duyanh
01-06-2014, 02:10 PM
Trung Quốc sẽ trở thành "Chúa tể hắc ám” của Châu Á nếu như nước này từ chối đàm phán với các nước láng giềng hoặc không tuân thủ luật pháp, đại sứ của Nhật Bản tại Anh nhận định.
Ông Keiichi Hayashi, đại sứ của Nhật Bản tại Anh đã cáo buộc Trung Quốc liên tục có những hành vi nhằm “thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hay cưỡng ép" và tuyên bố rằng việc một tàu khu trục của Trung Quốc khóa ra radar nhắm bắn vào tàu Nhật Bản ở Biển Đông hồi năm ngoái có thể được coi là một hành động gây chiến. Ông khẳng định Nhật Bản đã "nhường nhịn" Trung Quốc thay vì gây thêm căng thẳng.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1389017419_cua-da.jpg
Đền Yasukuni, ngôi đền chiến tranh gây nhiều tranh cãi giữa Nhật Bản và các nước láng giềng Trung Quốc, Hàn Quốc.
Viết trên báo Daily Telegraph được xuất bản hôm thứ Hai, ông Hayashi đã phản ứng mạnh mẽ với những nhận định trước đó của Đại sứ Trung Quốc Liu Xiaoming tại Anh rằng Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, đang gây ra một "mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình toàn cầu" và so sánh chủ nghĩa quân phiệt của Nhật Bản giống như “chúa tể hắc ám” Voldemort, nhân vật phản diện trong bộ truyện Harry Potter của J. K. Rowling.
Ông Hayashi viết rằng Nhật Bản đã bày tỏ sự "hối hận sâu sắc và lời xin lỗi chân thành" vì đã gây ra “nỗi đau to lớn cho nhiều người dân ở nhiều quốc gia". Tuy nhiên, ông cũng cho rằng sau chiến tranh, Nhật Bản đã có nhiều nỗ lực vì hòa bình trên khắp thế giới và cũng đã kiềm chế tối đa khi đối diện với những mối đe dọa từ Trung Quốc.
Khi một tàu khu trục của Trung Quốc khóa radar nhắm bắn vào tàu khu trục của Nhật Bản hồi năm ngoái, tàu Nhật Bản đã “nhường nhịn” thay vì có những hành động khiến cho tình hình trở lên căng thẳng hơn.
Ông Hayashi đã lật lại lời so sánh, cho rằng Trung Quốc mới là “chúa tể hắc ám”, chuyên có những hành động châm ngòi cho những xung đột sâu sắc.
Ông viết: "Trung Quốc hiện có hai con đường để lựa chọn. Một là tìm kiếm đối thoại và tuân thủ các quy định pháp luật. Hai là trở thành Voldemort trong khu vực bằng cách để cho con quỷ chạy đua vũ trang và leo thang căng thẳng lộng hành".
Ông Hayashi cũng đáp lại những cáo buộc của Trung Quốc về kế hoạch tăng cường quân sự của Nhật Bản. Ông viết: "Thật mỉa mai khi một quốc gia đã tăng chi tiêu quân sự lên hơn 10% một năm trong 20 năm qua lại gọi một quốc gia láng giềng là “quân phiệt”. Trung Quốc tìm cách tuyên truyền cho người dân của mình mất lòng tin về Nhật Bản bằng cách đưa ra những lời cáo buộc vô căn cứ”.
Đáp lại những cảnh báo của ông Liu rằng: "cộng đồng quốc tế nên ở tình trạng báo động cao" đối với Nhật Bản, ông Hayashi đã viết rằng: "mọi người đều biết rằng mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc đang căng thẳng, nhưng Nhật Bản không phải là bên hiếu chiến trong mối quan hệ căng thẳng này".
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản ngày càng tăng cao, xuất phát từ tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Gần đây, mối quan hệ này càng trở lên căng thẳng hơn khi Trung Quốc đơn phương thành lập một "Vùng phòng không" rộng lớn ỏ biển Hoa Đông, bao trùm cả Senkaku/Điếu Ngư; và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tới thăm ngôi đền chiến tranh gây tranh cãi Yasukuni.
