PDA

View Full Version : Hành Trình Chữ Nghĩa - Nhật Tiến



khieman
12-15-2013, 04:20 PM
.


Hành Trình Chữ Nghĩa
Tư liệu Văn Học Nghệ Thuật
Nhật Tiến




http://pppre.s3.amazonaws.com/2a1a7c8b271371fd/59c5e6106b704cbba7451ec5e753aa13.jpg (http://pppre.s3.amazonaws.com/2a1a7c8b271371fd/59c5e6106b704cbba7451ec5e753aa13.jpg)


LỜI NÓI ĐẦU

Hồi xưa, thuở còn trẻ, khoảng thập niên 50 ở Hà Nội, ai đã từng thích viết văn thì thường hay sinh hoạt trong những Bút Nhóm. Có nhiều tên tuổi của những sinh hoạt Bút Nhóm đó sau này trở thành những cây bút thành danh như Nguyễn Đình Toàn, Song Hồ, Dương Vy Long, Hồ My, Tạ Vũ, Vũ Mai Anh, Hùng Phong Nguyễn Đức Cầu…v.v…

Khoảng năm 1952, nhờ sự khích lệ của bạn bè trong Nhóm, tôi cũng đã được đăng một truyện ngắn đầu tiên trên báo Giang Sơn, tờ nhật báo của bác sĩ Hoàng Cơ Bình ở Hà Nội. Thế rồi sau đó, tôi cứ tiếp tục hăm hở viết và có bài trên các báo ở thời đó như Giang Sơn, Chánh Đạo, Thời Tập, Cải Tạo, Hồ Gươm…v..v…Những năm chập chững đó, tôi không ngờ đã là những bước khởi đầu cho một cuộc hành trình chữ nghĩa không ngơi nghỉ, kéo dài cho tới năm nay (2012) thì đã là đúng 60 năm. Gọi là không ngơi nghỉ vì sau Hiệp định Gènève 1954, tôi di cư vào Sài Gòn gặp được nhiều cơ hội tốt đẹp để có thể tiếp tục tham gia các sinh hoạt văn hóa, liên tục cho tới tháng 4-1975.

Bẵng đi gần 5 năm, từ 1975 đến 1979 tưởng như sẽ không bao giờ còn có dịp cầm bút trở lại, thế mà tôi lại vượt thoát ra đi, may mắn tới được bến bờ tự do, để cuối năm 1979, ngồi dưới túp lá tả tơi của trại tỵ nạn Songkhla Thái Lan, tôi lại có thể tiếp tục trở lại với sinh hoạt chữ nghĩa. Hiện nay, trong tay tôi còn 2 bản thảo, một cuốn mang tên Bèo Giạt Mây Trôi viết dở dang, một cuốn sắp hoàn tất, sẽ in trong nay mai, mang tựa đề “Nhà Giáo Một Thời Nhếch Nhác Dưới Mái Nhà Trường XHCN”.

Trong suốt cuộc hành trình chữ nghĩa dài dằng dặc đó, tất nhiên tôi đã để lại trên đường đi khá nhiều dấu ấn. Vui có, buồn có, hay có, dở có, thất bại đã lắm mà thành công thì cũng được ít nhiều. Tuy nhiên chẳng bao giờ, tôi cảm thấy phải hối tiếc về bất cứ điều gì mình đã viết ra, dù cho có phải trải qua bất cứ giai đoạn khó khăn nào của thời thế.

Thông thường, những dấu ấn trên đường đi, ta vốn chỉ nên coi là những kỷ niệm. Mà kỷ niệm nào trong quá khứ dù vui hay buồn thì cũng chỉ nên ghi gói trong lòng. Cuộc hí trường trong đời một con người, bất quá cũng chỉ kéo dài trong giới hạn dăm bẩy chục năm, nhiều lắm là trăm năm. Rồi hai tay buông xuôi. Mọi thứ trên hình hài sẽ trở về với cát bụi.

Nhưng hình hài thì về với cát bụi, còn những dấu ấn để lại trong phạm vi tinh thần thì có sẽ phai mờ trong lớp bụi thời gian hay không ?

Tôi nghĩ là không, vì nếu nó phai mờ trong trí nhớ để không còn được ai nhắc nhở tới thì lịch sử đâu còn lý do gì mà tồn tại ?

Cho nên, trong sinh hoạt chữ nghĩa, đừng tưởng cứ hạ bút xuống rồi là phủi tay hết trách nhiệm. Rất có thể một vài năm sau, có khi cả chục năm sau, hay lâu lắc hơn nữa, ở những thế hệ kế tiếp cũng vẫn sẽ có kẻ lần mò vào thư viện tìm đọc lại những trang sách báo cũ để tìm hiểu về các lớp cha, anh với những gì mà họ đã làm, đã đóng góp cho lịch sử, và ngay cả về phương thức xử thế, đạo đức, nhân cách của họ nữa.

Nhưng tiếc thay, trong cả rừng sách báo còn lưu trữ đó, vàng thau mọi thứ đã vô cùng lẫn lộn. Ở giữa những trang giấy mang tâm huyết của nhiều tác giả thì cũng đã tồn tại nhiều thứ giả trá của những tên lộn sòng nhân danh ngòi bút đã và đang còn tiếp tục quấy hôi bôi nhọ lên sinh hoạt chữ nghĩa bằng cách sẵn sàng vấy bùn lên bất cứ ai mà chúng ganh ghét. Thậm chí có nhiều trường hợp chúng coi nạn nhân như một thứ bàn đạp, sẵn sàng giẫm lên danh dự, tư cách, sự nghiệp của người khác để thỏa mãn một thứ mặc cảm tự ti hay hòng tạo dựng những nấc thang danh vọng cho bản thân mình. Tình trạng này thật sự đã và đang còn làm vẩn đục thị trường chữ nghĩa từ nhiều chục năm qua. Và vì đây là xứ sở tự do, nên sự tự do đã bị lạm dụng với một tinh thần rất vô trách nhiệm nên nó vẫn đang còn được nuôi dưỡng để tiếp tục kéo dài.

Trong cuộc hành trình của chữ nghĩa như đã kể trên, chính tôi đã từng là nạn nhân của nhiều tên lộn sòng vào giới cầm bút qua nhiều vụ xuyên tạc, vu khống, bôi nhọ, chà đạp danh dự một cách bất cận nhân tình. Rất nhiều thứ ngôn từ thô lỗ, hạ cấp đã được bọn chúng sử dụng để lăng mạ tôi một cách vô tội vạ, cứ như thể chúng có toàn quyền áp đặt lên những người chúng ghét bất cứ hình phạt nào, chẳng cần quan tâm đến truyền thống giữ gìn lương tâm, liêm sỉ của một con người mang danh nghĩa cầm bút.

Nhưng đã có một thời gian dài tôi hoàn toàn giữ im lặng trước những đòn thù vũ bão đó. Một phần vì tôi bận rộn nhiều chuyện phải làm, một phần khác, tôi tự nghĩ không nên phí thì giờ vào cái việc cứ phải săm soi lo gột rửa gót giầy giữa lúc trời còn đang mưa.

Tuy nhiên có những vụ vì lý do an ninh, có khi đến cả sinh mạng của người công chính mà tôi bó buộc phải lên tiếng. Đây là trường hợp tên Nguyễn Hữu Nghĩa, chủ bút tờ Làng Văn ở Canada, vào thời điểm 1994, hắn vu khống tôi quyên góp của văn nghệ sĩ hải ngoại tới 18 ngàn đô la rồi đem về nước trao cho nhà văn Hoàng Lại Giang, Giám đốc phía Nam của nhà xuất bản Văn Học để nhà văn này in cuốn Tuyển Tập Văn Chương Hải Ngoại của 35 tác giả ngoài nước.

Hắn viết rằng số tiền này tôi đã trao tận tay cho Hoàng Lại Giang để lo việc in ấn, nhưng sách thì không in mà tiền thì biến mất. Thử hỏi vào thời điểm 1994, VN hãy còn ở giai đoạn sơ khởi vừa mới mở cửa như thế, thì trong vòng vây của các thế lực bảo thủ ở trong nước, vấn đề an ninh hay sinh mạng của nhà văn Hoàng Lại Giang sẽ ra sao khi bị nghi ngờ nhận tiền đút lót của người nước ngoài, im ỉm giữ một mình không chia chác cho ai ? Trước tình cảnh này, tôi bó buộc phải lên tiếng trả lại sự thật cho vụ này, vì nhà văn Hoàng lại Giang chưa bao giờ cầm một xu teng nào do chính tôi trao lại ( Xin mời đọc bài viết ở trang 125).

Rồi một chuyện khác. Có thể độc giả nhiều nơi tại hải ngoại vốn ra đi từ những ngày đầu sau biến cố 30-4-1975, sẽ khinh miệt cá nhân tôi đến mức độ nào, khi đọc những lời vu khống, bịa đặt một cách trắng trợn của tên Nguyễn Thiếu Nhẫn đăng trên tờ SaiGon Times của nhà thơ Thái Tú Hạp xuất bản ở Los Angeles với nội dung cho thấy rằng :

... “ ...sau 30 tháng 4 năm 1975, ông Nhật Tiến đã đeo băng đỏ, hướng dẫn “công an nhân dân” đi bắt giữ văn nghệ sĩ phản động để lập công với nhà cầm quyền Việt Cộng, rốt cuộc chẳng được trả công bèn dẫn vợ con xuống thuyền vượt biển, gặp cướp Thái Lan!”

Từ bấy đến nay (1995), thời gian cũng đã trên hai chục năm qua, các văn nghệ sĩ bị kẹt lại, bị CS bắt cầm tù hồi năm 1975, 1976 đã được trả tự do hết và rất nhiều người đã ra định cư tại hải ngoại. Nhiều người còn tiếp tục viết sách, viết báo ở ngay California này. Thế mà Nguyễn Thiếu Nhẫn có trưng ra được một bằng cớ nào về vụ tôi đeo băng đỏ, hướng dẫn công an nhân dân đi bắt văn nghệ sĩ đâu?

Bởi làm sao mà trưng bằng cớ được khi mà trong suốt 20 năm vừa qua, những văn nghệ sĩ bị CS bắt cầm tù đã ra định cư ở hải ngoại không hề có một ai lên tiếng về chuyện này, lý do dễ hiểu là chuyện đó hoàn toàn do Nguyễn Thiếu Nhẫn bịa đặt. Với tâm địa nhân danh người cầm bút nhưng sẵn sàng bịa chuyện để hạ nhục người khác như thế, thử hỏi tất cả những gì do Nguyễn Thiếu Nhẫn viết ra có còn đáng được tin cậy nữa hay không ?
(Xin coi bài phỏng vấn của Vị Giang, trang 133).

