sophienguyen
12-22-2013, 04:40 AM
FOUNTAIN VALLEY, California (NV) - Ca nhạc sĩ Việt Dzũng đột ngột qua đời vì bệnh tim tại bệnh viện Fountain Valley sáng Thứ Sáu, 20 Tháng Mười Hai, hưởng dương 55 tuổi, làm nhiều người, cả đồng hương, đồng nghiệp và bạn bè, bàng hoàng, thậm chí nhiều người không tin là sự thật.
Có thể nói, sự ra đi của người nhạc sĩ tài hoa này làm chấn động cộng đồng người Việt tị nạn không chỉ tại Little Saigon mà còn ở khắp nơi trên thế giới.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/179431-DP-131220-VietDzung-1-400.jpg (http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/179431-DP-131220-VietDzung-1-400.jpg)
Cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
“Ðây là một mất mát lớn lao cho đài Radio Bolsa, giới truyền thông, giới nghệ sĩ, nói riêng, và cho cộng đồng người Việt tị nạn, nói chung,” ông Nguyễn Chí Thiện, giám đốc đài phát thanh Radio Bolsa, nơi nhạc sĩ Việt Dzũng làm việc hàng ngày từ gần 20 năm qua, nói với phóng viên nhật báo Người Việt.
“Mới hôm qua, Việt Dzũng gọi điện thoại xin nghỉ bệnh. Hôm nay mẹ của Việt Dzũng gọi vào đài, không gặp anh và bà đến nhà anh thì được biết anh đã được đưa vào bệnh viện cấp cứu từ sáng,” ông Thiện nói thêm.
Ngoài Bolsa Radio, nhạc sĩ Việt Dzũng còn làm việc cho đài truyền hình SBTN và Trung Tâm Asia trong gần 20 năm qua.
Nhạc sĩ Trúc Hồ, tổng giám đốc đài truyền hình SBTN kiêm giám đốc nghệ thuật Trung Tâm Asia, không cầm được nước mắt, nói với nhật báo Người Việt bằng giọng xúc động: “Khi nhận hung tin, tôi chưa chấp nhận sự thật. Cho tới khi vào bệnh viện, thấy Việt Dzũng nằm đó, mới biết bạn mình thật sự đi rồi. Trong gần 20 năm qua, phải nói rằng nếu không có Việt Dzũng thì SBTN và Asia không được như ngày hôm nay. Ðối với tôi, Việt Dzũng vừa là người bạn, người anh, và đồng nghiệp. Sự ra đi của anh quá đột ngột. Chúng ta mất một người rất tài hoa.”
“Ðiều mà tôi nhớ nhất là Việt Dzũng rất thương 'đàn em' như ca sĩ và xướng ngôn viên, những người được anh đào tạo khi mới vào nghề,” nhạc sĩ Trúc Hồ nói tiếp. “Anh làm cho người khác nhiều và sống vì người khác nhiều lắm. Tôi nhớ anh nhất là những lần sang trại tị nạn quay phim, dù chân anh bị tật, đi lại khó khăn, nhưng anh vẫn cứ lướt tới, không bao giờ chùn bước.”
Nhà báo Khanh Nguyễn, giám đốc Ban Việt Ngữ đài phát thanh Á Châu Tự Do, chia sẻ: “Trong 30 năm làm việc chung với Việt Dzũng, qua các chương trình trên hai đài phát thanh Little Saigon Radio và Radio Bolsa, phải nói là chúng tôi thân nhau như anh em ruột. Tôi nhớ gặp Việt Dzũng lần đầu năm 1980 ở Washington, DC. Trước đó, tôi từng nghe những bản nhạc do anh sáng tác. Tôi nhớ hôm đó Việt Dzũng nói với tôi: 'Trước giờ anh nghe những bản nhạc của em rồi, nhưng do người khác hát. Hôm nay anh sẽ được nghe những bản nhạc đó, nhưng bằng chính giọng của em.'”
“Khi rời đài Little Saigon Radio và ra mở đài Radio Bolsa, Việt Dzũng có mời tôi cộng tác tiếp và nói 'anh đừng bao giờ bỏ em nhé.' Nhưng hôm nay, thì Việt Dzũng đã bỏ tôi rồi,” nhà báo Khanh Nguyễn chia sẻ tiếp. “Rất nhiều người hôm nay đến bệnh viện hỏi tôi 'Có thật là Việt Dzũng ra đi?' Nhiều người không tin vào hung tin này.”
