô...
Tuy nhiên, liệu chúng ta có thể nhớ được những thứ không có gì tương đồng hay liên quan đến những thứ chúng ta biết hay không?
Dịch vụ cứu hộ của chúng ta có một đặc điểm riêng biệt khiến chúng tôi khác hẳn với các hệ thống máy tính – đó là khả năng tưởng tượng. Xét ở mọi khía cạnh thì một chiếc máy vi tính không thể tưởng tượng. Trái lại, chúng ta có một trí tưởng tượng phong phú phát triển tới mức độ tận dụng mọi giác quan có thể. Người Hy Lạp cổ đại đã biết được rằng một bộ nhớ chức năng cần dựa vào hai yếu tố: sự liên tưởng và sự tưởng tượng.
Tất cả những phương pháp và kĩ thuật được phát triển sau này đều dựa trên hai yếu tố này. Hay nói cách khác, với tất cả những điều bạn muốn nhớ, bạn phải liên tưởng chúng với những điều mà bạn đã biết. Bạn thực hiện điều này bằng trí tưởng tượng của mình.
Tôi cho rằng một người với trí nhớ không được rèn luyện thì không thể nhớ được một danh sách gồm mười đồ vật theo thứ tự sau khi nghe hay đọc chỉ một lần. Có lẽ bạn chỉ có thể nhớ một danh sách như vậy trong vài phút.
Mục đích của tôi là chứng minh cho bạn thấy việc nhớ theo cách mà bạn chưa từng làm trước đó là điều có thể! Tất cả những gì bạn phải làm ngay bây giờ là tăng tốc cho “cỗ máy” tưởng tượng của bạn. Chắc lúc này bạn đang tưởng tượng ra những hình ảnh hài hước, ngớ ngẩn và phi lí mà bạn chưa từng nghĩ đến.
Hãy chú ý vào danh sách sau :
Giường, cá, chậu hoa, quả dưa hấu, cây nến, chảo rán,
quả cam, ô tô, con chó, áo sơ-mi.
Bây giờ, hãy kiểm tra thật tỉ mỉ những thứ ghi trong danh sách vì chúng ta đã có trong đầu hình ảnh của mỗi vật. Mục đích là để tạo ra sự nối tiếp nhau của các hình ảnh có liên quan và nhắc chúng ta nhớ đến những hình ảnh khác.
Chẳng hạn, khi tôi bảo bạn tưởng tượng một chiếc ô tô, thì bạn cần phải biết chiếc ô tô chúng ta đang nói đến thuộc loại xe gì. Đó là xe Buick hay Mazda? Nó màu trắng hay màu bạc? Nó có cửa cuộn xuống phải không?
Nếu bạn tưởng tượng một cốc nước thủy tinh, bạn sẽ thấy gì? Đó là một cốc nước cao hay thấp? Dày hay mỏng? Có tay cầm không?
(còn tiếp)
khieman
01-14-2014, 07:44 AM
(tiếp theo)
Chương 5
Điều này gợi cho tôi nhớ đến...
Cậu bé Danny đi chơi vườn bách thú cùng cha. Khi họ đến chuồng hà mã, Danny dừng lại và nhìn chằm chằm vào con vật một cách sửng sốt.
“Bố ơi, bố nhìn này”, Danny gọi, “Con hà mã này rất giống cô Matilda!”
“Con yêu, nói như vậy là bất lịch sự đó”, người cha nói.
“Nhưng bố à”, Danny trả lời, “Con không nghĩ con hà mã hiểu được những điều con đang nói...”
***
Bạn đã bao giờ gặp phải tình huống này chưa? Bạn hào hứng kể với một người bạn về chuyến đi đến đảo Santorini ở Hy Lạp. Bạn miêu tả về các bãi biển có đá bazan đen, đi xe scooter vào thành phố. Bạn vẫn tiếp tục khoe khoang một cách hào hứng về việc bạn có thể mặc cả tiền thuê phòng khách sạn. Bạn cũng miêu tả một cặp vợ chồng người Anh mà bạn gặp ở quán cà phê, và còn nhiều chuyện khác nữa. Khi bạn đang kể lể câu chuyện cảm động này thì người bạn cắt ngang :
“Thế cậu có biết Jenny và Andrew sẽ kết hôn không?”...
Câu hỏi này liên quan đến một số thứ đã được nhắc đến. Tình huống này xảy ra ở hầu hết các cuộc trò chuyện. Việc bạn kể lại chuyến tham quan của bạn ở Hy Lạp gợi cho người bạn đó nhớ đến một chủ đề hoàn toàn khác, có liên quan đến một từ ngữ, một câu chữ hay một ý tưởng trong
câu chuyện bạn kể.
Có thể là ý nghĩ về Santorini thơ mộng đã gợi cho cô ấy nhớ về một đám cưới. Hay cũng có thể từ “chiếc xe scooter” gợi cho cô ấy nghĩ đến Scotland, nơi Jenny và Andrew dự định sẽ đi hưởng tuần trăng mật.
Khi ai đó bỗng nhiên chuyển sang một chủ đề khác trong cuộc trò chuyện thì điều này chắc chắn là có l ý do! Nếu bạn đột nhiên nhớ ra bạn cần phải trả tiền đỗ xe thì có lẽ bạn vừa tình cờ thấy một bãi xe trống rỗng. Nếu bạn bất ngờ nhớ đến việc phải gọi cho ngân hàng để kiểm tra xem số tiền một triệu đô-la mà bạn trúng xổ số đã được gửi vào tài khoản của bạn hay chưa thì chắc chắn là có điều gì đó đã gợi cho bạn liên tưởng đến nó.
Sự liên tưởng điều khiển trí nhớ của chúng ta. Mọi thứ chúng ta nhớ ra đều được liên tưởng đến một điều gì đó. Sự liên tưởng có thể được thể hiện dưới mọi hình thức và qua tất cả các giác quan.
Khi cậu bé Danny nhìn thấy con hà mã, hình dáng nặng nề, đồ sộ của con vật đã khiến cậu bé liên tưởng đến bà cô quá khổ của mình.
Nếu bạn tình cờ gặp người đàn ông có hàng ria mép nhỏ, màu đen thì chắc hẳn bạn sẽ liên tưởng đến Charlie Chaplin. Cũng chính vì l do này mà có thể bạn sẽ gọi Bill, nhân viên mới vào làm, là Simon. Bởi vì anh ta nhìn rất
giống với Simon mà bạn biết.
Nếu ai đó yêu cầu bạn vẽ bản đồ của nước Bỉ và Phần Lan, có thể bạn không nhớ cho dù bạn đã nhìn thấy hình dáng tổng thể của chúng trên tập bản đồ thế giới. Tuy nhiên, nếu người ta yêu cầu bạn vẽ bản đồ của nước Italia thì bạn có thể vẽ được. Tại sao vậy? Bởi vì, có thể trước đó bản đồ của đất nước này đã khiến bạn chú ý vì nó có hình một chiếc ủng.
Một câu hỏi để ngỏ ở chương trước là: Khi nào thì chúng ta chú ý? Và đây là câu trả lời: Khi nó được liên tưởng đến một điều gì đó tương tự.
Sự liên tưởng cũng liên quan đến các giác quan khác. Bài quốc ca làm cho bạn nhớ đến trận tranh chức vô địch của Liên đoàn bóng đá Hoa Kỳ. Một bài hát nhẹ nhàng của Elvis Presley, Bee Gees hay George Michael có thể gợi cho bạn nhớ lại những kí ức của quá khứ như: tình yêu đầu đời, những năm tháng thời niên thiếu, và thậm chí cả những người đã hâm mộ các ca sĩ này.
Mùi hương cũng gợi nhớ mạnh mẽ đến kí ức. Mùi mưa vào mùa thu có thể khiến bạn nhớ lại ngày đầu tiên đến trường. Mùi thơm của hoa tử đinh hương làm bạn nhớ tới một buổi đi dạo. Mùi của một loại kem chống nắng tạo ra cảm giác tự do cho nhiều người và dễ gợi nhớ đến kì nghỉ hè ở bãi biển.
Sự liên tưởng giúp chúng ta nhớ đến những điều mà chúng ta thậm chí không chủ định nhớ. Vì thế, nguyên tắc cơ bản là tạo ra sự liên kết mang tính liên tưởng đến những thứ mà chúng ta thật sự muốn nhớ.
Hãng Nike trả hàng triệu đô-la cho Tiger Woods để quảng cáo cho các sản phẩm của công ti. Đó không chỉ là sự hợp pháp hóa “Đây này, những tay gôn cừ nhất cũng đang sử dụng giày của chúng tôi”. Mục đích là để cho tất cả mọi người trên thế giới khi xem Tiger Woods chơi sẽ nhớ ngay đến hãng Nike, dù chỉ là vô tình.
Các siêu thị có quầy bánh mì phải đảm bảo rằng lò nướng bánh được đặt ở phía trước, nơi bạn có thể nhìn thấy, chứ không phải nằm ở một góc khuất nào đó. Họ làm vậy là để cho mùi thơm ngon của chiếc bánh vừa mới ra lò kết nối với các tế bào thần kinh trong bạn. Họ đang thực hiện mục đích của họ là xúi giục bạn mua bánh.
Bạn đã nghe nói đến thí nghiệm của Pavlov chưa? Bất kì ai đã nghe cũng có thể được gợi nhớ bởi sự liên tưởng đến một con chó đang nhỏ dãi.
Pavlov giới thiệu với toàn thế giới bằng chứng về việc bộ não hoạt động dựa trên cách thức tập luyện dần dần và sự liên kết. Trong thí nghiệm nổi tiếng của mình, Pavlov đã chứng minh được rằng điều này là có thể, bằng phương pháp học tập và rèn luyện, chúng ta có thể liên kết hai thứ chẳng hề liên quan đến nhau, thậm chí là không có bất cứ sự tương đồng nào.
Như chúng ta đã nói, cách ghi nhớ là tạo ra cách thức tập luyện dần dần và liên kết các liên tưởng tương tự như các Pavlov đã làm. Vậy làm cách nào để chúng ta làm được điều này? Bạn sẽ ngay lập tức nhận thấy trí nhớ của
bạn đã tiến triển một cách đáng ngạc nhiên.
Sự liên kết cơ bản – phương pháp liên tưởng
Theo bản năng, hầu hết chúng ta thường phải sử dụng sự hỗ trợ để ghi nhớ mọi thứ.
Chẳng hạn, đeo đồng hồ vào tay kia, hay thắt một dải ruy-băng vào vị trí khác thường để nhắc nhở ta rằng ta phải gọi điện cho một người bạn.
Để nhớ mã số thể cá nhân ATM, nhiều người sử dụng đến cách liên tưởng. Ví dụ, muốn nhớ đến năm 1992, chúng ta có thể liên tưởng đến một sự kiện mà chúng ta đã trải qua vào năm này ; hay có thể số 19 nhắc chúng ta nhớ đến sinh nhật ai đó vào ngày 19 tháng 4, và số 92 liên quan đến mẫu xe ô tô...
Tuy nhiên, liệu chúng ta có thể nhớ được những thứ không có gì tương đồng hay liên quan đến những thứ chúng ta biết hay không?
Dịch vụ cứu hộ của chúng ta có một đặc điểm riêng biệt khiến chúng tôi khác hẳn với các hệ thống máy tính – đó là khả năng tưởng tượng. Xét ở mọi khía cạnh thì một chiếc máy vi tính không thể tưởng tượng. Trái lại, chúng ta có một trí tưởng tượng phong phú phát triển tới mức độ tận dụng mọi giác quan có thể. Người Hy Lạp cổ đại đã biết được rằng một bộ nhớ chức năng cần dựa vào hai yếu tố: sự liên tưởng và sự tưởng tượng.
Tất cả những phương pháp và kĩ thuật được phát triển sau này đều dựa trên hai yếu tố này. Hay nói cách khác, với tất cả những điều bạn muốn nhớ, bạn phải liên tưởng chúng với những điều mà bạn đã biết. Bạn thực hiện điều này bằng trí tưởng tượng của mình.
Tôi cho rằng một người với trí nhớ không được rèn luyện thì không thể nhớ được một danh sách gồm mười đồ vật theo thứ tự sau khi nghe hay đọc chỉ một lần. Có lẽ bạn chỉ có thể nhớ một danh sách như vậy trong vài phút.
Mục đích của tôi là chứng minh cho bạn thấy việc nhớ theo cách mà bạn chưa từng làm trước đó là điều có thể! Tất cả những gì bạn phải làm ngay bây giờ là tăng tốc cho “cỗ máy” tưởng tượng của bạn. Chắc lúc này bạn đang tưởng tượng ra những hình ảnh hài hước, ngớ ngẩn và phi lí mà bạn chưa từng nghĩ đến.
Hãy chú ý vào danh sách sau :
Giường, cá, chậu hoa, quả dưa hấu, cây nến, chảo rán,
quả cam, ô tô, con chó, áo sơ-mi.
Bây giờ, hãy kiểm tra thật tỉ mỉ những thứ ghi trong danh sách vì chúng ta đã có trong đầu hình ảnh của mỗi vật. Mục đích là để tạo ra sự nối tiếp nhau của các hình ảnh có liên quan và nhắc chúng ta nhớ đến những hình ảnh khác.
Chẳng hạn, khi tôi bảo bạn tưởng tượng một chiếc ô tô, thì bạn cần phải biết chiếc ô tô chúng ta đang nói đến thuộc loại xe gì. Đó là xe Buick hay Mazda? Nó màu trắng hay màu bạc? Nó có cửa cuộn xuống phải không?
Nếu bạn tưởng tượng một cốc nước thủy tinh, bạn sẽ thấy gì? Đó là một cốc nước cao hay thấp? Dày hay mỏng? Có tay cầm không?
(còn tiếp)
khieman
01-15-2014, 05:01 PM
(tiếp theo)
Tôi sẽ đưa ra một ví dụ cho bạn thấy sức mạnh của trí tưởng tượng. Bạn hãy đọc đoạn văn miêu tả sau. Nếu có ai đó bên cạnh bạn thì tốt nhất bạn nhờ họ đọc nó, còn bạn nhắm mắt và tưởng tượng:
Bạn đang cầm một cốc xi-rô bọt. Bạn hãy sờ tay vào để cảm nhận chất mịn màng mà thô ráp này. Hãy ấn nhẹ vào thành cốc, bạn sẽ thấy chúng co giãn dễ dàng bên trong như thế nào. Đừng làm vỡ chiếc cốc! Hãy để nó trên quầy bếp. Mở một hộp cà phê mà bạn yêu thích. Thưởng thức hương vị khiến bạn say sưa. Bây giờ, bạn hãy lấy một thìa bạc sáng bóng đựng đầy hạt cà phê rồi nhẹ nhàng đổ thìa cà phê đó vào cốc. Hãy lắng nghe tiếng loong coong của những hạt cà phê khi chúng rơi xuống đáy cốc. Sau đó, bạn rót nước sôi vào từ ấm điện và hãy lắng nghe âm thanh nước chảy vào cốc. Hãy quan sát bong bóng và bọt được tạo ra khi các hạt cà phê giãn nở.
Tiếp theo, bạn mở một lọ muối (phải, chính xác là một lọ muối) và lấy một ít cho vào trong cốc. Dùng thìa quấy đều cho muối tan trong nước rồi đưa cốc nước lên miệng. Hãy nhìn hơi nước bốc lên từ cốc. Hãy nhấp một ngụm nhỏ chất lỏng có muối này xem.
Các cơ miệng của bạn có co lại vì mùi vị kinh khủng này không? Bạn có cảm thấy mình không chịu đựng nổi vị mặn này không? Bạn muốn tống khứ cái vị kinh tởm này ra khỏi miệng chứ gì?
Sự khác biệt giữa tưởng tượng và thực tế là rất nhỏ. Cơ thể thường phản ứng lại một hình ảnh tưởng tượng sắc nét như trong hiện thực. Phản ứng của chúng ta thường theo bản năng. Chẳng hạn, khi xem một bộ phim kinh dị, cơ thể chúng ta sẽ toát mồ hôi, run lên và thu lại như thể chúng ta đang trải qua thực tế vậy.
Còn bây giờ, chúng ta sẽ học cách nhớ danh sách các thứ được liệt kê. Hãy xem nó như một bài tập vui hay một trò chơi của trẻ con.
Việc đầu tiên bạn phải làm là tưởng tượng ra từ “chiếc giường”. Chúng ta đều biết chiếc giường trông như thế nào, đơn giản là bạn hãy tưởng tượng ra chiếc giường trong nhà mình. Ngay lập tức hãy hình dung ra cái khung,
đệm hay ga trải giường. Bạn phải cố gắng hình dung ra một hình ảnh rõ nét.
Từ tiếp theo chúng ta cần nhớ là “con cá”. Đây là lúc chúng ta thực hiện bước đầu tiên với một trí nhớ được rèn luyện. Chúng ta sẽ tạo ra mối liên hệ giữa từ thứ nhất, “chiếc giường”, là từ đã được ghi vào trong trí nhớ của ta, với từ thứ hai mà ta muốn nhớ - “con cá”.
Mối liên hệ giữa hai hình ảnh phải thật khác lạ và buồn cười. Ví dụ, hãy tưởng tượng có một con cá KHỔNG LỒ, ĐẪM NƯỚC, BỐC MÙI HÔI THỐI KINH KHỦNG đang nằm ngủ trên chiếc giường yêu quý của bạn, thật khủng khiếp phải không?! Rất tốt. Đây là hình ảnh sẽ khiến bạn nhớ mãi.
Lý do tôi yêu cầu bạn hình dung ra những hình ảnh khác lạ và buồn cười là vì con người thường có xu hướng nhớ những thứ khác lạ và vô lí tốt hơn. Một hình ảnh theo logic không khiến chúng ta chú ý, nên ta không “giữ” được nó trong trí nhớ.
Từ tiếp theo là “chậu hoa”. Bạn hãy tưởng tượng một con cá ngừ khổng lồ, đông lạnh đang bị mắc kẹt trong một chậu hoa nhà bạn. Đầu con cá thì cắm sâu trong đất còn đuôi của nó đang quẫy quẫy trong không trung. Thậm chí bạn còn có thể dùng tay “sờ” vào thân ướt nhẹp và nhầy nhụa của nó. Hãy cố gắng ngửi mùi của nó... Bạn đã hình dung được hình ảnh này trong đầu chưa? Chúng ta tiếp tục nhé!
Tiếp theo là từ “quả dưa hấu”. Bạn hãy tạo ra mối liên kết mới giữa “chậu hoa” và “quả dưa hấu”. Hãy tưởng tượng thế này, bạn có một quả hình chậu hoa. Nó hình tròn, màu xanh, phía trên có một nắp mở, và toàn bộ phần ruột đỏ bên trong đã được bỏ đi. Bên trong nó thay vì có đất màu nâu để trồng cây cảnh, thì nó lại được trang trí bằng rất nhiều hoa. Nếu bạn muốn, hãy đặt chậu hoa kì lạ này bên cạnh con cá. Tôi xin lỗi khi phải liên tục nhắc bạn là phải hình dung hình ảnh cụ thể đó trong đầu. Tuy nhiên, bạn cũng không nhất thiết phải tập trung trong 15 phút để tìm ra những hình ảnh buồn cười nhất. Hãy ghi lại hình ảnh đầu tiên hiện lên trong đầu bạn. Nếu bạn nghĩ đến hai hình ảnh thì hãy “chụp lại” hình ảnh có ấn tượng mạnh hơn, nghĩa là hình ảnh kì lạ hơn.
Từ tiếp theo là “cây nến”. Chúng ta sẽ liên kết “quả dưa hấu” với “cây nến”. Điều này thật đơn giản! Hãy tưởng tượng một cây nến dài bị mắc kẹt trong quả dưa hấu, hay một quả dưa hấu khổng lồ hình cây nến với sợi bấc ở trên đầu. Tất nhiên, đó chính là quả dưa sáp mà chúng ta đang nói.
Tiếp theo là từ “chảo rán”. Như đã nói, chúng ta sẽ liên kết nó với từ “cây nến”. Hãy hình dung một cây nến có tính nghệ thuật dùng để rán trứng. Chúng ta lấy chảo rán, đặt nó lên phía trên cây nến trong phòng khách và rán trứng. Hãy tưởng tượng ngọn nến leo lét kia bỗng nhiên bùng cháy. Chúng ta sẽ tiếp tục với từ “quả cam”. Hãy coi chiếc chảo rán như chiếc vợt tennis, dùng nó đánh cho hàng trăm quả cam nảy khắp nơi. Hãy nhìn xem những quả cam đụng vào làm hư hỏng mọi thứ xung quanh ngôi nhà; một quả đụng vỡ bình hoa, một quả khác đập trúng chiếc đèn,...
Bạn đừng cố gắng nhớ tất cả những từ đã đưa ra, mà chỉ nên tập trung vào hình ảnh tôi đang miêu tả với bạn mà thôi.
Với từ “xe hơi” – hãy tưởng tượng bốn quả cam khổng lồ được dùng làm bánh xe của một chiếc Mercedes khác thường. Hãy để ý khi chiếc xe đang phóng trên đường với bốn quả cam. Hãy chú ý đến sự khác biệt rõ ràng giữa quả cam được bơm căng lốp và thân xe màu bạc được thiết kế với phong cách uy thế.
Để liên kết từ “xe hơi” với “con chó”, hãy tưởng tượng có một chú chó bun đang ngồi bên trong chiếc Mercedes với một chân trước đặt trên vô-lăng, còn chân trước kia ngẫu nhiên đặt trên cửa ô tô. Bạn hãy chú ý đến vẻ mặt hợm hĩnh của chú chó này (hay bất kì con chó nào khác mà bạn muốn).
Chúng ta đi đến từ cuối cùng là từ “váy”. Hãy hình dung bạn đang đi trên đường, đột nhiên bạn nhìn thấy một chú chó béc-giê của Đức mặc một chiếc váy màu hồng xinh xắn. Chiếc váy đang bay bay trong gió (dường như nó bị khủng hoảng giới tính trầm trọng, nếu không nó đã mặc quần jeans như những chú chó khác vẫn mặc...).
Như vậy, chúng ta vừa hoàn thành xong danh sách. Bây giờ hãy xem bạn nhớ được những gì.
Từ đầu tiên là “chiếc giường”. Sau này, để nhớ từ này trong một danh sách nào đó, ta có thể liên tưởng nó với một thứ cố định khác như cái đầu của ta chẳng hạn. Trong trường hợp này, chúng ta tưởng tượng mình đang giữ cho chiếc giường thăng bằng trên đầu (giống như phụ nữ giữ thăng bằng chiếc túi to trên đầu). Tiếp tục nhé!
Chúng ta nhớ lại xem cái gì đang ngủ trên giường của chúng ta?
Một “con cá” ướt nhẹp, khổng lồ. Con cá này bị mắc kẹt ở đâu?