Phạm Khánh
Infonet
Ông Keiichi Hayashi, đại sứ của Nhật Bản tại Anh đã cáo buộc Trung Quốc liên tục có những hành vi nhằm “thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hay cưỡng ép" và tuyên bố rằng việc một tàu khu trục của Trung Quốc khóa ra radar nhắm bắn vào tàu Nhật Bản ở Biển Đông hồi năm ngoái có thể được coi là một hành động gây chiến. Ông khẳng định Nhật Bản đã "nhường nhịn" Trung Quốc thay vì gây thêm căng thẳng.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1389017419_cua-da.jpg
Đền Yasukuni, ngôi đền chiến tranh gây nhiều tranh cãi giữa Nhật Bản và các nước láng giềng Trung Quốc, Hàn Quốc.
Viết trên báo Daily Telegraph được xuất bản hôm thứ Hai, ông Hayashi đã phản ứng mạnh mẽ với những nhận định trước đó của Đại sứ Trung Quốc Liu Xiaoming tại Anh rằng Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, đang gây ra một "mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình toàn cầu" và so sánh chủ nghĩa quân phiệt của Nhật Bản giống như “chúa tể hắc ám” Voldemort, nhân vật phản diện trong bộ truyện Harry Potter của J. K. Rowling.
Ông Hayashi viết rằng Nhật Bản đã bày tỏ sự "hối hận sâu sắc và lời xin lỗi chân thành" vì đã gây ra “nỗi đau to lớn cho nhiều người dân ở nhiều quốc gia". Tuy nhiên, ông cũng cho rằng sau chiến tranh, Nhật Bản đã có nhiều nỗ lực vì hòa bình trên khắp thế giới và cũng đã kiềm chế tối đa khi đối diện với những mối đe dọa từ Trung Quốc.
Khi một tàu khu trục của Trung Quốc khóa radar nhắm bắn vào tàu khu trục của Nhật Bản hồi năm ngoái, tàu Nhật Bản đã “nhường nhịn” thay vì có những hành động khiến cho tình hình trở lên căng thẳng hơn.
Ông Hayashi đã lật lại lời so sánh, cho rằng Trung Quốc mới là “chúa tể hắc ám”, chuyên có những hành động châm ngòi cho những xung đột sâu sắc.
Ông viết: "Trung Quốc hiện có hai con đường để lựa chọn. Một là tìm kiếm đối thoại và tuân thủ các quy định pháp luật. Hai là trở thành Voldemort trong khu vực bằng cách để cho con quỷ chạy đua vũ trang và leo thang căng thẳng lộng hành".
Ông Hayashi cũng đáp lại những cáo buộc của Trung Quốc về kế hoạch tăng cường quân sự của Nhật Bản. Ông viết: "Thật mỉa mai khi một quốc gia đã tăng chi tiêu quân sự lên hơn 10% một năm trong 20 năm qua lại gọi một quốc gia láng giềng là “quân phiệt”. Trung Quốc tìm cách tuyên truyền cho người dân của mình mất lòng tin về Nhật Bản bằng cách đưa ra những lời cáo buộc vô căn cứ”.
Đáp lại những cảnh báo của ông Liu rằng: "cộng đồng quốc tế nên ở tình trạng báo động cao" đối với Nhật Bản, ông Hayashi đã viết rằng: "mọi người đều biết rằng mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc đang căng thẳng, nhưng Nhật Bản không phải là bên hiếu chiến trong mối quan hệ căng thẳng này".
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản ngày càng tăng cao, xuất phát từ tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Gần đây, mối quan hệ này càng trở lên căng thẳng hơn khi Trung Quốc đơn phương thành lập một "Vùng phòng không" rộng lớn ỏ biển Hoa Đông, bao trùm cả Senkaku/Điếu Ngư; và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tới thăm ngôi đền chiến tranh gây tranh cãi Yasukuni.
Phạm Khánh
Infonet