Nói chung thì nếu tôi có bắt buộc phải lên tiếng một đôi lần trong quá khứ thì đó cũng chỉ là chuyện chẳng đặng đừng. Và phải nói cho chân thật rằng tôi thật sự đau buồn khi phải chứng kiến những con người công chính trong sinh hoạt văn chương chữ nghĩa như Phan Nhật Nam, như Hà Thúc Sinh, như Đỗ Ngọc Yến hay Nguyễn Chí Thiện….tất cả cũng đã từng là nạn nhân của các cuộc vùi giập không thương tiếc.


***

Quả là đời sống có muôn ngàn hoàn cảnh, nỗi niềm kể sao cho hết. Nhưng khi ngồi nhìn lại cả một hành trình chữ nghĩa kéo dài đã tới 60 năm, tôi thấy việc gom lại những bài viết có tính cách tiêu biểu, những đọan tường thuật hay những ghi nhận về các biến cố lớn lao đáng ghi nhớ trong suốt khoảng thời gian dài nói trên, thành những tập tài liệu lưu trữ hay tham khảo thì cũng là việc nên làm. Đó là lý do bạn đọc đã cầm trên tay cuốn đầu tiên trong nhiều tập Hành Trình Chữ Nghĩa sẽ còn tiếp tục ấn hành trong tương lai.

Và bởi vì mỗi thời điểm có những biến cố hay dữ kiện phát sinh trong hoàn cảnh lịch sử của thời điểm đó, nên trước mỗi bài viết, tôi in thêm dấu nhãn thời gian của từng bài. Đây là một dụng ý cần thiết, vì nó nhắc nhở rằng bạn đọc đang lùi về quá khứ. Và để nhận biết rõ ràng các tâm trạng đang được diễn tả, người đọc cũng cần lui nhận thức của mình về thời gian đó. Bởi mỗi thời điểm đều có một hoàn cảnh lịch sử đi kèm, nó chi phối hay phản ánh cung cách ứng xử hay suy nghĩ của mọi con người. Trong cương vị của người đã từng viết, từng phát biểu trong nhiều cuộc phỏng vấn, chính tôi cũng chỉ là một cá nhân đã từng chia sẻ nhiều suy tư hay cảm nhận của mọi người vốn đang sinh sống trong hoàn cảnh lịch sử đó.
NHẬT TIẾN
California ngày 8 tháng 2 năm 2012
In lần thứ nhất : Tháng 2-1012
In lần thứ nhì : Tháng 5-2013
Nhà xuất bản Huyền Trân
Nam California ấn hành

khieman
12-15-2013, 04:37 PM
.
CHƯƠNG 1

Thời điểm Hà Nội 1950 -1954
NHỮNG NGƯỜI BAO NĂM CŨ

Năm mươi năm trời khi đã trôi qua thì phải kể là những năm cũ, và những con người đã từng sinh hoạt với nhau trong thời điểm ấy phải là những người thuộc bao năm cũ. Tôi muốn nói đến những bạn bè văn nghệ vào thời kỳ họ còn trẻ trung, còn mang những tâm hồn tràn đầy tươi sáng và tấm lòng yêu văn chương nghệ thuật của họ còn đầy sôi nổi, nhiệt thành. Họ chính là những bạn đồng lứa, đồng hành với tôi, hoặc trước tôi chỉ vài ba tuổi và tất cả hầu như chỉ mới vừa mới chính thức bước vào làng văn hay mới chập chững những bước đầu tiên với ước mơ trở thành người cầm bút. Có người hiện còn sống, cũng có nhiều người đã vĩnh viễn ra đi.

Tên tuổi của họ cho đến nay, có thể vẫn còn được độc giả nhớ đến nhưng cũng có nhiều bút hiệu hầu như nay đã bị vùi sâu theo dòng đời quên lãng. Đó là những Nguyễn Quốc Trinh, Hoàng Phụng Tỵ, Song Nhất Nữ, Nguyễn Nam Tê, Mọc Đình Nhân, Vũ Mai Anh, Hùng Phong, Kiều Liên Sơn, Huy Sơn, Hiệp Nhân, Lê Ninh, Hồ My, Song Hồ, Tạ Vũ...vân...vân...

Tại Hà Nội, vào thời điểm đầu thập niên 50, bọn trẻ chúng tôi đã bước vào thế giới của văn nghệ một cách vô cùng say mê. Tuy chưa bước qua hay vừa bước qua tuổi mười tám mà nhiều người đã có thơ, có văn, có truyện in trên báo hay thậm chí, in cả thành sách.

Hùng Phong, bút hiệu của Nguyễn Đức Cầu, năm ấy mới là cậu học trò lớp đệ lục (năm thứ hai bậc trung học) mà đã được đăng một phóng sự dài nhiều kỳ lấy tên là Con Cò Mày Đi Ăn Đêm (viết về những đường dây buôn lậu từ hậu phương vào thành) trên tờ nhật báo Liên Hiệp của ông Soubrier Văn Tuyên. Rồi Vũ Mai Anh học trò lớp đệ ngũ Chu văn An được nhà xuất bản Chính Ký ở phố Sinh Từ in những tiểu thuyết Duyên Kiếp, Phũ Phàng; Hiệp Nhân lớp đệ tam tự in lấy truyện dài Linh Hồn Ngọc; Lê Ninh ra giai phẩm Lửa Lựu; Nguyễn Nam Tê vừa đạp xích lô, vừa làm thơ để ra tập Tin Về Đất Bắc; Mọc Đình Nhân in Hương Mùa Loạn; Nguyễn Quốc Trinh, Hoàng Phụng Tỵ ra chung tập thơ Ươm Đẹp; Song Hồ, Kiều Liên Sơn, Hồ My, Tạ Vũ v.v… có thơ in trên các báo như Tiểu Thuyết Thứ Bẩy, Hồ Gươm, Thời Tập, Tia Sáng, Giang Sơn, Liên Hiệp ở Hà Nội hay Thẩm Mỹ, Mùa Lúa Mới, Nhân Loại ở Sài Gòn.

Đất nước vào thời kỳ đó vẫn còn đang chìm đắm trong chiến tranh, nhưng sự tàn phá của nó so ra không bằng một góc của cuộc chiến Quốc Cộng vừa qua. Ở nhiều nơi, nhiều thành phố đời sống dân chúng vẫn mang vẻ thanh bình, và cái đời sống thanh bình của thuở ấy so ra không có những thay đổi khốc liệt hay những tệ nạn kinh hoàng như cuộc sống thanh bình ở quê nhà hiện nay.

Song Hồ Nguyễn Thanh Đạm hồi cư về sinh sống ở Hà Nội vào khoảng 1952. Hình như trước đó, năm 1949, tuy mới 16, 17 chưa tới tuổi thành niên nhưng anh đã là một chiến sĩ tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp. Lăn lộn qua nhiều chiến trường, lòng “anh chiến sĩ” không nguôi nhớ về Hà Nội. Chẳng hiểu chàng nhớ tới ai mà ngay giữa rừng thông Thái Nguyên, vùng núi rừng Việt Bắc, Song Hồ đã viết bài thơ đầu tiên mang tên “Thư Gửi người Em Hà Nội” trong có những câu :

Anh viết lá thư về Hà Nội
Giữa lúc bóng chiều
Ngả mầu sắc tối
Lòng người chiến sĩ căm căm
Đã bao tháng năm ?
Chưa bức thư nào
Về thăm người em gái nhỏ

Không biết anh đi từ độ nọ
Người em còn nhớ tới không?
Hay ở nơi đây
Ánh sáng Kinh Thành
Em cười trên tay kẻ khác
Nhưng anh vẫn tin
Tình em còn mộc mạc
Như tình anh
Mối tình giữa buổi chiến tranh…..
Song Hồ(1949)

Sau này, khi trở về Hà Nội, Song Hồ tiếp tục đi học lại (trường Văn Hóa của Giáo sư Nguyễn Khắc Kham) và tiếp tục làm thơ. Thơ của anh khi đó không còn vấn vương tình ái nữa mà mang nặng tính cảm hoài về thời cuộc, thế sự :

Đây Hà Nội trời mưa tuôn rả rích
Bê bết bùn lầy nước đọng nhớp nhơ
Đèn nê-ông tỏa ánh điện xanh lơ
Nhạc cuồng loạn, gót giầy lay lắc ván
Một rồi hai, trăm ngàn rồi đến vạn
Đèn nhạt đèn xanh đèn tím đèn vàng
Nhạc điên cuồng vẫn réo rắt reo vang
Mầu biến đổi là lòng người biến đổi
Hiện dần trong bóng tối
Có người con gái miền quê
Khăn yếm bỏ đi rồi
Làn tóc loăn xoăn
Đỏ mọng đôi môi
Chiều thứ bẩy
Giầy đinh vang hè phố…..
Song Hồ (1953)

Nhắc đến Song Hồ thì sau này bạn bè không thể quên được bài thơ anh đã làm vào năm 1981, tuy ngắn gọn mà đã diễn tả được hoàn cảnh tan hoang, kinh hoàng, khốn khổ mà dân chúng miền Nam đã phải chịu đựng sau khi CS vừa tiến chiếm miền Nam :

HỠI EM NHỎ CÔ ĐƠN

Hỡi em nhỏ cô đơn!
Đang lang thang ngoài phố.
Em ơi đi đâu đó?
Cho ta hỏi đôi lời:
- Cha đâu? - Bị cải tạo !
- Mẹ đâu? - Buôn chợ trời !
- Anh đâu? - Ở Cam Bốt !
- Chị đâu? - V­ượt biên rồi !
- Ông đâu? - Đấu tố chết !
- Bà đâu? - Buồn qua đời !
- Cô đâu? - Kinh tế mới !
- Bác đâu? - Tự tử rồi

Thôi ! thôi ! Không hỏi nữa !
Tim ta quá bồi hồi

Sao em còn nhỏ tuổi
Đã biết nhiều chuyện đời
Sao mảnh đất nhỏ bé
Xẩy nhiều chuyện rụng rời….
…….
(1981)


Trở lại khuynh hướng sáng tác của những người làm văn nghệ trẻ ở thời kỳ giữa thập niên 50, khoảng từ 1951 đến 1954, ngoài ca ngợi tình yêu, quê hương, đất nước, nội dung sáng tác cũng đã mang nhiều dấu tích xã hội vì họ cũng suy tư về các hoàn cảnh sống lầm than, những cuộc đời bị đối xử bất công, bị chìm đắm trong sự cùng quẫn nghèo khó. Nhẹ nhàng mang tính chất học trò nghèo khó thì có những câu thơ của Tạ Vũ viết năm 1952:

Bạn ơi
Trên trang giấy trắng,
Dòng mực chảy đều
Tai nóng bừng vì bài toán không ra
Có nhớ đến tôi
Bỏ trường - không học phí
Duyên thế hệ thôi từ nay cách biệt !