Trong đồ vật thứ ba... “chậu hoa”.
Và chậu hoa này có gì đặc biệt...? Nó có hình dáng như một quả “dưa hấu”.
Và rồi quả dưa này lại không phải là quả dưa; nó thực ra là một “cây nến”!
Rồi cây nến này phát ra một ngọn lửa lớn dùng để đun nóng...? Đun nóng “chảo rán”.
Với chiếc chảo rán này, chúng ta đã chơi tennis bằng cách dùng “quả cam” thay cho quả bóng.
Bốn quả cam thay thế cho bánh xe “ô tô”.
Ai lái xe? Một “chú chó”!
Sau đó, ta nhìn thấy một chú chó khác đang đi dạo trên đường, nó mặc gì? Một chiếc “váy”! (Tôi đang nói về những con chó ngày nay...)
Bạn vừa nhớ một danh sách gồm mười thứ! Bây giờ hãy viết lại danh sách này mà không cần sự chỉ dẫn của tôi.
Nếu bạn có lỡ quên một vật nào đó thì cũng không nên mất niềm tin. Vì điều đó chỉ có nghĩa rằng sự liên tưởng bạn tạo ra chưa hiệu quả và hình ảnh đó chưa được ghi đầy đủ vào trí nhớ của bạn mà thôi. Bạn hãy tăng cường cho sự liên kết lỏng lẻo này bằng cách sử dụng những hình ảnh hiệu quả hơn và luyện tập lại. Tôi tin rằng bạn có khả năng nhớ phần lớn danh sách này cũng như các thông tin liên quan khác.
Bạn có nhớ chiếc xe ô tô thuộc hãng nào không?
Xe Mercedes...
Con chó đang lái chiếc xe thuộc loại chó gì?
Chó bun...
Hầu hết chúng ta được đào tạo để suy nghĩ một cách logic, nhưng ở đây tôi lại yêu cầu các bạn tạo ra những hình ảnh vô lí. Có thể một vài người trong số các bạn sẽ thấy thật khó khăn để nghĩ ra những hình ảnh như vậy nhưng chỉ sau vài lần, bạn sẽ thấy rất dễ dàng nghĩ ra những hình ảnh vô lí đó.
Dưới đây là một số nguyên tắc đơn giản giúp bạn tạo ra những liên tưởng mạnh mẽ, hiệu quả:
1. Tưởng tượng mọi thứ một cách thiếu cân đối, hay nói cách khác là những thứ quá nhỏ hay quá lớn (một con cá khổng lồ đang ngủ trên giường).
2. Tưởng tượng chúng đang trong trạng thái hoạt động (một chiếc xe Mercedes đang phóng đi trên đường với bốn quả cam).
3. Chuyển tiếp giữa hai vật (quả dưa hấu thay cho chậu hoa).
4. Phóng đại số lượng vật nói đến (hàng trăm quả cam đang bay tứ tung).
5. Sử dụng tất cả các giác quan:
Nhìn – tận dụng những màu sắc sặc sỡ (quả cam thay cho bánh xe, một cây nến sáng bị mắc kẹt trong quả dưa).
Nghe – hãy lắng nghe âm thanh những quả cam va đập vào chiếc chảo rán.
Ngửi – ngửi mùi cá.
Nếm – nếm con cá khi nó vẫn đang còn sống và chưa được nấu chín.
Chạm – chạm vào vỏ nhẵn nhụi của quả dưa hấu, vỏ sần sùi của quả cam...
Và quan trọng nhất – tạo ra những hình ảnh buồn cười và khác lạ nhất có thể.
Trong chương sau, bạn sẽ tiếp tục học các cách ứng dụng khác của phương pháp liên tưởng. Chúng ta sẽ thấy được tầm quan trọng của nó trong việc nhắc nhở thời gian biểu hàng ngày cho chúng ta, thấy được nó có ích như thế nào khi ta muốn nhớ các bài diễn thuyết hay tài liệu,...
Nếu bạn muốn áp dụng ngay phương pháp liên tưởng, bạn có thể dùng nó để ghi nhớ danh sách mua đồ hay chứng minh cho bạn bè thấy trí nhớ tuyệt vời của bạn khi họ đọc một danh sách có 20 đến 30 thứ thì tất nhiên, bạn vẫn có thể nhắc lại danh sách đó từ đầu đến cuối hay ngược lại.
(còn tiếp)
khieman
01-15-2014, 05:01 PM
(tiếp theo)
Tôi sẽ đưa ra một ví dụ cho bạn thấy sức mạnh của trí tưởng tượng. Bạn hãy đọc đoạn văn miêu tả sau. Nếu có ai đó bên cạnh bạn thì tốt nhất bạn nhờ họ đọc nó, còn bạn nhắm mắt và tưởng tượng:
Bạn đang cầm một cốc xi-rô bọt. Bạn hãy sờ tay vào để cảm nhận chất mịn màng mà thô ráp này. Hãy ấn nhẹ vào thành cốc, bạn sẽ thấy chúng co giãn dễ dàng bên trong như thế nào. Đừng làm vỡ chiếc cốc! Hãy để nó trên quầy bếp. Mở một hộp cà phê mà bạn yêu thích. Thưởng thức hương vị khiến bạn say sưa. Bây giờ, bạn hãy lấy một thìa bạc sáng bóng đựng đầy hạt cà phê rồi nhẹ nhàng đổ thìa cà phê đó vào cốc. Hãy lắng nghe tiếng loong coong của những hạt cà phê khi chúng rơi xuống đáy cốc. Sau đó, bạn rót nước sôi vào từ ấm điện và hãy lắng nghe âm thanh nước chảy vào cốc. Hãy quan sát bong bóng và bọt được tạo ra khi các hạt cà phê giãn nở.
Tiếp theo, bạn mở một lọ muối (phải, chính xác là một lọ muối) và lấy một ít cho vào trong cốc. Dùng thìa quấy đều cho muối tan trong nước rồi đưa cốc nước lên miệng. Hãy nhìn hơi nước bốc lên từ cốc. Hãy nhấp một ngụm nhỏ chất lỏng có muối này xem.
Các cơ miệng của bạn có co lại vì mùi vị kinh khủng này không? Bạn có cảm thấy mình không chịu đựng nổi vị mặn này không? Bạn muốn tống khứ cái vị kinh tởm này ra khỏi miệng chứ gì?
Sự khác biệt giữa tưởng tượng và thực tế là rất nhỏ. Cơ thể thường phản ứng lại một hình ảnh tưởng tượng sắc nét như trong hiện thực. Phản ứng của chúng ta thường theo bản năng. Chẳng hạn, khi xem một bộ phim kinh dị, cơ thể chúng ta sẽ toát mồ hôi, run lên và thu lại như thể chúng ta đang trải qua thực tế vậy.
Còn bây giờ, chúng ta sẽ học cách nhớ danh sách các thứ được liệt kê. Hãy xem nó như một bài tập vui hay một trò chơi của trẻ con.
Việc đầu tiên bạn phải làm là tưởng tượng ra từ “chiếc giường”. Chúng ta đều biết chiếc giường trông như thế nào, đơn giản là bạn hãy tưởng tượng ra chiếc giường trong nhà mình. Ngay lập tức hãy hình dung ra cái khung,
đệm hay ga trải giường. Bạn phải cố gắng hình dung ra một hình ảnh rõ nét.
Từ tiếp theo chúng ta cần nhớ là “con cá”. Đây là lúc chúng ta thực hiện bước đầu tiên với một trí nhớ được rèn luyện. Chúng ta sẽ tạo ra mối liên hệ giữa từ thứ nhất, “chiếc giường”, là từ đã được ghi vào trong trí nhớ của ta, với từ thứ hai mà ta muốn nhớ - “con cá”.
Mối liên hệ giữa hai hình ảnh phải thật khác lạ và buồn cười. Ví dụ, hãy tưởng tượng có một con cá KHỔNG LỒ, ĐẪM NƯỚC, BỐC MÙI HÔI THỐI KINH KHỦNG đang nằm ngủ trên chiếc giường yêu quý của bạn, thật khủng khiếp phải không?! Rất tốt. Đây là hình ảnh sẽ khiến bạn nhớ mãi.
Lý do tôi yêu cầu bạn hình dung ra những hình ảnh khác lạ và buồn cười là vì con người thường có xu hướng nhớ những thứ khác lạ và vô lí tốt hơn. Một hình ảnh theo logic không khiến chúng ta chú ý, nên ta không “giữ” được nó trong trí nhớ.
Từ tiếp theo là “chậu hoa”. Bạn hãy tưởng tượng một con cá ngừ khổng lồ, đông lạnh đang bị mắc kẹt trong một chậu hoa nhà bạn. Đầu con cá thì cắm sâu trong đất còn đuôi của nó đang quẫy quẫy trong không trung. Thậm chí bạn còn có thể dùng tay “sờ” vào thân ướt nhẹp và nhầy nhụa của nó. Hãy cố gắng ngửi mùi của nó... Bạn đã hình dung được hình ảnh này trong đầu chưa? Chúng ta tiếp tục nhé!
Tiếp theo là từ “quả dưa hấu”. Bạn hãy tạo ra mối liên kết mới giữa “chậu hoa” và “quả dưa hấu”. Hãy tưởng tượng thế này, bạn có một quả hình chậu hoa. Nó hình tròn, màu xanh, phía trên có một nắp mở, và toàn bộ phần ruột đỏ bên trong đã được bỏ đi. Bên trong nó thay vì có đất màu nâu để trồng cây cảnh, thì nó lại được trang trí bằng rất nhiều hoa. Nếu bạn muốn, hãy đặt chậu hoa kì lạ này bên cạnh con cá. Tôi xin lỗi khi phải liên tục nhắc bạn là phải hình dung hình ảnh cụ thể đó trong đầu. Tuy nhiên, bạn cũng không nhất thiết phải tập trung trong 15 phút để tìm ra những hình ảnh buồn cười nhất. Hãy ghi lại hình ảnh đầu tiên hiện lên trong đầu bạn. Nếu bạn nghĩ đến hai hình ảnh thì hãy “chụp lại” hình ảnh có ấn tượng mạnh hơn, nghĩa là hình ảnh kì lạ hơn.
Từ tiếp theo là “cây nến”. Chúng ta sẽ liên kết “quả dưa hấu” với “cây nến”. Điều này thật đơn giản! Hãy tưởng tượng một cây nến dài bị mắc kẹt trong quả dưa hấu, hay một quả dưa hấu khổng lồ hình cây nến với sợi bấc ở trên đầu. Tất nhiên, đó chính là quả dưa sáp mà chúng ta đang nói.
Tiếp theo là từ “chảo rán”. Như đã nói, chúng ta sẽ liên kết nó với từ “cây nến”. Hãy hình dung một cây nến có tính nghệ thuật dùng để rán trứng. Chúng ta lấy chảo rán, đặt nó lên phía trên cây nến trong phòng khách và rán trứng. Hãy tưởng tượng ngọn nến leo lét kia bỗng nhiên bùng cháy. Chúng ta sẽ tiếp tục với từ “quả cam”. Hãy coi chiếc chảo rán như chiếc vợt tennis, dùng nó đánh cho hàng trăm quả cam nảy khắp nơi. Hãy nhìn xem những quả cam đụng vào làm hư hỏng mọi thứ xung quanh ngôi nhà; một quả đụng vỡ bình hoa, một quả khác đập trúng chiếc đèn,...
Bạn đừng cố gắng nhớ tất cả những từ đã đưa ra, mà chỉ nên tập trung vào hình ảnh tôi đang miêu tả với bạn mà thôi.
Với từ “xe hơi” – hãy tưởng tượng bốn quả cam khổng lồ được dùng làm bánh xe của một chiếc Mercedes khác thường. Hãy để ý khi chiếc xe đang phóng trên đường với bốn quả cam. Hãy chú ý đến sự khác biệt rõ ràng giữa quả cam được bơm căng lốp và thân xe màu bạc được thiết kế với phong cách uy thế.
Để liên kết từ “xe hơi” với “con chó”, hãy tưởng tượng có một chú chó bun đang ngồi bên trong chiếc Mercedes với một chân trước đặt trên vô-lăng, còn chân trước kia ngẫu nhiên đặt trên cửa ô tô. Bạn hãy chú ý đến vẻ mặt hợm hĩnh của chú chó này (hay bất kì con chó nào khác mà bạn muốn).
Chúng ta đi đến từ cuối cùng là từ “váy”. Hãy hình dung bạn đang đi trên đường, đột nhiên bạn nhìn thấy một chú chó béc-giê của Đức mặc một chiếc váy màu hồng xinh xắn. Chiếc váy đang bay bay trong gió (dường như nó bị khủng hoảng giới tính trầm trọng, nếu không nó đã mặc quần jeans như những chú chó khác vẫn mặc...).
Như vậy, chúng ta vừa hoàn thành xong danh sách. Bây giờ hãy xem bạn nhớ được những gì.
Từ đầu tiên là “chiếc giường”. Sau này, để nhớ từ này trong một danh sách nào đó, ta có thể liên tưởng nó với một thứ cố định khác như cái đầu của ta chẳng hạn. Trong trường hợp này, chúng ta tưởng tượng mình đang giữ cho chiếc giường thăng bằng trên đầu (giống như phụ nữ giữ thăng bằng chiếc túi to trên đầu). Tiếp tục nhé!
Chúng ta nhớ lại xem cái gì đang ngủ trên giường của chúng ta?
Một “con cá” ướt nhẹp, khổng lồ. Con cá này bị mắc kẹt ở đâu?
Trong đồ vật thứ ba... “chậu hoa”.
Và chậu hoa này có gì đặc biệt...? Nó có hình dáng như một quả “dưa hấu”.
Và rồi quả dưa này lại không phải là quả dưa; nó thực ra là một “cây nến”!
Rồi cây nến này phát ra một ngọn lửa lớn dùng để đun nóng...? Đun nóng “chảo rán”.
Với chiếc chảo rán này, chúng ta đã chơi tennis bằng cách dùng “quả cam” thay cho quả bóng.
Bốn quả cam thay thế cho bánh xe “ô tô”.
Ai lái xe? Một “chú chó”!
Sau đó, ta nhìn thấy một chú chó khác đang đi dạo trên đường, nó mặc gì? Một chiếc “váy”! (Tôi đang nói về những con chó ngày nay...)
Bạn vừa nhớ một danh sách gồm mười thứ! Bây giờ hãy viết lại danh sách này mà không cần sự chỉ dẫn của tôi.
Nếu bạn có lỡ quên một vật nào đó thì cũng không nên mất niềm tin. Vì điều đó chỉ có nghĩa rằng sự liên tưởng bạn tạo ra chưa hiệu quả và hình ảnh đó chưa được ghi đầy đủ vào trí nhớ của bạn mà thôi. Bạn hãy tăng cường cho sự liên kết lỏng lẻo này bằng cách sử dụng những hình ảnh hiệu quả hơn và luyện tập lại. Tôi tin rằng bạn có khả năng nhớ phần lớn danh sách này cũng như các thông tin liên quan khác.
Bạn có nhớ chiếc xe ô tô thuộc hãng nào không?
Xe Mercedes...
Con chó đang lái chiếc xe thuộc loại chó gì?
Chó bun...
Hầu hết chúng ta được đào tạo để suy nghĩ một cách logic, nhưng ở đây tôi lại yêu cầu các bạn tạo ra những hình ảnh vô lí. Có thể một vài người trong số các bạn sẽ thấy thật khó khăn để nghĩ ra những hình ảnh như vậy nhưng chỉ sau vài lần, bạn sẽ thấy rất dễ dàng nghĩ ra những hình ảnh vô lí đó.
Dưới đây là một số nguyên tắc đơn giản giúp bạn tạo ra những liên tưởng mạnh mẽ, hiệu quả:
1. Tưởng tượng mọi thứ một cách thiếu cân đối, hay nói cách khác là những thứ quá nhỏ hay quá lớn (một con cá khổng lồ đang ngủ trên giường).
2. Tưởng tượng chúng đang trong trạng thái hoạt động (một chiếc xe Mercedes đang phóng đi trên đường với bốn quả cam).
3. Chuyển tiếp giữa hai vật (quả dưa hấu thay cho chậu hoa).
4. Phóng đại số lượng vật nói đến (hàng trăm quả cam đang bay tứ tung).
5. Sử dụng tất cả các giác quan:
Nhìn – tận dụng những màu sắc sặc sỡ (quả cam thay cho bánh xe, một cây nến sáng bị mắc kẹt trong quả dưa).
Nghe – hãy lắng nghe âm thanh những quả cam va đập vào chiếc chảo rán.
Ngửi – ngửi mùi cá.
Nếm – nếm con cá khi nó vẫn đang còn sống và chưa được nấu chín.
Chạm – chạm vào vỏ nhẵn nhụi của quả dưa hấu, vỏ sần sùi của quả cam...
Và quan trọng nhất – tạo ra những hình ảnh buồn cười và khác lạ nhất có thể.
Trong chương sau, bạn sẽ tiếp tục học các cách ứng dụng khác của phương pháp liên tưởng. Chúng ta sẽ thấy được tầm quan trọng của nó trong việc nhắc nhở thời gian biểu hàng ngày cho chúng ta, thấy được nó có ích như thế nào khi ta muốn nhớ các bài diễn thuyết hay tài liệu,...
Nếu bạn muốn áp dụng ngay phương pháp liên tưởng, bạn có thể dùng nó để ghi nhớ danh sách mua đồ hay chứng minh cho bạn bè thấy trí nhớ tuyệt vời của bạn khi họ đọc một danh sách có 20 đến 30 thứ thì tất nhiên, bạn vẫn có thể nhắc lại danh sách đó từ đầu đến cuối hay ngược lại.
(còn tiếp)
khieman
01-16-2014, 07:34 AM
(tiếp theo)
Chương 6
“Người phụ nữ đi giày bằng vàng…”
Đây là một bài kiểm tra mà tôi thường hướng dẫn các cặp vợ chồng trong suốt những bài giảng thú vị của tôi. Tôi thường mời hai hoặc ba cặp lên sân khấu, yêu cầu người đàn ông đứng trước, phụ nữ đứng sau. Sau đó, tôi
đề nghị những người đàn ông/người chồng/bạn trai, miêu tả chính xác trang phục mà người phụ nữ của họ đang mặc… áo sơ-mi, quần dài, áo choàng, áo vest, tất ngắn, giày, kẹp áo, đeo nhẫn…
Tất nhiên, tình huống này sẽ gây ra những trận cười vui vẻ vì đa số đàn ông khó có thể miêu tả chính xác người phụ nữ của họ đang mặc gì?
Bởi vì họ không quan tâm mấy đến vấn đề này. Các bà vợ thân mến, tôi không biết nói cách nào cho chị em hiểu nhưng các bạn đang lãng phí thời gian và tiền bạc của mình. Đàn ông không quan tâm đến quần áo và thời trang đâu (À, ít nhất là phần lớn họ).
Tôi không muốn nói thêm về những điều họ quan tâm… nhưng chắc chắn không phải là quần áo.
TRÁI LẠI, phụ nữ có thể kêu ca về trí nhớ suy giảm của mình nhưng vẫn nhớ chính xác tại một bữa tiệc ba năm về trước, những người phụ nữ khác đã mặc gì… đặc biệt nếu họ cũng mặc giống y như vậy ngày hôm qua.
Đối với thời trang, điều tồi tệ nhất có thể xảy ra trong một bữa tiệc là gì? Đó là khi một người phụ nữ nhìn thấy một cô gái khác đang mặc chiếc váy giống y chang của mình… đúng vậy không? Thật là một thảm họa!
Thật là thú vị khi một người đàn ông nhìn thấy một chàng trai khác mặc chiếc áo sơ-mi giống như của mình… họ lại trở thành bạn tốt của nhau suốt đời!
“Gu thẩm mĩ của anh tốt lắm, bạn hiền ạ!”
Chúng ta sẽ luôn nhớ tốt hơn những thứ mà chúng ta cảm thấy hứng thú, và cũng thường không nhớ được những gì mà ta không quan tâm.
Một số bà mẹ phàn nàn rằng con cái họ có trí nhớ kém. Họ lo lắng về việc con họ đạt kết quả học tập rất kém. Họ cho rằng vì chúng không nhớ bất cứ thứ gì đã được dạy ở môn toán và môn lịch sử nên nó ngày càng học kém. Tuy nhiên, chúng lại có thể nhớ tên tất cả các cầu thủ trong đội bóng mà chúng yêu thích. Chúng cũng có thể nhớ tên người đã ghi bàn thắng trong một trận đấu cụ thể nào đó. Nếu những đứa trẻ này có thể nhớ được những chi tiết không liên quan như thế thì chứng tỏ trí nhớ của chúng không hề kém chút nào!
Hãy nhớ rằng, chúng ta đang bàn luận về một thực tế là không có “trí nhớ kém cục bộ”. Đồng ý là chúng ta có thể ghi nhớ kém những điều cụ thể nào đó. Mà chính xác là chúng ta không thể nhớ những điều tẻ nhạt. Thế là chúng ta cho rằng trí nhớ của mình kém. Cùng với ý nghĩ này, ta sẽ nhận thấy đối với những điều ta quan tâm thì trí nhớ của ta lại tỏ ra tuyệt vời.
Những người có tính tình thân thiện và quan tâm thật sự đến một người thì sẽ nhớ rất rõ người đó.
Những người có khả năng nhớ các con số tốt (số xê-ri, số tài khoản,…) thường giỏi toán và kĩ thuật hơn. Một số người lại có kiến thức cơ bản và toàn diện trong nhiều lĩnh vực là nhờ bản chất hiếu kì và tầm hiểu biết của họ.
Nói về bóng đá, 15 hay 20 năm về trước, phụ nữ thường không thích môn thể thao này. Tuy nhiên, ngày nay, ngày càng có nhiều phụ nữ yêu thích bóng đá. Họ quan tâm đến môn thể thao này không phải vì bản chất của nó mà vì những vấn đề xã hội liên quan xung quanh nó. Hay nói cách khác, mối quan tâm chính của họ là các cầu thủ và những tấm ảnh họ nhận được từ phương tiện truyền thông và mục lượm lặt của các tờ báo.
