duyanh
01-07-2014, 02:19 PM
Bốn cuốn atlas xuất bản tại Trung Quốc vào thời nhà Thanh và thời Trung Hoa Dân quốc thể hiện điểm cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam
Sáng 6-1, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức triển lãm bản đồ và tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa với chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử”.
Bằng chứng vững chắc
Triển lãm đã lựa chọn những bằng chứng vững chắc về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để trưng bày, giới thiệu với công chúng. Đồng thời bác bỏ những luận điệu xuyên tạc lịch sử, những yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với 2 quần đảo này và các vùng biển khác.
Bộ sưu tập 95 bản đồ, 4 cuốn atlas, 102 ấn phẩm xuất bản từ phương Tây cùng với các nguồn sử liệu cổ chứng minh các triều đại phong kiến Việt Nam đã khai phá và xác lập chủ quyền bằng việc cử người ra 2 quần đảo này khai thác hải vật, đo đạc thủy trình, cắm mốc chủ quyền và lập bản đồ...
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1389104346_thoisu-0a72b.jpg
Các bạn trẻ xem bản đồ do Trung Quốc xuất bản không có Hoàng Sa và Trường Sa được trưng bày tại triển lãm
Lê Quý Đôn viết về Hoàng Sa và hoạt động của đội Hoàng Sa thời chúa Nguyễn trong sách Phủ biên tạp lục năm 1776 có đoạn:
“...Trước đây, họ Nguyễn lập ra đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy người ở xã Vĩnh An sung vào. Mỗi năm luân phiên tổ chức ra biển, cứ vào tháng 3 nhận lệnh chịu sai dịch mang theo 6 tháng lương thực đủ dùng. Đội dùng 5 thuyền câu nhỏ chở đi ra biển suốt 3 ngày 3 đêm liền thì mới bắt đầu đến đảo này. Thuyền dừng ở đây thả sức thu lượm bắt lấy chim cá mà ăn…”.
Việc Việt Nam khai phá và xác lập chủ quyền ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng được các nhà hàng hải, nhà địa lý học, thương gia… phương Tây ghi nhận qua những tấm bản đồ xuất bản ở phương Tây từ thế kỷ XVI đến XIX. Đặc biệt, tờ bản đồ An Nam đại quốc họa đồ do giám mục Jean Louis Taberd vẽ năm 1838 có ghi dòng chữ “Paracel seu Cát Vàng thuộc về Việt Nam”. Bản gốc của tờ bản đồ này hiện đang được lưu giữ tại Thư viện quốc gia Pháp Richelieu.
Cực Nam Trung Quốc giới hạn đến đảo Hải Nam
Triển lãm đã trưng bày 4 tập atlas và 30 bản đồ do nhà nước Trung Quốc xuất bản và phát hành chính thức qua các thời kỳ lịch sử thể hiện Trung Quốc không hề liên quan gì đến 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong đó, 4 cuốn atlas do nhà Thanh và chính phủ Trung Quốc xuất bản gồm: Trung Quốc địa đồ (xuất bản 1908), Trung Quốc toàn đồ (1917), Trung Hoa bưu chính dư đồ (1919) và Trung Hoa bưu chính dư đồ (1933) không thể hiện 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều đó càng khẳng định 2 quần đảo này thuộc chủ quyền Việt Nam, nằm ngoài cái gọi là “chủ quyền lịch sử của Trung Quốc”.
Đáng chú ý là tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” xuất bản năm 1904 dưới thời nhà Thanh do TS Mai Hồng (Viện Hán Nôm) sưu tầm và trao tặng cho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam năm 2012. Trong tấm bản đồ này, lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc chỉ giới hạn ở đảo Hải Nam, hoàn toàn không có hình vẽ về 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hay 4 cuốn atlas xuất bản tại Trung Quốc dưới thời nhà Thanh và Trung Hoa Dân quốc do Việt kiều Trần Thắng sưu tầm và trao tặng thể hiện chi tiết từng tỉnh, các con đường vận chuyển thư từ, công văn đều thống nhất lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam.
Trưng bày 6 nhóm tư liệu
Ông Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông), cho biết: Triển lãm trưng bày 6 nhóm tư liệu khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam với hàng trăm tư liệu, hiện vật gồm: Phiên bản các văn bản Hán Nôm, văn bản Việt ngữ và Pháp ngữ do triều đình phong kiến Việt Nam và chính quyền Pháp ở Đông Dương ban hành từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX; phiên bản các văn bản hành chính của Nhà nước CHXHCN Việt Nam từ năm 1975 đến nay; một số tư liệu, ấn phẩm của phương Tây biên soạn; một số hình ảnh tư liệu về quá trình thực thi bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này từ năm 1930 đến 1974; 65 bản đồ chứng minh chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa do Việt Nam và phương Tây công bố từ thế kỷ XVII đến nay và 4 cuốn atlas của Trung Quốc. Ban tổ chức triển lãm cũng đã bố trí cán bộ hướng dẫn, phiên dịch tiếng Ê Đê cho đồng bào trong suốt thời gian diễn ra triển lãm (từ nay đến hết ngày 12-1).
