duyanh
12-21-2013, 02:43 PM
Các chuyên gia chỉ ra rằng, chỉ những khu vực không thể làm được cầu mới quyết định làm hầm. Hà Nội làm hầm chỉ vì Hà Nội nhiều tiền hoặc để phục vụ lợi ích của một nhóm người. Trong khi đó, Hà Nội đã chính thức lên tiếng về vấn đề này.
Trước thông tin dư luận và báo chí cho rằng Hà Nội đang nghiên cứu xây dựng hầm vượt sông Hồng, chiều 20/12, ông Nguyễn Thịnh Thành, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội cho biết Thành phố Hà Nội chưa chỉ đạo việc nghiên cứu, xây dựng hầm vượt sông Hồng.
Ông Nguyễn Thịnh Thành cho biết thêm, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô HN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Xây dựng trình Chính phủ.
Theo đó, Quy hoạch Giao thông Vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có 16 công trình đường bộ gồm 15 cầu và một hầm vượt sông Hồng.
Căn cứ vào điều kiện kinh tế-xã hội và nhu cầu đi lại của nhân dân, đến thời điểm này và trong kế hoạch sắp tới, Hà Nội chưa chỉ đạo việc nghiên cứu, xây dựng hầm vượt sông Hồng.
Trước đó, trả lời phỏng vấn báo Đất Việt, PGS.TS Đặng Hữu Diệp, LH Địa chất công trình xây dựng và môi trường cho rằng, đối với một công trình xây dựng lớn nhỏ, đặc biệt là những công trình có đầu tư lớn thì vấn đề khảo sát địa chất là bắt buộc.
Khảo sát địa chất có hai vấn đề: Bảo đảm an toàn cho công trình; thứ hai bảo đảm giá thành, hiệu quả kinh tế cao nhất.
http://baodatviet.vn/dataimages/201312/original/images1304459_ham_vuot_song_hong_baodatviet.vn.jpg
Lấp sông Hồng, đào sông khác rẻ hơn làm hầm vượt
Riêng hầm vượt qua sông Hồng, nghĩa là nó đi qua lòng đất thì phải thực hiện khảo sát tầng ngầm, mặt cắt địa chất để xem mặt cắt địa chất của lòng sông Hồng, yếu tố chịu lực có đảm bảo cường độ xe cộ qua lại không.
Thứ hai, vì là ngầm nên nó sẽ ảnh hưởng đến mạch nước ngầm trong lòng đất. Phải có khảo sát, nghiên cứu tính chất dòng chảy, áp lực của nước, để đảm bảo không ảnh hưởng tới thi công công trình.
Việc khảo sát phải được tiến hành trong một khoảng thời khá dài, với những khoảng chi phí rất lớn. Có những dự án ngầm họ đã phải thực hiện khảo sát cả trăm năm mới dám thực hiện.
Đối với sông Hồng, tầng đất yếu bên trên tương đối dày, khoảng 60-70m địa chất, mặc dù trình độ thiết kế, thi công bây giờ đã hiện đại, tiên tiến nhưng phải đặc biệt chú ý tới hiệu quả công trình, giá thành đầu tư.
Cùng quan điểm với PGS.TS Đặng Hữu Diệp, một chuyên gia địa chất khác thuộc Hội địa chất TP.HCM, bật cười cho rằng, Hà Nội thừa tiền thì mới làm hầm.
“Chắc thấy TP.HCM có hầm thì cũng muốn làm cái hầm chơi chứ có để làm gì đâu”.
Nhà khoa học này giải thích, TP.HCM làm hầm Thủ Thiêm là vì làm cầu sẽ ảnh hưởng tới đi lại của tàu thuyền, ngăn cản sự lưu không của tàu thủy, còn Hà không có lý do gì để phải làm hầm.
Hà Nội làm hầm chỉ có hai lý do, nhiều tiền và phục vụ nhóm lợi ích nào đó.
Bởi lẽ, nếu để tạo cảnh quan, giãn dân hay giải quyết vấn đề giao thông cũng đều không đạt được mục đích.
Thứ nhất, làm hầm phức tạp, tốn kém.
Thứ hai, về công năng của hầm và cầu là như nhau, đều qua sông. Cầu thì nổi, hầm thì chìm trong lòng đất.
Cầu nổi thì tiết kiệm, tạo cảnh quan, còn hầm chỉ làm trong trường hợp bắt buộc không thể làm được cầu mới làm hầm vì tính chất phức tạp, tốn kém.
“Tôi cho rằng, nếu Hà Nội muốn tạo trục cảnh quan thì lấp luôn sông Hồng, đào con sông khác cho đỡ tốn kém”.
Chủ trương này cũng vấp phải sự phản đối của các KTS, nhà nghiên cứu khoa học. KTS Đào Ngọc Nghiêm cho biết, ông không tán thành phương án làm hầm vượt sông Hồng. Vì làm hầm vừa phức tạp, tốn kém, lại chưa có khảo sát thực địa kỹ càng. Để thực hiện được người ta phải khảo sát địa chất trước đó cả 1 thế kỷ.
Ông Nghiêm cũng thẳng thắn, Hà Nội đừng đưa ra mục đích giãn dân, vì hầm hay cầu ở đây chỉ có tác dụng làm cảnh chứ không có tác dụng giãn dân hay giảm tắc đường.