Lấy một ví dụ về bóng đá như sau. Sau khi thấy David Beckham kết hôn cùng với cựu thành viên của nhóm nhạc Spice Girls – Victoria, nhiều phụ nữ đã bắt đầu nghĩ rằng “Có thể bóng đá là một trò chơi thú vị…!” Do đó, ngày nay, nhiều phụ nữ có thể nhớ những sự kiện liên quan đến môn thể thao vua này, những điều mà chỉ một vài năm trước họ không thể nhồi nhét vào bộ nhớ của mình.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng tôi không phải là người theo chủ nghĩa Sô-vanh (chauvinism: là một chủ nghĩa sùng bái tinh thần bè phái cực đoan, mù quáng trên danh nghĩa của một nhóm (thường là một quốc gia hoặc một dân tộc), nhất là khi tình thần bè phái đó có bao gồm cả sự thù hận chống lại một nhóm địch thủ). Tất nhiên, cũng có rất nhiều phụ nữ yêu thích môn thể thao này mà không phải vì chú ý tới các cầu thủ. Nhưng sau khi nhắc đến điều này, tôi không thể bỏ sót trường hợp của vợ tôi, Yael. Cô ấy bắt đầu xem giải vô địch thế giới của môn thể thao vua sau khi “chạm trán” cầu thủ người Argentina là Batistosa, cầu thủ người Italia là Gio và các tay vợt nổi tiếng khác của môn bóng bàn mà cô ấy quan tâm… (theo cách này, bạn có thể cái nhìn tốt hơn về họ).
Trong các cuộc hội thảo của tôi, một số người tham gia thường than phiền rằng họ có thể nhớ rất rõ những sự kiện đã xảy ra 30 năm trước nhưng lại hay quên mất họ đã làm gì ngày hôm qua.
Nguyên nhân của hiện tượng này không thuộc về vấn đề sinh học. Nó đáng lo ngại hơn nhiều.
Khi chúng ta còn nhỏ, mọi thứ đều rất mới mẻ và thú vị. Rồi khi chúng ta lớn lên – “chúng ta nhìn thấy mọi thứ”, “nghe thấy mọi thứ”… “biết mọi thứ”. Không thứ gì có thể khắc sâu trong trí nhớ chúng ta với cường độ mạnh mẽ và hứng thú như khi còn nhỏ! Vì vậy, đây là lời khuyên tốt nhất cho bạn. Chỉ một từ có thể giúp bạn nhớ tốt hơn, tránh được tính hay quên và mang đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó là hăng hái!
Hãy luôn hăng hái trong cuộc sống hàng ngày, hãy thích thú với những điều nhỏ nhất, bạn sẽ thấy việc ghi nhớ mọi thứ thất dễ dàng và chất lượng cuộc sống của bạn được cải thiện ra sao.
Chúng ta đã thấy rằng để ghi nhớ mọi thứ, sự hăng hái và sự quan tâm đến chúng là rất cần thiết. Nên, chúng ta có thể làm gì để nhớ thứ mà ta không hứng thú chút nào? Bạn cần biết rằng, khi một vấn đề nào đó thân thuộc với bạn, bạn sẽ quan tâm đến nó nhiều hơn. Sự quan tâm này càng gia tăng nếu mức độ hiểu biết của bạn về nó càng nhiều.
Ví dụ, một đứa trẻ chưa bao giờ sưu tầm tem lại nhận được một món quà gồm có vài cái tem. Nó sẽ biểu hiện sự thích thú ban đầu dù đó chỉ là một cử chỉ lịch sự. Một tuần sau, khi người cha mua tặng một bộ 100 cái tem và một cuốn album thì nó sẽ đón nhận với sự hăng hái thật sự. Nếu bạn phải học một môn học chán ngắt thì cách tốt nhất là hãy “tấn công” nó trên hai mặt:
Bắt đầu học môn này từ phần bạn thấy thích thú rồi mới học đến phần “bắt buộc”.
Tìm ra lợi ích khi học môn này.
Giả sử bạn phải học môn nguyên lí cấu tạo máy móc của ô tô (môn học khiến bạn buồn ngủ chỉ trong 30 giây đầu tiên), nhưng bạn lại không có một ý tưởng nào về cấu tạo của nó. Vậy thì, cách học cho môn này lại theo một góc độ khác. Bạn không nhất thiết phải học theo thứ tự thời gian ra đời của nó.
Sau khi đọc phần giới thiệu, bạn chuyển sang chương 1: Cấu trúc xe, rồi bạn nghĩ “Ôi, không!...” Bạn gấp vội cuốn sách lại rồi đắm chìm trong suy nghĩ: “Liệu có khía cạnh nào về xe ô tô làm bạn thích thú không?” Rất có thể bạn sẽ cảm thấy hứng thú với xe đua, xe trong tương lai, xe chạy nhanh nhất trong vũ trụ,…
Bạn sẽ thích đọc một trong những chủ đề trên chứ? Nếu bạn chọn chủ đề về “xe đua”, bạn có thể đọc về sự khác biệt cơ học giữa xe đua và xe thông thường. Chẳng hạn, bạn có biết rằng xe đua có lốp trơn nhẵn, không rãnh
hay không (trái ngược với loại xe thông thường)?
Nguyên nhân của sự khác biệt này là vì lốp xe nhẵn sẽ ít ma sát hơn và không tạo ra khoảng chân không đối với nhựa đường. Đó cũng chính là lí do tại sao lốp xe của chúng ta lại lằn gợn. Khi lái xe tốc độ cao, khoảng chân không được sinh ra do sự tiếp xúc của rãnh lốp xe với nhựa đường giúp cho xe bám chặt với mặt đường và giữ cho xe vững chắc. Hậu quả là từng mảng nhựa đường bị bong ra, do đó cần phải rải đường lại thường xuyên.
Nếu bạn đọc cuốn sách về Henry Ford và lịch sử xe ô tô, bạn sẽ biết được một thực tế rất thú vị. Chiếc ô tô đầu tiên được tạo ra lại không thể đi lùi. Vì sao vậy? Bởi vì Ford đã quên lắp số lùi trong hộp số.
Bạn vừa đọc qua phần thích thú. Bây giờ, hãy tiếp tục đọc chương “cấu tạo xe” mà trước đó bạn cảm thấy thật kinh khủng. Đến lúc này bạn sẽ không còn cằn nhằn “Ôi, không!...” nữa. Thậm chí bạn còn muốn đọc thêm nữa và
tìm ra những điểm khác nhau giữa chiếc ô tô đầu tiên với chiếc ô tô ngày nay.
Bên cạnh đó, bạn cần cố gắng tìm ra những lợi ích khi học môn học này.
Có thể bạn “không thể chịu đựng được” môn hóa học. Vậy thì, bạn nên nghĩa đến khả năng một ngày nào đó bạn có thể tự pha chế được một loại nước hoa cho riêng mình. Bạn sẽ gọi nó là Jeffery Givenchy, và sau khi mở cửa hàng đầu tiên, bạn sẽ trở thành chủ của hàng loạt cửa hàng nước hoa và trở thành tỉ phú.
Có phải phần tài chính khiến bạn thấy chán ngắt không? Hay lớp học mà bạn tham gia để lấy bằng quản trị khiến bạn phải chịu đựng sự buồn chán? Bạn có thể làm gì? Hãy nghĩ về những lợi ích bạn có được khi hiểu rõ sự khác nhau giữa tỉ lệ lãi suất thực tế và tỉ lệ lãi suất trên danh nghĩa. Khi bạn đã hiểu điều này thì không một ngân hàng nào có thể thuyết phục đuợc bạn rằng một chương trình cho vay cụ thể rất hấp dẫn, trong khi bản thân nó không hề hấp dẫn chút nào! (Đừng lo lắng! Phần lớn mọi người đều không biết tí gì về sự khác biệt này).
Tôi phải nói về sự cần thiết phát triển một thái độ tích cực hướng tới người khác mà chúng ta muốn nhớ tới. Thái độ tích cực chính là việc nghĩ về mục đích mà ta đạt được khi nhớ được tên và các thông tin chi tiết liên quan của một người nào đó chẳng hạn. Thái độ tiêu cực tức là khi chúng ta tin rằng việc nhớ đến người này chẳng có ích lợi gì. Từ thái độ này, chúng tôi đi đến kết luận rằng sẽ chỉ phí thời gian và công sức nếu bạn có ý định nhấn phím “SAVE” để lưu họ vào trí nhớ của mình.
Hãy cố gắng nhớ lại lần đầu tiên bạn gặp một vài người bạn hay người quen. Bạn có nhớ được ấn tượng đầu tiên về họ không? Lúc đầu có lẽ họ chẳng có gì hay ho, thậm chí là chán ngắt phải không? Nhưng chỉ sau khi hiểu rõ về họ hơn, bạn sẽ thấy thực ra họ rất thú vị và hài hước. Như chúng ta đã nói, sự hiểu biết tạo ra hứng thú, hứng thú để hiểu biết,…
Nhưng bạn sẽ làm gì khi gặp phải tình huống mà bất kể bạn nhìn nó theo cách nào, bạn cũng không thấy hứng thú với những thứ bạn bắt buộc phải học? Đây là lúc bạn phải tạo ra lợi ích giả.
Chẳng hạn, bạn đang học khoa lịch sử của một trường đại học. Để tốt nghiệp, bạn phải tham gia một khóa học bắt buộc về: “Sự thay đổi trong thái độ của vua Louis đời thứ 68 với hoàng hậu Claud đời 29 khi bà từ chối cho phép Philip đời 19 trồng hoa tulip trong cung điện vào mùa hè năm 1684”.
Khoá học này dựa trên luận án tiến sĩ của ngài trưởng khoa. Ngài trưởng khoa tin chắc rằng đây là những chương quan trọng nhất trong lịch sử của nước Pháp. Theo ông, đây là nguyên nhân dẫn đến cuộc đi đày cuối cùng của Napoleon đến Saint Helena.
Vị giáo sư này (không phải đùa đâu, thật sự có những giáo sư như thế) có tầm ảnh hưởng lớn trong chương trình giảng dạy cuối cùng này. Đây là quyết định của ông ta và bạn có thể bực tức nếu bạn muốn. Không có cách nào để trốn tránh việc học các môn học mà bạn chưa từng có ý định xem qua. Đây là con đường để bạn nhận được tấm bằng vẻ vang mà.
Như đã nói, bạn buộc mình phải ngồi nghe vị giáo sư giảng bài hay phải đọc một bài viết chán ngắt. Cách duy nhất để bạn có thể tiếp tục chịu đựng là tự hứa sẽ danh riêng cho mình một phần thưởng. “Nếu mình có thể tỉnh táo cho đến khi kết thúc bài giảng và đọc bài viết này cẩn thận, mình sẽ tự thưởng cho mình một ngày Chủ nhật thật thoải mái.” Mục tiêu đó sẽ thúc đẩy bạn đọc xong mớ tài liệu này và ghi nhớ chúng. Nếu bạn nhận ra rằng trong suốt một tháng bạn đã ăn chế độ trung bình như các ngày Chủ nhật thì bạn phải xem xét một cách nghiêm túc để thay đổi điều đó… (có thể quan sát cân nặng của mình).
Ghi nhớ là một vấn đề thuộc sự quan tâm; hãy quan tâm và hăng hái, bạn sẽ nhớ được thôi!
(còn tiếp)
khieman
01-18-2014, 07:29 AM
(tiếp theo)
Chương 7
“Cat and gory = Category”
Chúng ta đã thảo luận về sự tương đồng giữa quá trình ghi nhớ của bộ não con người với quá trình lưu thông tin của máy vi tính. Sự tương đồng này cũng thể hiện rõ khi ta lưu thông tin và lấy chúng ra. Chúng ta cần sắp xếp bộ nhớ của mình theo một mẫu định dạng sẵn. Hãy nghĩ xem chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn lưu bản báo cáo trên máy vi tính mà không đặt tên và ấn định cho chúng một thư mục. Nếu bạn làm như vậy thì khi bạn cần đến bản báo cáo này, bạn sẽ phải xem xét thật kĩ tất cả các bản báo cáo đã lưu cho
đến khi bạn vô tình tìm thấy nó.
Khi chúng ta muốn chơi trò Spider Solitaire trên máy vi tính, chúng ta chỉ việc kích chuột vào chữ “games” (trò chơi).
Sẽ thật khó khăn cho bộ não con người để thấu hiểu sự việc một cách chi tiết mà không có nền tảng nào. Chi tiết phải được sắp xếp theo một trật tự cố định.
Khi chúng ta nghe thấy ai đó trở về sau những ngày nghỉ trượt tuyết tại Thụy Sĩ, chúng ta sẽ liên tưởng từ “trượt tuyết” với tuyết. Nhưng một đứa trẻ chưa từng nhìn thấy tuyết sẽ không thể hiểu được chúng ta đang nói đến cái gì.
Mặt khác, đứa trẻ đó đã bắt đầu tổ chức mọi thứ khác ngay từ khi rất nhỏ. “Chuối” sẽ được xếp vào mục đồ ăn, “búp bê” xếp vào mục đồ chơi. Do đó, nó biết rằng bạn có thể ăn chuối, còn búp bê thì không ăn được. Nếu đứa trẻ đó lại mặc một bộ quần áo của người bảo vệ rừng cho quả chuối và ăn ngấu nghiến con búp bê thì chắc chắn đứa trẻ này có vấn đề trong việc lưu thông tin (hay bị lỗi hệ thống).
Tất cả các cuốn sách học đều được sắp xếp theo từng chương. Chương sau lại dựa trên cơ sở chương trước đó theo thứ tụ thời gian. Điều này giúp cho quá trình học tập trở nên dễ dàng hơn. Nếu bạn muốn nhớ các sự kiện lịch sử, bạn không thể học theo một trật tự tùy tiện. Nếu bạn nhảy cóc từ thời đại này sang thời đại khác thì bạn sẽ rất khó theo dõi và nắm được nội dung.
Những ai học văn học sẽ nhớ được 37 tác phẩm của Shakespeare tốt hơn bằng cách phân chia chúng thành ba thể loại: các tác phẩm hài kịch, lịch sử và bi kịch.
Còn nếu bạn muốn dễ dàng nhớ được các nước châu Âu thì bạn nên phân chia chúng theo vị trí địa lí. Châu Âu gồm có: Scandinavi (khu vực ở Bắc Âu), Tây Âu, Đông Âu và các nước Trung Đông.
Lấy ví dụ về danh sách các tạp phẩm sau:
Sữa, sữa chua, lườn gà, cà chua, bơ, bánh hamburger, ớt và cà rốt.
Thật khó có thể nhớ một danh sách như trên khi không có bất kì sự liên hệ nào giữa các thứ trong đó. Vì thế, hãy phân loại chúng thành ba nhóm có cùng đặc điểm như sau:
Sản phẩm làm từ sữa: sữa, sữa chua, bơ (ba sản phẩm).
Rau quả: cà chua, ớt, cà rốt (ba sản phẩm).
Thịt: bánh hamburger, lườn gà (hai sản phẩm).
Một đồng nghiệp kể cho tôi nghe về những lần đi siêu thị của chồng cô ấy. Anh ta gọi điện về cho vợ và hỏi xem cô ấy cần những gì. Sau khi cô ấy liệt kê những thứ cần thiết, anh ta hỏi: “Em à, vậy là có bao nhiêu thứ cần mua hả em?” “Năm”, cô ấy trả lời. Người chồng mang về nhà đúng năm sản phẩm. Vấn đề ở chỗ là cả năm thứ đó lại không phải là những thứ mà cô ấy yêu cầu…
Trong chương “Các giấy tờ, công việc và các nhiệm vụ phiền phức khác”, chúng ta sẽ bàn luận cụ thể về các phương pháp lưu trữ thuộc trí óc. Chúng ta không chỉ học cách nhớ số lượng cần mua, mà còn học cách nhớ các thứ cần mua một cách chính xác.
Trở lại với vấn đề của chúng ta, khi phân loại các thứ thành từng nhóm thì chắc chắn chúng ta sẽ dễ dàng nhớ chúng hơn. Nói một cách hình tượng, cùng một lúc chúng ta có thể dễ dàng ăn một thìa hạt đậu hơn là chỉ ăn một hạt đậu. Cũng như việc nhớ theo nhóm sẽ dễ hơn là nhớ từng thứ riêng lẻ.
Thậm chí ngay ở lớp vỡ lòng, người ta đã dạy học sinh cách ghi nhớ bảng chữ cái tốt nhất là phân chia chúng thành sáu nhóm: ABCDEFG-HIJK-LMNOP-QRS-TUVWXYZ.
Hay với dãy số 4, 6, 5, 2, 3, 3, 7, 4, 7, chúng ta sẽ nhớ dễ hơn nếu chia chúng thành 465-233-747. Như bạn thấy, đôi khi việc phân chia cũng có ý nghĩa riêng. Chẳng hạn, số 747 gợi ta nhớ đến chiếc Boeing 747.
Nói tóm lại, chúng ta cần lưu ý đến những gì xảy ra với bộ não của mình khi khuôn mẫu bất ngờ thay đổi. Nếu thay vì những khoảng cách cố định, các từ bất ngờ giãn cách xa nhau để mỗi từ có thể đứng độc lập; não của chúng ta sẽ ngay lập tức dừng lại thay vì lướt nhanh theo các từ. Nếu trong đầu chúng ta có một cầu chì điện thì nó sẽ nổ ngay lập tức vì bị quá tải.
Vì vậy, bạn không phải lo lắng, chúng ta đang quay trở lại với hệ thống đánh máy yêu thích thông thường và sẽ tiếp tục từ đây…
Thật nhẹ cả người, phải không?
Viết tắt thông thường và viết tắt các chữ cái đầu
Việc sử dụng chữ viết tắt đã tồn tại nhiều năm nay. Với nhiều lợi ích, chúng được biết đến như một sự hỗ trợ trí nhớ. Chúng ta đều sử dụng từ: B.C (Before Christ – trước công nguyên) và A.D (After Death – sau công nguyên).
Ngành công an cũng thường sử dụng những từ ngữ là viết tắt của những chữ cái đầu, ví dụ như: NYPD (New York Police Department – Công an New York ), CSI (Crime Scene Investigations – điều tra hiện trường phạm tội), DA (District Attorney – công tố viên của tòa án khu vực). Thậm chí trong lời nói hàng ngày, chúng ta cũng sử dụng chữ viết tắt mà không để ý đến nó: OK (O Killed – chẳng ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới), DNA (Deoxyribonucleic Acid), PIN (Personal Identification Number – mã số cá nhân),…
Chúng ta có thể nhớ Cervantes đã viết tác phẩm Don Quixote chứ khó mà nhớ được tên đầy đủ của tác giả: Miguel de Cervantes Saavedra.
Trong hóa học, việc nhớ những cái tên dài dằng dặc của các hợp chất là điều không thể, do đó chúng ta phải sử dụng chữ viết tắt như: CO2, H2SO4,…
Một người bạn rất vui tính nói với tôi rằng, thậm chí chúng ta sử dụng chữ viết tắt cả trong tiếng lóng. Dưới đây là những câu trong từ điển lóng Anh-Anh:
Woa! (nói một cách sửng sốt) – “Đợi một phút, hãy dừng lại ngay lập tức!”
Chào buổi sáng. (nói cả khi phấn khởi lẫn bực bội) – “Chào buổi sáng! Bạn thế nào? Chúc một ngày tốt lành!” hay “Vâng, tôi biết một ngày mới đã bắt đầu. Tôi đã có một đêm tồi tệ và tôi thật sự không muốn nhắc tới nó nữa.”
Biến đi! (kèm theo là hành động xua xua tay với người đứng trước bạn) – “Điều này không thể là sự thật! Bạn nghe từ đâu vậy?”
Như bạn thấy đấy, cách viết tắt giúp chúng ta có thể nhớ sự phân loại của mọi thứ. Nếu vậy, chúng ta có thể dùng phương pháp này để nhớ những gì chúng ta muốn nhớ:
Nếu như mỗi buổi sáng, lúc ra khỏi nhà bạn muốn nhớ những công việc sau:
1. Mang theo ví
2. Tắt lò sưởi
3. Khóa cửa
Hãy nhớ W.S.L (whistle – huýt sáo) là các chữ cái đầu của: Wallet (ví)
Stove (lò sưởi)
Lock (khóa cửa)
Vì vậy, mỗi sáng bạn hãy WSL khi ra khỏi nhà, điều này không chỉ như một sự đảm bảo rằng bạn sẽ có một ngày tốt lành mà còn là sự hỗ trợ giúp bạn ghi nhớ.
Như vậy chúng ta đã học được những nguyên tắc cơ bản giúp thay đổi một trí nhớ kém thành trí nhớ siêu phàm. Bạn phải tin tưởng vào trí nhớ của mình, cũng như tin chắc rằng nó có thể phục vụ bạn một cách trung thành. Bạn cần có động lực để cải thiện trí nhớ của mình trong những lĩnh vực còn yếu kém.
Bạn phải chú ý vào những chi tiết, con người hay bất cứ điều gì bạn muốn nhớ. Bạn không thể nhớ được gì nếu bạn không chú ý đến nó, hiểu thấu đáo và lưu lại trong tâm trí mình.
Bạn cần tìm ra điều thích thú từ những điều bạn muốn nhớ. Sự thích thú làm cho hệ thống bộ nhớ xử lí thông tin dễ dàng hơn.
Bạn cần tạo ra sự liên kết có tính liên tưởng sử dụng hình ảnh như đã hướng dẫn.
Bạn cần tổ chức và xử lí thông tin mới để dễ dàng truy cập chúng sau này.
Thực tế, từ mấu chốt ở đây là “trật tự”. Chúng ta càng nắm được cách lưu thông tin vào đúng vị trí trong bộ nhớ (như các sự kiện, báo cáo và tài liệu) thì càng tiện lợi cho chúng ta khi cần lấy chúng ra sau này.
Bây giờ, chúng ta sẽ được làm quen với phương pháp lưu trữ dữ liệu ban đầu của chúng ta: phương pháp RomanRoom.
(còn tiếp)
khieman
01-18-2014, 07:29 AM
(tiếp theo)
Chương 7
“Cat and gory = Category”
Chúng ta đã thảo luận về sự tương đồng giữa quá trình ghi nhớ của bộ não con người với quá trình lưu thông tin của máy vi tính. Sự tương đồng này cũng thể hiện rõ khi ta lưu thông tin và lấy chúng ra. Chúng ta cần sắp xếp bộ nhớ của mình theo một mẫu định dạng sẵn. Hãy nghĩ xem chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn lưu bản báo cáo trên máy vi tính mà không đặt tên và ấn định cho chúng một thư mục. Nếu bạn làm như vậy thì khi bạn cần đến bản báo cáo này, bạn sẽ phải xem xét thật kĩ tất cả các bản báo cáo đã lưu cho
đến khi bạn vô tình tìm thấy nó.
Khi chúng ta muốn chơi trò Spider Solitaire trên máy vi tính, chúng ta chỉ việc kích chuột vào chữ “games” (trò chơi).
Sẽ thật khó khăn cho bộ não con người để thấu hiểu sự việc một cách chi tiết mà không có nền tảng nào. Chi tiết phải được sắp xếp theo một trật tự cố định.
Khi chúng ta nghe thấy ai đó trở về sau những ngày nghỉ trượt tuyết tại Thụy Sĩ, chúng ta sẽ liên tưởng từ “trượt tuyết” với tuyết. Nhưng một đứa trẻ chưa từng nhìn thấy tuyết sẽ không thể hiểu được chúng ta đang nói đến cái gì.