Ông Nguyễn Hữu Công, giám đốc chương trình của Little Saigon Radio ở Westminster, từng làm việc chung với cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng trong những năm đầu tiên khi đài mới thành lập.
Ông chia sẻ: “Phải nói đây là một mất mát lớn cho cộng đồng, cho phong trào nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam. Việt Dzũng rất tích cực, một tiếng nói được nhiều người tin cậy.”
“Về mặt phát thanh, anh là một người đa tài, và là người đầu tiên trình bày tin tức theo phong cách của người Mỹ,” ông Công nói tiếp. “Hồi bên Việt Nam, thế hệ chúng tôi được huấn luyện đọc tin rất trịnh trọng. Nhưng khi Phạm Long, Minh Phượng và Việt Dzũng ngồi chung, thì chính Việt Dzũng là người trình bày bản tin thoải mái, có tiếng cười, từ đó, ngành phát thanh có thay đổi.”
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/179431-DP-131220-VietDzung-2-400.jpg (http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/179431-DP-131220-VietDzung-2-400.jpg)
Cố nhạc sĩ Việt Dzũng và xướng ngôn viên Minh Phượng trên trang báo OC Register ngày 1 Tháng Sáu, 1997. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
Ông Nguyễn Hữu Công cho rằng, trong ngành truyền thông, ca nhạc sĩ Việt Dzũng là một nhà báo hơn là một xướng ngôn viên đọc tin tức, vì “anh biết tìm tòi tin tức và gởi đến thính giả một cách nhanh nhất.”
Nhà báo Phạm Long, hiện đang làm việc cho đài truyền hình Vietnam America 57.3, tâm sự: “Tôi rất ngậm ngùi khi hay tin, vì Việt Dzũng là một người làm việc rất chuyên nghiệp. Dù tôi ở trong nghề lâu hơn anh, nhưng chính anh là người luôn có những sáng kiến và đánh máy rất nhanh, từ tiếng Anh sang tiếng Việt và từ tiếng Việt sang tiếng Anh.”
“Kỷ niệm đáng nhớ nhất của tôi với anh là khi chúng tôi bắt đầu làm chương trình 'Niềm Mơ Ước Mùa Giáng Sinh.' Chương trình hôm đó rất cảm động, ngày nào chúng tôi cũng nhận được thư từ và đóng góp tài chánh, để có thể mua quà Giáng Sinh cho các em nhỏ.”
Tại Trung Tâm Asia, nhiều ca sĩ vẫn còn ngỡ ngàng khi hay tin “người anh” của họ ra đi.
Ca sĩ Ðoàn Phi kể: “Sáng thức dậy, tôi nhận được rất nhiều tin nhắn. Khi mở ra nghe, không thể tin đó là sự thật, vì tôi mới nói chuyện với anh hôm tham gia chương trình Viet Love for Philippines. Cho đến khi biết sự thật, tôi đi lang thang, thẫn thờ ngoài đường, suy nghĩ về anh, một người tôi coi như anh của mình.”
“Rồi tôi đến Asia để hỏi thăm việc hậu sự, rồi đến nhà thờ cầu nguyện cho anh,” ca sĩ Ðoàn Phi nói tiếp. “Anh là một người tài hoa, đóng góp rất nhiều cho cộng đồng. Hầu như cả cuộc đời anh cống hiến cho nhân quyền Việt Nam. Trong nghề nghiệp, anh là một người bạn, người anh, và người thầy của tôi.”
Ca sĩ Hoàng Anh Thư không nén nổi nỗi xúc động, nói chầm chậm: “Em chỉ biết khóc và cầu nguyện cho linh hồn anh thanh thản. Anh là một người rất tốt. Khi em mới tới Mỹ, anh chính là người nâng đỡ em, dạy dỗ từng lời, nhiệt tình và thật thà. Em chắc chắn anh sẽ lên Thiên Ðàng.”
“Em có rất nhiều kỷ niệm với anh. Mỗi lần đi show chung, em là người đẩy xe lăn cho anh, từng ăn cơm chung với vợ chồng anh tại nhà, rất là vui. Nhưng bây giờ, những ngày vui như vậy không còn nữa,” nữ ca sĩ này nói tiếp.
