PDA

View Full Version : Bùa ngải - Bức màn huyền hoặc: Lý giải những điều thần bí



duyanh
12-24-2013, 12:57 PM
Nhà nghiên cứu văn hóa tâm linh Phạm Văn Tư cho biết: Nhiều người coi bùa ngải là thần bí, khó lý giải nguyên nhân và mang nhiều màu sắc hoang đường. Nhưng thực ra từ thời cổ đại, người ta đã tìm thấy công thức luyện bùa yêu: Một số loài hoa có mùi thơm, chất nước từ cánh hoa, rễ cây như oải hương, đàn hương có ma lực làm cho lòng người rạo rực, tâm thần lâng lâng, hay chỉ cần cho đối tượng uống vài giọt nước có tên khoa học là Nagameru, là đạt được mong ước quyến rũ bạn tình.



http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1387889817_ngai.jpg
Theo các pháp sư, chế bùa ngải không khó, quan trọng là người làm ngải muốn làm điều tốt hay xấu


Ngải là cỏ cây, rễ lá

Tháng 10 âm lịch theo nông vụ, khí trời thuận lợi, cũng là lúc nhiều thầy bùa ngải đi tìm “nguyên liệu” phục vụ cho mùa xuân cúng bái cầu tài, cầu lộc. Theo chân thầy cúng người Thượng họ Phìn, tôi vấp ngã liên tục khi vướng phải rễ cây chằng chịt trong khu rừng nguyên sinh thuộc huyện Đạ Tẻ, Lâm Đồng. “Phải đi sớm thế này, cây còn nguyên sương, dễ đào, tinh khí trời đất tụ trong củ rất nhiều”. “Trông như củ cây Tóc tiên ấy, bác nhỉ?”. Ông Phìn Thong bảo: “Không phải, nó trông vậy nhưng thuộc họ lan rừng. Phải đi tìm nhiều, về chăm và nuôi ngải, mới biết đâu là giống quý, loài nào mới dễ thành ngải”. “Ngải nuôi ra hoa nhiều sinh khí chừng 5-6 tháng, tao mới bán cho những các doanh nhân đặt phong thủy trừ tà, xin phúc lộc, tuyệt nhiên không chế ngải độc. Đó là lời thề của những người làm ngải”.

Ông kể, dòng họ nhà ông từ Vân Nam, Trung Quốc chạy loạn và sống ở đây đã 200 năm, có nghề làm thuốc và ngải hương liệu. Ngải thực chất là cỏ cây, rễ lá, thứ nào cũng được tùy theo tính năng của dược liệu dùng để trị bệnh cứu người. Tuy nhiên thời trước giải phóng, từng có người chế ngải độc. Rồi ông Phìn Thong bảo: “Mày không tin, tao sẽ cho xem mấy loại ngải”. Thế rồi 4h sáng ông bắt tôi dậy sớm. Sau lễ cúng, ông trịnh trọng ra vườn, dùng găng tay nilon đào một củ gừng, lau sạch rồi dâng lên ban thờ. Khoảng 1 tiếng sau, ông ra sân gọi con gà già nhất, tung củ gừng về phía nó. Miếng gừng rơi vào lưng con gà bất hạnh, một mùi khét lẹt tỏa ra. Hơn 10 phút sau, con gà gục xuống rồi từ từ bốc khói… Tôi rùng mình.

Vẫn củ gừng ấy, sau khi ướp với một vài thứ nước sẫm màu, ông Thong đem nướng. “Lát nữa khói bay lên, tao sẽ biết đích xác trong bán kính 1km có người ốm nặng, có người sắp chết”. Ông Thong nhắm mắt và định hướng: “Góc Tây Nam có người phụ nữ gầy nhăng nhẳng, giọng the thé bị đau bụng dữ dội. Có đứa hại định cướp chồng… Phía Bắc gần bìa ruộng có ông lão bị cục gì to lắm ở ngực, thở không nổi…”. Kinh ngạc thay, tầm 7-8h sáng, những người như ông Thong tả được người nhà đưa tới. Tôi hỏi giọng hồ nghi, ông Thong cười không trả lời. Đêm, sau bữa cơm đạm bạc với món rau rừng, cơm nếp lạ và ngon, ông Thong kể: “Tao chẳng biết tại sao ngải độc như vậy, song khi chế thêm hương liệu, nó giúp tao cảm nhận được mùi uế khí từ rất xa, tao còn thấy được hình dáng của người bệnh. Cứ như Trời chỉ cho tao phải chữa cho họ. Nếu họ không biết, tao cũng phải đến tận nơi để nói và chữa cho họ. Từ thời cố nội tao đã hướng dẫn phải làm phép giúp người, đến giờ nhiều thứ tao cũng chẳng giải thích được”.