Tạ Vũ mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống nhờ bà dì, có lúc lại vào nằm ở khu nuôi trẻ không nhà trong chùa Tầu gần phố Sinh Từ Hà Nội, chen chúc cùng với đám mồ côi cùng lứa tuổi để viết những dòng thơ như sau :

Ánh đèn không soi mái phố
Linh hồn dắt díu về đây
Chăn đâu cho đầy giấc ngủ !
Nôn nao cơm lưng dạ dầy !

Thao thức nằm nhìn bóng tối
Nghẹn ngào khóc dưới cửa ô
đêm mơ thấy đời đổi mới
Sáng ra buồn hơn bao giờ ....

50 năm trời không gặp lại, nhưng tôi được biết, sau này Tạ Vũ vẫn tiếp tục làm thơ, và anh đã có thời nổi tiếng là một thi sĩ của những công nhân trong ngành khuân vác.
Sâu sắc, già giặn hơn Tạ Vũ của năm 1953 thì có Song Nhất Nữ với bài Cửa Ô cũng được chúng tôi truyền tụng trong thời kỳ ấy :

Cửa Ô
(Gửi năm Cửa Ô Hà Nội)

Mầu sắc u huyền,
Đất trời nghiêng ngửa,
Đô thành bừng lửa.
Ngoại ô này lành lạnh sống trong đêm...

Ánh đèn le lói
Chìm đắm triền miên
Nơi đây son phấn,
Nơi đây kim tiền,
Nơi đây trụy lạc,
Nơi đây nghèo hèn
Đêm về những giấc mơ điên
Đêm về ngùn ngụt túi phiền lầm than
Đêm về vàng bệch đèn tàn
Đêm về điên loạn cung đàn xót xa
Cửa Ô xa...
Có nhiều bóng ma...
Đi trong bê tha...
Đi trong xênh phách
Đi trong đói rách
Đi trong lệ nhòa
Thất thểu... la cà...
Bóng ma... bóng ma...

Đâu đây vàng ngọc lụa là,
Cửa ô... ngõ hẻm... a ha! Cuộc đời!

Song Nhất Nữ
1953 (Nhựa Mới)

Nguyễn Quốc Trinh, tác giả tập thơ Ươm Đẹp ngoài những vần thơ trữ tình:

Hoa bừng dưới gót em qua
Tôi cười dưới gót em xa
Bát ngát Thơ ngân tiếng guốc
Đường hương mở đón chân ngà,

chàng trai ấy cũng có khuynh hướng xã hội như bài thơ Dễ Hiểu sau đây:

Dễ Hiểu
Vì mải gò lưng kéo
Cày cho kẻ khác no
Chiều về nhai cỏ héo
Chuồng hẹp nằm co ro

Vì sống như trâu bò
Kiếp này sang kiếp khác
Cha già cha phát ho
Mẹ già xương xộc xạc

Vì đời buồn xơ xác
U ám như đêm nghèo
Mồ hôi chua áo rách
Muối mặn quả cà meo

Hoa đẹp nở vườn nào
Thơ bầy trong tủ kính
Con choắt vợ xanh xao
Ngựa xe người đủng đỉnh

Vì tôi muốn anh muốn
Vì chúng ta cùng muốn
Đêm già: xô ngã xiên !
Ngày non: cười thẳng dướn !
NGUYỄN QUỐC TRINH
(Ươm Đẹp-1953)

Một nhà thơ khác cũng rất nổi tiếng trong giới bạn bè non trẻ chúng tôi là Nguyễn Thị Hồ My (sau đổi thành Hồ My). Đó chẳng phải là một nhà thơ nữ mỹ miều nào mà chỉ là bút hiệu của một chàng thư sinh cũng đang mài đũng quần ở bậc trung học. Cái sự tuy là nam nhi mà lại ưa lấy bút hiệu phái nữ hình như là một cái mốt của đám sáng tác trẻ trung ở thời kỳ đó, như Song Nhất Nữ là bút hiệu của anh Đặng Bá Ngư (nay anh đã không còn nữa) hay Nguyễn Thị Yếm Thắm là bút hiệu của Nguyễn Yên Tri, một anh chàng học trò cùng lớp, cùng trường với tôi từ khi còn ở bậc tiểu học. Xin nhắc lại một bài thơ của Hồ My sáng tác năm 1953:

Đi Đêm
Viết tặng người lầm than

Bên mái hàng hiên
Một bóng người thấp thoáng đi đêm
Gót mòn xiết tiếng rên rên,
Như khóc cuộc đời tăm tối.
Đêm nay dưới ánh đèn le lói
Bóng mẹ già, vợ dại, con thơ,
Đang bơ vơ
Đang thao thức
Đang rạo rực
Đang mong chờ
Nóng lòng mong kẻ bên bờ đường khuya.

Tiếng guốc kéo lê thê
lóc cóc
lách cách
Như nửa tỉnh nửa mê
Đau thương lên bước bên hè
Đêm dài, phố vắng, đường khuya một mình

Bên hiên cố ý hay vô tình
Guốc lê mãi gieo buồn người mất ngủ
Mẹ già, con nhỏ.
Vợ dại ai nuôi!
Lang thang giữa lúc tối trời
Lệ trào mặn chát trên môi!
Vang hè phố vắng
Tiếng bước vọng xa xôi

Chập chờn chiếc bóng chơi vơi
Hỡi ôi! Thương lấy kiếp người đi đêm.
HỒ MY
Ngoại Ô Hà Nội 20-10-53
(Báo Tia Sáng / tháng 10-1953)

***


Bây giờ là thời điểm tháng 12 năm 2002, kể như là 50 năm tròn đã trôi qua. Ngồi đọc lại những tác phẩm cũ của bạn bè bao năm cũ, tôi như sống lại cái không khí của một thời “Ươm đẹp”, cái thời mà cũng đã từng có nhiều chàng trai vừa lớn, mang những ước mơ dùng văn chương nghệ thuật để làm đẹp cho cuộc đời, mong cuộc đời vơi đi những nhọc nhằn, những bất công, những nghèo hèn, những thiếu thốn.

Nhưng nằm giữa lòng Hà Nội vào một đêm của thời điểm năm 2000, tôi vẫn còn nghe thấy tiếng rao hàng trong ngõ hẻm của một ngày đông lạnh giá. Tiếng rao sà sã cố ngoi lên từ một làn hơi đã sắp tàn lụi đập vào cái tĩnh lặng của nửa khuya về sáng nghe ai oán như tiếng vạc kêu đêm, nó cũng ám ảnh giấc ngủ của tôi như tiếng guốc kéo lê trên hè phố mà Hồ My đã diễn tả cách đây một nửa thế kỷ. Nghĩa là vẫn còn có những cuộc sống lầm than ngay giữa lòng Hà Nội dù 50 năm trời cách biệt đã trôi qua. Đó là chưa kể tới những cảnh huống đau lòng khác mà xưa nay chưa bao giờ có, như bán máu trở thành một phương tiệân kiếm sốùng, bán thân xác cho đàn ông Đài Loan, Trung Quốc dưới danh nghĩa đi làm dâu xứ người và trong lòng của những thành phố sa hoa rực rỡ, có những kẻ đốt tiền bằng cả năm lương của người lao động để mua một trận cười.

Như thế, những hình ảnh Cửa Ô xa của Song Nhất Nữ:

Cửa Ô xa...
Có nhiều bóng ma...
Đi trong bê tha...
Đi trong xênh phách
Đi trong đói rách
Đi trong lệ nhòa
Thất thểu... la cà...
Bóng ma... bóng ma...

... nào có khác gì hình ảnh của những con người thất thểu đi trong bóng đêm của các thành phố bây giờ, ngủ dưới gậm cầu, chen chúc nhau dưới những mái hiên hay lang thang trên những đống rác cao ngút đầu để xăm xoi đào bới.

Hà Nội vào những năm đầu thiên niên kỷ 21 còn nhiều bất công, nhiều chênh lệch, nhiều hoàn cảnh xót xa, não lòng hơn 50 năm trước. Những câu thơ của Nguyễn Quốc Trinh viết từ 50 năm trước bỗng trở thành những lời như vừa được sáng tác gần đây :

Vì mải gò lưng kéo
Cày cho kẻ khác no
Chiều về nhai cỏ héo
Chuồng hẹp nằm co ro!

Tôi không hiểu tuổi trẻ Hà Nội bây giờ có ươm những giấc mơ làm đẹp xã hội như những tuổi trẻ Hà Nội thời 50 năm trước hay không? Họ bị chèn ép để không còn sáng tác được hay lòng họ đã lạnh tanh trước những biến đổi phũ phàng của thời kỳ kinh tế thị trường, hay vì cả hai?

Nhưng dù là vì bất cứ lý do nào thì khi mở lại những trang sách cũ, tôi không khỏi bùi ngùi nhớ lại những con người của bao năm cũ. Thành phố xưa bây giờ đã có biết bao nhiêu thay đổi. Hồ Gươm xưa hẳn đã chứng kiến biết bao nhiêu vật đổi sao dời. Tôi mong mỏi thế hệ trẻ bây giờ đừng bao giờ lạnh tanh trước những nỗi bất công của đời sống, trước những hoàn cảnh thống khổ của con người, bởi vì thế hệ chúng tôi, vốn cũng mang nhiều xót xa, buồn bã nhưng bao giờ cũng ngước lên nhìn cuộc đời với ánh mắt tin tưởng, tin ở đất nước, tin ở con người, và dù trong hoàn cảnh nào cũng vẫn tìm mọi cơ hội để vươn lên.
NHẬT TIẾN
(Cali-Tháng 12-2002)

(còn tiếp)

khieman
12-15-2013, 04:52 PM
(tiếp theo)


CHƯƠNG 2

Thời điểm Sài Gòn giữa thập niên 60
TẠP CHÍ “VẤN ĐỀ”
ĐẶT VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA


Tạp chí Vấn Đề xuất bản ở Sài Gòn, số ra Tháng 2 -1966 có nêu ra một chủ đề mang tên “Một vấn đề trọng yếu : Vấn đề Văn Hóa” để qua đó, tòa soạn thực hiện một cuộc phỏng vấn với một số nhân vật đang hoạt động trong ngành văn hóa như Thượng tọa Thích Minh Châu, Nhà văn Nguyễn văn Trung, nhà văn Nhật Tiến, Kịch sĩ Hoàng Trọng Miên, Giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch..v..v…

Vấn đề mà tòa soạn tạp chí này đã nêu ra như sau :

“ Chúng ta phải xây dựng, phát huy Văn hóa – Văn hóa theo quan niệm của chúng ta, những người bên này vĩ tuyến 17. Tất cả chúng ta đều đồng ý như vậy. Nhưng nếu những người trong cuộc- những người làm văn hóa nhiều khi cảm thấy bực bội, thiếu điều kiện, đôi lúc hoang mang, thì những người khác, kể cả chính quyền, khi nghĩ đến vấn đề văn hóa chắc chắn phải mang ấn tượng lạc vào địa đạo, một thứ chiến khu Đ.