Mặt khác, đứa trẻ đó đã bắt đầu tổ chức mọi thứ khác ngay từ khi rất nhỏ. “Chuối” sẽ được xếp vào mục đồ ăn, “búp bê” xếp vào mục đồ chơi. Do đó, nó biết rằng bạn có thể ăn chuối, còn búp bê thì không ăn được. Nếu đứa trẻ đó lại mặc một bộ quần áo của người bảo vệ rừng cho quả chuối và ăn ngấu nghiến con búp bê thì chắc chắn đứa trẻ này có vấn đề trong việc lưu thông tin (hay bị lỗi hệ thống).
Tất cả các cuốn sách học đều được sắp xếp theo từng chương. Chương sau lại dựa trên cơ sở chương trước đó theo thứ tụ thời gian. Điều này giúp cho quá trình học tập trở nên dễ dàng hơn. Nếu bạn muốn nhớ các sự kiện lịch sử, bạn không thể học theo một trật tự tùy tiện. Nếu bạn nhảy cóc từ thời đại này sang thời đại khác thì bạn sẽ rất khó theo dõi và nắm được nội dung.
Những ai học văn học sẽ nhớ được 37 tác phẩm của Shakespeare tốt hơn bằng cách phân chia chúng thành ba thể loại: các tác phẩm hài kịch, lịch sử và bi kịch.
Còn nếu bạn muốn dễ dàng nhớ được các nước châu Âu thì bạn nên phân chia chúng theo vị trí địa lí. Châu Âu gồm có: Scandinavi (khu vực ở Bắc Âu), Tây Âu, Đông Âu và các nước Trung Đông.
Lấy ví dụ về danh sách các tạp phẩm sau:
Sữa, sữa chua, lườn gà, cà chua, bơ, bánh hamburger, ớt và cà rốt.
Thật khó có thể nhớ một danh sách như trên khi không có bất kì sự liên hệ nào giữa các thứ trong đó. Vì thế, hãy phân loại chúng thành ba nhóm có cùng đặc điểm như sau:
Sản phẩm làm từ sữa: sữa, sữa chua, bơ (ba sản phẩm).
Rau quả: cà chua, ớt, cà rốt (ba sản phẩm).
Thịt: bánh hamburger, lườn gà (hai sản phẩm).
Một đồng nghiệp kể cho tôi nghe về những lần đi siêu thị của chồng cô ấy. Anh ta gọi điện về cho vợ và hỏi xem cô ấy cần những gì. Sau khi cô ấy liệt kê những thứ cần thiết, anh ta hỏi: “Em à, vậy là có bao nhiêu thứ cần mua hả em?” “Năm”, cô ấy trả lời. Người chồng mang về nhà đúng năm sản phẩm. Vấn đề ở chỗ là cả năm thứ đó lại không phải là những thứ mà cô ấy yêu cầu…
Trong chương “Các giấy tờ, công việc và các nhiệm vụ phiền phức khác”, chúng ta sẽ bàn luận cụ thể về các phương pháp lưu trữ thuộc trí óc. Chúng ta không chỉ học cách nhớ số lượng cần mua, mà còn học cách nhớ các thứ cần mua một cách chính xác.
Trở lại với vấn đề của chúng ta, khi phân loại các thứ thành từng nhóm thì chắc chắn chúng ta sẽ dễ dàng nhớ chúng hơn. Nói một cách hình tượng, cùng một lúc chúng ta có thể dễ dàng ăn một thìa hạt đậu hơn là chỉ ăn một hạt đậu. Cũng như việc nhớ theo nhóm sẽ dễ hơn là nhớ từng thứ riêng lẻ.
Thậm chí ngay ở lớp vỡ lòng, người ta đã dạy học sinh cách ghi nhớ bảng chữ cái tốt nhất là phân chia chúng thành sáu nhóm: ABCDEFG-HIJK-LMNOP-QRS-TUVWXYZ.
Hay với dãy số 4, 6, 5, 2, 3, 3, 7, 4, 7, chúng ta sẽ nhớ dễ hơn nếu chia chúng thành 465-233-747. Như bạn thấy, đôi khi việc phân chia cũng có ý nghĩa riêng. Chẳng hạn, số 747 gợi ta nhớ đến chiếc Boeing 747.
Nói tóm lại, chúng ta cần lưu ý đến những gì xảy ra với bộ não của mình khi khuôn mẫu bất ngờ thay đổi. Nếu thay vì những khoảng cách cố định, các từ bất ngờ giãn cách xa nhau để mỗi từ có thể đứng độc lập; não của chúng ta sẽ ngay lập tức dừng lại thay vì lướt nhanh theo các từ. Nếu trong đầu chúng ta có một cầu chì điện thì nó sẽ nổ ngay lập tức vì bị quá tải.
Vì vậy, bạn không phải lo lắng, chúng ta đang quay trở lại với hệ thống đánh máy yêu thích thông thường và sẽ tiếp tục từ đây…
Thật nhẹ cả người, phải không?
Viết tắt thông thường và viết tắt các chữ cái đầu
Việc sử dụng chữ viết tắt đã tồn tại nhiều năm nay. Với nhiều lợi ích, chúng được biết đến như một sự hỗ trợ trí nhớ. Chúng ta đều sử dụng từ: B.C (Before Christ – trước công nguyên) và A.D (After Death – sau công nguyên).
Ngành công an cũng thường sử dụng những từ ngữ là viết tắt của những chữ cái đầu, ví dụ như: NYPD (New York Police Department – Công an New York ), CSI (Crime Scene Investigations – điều tra hiện trường phạm tội), DA (District Attorney – công tố viên của tòa án khu vực). Thậm chí trong lời nói hàng ngày, chúng ta cũng sử dụng chữ viết tắt mà không để ý đến nó: OK (O Killed – chẳng ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới), DNA (Deoxyribonucleic Acid), PIN (Personal Identification Number – mã số cá nhân),…
Chúng ta có thể nhớ Cervantes đã viết tác phẩm Don Quixote chứ khó mà nhớ được tên đầy đủ của tác giả: Miguel de Cervantes Saavedra.
Trong hóa học, việc nhớ những cái tên dài dằng dặc của các hợp chất là điều không thể, do đó chúng ta phải sử dụng chữ viết tắt như: CO2, H2SO4,…
Một người bạn rất vui tính nói với tôi rằng, thậm chí chúng ta sử dụng chữ viết tắt cả trong tiếng lóng. Dưới đây là những câu trong từ điển lóng Anh-Anh:
Woa! (nói một cách sửng sốt) – “Đợi một phút, hãy dừng lại ngay lập tức!”
Chào buổi sáng. (nói cả khi phấn khởi lẫn bực bội) – “Chào buổi sáng! Bạn thế nào? Chúc một ngày tốt lành!” hay “Vâng, tôi biết một ngày mới đã bắt đầu. Tôi đã có một đêm tồi tệ và tôi thật sự không muốn nhắc tới nó nữa.”
Biến đi! (kèm theo là hành động xua xua tay với người đứng trước bạn) – “Điều này không thể là sự thật! Bạn nghe từ đâu vậy?”
Như bạn thấy đấy, cách viết tắt giúp chúng ta có thể nhớ sự phân loại của mọi thứ. Nếu vậy, chúng ta có thể dùng phương pháp này để nhớ những gì chúng ta muốn nhớ:
Nếu như mỗi buổi sáng, lúc ra khỏi nhà bạn muốn nhớ những công việc sau:
1. Mang theo ví
2. Tắt lò sưởi
3. Khóa cửa
Hãy nhớ W.S.L (whistle – huýt sáo) là các chữ cái đầu của: Wallet (ví)
Stove (lò sưởi)
Lock (khóa cửa)
Vì vậy, mỗi sáng bạn hãy WSL khi ra khỏi nhà, điều này không chỉ như một sự đảm bảo rằng bạn sẽ có một ngày tốt lành mà còn là sự hỗ trợ giúp bạn ghi nhớ.
Như vậy chúng ta đã học được những nguyên tắc cơ bản giúp thay đổi một trí nhớ kém thành trí nhớ siêu phàm. Bạn phải tin tưởng vào trí nhớ của mình, cũng như tin chắc rằng nó có thể phục vụ bạn một cách trung thành. Bạn cần có động lực để cải thiện trí nhớ của mình trong những lĩnh vực còn yếu kém.
Bạn phải chú ý vào những chi tiết, con người hay bất cứ điều gì bạn muốn nhớ. Bạn không thể nhớ được gì nếu bạn không chú ý đến nó, hiểu thấu đáo và lưu lại trong tâm trí mình.
Bạn cần tìm ra điều thích thú từ những điều bạn muốn nhớ. Sự thích thú làm cho hệ thống bộ nhớ xử lí thông tin dễ dàng hơn.
Bạn cần tạo ra sự liên kết có tính liên tưởng sử dụng hình ảnh như đã hướng dẫn.
Bạn cần tổ chức và xử lí thông tin mới để dễ dàng truy cập chúng sau này.
Thực tế, từ mấu chốt ở đây là “trật tự”. Chúng ta càng nắm được cách lưu thông tin vào đúng vị trí trong bộ nhớ (như các sự kiện, báo cáo và tài liệu) thì càng tiện lợi cho chúng ta khi cần lấy chúng ra sau này.
Bây giờ, chúng ta sẽ được làm quen với phương pháp lưu trữ dữ liệu ban đầu của chúng ta: phương pháp RomanRoom.
(còn tiếp)
khieman
01-19-2014, 05:02 AM
(tiếp theo)
Chương 8
Phương pháp Roman Room
Chúng ta vừa học xong nguyên tắc cơ bản tạo nên những liên kết liên tưởng. Chúng ta đã thấy một chuỗi các hình ảnh lố bịch liên quan đến nhau lại có thể khiến ta dễ dàng ghi nhớ như thế nào. Phương pháp liên kết liên tưởng không thể đứng riêng một mình. Cũng giống như các chuỗi liên kết khác, nó phải được thắt chặt, ít nhất là một đầu, với các sự việc khác liên quan.
Việc tạo ra những chiếc “móc” hay “mắc” để giữ được vô số “chuỗi liên kết” chính là cơ sở để sử dụng trí nhớ chính xác và hiệu quả.
Điều này cũng tương tự như một chiếc tủ tường mới có thể chứa hàng chục cái mắc áo. Với mỗi chiếc mắc áo, chúng ta lại treo một bộ quần áo: khi là áo choàng, khi là quần âu và áo vest, đôi khi lại là hai chiếc áo. Quần áo luôn thay đổi nhưng mắc áo thì cố định. Cũng giống như các thông tin mà chúng ta muốn nhớ rất đa dạng. Vì vậy, chúng ta phải đảm bảo rằng những chiếc mắc áo treo thông tin trong trí nhớ của chúng ta luôn cố định.
Để giúp bạn hiểu rõ hơn, trước hết, tôi sẽ đưa cho bạn một lời giải thích ngắn gọn về sự khác biệt giữa trí nhớ tạm thời và trí nhớ lâu dài.
Chúng ta lưu giữ mọi thông tin ta có được để sử dụng nó đến sau này. Những thông tin này được lưu vào trí nhớ tạm thời hoặc lâu dài.
Trí nhớ tạm thời kéo dài trong khoảng thời gian từ vài giây đến vài phút. Sau khoảng thời gian ngắn ngủi này, thông tin sẽ “tan rã và biến mất”.
Khi chúng ta gọi 116 để hỏi số một điện thoại nào đó, họ sẽ cung cấp cho chúng ta. Hầu hết chúng ta đều lẩm bẩm và cố ghi vào bộ nhớ trong vòng 30 giây cho đến khi quay số xong. Nếu không có ai nhấc máy hay đường dây đang bận thì có thể sau đó chúng ta phải gọi lại 116 để xin lại số đó, đúng không? Điều này chứng tỏ trí nhớ tạm thời của chúng ta thật sự diễn ra rất ngắn ngủi.
“Hãy gọi cho Joe”, một đồng nghiệp yêu cầu chúng ta, và giống như trong phim khoa học viễn tưởng, như thể hiện tượng này chưa từng xảy ra. Chúng ta chưa từng có cuộc trò chuyện này với người đồng nghiệp. Anh ta cũng chưa bao giờ yêu cầu chúng ta làm gì, mà ai là Joe chứ…? Tất cả những điều này đều trôi tuột khỏi tâm trí chúng ta bởi vì chúng được xếp vào trí nhớ tạm thời. Trên thực tế, hầu hết các thông tin mới mẻ mà chúng ta thu thập trong tâm trí đều được xếp vào trí nhớ tạm thời.
Trái lại, khi ai đó kể cho ta nghe về một sự việc vô cùng ấn tượng thì ngay lập tức nó được lưu vào trí nhớ lâu dài. Thông tin này sẽ tồn tại mãi mãi nên chúng ta có thể lấy nó ra bất cứ khi nào trong tương lai, vì nó không bao giờ biến mất.
Khi chúng ta nói về việc phát triển một trí nhớ tuyệt vời thì thực tế có nghĩa là chúng ta chuyển thông tin từ trí nhớ tạm thời sang trí nhớ lâu dài.
Trí nhớ lâu dài chính là “ngân hàng thông tin”, nơi ta có thể gửi vào đó tất cả những gì ta biết. Các thông tin này được lưu giữ rất cẩn thận trong ngân hàng. Như đã nói, chúng ta không thể đánh mất nó vì không thể quên nó.
Hãy “cố gắng” quên tên bạn. Bạn không thể! Thông tin này đã được lưu trong trí nhớ lâu dài của bạn từ khi bạn còn rất nhỏ, và nó sẽ mãi mãi khắc ghi trong tâm trí bạn (ngoại trừ những trường hợp mất trí nhớ do đâu ốm hay tổn thương thân thể).
Nữ hoàng Anh vướng phải một vụ tranh chấp với một người đàn ông, người sau đó đã bị lưu đày ở châu Mỹ. Ba mươi năm sau, ông ta trở về vương quốc. Ông ta tự giới thiệu mình với nữ hoàng và hỏi bà còn nhớ ông ta không.
“Không”, nữ hoàng trả lời, mặc dù bà đã nhớ ông ta rất rõ. “Tôi nhớ rằng tôi đã quên ông…”
Thậm chí khi chúng ta rất muốn quên đi những điều không lấy gì làm vui vẻ thì cũng không thể. Cảm xúc của chúng ta ảnh hưởng tuyệt đối đến những gì liên quan tới trí nhớ lâu dài. Vì thế, sự việc “kém vui vẻ” kia vẫn còn tồn tại, dù ít ỏi, trong ngân hàng trí nhớ của bạn.
Trí nhớ của chúng ta cũng lưu được rất nhiều thông tin có ích. Chúng ta không thể quên được những thông tin này. Vậy tại sao ta không tận dụng nó?
Mục đích của chúng ta là sử dụng thông tin này như một chiếc móc hay mắc áo cố định mà ta có thể treo các thông tin trong thời gian ngắn. Hay nói cách khác, chúng ta sẽ lấy thông tin mới mẻ mà ta muốn nhớ rồi liên kết nó với thông tin đã có mà ta không thể quên.
Chúng ta sẽ thực hiện điều này bằng cách kết nối nó trong sự liên kết liên tưởng mạnh mẽ. Liên kết này chính là sản phẩm từ khả năng tưởng tượng buồn cười của chúng ta. Sự việc này diễn ra như thế nào? Chắc hẳn bạn rất tò mò muốn biết điều này.
***
Một sự kiện đã xảy ra…
Nhiều năm về trước, một nhà thơ người Hy Lạp tên là Simonidis sống ở ven biển Ê-giê. Một hôm, anh được mời đến ăn tối tại nhà một người bạn giàu có. Trong lúc đang ăn, có người gọi Simonidis ra khu đất ở cổng vào vì có việc khẩn cấp. Simonidis đi ra ngoài để gặp người đã gọi mình, và nhờ có người này mà Simonidis đã giữ được mạng sống. Khi họ đang trò chuyện thì một trận động đất lớn xảy ra. Ngôi nhà mà Simonidis vừa ngồi trong đó chỉ vài phút trước đó đổ sập và chôn vùi tất cả khách khứa đang ăn tối trong đó.
Sau khi dọn sạch gạch đá vỡ, người dân đã rất khó khăn để nhận dạng các vị khách này vì cơ thể họ đã bị phá hủy quá khủng khiếp. Chỉ có Simonidis là người duy nhất làm được việc này, anh có thể gọi tên theo thứ tự từng người ngồi quanh bàn. Quá trình nhận dạng được thực hiện dựa vào trí nhớ của Simonidis. Bằng cách để tâm trí mình chuyển động quanh cái bàn nhằm “nhận ra” ai ngồi cạnh ai, và ở vị trí nào quanh chiếc bàn, anh có thể kể tên tất cả các vị khách trong ngày hôm đó.
Vài năm sau, người La Mã đã hoàn thiện phương pháp “trí nhớ dựa trên vị trí” thành một nghệ thuật.
Như đã nói, vấn đề chính là dựa trên giả định rằng có những điều chắc chắn in sâu trong tâm trí của chúng ta. Tôi đang nói về những thông tin như là cấu trúc hay đồ đạc trong nhà của chúng ta. Chúng ta có thể nhớ chính xác phòng khách trông như thế nào, chiếc ghế đi-văng đặt ở đâu và chiếc ti vi nằm ở vị trí nào. Chúng ta cũng biết cái gì nằm ở bên trái và bên phải ti vi,… Những gì chúng ta cần phải làm là liên kết các thông tin mới mẻ với những đồ vật này. Chúng ta vừa thống nhất rằng những điều này đã tồn
tại trong trí nhớ lâu dài của ta.
Cicero, thủ lĩnh quân phiệt người Roman, cũng đã từng sử dụng phương pháp này trong bài phát biểu nồng nhiệt của mình. Cicero đứng trước các binh lính của mình và nói một cách say sưa, nhập tâm về tất cả các chủ đề trên thế giới. Quân lính của ông đã quá ấn tượng với những lời phát
biểu hết sức tự tin mà không cần phải nhìn vào bất cứ thứ gì của vị lãnh đạo.
Vì sao Cicero có thể làm được như vậy? Ông ta đã chuẩn bị bài phát biểu đó bằng phương pháp RomanRoom. Ông ta đã tưởng tượng ra nhà mình và gắn các chú đề trong bài phát biểu với những đồ đạc trong nhà mình.
- Hãy hình dung về ngôi nhà của Cicero: Lối đi vào nhà có cổng với hai chiếc cột.
- Mở cánh cổng ra, bạn sẽ thấy tiền sảnh ngôi nhà với bức tượng điêu khác nữ thần Roman đặt ở trung tâm.
- Trong phòng khách có một chiếc ghế xô-pha dành cho ba người.
- Phòng bếp nằm phía bên trái phòng khách.
- Bên ngoài phòng bếp là cầu thang đi lên tầng hai, nơi đặt một chiếc giường ngủ lớn có rèm che.
Và bây giờ hãy tưởng tượng điều mà Cicero muốn nói trong buổi tổng kết hàng tuần của mỗi quân đội.
- Thông báo sự bổ nhiệm hai bộ trưởng mới.
- Đồng phục mới của quân đội được thiết kế rất thời trang theo bộ thiết kế mới của hãng Georgius Armani.
- Chương trình trong năm tới (nhấn mạnh từ việc vót tên nhọn đến vũ khí đạt tiêu chuẩn và dép phải tao nhã, lịch sự).
- Ông muốn nhắc đến “Chiến dịch vệ sinh sạch sẽ cho ngựa”.
- Giải vô địch thể thao trong vùng đã nhất trí sẽ diễn ra vào tháng sau.
- Chế độ nghỉ mát hàng năm dành cho những người lính mẫu mực tại một trung tâm huấn luyện gần Capri.
Tất cả những gì ông cần làm lúc này là liên kết những vấn đề này với cấu trúc và đồ đạc trong nhà mình:
Hai chiếc cột ở cổng – ông có thể hình dung ra hai ngài bộ trưởng mới, mỗi người đang ôm hôn cái cột bên cạnh mình.
Trong trí tưởng tượng của mình, ông có thể mặc cho bức tượng nữ thần Roman bộ đồng phục mới của quân đội (trước đó bức tượng hoàn toàn khỏa thân).
Trên ghế xô-pha dành cho ba người, ông nhìn thấy mũi tên vót nhọn được gắn vào vị trí ngồi đầu tiên. Ông lại nhìn thấy chiếc áo giáp bóng nhoáng dính chặt vào chỗ ngồi thứ hai, còn dép thì đang được nhuộm ở vị trí ngồi thứ ba của chiếc ghế.
Trong bếp, ông hình dung ra có một con ngựa đang nhai cỏ tóp tép được rải lưa thưa trên nền nhà. Hàng chục binh lính đang chạy lên chạy xuống cầu
thang ồn ào và đông đúc. Còn trên giường mình… ông tưởng tượng rằng có ba người lính đang nằm chợp mắt thật thoải mái, mỗi người đeo một tấm biển: “Người lính gương mẫu”.
Trong ngày tổng kết tuần, Cicero đứng trước mặt quân lính và bắt đầu chuyến du lịch ảo về nhà mình.
Trước hết, ông bắt gặp một cái cổng và hai cái cột, chúng ta sẽ nhớ đến điều gì về hai cái cột này?
Tất nhiên là hai ngài bộ trưởng mới.
Bên trong ngôi nhà, bức tượng nữ thần Roman trông rất khác thường.
Cicero ngay lập tức nhớ ra nguyên nhân, và bắt đầu nói về… đồng phục mới của Georgius Armanius.
Cái gì trong phòng khách vậy? Ông ta đã nhìn thấy ba thứ đúng không?
Một mũi tên được vót nhọn, chiếc áo giáp bóng nhoáng và dép đang được nhuộm.
Cicero đã chuẩn bị kĩ lưỡng bài phát biểu liên quan đến việc sắp xếp đội ngũ để khỏi làm mất tinh thần quân lính.
Sau đó, Cicero đi sang trái ngôi nhà. Ông nhìn thấy gì?
Một con ngựa.
Tại đất nước Roman hào nhoáng, Cicero giải thích về “Chiến dịch vệ sinh sạch sẽ cho ngựa”. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng khi có một con ngựa khỏe mạnh và an toàn trong mùa đông. Một con ngựa bị cảm lạnh và chảy nước mũi sẽ khiến cho quân lính mất hết tinh thần.
Cicero muốn lên phòng ngủ đẹp đẽ của mình ở trên gác nhưng không thể. Đã có hàng chục người lính “trong trí tưởng tượng của ông” đang chạy lên chạy xuống cầu thang.
Cicero nhắc đến “Giải vô địch thể thao khu vực” một cách hăng hái. Tất cả quân lính của ông đột ngột mong muốn được ngồi dưới cây táo.