Từ 10 giờ sáng, một số thân hữu nghe hung tin và đến đài Radio Bolsa để hỏi thăm, như nhà báo Du Miên, ông Nguyễn Bá Thành, ký giả Khúc Minh, nữ sĩ Bích Huyền, Giám Sát Viên Janet Nguyễn, ông Lê Công Tâm, ca sĩ Chung Tử Lưu và một số bạn khác.
Khuôn mặt mọi người buồn rười rượi, có người mắt đỏ hoe.
“Mới gặp đó mà nay Dzũng đã đi rồi,” bà Bích Huyền nói trong cơn xúc động.
Trên tường, trước cửa phòng thu âm có treo bức ảnh cố nhạc sĩ Việt Dzũng và xướng ngôn viên Minh Phượng trong một bài viết của báo OC Register ra ngày 1 Tháng Sáu, 1997, nhân dịp khai trương đài Radio Bolsa.
Một tấm ảnh khác trên bức tường đối diện cũng là hình hai người trên trang “Show Saturday” với tựa đề “Tuning In To Little Saigon.”
Ông Nguyễn Bá Thành đến đài để quảng bá chương trình “Niềm Mơ Ước Mùa Giáng Sinh” cho biết: “Tưởng như mới ngày hôm qua thôi, vì tôi và Việt Dzũng cùng làm MC trên sân khấu ngày 15 Tháng Mười Một trong lần gây quỹ ở Dallas cho nạn nhân Philippines.”
“Chính Việt Dzũng và chị Minh Phượng đặt tên cho chương trình 'Niềm Mơ Ước Mùa Giáng Sinh” 21 năm trước trên đài Little Saigon Radio và Little Saigon Foundation. Việt Dzũng là một 'ông già Noen của thế hệ trẻ Việt Nam ở hải ngoại,'” ông Thành nói thêm.
Trên trang mạng của Người Việt Online, bản tin ca nhạc sĩ Việt Dzũng qua đời có tới hơn 50,000 lượt người vào đọc.
Trên các diễn đàn Internet, mở ra chỗ nào cũng thấy email “Vô cùng thương tiếc ca nhạc sĩ Việt Dzũng” chuyển đi khắp thế giới.
Tất cả các cơ quan truyền thông Việt Ngữ ở hải ngoại đều đưa tin sự ra đi của ca nhạc sĩ được nhiều người biết đến, từ khi còn ở trong nước, cho tới khi ra hải ngoại, nhất là ca khúc do ông sáng tác, “Một Chút Quà Cho Quê Hương.”
Tại hải ngoại, ca nhạc sĩ Việt Dzũng gần như không bao giờ vắng mặt trong các chương trình văn nghệ đấu tranh, nhất là cùng với ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/179431-DP-131220-VietDzung-3-400.jpg (http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/179431-DP-131220-VietDzung-3-400.jpg)
Nữ sĩ Bích Huyền bật khóc trước hung tin khi nói chuyện với ca sĩ Chung Tử Lưu tại đài Radio Bolsa. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
Trong một thông cáo báo chí, nữ Dân Biểu Loretta Sanchez (Dân Chủ-Ðịa Hạt 46) chia sẻ: “Hôm nay, chúng ta mất ca nhạc sĩ Việt Dzũng, một người đóng góp trong hơn 30 năm cho cộng đồng Việt Nam ở Orange County cũng như tại hải ngoại. Ông được biết là một nhạc sĩ, ca sĩ, nhà tổ chức, nhà thiện nguyện, nhà báo, MC và xướng ngôn viên Radio Bolsa.”
“Cá nhân tôi được biết ca nhạc sĩ Việt Dzũng trong vai trò một nhà hoạt động nhân quyền, một người bỏ cả cuộc đời đấu tranh cho tự do và dân chủ tại Việt Nam,” bà Sanchez cho biết tiếp. “Tôi xin chia sẻ sự mất mát này với cộng đồng Việt Nam, gia đình cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng, và nhất là những người ngưỡng mộ ông. Mọi người sẽ không bao giờ quên ông.”