Chúng ta đã làm gì ? Chúng ta còn phải làm gì ? Những vấn đề nào phải được dành quyền ưu tiên giải quyết ? Phần việc nào là phần việc của chính quyền ? Có nên có một chính sách văn hóa, một kế hoạch hoạt động văn hóa ngắn và dài hạn, nơi đây tại phần đất tự do ?

Chúng tôi nghĩ rằng vẫn phải tự chỗ bắt đầu, thâu thập ý kiến của nhiều người trong giới có thẩm quyền. Đó là ý nghĩa của cuộc phỏng vấn mà chúng tôi bắt đầu từ số báo này. Cuộc phỏng vấn sẽ tiếp diễn ở những số báo tiếp và sẽ đặt trọng tâm vào hai điểm: nhận định hiện tại và xây dựng tương lai. Hai điểm nêu lên như vậy sẽ không gò bó người trả lời vào những cương mục nhất định. Trả lời một cách tổng quát hay giới hạn vào vấn đề ở địa hạt chuyên môn của mình, người trả lời mang cảm tưởng đối thoại tâm tình. Những ý kiến nêu lên sẽ được tập trung và vô tư, sẽ được đúc kết.

Và biết đâu…có thể một giải pháp sẽ được trình bầy. Giải pháp của các bạn, của chúng tôi, giải pháp của chúng ta.

Dưới đây là hai câu hỏi dựa vào hai điểm nêu lên ở trên :

- Nhận định về sinh hoạt văn hóa miền Nam.
- Ý kiến về sự xây dựng và phát triển văn hóa miền Nam

(Tạp chí Vấn Đề- Số Tháng 2-năm 1966)

* ***


Phần trả lời của NHÀ VĂN NHẬT TIẾN:

- T­uy câu hỏi đề cập đến vấn đề văn hóa, nhưng chỉ xin trả lời thu hẹp trong lãnh vực sinh hoạt Văn học Nghệ thuật. Bởi vì bàn đến Văn Hóa thì miên man quá, sợ với cương vị một ng­ười viết tiểu thuyết như­ tôi sẽ không có đủ điều kiện mà nhận định toàn diện về một lãnh vực rộng lớn của Văn Hóa.

Về sinh hoạt Văn học Nghệ thuật năm 1966 vừa qua, tôi có mấy nhận xét hoàn toàn chủ quan như­ sau:

l) Nhận xét thứ nhất : là có sự thay đổi đáng mừng về phía độc giả. Nghĩa là độc giả năm 1966 đã chịu khó mua sách và đọc sách. Trong 10 năm sinh hoạt Văn học Nghệ thuật trở lại đây, chưa bao giờ có hiện tượng tác phẩm xuất bản chỉ trong vòng 2 tuần lễ mà đã đ­ược tái bản. Vậy mà năm vừa qua, có nhiều trư­ờng hợp như­ thế đã xẩy ra (tác phẩm của Nhã Ca, của Duyên Anh, của Phan Tùng Mai.. v.v.) Cuốn Đêm Dài Một Đời của Lê Tất Điều đã tiêu thụ 200 cuốn trong ngày đầu tiên phát hành tại một hiệu sách. Tác phẩm Vòng Tay Học Trò của Nguyễn thị Hoàng mở đầu cho loạt văn nghệ phẩm in dầy, bán đắt mà vẫn có độc giả tiêu thụ.

Chính vì độc giả băt đầu chịu mua sách và đọc sách mà các nhà xuất bản đã hoạt động được rất đều. Như nhà Trình Bầy, Văn, An Tiêm, Lá Bối, Nhân Chứng, Mai Anh, Những Tác Phẩm Hay, Thứ Tư Tuần San…v..v…Phải chăng vì quá mệt mỏi trước tình trạng xáo trộn ghê gớm trong xã hội trước ảnh hưởng của chiến tranh mà độc giả quay về với thế giới tương đối thầm lặng hơn, tương đối còn đôi chút tươi mát hơn ngoài đời, ấy là thế giới tiểu thuyết ??

Tuy vậy đó chỉ là một hiện t­ượng t­ương đối khả quan hơn so với những năm trước chứ chưa phải là một sự tiến triển đáng mừng. Bởi vì nhu cầu đọc tiểu thuyết văn nghệ chưa chiếm được một vị trí thiết yếu đối với độc giả. Nếu chịu khó quan sát tình hình xuất bản ở đây trong vòng mấy năm trở lại, người ta thấy một dạo thiên hạ đổ xô nhau đi đọc Kiếm hiệp. Truyện Chưởng của Kim Dung trở thành một cái mốt của tầng lớp trí thức trong những lúc trà dư, tửu hậu, hình như ai thiếu hiểu biết về vấn đề Chưởng này (như không biết tên nhân vật, không biết câu chuyện xẩy ra đang tới hồi nào, không thuộc tên vài thế võ bí truyền...v.v..) thì người đó trở nên lạc hậu và phát sinh cái mặc cảm thua kém, ngỡ ngàng.

Rồi giai đoạn Chưởng qua đi, người ta bắt đầu đổ xô đọc Gián điệp mà dẫn đầu là loại sách Z28 với bút hiệu Người Thứ Tám, tên thực của tác giả là Bùi Anh Tuấn. Truyện Z28 không biết ăn khách đến độ nào mà chỉ trong một thời gian ngắn, tiểu thuyết gián điệp được tung ra tràn ngập, gây cảnh nhộn nhịp gấp mấy lần sinh hoạt tiểu thuyết văn nghệ. Mỗi tác giả lại khai sinh một tài hoa trong ngành gián điệp (bắt chước kiểu Z28) như N24, Z33, FA 007, U 42 v.v….

Như­ thế, nhu cầu đọc sách và truyện của độc giả có vẻ thất thường. Nếu độc giả giã từ kiếm hiệp chuyển qua gián điệp, từ gián điệp trở về địa hạt tiểu thuyết văn nghệ như năm vừa qua, thì trong năm nay, chưa biết tiểu thuyết văn nghệ có đủ bản lãnh để giữ vững được lòng ham chuộng của độc giả hay không ?

2) Nhận xét thứ hai : là khuynh hướng phản chiến hiện ra..
( Sở Kiểm Duyệt bỏ 1 dòng)
….nhất là những tác phẩm in trên các tạp chí hay rải rác trên mặt báo. Đề cập đến danh từ “phản chiến” lúc này nhiều ng­ười cho rằng đã phản bội sự hy sinh x­ương máu của anh em chiến sĩ ngoài mặt trận đồng thời đã chứng tỏ trình độ chính trị ngây thơ đối với thủ đoạn của C.S. Có lẽ cũng vì quan niệm như thế mà nhân viên phòng kiểm duyệt năm 1966 đã phải trải qua một năm làm việc mỏi tay và mệt nhọc. Có lẽ cũng vì sợ bị kết tội như thế mà trong thâm tâm ai cũng mong mỏi chiến tranh chấm dứt nhưng ít người lại dám phát biểu ra.

Nhưng tôi nghĩ rằng quan niệm của văn nghệ sĩ đối với vấn đề này không chỉ nhằm vào đối tượng đơn thuần là những người đứng trong hàng ngũ ở bên này vĩ tuyến. Bởi vì khi đề cập đến chiến tranh, đến tàn phá, đến thương vong và những xác chết chôn vùi ở đồi núi hay đồng bằng, người cầm bút đã cố gắng thức tỉnh con người ở mọi phía, ở mọi bình diện chính trị, mọi mầu sắc tôn giáo, họ đứng trên lập trường nhân bản, dưới ánh sáng của lương tri mà nói lên tiếng nói của họ, với bên này, với bên kia, với mọi dân tộc trên thế giới để mong cho ánh sáng văn minh của nhân loại mau chóng soi tỏ vào khoảng đất đen tối và thê thảm nhất ở thế kỷ Hai Mươi này, đồng thời để cho những cái nhơ nhuốc đó khỏi tái diễn ở bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào đối với bất cứ dân tộc nào trên thế giới.

Chiến tranh trên đất nước này có thể còn kéo dài, hay còn phải kéo dài. Người cầm bút không phải là những người có cái đũa vạn năng điều khiển đ­ược sách lược của hai khối lớn nhất trên thế giới hiện nay là Tự Do và Cộng sản để bắt họ phải làm như thế này hay thế kia. Nhưng dù ở hoàn cảnh nào, ở vị trí nào, ở mầu sắc chính trị nào thì người cầm bút cũng không thể cổ võ cho một cuộc chiến tàn sát, ở bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào, bất cứ vì mục đích gì. Cho nên, cái gì cần nói vẫn phải nói, cho dù tiếng nói của văn nghệ sĩ sẽ bị nhu cầu nhất thời của chính trị lên án và kết tội. Nhưng người văn nghệ sĩ vẫn tin tưởng rằng ở mức cuối cùng, tiếng nói của họ vẫn toàn thắng. Vì họ nói lên tiếng nói của lương tri, của nhân đạo, của quyền sống tối hậu của con ngư­ời.

Cho nên, trong năm vừa qua, nhiều ng­ười cũng đã thất vọng không ít trước những lời cổ võ phải đánh mạnh, đánh lâu dài, đánh vài thế hệ nữa nếu cần của văn hào John Steinback, giải thưởng Văn chương Nobel 1966. Lời nói ấy nếu phát xuất từ một vị tướng lãnh, một nhà chính trị thì còn có thể chấp nhận được nếu đứng trên quan điểm của nhu cầu quân sự của họ, nhưng nếu lại được nói ra từ một nhà cầm bút lớn lao như J. Steinback thì quả là một sự mỉa mai, chua chát.