Cicero “bước vào” phòng ngủ và nhìn thấy ba người lính đang nằm ngủ trên chiếc giường ấm cúng của mình. Ngay lập tức ông nhớ ra mình cũng đã tìm được sự thanh thản và yên bình như vậy. “Một kì nghỉ tại Capri dành cho những người lính gương mẫu”. Ông biết đây là cách kết thúc bài phát biểu. Quân lính được khích lệ bất ngờ. Họ có thể tưởng tượng ra một bãi biển màu vàng, một đại dương xanh và khách du lịch người Byzantine trong những bộ bikini nhỏ nhắn, xinh xắn đang nằm trên bãi biển.
Đã hai nghìn năm trôi qua kể từ đó nhưng mọi thứ không hề thay đổi. Trí nhớ của con người vẫn vậy. Các kỹ thuật được dùng ngày ấy cũng giống như hiện nay mà thôi. Sự khác biệt duy nhất chính là sự thành thạo. Người Roman coi trí nhớ là một tài sản vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, họ làm việc miệt mài để phát triển các kĩ thuật này và áp dụng chúng trong đời sống hàng ngày. Ngày nay, các kĩ năng của chúng ta đã vượt xa so với họ trước đây.
Người Roman không thông minh nhưng họ được rèn luyện tốt hơn. Ở các chương tiếp theo, chúng ta sẽ đi vào phát triển sự thành thạo này.
Nhưng trước hết, hãy quay lại với thực tế ngày hôm nay và xem xét kĩ lưỡng ngôi nhà của chúng ta.
Nhà của chúng ta là nơi thân thiết nhất trong vũ trụ. Tất cả những gì liên quan đến nó đều được chúng ta lưu trong trí nhớ dài hạn. Chúng ta nắm rõ nó. Chúng ta thiết kế ra nó và đầu tư vào nó. Chính chúng ta là người quyết định việc sắp xếp ngôi nhà.
Chúng ta cũng dành phần lớn thời gian ở nhà. Nhà cũng là nơi mà ai đó trong gia đình ta đang nóng lòng chờ đợi các thành viên còn lại quay trở về…
Bây giờ chúng ta sẽ tạo ra một danh sách các “móc treo” – các vị trí tham khảo trong nhà chúng ta, như Cicero đã làm. Để làm được việc này, bạn hãy lấy giấy bút và thực hiện các công việc sau:
Hãy chọn ra bốn phòng trong nhà bạn (ví dụ, phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp và phòng tắm).
Hãy tưởng tượng là bạn đi vào các phòng này và liệt kê ra năm đồ vật mà bạn nhìn thấy trong mỗi phòng. Việc bạn ghi những đồ vật này theo trật tự chúng được sắp xếp trong phòng này rất quan trọng.
Đồng thời, việc chọn phòng theo thứ tự trong nhà cũng rất quan trọng. Ví dụ như, trong nhà tôi thì ở ngay phía bên trái cổng ra vào là bếp. Vì thế, bếp sẽ là phòng đầu tiên. Sau đó, tôi sẽ hình dung ra những phòng khác theo thứ tự.
Tiếp theo là phòng khách (phòng số 2), phòng ngủ (phòng số 3) và phòng tắm (phòng số 4).
Sau khi đã chọn được bốn phòng, bạn hãy đi vào phòng đầu tiên và mang ra năm đồ vật trong đó. Tốt nhất là bạn nên chọn những đồ vật to lớn và tương đối nặng.
Những đồ vật này phải khác nhau (chẳng hạn, không nên chọn hai chiếc ghế). Như chúng ta đã đề cập, việc chọn các đồ vật theo thứ tự bạn nhìn thấy rất quan trọng. Thứ tự này có thể theo chiều kim đồng hồ, hay ngược lại. Trong bất kì trường hợp nào bạn cũng không nên đổi thứ tự một cách bừa bãi.
Phòng đầu tiên là phòng bếp chẳng hạn, nó bao gồm những đồ vật sau:
Tủ lạnh, bồn rửa bát, lò vi sóng, lò nướng và bàn. Hãy liệt kê những đồ vật này theo thứ tự từ một đến năm. Bây giờ, hãy “đi” (trong trí tưởng tượng) vào những phòng khác và cũng làm những việc tương tự như ở phòng đầu tiên. Không được chọn lại những đồ vật mà bạn đã chọn. Chẳng hạn, không chọn bàn ăn trong phòng khách vì bạn đã chọn đồ vật này trong bếp. Hãy đa dạng hóa các loại đồ vật. Sau khi chọn lựa, bạn sẽ có một danh sách liệt kê gồm 20 đồ vật.
Ví dụ, danh sách liệt kê có thể như sau:
Phòng số 1 (bếp): 1. Tủ lạnh, 2. Bồn rửa bát, 3. Lò vi sóng, 4. Lò nướng, 5. Bàn.
Phòng số 2 (phòng khách): 6. Dàn âm thanh nổi, 7. Ti vi, 8. Giá sách, 9. Ghế, 10. Đèn.
Phòng số 3 (phòng ngủ): 11. Tủ tường, 12. Gương, 13. Tủ nhiều ngăn, 14. Giường ngủ, 15. Lò sưởi.
Phòng số 4 (phòng tắm): 16. Vòi hoa sen, 17. Bông tắm, 18. Khăn tắm, 19. Nhà vệ sinh, 20. Giỏ đựng quần áo.
Danh sách liệt kê này là cơ sở cần thiết cho những bước hành động tiếp theo. Cho nên bạn cần nắm vững và ghi nhớ nó. Bạn nên nhẩm đi nhẩm lại danh sách này ngay cả khi bạn bị thức giấc lúc nửa đêm. Bạn nên học thuộc lòng nó. Bạn phải có khả năng lấy nó ra trong trí nhớ với tốc độ ngang bằng với việc bạn nhớ số điện thoại của mình hay tên mình – không quá một giây.
Trước khi ghi nhớ danh sách này trong đầu, chúng ta cần xem xét lại nó một chút.
Trước tiên, hãy xem xét lại kĩ lưỡng để chắc chắn rằng không có hai đồ vật nào giống nhau. Bạn cần đảm bảo rằng chúng được liệt kê theo đúng vị trí sắp xếp trong phòng. Ví dụ như trong phòng số 2, chiếc ghế được xếp sau dàn âm thanh nổi và ti vi, còn giá sách treo trên tường, bạn nên chuyển đổi giữa các đồ vật. Bây giờ chiếc ghế sẽ là đồ vật số 8 và giá sách là số 9.
Đã đến lúc luyện tập, bạn hãy làm theo các bước sau:
Hãy đọc thật to đồ vật đầu tiên trong danh sách. Nếu bạn muốn thì hãy nhắm mắt lại và hình dung ra từng chi tiết của nó. Nếu đó là tủ lạnh, hãy tưởng tượng ra màu sắc của nó, cố gắng nhớ đến chiều cao cũng như tên hãng sản xuất, lắng nghe âm thanh của động cơ,… Và bạn cũng làm tương tự với đồ vật thứ hai, thứ ba,… bạn có 10 phút để thực hiện điều này, hãy làm ngay lập tức.
Xem xét lại danh sách thật tỉ mỉ một lần nữa, đảm bảo rằng hình ảnh của đồ vật phải thật dễ hiểu, rõ ràng. Bạn không cần cố gắng nhớ thứ tự của nó. Hãy đọc danh sách đồ vật mà bạn đã liệt kê thật chậm rãi theo nhịp điệu. Hãy thực hiện công việc ngay lập tức, không được gián đoạn. Lặp lại bài luyện tập trên nhưng lần này là bắt đầu từ đồ vật cuối cùng – từ số 20 rồi quay ngược trở lại.
Lúc này, chúng ta sẽ tiến hành việc này với tốc độ nhanh hơn một chút. Bạn hãy nhẩm tên đồ vật cuối cùng rồi nhắm mắt lại và hình dung ra nó. Sau đó mở mắt ra, đọc tiếp đồ vật thứ 19, lại nhắm mắt và mường tượng ra nó. Bạn tiếp tục tiến hành tương tự với các đồ vật còn lại trong danh
sách.
Bây giờ, hãy để tờ giấy sang một bên. Đã đến lúc bạn nên bắt đầu chuyến du lịch trong tưởng tượng đến ngôi nhà của mình. Bạn hãy đi vào phòng số 1, nhìn vào bên trong. Hãy hình dung ra đồ vật đầu tiên bạn nhìn thấy và nói thật to tên đồ vật đó. Tiếp tục với đồ vật thứ hai theo chiều kim đồng hồ (hay ngược lại). Bạn hãy cho biết đó là đồ vật gì và nhìn cho rõ hình ảnh của nó.
Chúng ta cùng làm lại một lần nữa. Tuy nhiên, lần này chúng ta sẽ bắt đầu thực hiện từ cuối danh sách. Trong tâm trí, bạn hình dung là mình đi vào phòng số 4 và mường tượng ra đồ vật cuối cùng rồi đọc tên đồ vật đó. Sau đó, tiếp tục gọi tên đồ vật thứ 19 trong danh sách, rồi đồ vật thứ 18, cứ tiếp tục như vậy cho đến đồ vật đầu tiên.
Lần cuối luyện bài tập này chúng ta sẽ thực hiện nhanh hơn một chút. Bắt đầu với đồ vật đầu tiên rồi đi qua từng đồ vật một cho đến hết. Bạn lướt qua các đồ vật như thể chúng thuộc một dây chuyền sản xuất. Bạn không cần phải đọc to tên của chúng. Chắc chắn lần này bạn sẽ thấy mình có thể thực hiện nhanh hơn.
Thậm chí bạn có thể thực hiện nhanh hơn nữa. Theo đánh giá của tôi, ở bước này, bạn có thể hoàn thành danh sách trong tưởng tượng đó chỉ chừng vài giây.
Lúc này bạn đã có một danh sách các đồ vật được sắp xếp trong đầu. Danh sách này được khắc ghi trong trí nhớ dài hạn và chính nó sẽ làm nên những điều kì diệu. Sử dụng bảng danh sách này, bạn có thể nhớ được cách sắp xếp các nhiệm vụ trong trí nhớ.
Danh sách này sẽ giúp bạn có khả năng ghi nhớ một số lượng lớn các tài liệu nghiên cứu mà chỉ mất một nửa thời gian so với phương pháp cũ bạn thường sử dụng. Phương pháp này chủ yếu được các giảng viên, giáo viên và các nhà phát ngôn sử dụng khi đứng trước mặt người đối diện. Họ phải thuyết trình thật trôi chảy bằng cách sử dụng trí nhớ của chính mình. Nhờ có phương pháp này, bạn sẽ nhớ được danh sách các công việc thường nhật.
Còn bây giờ, hãy thực hiện phương pháp RomanRoom!
(còn tiếp)
khieman
01-19-2014, 05:02 AM
(tiếp theo)
Chương 8
Phương pháp Roman Room
Chúng ta vừa học xong nguyên tắc cơ bản tạo nên những liên kết liên tưởng. Chúng ta đã thấy một chuỗi các hình ảnh lố bịch liên quan đến nhau lại có thể khiến ta dễ dàng ghi nhớ như thế nào. Phương pháp liên kết liên tưởng không thể đứng riêng một mình. Cũng giống như các chuỗi liên kết khác, nó phải được thắt chặt, ít nhất là một đầu, với các sự việc khác liên quan.
Việc tạo ra những chiếc “móc” hay “mắc” để giữ được vô số “chuỗi liên kết” chính là cơ sở để sử dụng trí nhớ chính xác và hiệu quả.
Điều này cũng tương tự như một chiếc tủ tường mới có thể chứa hàng chục cái mắc áo. Với mỗi chiếc mắc áo, chúng ta lại treo một bộ quần áo: khi là áo choàng, khi là quần âu và áo vest, đôi khi lại là hai chiếc áo. Quần áo luôn thay đổi nhưng mắc áo thì cố định. Cũng giống như các thông tin mà chúng ta muốn nhớ rất đa dạng. Vì vậy, chúng ta phải đảm bảo rằng những chiếc mắc áo treo thông tin trong trí nhớ của chúng ta luôn cố định.
Để giúp bạn hiểu rõ hơn, trước hết, tôi sẽ đưa cho bạn một lời giải thích ngắn gọn về sự khác biệt giữa trí nhớ tạm thời và trí nhớ lâu dài.
Chúng ta lưu giữ mọi thông tin ta có được để sử dụng nó đến sau này. Những thông tin này được lưu vào trí nhớ tạm thời hoặc lâu dài.
Trí nhớ tạm thời kéo dài trong khoảng thời gian từ vài giây đến vài phút. Sau khoảng thời gian ngắn ngủi này, thông tin sẽ “tan rã và biến mất”.
Khi chúng ta gọi 116 để hỏi số một điện thoại nào đó, họ sẽ cung cấp cho chúng ta. Hầu hết chúng ta đều lẩm bẩm và cố ghi vào bộ nhớ trong vòng 30 giây cho đến khi quay số xong. Nếu không có ai nhấc máy hay đường dây đang bận thì có thể sau đó chúng ta phải gọi lại 116 để xin lại số đó, đúng không? Điều này chứng tỏ trí nhớ tạm thời của chúng ta thật sự diễn ra rất ngắn ngủi.
“Hãy gọi cho Joe”, một đồng nghiệp yêu cầu chúng ta, và giống như trong phim khoa học viễn tưởng, như thể hiện tượng này chưa từng xảy ra. Chúng ta chưa từng có cuộc trò chuyện này với người đồng nghiệp. Anh ta cũng chưa bao giờ yêu cầu chúng ta làm gì, mà ai là Joe chứ…? Tất cả những điều này đều trôi tuột khỏi tâm trí chúng ta bởi vì chúng được xếp vào trí nhớ tạm thời. Trên thực tế, hầu hết các thông tin mới mẻ mà chúng ta thu thập trong tâm trí đều được xếp vào trí nhớ tạm thời.
Trái lại, khi ai đó kể cho ta nghe về một sự việc vô cùng ấn tượng thì ngay lập tức nó được lưu vào trí nhớ lâu dài. Thông tin này sẽ tồn tại mãi mãi nên chúng ta có thể lấy nó ra bất cứ khi nào trong tương lai, vì nó không bao giờ biến mất.
Khi chúng ta nói về việc phát triển một trí nhớ tuyệt vời thì thực tế có nghĩa là chúng ta chuyển thông tin từ trí nhớ tạm thời sang trí nhớ lâu dài.
Trí nhớ lâu dài chính là “ngân hàng thông tin”, nơi ta có thể gửi vào đó tất cả những gì ta biết. Các thông tin này được lưu giữ rất cẩn thận trong ngân hàng. Như đã nói, chúng ta không thể đánh mất nó vì không thể quên nó.
Hãy “cố gắng” quên tên bạn. Bạn không thể! Thông tin này đã được lưu trong trí nhớ lâu dài của bạn từ khi bạn còn rất nhỏ, và nó sẽ mãi mãi khắc ghi trong tâm trí bạn (ngoại trừ những trường hợp mất trí nhớ do đâu ốm hay tổn thương thân thể).
Nữ hoàng Anh vướng phải một vụ tranh chấp với một người đàn ông, người sau đó đã bị lưu đày ở châu Mỹ. Ba mươi năm sau, ông ta trở về vương quốc. Ông ta tự giới thiệu mình với nữ hoàng và hỏi bà còn nhớ ông ta không.
“Không”, nữ hoàng trả lời, mặc dù bà đã nhớ ông ta rất rõ. “Tôi nhớ rằng tôi đã quên ông…”
Thậm chí khi chúng ta rất muốn quên đi những điều không lấy gì làm vui vẻ thì cũng không thể. Cảm xúc của chúng ta ảnh hưởng tuyệt đối đến những gì liên quan tới trí nhớ lâu dài. Vì thế, sự việc “kém vui vẻ” kia vẫn còn tồn tại, dù ít ỏi, trong ngân hàng trí nhớ của bạn.
Trí nhớ của chúng ta cũng lưu được rất nhiều thông tin có ích. Chúng ta không thể quên được những thông tin này. Vậy tại sao ta không tận dụng nó?
Mục đích của chúng ta là sử dụng thông tin này như một chiếc móc hay mắc áo cố định mà ta có thể treo các thông tin trong thời gian ngắn. Hay nói cách khác, chúng ta sẽ lấy thông tin mới mẻ mà ta muốn nhớ rồi liên kết nó với thông tin đã có mà ta không thể quên.
Chúng ta sẽ thực hiện điều này bằng cách kết nối nó trong sự liên kết liên tưởng mạnh mẽ. Liên kết này chính là sản phẩm từ khả năng tưởng tượng buồn cười của chúng ta. Sự việc này diễn ra như thế nào? Chắc hẳn bạn rất tò mò muốn biết điều này.
***
Một sự kiện đã xảy ra…
Nhiều năm về trước, một nhà thơ người Hy Lạp tên là Simonidis sống ở ven biển Ê-giê. Một hôm, anh được mời đến ăn tối tại nhà một người bạn giàu có. Trong lúc đang ăn, có người gọi Simonidis ra khu đất ở cổng vào vì có việc khẩn cấp. Simonidis đi ra ngoài để gặp người đã gọi mình, và nhờ có người này mà Simonidis đã giữ được mạng sống. Khi họ đang trò chuyện thì một trận động đất lớn xảy ra. Ngôi nhà mà Simonidis vừa ngồi trong đó chỉ vài phút trước đó đổ sập và chôn vùi tất cả khách khứa đang ăn tối trong đó.
Sau khi dọn sạch gạch đá vỡ, người dân đã rất khó khăn để nhận dạng các vị khách này vì cơ thể họ đã bị phá hủy quá khủng khiếp. Chỉ có Simonidis là người duy nhất làm được việc này, anh có thể gọi tên theo thứ tự từng người ngồi quanh bàn. Quá trình nhận dạng được thực hiện dựa vào trí nhớ của Simonidis. Bằng cách để tâm trí mình chuyển động quanh cái bàn nhằm “nhận ra” ai ngồi cạnh ai, và ở vị trí nào quanh chiếc bàn, anh có thể kể tên tất cả các vị khách trong ngày hôm đó.
Vài năm sau, người La Mã đã hoàn thiện phương pháp “trí nhớ dựa trên vị trí” thành một nghệ thuật.
Như đã nói, vấn đề chính là dựa trên giả định rằng có những điều chắc chắn in sâu trong tâm trí của chúng ta. Tôi đang nói về những thông tin như là cấu trúc hay đồ đạc trong nhà của chúng ta. Chúng ta có thể nhớ chính xác phòng khách trông như thế nào, chiếc ghế đi-văng đặt ở đâu và chiếc ti vi nằm ở vị trí nào. Chúng ta cũng biết cái gì nằm ở bên trái và bên phải ti vi,… Những gì chúng ta cần phải làm là liên kết các thông tin mới mẻ với những đồ vật này. Chúng ta vừa thống nhất rằng những điều này đã tồn
tại trong trí nhớ lâu dài của ta.
Cicero, thủ lĩnh quân phiệt người Roman, cũng đã từng sử dụng phương pháp này trong bài phát biểu nồng nhiệt của mình. Cicero đứng trước các binh lính của mình và nói một cách say sưa, nhập tâm về tất cả các chủ đề trên thế giới. Quân lính của ông đã quá ấn tượng với những lời phát
biểu hết sức tự tin mà không cần phải nhìn vào bất cứ thứ gì của vị lãnh đạo.
Vì sao Cicero có thể làm được như vậy? Ông ta đã chuẩn bị bài phát biểu đó bằng phương pháp RomanRoom. Ông ta đã tưởng tượng ra nhà mình và gắn các chú đề trong bài phát biểu với những đồ đạc trong nhà mình.
- Hãy hình dung về ngôi nhà của Cicero: Lối đi vào nhà có cổng với hai chiếc cột.
- Mở cánh cổng ra, bạn sẽ thấy tiền sảnh ngôi nhà với bức tượng điêu khác nữ thần Roman đặt ở trung tâm.
- Trong phòng khách có một chiếc ghế xô-pha dành cho ba người.
- Phòng bếp nằm phía bên trái phòng khách.
- Bên ngoài phòng bếp là cầu thang đi lên tầng hai, nơi đặt một chiếc giường ngủ lớn có rèm che.
Và bây giờ hãy tưởng tượng điều mà Cicero muốn nói trong buổi tổng kết hàng tuần của mỗi quân đội.
- Thông báo sự bổ nhiệm hai bộ trưởng mới.
- Đồng phục mới của quân đội được thiết kế rất thời trang theo bộ thiết kế mới của hãng Georgius Armani.
- Chương trình trong năm tới (nhấn mạnh từ việc vót tên nhọn đến vũ khí đạt tiêu chuẩn và dép phải tao nhã, lịch sự).
- Ông muốn nhắc đến “Chiến dịch vệ sinh sạch sẽ cho ngựa”.
- Giải vô địch thể thao trong vùng đã nhất trí sẽ diễn ra vào tháng sau.
- Chế độ nghỉ mát hàng năm dành cho những người lính mẫu mực tại một trung tâm huấn luyện gần Capri.
Tất cả những gì ông cần làm lúc này là liên kết những vấn đề này với cấu trúc và đồ đạc trong nhà mình:
Hai chiếc cột ở cổng – ông có thể hình dung ra hai ngài bộ trưởng mới, mỗi người đang ôm hôn cái cột bên cạnh mình.
Trong trí tưởng tượng của mình, ông có thể mặc cho bức tượng nữ thần Roman bộ đồng phục mới của quân đội (trước đó bức tượng hoàn toàn khỏa thân).
Trên ghế xô-pha dành cho ba người, ông nhìn thấy mũi tên vót nhọn được gắn vào vị trí ngồi đầu tiên. Ông lại nhìn thấy chiếc áo giáp bóng nhoáng dính chặt vào chỗ ngồi thứ hai, còn dép thì đang được nhuộm ở vị trí ngồi thứ ba của chiếc ghế.
Trong bếp, ông hình dung ra có một con ngựa đang nhai cỏ tóp tép được rải lưa thưa trên nền nhà. Hàng chục binh lính đang chạy lên chạy xuống cầu
thang ồn ào và đông đúc. Còn trên giường mình… ông tưởng tượng rằng có ba người lính đang nằm chợp mắt thật thoải mái, mỗi người đeo một tấm biển: “Người lính gương mẫu”.
Trong ngày tổng kết tuần, Cicero đứng trước mặt quân lính và bắt đầu chuyến du lịch ảo về nhà mình.
Trước hết, ông bắt gặp một cái cổng và hai cái cột, chúng ta sẽ nhớ đến điều gì về hai cái cột này?
Tất nhiên là hai ngài bộ trưởng mới.
Bên trong ngôi nhà, bức tượng nữ thần Roman trông rất khác thường.
Cicero ngay lập tức nhớ ra nguyên nhân, và bắt đầu nói về… đồng phục mới của Georgius Armanius.