Ký giả Khúc Minh, một đồng nghiệp của ca nhạc sĩ tại Bolsa Radio, cho biết: “Việt Dzũng qua Mỹ ngày 30 Tháng Tư trên tàu Trường Xuân của cụ Phạm Ngọc Lũy, khi ấy là thuyền trưởng. Anh tốt nghiệp cử nhân Toán và Âm Nhạc đại học Oklahoma. Sau về làm việc chung với thi sĩ Du Tử Lê ở Houston, Texas, và được nhiều người biết đến qua tuyển tập nhạc 'Kinh Tị Nạn' năm 1983, trong đó có bài 'Một Chút Quà Cho Quê Hương.'”
Cũng theo ông Khúc Minh, cuối năm 1984, cố nhạc sĩ Việt Dzũng dọn về California và tham dự nhiều sinh hoạt văn hóa như cộng tác với báo Diễm (Trần Thị Diễm Phúc), báo Hồn Việt (Ngọc Hoài Phương). Anh từng sinh hoạt trong Phong Trào Hưng Ca Việt Nam với ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh, và tham dự nhiều sinh hoạt từ thiện, đấu tranh cho tự do và nhân quyền Việt Nam với các đoàn thể trong cộng đồng. Sau khi làm việc cho đài phát thanh Little Saigon Radio từ năm 1992 đến năm 1996, ông cùng Minh Phượng sáng lập Radio Bolsa ở Westminster từ đó đến nay.
Ngoài ra, ông cũng cộng tác với đài truyền hình SBTN ở Garden Grove và là MC trong nhiều băng nhạc của Trung Tâm Asia.
Hiền thê của ông là nhiếp ảnh gia Bébé Hoàng Anh.
Việt Dzũng tên thật Nguyễn Ngọc Hùng Dũng, sinh năm 1958 tại Sài Gòn.
Thân phụ của ông là Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Bảy, và mẹ là cựu giáo sư trung học Gia Long.
Ca nhạc sĩ Việt Dzũng sáng tác nhiều ca khúc, bao gồm nhạc đấu tranh và tình ca. Những ca khúc nổi tiếng của ông, ngoài “Một Chút Quà Cho Quê Hương,” còn có “Lời Kinh Ðêm,” “Mời Em Về,” “Tình Ca Cho Nguyễn Thị Sài Gòn,” “Tình Như Cây Cà Rem,” “Và Em Hãy Nói Yêu Anh,”...
Có thể nói, sự ra đi của người nhạc sĩ tài hoa này làm chấn động cộng đồng người Việt tị nạn không chỉ tại Little Saigon mà còn ở khắp nơi trên thế giới.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/179431-DP-131220-VietDzung-1-400.jpg (http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/179431-DP-131220-VietDzung-1-400.jpg)
Cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
“Ðây là một mất mát lớn lao cho đài Radio Bolsa, giới truyền thông, giới nghệ sĩ, nói riêng, và cho cộng đồng người Việt tị nạn, nói chung,” ông Nguyễn Chí Thiện, giám đốc đài phát thanh Radio Bolsa, nơi nhạc sĩ Việt Dzũng làm việc hàng ngày từ gần 20 năm qua, nói với phóng viên nhật báo Người Việt.
“Mới hôm qua, Việt Dzũng gọi điện thoại xin nghỉ bệnh. Hôm nay mẹ của Việt Dzũng gọi vào đài, không gặp anh và bà đến nhà anh thì được biết anh đã được đưa vào bệnh viện cấp cứu từ sáng,” ông Thiện nói thêm.
Ngoài Bolsa Radio, nhạc sĩ Việt Dzũng còn làm việc cho đài truyền hình SBTN và Trung Tâm Asia trong gần 20 năm qua.
Nhạc sĩ Trúc Hồ, tổng giám đốc đài truyền hình SBTN kiêm giám đốc nghệ thuật Trung Tâm Asia, không cầm được nước mắt, nói với nhật báo Người Việt bằng giọng xúc động: “Khi nhận hung tin, tôi chưa chấp nhận sự thật. Cho tới khi vào bệnh viện, thấy Việt Dzũng nằm đó, mới biết bạn mình thật sự đi rồi. Trong gần 20 năm qua, phải nói rằng nếu không có Việt Dzũng thì SBTN và Asia không được như ngày hôm nay. Ðối với tôi, Việt Dzũng vừa là người bạn, người anh, và đồng nghiệp. Sự ra đi của anh quá đột ngột. Chúng ta mất một người rất tài hoa.”
