duyanh
01-03-2014, 01:28 PM
Trước giọng ngọt ngào cùng thái độ năn nỉ đến thương của cô nàng bán vé, Hoàng Hiệp tặc lưỡi mua nốt 7 tờ, trong đầu cũng chẳng mong gì trúng giải. Ai ngờ, 7 tờ vé đều trúng giải đặc biệt.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/01/03/752c69fba61d5a.img.jpg
Bến tàu ông Hiệp một thời chèo đò kiếm sống.
Vụt trở thành “đại gia”, Hoàng Hiệp quyết chi tiền ăn chơi cho “bõ tức” thời nghèo khó. Nhưng không cờ bạc, không xe hơi nhà lầu, Hoàng Hiệp chỉ chăm chăm… bao gái, đến mức “núi tiền” trời cho cũng nhanh chóng tiêu tan. Để cuối cùng, Hoàng Hiệp trở thành người đàn ông được nhắc đến với số phận đầy kịch tính, khi 2 lần trúng độc đắc rồi lại hoàn tay trắng.
Từ bần cùng kiếp nghèo…
Chúng tôi tìm đến bến tàu phường 7, TP. Cà Mau để hỏi thăm vị về Hoàng Hiệp, người đàn ông từng trúng độc đắc 2 lần liên tiếp, với tổng cộng 12 tờ vé số. Chuyện xảy ra đã khá lâu nên phải mất một lúc trầm ngâm, những người dân mới nhớ ra nhân vật từng nổi tiếng một thời, song giờ đã bỏ đi biệt xứ. “Đã lâu lắm rồi, ổng không còn xuất hiện nữa. Tôi cũng chỉ nghe nói, ổng giờ nghèo khổ lắm, đến mức phải đi làm mướn kiếm từng bữa mưu sinh”, anh B. (lái đò ngang ở bến tàu) chặc lưỡi.
Cứ thế, lần theo từng chỉ dẫn, chúng tôi mới đến được ngôi nhà mà “đại gia xổ số” Hoàng Hiệp từng ở, nay phải gán nợ cho một người chủ khác. Không gặp được “cựu đại gia” Hoàng Hiệp, chúng tôi may mắn không đến nỗi “tay trắng” ra về, khi có dịp trò chuyện cùng chị Phạm Thị Yên, người em họ thân thiết của ông.
Theo lời kể của chị Yên, Hoàng Hiệp sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo ở huyện Đầm Dơi. Luẩn quẩn mãi với cái đói quay quắt, ông Phạm Văn H. (cha đẻ Hoàng Hiệp) quyết định chuyển nhượng đất đai, ruộng vườn cho người khác và dắt díu vợ con lên thành phố Cà Mau tìm kế sinh nhai.
Kiếm được mái nhà tạm bợ tá túc, cả gia đình Hoàng Hiệp mỗi người mỗi nghề tỏa đi khắp nơi. Phần mình, Hoàng Hiệp chọn nghề chạy đò chở hàng thuê. Khoảng năm 1996, tình hình giao thông chung của các tuyến đường từ huyện lên tỉnh có nhiều khó khăn, vì thế hàng hóa chủ yếu vận chuyển bằng tàu đò. Khi tàu cập bến, hàng hóa tiếp tục được các đò bao đưa tới từng thương lái. Đây cũng chính là dịp làm ăn bận rộn của các chủ đò, trong đó có Hoàng Hiệp.
Tuy nhiên, Hoàng Hiệp cũng như nhiều bạn chạy đò khác, không thể giàu lên nhờ mấy đồng bạc cắc ít ỏi từ những chuyến hàng qua sông. Lo toan cơm áo đeo bám, lại quá vất vả mang vác nhọc nhằn, Hoàng Hiệp nhiều khi chán nản. “Số phận mình sinh ra trong gia đình nghèo thì phải chịu cảnh vất vả, chứ biết làm sao hơn. Nhìn những người giàu ăn sung mặc sướng, mình cũng thấy tủi thân”, Hoàng Hiệp thường thở than như vậy với cô em họ mỗi khi gặp nhau cho đỡ sầu.
Một ngày nọ, khi sắp tới giờ quay xổ số, Hoàng Hiệp được một cô nàng bán vé mời chào: “Chỉ có 7 tờ nữa thôi, anh mua luôn cho em đi anh”. Trước giọng ngọt ngào cùng thái độ năn nỉ đến thương của cô nàng bán vé, Hoàng Hiệp tặc lưỡi mua nốt 7 tờ, trong đầu cũng chẳng mong gì trúng giải. Ai ngờ, 7 tờ vé đều trúng giải đặc biệt, mỗi tờ mệnh giá 50 triệu đồng, tương đương với 800 lượng vàng 24k lúc bấy giờ.
