duyanh
01-03-2014, 02:03 PM
Bản báo cáo hải quân năm 2014 của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh đang vô cùng quan ngại trước các hành động triển khai lực lượng hải quân của Mỹ và Nhật Bản tại châu Á – Thái Bình Dương.
Tờ PLA Daily – cơ quan ngôn luận của các lực lượng vũ trang Trung Quốc, nhấn mạnh các cường quốc lớn trên thế giới sẽ chú trọng tăng cường xây dựng năng lực hải quân trong năm 2014.
Cũng theo PLA Daily, mới đây, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ - Đô đốc Jonathan Greenert đã công khai Kế hoạch Hàng hải Hải quân giai đoạn 2014 – 2018, mô tả chi tiết quy mô và tốc độ cơ cấu tổ chức, đào tạo cũng như trang bị vũ khí cho lực lượng Hải quân nước này.
Trong đó, Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục triển khai “chiến lược cân bằng” tại châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời điều động thêm tàu chiến, tàu ngầm và máy bay tới khu vực này với mục tiêu đưa 60% lực lượng hải quân Mỹ tới đây vào năm 2020.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1388757771_l.jpg
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
Theo PLA Daily, bản dự thảo kế hoạch 5 năm liên quan tới chính sách hàng hải của Nhật Bản cho thấy quốc gia này sẽ tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên dưới biển cũng như tăng khả năng giám sát hải phận quốc gia. Theo đó, Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản sẽ điều thêm binh sĩ tới các quần đảo phía tây nam gần lãnh thổ Trung Quốc.
Ngoài ra, PLA Daily nhận định tàu sân bay sẽ vẫn là vũ khí chủ lực được nhiều cường quốc quân sự lựa chọn. Thậm chí, nhiều nước còn quyết tâm sản xuất các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và đẩy nhanh tiến độ đóng loại tàu này. Trong khi đó, các tàu khu trục và tàu hộ tống sẽ được sản xuất với quy mô lớn hơn và đa năng hơn.
Trong tương lai, Bắc Cực cũng sẽ dần trở thành ưu tiên hàng đầu trong chính sách quốc phòng của Mỹ và Nga cũng dần triển khai hai quân tới khu vực này, tạo nên một cuộc cạnh tranh gay gắt giành ngôi vương tại đây.
Minh Thu
Tờ PLA Daily – cơ quan ngôn luận của các lực lượng vũ trang Trung Quốc, nhấn mạnh các cường quốc lớn trên thế giới sẽ chú trọng tăng cường xây dựng năng lực hải quân trong năm 2014.
Cũng theo PLA Daily, mới đây, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ - Đô đốc Jonathan Greenert đã công khai Kế hoạch Hàng hải Hải quân giai đoạn 2014 – 2018, mô tả chi tiết quy mô và tốc độ cơ cấu tổ chức, đào tạo cũng như trang bị vũ khí cho lực lượng Hải quân nước này.
Trong đó, Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục triển khai “chiến lược cân bằng” tại châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời điều động thêm tàu chiến, tàu ngầm và máy bay tới khu vực này với mục tiêu đưa 60% lực lượng hải quân Mỹ tới đây vào năm 2020.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1388757771_l.jpg
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
Theo PLA Daily, bản dự thảo kế hoạch 5 năm liên quan tới chính sách hàng hải của Nhật Bản cho thấy quốc gia này sẽ tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên dưới biển cũng như tăng khả năng giám sát hải phận quốc gia. Theo đó, Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản sẽ điều thêm binh sĩ tới các quần đảo phía tây nam gần lãnh thổ Trung Quốc.
Ngoài ra, PLA Daily nhận định tàu sân bay sẽ vẫn là vũ khí chủ lực được nhiều cường quốc quân sự lựa chọn. Thậm chí, nhiều nước còn quyết tâm sản xuất các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và đẩy nhanh tiến độ đóng loại tàu này. Trong khi đó, các tàu khu trục và tàu hộ tống sẽ được sản xuất với quy mô lớn hơn và đa năng hơn.
Trong tương lai, Bắc Cực cũng sẽ dần trở thành ưu tiên hàng đầu trong chính sách quốc phòng của Mỹ và Nga cũng dần triển khai hai quân tới khu vực này, tạo nên một cuộc cạnh tranh gay gắt giành ngôi vương tại đây.
Minh Thu