Tôi kể câu chuyện về một người Mường làm bùa ngải độc khiến nhiều người nguy kịch mà không máy móc hiện đại nào có thể phát hiện ra bệnh gì. Ông Thong bảo, có chuyện bùa chú, nhưng người làm bùa đã tẩm ướp một số chất gây ức chế thần kinh, khiến người ta mệt mỏi, thèm một mùi hương, nếu thiếu mùi đó sẽ khó ở, căng thẳng dẫn đến co thắt vùng bụng, bệnh phát ra mà không biết bệnh gì… Tôi thì cho rằng, ở một số vùng, có thể người ta chuốc cho nhau rượu say, ăn cả những thứ yểm bùa vào nên gây ra bệnh? Ông Thong cười: “Nếu bùa chú mà tẩm chất lạ, dù nó không độc, khi ngấm vào cơ thể sẽ ủ thành bệnh, chết ngoẻo ra, làm gì còn cơ hội để khỏe mạnh như cũ…”.

Đã có từ thời cổ đại

Lý giải cho câu chuyện thực hư về bùa ngải được truyền nhau từ nơi rừng sâu núi cao đến đồng bằng, thành phố, tôi tham vấn nhà nghiên cứu văn hóa tâm linh Phạm Văn Tư. Ông Tư cho biết: Nhiều người coi bùa ngải là thần bí, khó lý giải nguyên nhân và mang nhiều màu sắc hoang đường. Nhưng thực ra từ thời cổ đại, người ta đã tìm thấy công thức luyện bùa yêu: Một số loài hoa có mùi thơm, chất nước từ cánh hoa, rễ cây như oải hương, đàn hương có ma lực làm cho lòng người rạo rực, tâm thần lâng lâng, hay chỉ cần cho đối tượng uống vài giọt nước có tên khoa học là Nagameru, là đạt được mong ước quyến rũ bạn tình. Với các pháp sư, luyện ngải, chế bùa để có thể nhúng tay vào vạc dầu sôi, đinh đâm xuyên qua người; biết sử dụng ngải hay độc trùng để khống chế kẻ thù, đe dọa đối phương, thực chất chỉ là xảo thuật để khẳng định sức mạnh huyền bí của họ, giúp họ trở nên cao siêu hơn, thần thánh hơn.

Cũng theo ông Tư, muốn biết rõ một người bị bỏ bùa ngải, hãy nhìn vào dáng điệu của họ. Trông họ thất thần, nét mặt luôn vẻ suy tư, môi miệng có khí sắc màu đen. Người bị trúng bùa ngải, nhẹ thì 6 tháng đến 1 năm sẽ tự nhiên khỏi, nặng thì 1-2 năm, nếu không biết giải bùa có thể điên loạn chẳng bao giờ tỉnh.

Nhân chuyện ngải độc, Thạc sỹ chuyên khoa II Nguyễn Hải Đăng, Viện Quân y 175 TP.HCM cũng tiết lộ một nghiên cứu. Thực chất nhiều ngải gừng, lan rừng vô cùng độc thường được các thầy bùa yểm ở vườn. Dưới ban thờ thần linh, chỉ cần bới nhẹ lớp đất xốp là thấy một con sâu khá to, không bao giờ hóa bướm, thức ăn chủ yếu là xác động vật. Có con sâu này trong vườn, thú dữ không bao giờ vào cướp phá hoa màu. Tuy nhiên phân của con sâu này rất độc, được kết hợp với nhựa cây sui lấy trên rừng trộn lẫn với nhau, hỗn hợp chất độc đó tẩm vào khăn, áo, mũ... và ai ngấm phải chất độc này sẽ ốm yếu mà không thuốc nào có thể trị, bệnh lâu dần sẽ chết. Theo nhiều người kể lại, con sâu đó được sinh ra từ râu con hổ, nên mỗi khi đi săn được hổ, các thợ săn lập tức phải đốt ngay bộ râu kẻo lại rơi vào tay thầy bùa ngải.

(Còn tiếp)

Hồng Phúc