Tuy vậy, người VN không lấy thế làm buồn lòng hay bực tức. Bởi vì dù là văn hào được giải Nobel như ông John Steinback, thì tiếng nói của ông cũng chẳng thay đổi được gì về đời sống tinh thần của người VN và tác phẩm của ông, nếu ông sẽ viết về chiến tranh VN sau mấy tuần thăm viếng VN, thì cũng chẳng nói lên đuợc gì nhân danh cho VN cả. Điều rõ ràng nhất là ông không phải người VN, ông cũng không sống nếp sống của người VN, ý nghĩ của người VN và ông đã ở VN quá ít, thì giá trị tác phẩm của ông sẽ chỉ có giá trị trên một phương diện nào đó mà thôi (chẳng hạn ông viết về người lính Mỹ ở VN thì được).

Đã đề cập đến văn hào John Steinback thì không thể không đề cập đến học giả Hồ Hữu Tường, bởi ông Hồ Hữu Tường đã công khai viết thư cho John Steinback nhân danh một người cầm bút VN. Sự quan trọng của vấn đề này không phải là ở sự đấu trí hay đấu lý giữa hai người, nhưng chính là ở cuộc đối thoại của Hồ Hữu Tường với John Steinback đã được nhiều người chú ý, không những ở VN mà cả ở ngoại quốc nữa. Đáng lẽ nhân dịp hiếm có này, học giả Hồ Hữu Tường nên đặt vấn đề một cách có hệ thống mạch lạc hơn, rõ rệt, sắc bén hơn, nhưng ngược thế, ông lại dùng cách hành văn lòng vòng, kể chuyện con cà con kê hình như chỉ cốt kéo ra cho thật dài để phô trương cái tài viết nhiều, viết nhanh và uyên bác của mình.

Kết quả, lá thư của Hồ Hữu Tường gửi John Steinback đã biến thành một bản khai sinh cho cho truyện dài “Người Mỹ không thầm lặng” (The unquiet American ) kiểu chơi chữ với cuốn The Quiet American của Graham Green. Trong khi ấy niềm hy vọng tin tưởng của lớp trẻ đặt vào kinh nghiệm và uy tín của Hồ Hữu Tường tiên sinh trong việc đối thoại với văn hào John Steinbach, những tưởng Hồ tiên sinh sẽ nói lên được một vài cái gì đặc sắc trước nhân dân thế giới trong cuộc chiến tranh ở VN mà rút cục niềm hy vọng và tin tưởng ấy đã trở nên tàn lụi một cách buồn bực.

3) Nhận xét thứ ba : là vấn đề quy tụ văn nghệ sĩ thành một tổ chức độc lập, có uy tín vẫn là một vấn đề không giải quyết được trong năm 1966. Kiểm điểm lại thì vẫn chỉ quanh quẩn có mấy hội hoạt động một cách lu mờ. Trung Tâm Văn Bút VN vẫn mang cái sắc thái cố hữu của nó, nghĩa là hoạt động lững thững, đứng bên lề của sinh hoạt văn học nghệ thuật, hội viên thì đông, thực lực thì có nhưng động viên được mọi người tham gia vào công việc để làm nổi bật lên cái thực lực đó thì lại là một vấn đề khác.

Tuy vậy cũng chẳng nên lấy làm lạ, bởi vì cụ Chủ tịch Văn Bút hiện nay (thi sĩ Vũ Hoàng Chương) vẫn cương quyết với lập trường trung thành với Hiến Chương của Văn Bút Thế Giới, nghĩa là Hội Văn Bút chỉ là nơi gặp gỡ của anh chị em văn nghệ sĩ để trao đổi kinh nghiệm sáng tác, trước tác, còn mọi hoạt động tham gia khác thì chỉ là công việc làm thêm. Mà Văn Bút VN thì cũng đã làm thêm được quá nhiều rồi như tổ chức Giải thưởng Văn chương, tổ chức Nói chuyện hằng tháng, ấn hành Nguyệt san Tin Sách. Trong khi ấy, những Trung tâm Văn Bút trên thế giới, lớn lao như Hoa Kỳ, Anh, Pháp ..v..v…nếu đem so thành tích thì còn thua xa Văn Bút VN, bởi vì một năm họ cũng chỉ ấn hành một tập kỷ yếu ghi những hoạt động của hội viên, và tập này được phát không. Như vậy, với quan niệm hẹp hòi ấy, hiển nhiên Trung Tâm Văn Bút VN hiện nay không phải là một cơ sở lý tưởng để có thể là một động cơ phát triển mạnh mẽ Văn học Nghệ thuật trước nhu cầu thiết yếu của dân tộc hiện nay, trừ phi đả thông được với cụ Chủ tịch Văn Bút cái vấn đề “hoàn cảnh sinh hoạt Văn học Nghệ thuật ở xứ người ta khác, và ở xứ mình khác, không thể lấy cái khuôn của người ta mà làm cái khuôn của mình được.”

Năm 1966 người ta cũng nghe nói đến một tổ chức Văn học Nghệ thuật khác, đó là Hiệp Hội Văn Học Nghệ Thuật. Nhưng Chủ tịch là ai ? Chương trình hoạt động thế nào ? Đã làm được những gì ? Thì xin thú thực, về phần tôi, tôi chưa được biết rõ nên không dám lạm bàn.

Một cơ sở khác nữa quy tụ được danh tính của môt số rất đông văn nghệ sĩ, học giả, ký giả cũng xuất hiện mạnh mẽ trong năm 66, đó là Hội Bảo vệ Văn Hóa Dân Tộc.

Nhưng có lẽ vì bị trói buộc trong danh nghĩa “bảo vệ’ mà không có danh nghĩa “phát huy” nên hoạt động của hội chỉ nhắm vào trọng điểm đánh mạnh về phía văn chương đồi trụy, khiêu dâm, ý hẳn Hội quan niệm rằng sở dĩ tinh thần con người hiện nay xuống dốc thê thảm là đều do một nguyên nhân khiêu dâm, đồi trụy mà ra. Thiện chí của Hội thật đáng quý, cho dù quan niệm như thế thì quá hẹp hòi, nhưng có một hiện tượng sâu xa mà chúng ta nên lưu ý : Đó là vấn đề sử dụng danh từ đao to búa lớn mà lúc thực hành thì không xứng bao nhiêu với thực chất của danh từ. Về điều đó, nhìn qua thấy chẳng chết ai (chính phủ không đánh thuế) nhưng thật ra đã hủy hoại lòng tin tưởng và kỳ vọng của biết bao người có thiện chí muốn ủng hộ và đặt hy vọng vào việc làm của mình. Riết rồi cái môi trường sinh hoạt Văn Hóa ở đây biến thành một cái thùng a-xit, bao nhiêu lòng hăng hái, tin tưởng ném vào đều rã rời, tan biến cả.

Ngoài ra, trong năm 1966 danh từ Văn Hóa Dân Tộc cũng gây sôi nổi không ít. Văn Hóa Dân Tộc là cái gì ? Nếu chỉ quan niệm Văn Hóa Dân Tộc là mấy điệu vũ nhạc mà người ta thường mượn của ban vũ nhạc cổ điển ngoài Huế mỗi khi cần tổ chức cái gì hay là chỉ có mấy điệu hò, điệu trống cùng với diễn viên ăn mặc có mầu sắc thôn quê như đeo yếm, mặc váy, áo dài chít khăn ….như thế thì quả là mỉa mai cho danh từ Văn Hóa Dân Tộc. Bởi vậy, trong năm qua còn nhiều thắc mắc của mọi người mà chưa được giải quyết thỏa đáng. Đó là những vấn đề:

- Thế nào là Văn Hóa Dân Tộc ?
- Nó ở đâu ? Nó làm sao ? Nó bị cái gì xâm phạm nên phải bảo vệ ?
- Và bảo vệ thì bảo vệ thế nào ?

Hy vọng qua năm 1967, Hội Bảo Vệ Văn Hóa Dân Tộc phát triển mạnh mẽ để đánh tan mọi hiểu lầm, mọi dư luận xầm xì một cách oan uổng trước thiện chí của quý hội viên của Hội và nhất là của quí vị sáng lập viên.

4) Nhận xét thứ tư : là trong năm 1966, hàng ngũ văn nghệ sĩ vẫn mang nặng tính chất rời rạc, riêng lẻ của những năm về trước. Anh chị em văn nghệ sĩ không thấy vấn đề ngồi chung lại với nhau là cần thiết. Bởi vì họ quan niệm sáng tác là mục tiêu tối hậu của văn nghệ sĩ. Miễn là có tác phẩm xuất bản đều đặn là đủ rồi. Còn vấn đề bảo vệ quyền lợi tinh thần và vật chất của văn nghệ sĩ thì hầu như không ai dám mơ ước tới. Hình như tất cả đều đã tạo nên thói quen chịu đựng thiệt thòi như thế từ lâu rồi.

Còn vấn đề phát triển văn hóa theo kế hoạch, theo đường lối thì hầu như đa số có cái tâm lý là khoán trắng cho chính quyền, mặc chính quyền muốn quan niệm thế nào là văn hóa, muốn phát triển văn hóa theo chiều hướng nào, không ai cần thấy phải góp ý. Mà hình như chính quyền cũng chẳng thâu góp ý kiến của ai, hoặc giả có nghe ngóng được một số dư luận thì người có thẩm quyền quyết định nếu thấy không hợp ý thì vẫn thi hành theo ý kiến riêng tư của mình. Chỉ đến lúc sự việc đã xẩy ra rồi, hậu quả mang lại không mấy thuận lợi, người ta mới tìm cách chống đỡ, bao biện để rồi kế hoạch chẳng ngã ngũ tới đâu, chỉ mang thêm nhiều xáo trộn vô ích (vụ trường Tây là thí dụ điển hình)

Trở về địa hạt sinh hoạt Văn học Nghệ thuật, sự thờ ơ đóng góp ý kiến của văn nghệ sĩ vào vấn đề phát triển Văn học Nghệ thuật càng rõ rệt. Đặc biệt nhất là sự im lặng của văn nghệ sĩ trong vụ Chu Tử lên án Vũ Hạnh là cán bộ văn nghệ CS nằm vùng, phá hoại hàng ngũ quốc gia bằng cách phổ biến những tác phẩm văn nghệ tuyên truyền cho CS. Thật là động trời, động trời cả về phương diện là giả dụ lời tố giác đó có thật hay là những lời tố giác đó chỉ là chuyện chụp mũ CS. Bởi vì nếu những tố giác ấy là sự thật thì bằng cách nào Vũ Hạnh đã vận động để xin ấn hành được những tác phẩm đó, và bằng cách nào cho đến nay, sau lời tố giác của báo Sống, những tác phẩm đó vẫn được lưu hành ? Còn nếu lời tố giác ấy chỉ là luận điệu chụp mũ thì bằng hậu thuẫn nào tờ báo Sống có thể làm chuyện động trời như thế để đánh lừa mấy chục ngàn độc giả và hạ uy tín của một cây bút trong hàng ngũ của văn nghệ sĩ Quốc gia ? Phải chăng điểm này vẫn còn là một nghi vấn trong năm sinh hoạt Văn học Nghệ thuật 1966 ?