Giã biệt con đò… để làm đại gia
Vào thời điểm lộc trời “rơi trúng đầu” cách đây 17 năm, Hoàng Hiệp có thể coi là người giàu sang chỉ sau một đêm. Chẳng toan tính gì nhiều, người lái đò nghèo thẳng thừng tuyên bố từ giã con đò, “cần câu cơm” của cả gia đình, để sống cuộc đời khác, nôm na là “đại gia”. Nhưng chẳng biết, Hoàng Hiệp tham khảo cách làm đại gia ở đâu, chỉ biết ông chẳng sắm sanh gì cho gia đình, không gửi tiết kiệm làm vốn phòng thân, cũng chẳng màng cờ bạc. Cái duy nhất ông thích và say mê tới mê mẩn chính là… phụ nữ, mà gu phụ nữ của ông cũng lạ, chẳng “kén cá chọn canh” gì, lại đặc biệt ưu ái các cô nàng… bán phấn buôn hoa.
Theo những gì cô em họ kể lại, với “núi tiền” có được, Hoàng Hiệp dồn rất nhiều tiền cho những cuộc tình một đêm, Cứ như, ông đang trả thù lúc nghèo khó, khao khát “mùi vị” của phụ nữ mà phải tặc lưỡi thèm. Với cái tính chịu chi, không bao lâu, vị đại gia Hoàng Hiệp có trong tay cả “mớ” danh sách chân dài sẵn sàng phục vụ bất kể ngày đêm. Trong số phụ nữ qua tay Hoàng Hiệp, ngoài những người đẹp ở thành thị, còn không ít phụ nữ “bán phấn buôn hoa” xuất thân hương đồng cỏ nội. Có lẽ vì cảm thông phận nghèo như mình thuở trước, đại gia Hoàng Hiệp đặc biệt ưu ái nhóm phụ nữ này. Không chỉ cung phụng cuộc sống riêng của họ, vị đại gia từng lái đò còn hào phóng cấp tiền cho gia đình ở quê của các cô để… sửa nhà.
Chiều lòng các người đẹp là thế, nhưng người vợ từng kề vai gian khổ lại bị đại gia ruồng rẫy. Dù gia đình hết lời khuyên can, Hoàng Hiệp vẫn mải miết chạy theo cuộc ăn chơi, bỏ mặc người vợ vò võ đợi chồng hồi tâm chuyển ý tại căn nhà cũ. Cuối cùng, tình nghĩa nhạt phai, Hoàng Hiệp và vợ quyết định ly hôn, đường ai nấy đi. Cũng từ thời điểm được “tự do”, đại gia Hoàng Hiệp không còn “ý tứ” gì nữa, cả tuần ông đều mải miết hưởng thụ và cung phụng các bóng hồng.
Vì thế, lộc trời cũng cạn nhanh đến chóng mặt, Hoàng Hiệp từ thân phận đại gia lại cận kề cảnh nghèo mạt, trắng tay. Sau một năm ăn tiêu vô độ, số tiền còn lại của Hoàng Hiệp chưa đủ ăn hủ tiếu trong… 10 ngày. Giữa lúc não nề, bất ngờ vận may “gõ cửa” Hoàng Hiệp một lần nữa. Lần này, với 5 tờ vé trúng giải độc đắc, Hoàng Hiệp đường hoàng trở lại con đường… bao gái.
“Mèo lại hoàn mèo”
Nói về cuộc sống riêng của anh họ mình, chị Yên cho biết: “Sau khi ly dị vợ, đại gia Hoàng Hiệp không tính việc lấy vợ hai. Những cuộc tình một đêm với hàng loạt các cô gái khác nhau, với đủ thành phần xã hội đã khiến người đàn ông này mê mẩn. Chính vì sở thích “ăn tạp”, không thực sự gắn bó với ai, các cô gái từng được ông chiều chuộng cũng lần lượt ra đi, ngay khi biết ông đã dốc cạn túi tiền. Còn vị đại gia, khi tiền vơi dần, ông vẫn không tỉnh ngộ. Tiền sắp hết nhưng ông chẳng buồn nghĩ kế làm ăn, kiếm sống mà dồn toàn bộ số còn lại vào… mua xổ số, với niềm tin lộc trời sẽ rơi trúng lần thứ ba trong đời. Nhưng lần này, ông đợi mãi vẫn chỉ nhận kết quả là con số 0 tròn trĩnh.