“Ðiều mà tôi nhớ nhất là Việt Dzũng rất thương 'đàn em' như ca sĩ và xướng ngôn viên, những người được anh đào tạo khi mới vào nghề,” nhạc sĩ Trúc Hồ nói tiếp. “Anh làm cho người khác nhiều và sống vì người khác nhiều lắm. Tôi nhớ anh nhất là những lần sang trại tị nạn quay phim, dù chân anh bị tật, đi lại khó khăn, nhưng anh vẫn cứ lướt tới, không bao giờ chùn bước.”
Nhà báo Khanh Nguyễn, giám đốc Ban Việt Ngữ đài phát thanh Á Châu Tự Do, chia sẻ: “Trong 30 năm làm việc chung với Việt Dzũng, qua các chương trình trên hai đài phát thanh Little Saigon Radio và Radio Bolsa, phải nói là chúng tôi thân nhau như anh em ruột. Tôi nhớ gặp Việt Dzũng lần đầu năm 1980 ở Washington, DC. Trước đó, tôi từng nghe những bản nhạc do anh sáng tác. Tôi nhớ hôm đó Việt Dzũng nói với tôi: 'Trước giờ anh nghe những bản nhạc của em rồi, nhưng do người khác hát. Hôm nay anh sẽ được nghe những bản nhạc đó, nhưng bằng chính giọng của em.'”
“Khi rời đài Little Saigon Radio và ra mở đài Radio Bolsa, Việt Dzũng có mời tôi cộng tác tiếp và nói 'anh đừng bao giờ bỏ em nhé.' Nhưng hôm nay, thì Việt Dzũng đã bỏ tôi rồi,” nhà báo Khanh Nguyễn chia sẻ tiếp. “Rất nhiều người hôm nay đến bệnh viện hỏi tôi 'Có thật là Việt Dzũng ra đi?' Nhiều người không tin vào hung tin này.”
Ông Nguyễn Hữu Công, giám đốc chương trình của Little Saigon Radio ở Westminster, từng làm việc chung với cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng trong những năm đầu tiên khi đài mới thành lập.
Ông chia sẻ: “Phải nói đây là một mất mát lớn cho cộng đồng, cho phong trào nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam. Việt Dzũng rất tích cực, một tiếng nói được nhiều người tin cậy.”
“Về mặt phát thanh, anh là một người đa tài, và là người đầu tiên trình bày tin tức theo phong cách của người Mỹ,” ông Công nói tiếp. “Hồi bên Việt Nam, thế hệ chúng tôi được huấn luyện đọc tin rất trịnh trọng. Nhưng khi Phạm Long, Minh Phượng và Việt Dzũng ngồi chung, thì chính Việt Dzũng là người trình bày bản tin thoải mái, có tiếng cười, từ đó, ngành phát thanh có thay đổi.”
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/179431-DP-131220-VietDzung-2-400.jpg (http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/179431-DP-131220-VietDzung-2-400.jpg)
Cố nhạc sĩ Việt Dzũng và xướng ngôn viên Minh Phượng trên trang báo OC Register ngày 1 Tháng Sáu, 1997. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
Ông Nguyễn Hữu Công cho rằng, trong ngành truyền thông, ca nhạc sĩ Việt Dzũng là một nhà báo hơn là một xướng ngôn viên đọc tin tức, vì “anh biết tìm tòi tin tức và gởi đến thính giả một cách nhanh nhất.”
Nhà báo Phạm Long, hiện đang làm việc cho đài truyền hình Vietnam America 57.3, tâm sự: “Tôi rất ngậm ngùi khi hay tin, vì Việt Dzũng là một người làm việc rất chuyên nghiệp. Dù tôi ở trong nghề lâu hơn anh, nhưng chính anh là người luôn có những sáng kiến và đánh máy rất nhanh, từ tiếng Anh sang tiếng Việt và từ tiếng Việt sang tiếng Anh.”