5) Nhận xét thứ năm : Xin lấy làm nhận xét cuối cùng vì vấn đề thật miên man, còn biết bao nhiêu cái cần đề cập tới, không làm sao nói cho hết. Nhận xét này xin dành để lạm bàn qua cái chương trình tổng quát của Bộ Văn Hóa do BS Nguyễn Lưu Viên tuyên bố trong buổi phát giải Văn chương do Trung Tâm Văn Bút VN tổ chức tại Viện Quốc Gia Âm Nhạc, Sài Gòn.

Theo lời BS Nguyễn Lưu Viên thì Bộ sẽ phát triển mọi ngành sinh hoạt Văn Nghệ như : thúc đẩy ngành Vũ, thiết lập sân khấu để phát triển ngành Kịch, tạo cơ hội cho văn nghệ sĩ sáng tác và trình diễn, lập Bảo tàng viện để sưu tầm và lưu trữ các sản phẩm Văn Hóa..v..v… Chương trình mang nhiều điều hấp dẫn và nghe sướng tai, nhất là anh chị em văn nghệ sĩ. Bởi vì trọng tâm của Bộ sẽ hướng về Văn nghệ hơn là Văn hóa. Thế cho nên, đề nghị với chánh quyền nên cho đổi quách tên thành Bộ Văn Nghệ hơn là Bộ Văn Hóa. Danh nghĩa có vẻ phù hợp với chương trình làm việc hơn mà lại không bị ràng buộc bởi những vấn đề quá to tát, nếu sau này chỉ có thi hành được chút đỉnh thì cũng chẳng ai moi móc, nói hơn nói kém gì được.

- Tôi không dám lạm bàn về vấn đề đưa ra kế hoạch và đường lối phát triển Văn Hóa vốn là một công việc của tập thể hơn là của cá nhân. Ở đây tôi chỉ xin nói đến một khía cạnh vốn là một trong những nguyên nhân sâu xa làm ngăn cản công cuộc phát triển Văn hóa. Đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa “phương tiện đầy đủ của chính phủ” với “nguồn năng lực dồi dào của những con người đứng ngoài chính quyền, với tư cách một công dân”

Đúng như lời BS Nguyễn Lưu Viên đã nói, chính quyền chỉ có phương tiện và chỉ mang đến cho anh chị em văn nghệ sĩ phương tiện. Còn vấn đề dùng phương tiện ấy để phát huy mọi công tác văn học, nghệ thuật thì phải cần có sự đóng góp của anh chị em văn nghệ sĩ. Chẳng hiểu đó có phải là lời tuyên bố xuông xẻ trong một buổi tiếp tân hay không, nhưng dù sao thì đó cũng là một sự thật, một sự thật sẽ phải xẩy ra nếu chính quyền muốn phát triển văn hóa.

Ngược lại, dù có khuynh hướng không ưa thích dính dáng đến chính quyền, nhưng muốn phát triển văn hóa, anh chị em văn nghệ sĩ không thể không nghĩ tới sự kiện là chỉ chính quyền mới có đầy đủ phương tiện và muốn cho cái phương tiện đó không bị sử dụng vô lý, phung phí một cách vô ích thì vấn đề tương quan giữa văn nghệ sĩ với chính quyền phải được đặt ra, và nên đặt ra trên căn bản một sự thỏa hiệp biết tôn trọng tính chất độc lập của văn nghệ sĩ. Nói rõ hơn, tôi vẫn nhận thấy cái tinh thần khoán trắng cho chính phủ làm công việc phát triển văn hóa là cần phải dẹp bỏ và văn nghệ sĩ phải tích cực hơn trong vấn đề tiếp tay với chính quyền trong nhiệm vụ phát triển văn hóa. Tất nhiên tiếp tay với chính quyền không có nghĩa là tình nguyện biến thành một thứ Công chức văn nghệ (xin đừng lầm với Công chức làm văn nghệ vì có thiều gì văn nghệ sĩ làm công chức). Biến văn nghệ sĩ thành “công chức văn nghệ” thì văn nghệ sĩ không còn giữ được cái danh hiệu tốt đẹp là văn nghệ sĩ nữa. Bởi vậy sự tiếp tay với chính quyền phải đặt trên một vài nguyên tắc căn bản. Đó là :

- Văn nghệ sĩ tiếp tay với chính quyền nhân danh nguyện vọng chính đáng của dân tộc.
- Văn nghệ sĩ không chịu trách nhiệm với chính quyền nhưng chịu trách nhiệm trước lịch sử.

Khi phương tiện đã có, nhân sự dồi dào, có thiện chí, tất cả những vấn đề khác chỉ còn là chuyện sáng kiến và kế hoạch mà thôi.

Kỳ sau : Ý kiến của LM Viện Trưởng Viện Đại Học Đà Lạt, của Kịch sĩ Hoàng Trọng Miên, và Giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch.
Tạp Chí Vấn Đề * Tháng 2- Năm 1966

(còn tiếp)

khieman
12-16-2013, 01:45 AM
(tiếp theo)


CHƯƠNG 3
Thời điểm Sài Gòn Tết Mậu Thân - 1968


Báo Bách Khoa, số 267, Tân Niên 1968,
số đặc biệt về biến cố Mậu Thân


NHỮNG MÓN NỢ TINH THẦN
NHẬT TIẾN

Trong những ngày Sài Gòn chìm trong khói lửa, quê hương ngụp lội trong thảm khốc điêu tàn, ngòi bút của tôi đã trở thành vô dụng. Tôi không sáng tác được gì, tập bản thảo truyện dài còn đang viết dở bỗng trở nên trơ trẽn, vô duyên lạ lùng. Còn sáng tác gì nữa khi mà biết bao nhiêu sự thật linh động cảm xúc gấp ngàn lần thế giới của tiểu thuyết đang xẩy ra đầy rẫy ở chung quanh mình. Chỉ cần chứng kiến, chụp bắt và viết lại một cách thành thực là có đầy đủ một tác phẩm có giá trị sâu xa về tất cả những khía cạnh tình cảm của con người : tình thương yêu, lòng hận thù, sự sợ hãi, đức tính kiên nhẫn, can đảm và mức chịu đựng đến không ai có thể ngờ nổi. Chính vì thế mà từ vị trí của một người viết, tôi trở thành một độc giả say mê của những cây bút phóng sự đăng đầy rẫy trên mặt báo trong suốt thời gian vừa qua. Họ đã lăn lưng vào nguy hiềm để hoàn tất những dòng chữ nóng hổi, chứa chan tình nước, tình người cho người đọc. ớ những giai đoạn biến chuyển đột ngột của đất nước, hiển nhiên các cây bút phóng sự đã đóng góp một phần không nhỏ vào guồng máy sinh hoạt của quốc gia. Ở vị trí của người đọc, tôi xin nhận ở các vị đó một món nợ tinh thần.

Trong một thiên phóng sự viết ở vùng ven đô, một tác giả kể chuyện một đơn vị VC được lệnh phân tán mỏng vào nhà các dân chúng để kiếm đồ lương thực. Có ba anh cán binh vô nhà một đồng bào. Sau khi bị xách nhiễu để phải cho họ ăn uống no nê, chủ nhà vặn Ti-vi để theo dõi tình hình. Các chú VC bỏ cả súng một nơi để ngồi chồm hổm thưởng thức một trò giải trí tân kỳ mà từ thuở bé đến giờ chưa bao giờ được nhìn thấy. Hôm đó chương trình của đài lại có mục cải lương. Tên tuổi của đoàn Thanh Minh Thanh Nga vang dội ra tới tận mật khu mà lầân này các chú mới được chứng kiến. Thành ra người bàn tán om xòm, hoan hỉ cười nói ngả nghiêng nhiều nhất lại là các chú Việt Cộng. Bầu không khí nặng nề chết chóc bỗng trở thành bầu không khí ấm cúng của những gia đình miền Nam Tự Do. Thế rồi bên ngoài súng nổ, các đơn vị của cả hai bên lại lăn xả vào cuộc chiến để dành nhau từng tấc đất, từng mái nhà, từng khu phố. Nhung ít nhất là đã có ba kẻ dửng dưng đứng bên ngoài lề . Cải lương đã hấp dẫn hơn là chiến đấu trong một hàng ngũ phi chính nghĩa, phi nhân đạo. Và họ đã hồn nhiên rời bỏ cái hàng ngũ ấy như tâm hồn giản dị và hồn nhiên của họ. Mà không phải chỉ có ba người. Tôi tin là con số sẽ thật đông thật nhiều, nếu ai ai cũng có hoàn cảnh để được đánh thức khỏi giấc mơ hãi hùng mà từ bao lâu họ bị bịp bợm. Đối với người cầm bút ở xứ sở tự do thân yêu này, bổn phận của tất cả là phải giúp họ tỉnh dậy trong giấc mơ triền miên đó. Bằng những hình ảnh thật “người” như tác giả phóng sự ở trên đã làm. Bởi vì, đối.với những con người 1 bị mê hoặc ở bên kia hàng ngũ, chúng ta cũng đã mắc một món nợ tinh thần khi nhận lãnh sứ mạng của người cầm bút.

Một nhật báo đã diễn tả cái chết của Trung tá Thiết giáp như một vị anh hùng của dân tộc, hào sảng hùng tráng và bi thương hơn cái chết của Trần Bình Trọng. Điều đó không ngoa chút nào, và ngôn ngữ của chúng ta còn thiếu sót để diễn tả lại những mối cảm xúc sâu xa của mọi người khi được nghe kể lại trường hợp cái chết cửa toàn gia đình người quá cố.

Trong những ngày biến cố lớn lao của dân tộc, còn biết bao nhiêu cái chết hùng tráng, và thảm thương tương tự. Những anh chiến sĩ, những người cán bộ, những tu sĩ hiền lành, những ký giả, phóng viên, những bà mẹ, bà chị, người cha, người chồng... biết bao nhiêu kẻ đã ngã xuống, trong biển lửa ngùn ngụt bốc lên mù mịt quê huơng khốn khổ để bảo vệ xóm làng cứu giúp những người thân yêu, gìn giữ cho non sông này, cho đất nước này một đời sống đáng sống một lý tưởng tự do đáng tôn thờ. Còn những tâm hồn cao cả đó, còn những lòng hy sinh vô bờ, vô cùng vô tận đó, thì chúng ta còn, con cháu chúng ta còn nhìn thấy ánh sáng của một ngày mai tươi đẹp. Bởi vậy, đối với người cầm bút, bồn phận là phải đội lên những tấm gương chói lòa đề tất cả toàn dân chiêm ngưỡng, thắp sáng lên những ngọn đuốc của các anh lính, hào kiệt để mọi người cùng soi đường và hãy gìn giữ những tinh thần bất khuất ấy từ thế hệ này qua thế hệ khác để nuôi dỡng sức mạnh của dân tộc. Đó là một món nợ tinh thần mà người cầm bút phải trả cho quê hương xứ sở.