KTS Nguyễn Tấn Vạn cũng cho rằng nếu đưa ra lý do xây hầm đường bộ để giãn dân là không cần thiết. Vì hầm này sẽ không đạt được mục đích, có hầm không khiến người dân thích thú qua bên kia sinh sống.
Theo Đất Việt
Trước thông tin dư luận và báo chí cho rằng Hà Nội đang nghiên cứu xây dựng hầm vượt sông Hồng, chiều 20/12, ông Nguyễn Thịnh Thành, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội cho biết Thành phố Hà Nội chưa chỉ đạo việc nghiên cứu, xây dựng hầm vượt sông Hồng.
Ông Nguyễn Thịnh Thành cho biết thêm, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô HN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Xây dựng trình Chính phủ.
Theo đó, Quy hoạch Giao thông Vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có 16 công trình đường bộ gồm 15 cầu và một hầm vượt sông Hồng.
Căn cứ vào điều kiện kinh tế-xã hội và nhu cầu đi lại của nhân dân, đến thời điểm này và trong kế hoạch sắp tới, Hà Nội chưa chỉ đạo việc nghiên cứu, xây dựng hầm vượt sông Hồng.
Trước đó, trả lời phỏng vấn báo Đất Việt, PGS.TS Đặng Hữu Diệp, LH Địa chất công trình xây dựng và môi trường cho rằng, đối với một công trình xây dựng lớn nhỏ, đặc biệt là những công trình có đầu tư lớn thì vấn đề khảo sát địa chất là bắt buộc.
Khảo sát địa chất có hai vấn đề: Bảo đảm an toàn cho công trình; thứ hai bảo đảm giá thành, hiệu quả kinh tế cao nhất.
http://baodatviet.vn/dataimages/201312/original/images1304459_ham_vuot_song_hong_baodatviet.vn.jpg
Lấp sông Hồng, đào sông khác rẻ hơn làm hầm vượt
Riêng hầm vượt qua sông Hồng, nghĩa là nó đi qua lòng đất thì phải thực hiện khảo sát tầng ngầm, mặt cắt địa chất để xem mặt cắt địa chất của lòng sông Hồng, yếu tố chịu lực có đảm bảo cường độ xe cộ qua lại không.
Thứ hai, vì là ngầm nên nó sẽ ảnh hưởng đến mạch nước ngầm trong lòng đất. Phải có khảo sát, nghiên cứu tính chất dòng chảy, áp lực của nước, để đảm bảo không ảnh hưởng tới thi công công trình.
Việc khảo sát phải được tiến hành trong một khoảng thời khá dài, với những khoảng chi phí rất lớn. Có những dự án ngầm họ đã phải thực hiện khảo sát cả trăm năm mới dám thực hiện.
Đối với sông Hồng, tầng đất yếu bên trên tương đối dày, khoảng 60-70m địa chất, mặc dù trình độ thiết kế, thi công bây giờ đã hiện đại, tiên tiến nhưng phải đặc biệt chú ý tới hiệu quả công trình, giá thành đầu tư.
Cùng quan điểm với PGS.TS Đặng Hữu Diệp, một chuyên gia địa chất khác thuộc Hội địa chất TP.HCM, bật cười cho rằng, Hà Nội thừa tiền thì mới làm hầm.
“Chắc thấy TP.HCM có hầm thì cũng muốn làm cái hầm chơi chứ có để làm gì đâu”.
Nhà khoa học này giải thích, TP.HCM làm hầm Thủ Thiêm là vì làm cầu sẽ ảnh hưởng tới đi lại của tàu thuyền, ngăn cản sự lưu không của tàu thủy, còn Hà không có lý do gì để phải làm hầm.
Hà Nội làm hầm chỉ có hai lý do, nhiều tiền và phục vụ nhóm lợi ích nào đó.
Bởi lẽ, nếu để tạo cảnh quan, giãn dân hay giải quyết vấn đề giao thông cũng đều không đạt được mục đích.
Thứ nhất, làm hầm phức tạp, tốn kém.
Thứ hai, về công năng của hầm và cầu là như nhau, đều qua sông. Cầu thì nổi, hầm thì chìm trong lòng đất.
Cầu nổi thì tiết kiệm, tạo cảnh quan, còn hầm chỉ làm trong trường hợp bắt buộc không thể làm được cầu mới làm hầm vì tính chất phức tạp, tốn kém.
“Tôi cho rằng, nếu Hà Nội muốn tạo trục cảnh quan thì lấp luôn sông Hồng, đào con sông khác cho đỡ tốn kém”.
Chủ trương này cũng vấp phải sự phản đối của các KTS, nhà nghiên cứu khoa học. KTS Đào Ngọc Nghiêm cho biết, ông không tán thành phương án làm hầm vượt sông Hồng. Vì làm hầm vừa phức tạp, tốn kém, lại chưa có khảo sát thực địa kỹ càng. Để thực hiện được người ta phải khảo sát địa chất trước đó cả 1 thế kỷ.
Ông Nghiêm cũng thẳng thắn, Hà Nội đừng đưa ra mục đích giãn dân, vì hầm hay cầu ở đây chỉ có tác dụng làm cảnh chứ không có tác dụng giãn dân hay giảm tắc đường.
KTS Nguyễn Tấn Vạn cũng cho rằng nếu đưa ra lý do xây hầm đường bộ để giãn dân là không cần thiết. Vì hầm này sẽ không đạt được mục đích, có hầm không khiến người dân thích thú qua bên kia sinh sống.
Theo Đất Việt