Nói về ảo mộng trúng số lần ba của ông Hiệp, anh C. (người hàng xóm cạnh ngôi nhà năm xưa) cho biết: “Hàng ngày, ông ấy có thể quên ăn quên ngủ, chứ vé số thì không thể quên mua. Nhìn đống tiền ông Hiệp “chi bạo” để mua cả thùng vé số, dân lao động tay chân như chúng tôi không khỏi xót xa. Lúc ấy, chúng tôi đều nghĩ, chắc ông Hiệp quá may mắn, trúng giải độc đắc tới 2 lần, nên cứ tiếp tục chờ đợi vận may lần 3 lại tới. Chẳng biết trúng hay trượt, nhưng cứ tiêu thế thì giàu mấy cũng hết”.
Đúng như dự đoán, đại gia Hoàng Hiệp đã trở lại kiếp nghèo chẳng bao lâu sau đó. Không một xu dính túi, cựu đại gia phải vay nợ nặng lãi để có tiền chi tiêu hàng ngày. Chỉ trong tích tắc, lãi mẹ để lãi con, Hoàng Hiệp lún sâu vào nợ nần. Không còn cách nào khác, người đàn ông từng được vây quanh bởi hàng chục cô gái phải lăn lộn tìm kế mưu sinh. Có lẽ, chưa hết duyên với con đò, ông tìm đến một người bạn xin mua lại chiếc xuồng cũ kỹ để tiếp tục cái nghề ngày nào từng tuyên bố từ bỏ.
Nhưng miệng lưỡi thế gian gièm pha, cựu đại gia không còn tâm trí để trụ lại bến sông xưa. Một thân một mình, hoàn toàn cô độc, ông cho con đò xuôi theo dòng nước xuống tít miệt rừng huyện Ngọc Hiển, chắc để trốn tránh thực tại và sống qua ngày. Từ ngày ấy cho đến nay, đã 10 năm trôi qua, người dân nơi đây không ai thấy ông quay lại, dù chỉ một lần. Người ta bảo, để tồn tại qua ngày, ông phải lênh đênh trên từng con rạch để mua Ba Khía muối rồi nhọc nhằn đi bán từng chút một…
theo doisongphapluat.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2014/01/03/752c69fba61d5a.img.jpg
Bến tàu ông Hiệp một thời chèo đò kiếm sống.
Vụt trở thành “đại gia”, Hoàng Hiệp quyết chi tiền ăn chơi cho “bõ tức” thời nghèo khó. Nhưng không cờ bạc, không xe hơi nhà lầu, Hoàng Hiệp chỉ chăm chăm… bao gái, đến mức “núi tiền” trời cho cũng nhanh chóng tiêu tan. Để cuối cùng, Hoàng Hiệp trở thành người đàn ông được nhắc đến với số phận đầy kịch tính, khi 2 lần trúng độc đắc rồi lại hoàn tay trắng.
Từ bần cùng kiếp nghèo…
Chúng tôi tìm đến bến tàu phường 7, TP. Cà Mau để hỏi thăm vị về Hoàng Hiệp, người đàn ông từng trúng độc đắc 2 lần liên tiếp, với tổng cộng 12 tờ vé số. Chuyện xảy ra đã khá lâu nên phải mất một lúc trầm ngâm, những người dân mới nhớ ra nhân vật từng nổi tiếng một thời, song giờ đã bỏ đi biệt xứ. “Đã lâu lắm rồi, ổng không còn xuất hiện nữa. Tôi cũng chỉ nghe nói, ổng giờ nghèo khổ lắm, đến mức phải đi làm mướn kiếm từng bữa mưu sinh”, anh B. (lái đò ngang ở bến tàu) chặc lưỡi.
Cứ thế, lần theo từng chỉ dẫn, chúng tôi mới đến được ngôi nhà mà “đại gia xổ số” Hoàng Hiệp từng ở, nay phải gán nợ cho một người chủ khác. Không gặp được “cựu đại gia” Hoàng Hiệp, chúng tôi may mắn không đến nỗi “tay trắng” ra về, khi có dịp trò chuyện cùng chị Phạm Thị Yên, người em họ thân thiết của ông.