***
Em ơi, không ở địa vị của em, làm sao tôi biết được em đau đớn ở những chỗ nào. Nhưng nhìn khuôn mặt thơ ngây vô tội của em, dúm dó lại vì chịu đựng, tôi thông cảm được nỗi đau đớn đang hành hạ trên thân thể của em. Dưới lần bông băng trắng toát là thịt vụn, là xương vỡ, là máu rỉ, là làn da yếu ớt run rẩy, quằn quại, tôi biết, tôi thấy và lòng tôi quằn quại. Thưa mẹ, thưa chị, xin ngừng giọt lệ xót xa, tủi nhục. Nhà cửa mẹ tan nát làm sao, con cái chị chết đớn đau thế nào, tất cả mọi người, tất cả nhân dân thế giới đều đã chứng kiến và đã thổn thức chịu tang với mẹ, với chị ở trong. Và quanh đây, trên giải đất tan nát này, ở các trường học, các bãi đất trống, các nhà thờ, chùa chiền, hay lều tạm trú, còn biết bao trẻ thơ khác, các bà mẹ bà chị, những bô lão già nua khác cùng mang chung một thảm họa: đớn đau về tinh thần, thiếu thốn về thể xác. Ôi ! Kể làm sao cho xiết được sự tan nát, thê thảm, xót xa cùng cực mà dân tộc ta, đồng bào ta phải chịu đựng sau cơn khói lửa thảm khốc, điêu tàn.

Phải vẽ lại tất cả những hình ảnh ấy bằng tim óc và bằng nước mất. Để làm hành trang quí báu cho tất cả những ai muốn tìm đến ánh sáng của Tự Do. Để bồi dưỡng cho nửa phần đất bên này thêm phần tin tưởng ở chính nghĩa mà tất cả chúng ta đang cố gắng gìn giữ. Không làm được công việc đó, người cầm bút còn mắc một món nợ tinh thần, sau biến cố thê thảm vừa qua.

Thôi xin hãy làm và ngừng kể lể. Bởi vì tới giai đoạn cực kỳ nghiêm trọng này, không ai là không mắc nợ quê hương. Cầu xin cho tất cả đều sáng suốt, tất cả cùng một lòng để hàn gắn những đổ vỡ, xoa dịu những đau thương và xua tan đi bóng tối triền miên đang ngự trị trên xứ sở.
Nhật Tiến
( Báo Bách Khoa, số 267, Tân Niên 1968)


***

Quê Hương Tôi, Đồng Bào Tôi

ĐỖ PHƯƠNG KHANH


Tôi vẫn thích xem những phim chiến tranh để mà sợ chiến tranh hơn, thích đọc thơ phản chiến để mà mơ ước ngày quê hương im tiếng súng, thích nghe nhạc T.C.S. để mà thấy thêm yêu chuộng hòa bình.

Nhưng thật ra là dân đô thị tôi cũng chưa được thấu rõ chiến tranh. Đó đây trong trí nhớ cửa tôi chỉ thoảng qua một vài hình ảnh: Một người đàn bà đi buôn hàng chuyến dọc đường bị mìn. Cả khuôn mặt nát bấy còn lại vài cái hốc hay những mảng thịt bầy nhầy di động cố thì thào - Con tôi, các con ơi...

Hoặc bà mẹ trẻ bế con mới sinh chạy hớt hải, tới khi nhìn xuống tay thì chỉ còn lại mớ tã lót bọc trong cái chăn, con đã lọt đi từ lúc nào, bà ta chạy nguợc lại thì ra dòng người chen chúc xô đẩy đã vô tình dẫm nát đứa nhỏ. Chỉ vài ba hình ảnh vụn vặt với cái tầm kiến thức về hiểm họa chiến tranh rất nghèo nàn của tôi như thế cũng đã đủ làm tôi rùng mình ghê sợ không muốn nhớ tới nữa . Và, như những người thích thanh bần, tôi cũng không muốn dồi dào hiểu biết về mặt này. Nhưng với chiến tranh, tôi không còn có quyền muốn hay không. Nó tàn nhẫn dạy dỗ, nhồi nhét cho tôi được hiều biết. Tôi đã biết. Và tất cả dân đô thị đều đã biết, biết rõ ràng những đau đớn, thống khổ, tang tóc do chiến tranh gây ra. Biết vào đúng lúc lòng đang phơi phới mừng xuân mới, biết vào lúc đang tung tăng trên đường đến chùa, đến nhà thờ, lúc đang điềm trang, đang nhận tìên lì xì và các cô cậu bé biết cả vào lúc đang nhí nhảnh trước gương làm điệu hiệp sĩ. Đổí lấy sự hiểu biết này bằng nhà tan cửa nát, bằng sinh mạng,bằng cánh tay, bằng cẳng chân, bằng máu, bằng bơ vơ xó chợ đầu đường ngay giữa ngày xuân.

Đây chiếc xe lam chở người đàn bà và đàn trẻ mặt mũi nhọ nhem, trong đó có một đứa mặt xanh ngắt, máu đỏ thẫm đã ngả đen bê bết trên chiếc áo sơ mi mới tinh. Một cánh tay còn nát bấy lèo nhèo thịt lẫn với vải rách. Bà mẹ mặt mày ngơ ngác kinh hoàng nhìn tai nạn chụp vào đứa con yêu quí, chỉ còn biết giữ chặt lấy cánh tay chết của con như ước mong có phép mầu gắn lại. Kia, một ông mặc complet vừa chạy vừa đẩy chiếc xe Scooter mồm la hét inh ỏi. ông ta quá sợ không giám dừng lại để đạp cho nổ máy.

Tất cả đều kinh hoảng tột độ. Họ chết, bị thương vào những giây phút bất ngờ nhất. Họ đã được yên tâm, được ru ngủ bằng lời hứa hẹn hưu chiến đầu năm. Họ đã được mời dự một bữa tiệc thịnh soạn, thiệp mời in long trọng trên giấy kim nhũ, yêu cầu thực khách mặc lễ phục, để được thết bằng một bữa tiệc có thuốc độc.

Suốt những ngày khói lửa, tôi vô dụng đối với đồng bào. Tôi không giúp được gì khi được tin chồng chị bạn tôi chết giữa ngày mồng hai Tết, sau khi từ biệt chì để vào trại chiến đấu cùng đồng đội. Chị mếu máo:

- Hôm qua tựi em hẹn nhau tối nay đến mừng tuổi anh chị. Thế mà anh ấy bỏ em rồi. Anh ấy mới còn ngáp đây mà đã chết rồi.

Tôi không làm được gì cho chị giúp việc cũ của tôi. Nhà chị cháy, chị cuống cuồng cắp hai đứa con ba và hai tuổi ra đường, chạy được vào để bế nốt con bé ba tháng thì mái nhà sập xuống.

Chị tức tưởi:

- Cháu còn thấy nó dẫy trên võng. Tại đạn bắn rát quá nên mãi lúc cháy to cháu mới liều chạy ra. Cô ơi! Tội nghiệp nó quá, người nó teo lại bằng con gà quay mà bụng còn nguyên máu đỏ.

Tôi không thể làm vơi nỗi đau khổ của họ. Những lời an ủi đều vô nghĩa. Một mớ quần áo cũ, chút tiền cứu trợ có nghĩa gì với nỗi đau đớn tột cùng kia. Tất cả chỉ để cho họ được an tâm phần nào trong khi sự đau khổ đang gặm nhấm lòng họ.

Nhưng cũng có những hành động đẹp như bát nước mưa mát rợi tới vào cõi lòng héo hắt của họ. Đó là những cụ già tóc bạc còn lặn lội đi hiến máu, những giọt máu của người già thật quí đối với họ, nó giữ gìn chút hơi tàn cuối đời mà cũng cố san sẻ để giúp nhân loại. Những cô cậu học sinh mò mẫm đi các trung tâm cứu trợ để giúp đỡ cho đồng bào tị nạn, các anh lái xe taxi, xe lam, xe honda, gắn máy ngược xuôi đi chở giúp những người bị nạn chạy xa chốn bom đạn và những anh lính chiến, len lỏi mò mẫm tìm đủ mọi cách tới được đơn vị, để chống giữ và đẩy lui những tang tóc đau thương đang tràn vào để chụp thêm lên đầu dân chúng.

Trong những ngày dài dặc lo âu và xúc động tôi thường nhìn những đứa nhỏ trong trại tị nạn mà đã mất cả cha mẹ một sớm một chiêu - những đứa trẻ chẳng hiểu tang tóc đã đến, còn nhe răng cười khi thấy thằng bạn trượt chân - nhìn bà mẹ mất con mà phải dẹp đau đớn trong lòng, chen lấn để giành cho những đứa còn lại một chỗ nằm kín gió, nhìn ông già ngồi cạnh miệng cống đăm chiêu quấn điếu thuốc sâu kèn, để mà tự hỏi:

“Liệu tôi có nghĩ đúng khi cho là chỉ cần buông súng xuống là có hòa bình hay không ? Và còn có đời sống tự do hay không? Hay sẽ là những cuộc thanh trừng tàn sát đẫm máu hơn nữa”. Tôi nghĩ..., tôi nghĩ...
*
Tôi không còn muốn nghĩ gì nữa. Từ thuở bé, tôi được một ân huệ Trời dành một nguồn hạnh phúc vô tận, là hằng đêm thường mơ thấy những giấc mộng đẹp. Tối lại tôi đi ngủ với hy vọng gặp mộng đẹp. Tuy nhiên, đôi khi tôi gặp ác mộng. Đại khái là một bà già hình dung cổ quái nhe răng nhìn tôi, rồi cánh tay bà vơn ra muốn chụp lấy tôi. Tôi cố chạy mà không thể được. Những cơn ác mộng của tôi thường được kết liễu bằng sự cố chạy mà không được, tôi sẽ tỉnh bằng tiếng la của chính tôi.

Cơn ác mộng đã đến với tất cả đô thị. Đến trong mùa xuân trong tiếng pháo nổ tưng bừng. Không ai có thể la để mong tỉnh lại. Chỉ còn ao ước ác mộng chóng qua gà những ngày thanh bình êm đềm cũ lại về.