Cái gì trong phòng khách vậy? Ông ta đã nhìn thấy ba thứ đúng không?
Một mũi tên được vót nhọn, chiếc áo giáp bóng nhoáng và dép đang được nhuộm.
Cicero đã chuẩn bị kĩ lưỡng bài phát biểu liên quan đến việc sắp xếp đội ngũ để khỏi làm mất tinh thần quân lính.
Sau đó, Cicero đi sang trái ngôi nhà. Ông nhìn thấy gì?
Một con ngựa.
Tại đất nước Roman hào nhoáng, Cicero giải thích về “Chiến dịch vệ sinh sạch sẽ cho ngựa”. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng khi có một con ngựa khỏe mạnh và an toàn trong mùa đông. Một con ngựa bị cảm lạnh và chảy nước mũi sẽ khiến cho quân lính mất hết tinh thần.
Cicero muốn lên phòng ngủ đẹp đẽ của mình ở trên gác nhưng không thể. Đã có hàng chục người lính “trong trí tưởng tượng của ông” đang chạy lên chạy xuống cầu thang.
Cicero nhắc đến “Giải vô địch thể thao khu vực” một cách hăng hái. Tất cả quân lính của ông đột ngột mong muốn được ngồi dưới cây táo.
Cicero “bước vào” phòng ngủ và nhìn thấy ba người lính đang nằm ngủ trên chiếc giường ấm cúng của mình. Ngay lập tức ông nhớ ra mình cũng đã tìm được sự thanh thản và yên bình như vậy. “Một kì nghỉ tại Capri dành cho những người lính gương mẫu”. Ông biết đây là cách kết thúc bài phát biểu. Quân lính được khích lệ bất ngờ. Họ có thể tưởng tượng ra một bãi biển màu vàng, một đại dương xanh và khách du lịch người Byzantine trong những bộ bikini nhỏ nhắn, xinh xắn đang nằm trên bãi biển.
Đã hai nghìn năm trôi qua kể từ đó nhưng mọi thứ không hề thay đổi. Trí nhớ của con người vẫn vậy. Các kỹ thuật được dùng ngày ấy cũng giống như hiện nay mà thôi. Sự khác biệt duy nhất chính là sự thành thạo. Người Roman coi trí nhớ là một tài sản vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, họ làm việc miệt mài để phát triển các kĩ thuật này và áp dụng chúng trong đời sống hàng ngày. Ngày nay, các kĩ năng của chúng ta đã vượt xa so với họ trước đây.
Người Roman không thông minh nhưng họ được rèn luyện tốt hơn. Ở các chương tiếp theo, chúng ta sẽ đi vào phát triển sự thành thạo này.
Nhưng trước hết, hãy quay lại với thực tế ngày hôm nay và xem xét kĩ lưỡng ngôi nhà của chúng ta.
Nhà của chúng ta là nơi thân thiết nhất trong vũ trụ. Tất cả những gì liên quan đến nó đều được chúng ta lưu trong trí nhớ dài hạn. Chúng ta nắm rõ nó. Chúng ta thiết kế ra nó và đầu tư vào nó. Chính chúng ta là người quyết định việc sắp xếp ngôi nhà.
Chúng ta cũng dành phần lớn thời gian ở nhà. Nhà cũng là nơi mà ai đó trong gia đình ta đang nóng lòng chờ đợi các thành viên còn lại quay trở về…
Bây giờ chúng ta sẽ tạo ra một danh sách các “móc treo” – các vị trí tham khảo trong nhà chúng ta, như Cicero đã làm. Để làm được việc này, bạn hãy lấy giấy bút và thực hiện các công việc sau:
Hãy chọn ra bốn phòng trong nhà bạn (ví dụ, phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp và phòng tắm).
Hãy tưởng tượng là bạn đi vào các phòng này và liệt kê ra năm đồ vật mà bạn nhìn thấy trong mỗi phòng. Việc bạn ghi những đồ vật này theo trật tự chúng được sắp xếp trong phòng này rất quan trọng.
Đồng thời, việc chọn phòng theo thứ tự trong nhà cũng rất quan trọng. Ví dụ như, trong nhà tôi thì ở ngay phía bên trái cổng ra vào là bếp. Vì thế, bếp sẽ là phòng đầu tiên. Sau đó, tôi sẽ hình dung ra những phòng khác theo thứ tự.
Tiếp theo là phòng khách (phòng số 2), phòng ngủ (phòng số 3) và phòng tắm (phòng số 4).
Sau khi đã chọn được bốn phòng, bạn hãy đi vào phòng đầu tiên và mang ra năm đồ vật trong đó. Tốt nhất là bạn nên chọn những đồ vật to lớn và tương đối nặng.
Những đồ vật này phải khác nhau (chẳng hạn, không nên chọn hai chiếc ghế). Như chúng ta đã đề cập, việc chọn các đồ vật theo thứ tự bạn nhìn thấy rất quan trọng. Thứ tự này có thể theo chiều kim đồng hồ, hay ngược lại. Trong bất kì trường hợp nào bạn cũng không nên đổi thứ tự một cách bừa bãi.
Phòng đầu tiên là phòng bếp chẳng hạn, nó bao gồm những đồ vật sau:
Tủ lạnh, bồn rửa bát, lò vi sóng, lò nướng và bàn. Hãy liệt kê những đồ vật này theo thứ tự từ một đến năm. Bây giờ, hãy “đi” (trong trí tưởng tượng) vào những phòng khác và cũng làm những việc tương tự như ở phòng đầu tiên. Không được chọn lại những đồ vật mà bạn đã chọn. Chẳng hạn, không chọn bàn ăn trong phòng khách vì bạn đã chọn đồ vật này trong bếp. Hãy đa dạng hóa các loại đồ vật. Sau khi chọn lựa, bạn sẽ có một danh sách liệt kê gồm 20 đồ vật.
Ví dụ, danh sách liệt kê có thể như sau:
Phòng số 1 (bếp): 1. Tủ lạnh, 2. Bồn rửa bát, 3. Lò vi sóng, 4. Lò nướng, 5. Bàn.
Phòng số 2 (phòng khách): 6. Dàn âm thanh nổi, 7. Ti vi, 8. Giá sách, 9. Ghế, 10. Đèn.
Phòng số 3 (phòng ngủ): 11. Tủ tường, 12. Gương, 13. Tủ nhiều ngăn, 14. Giường ngủ, 15. Lò sưởi.
Phòng số 4 (phòng tắm): 16. Vòi hoa sen, 17. Bông tắm, 18. Khăn tắm, 19. Nhà vệ sinh, 20. Giỏ đựng quần áo.
Danh sách liệt kê này là cơ sở cần thiết cho những bước hành động tiếp theo. Cho nên bạn cần nắm vững và ghi nhớ nó. Bạn nên nhẩm đi nhẩm lại danh sách này ngay cả khi bạn bị thức giấc lúc nửa đêm. Bạn nên học thuộc lòng nó. Bạn phải có khả năng lấy nó ra trong trí nhớ với tốc độ ngang bằng với việc bạn nhớ số điện thoại của mình hay tên mình – không quá một giây.
Trước khi ghi nhớ danh sách này trong đầu, chúng ta cần xem xét lại nó một chút.
Trước tiên, hãy xem xét lại kĩ lưỡng để chắc chắn rằng không có hai đồ vật nào giống nhau. Bạn cần đảm bảo rằng chúng được liệt kê theo đúng vị trí sắp xếp trong phòng. Ví dụ như trong phòng số 2, chiếc ghế được xếp sau dàn âm thanh nổi và ti vi, còn giá sách treo trên tường, bạn nên chuyển đổi giữa các đồ vật. Bây giờ chiếc ghế sẽ là đồ vật số 8 và giá sách là số 9.
Đã đến lúc luyện tập, bạn hãy làm theo các bước sau:
Hãy đọc thật to đồ vật đầu tiên trong danh sách. Nếu bạn muốn thì hãy nhắm mắt lại và hình dung ra từng chi tiết của nó. Nếu đó là tủ lạnh, hãy tưởng tượng ra màu sắc của nó, cố gắng nhớ đến chiều cao cũng như tên hãng sản xuất, lắng nghe âm thanh của động cơ,… Và bạn cũng làm tương tự với đồ vật thứ hai, thứ ba,… bạn có 10 phút để thực hiện điều này, hãy làm ngay lập tức.
Xem xét lại danh sách thật tỉ mỉ một lần nữa, đảm bảo rằng hình ảnh của đồ vật phải thật dễ hiểu, rõ ràng. Bạn không cần cố gắng nhớ thứ tự của nó. Hãy đọc danh sách đồ vật mà bạn đã liệt kê thật chậm rãi theo nhịp điệu. Hãy thực hiện công việc ngay lập tức, không được gián đoạn. Lặp lại bài luyện tập trên nhưng lần này là bắt đầu từ đồ vật cuối cùng – từ số 20 rồi quay ngược trở lại.
Lúc này, chúng ta sẽ tiến hành việc này với tốc độ nhanh hơn một chút. Bạn hãy nhẩm tên đồ vật cuối cùng rồi nhắm mắt lại và hình dung ra nó. Sau đó mở mắt ra, đọc tiếp đồ vật thứ 19, lại nhắm mắt và mường tượng ra nó. Bạn tiếp tục tiến hành tương tự với các đồ vật còn lại trong danh
sách.
Bây giờ, hãy để tờ giấy sang một bên. Đã đến lúc bạn nên bắt đầu chuyến du lịch trong tưởng tượng đến ngôi nhà của mình. Bạn hãy đi vào phòng số 1, nhìn vào bên trong. Hãy hình dung ra đồ vật đầu tiên bạn nhìn thấy và nói thật to tên đồ vật đó. Tiếp tục với đồ vật thứ hai theo chiều kim đồng hồ (hay ngược lại). Bạn hãy cho biết đó là đồ vật gì và nhìn cho rõ hình ảnh của nó.
Chúng ta cùng làm lại một lần nữa. Tuy nhiên, lần này chúng ta sẽ bắt đầu thực hiện từ cuối danh sách. Trong tâm trí, bạn hình dung là mình đi vào phòng số 4 và mường tượng ra đồ vật cuối cùng rồi đọc tên đồ vật đó. Sau đó, tiếp tục gọi tên đồ vật thứ 19 trong danh sách, rồi đồ vật thứ 18, cứ tiếp tục như vậy cho đến đồ vật đầu tiên.
Lần cuối luyện bài tập này chúng ta sẽ thực hiện nhanh hơn một chút. Bắt đầu với đồ vật đầu tiên rồi đi qua từng đồ vật một cho đến hết. Bạn lướt qua các đồ vật như thể chúng thuộc một dây chuyền sản xuất. Bạn không cần phải đọc to tên của chúng. Chắc chắn lần này bạn sẽ thấy mình có thể thực hiện nhanh hơn.
Thậm chí bạn có thể thực hiện nhanh hơn nữa. Theo đánh giá của tôi, ở bước này, bạn có thể hoàn thành danh sách trong tưởng tượng đó chỉ chừng vài giây.
Lúc này bạn đã có một danh sách các đồ vật được sắp xếp trong đầu. Danh sách này được khắc ghi trong trí nhớ dài hạn và chính nó sẽ làm nên những điều kì diệu. Sử dụng bảng danh sách này, bạn có thể nhớ được cách sắp xếp các nhiệm vụ trong trí nhớ.
Danh sách này sẽ giúp bạn có khả năng ghi nhớ một số lượng lớn các tài liệu nghiên cứu mà chỉ mất một nửa thời gian so với phương pháp cũ bạn thường sử dụng. Phương pháp này chủ yếu được các giảng viên, giáo viên và các nhà phát ngôn sử dụng khi đứng trước mặt người đối diện. Họ phải thuyết trình thật trôi chảy bằng cách sử dụng trí nhớ của chính mình. Nhờ có phương pháp này, bạn sẽ nhớ được danh sách các công việc thường nhật.
Còn bây giờ, hãy thực hiện phương pháp RomanRoom!
(còn tiếp)
khieman
01-23-2014, 04:12 AM
(tiếp theo)
Chương 9
Giấy tờ, nhiệm vụ và những sự sắp xếp khác
Bệnh nhân: Bác sĩ ơi, tôi không thể nhớ bất cứ thứ gì. Tôi phải làm sao đây?
Bác sĩ: Hãy thanh toán cho tôi ngay lập tức…
***
Tại một cơ quan tôi từng đến, tôi nhìn thấy trên tường một danh sách liệt kê rất hài hước như sau: “Mười lời khuyên dành cho những người mệt mỏi”. Nhiều người chắc hẳn sẽ nhận ra các cụm từ mấu chốt được ghi trong danh sách này.
“Tôi sinh ra đã mệt mỏi nên nghỉ ngơi là nhiệm vụ của cuộc đời tôi”.
“Nếu làm việc mang lại sức khỏe thì hãy để người bệnh làm”.
“Nếu bạn thật sự muốn làm việc, hãy ngồi xuống một phút rồi cảm giác đó sẽ qua đi…”
Trong số những câu nói được liệt kê, có một câu có thể liên quan đến tất cả chúng ta, đó là:
“Việc hôm nay chớ để ngày mai”. Bạn có thấy quen không? Có ai chưa bao giờ trì hoãn điều gì?
“Được, tôi sẽ làm nó ngày mai”.
“Dù sao tuần tới tôi cũng ở Boston, tôi sẽ đến thăm cô Mary”.
“Tôi không thích đến bưu điện, tôi sẽ thanh toán biên lai đó vào lúc khác”.
Và rồi hết ngày này qua ngày khác, hết tuần này qua tuần khác, đến tận tháng 9 rồi chúng ta chợt cảm thấy thất vọng vô cùng khi nhận ra mình đã không thanh toán biên lai đó. Phải, đáng lẽ biên lai này phải được thanh toán vào ngày 3 tháng 4.
Bất chợt chúng ta nhớ ra là mình chưa trả Sharon 50 đô-la đã vay. Thật ngại vì mình đã vay cô ấy cách đây hai tháng. Chúng ta thật sự muốn trả tiền…
Trước hết, tôi phải chỉ ra rằng việc trì hoãn các vấn đề không liên quan đến trí nhớ. Chúng ta có thể ghi lại trong sổ hẹn là ngày 17 tháng 6 chúng ta sẽ phải mang ô tô đi bảo dưỡng theo định kì hàng năm. Dù đã ghi lại nhưng khi ngày đó đến, chúng ta lại dễ dàng quyết định trì hoãn. Chúng ta đưa ra vô vàn lí do để hoãn lại đến ngày 19 tháng 6. Rồi chúng ta lại rời ngày 19 đến ngày 23. Lần này chúng ta đánh dấu KHẨN CẤP. Đến ngày 23 tháng 6, công việc này trở nên KHẨN CẤP!!! Và đến ngày 27 tháng 6 thì VÔ CÙNG KHẨN CẤP – ngày HÔM NAY!
Tất cả chúng ta đều cần luyện cho bản thân tính tự giác. Mục đích của cuốn sách này không phải dạy cho bạn tính tự giác. Trong chương này, chúng tôi sẽ quan tâm đến những thứ thật sự đã trôi tuột khỏi tâm trí chúng ta và về những công việc mà chúng ta có ý định làm ngày hôm nay.
Bước đầu tiên, bắt đầu bằng việc lập kế hoạch cho ngày mai. Viết ra một danh sách các công việc mà chúng ta muốn ghi nhớ để thực hiện.
Ngày mai chúng ta phải làm các công việc sau:
1. Trả đĩa phim DVD đã thuê.
2. Trả Sharon 50 đô-la đã vay (KHÔNG ĐƯỢC quên).
3. Soạn báo cáo kinh doanh.
4. Đến bưu điện nộp phạt đỗ xe và mua 20 cái tem.
5. Sinh nhật Monica – gửi hoa.
Mỗi người có một cách riêng để ghi nhớ các công việc thường nhật. Một số người sử dụng giấy ghi chép, một số người dùng lịch, còn một vài người khác lại dùng một loại giấy ghi chú…
Việc sử dụng các kĩ thuật ghi nhớ không phải chỉ để thay thế giấy ghi chú hay các công cụ khác, mà nó có tác dụng hỗ trợ ta trong các trường hợp khi không thể dùng giấy ghi chú. Lí do chính cần đến kĩ thuật ghi nhớ là vì một hiện tượng khá phổ biến mà tôi gọi là: “các cuộc tấn công trí nhớ bất thình lình”.
Tôi đang nói đến những trường hợp chúng ta cần ghi nhớ một vài điều quan trọng nào đó trong khi đang phải làm một việc khác nữa. Trong những trường hợp này, công việc đang làm không cho phép ta giải quyết hay thậm chí viết ra công việc cần làm để chúng ta có thể xử lí sau đó. Chẳng hạn bạn đang lái xe thì bỗng nhiên nhớ ra Suzie đã gọi điện cho bạn sáng nay. Bạn đã hứa là sẽ gọi lại cho cô ấy (nhưng bạn đã không gọi lại) và điện thoại của bạn hết pin.
Bạn đang nói chuyện với một khách hàng thì bất chợt nhớ ra mình phải gửi đơn đặt hàng cho một trong những nhà cung cấp của bạn.
Khi bạn đang đi thang máy thì hình ảnh của David xuất hiện trước mắt bạn. Bạn chợt nhớ ra là mình đã hứa với anh ấy sẽ có câu trả lời về buổi hòa nhạc tối nay.
Trong tất cả các trường hợp trên, việc sử dụng giấy ghi chú là không thể. Giấy ghi chú sẽ không nhắc nhở ta trả Sharon 50 đô-la ngay khi nhìn thấy cô ấy. Trong khi Sharon và bạn đang mải mê chuyện trò thì chỉ có trí nhớ của bạn mới có khả năng cứu nguy cho bạn mà thôi.
Vì vậy, bây giờ chúng ta sẽ học cách “treo” các công việc vặt này trên các đồ vật mà ta đã liệt kê ở chương trước. Điều này có nghĩa rằng bạn phải lưu chúng trong trí nhớ lâu dài của bạn. Chúng ta sẽ phải sử dụng đến phương pháp RomanRoom.
Lưu dữ liệu trong trí nhớ - thực hiện phương pháp RomanRoom
Chúng ta đã chuẩn bị sẵn danh sách các đồ vật trong nhà. Chúng ta biết rằng đồ vật thứ nhất trong phòng đầu tiên (bếp) là cái tủ lạnh và đồ vật thứ hai là bồn rửa bát. Vì thế câu hỏi đặt ra ở đây là: “Chúng ta sẽ làm gì với danh sách này?”
Thực ra bảng danh sách này chính là một hệ thống lưu trữ vào trí óc… giống như tập hợp các tập tin và ngăn chứa sẽ được xây dựng trong trí nhớ chúng ta.
Bạn sẽ làm gì với hóa đơn điện thoại, các khoản bảo hiểm, giấy tờ ngân hàng,…? Bạn có thể lưu chúng vào một tập tin riêng phải không? Trong một tập tin riêng khác, chúng ta sẽ lưu các giấy tờ đăng kí, kiểm tra và các giấy tờ khác liên quan đến chiếc xe của chúng ta.
Đây chính là cách chúng ta lưu thông tin mới vào các “phòng” trong trí nhớ. Bất kì lúc nào muốn, chúng ta đều có thể vào những phòng này bằng cách sử dụng trí tưởng tượng.
Lấy ví dụ về một tập tin trong trí nhớ là bếp chẳng hạn. Nó sẽ bao gồm “danh sách các công việc của ngày mai”. Một tập tin khác là phòng khách, nó sẽ gồm “các cuộc điện thoại chúng ta phải gọi”. Hay một tập tin khác là phòng ngủ, tập tin này chứa đựng “danh sách mua sắm”,…
Chúng ta cùng xem thao tác này hoạt động ra sao nhé!
Bạn hãy lưu lại “Những việc bạn phải làm vào ngày mai” trong bộ nhớ dữ liệu thuộc trí óc, đó là bếp.
Như chúng ta đã thảo luận, mục đích ở đây là liên kết các đồ vật đang tồn tại (các đồ vật trong nhà) với những điều mới mẻ (“Những việc phải làm ngày mai”). Cách này chính là áp dụng phương pháp đã được chứng minh trước đó.
1.Hình dung ra các đồ vật trong nhà một cách rõ nét nhất có thể.
2.Chụp lại các thông tin với hình ảnh sắc nét.
3.Liên kết hai hình ảnh theo cách buồn cười, lố bịch và khác thường nhất.
Nào! Hãy bắt đầu với đồ vật thứ nhất trong bếp – tủ lạnh.
Công việc đầu tiên của chúng ta là trả đĩa phim DVD đã thuê. Hãy liên kết chúng lại với nhau.
Hãy tưởng tượng bạn mở tủ lạnh và thấy hàng chục đĩa DVD. Chúng được sắp xếp gọn gàng trên kệ và ngăn chứa. Một ngăn để thể loại “phim khoa học viễn tưởng” (có thể nhìn thấy nhãn dán trên mỗi vỏ đĩa: “phim khoa học viễn tưởng”). Ngăn để sữa chứa thể loại kịch; ngăn để thịt sẽ đựng phim hành động,…
Đồ vật thứ hai trong bếp là bồn rửa bát. Còn việc thứ hai mà chúng ta cần làm ngày mai là: trả
cho Sharon50 đô-la.
Chúng ta sẽ tạo ra sự liên kết tưởng tượng giữa 50 đôla trả cho Sharon và bồn rửa bát. Chúng ta có thể tưởng tượng rằng Sharon đứng cạnh bồn rửa bát cùng với nước đang chảy. Sharon đang vui vẻ rửa tờ hóa đơn 50 đô-la. Trước tiên cô ấy cọ rửa nó bằng một miếng xốp, sau đó rửa sạch xà phòng bằng nước ấm. Và cuối cùng quay đầu về phía chúng ta và mỉm cười. Nụ cười đó như thể đang nói rằng “50 đô-la, nhớ chứ bạn?”
Đồ vật thứ ba trong bếp là lò vi sóng. Còn công việc tiếp theo mà chúng ta muốn nhớ là soạn báo cáo kinh doanh cá nhân.
Bạn mở lò vi sóng ra, đặt vào đó một chồng giấy trắng. Đặt hẹn giờ trong 5 phút và quan sát chồng giấy xoay theo cái đĩa đặt trong lò vi sóng. Bạn hãy nhìn qua cửa kính để thấy các tờ giấy bắt đầu chuyển sang màu vàng và các con chữ từ từ hiện ra. Hết 5 phút, bạn sẽ nghe thấy một tiếng tít phát ra từ lò vi sóng. Lúc này bạn chỉ việc mở và lấy bản báo cáo đã được viết chi tiết. Thậm chí bản báo cáo này còn được buộc bằng một sợi dây kim tuyến.
Thật tuyệt vời khi có một chiếc lò vi sóng ma thuật có khả năng biến một chồng giấy trắng thành một bộ giấy tờ hồ sơ phải không?