Theo lời kể của chị Yên, Hoàng Hiệp sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo ở huyện Đầm Dơi. Luẩn quẩn mãi với cái đói quay quắt, ông Phạm Văn H. (cha đẻ Hoàng Hiệp) quyết định chuyển nhượng đất đai, ruộng vườn cho người khác và dắt díu vợ con lên thành phố Cà Mau tìm kế sinh nhai.
Kiếm được mái nhà tạm bợ tá túc, cả gia đình Hoàng Hiệp mỗi người mỗi nghề tỏa đi khắp nơi. Phần mình, Hoàng Hiệp chọn nghề chạy đò chở hàng thuê. Khoảng năm 1996, tình hình giao thông chung của các tuyến đường từ huyện lên tỉnh có nhiều khó khăn, vì thế hàng hóa chủ yếu vận chuyển bằng tàu đò. Khi tàu cập bến, hàng hóa tiếp tục được các đò bao đưa tới từng thương lái. Đây cũng chính là dịp làm ăn bận rộn của các chủ đò, trong đó có Hoàng Hiệp.
Tuy nhiên, Hoàng Hiệp cũng như nhiều bạn chạy đò khác, không thể giàu lên nhờ mấy đồng bạc cắc ít ỏi từ những chuyến hàng qua sông. Lo toan cơm áo đeo bám, lại quá vất vả mang vác nhọc nhằn, Hoàng Hiệp nhiều khi chán nản. “Số phận mình sinh ra trong gia đình nghèo thì phải chịu cảnh vất vả, chứ biết làm sao hơn. Nhìn những người giàu ăn sung mặc sướng, mình cũng thấy tủi thân”, Hoàng Hiệp thường thở than như vậy với cô em họ mỗi khi gặp nhau cho đỡ sầu.
Một ngày nọ, khi sắp tới giờ quay xổ số, Hoàng Hiệp được một cô nàng bán vé mời chào: “Chỉ có 7 tờ nữa thôi, anh mua luôn cho em đi anh”. Trước giọng ngọt ngào cùng thái độ năn nỉ đến thương của cô nàng bán vé, Hoàng Hiệp tặc lưỡi mua nốt 7 tờ, trong đầu cũng chẳng mong gì trúng giải. Ai ngờ, 7 tờ vé đều trúng giải đặc biệt, mỗi tờ mệnh giá 50 triệu đồng, tương đương với 800 lượng vàng 24k lúc bấy giờ.
Giã biệt con đò… để làm đại gia
Vào thời điểm lộc trời “rơi trúng đầu” cách đây 17 năm, Hoàng Hiệp có thể coi là người giàu sang chỉ sau một đêm. Chẳng toan tính gì nhiều, người lái đò nghèo thẳng thừng tuyên bố từ giã con đò, “cần câu cơm” của cả gia đình, để sống cuộc đời khác, nôm na là “đại gia”. Nhưng chẳng biết, Hoàng Hiệp tham khảo cách làm đại gia ở đâu, chỉ biết ông chẳng sắm sanh gì cho gia đình, không gửi tiết kiệm làm vốn phòng thân, cũng chẳng màng cờ bạc. Cái duy nhất ông thích và say mê tới mê mẩn chính là… phụ nữ, mà gu phụ nữ của ông cũng lạ, chẳng “kén cá chọn canh” gì, lại đặc biệt ưu ái các cô nàng… bán phấn buôn hoa.
Theo những gì cô em họ kể lại, với “núi tiền” có được, Hoàng Hiệp dồn rất nhiều tiền cho những cuộc tình một đêm, Cứ như, ông đang trả thù lúc nghèo khó, khao khát “mùi vị” của phụ nữ mà phải tặc lưỡi thèm. Với cái tính chịu chi, không bao lâu, vị đại gia Hoàng Hiệp có trong tay cả “mớ” danh sách chân dài sẵn sàng phục vụ bất kể ngày đêm. Trong số phụ nữ qua tay Hoàng Hiệp, ngoài những người đẹp ở thành thị, còn không ít phụ nữ “bán phấn buôn hoa” xuất thân hương đồng cỏ nội. Có lẽ vì cảm thông phận nghèo như mình thuở trước, đại gia Hoàng Hiệp đặc biệt ưu ái nhóm phụ nữ này. Không chỉ cung phụng cuộc sống riêng của họ, vị đại gia từng lái đò còn hào phóng cấp tiền cho gia đình ở quê của các cô để… sửa nhà.