Bài và ảnh: Cao Nguyên
Sáng 6-1, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức triển lãm bản đồ và tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa với chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử”.
Bằng chứng vững chắc
Triển lãm đã lựa chọn những bằng chứng vững chắc về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để trưng bày, giới thiệu với công chúng. Đồng thời bác bỏ những luận điệu xuyên tạc lịch sử, những yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với 2 quần đảo này và các vùng biển khác.
Bộ sưu tập 95 bản đồ, 4 cuốn atlas, 102 ấn phẩm xuất bản từ phương Tây cùng với các nguồn sử liệu cổ chứng minh các triều đại phong kiến Việt Nam đã khai phá và xác lập chủ quyền bằng việc cử người ra 2 quần đảo này khai thác hải vật, đo đạc thủy trình, cắm mốc chủ quyền và lập bản đồ...
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1389104346_thoisu-0a72b.jpg
Các bạn trẻ xem bản đồ do Trung Quốc xuất bản không có Hoàng Sa và Trường Sa được trưng bày tại triển lãm
Lê Quý Đôn viết về Hoàng Sa và hoạt động của đội Hoàng Sa thời chúa Nguyễn trong sách Phủ biên tạp lục năm 1776 có đoạn:
“...Trước đây, họ Nguyễn lập ra đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy người ở xã Vĩnh An sung vào. Mỗi năm luân phiên tổ chức ra biển, cứ vào tháng 3 nhận lệnh chịu sai dịch mang theo 6 tháng lương thực đủ dùng. Đội dùng 5 thuyền câu nhỏ chở đi ra biển suốt 3 ngày 3 đêm liền thì mới bắt đầu đến đảo này. Thuyền dừng ở đây thả sức thu lượm bắt lấy chim cá mà ăn…”.
Việc Việt Nam khai phá và xác lập chủ quyền ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng được các nhà hàng hải, nhà địa lý học, thương gia… phương Tây ghi nhận qua những tấm bản đồ xuất bản ở phương Tây từ thế kỷ XVI đến XIX. Đặc biệt, tờ bản đồ An Nam đại quốc họa đồ do giám mục Jean Louis Taberd vẽ năm 1838 có ghi dòng chữ “Paracel seu Cát Vàng thuộc về Việt Nam”. Bản gốc của tờ bản đồ này hiện đang được lưu giữ tại Thư viện quốc gia Pháp Richelieu.
Cực Nam Trung Quốc giới hạn đến đảo Hải Nam
Triển lãm đã trưng bày 4 tập atlas và 30 bản đồ do nhà nước Trung Quốc xuất bản và phát hành chính thức qua các thời kỳ lịch sử thể hiện Trung Quốc không hề liên quan gì đến 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong đó, 4 cuốn atlas do nhà Thanh và chính phủ Trung Quốc xuất bản gồm: Trung Quốc địa đồ (xuất bản 1908), Trung Quốc toàn đồ (1917), Trung Hoa bưu chính dư đồ (1919) và Trung Hoa bưu chính dư đồ (1933) không thể hiện 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều đó càng khẳng định 2 quần đảo này thuộc chủ quyền Việt Nam, nằm ngoài cái gọi là “chủ quyền lịch sử của Trung Quốc”.
Đáng chú ý là tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” xuất bản năm 1904 dưới thời nhà Thanh do TS Mai Hồng (Viện Hán Nôm) sưu tầm và trao tặng cho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam năm 2012. Trong tấm bản đồ này, lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc chỉ giới hạn ở đảo Hải Nam, hoàn toàn không có hình vẽ về 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hay 4 cuốn atlas xuất bản tại Trung Quốc dưới thời nhà Thanh và Trung Hoa Dân quốc do Việt kiều Trần Thắng sưu tầm và trao tặng thể hiện chi tiết từng tỉnh, các con đường vận chuyển thư từ, công văn đều thống nhất lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam.
Trưng bày 6 nhóm tư liệu
Ông Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông), cho biết: Triển lãm trưng bày 6 nhóm tư liệu khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam với hàng trăm tư liệu, hiện vật gồm: Phiên bản các văn bản Hán Nôm, văn bản Việt ngữ và Pháp ngữ do triều đình phong kiến Việt Nam và chính quyền Pháp ở Đông Dương ban hành từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX; phiên bản các văn bản hành chính của Nhà nước CHXHCN Việt Nam từ năm 1975 đến nay; một số tư liệu, ấn phẩm của phương Tây biên soạn; một số hình ảnh tư liệu về quá trình thực thi bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này từ năm 1930 đến 1974; 65 bản đồ chứng minh chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa do Việt Nam và phương Tây công bố từ thế kỷ XVII đến nay và 4 cuốn atlas của Trung Quốc. Ban tổ chức triển lãm cũng đã bố trí cán bộ hướng dẫn, phiên dịch tiếng Ê Đê cho đồng bào trong suốt thời gian diễn ra triển lãm (từ nay đến hết ngày 12-1).
Bài và ảnh: Cao Nguyên