Đồ vật thứ tư trong bếp là lò sưởi. Nhiệm vụ thứ tư mà chúng ta phải làm ngày mai là đi
đến bưu điện. Chúng ta có hai công việc cần phải làm ở đó là :
1. Nộp phạt đỗ xe;
2. Mua 20 cái tem để ta gửi các hóa đơn đến những người đang nợ tiền chúng ta...
Bạn hãy hình dung rằng đi kèm với lò sưởi là một phiếu phạt đỗ xe khổng lồ có kích thước bằng bảng quảng cáo. Trên chính giữa phiếu đó có in biểu tượng của cảnh sát màu đỏ tươi. Mọi nỗ lực để loại bỏ tờ phiếu này đều vô ích. Tất cả những gì chúng ta có thể làm là vứt bỏ một mẩu giấy rất nhỏ. Phần còn lại của nó vẫn còn đó, trông thật kinh khủng. Chúng ta lại tưởng tượng đến việc đang đun nóng 20 cái tem trong một cái chảo. Chúng ta dùng một chiếc thìa để khuấy chúng cho đến khi mềm nhũn và sẵn sàng phục vụ cho khách hàng, sau đó dán chúng lên phong bì bằng keo.
Đồ vật thứ năm trong bếp – cái bàn. Nhiệm vụ của chúng ta phải làm ngày mai là gửi hoa
tặng Monica nhân dịp sinh nhật.
Hãy hình dung thật rõ nét chiếc bàn và tưởng tượng rằng bạn vừa biến nó thành một cái cây to lớn một cách kì lạ. Nó phủ bóng khắp khoảng đất rộng và nhiều bông hồng đỏ mọc ra từ đó. Ở giữa cây có một tấm thiệp sinh nhật lớn với dòng chữ: Chúc mừng sinh nhật Monica!
Như vậy, các nguyên tắc liên kết các đồ vật với nhau ở chương trước cũng được áp dụng trong chương này. Các nguyên tắc tạo ra sự liên kết giữa các công việc phải làm và danh sách các đồ vật trong bếp cũng rất quan trọng. Chúng ta phải hình dung lại các đồ vật thật rõ ràng, sắc nét. Chúng ta nên sử dụng các hình ảnh phóng đại và ngớ ngẩn,...
Nếu tất cả những hình ảnh chúng ta nhìn thấy đều nhạt nhẽo thì sự liên kết đó không hiệu quả. Chúng ta sẽ không thể nhớ được những thứ mà chúng ta thấy chán ngán. Những hình ảnh khác thường, lố bịch và phi logic sẽ khiến chúng ta dễ dàng ghi nhớ vì chúng thú vị hơn nhiều. Để tạo ra hình ảnh rõ ràng, sắc nét hơn, bạn nên tự đặt ra các câu hỏi “mang tính hình tượng như đã hướng dẫn”.
“Sharon đang mặc gì khi cô ấy đang rửa hóa đơn?”
“Trên các tờ tem chúng ta đang đun nóng có hình ảnh gì?”
“Khi chúng ta lấy ra bản báo cáo từ lò vi sóng, nó có mùi bánh mì nướng không?”
Chúng ta muốn hoàn thành những gì ngày hôm nay?
Xin chào, ngày mai đã đến! Chúng ta vừa đánh răng, ăn sáng và giờ chúng ta đang chuẩn bị ra khỏi nhà.
Đây là lúc chúng ta thực hiện tập tin “Những việc cần làm hôm nay”.
Trái với một tập tin lưu trên máy tính hay ngăn kéo, tập tin này rất dễ lấy ra. Chúng ta có thể lấy ra nó một cách nhanh chóng vì nó được ghi trong đầu chúng ta.
“Những việc cần làm ngày hôm nay” đã được lưu trong bếp. Hãy lấy ra danh sách liệt kê các đồ vật trong bếp và bắt đầu xem xét từng đồ vật.
Đầu tiên là chiếc tủ lạnh. Mở cửa tủ ra bạn thấy những gì? Các DVD được xếp gọn gàng trên các ngăn. “Ồ, thật may vì mình vẫn chưa ra khỏi nhà”. Khi thầm nhủ như vậy bạn tiến đến cái đầu đĩa, lấy các đĩa phim ra và cho vào túi xách.
Sau đó, hãy tiếp tục cuộc đi dạo trong bếp nhà bạn. Theo chiều kim đồng hồ (hay ngược lại), chúng ta nhanh chóng chuyển sang đồ vật thứ hai: bồn rửa bát. Bạn vừa liên kết bồn rửa bát này với cái gì? Với Sharon và 50 đô-la mà chúng ta nợ cô ấy đúng không?
Đồ vật thứ ba là lò vi sóng. Chúng ta đã hâm nóng gì trong đó? Bạn hãy nói to những gì bạn nhớ: “bản báo cáo kinh doanh cá nhân”.
Đồ vật thứ tư trong hành trình tưởng tượng của chúng ta là gì vậy? Đó chính là lò sưởi.
Và cái lò sưởi này sẽ nhắc chúng ta nhớ đến điều gì? Nó sẽ gợi ta nhớ đến “phiếu phạt đỗ xe” phải nộp và “tem thư” mà chúng ta phải mua. Hai thứ này sẽ giúp chúng ta nhớ rằng chúng ta phải đi đến bưu điện.
Chúng ta xét đến đồ vật thứ năm – đồ vật cuối cùng trong bếp, đó là bàn ăn. Vật này gợi cho ta nhớ đến điều gì?
Nó nhắc ta gửi hoa cho Monica nhân ngày sinh nhật. Chúng ta vừa xem xét toàn bộ danh sách “những việc càn làm ngay hôm nay”. Bây giờ, chúng ta có thể rời nhà thật thoải mái và biết rõ được chúng ta cần phải làm gì ngày hôm nay.
“Thật thoải mái!” Có thể ngay lúc này bạn đang nghĩ vậy.
“Đợi một phút. Tôi vẫn còn hai điều lo lắng một chút.
1. Làm cách nào để tôi nhớ được danh sách này buổi sáng cũng như trong suốt cả ngày?
2. Thật sự là ngay lúc này tôi có thể nhớ là tôi phải trả tiền cho Sharon nhưng tôi lại không
đảm bảo là sẽ nhớ điều đó khi gặp cô ấy!”
Làm cách nào để nhớ được danh sách đó trong suốt cả ngày? Tôi sẽ trả lời cho câu hỏi đầu tiên bằng một câu hỏi:
Làm sao để bạn nhớ mở lịch ra xem trong cả ngày? Mỗi người đều có những cách riêng của mình. Cách tốt nhất là làm cho nó trở thành thói quen của chúng ta. Tôi khuyên bạn nên mở cuốn lịch ảo của mình ra xem hàng giờ. Bằng cách này, bạn có thể tập cho mình thói quen ôn lại các tập tin quan trọng lưu trong đầu vài lần một ngày vào những giờ cố định.
Tiếp theo, chúng ta đi tìm câu trả lời cho câu hỏi thứ hai. Làm cách nào để có thể nhớ được tất cả các công việc cần làm trong cả ngày khi tâm trí của ta bị chi phối bởi rất nhiều ý nghĩ và vấn đề khác? Câu trả lời chính là:
Hệ thống nhắc nhở “trực tuyến”
Chúng ta có hẳn một danh sách các công việc cần làm. Như chúng ta biết, danh sách này chủ yếu là những dự định về công việc. Nhưng trên thực tế, các công việc có thể thay đổi. Chúng ta thấy rằng, các công việc có thể bị hoãn lại hay trôi tuột khỏi trí nhớ khi chúng ta quá bận bịu với những công việc khác.
Chính vì vậy, vào cuối ngày, dù chúng ta có ôn lại lịch trình công việc hay tập tin lưu trong đầu thì chúng ta vẫn không tránh khỏi một chút thất vọng.
Chúng ta đảm bảo mình đã cho đĩa phim vào trong túi xách. Vấn đề là chúng ta quên dừng lại ở cửa hàng DVD khi đi ngang qua đó.
(còn tiếp)
khieman
01-25-2014, 02:29 AM
(tiếp theo)
Trong thế giới vi tính có một phần mềm dùng để sửa chữa khi có sự cố xảy ra. Trong hầu hết các phần mềm xử lí văn bản, văn bản sẽ tự động lưu ngay cả khi bạn không thực hiện thao tác lưu thường xuyên. Trên máy bay, người ta cũng cài đặt phần mềm cảnh báo phi công về các diễn biến bất thường. Phần mềm này sẽ cảnh báo khi máy bay đang ở góc độ nguy hiểm, nhiên liệu sắp cạn kiệt; bộ phận hạ cánh chưa mở dù,…
Vậy còn chúng ta? Chúng ta thật sự là một loại máy móc tiên tiến. Vấn đề là con người chỉ có duy nhất một “đĩa cứng”. Ý của tôi là con người chỉ có một cái đầu với một hệ thống ghi nhớ. Chúng ta không thể mở ổ “A” hay ổ “B”. Chúng ta cũng không thể đặt nó trong ổ cứng và xử lí vấn đề thông qua các phần mềm bên ngoài. Trách nhiệm lập trình thuộc về chúng ta. Chúng ta có thể nhớ nếu chúng ta quả quyết mình thật sự muốn nhớ… và lập trình nó để thực hiện “trực tuyến” các hoạt động nào đó.
Chúng ta làm điều đó bằng cách nào? Để có thể nhớ thực hiện một nhiệm vụ hay công việc nào đó tại một thời điểm và tình huống cụ thể thì việc tạo ra sự liên kết liên tưởng giữa địa điểm, tình huống và công việc là rất cần thiết. Giả sử bạn muốn trả cho Sharon 50 đô-la mà bạn đã vay của cô ấy. Sharon làm việc cùng bạn, văn phòng của cô ấy ở tầng 4 còn văn phòng của bạn ở tầng 2. Nếu vậy, hãy hình dung ra hành trình bạn đến văn phòng vào buổi sáng.
Tưởng tượng bạn đi bộ từ bãi gửi xe vào cổng tòa nhà.
Bạn nhìn thấy cửa ra vào, mở cửa rồi đi đến cầu thang máy. Bạn nhấn nút “đi lên”. Trong thang máy, bạn hình dung bạn đang đi lên tầng 4 chứ không phải là tầng 2. Cứ hình dung ra hành trình này vài lần, bạn sẽ phải ngạc nhiên – ngày mai, khi vào thang máy và chuẩn bị nhấn nút để đi lên tầng 2, bạn sẽ cảm thấy lo lắng đôi chút dù sáng nào bạn cũng lên đó. Chính cảm giác lo lắng này giúp bạn nhận ra rằng hôm nay bạn phải lên tầng 4.
Trong trường hợp bạn gặp Sharon ở một nơi nào đó, hãy tưởng tượng ra cuộc gặp bất ngờ này. Đặc biệt, hãy nghĩ đến tình huống là vì bạn nợ tiền cô ấy nên bạn không được phép bắt tay hay ôm hôn cô ấy (điều khiến cô ấy thất vọng về bạn).
Hãy hình dung cô ấy đang nhìn về phía bạn và mỉm cười, nhưng chỉ một khoảnh khắc trước khi bắt tay hay ôm hôn cô ấy, bạn lại không dám. Tình huống ngại ngùng này chỉ diễn ra trong trí tưởng tượng của bạn. Tất nhiên, trên thực tế khi gặp cô ấy bạn sẽ không xử sự như vậy. Tuy nhiên, cảm xúc kì lạ này sẽ nhắc nhở bạn cần phải trả tiền cho Sharon.
Giả sử bạn quyết định đến bưu điện vào giờ nghỉ trưa. Nó nằm ngay bên phải cửa hàng ăn mà bạn thường đến. Hãy tưởng tượng lốp xe của bạn bị xì hơi, do cảnh sát làm vì họ muốn cảnh báo bạn đã không nộp tiền phạt. Khi bạn chuẩn bị lên xe để đi đến cửa hàng ăn thì bạn cảm thấy có vấn đề gì đó với chiếc xe của mình. Cảm giác này khiến bạn nhớ tới chiếc lốp xe xẹp lép, rồi từ chiếc lốp xe bạn lại nhớ đến phiếu nộp phạt.
Nói đến phiếu nộp phạt, một cảnh sát đã từng chặn một tên thuộc dân Hippi “thiên thần của địa ngục”, hắn đang lái chiếc xe Harley David với vận tốc vượt quá mức cho phép.
Người cảnh sát ghi chép và đưa cho hắn một tờ phiếu nộp phạt vì quá tốc độ.
“Tôi sẽ làm gì với tờ giấy này?”, tay lái xe mô tô hỏi một cách láo xược.
“À, đơn giản thôi”, người cảnh sát trả lời. “Chỉ cần kiếm đủ ba tờ giấy thế này, mày sẽ nhận được một chiếc xe đạp…”
Để nhớ gửi hoa tặng Monica, bạn có thể thực hiện một trong các cách sau:
Sau khi ôn lại các công việc phải làm đã được ghi trong trí nhớ, các tốt nhất là gọi điện cho người bán hoa. Hãy đưa cho họ địa chỉ của Monica (Cái gì cơ? Ngay lập tức sao? Công việc đầu tiên vào buổi sáng là thế sao? Không thể để đến một thời điểm khác “thích hợp” hơn à?). Phải, chúng ta đang nói đến phương án tốt nhất, nhưng nó lại thật khó nuốt. Vì thế chúng ta đến với phương án thứ hai tiện lợi hơn.
Bạn hãy tưởng tượng ra văn phòng của mình. Khi đến đó, bạn thấy có rất nhiều hoa phủ kín màn hình vi tính của bạn. Bạn cũng “nhìn thấy” những chiếc lá xanh đang mọc ra từ chiếc máy điện thoại của bạn.
Cuối cùng, khi bạn đến phòng làm việc, trong bạn nảy sinh một “cảm giác” kì lạ. Điều gì đó rất khác ở đây… a ha!
Gửi hoa cho Monica!
Nếu bạn không muốn quên uống thuốc vào buổi sáng và trước khi đi ngủ, bạn có thể để thuốc cạnh bàn chải đánh răng (giả sử một ngày bạn đánh răng hai lần, vào buổi sáng và trước khi đi ngủ).
Có thể một số người sẽ nghĩ:
“Không, nó chẳng có hiệu quả gì đâu”.
Tôi đồng ý với bạn vì bất kì ai nghĩ rằng nó không có hiệu quả thì nó sẽ chẳng mang lại kết quả gì.
Có một số người lại rất hào hứng hi vọng vào cách “lập trình nhắc nhở”, hay ít nhất thì cũng sẵn sàng làm thử. Với bạn, tôi xin hứa là bạn sẽ thành công. Tuy nhiên, tôi không còn cách nào khác khi phải nói với bạn rằng phương pháp này sẽ có hiệu quả với điều kiện bạn phải cố gắng.
Tôi cần nhắc lại rằng những hình ảnh tưởng tượng phải thật rõ nét. Việc gặp gỡ Sharon hay các lá cây trên điện thoại phải tạo nên một hình ảnh rõ ràng, sắc nét và khỏe khoắn. Nếu hình ảnh không được như vậy thì bạn sẽ không thể tạo ra mối ràng buộc giữa các sự việc. Sự liên kết liên tưởng cần thiết cũng không được thiết lập và chắc chắn bạn sẽ không thể nhớ thực hiện các công việc đã đưa ra.
Thông tin thêm…
Vậy bạn sẽ làm gì trong trường hợp mà chúng ta đã đưa ra, khi bạn gặp phải tình huống bất ngờ đòi hỏi bạn phải nhớ? Gọi lại cho một ai đó trong khi đang lái xe (điện thoại hết pin). Hay khi đang nói chuyện với một khách hàng thì bạn chợt nhớ ra là bạn phải gửi đơn đặt hàng. Khi các vấn đề khác “tấn công”, đòi hỏi bạn phải nhớ trong suốt cả ngày và ở thời điểm bất lợi nhất đối với bạn.
Chúng tôi sẽ giúp bạn bằng một phương pháp hiệu quả nhất, phương pháp lưu trữ dữ liệu trong tâm trí.
Nếu chúng ta sử dụng bếp là tập tin chứa “Những việc cần làm ngày mai”, chúng ta sẽ mở một tập tin khác trong đầu chứa danh sách “cần nhớ ngay lập tức”.
Hãy chọn ra một phòng khác ngoài các phòng trong danh sách, phòng khách chẳng hạn. Chúng ta quyết định sử dụng phòng khách để lưu các thông tin tức thì đó. Đang lái xe thì bạn nhớ ra là phải gọi điện lại cho Suzie phải không? Không vấn đề gì. Hãy nhanh chóng “mở” tập tin phòng khách ra. Lúc này, bạn hãy lấy ra đồ vật đầu tiên trong danh sách, đó là dàn âm thanh nổi. Hãy nhanh chóng liên kết Suzie với đồ vật này. Bạn cũng có thể tưởng tượng cô ấy đang nhảy múa trên đồ vật và làm hỏng nó. Điều này khiến bạn vô cùng thất vọng.
Bạn đang nói chuyện với một khách hàng thì nhớ ra bạn phải gửi đơn đặt hàng đúng không? Trong khi ngồi nghe khách hàng nói, nhân lúc anh ta không để ý, bạn sẽ tìm trong tập tin khẩn cấp và lấy ra đồ vật thứ hai trong phòng khách là ti vi. Bạn sẽ nhanh chóng tưởng tượng ra nhà cung cấp mà bạn cần gửi đơn đặt hàng đang được phỏng vấn trên chương trình “Thành tích mới của David – học sinh được thưởng huy hiệu”…
Bạn chỉ nhớ là bạn không đưa ra câu hỏi nào cho David phải không? Hãy kéo “kệ sách” lùi lại, đây là đồ vật thứ ba trong danh sách phòng khách. Chúng ta sẽ xem David cố gắng trèo lên đỉnh này ra sao. Tất cả các kệ sách đều hỏng tan tành, các cuốn sách bay khắp nơi và cuối cùng rơi trên nền nhà cùng với David.
Cuối mỗi ngày, chúng ta sẽ ôn lại danh sách phòng bếp để ghi nhớ những việc chúng ta cần làm. Đồng thời, chúng ta cũng ôn lại danh sách trong phòng khách và hào hứng theo dõi xem chúng ta có thể nhớ mọi việc dễ dàng thế nào! Thay vì phải cố gắng nhớ những điều đó trong trí nhớ chúng ta suốt cả ngày một cách mệt mỏi thì giờ đây, chúng ta tìm được cách giải quyết thông minh hơn. Thay vì phàn nàn: “Ôi, tôi đã nhớ ra cái gì trong khi tôi nói chuỵện với khách hàng nhỉ?”, bạn có thể kết thúc một ngày với cảm giác thật tuyệt vời. Bạn sẽ thấy mình nhớ được mọi thứ và thật dễ dàng!
Chúng ta không quên gọi lại cho Suzie, không quên trả đĩa DVD cho cửa hàng. Chúng ta cũng nhớ nhiệm vụ gửi đơn đặt hàng cho nhà cung cấp, gọi cho David và nói với anh ấy rằng chúng ta không thể đi xem hòa nhạc tối nay.
Không gì có thể trôi tuột ra khỏi tâm trí chúng ta! Tất cả đều được tiếp nhận, lưu và khóa lại trong tập tin khẩn cấp khi ta nghĩ đến nó!
Hãy để cho trí nhớ của bạn chịu trách nhiệm, nó sẽ không làm bạn thất vọng. Tôi đã nói như vậy phải không?
Làm cách nào để nhớ rằng mình đang ăn kiêng?
Tôi không nói đùa đâu, vì có sự liên kết trực tiếp giữa trí nhớ và chế độ ăn kiêng.
Trong nhiều trường hợp, ăn kiêng và nỗ lực giảm cân thất bại chỉ đơn giản vì bạn quên thực hiện nó!
Có thể bạn nhìn thấy một đĩa khoai tây chiên và theo bản năng, bạn bắt đầu ăn chúng. Nửa tiếng sau, bụng bạn no căng. Sau đó, bạn dừng khi bạn cảm thấy đã chán, bạn mới sực nhớ ra bạn đang thực hiện chế độ ăn kiêng.
Đôi khi bạn ăn chỉ đơn giản vì bạn cảm thấy ngượng ngùng không biết làm gì. Mẹ đã làm món mì nướng lasagna tuyệt vời này, chúng ta có nên ăn không nhỉ? Chúng ta nên ăn một ít. Judy và Mark mời chúng ta đến tham dự bữa tiệc ngoài trời, chúng ta sẽ đi chứ? Tất nhiên là chúng ta sẽ đi. Và sau đó, 20 chiếc bánh hamburger và 30 cái xúc xích Đức đã biết mất khi không ai để ý – điều này không đáng tiếc sao? Tất nhiên là đang tiếc rồi, vì vậy mà chúng ta sẽ ăn chúng. Chúng ta được mời đến dự đám cưới, chúng ta tặng đôi vợ chồng trẻ một tấm séc trị giá lớn. Chẳng lẽ ta không nghĩ đến “sự mất mát” này sao? Chắc chắn là có rồi. Vậy chúng ta có thể làm gì? Chỉ còn cách là ăn một lượng lớn thức ăn để bằng với số tiền đã “trả”! Có phải vậy không? Nói chung, có rất nhiều cơ hội để ăn. Mục đích của hệ thống nhắc nhở là nhắc chúng ta ăn ít và nên ăn những gì tốt cho sức khỏe.
Và với việc lập trình hàng ngày của chiếc ô phần mềm “hệ thống nhắc nhở”, bạn có thể thêm các “lệnh” khác. Đây là một phương pháp hiệu quả giúp bạn thực hiện được chế độ ăn kiêng hợp lí. Nó giúp bạn tránh ăn những thức ăn có thể gây ảnh hưởng xấu cũng như giúp bạn giảm cân thành công.
Trước tiên, việc lập kế hoạch sẽ ăn gì hàng ngày là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của chúng ta. Đừng trông mong vào việc ngồi trong một nhà hàng và sau đó quyết định thực đơn. Khi chúng ta đến một nhà hàng nào đó, chúng ta đang đói và theo bản năng ta thường dễ bị lung lay. Bạn đã đi từ đầu đến cuối chương này rồi, vậy hãy sử dụng sự liên tưởng. Liên tưởng đến đồ làm bằng bạc chúng ta sử dụng sẽ là vật nhắc ta nhớ rằng bạn đang trong chế độ ăn kiêng.
Bạn có thể tưởng tượng một người đàn ông béo phì, đáng ghét đã dùng đồ này trước chúng ta. Chiếc dĩa hay chiếc thìa này đã ở trong miệng ông ta nên việc sử dụng những đồ này quả thật rất ghê tởm. Sự liên tưởng này sẽ tác động phần nào tới cảm giác ngon miệng của bạn, nhắc bạn nhớ đến chế độ ăn kiêng. Bên cạnh đó, hãy tạo ra nhiều sự liên tưởng khó chịu hơn nữa đến những điều mà bạn biết rằng bạn sẽ tránh nó.