Chiều lòng các người đẹp là thế, nhưng người vợ từng kề vai gian khổ lại bị đại gia ruồng rẫy. Dù gia đình hết lời khuyên can, Hoàng Hiệp vẫn mải miết chạy theo cuộc ăn chơi, bỏ mặc người vợ vò võ đợi chồng hồi tâm chuyển ý tại căn nhà cũ. Cuối cùng, tình nghĩa nhạt phai, Hoàng Hiệp và vợ quyết định ly hôn, đường ai nấy đi. Cũng từ thời điểm được “tự do”, đại gia Hoàng Hiệp không còn “ý tứ” gì nữa, cả tuần ông đều mải miết hưởng thụ và cung phụng các bóng hồng.
Vì thế, lộc trời cũng cạn nhanh đến chóng mặt, Hoàng Hiệp từ thân phận đại gia lại cận kề cảnh nghèo mạt, trắng tay. Sau một năm ăn tiêu vô độ, số tiền còn lại của Hoàng Hiệp chưa đủ ăn hủ tiếu trong… 10 ngày. Giữa lúc não nề, bất ngờ vận may “gõ cửa” Hoàng Hiệp một lần nữa. Lần này, với 5 tờ vé trúng giải độc đắc, Hoàng Hiệp đường hoàng trở lại con đường… bao gái.
“Mèo lại hoàn mèo”
Nói về cuộc sống riêng của anh họ mình, chị Yên cho biết: “Sau khi ly dị vợ, đại gia Hoàng Hiệp không tính việc lấy vợ hai. Những cuộc tình một đêm với hàng loạt các cô gái khác nhau, với đủ thành phần xã hội đã khiến người đàn ông này mê mẩn. Chính vì sở thích “ăn tạp”, không thực sự gắn bó với ai, các cô gái từng được ông chiều chuộng cũng lần lượt ra đi, ngay khi biết ông đã dốc cạn túi tiền. Còn vị đại gia, khi tiền vơi dần, ông vẫn không tỉnh ngộ. Tiền sắp hết nhưng ông chẳng buồn nghĩ kế làm ăn, kiếm sống mà dồn toàn bộ số còn lại vào… mua xổ số, với niềm tin lộc trời sẽ rơi trúng lần thứ ba trong đời. Nhưng lần này, ông đợi mãi vẫn chỉ nhận kết quả là con số 0 tròn trĩnh.
Nói về ảo mộng trúng số lần ba của ông Hiệp, anh C. (người hàng xóm cạnh ngôi nhà năm xưa) cho biết: “Hàng ngày, ông ấy có thể quên ăn quên ngủ, chứ vé số thì không thể quên mua. Nhìn đống tiền ông Hiệp “chi bạo” để mua cả thùng vé số, dân lao động tay chân như chúng tôi không khỏi xót xa. Lúc ấy, chúng tôi đều nghĩ, chắc ông Hiệp quá may mắn, trúng giải độc đắc tới 2 lần, nên cứ tiếp tục chờ đợi vận may lần 3 lại tới. Chẳng biết trúng hay trượt, nhưng cứ tiêu thế thì giàu mấy cũng hết”.
Đúng như dự đoán, đại gia Hoàng Hiệp đã trở lại kiếp nghèo chẳng bao lâu sau đó. Không một xu dính túi, cựu đại gia phải vay nợ nặng lãi để có tiền chi tiêu hàng ngày. Chỉ trong tích tắc, lãi mẹ để lãi con, Hoàng Hiệp lún sâu vào nợ nần. Không còn cách nào khác, người đàn ông từng được vây quanh bởi hàng chục cô gái phải lăn lộn tìm kế mưu sinh. Có lẽ, chưa hết duyên với con đò, ông tìm đến một người bạn xin mua lại chiếc xuồng cũ kỹ để tiếp tục cái nghề ngày nào từng tuyên bố từ bỏ.
Nhưng miệng lưỡi thế gian gièm pha, cựu đại gia không còn tâm trí để trụ lại bến sông xưa. Một thân một mình, hoàn toàn cô độc, ông cho con đò xuôi theo dòng nước xuống tít miệt rừng huyện Ngọc Hiển, chắc để trốn tránh thực tại và sống qua ngày. Từ ngày ấy cho đến nay, đã 10 năm trôi qua, người dân nơi đây không ai thấy ông quay lại, dù chỉ một lần. Người ta bảo, để tồn tại qua ngày, ông phải lênh đênh trên từng con rạch để mua Ba Khía muối rồi nhọc nhằn đi bán từng chút một…
theo doisongphapluat.