PDA

View Full Version : Đột nhập "địa ngục trần gian" của loài thú



sophienguyen
01-09-2014, 03:49 AM
Đột nhập "địa ngục trần gian" của loài thú




Nhiều cuộc đổ máu đã diễn ra để phục vụ cho niềm đam mê thời trang xa xỉ và tàn nhẫn của con người.


Câu chuyện Sự thật dã man đằng sau chiếc áo lông thú chắc hẳn khiến không ít người cảm thấy rùng mình trước sự tàn nhẫn của con người đối với loài động vật của thiên nhiên. Trước số phận đáng thương của động vật hoang dã là sự hoan hỉ, hả hê của con người khi thu được nguồn lợi nhuận khổng lồ bất chấp nhân đạo và cả tính mạng của bản thân mình.

Đằng sau tấm áo lông thú đầy kiêu hãnh của phái đẹp là những câu chuyện rất thương tâm đến từ thế giới động vật. Đó là tiếng kêu cứu thảm thương từ rừng xanh, là những cuộc đổ máu để phục vụ cho niềm đam mê thời trang xa xỉ và tàn nhẫn của con người. Lông thú vẫn nghiễm nhiên tồn tại trong thế giới thời trang trong rất nhiều năm qua, thậm chí còn là chất liệu yêu thích của những thương hiệu hàng đầu thế giới mặc cho những lời kêu gọi, vận động hàng năm của các hiệp hội, tổ chức ngốn chi phí hơn 2 triệu đô la mỗi năm. Các tổ chức mà tiêu biểu nhất là Hiệp hội bảo vệ động vật PETA thường xuyên tổ chức các chiến dịch được xây dựng một cách cẩn thận để nâng cao nhận thức của con người, kêu gọi con người "nói không" với thời trang lông thú nhằm bảo vệ động vật, thiên nhiên và môi trường thế nhưng tội ác man rợ của con người vẫn diễn ra tại các trang trại lông thú, những lò giết mổ và thuộc da trên khắp thế giới.


http://img-eva.24hstatic.com/upload/1-2014/images/2014-01-08/1389150022-a.jpg


http://img-eva.24hstatic.com/upload/1-2014/images/2014-01-08/1389150022-b.jpg



Khoảng 20 con cáo, 60 con sóc bị giết hại mới có thể làm nên một chiếc áo lông thú sành điệu

Ngay từ khi sinh ra, nhiều con thú đã được nuôi chỉ với mục đích làm thực phẩm và để lấy lông. Không phải là rừng xanh, môi trường sống của các loài động vật chỉ là những chiếc cũi lồng chật chội, bẩn thỉu và đầy dịch bệnh tại một trang trại lông thú. Nơi đây, chúng bị con người đối xử ngược đãi bằng cách đánh đạp, xốc điện, bị ép thụ thai, phải chịu những cuộc hành hình đau đớn mà không hề có thuốc giảm đau như thiến, cưa sừng, cắt đuôi hay bẻ răng, lột lông. Không chỉ chịu đựng nỗi đau về thể xác, các con vật cũng phải chịu cả những nỗi đau về tinh thần. Chúng bị sống cách ly khỏi mẹ ngay từ khi sinh ra và bị rối loạn thần kinh do những cuộc tra tấn dã man của con người. Để đảm bảo chất lượng của lông thú cùng như tạo điều kiện cho việc lột lông diễn ra nhanh chóng hơn, các con vật sẽ bị lột lông khi còn sống. Bằng nhiều biện pháp như đánh vào hộp sọ, thắt cổ, dí dây điện, một công nhân sẽ lột lông khi con vật vẫn trong tình trạng tỉnh táo.

Mỗi năm có khoảng 50 triệu động vật có lông bị giết hại để phục vụ cho ngành công nghiệp thời trang và Trung Quốc chính là một trong những quốc gia sản xuất lượng lông thú lớn nhất thế giới. Tại Trung Quốc, thậm chí có hẳn một làng nghề sản xuất lông thú, nghề nghiệp chính của người dân nơi đây là sản xuất lông thú để cung cấp cho các mối buôn nguyên liệu thời trang trong nước và trên khắp thế giới. Tại đây, không khí tang tóc tràn ngập khắp nơi, bước vào đầu ngôi làng đã có thể ngửi thấy mùi tanh tưởi của máu và mùi xác chết tràn ngập khắp nơi. Với nguồn thu vô cùng hấp dẫn nên rất nhiều người dân tại các ngôi làng ven đô Trung Quốc vẫn chấp nhận cuộc sống đầy ô nhiễm, thậm chí đe dọa tới cả tính mạng bởi các chất độc khử lông thú nhiễm vào nguồn nước và đất đai.


http://img-eva.24hstatic.com/upload/1-2014/images/2014-01-08/1389148703-11.jpg


Hình ảnh bẩn thỉu của một người đàn ông với công việc chính hàng ngày là lột lông thú


http://img-eva.24hstatic.com/upload/1-2014/images/2014-01-08/1389148703-28.jpg



Xác chết của động vật nằm la liệt khắp thôn xóm


http://img-eva.24hstatic.com/upload/1-2014/images/2014-01-08/1389148703-12.jpg



Những bộ lông cáo, chồn được xử lý thô sơ trước khi chuyển đến các xưởng công nghiệp


http://img-eva.24hstatic.com/upload/1-2014/images/2014-01-08/1389148703-14.jpg



Sản xuất lông thú là công việc chính của nhiều ngôi làng ven đô tại Trung Quốc


http://img-eva.24hstatic.com/upload/1-2014/images/2014-01-08/1389148703-23.jpg



Một người phụ nữ làm việc với tâm trạng hân hoan trước bộ lông của những con vật đã phải trải qua cuộc hành xác vô cùng đau đớn


http://img-eva.24hstatic.com/upload/1-2014/images/2014-01-08/1389148703-16.jpg


http://img-eva.24hstatic.com/upload/1-2014/images/2014-01-08/1389148703-24.jpg



Lông thú được phơi khô để khử mùi


http://img-eva.24hstatic.com/upload/1-2014/images/2014-01-08/1389148703-17.jpg


http://img-eva.24hstatic.com/upload/1-2014/images/2014-01-08/1389148703-27.jpg



Làm việc giữa môi trường đầy lông thú sẽ đe dọa tới tính mạng của con người, khiến họ mắc các bệnh về đường hô hấp và cuộc sống bị ô nhiễm bởi các chất khử độc lông nhiễm vào nguồn nước và đất


http://img-eva.24hstatic.com/upload/1-2014/images/2014-01-08/1389148703-19.jpg



Lông được chất đống trước khi được chuyển đến các xưởng sản xuất thời trang công nghiệp


http://img-eva.24hstatic.com/upload/1-2014/images/2014-01-08/1389148703-7.jpg


http://img-eva.24hstatic.com/upload/1-2014/images/2014-01-08/1389148703-10.jpg


http://img-eva.24hstatic.com/upload/1-2014/images/2014-01-08/1389148703-8.jpg



Sau khi được sản xuất thô sơ tại các ngôi làng tại Trung Quốc, lông thú sẽ được xuất khẩu và được sản xuất theo mô hình quy mô hơn để đảm bảo chất lượng khi thành phẩm thời trang