Đối với hầu hết chúng ta, “thức ăn” thường được liên tưởng tới cảm giác “thích thú”. Sự liên tưởng này phải được thay đổi. Cách tiến hành sự thay đổi này là liên tưởng các loại đồ ăn không có lợi cho sức khỏe như kẹo, bánh ngọt và kem tới những cảm giác “đau khổ” hay “ghê tởm”. Mục đích là tăng cường những cảm giác tội lỗi của chúng ta bằng cách sử dụng các tình huống và sự liên kết liên tưởng.
Hãy hình dung rằng kem chính là nguyên nhân số một gây ra những trận đau bụng không thể chịu đựng được, hay có những con sâu kinh khủng trong bánh quy. Tưởng tượng rằng nếu ăn cái kẹo đó, bạn sẽ phải gặp nha sĩ ngay lập tức. Nha sĩ sẽ khoan vào răng của bạn mà không gây tê… khi bạn đang cầm chiếc kẹo mút, hãy nghĩ đến hình ảnh nha sĩ đang cầm máy khoan điện. Hãy lắng nghe âm thanh rùng mình của chiếc máy khoan đang khoan lỗ trong răng của bạn.Khi xem thực đơn trong một nhà hàng, bạn hãy đổi mục “thực đơn đồ ngọt” thành “thực đơn hối tiếc”. Hãy nghĩ đến sự đau đớn cũng như chi phí đắt đỏ khi phải phẫu thuật hút mỡ và cảm giác hối tiếc khi bạn ăn sô-cô-la.
Nếu tất cả các cách này đều không có hiệu quả thì bạn hãy sử dụng chế độ ăn như Benny Hill đã khuyên: “bạn có thể ăn mọi thứ bạn thích, bất cứ lúc nào, cho đến khi bạn không nuốt được nữa thì thôi…”
Theo thời gian, hệ thống lưu dữ liệu trong đầu sẽ trở thành một thói quen. Bạn sẽ thấy rằng bạn nhớ được các tập tin trong đầu theo bản năng như việc bạn sử dụng lịch ghi hay giấy ghi chú vậy.
Bạn cũng sẽ nhận thấy bất kì một kí ức mới nào đột ngột hiện ra trong tâm trí bạn tại một thời điểm không thuận lợi nhất đều được giải quyết sau đó.
Bạn có thể nhanh chóng lấy ra từ trong trí nhớ ở một thời điểm nào sau đó. Quá trình lưu dữ liệu sẽ xảy ra rất nhanh ở bất kì thời điểm nào, trong bất kì trường hợp nào: bạn có thể nằm trên giường, đang ngủ lơ mơ thì nhớ tới việc phải trả sách; khi đang tắm bạn chợt nhớ tới một câu chuyện vui mà bạn muốn kể với một người bạn; trong lúc nấu ăn; trong khi chơi bóng rổ; trong lúc nói chuyện điện thoại,…
Dần dần bạn phát hiện ra rằng bạn bắt đầu lưu giữ sự phân loại các ý nghĩ, ý tưởng, cảnh tượng và các vấn đề khác để sử dụng sau này. Bạn sẽ không còn lo sợ trí nhớ của mình không chịu đựng nổi trọng lượng này.
Sau đó, chúng ta sẽ chọn lọc ra phương pháp lưu dữ liệu vì chúng ta đã học phương pháp tính. Đến lúc đó, bạn không chỉ nhớ việc thanh toán tiền phạt. Trên thực tế, chúng ta có thể làm điều này vào một ngày cụ thể trong hai tháng nữa.
(còn tiếp)
khieman
01-25-2014, 02:29 AM
(tiếp theo)
Trong thế giới vi tính có một phần mềm dùng để sửa chữa khi có sự cố xảy ra. Trong hầu hết các phần mềm xử lí văn bản, văn bản sẽ tự động lưu ngay cả khi bạn không thực hiện thao tác lưu thường xuyên. Trên máy bay, người ta cũng cài đặt phần mềm cảnh báo phi công về các diễn biến bất thường. Phần mềm này sẽ cảnh báo khi máy bay đang ở góc độ nguy hiểm, nhiên liệu sắp cạn kiệt; bộ phận hạ cánh chưa mở dù,…
Vậy còn chúng ta? Chúng ta thật sự là một loại máy móc tiên tiến. Vấn đề là con người chỉ có duy nhất một “đĩa cứng”. Ý của tôi là con người chỉ có một cái đầu với một hệ thống ghi nhớ. Chúng ta không thể mở ổ “A” hay ổ “B”. Chúng ta cũng không thể đặt nó trong ổ cứng và xử lí vấn đề thông qua các phần mềm bên ngoài. Trách nhiệm lập trình thuộc về chúng ta. Chúng ta có thể nhớ nếu chúng ta quả quyết mình thật sự muốn nhớ… và lập trình nó để thực hiện “trực tuyến” các hoạt động nào đó.
Chúng ta làm điều đó bằng cách nào? Để có thể nhớ thực hiện một nhiệm vụ hay công việc nào đó tại một thời điểm và tình huống cụ thể thì việc tạo ra sự liên kết liên tưởng giữa địa điểm, tình huống và công việc là rất cần thiết. Giả sử bạn muốn trả cho Sharon 50 đô-la mà bạn đã vay của cô ấy. Sharon làm việc cùng bạn, văn phòng của cô ấy ở tầng 4 còn văn phòng của bạn ở tầng 2. Nếu vậy, hãy hình dung ra hành trình bạn đến văn phòng vào buổi sáng.
Tưởng tượng bạn đi bộ từ bãi gửi xe vào cổng tòa nhà.
Bạn nhìn thấy cửa ra vào, mở cửa rồi đi đến cầu thang máy. Bạn nhấn nút “đi lên”. Trong thang máy, bạn hình dung bạn đang đi lên tầng 4 chứ không phải là tầng 2. Cứ hình dung ra hành trình này vài lần, bạn sẽ phải ngạc nhiên – ngày mai, khi vào thang máy và chuẩn bị nhấn nút để đi lên tầng 2, bạn sẽ cảm thấy lo lắng đôi chút dù sáng nào bạn cũng lên đó. Chính cảm giác lo lắng này giúp bạn nhận ra rằng hôm nay bạn phải lên tầng 4.
Trong trường hợp bạn gặp Sharon ở một nơi nào đó, hãy tưởng tượng ra cuộc gặp bất ngờ này. Đặc biệt, hãy nghĩ đến tình huống là vì bạn nợ tiền cô ấy nên bạn không được phép bắt tay hay ôm hôn cô ấy (điều khiến cô ấy thất vọng về bạn).
Hãy hình dung cô ấy đang nhìn về phía bạn và mỉm cười, nhưng chỉ một khoảnh khắc trước khi bắt tay hay ôm hôn cô ấy, bạn lại không dám. Tình huống ngại ngùng này chỉ diễn ra trong trí tưởng tượng của bạn. Tất nhiên, trên thực tế khi gặp cô ấy bạn sẽ không xử sự như vậy. Tuy nhiên, cảm xúc kì lạ này sẽ nhắc nhở bạn cần phải trả tiền cho Sharon.
Giả sử bạn quyết định đến bưu điện vào giờ nghỉ trưa. Nó nằm ngay bên phải cửa hàng ăn mà bạn thường đến. Hãy tưởng tượng lốp xe của bạn bị xì hơi, do cảnh sát làm vì họ muốn cảnh báo bạn đã không nộp tiền phạt. Khi bạn chuẩn bị lên xe để đi đến cửa hàng ăn thì bạn cảm thấy có vấn đề gì đó với chiếc xe của mình. Cảm giác này khiến bạn nhớ tới chiếc lốp xe xẹp lép, rồi từ chiếc lốp xe bạn lại nhớ đến phiếu nộp phạt.
Nói đến phiếu nộp phạt, một cảnh sát đã từng chặn một tên thuộc dân Hippi “thiên thần của địa ngục”, hắn đang lái chiếc xe Harley David với vận tốc vượt quá mức cho phép.
Người cảnh sát ghi chép và đưa cho hắn một tờ phiếu nộp phạt vì quá tốc độ.
“Tôi sẽ làm gì với tờ giấy này?”, tay lái xe mô tô hỏi một cách láo xược.
“À, đơn giản thôi”, người cảnh sát trả lời. “Chỉ cần kiếm đủ ba tờ giấy thế này, mày sẽ nhận được một chiếc xe đạp…”
Để nhớ gửi hoa tặng Monica, bạn có thể thực hiện một trong các cách sau:
Sau khi ôn lại các công việc phải làm đã được ghi trong trí nhớ, các tốt nhất là gọi điện cho người bán hoa. Hãy đưa cho họ địa chỉ của Monica (Cái gì cơ? Ngay lập tức sao? Công việc đầu tiên vào buổi sáng là thế sao? Không thể để đến một thời điểm khác “thích hợp” hơn à?). Phải, chúng ta đang nói đến phương án tốt nhất, nhưng nó lại thật khó nuốt. Vì thế chúng ta đến với phương án thứ hai tiện lợi hơn.
Bạn hãy tưởng tượng ra văn phòng của mình. Khi đến đó, bạn thấy có rất nhiều hoa phủ kín màn hình vi tính của bạn. Bạn cũng “nhìn thấy” những chiếc lá xanh đang mọc ra từ chiếc máy điện thoại của bạn.
Cuối cùng, khi bạn đến phòng làm việc, trong bạn nảy sinh một “cảm giác” kì lạ. Điều gì đó rất khác ở đây… a ha!
Gửi hoa cho Monica!
Nếu bạn không muốn quên uống thuốc vào buổi sáng và trước khi đi ngủ, bạn có thể để thuốc cạnh bàn chải đánh răng (giả sử một ngày bạn đánh răng hai lần, vào buổi sáng và trước khi đi ngủ).
Có thể một số người sẽ nghĩ:
“Không, nó chẳng có hiệu quả gì đâu”.
Tôi đồng ý với bạn vì bất kì ai nghĩ rằng nó không có hiệu quả thì nó sẽ chẳng mang lại kết quả gì.
Có một số người lại rất hào hứng hi vọng vào cách “lập trình nhắc nhở”, hay ít nhất thì cũng sẵn sàng làm thử. Với bạn, tôi xin hứa là bạn sẽ thành công. Tuy nhiên, tôi không còn cách nào khác khi phải nói với bạn rằng phương pháp này sẽ có hiệu quả với điều kiện bạn phải cố gắng.
Tôi cần nhắc lại rằng những hình ảnh tưởng tượng phải thật rõ nét. Việc gặp gỡ Sharon hay các lá cây trên điện thoại phải tạo nên một hình ảnh rõ ràng, sắc nét và khỏe khoắn. Nếu hình ảnh không được như vậy thì bạn sẽ không thể tạo ra mối ràng buộc giữa các sự việc. Sự liên kết liên tưởng cần thiết cũng không được thiết lập và chắc chắn bạn sẽ không thể nhớ thực hiện các công việc đã đưa ra.
Thông tin thêm…
Vậy bạn sẽ làm gì trong trường hợp mà chúng ta đã đưa ra, khi bạn gặp phải tình huống bất ngờ đòi hỏi bạn phải nhớ? Gọi lại cho một ai đó trong khi đang lái xe (điện thoại hết pin). Hay khi đang nói chuyện với một khách hàng thì bạn chợt nhớ ra là bạn phải gửi đơn đặt hàng. Khi các vấn đề khác “tấn công”, đòi hỏi bạn phải nhớ trong suốt cả ngày và ở thời điểm bất lợi nhất đối với bạn.
Chúng tôi sẽ giúp bạn bằng một phương pháp hiệu quả nhất, phương pháp lưu trữ dữ liệu trong tâm trí.
Nếu chúng ta sử dụng bếp là tập tin chứa “Những việc cần làm ngày mai”, chúng ta sẽ mở một tập tin khác trong đầu chứa danh sách “cần nhớ ngay lập tức”.
Hãy chọn ra một phòng khác ngoài các phòng trong danh sách, phòng khách chẳng hạn. Chúng ta quyết định sử dụng phòng khách để lưu các thông tin tức thì đó. Đang lái xe thì bạn nhớ ra là phải gọi điện lại cho Suzie phải không? Không vấn đề gì. Hãy nhanh chóng “mở” tập tin phòng khách ra. Lúc này, bạn hãy lấy ra đồ vật đầu tiên trong danh sách, đó là dàn âm thanh nổi. Hãy nhanh chóng liên kết Suzie với đồ vật này. Bạn cũng có thể tưởng tượng cô ấy đang nhảy múa trên đồ vật và làm hỏng nó. Điều này khiến bạn vô cùng thất vọng.
Bạn đang nói chuyện với một khách hàng thì nhớ ra bạn phải gửi đơn đặt hàng đúng không? Trong khi ngồi nghe khách hàng nói, nhân lúc anh ta không để ý, bạn sẽ tìm trong tập tin khẩn cấp và lấy ra đồ vật thứ hai trong phòng khách là ti vi. Bạn sẽ nhanh chóng tưởng tượng ra nhà cung cấp mà bạn cần gửi đơn đặt hàng đang được phỏng vấn trên chương trình “Thành tích mới của David – học sinh được thưởng huy hiệu”…
Bạn chỉ nhớ là bạn không đưa ra câu hỏi nào cho David phải không? Hãy kéo “kệ sách” lùi lại, đây là đồ vật thứ ba trong danh sách phòng khách. Chúng ta sẽ xem David cố gắng trèo lên đỉnh này ra sao. Tất cả các kệ sách đều hỏng tan tành, các cuốn sách bay khắp nơi và cuối cùng rơi trên nền nhà cùng với David.
Cuối mỗi ngày, chúng ta sẽ ôn lại danh sách phòng bếp để ghi nhớ những việc chúng ta cần làm. Đồng thời, chúng ta cũng ôn lại danh sách trong phòng khách và hào hứng theo dõi xem chúng ta có thể nhớ mọi việc dễ dàng thế nào! Thay vì phải cố gắng nhớ những điều đó trong trí nhớ chúng ta suốt cả ngày một cách mệt mỏi thì giờ đây, chúng ta tìm được cách giải quyết thông minh hơn. Thay vì phàn nàn: “Ôi, tôi đã nhớ ra cái gì trong khi tôi nói chuỵện với khách hàng nhỉ?”, bạn có thể kết thúc một ngày với cảm giác thật tuyệt vời. Bạn sẽ thấy mình nhớ được mọi thứ và thật dễ dàng!
Chúng ta không quên gọi lại cho Suzie, không quên trả đĩa DVD cho cửa hàng. Chúng ta cũng nhớ nhiệm vụ gửi đơn đặt hàng cho nhà cung cấp, gọi cho David và nói với anh ấy rằng chúng ta không thể đi xem hòa nhạc tối nay.
Không gì có thể trôi tuột ra khỏi tâm trí chúng ta! Tất cả đều được tiếp nhận, lưu và khóa lại trong tập tin khẩn cấp khi ta nghĩ đến nó!
Hãy để cho trí nhớ của bạn chịu trách nhiệm, nó sẽ không làm bạn thất vọng. Tôi đã nói như vậy phải không?
Làm cách nào để nhớ rằng mình đang ăn kiêng?
Tôi không nói đùa đâu, vì có sự liên kết trực tiếp giữa trí nhớ và chế độ ăn kiêng.
Trong nhiều trường hợp, ăn kiêng và nỗ lực giảm cân thất bại chỉ đơn giản vì bạn quên thực hiện nó!
Có thể bạn nhìn thấy một đĩa khoai tây chiên và theo bản năng, bạn bắt đầu ăn chúng. Nửa tiếng sau, bụng bạn no căng. Sau đó, bạn dừng khi bạn cảm thấy đã chán, bạn mới sực nhớ ra bạn đang thực hiện chế độ ăn kiêng.
Đôi khi bạn ăn chỉ đơn giản vì bạn cảm thấy ngượng ngùng không biết làm gì. Mẹ đã làm món mì nướng lasagna tuyệt vời này, chúng ta có nên ăn không nhỉ? Chúng ta nên ăn một ít. Judy và Mark mời chúng ta đến tham dự bữa tiệc ngoài trời, chúng ta sẽ đi chứ? Tất nhiên là chúng ta sẽ đi. Và sau đó, 20 chiếc bánh hamburger và 30 cái xúc xích Đức đã biết mất khi không ai để ý – điều này không đáng tiếc sao? Tất nhiên là đang tiếc rồi, vì vậy mà chúng ta sẽ ăn chúng. Chúng ta được mời đến dự đám cưới, chúng ta tặng đôi vợ chồng trẻ một tấm séc trị giá lớn. Chẳng lẽ ta không nghĩ đến “sự mất mát” này sao? Chắc chắn là có rồi. Vậy chúng ta có thể làm gì? Chỉ còn cách là ăn một lượng lớn thức ăn để bằng với số tiền đã “trả”! Có phải vậy không? Nói chung, có rất nhiều cơ hội để ăn. Mục đích của hệ thống nhắc nhở là nhắc chúng ta ăn ít và nên ăn những gì tốt cho sức khỏe.
Và với việc lập trình hàng ngày của chiếc ô phần mềm “hệ thống nhắc nhở”, bạn có thể thêm các “lệnh” khác. Đây là một phương pháp hiệu quả giúp bạn thực hiện được chế độ ăn kiêng hợp lí. Nó giúp bạn tránh ăn những thức ăn có thể gây ảnh hưởng xấu cũng như giúp bạn giảm cân thành công.
Trước tiên, việc lập kế hoạch sẽ ăn gì hàng ngày là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của chúng ta. Đừng trông mong vào việc ngồi trong một nhà hàng và sau đó quyết định thực đơn. Khi chúng ta đến một nhà hàng nào đó, chúng ta đang đói và theo bản năng ta thường dễ bị lung lay. Bạn đã đi từ đầu đến cuối chương này rồi, vậy hãy sử dụng sự liên tưởng. Liên tưởng đến đồ làm bằng bạc chúng ta sử dụng sẽ là vật nhắc ta nhớ rằng bạn đang trong chế độ ăn kiêng.
Bạn có thể tưởng tượng một người đàn ông béo phì, đáng ghét đã dùng đồ này trước chúng ta. Chiếc dĩa hay chiếc thìa này đã ở trong miệng ông ta nên việc sử dụng những đồ này quả thật rất ghê tởm. Sự liên tưởng này sẽ tác động phần nào tới cảm giác ngon miệng của bạn, nhắc bạn nhớ đến chế độ ăn kiêng. Bên cạnh đó, hãy tạo ra nhiều sự liên tưởng khó chịu hơn nữa đến những điều mà bạn biết rằng bạn sẽ tránh nó.
Đối với hầu hết chúng ta, “thức ăn” thường được liên tưởng tới cảm giác “thích thú”. Sự liên tưởng này phải được thay đổi. Cách tiến hành sự thay đổi này là liên tưởng các loại đồ ăn không có lợi cho sức khỏe như kẹo, bánh ngọt và kem tới những cảm giác “đau khổ” hay “ghê tởm”. Mục đích là tăng cường những cảm giác tội lỗi của chúng ta bằng cách sử dụng các tình huống và sự liên kết liên tưởng.
Hãy hình dung rằng kem chính là nguyên nhân số một gây ra những trận đau bụng không thể chịu đựng được, hay có những con sâu kinh khủng trong bánh quy. Tưởng tượng rằng nếu ăn cái kẹo đó, bạn sẽ phải gặp nha sĩ ngay lập tức. Nha sĩ sẽ khoan vào răng của bạn mà không gây tê… khi bạn đang cầm chiếc kẹo mút, hãy nghĩ đến hình ảnh nha sĩ đang cầm máy khoan điện. Hãy lắng nghe âm thanh rùng mình của chiếc máy khoan đang khoan lỗ trong răng của bạn.Khi xem thực đơn trong một nhà hàng, bạn hãy đổi mục “thực đơn đồ ngọt” thành “thực đơn hối tiếc”. Hãy nghĩ đến sự đau đớn cũng như chi phí đắt đỏ khi phải phẫu thuật hút mỡ và cảm giác hối tiếc khi bạn ăn sô-cô-la.
Nếu tất cả các cách này đều không có hiệu quả thì bạn hãy sử dụng chế độ ăn như Benny Hill đã khuyên: “bạn có thể ăn mọi thứ bạn thích, bất cứ lúc nào, cho đến khi bạn không nuốt được nữa thì thôi…”
Theo thời gian, hệ thống lưu dữ liệu trong đầu sẽ trở thành một thói quen. Bạn sẽ thấy rằng bạn nhớ được các tập tin trong đầu theo bản năng như việc bạn sử dụng lịch ghi hay giấy ghi chú vậy.
Bạn cũng sẽ nhận thấy bất kì một kí ức mới nào đột ngột hiện ra trong tâm trí bạn tại một thời điểm không thuận lợi nhất đều được giải quyết sau đó.
Bạn có thể nhanh chóng lấy ra từ trong trí nhớ ở một thời điểm nào sau đó. Quá trình lưu dữ liệu sẽ xảy ra rất nhanh ở bất kì thời điểm nào, trong bất kì trường hợp nào: bạn có thể nằm trên giường, đang ngủ lơ mơ thì nhớ tới việc phải trả sách; khi đang tắm bạn chợt nhớ tới một câu chuyện vui mà bạn muốn kể với một người bạn; trong lúc nấu ăn; trong khi chơi bóng rổ; trong lúc nói chuyện điện thoại,…
Dần dần bạn phát hiện ra rằng bạn bắt đầu lưu giữ sự phân loại các ý nghĩ, ý tưởng, cảnh tượng và các vấn đề khác để sử dụng sau này. Bạn sẽ không còn lo sợ trí nhớ của mình không chịu đựng nổi trọng lượng này.
Sau đó, chúng ta sẽ chọn lọc ra phương pháp lưu dữ liệu vì chúng ta đã học phương pháp tính. Đến lúc đó, bạn không chỉ nhớ việc thanh toán tiền phạt. Trên thực tế, chúng ta có thể làm điều này vào một ngày cụ thể trong hai tháng nữa.
(còn tiếp)
khieman
09-03-2019, 09:59 PM
.
https://blogpsnet.wordpress.com/2012/05/28/ebook-bi-mat-cua-mot-tri-nho-sieu-pham-secrets-of-a-super-memory-eran-kaiz/
Download
http://www.mediafire.com/?m6664yyly1yizyk
Chú ý: Máy tính của bạn cần phải cài phần mềm đọc file *.prc thì mới có thể đọc được ebook này. Download phần mềm đọc file *.prc bằng link dưới đây:
http://www.mediafire.com/?yltglt31kawu41i
Powered by vBulletin® Version 4.2.2 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.