“Kỷ niệm đáng nhớ nhất của tôi với anh là khi chúng tôi bắt đầu làm chương trình 'Niềm Mơ Ước Mùa Giáng Sinh.' Chương trình hôm đó rất cảm động, ngày nào chúng tôi cũng nhận được thư từ và đóng góp tài chánh, để có thể mua quà Giáng Sinh cho các em nhỏ.”
Tại Trung Tâm Asia, nhiều ca sĩ vẫn còn ngỡ ngàng khi hay tin “người anh” của họ ra đi.
Ca sĩ Ðoàn Phi kể: “Sáng thức dậy, tôi nhận được rất nhiều tin nhắn. Khi mở ra nghe, không thể tin đó là sự thật, vì tôi mới nói chuyện với anh hôm tham gia chương trình Viet Love for Philippines. Cho đến khi biết sự thật, tôi đi lang thang, thẫn thờ ngoài đường, suy nghĩ về anh, một người tôi coi như anh của mình.”
“Rồi tôi đến Asia để hỏi thăm việc hậu sự, rồi đến nhà thờ cầu nguyện cho anh,” ca sĩ Ðoàn Phi nói tiếp. “Anh là một người tài hoa, đóng góp rất nhiều cho cộng đồng. Hầu như cả cuộc đời anh cống hiến cho nhân quyền Việt Nam. Trong nghề nghiệp, anh là một người bạn, người anh, và người thầy của tôi.”
Ca sĩ Hoàng Anh Thư không nén nổi nỗi xúc động, nói chầm chậm: “Em chỉ biết khóc và cầu nguyện cho linh hồn anh thanh thản. Anh là một người rất tốt. Khi em mới tới Mỹ, anh chính là người nâng đỡ em, dạy dỗ từng lời, nhiệt tình và thật thà. Em chắc chắn anh sẽ lên Thiên Ðàng.”
“Em có rất nhiều kỷ niệm với anh. Mỗi lần đi show chung, em là người đẩy xe lăn cho anh, từng ăn cơm chung với vợ chồng anh tại nhà, rất là vui. Nhưng bây giờ, những ngày vui như vậy không còn nữa,” nữ ca sĩ này nói tiếp.
Từ 10 giờ sáng, một số thân hữu nghe hung tin và đến đài Radio Bolsa để hỏi thăm, như nhà báo Du Miên, ông Nguyễn Bá Thành, ký giả Khúc Minh, nữ sĩ Bích Huyền, Giám Sát Viên Janet Nguyễn, ông Lê Công Tâm, ca sĩ Chung Tử Lưu và một số bạn khác.
Khuôn mặt mọi người buồn rười rượi, có người mắt đỏ hoe.
“Mới gặp đó mà nay Dzũng đã đi rồi,” bà Bích Huyền nói trong cơn xúc động.
Trên tường, trước cửa phòng thu âm có treo bức ảnh cố nhạc sĩ Việt Dzũng và xướng ngôn viên Minh Phượng trong một bài viết của báo OC Register ra ngày 1 Tháng Sáu, 1997, nhân dịp khai trương đài Radio Bolsa.
Một tấm ảnh khác trên bức tường đối diện cũng là hình hai người trên trang “Show Saturday” với tựa đề “Tuning In To Little Saigon.”
Ông Nguyễn Bá Thành đến đài để quảng bá chương trình “Niềm Mơ Ước Mùa Giáng Sinh” cho biết: “Tưởng như mới ngày hôm qua thôi, vì tôi và Việt Dzũng cùng làm MC trên sân khấu ngày 15 Tháng Mười Một trong lần gây quỹ ở Dallas cho nạn nhân Philippines.”
“Chính Việt Dzũng và chị Minh Phượng đặt tên cho chương trình 'Niềm Mơ Ước Mùa Giáng Sinh” 21 năm trước trên đài Little Saigon Radio và Little Saigon Foundation. Việt Dzũng là một 'ông già Noen của thế hệ trẻ Việt Nam ở hải ngoại,'” ông Thành nói thêm.
Trên trang mạng của Người Việt Online, bản tin ca nhạc sĩ Việt Dzũng qua đời có tới hơn 50,000 lượt người vào đọc.
Trên các diễn đàn Internet, mở ra chỗ nào cũng thấy email “Vô cùng thương tiếc ca nhạc sĩ Việt Dzũng” chuyển đi khắp thế giới.
Tất cả các cơ quan truyền thông Việt Ngữ ở hải ngoại đều đưa tin sự ra đi của ca nhạc sĩ được nhiều người biết đến, từ khi còn ở trong nước, cho tới khi ra hải ngoại, nhất là ca khúc do ông sáng tác, “Một Chút Quà Cho Quê Hương.”
Tại hải ngoại, ca nhạc sĩ Việt Dzũng gần như không bao giờ vắng mặt trong các chương trình văn nghệ đấu tranh, nhất là cùng với ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/179431-DP-131220-VietDzung-3-400.jpg (http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/179431-DP-131220-VietDzung-3-400.jpg)
Nữ sĩ Bích Huyền bật khóc trước hung tin khi nói chuyện với ca sĩ Chung Tử Lưu tại đài Radio Bolsa. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
Trong một thông cáo báo chí, nữ Dân Biểu Loretta Sanchez (Dân Chủ-Ðịa Hạt 46) chia sẻ: “Hôm nay, chúng ta mất ca nhạc sĩ Việt Dzũng, một người đóng góp trong hơn 30 năm cho cộng đồng Việt Nam ở Orange County cũng như tại hải ngoại. Ông được biết là một nhạc sĩ, ca sĩ, nhà tổ chức, nhà thiện nguyện, nhà báo, MC và xướng ngôn viên Radio Bolsa.”
“Cá nhân tôi được biết ca nhạc sĩ Việt Dzũng trong vai trò một nhà hoạt động nhân quyền, một người bỏ cả cuộc đời đấu tranh cho tự do và dân chủ tại Việt Nam,” bà Sanchez cho biết tiếp. “Tôi xin chia sẻ sự mất mát này với cộng đồng Việt Nam, gia đình cố ca nhạc sĩ Việt Dzũng, và nhất là những người ngưỡng mộ ông. Mọi người sẽ không bao giờ quên ông.”
Ký giả Khúc Minh, một đồng nghiệp của ca nhạc sĩ tại Bolsa Radio, cho biết: “Việt Dzũng qua Mỹ ngày 30 Tháng Tư trên tàu Trường Xuân của cụ Phạm Ngọc Lũy, khi ấy là thuyền trưởng. Anh tốt nghiệp cử nhân Toán và Âm Nhạc đại học Oklahoma. Sau về làm việc chung với thi sĩ Du Tử Lê ở Houston, Texas, và được nhiều người biết đến qua tuyển tập nhạc 'Kinh Tị Nạn' năm 1983, trong đó có bài 'Một Chút Quà Cho Quê Hương.'”
Cũng theo ông Khúc Minh, cuối năm 1984, cố nhạc sĩ Việt Dzũng dọn về California và tham dự nhiều sinh hoạt văn hóa như cộng tác với báo Diễm (Trần Thị Diễm Phúc), báo Hồn Việt (Ngọc Hoài Phương). Anh từng sinh hoạt trong Phong Trào Hưng Ca Việt Nam với ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh, và tham dự nhiều sinh hoạt từ thiện, đấu tranh cho tự do và nhân quyền Việt Nam với các đoàn thể trong cộng đồng. Sau khi làm việc cho đài phát thanh Little Saigon Radio từ năm 1992 đến năm 1996, ông cùng Minh Phượng sáng lập Radio Bolsa ở Westminster từ đó đến nay.
Ngoài ra, ông cũng cộng tác với đài truyền hình SBTN ở Garden Grove và là MC trong nhiều băng nhạc của Trung Tâm Asia.
Hiền thê của ông là nhiếp ảnh gia Bébé Hoàng Anh.
Việt Dzũng tên thật Nguyễn Ngọc Hùng Dũng, sinh năm 1958 tại Sài Gòn.
Thân phụ của ông là Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Bảy, và mẹ là cựu giáo sư trung học Gia Long.
Ca nhạc sĩ Việt Dzũng sáng tác nhiều ca khúc, bao gồm nhạc đấu tranh và tình ca. Những ca khúc nổi tiếng của ông, ngoài “Một Chút Quà Cho Quê Hương,” còn có “Lời Kinh Ðêm,” “Mời Em Về,” “Tình Ca Cho Nguyễn Thị Sài Gòn,” “Tình Như Cây Cà Rem,” “Và Em Hãy Nói Yêu Anh,”...