Bây giờ, tôi thấu hiểu, sự an vui là của trời cho. Nhưng phải tranh đấu để giữ lấy quyền tự do thụ hưởng sau khi tang tóc đau thương chụp xuống đầu chúng ta rồi, tôi chỉ còn bìết tha thiết ước ao tất cả chúng ta, những người hiếu hòa, làm được chút gì để mà an ủi cho bao người bỏ mình vì nền tự do, bao người tàn tật, bao vợ góa con côi còn lại trên đời.


ĐỖ PHƯƠNG KHANH
( Báo Bách Khoa, số 267, Tân Niên 1968)
(còn tiếp)

khieman
12-16-2013, 03:40 PM
(tiếp theo)

CHƯƠNG 4
Thời điểm Sài Gòn - Sau 30-4-1975

THÁNG TƯ NHÌN LẠI:

Văn nghệ sĩ miền Nam
trong những ngày đầu của chế độ mới

(Văn Nghệ Sĩ Miền Nam Trong Những Ngày Đầu Của Chế Độ Mới, Việt Tide Phỏng Vấn Nhà Văn Nhật Tiến, Việt Tide số 146, tuần lễ 30 tháng 4 đến 6 tháng 5, 2004)

Việt Tide: Sau khi quân đội miền Bắc tiến vào Sài Gòn, chính quyền cộng sản đã bắt đầu ngay nỗ lực tập trung kiểm soát văn nghệ sĩ, xin anh cho biết về giai đoạn này?

Nhật Tiến: Thực sự là họ nắm rất vững sự sinh hoạt sáng tác của hầu hết các văn nghệ sĩ miền Nam do báo cáo từ những văn nghệ sĩ nằm vùng khi trước. Thí dụ như ở báo Bách Khoa thì có Hai Khuynh, Vũ Hạnh...chẳng hạn. Thành ra với tài liệu có sẵn, khi vào tiếp thu Sài Gòn, họ đã có danh sách phân loại văn nghệ sĩ rồi. Người nào bị đánh giá là có liên hệ mật thiết với Mỹ hay chính quyền cũ thì đã bị lùng bắt ngay trong đợt đầu (nhà văn Mai Thảo trốn thoát trong đợt lùng bắt này). Tuy nhiên, một số đông đảo khác thì sau này chỉ có giấy gửi đến tận nhà từng người gọi đi tham dự một khóa học tập gọi là “khóa bồi dưỡng chính trị dành cho văn nghệ sĩ”. Địa điểm ghi danh, trình diện là trụ sở của tòa đại sứ Đại Hàn khi trước.

Việt Tide: Thế có đông người đến ghi danh không thưa anh?

Nhật Tiến: Có thể nói là rất đông, vì khi nói đến văn nghệ sĩ thì không chỉ riêng có giới cầm bút mà bao gồm cả các ngành khác như nhạc, kịch, sân khấu, điện ảnh. Cho nên quang cảnh ghi danh trình diện rất đông đảo, tấp nập, sau này tôi đượïc biết số người tham dự thuộc đủ mọi ngành đã lên tới trên 400 người.

Việt Tide: Ngày đầu tiên của khóa học đó như thế nào?

Nhật Tiến: Tất cả được tập trung tại một biệt thự lớn ở góc đường Hiền Vương và Trương Minh Giảng, hình như là căn nhà của ông Nguyễn văn Kiểu, thân phụ ông Nguyễn văn Thiệu. Sau đó mọi người được phân chia theo từng nhóm Bộ môn như sân khấu, điện ảnh, ca nhạc, riêng bộ môn Văn và Thơ thì gộp chung thành một nhóm. Theo tôi nghĩ thì đáng lẽ khóa học phải được khai mạc ngay từ ngày đầu, nhưng chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy suốt trong ba ngày ròng rã, mọi người sau khi đượïc phát cho một xấp tài liệu quay ronéo, lại chỉ ngồi đọc, và dò lỗi in ấn hay đánh máy sai. Sau này, tôi nhận ra rằng hình như khóa học đã nhận đượïc chỉ thị từ Hà Nội bắt đình hoãn tạm thời để ban tổ chức điều chỉnh lại cơ cấu nhân sự điều hành khóa học. Lý do : Hà Nội không ngờ số lượng văn nghệ sĩ tham dự khóa học lại đông đảo như vậy và điều này, có thể khiến họ nhìn ra tầm mức quan trọng của khóa học, nên thay vì giao cho Thành Uỷ và đám văn nghệ sĩ nằm vùng ở Sài Gòn đảm trách, họ đã cấp tốc chuẩn bị đưa từ Hà Nội vào những nhân sự có vai vế hơn trong giới văn học của miền Bắc như Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Bảo Định Giang...v..v...

Việt Tide : Nay thì anh có còn nhớ những ai đã đến tham dự khóa học đó không?

Nhật Tiến: Đông lắm, nhớ không hết, nhưng có thể kể: Nguyễn Thị Vinh, Đỗ Phương Khanh, Phạm Thiên Thư, Hồ Trường An, Tuấn Huy, Sơn Nam, Thế Nguyên, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thụy Long, Lệ Hằng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Tường Linh, Lê Thanh Thái, Minh Quân, Hoàng Hương Trang .... Nói chung là tổ Văn, Thơ cũng phải trên dưới 40 người. Còn bên bộ môn Nhạc, tôi thấy có cả Ban Thăng Long như nhạc sĩ Phạm Đình Chương tức ca sĩ Hoài Bắc, Hoài Trung, Thái Thanh.

Việt Tide: Tâm trạng của những người đến địa điểm tập trung đó theo anh thì như thế nào?

Nhật Tiến: Thật sự thì chúng tôi chẳng kỳ vọng học tập cái gì hết, nhưng khi đã chứng kiến một số đông bạn bè đã bị bắt giữ trước đó thì mình cũng phải tới tham dự thôi. Và cũng có thể nói, thời gian tham dự khóa học cũng là cơ hội cho chúng tôi có dịp gặp gỡ nhau để bàn tán, chia xẻ những tin tức và những băn khoăn lo lắng về tương lai.

Việt Tide: Thưa anh, khóa học diễn tiến như thế nào?

Nhật Tiến: Lễ khai mạc khóa học được tổ chức tại hội trường của Bộ Thông Tin cũ, nằm trên đường Phan Đình Phùng, Sài Gòn. Sau đó là các Tổ bộ môn sinh hoạt riêng. Ở bộ môn Thơ-Văn, chúng tôi được nghe trình bầy những đề tài nói về Duy vật biện chứng, Duy vật sử quan, chủ nghĩa khoa học Xã Hội, đặc biệt là những vấn đề lập trường cách mạng, về đấu tranh giai cấp, về quan điểm mỹ học và nhiệm vụ của văn nghệ sĩ trong lãnh vực sáng tác. Bên cạnh những bài học có tính cách sách vở là những buổi thuyết trình của một vài cây bút gạo cội ở miền Bắc mà nội dung phô bầy những kinh nghiệm dấn thân của diễn giả trên con đường phục vụ xã hội Xã-hội-Chủ-Nghĩa. Chẳng hạn như nhà thơ Lưu Trọng Lư đã kể lại con đường phục vụ "cách mạng" của mình và kêu gọi văn nghệ sĩ miền Nam hãy mạnh dạn đi theo con đường mà ông đã trải qua. Khoá học cứ thế kéo dài một tháng ròng rã và chấm dứt bằng một màn gọi là "ra điển hình". Nói rõ hơn là Ban tổ chức khoá học đã chỉ định một số văn nghệ sĩ phải đứng ra "bộc bạch” về cá nhân sáng tác của mình. Mỗi người được chỉ định như thế phải lựa chọn 2 trong số tác phẩm đã in để trình bầy trước khóa học và phải trả lời những câu hỏi đại để như : bối cảnh nào, động cơ nào, ý đồ nào đã sáng tác nên tác phẩm đó. Tôi là một trong những người bị chỉ định ra điển hình. Ngoài tôi ra còn có nhà thơ Phạm Thiên Thư, nhà thơ Tường Linh, nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ, nhà văn Lệ Hằng...

Việt Tide: Anh đã chuẩn bị gì cho sự xuất hiện trước khoá học ?

Nhật Tiến: Trước khi ra "điển hình" chừng một tuần lễ thì Vũ Hạnh là người đã thông báo cho tôi biết về chuyện tôi đã bị chỉ định này. Anh ấy còn cho biết, trong số 2 tác phẩm "tự ý" chọn lựa, bắt buộc phải có cuốn Giấc Ngủ Chập Chờn. Theo một số bà con, hay bạn bè cũ từ ngoài Bắc vào cho biết thì cuốn này đã bị đánh giá là "cực kỳ phản động".

Việt Tide: Anh vừa mới nhắc đến cuốn "Giấc Ngủ Chập Chờn", xin anh nói sơ qua về cuốn truyện đó như thế nào?

Nhật Tiến: Giấc Ngủ Chập Chờn do tôi sáng tác và ấn hành vào khoảng năm 1969, nội dung viết về một vùng xôi đậu ở miền Trung ( hiểu như một vùng nằm giữa lằn ranh Quốc Gia và Cộng Sản, ban ngày thì do bên Quốc Gia kiểm soát, ban đêm thì du kích mò về làm chủ). Ở vùng đất đó, có những gia đình, anh thì đi lính quốc gia bên này, em thì theo đi du kích bên kia, dĩ nhiên là không tránh khỏi cảnh cốt nhục tương tàn. Trong thân phận của những người già cả của vùng đất đó, họ không hề quan tâm hay không hề biết gì đến vấn đề chính trị, và uớc vọng của họ chỉ đơn giản là muốn có một đời sống bình an, ấm no hàng ngày. Một cụ già, nhân vật trong cuốn đó, đã nói với đứa con trai đi theo du kích một câu như sau : " Mầy theo ai mặc cha mầy ! Mà điều đi với bên đây thì còn có đôi giầy, cái áo mà bận. Chớ qua bên đó chết trần chết truồng, ai thương !". Đấy, tâm tình người dân quê chỉ đơn giản có thế, nhưng chỉ như thế thôi cũng đủ bị lên án là bôi nhọ "chính nghĩa" của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

Việt Tide: Thế thì ngày anh phải ra "điển hình" đó ra sao?

Nhật Tiến: Tôi chọn hai cuốn: cuốn thứ nhất là "Giấc Ngủ Chập Chờn" theo Vũ Hạnh gợi ý và cuốn thứ hai là "Thềm Hoang". Và tôi cũng chuẩn bị rất kỹ phần phát biểu của mình, bởi vì theo tôi, đây là một cuộc trực diện công khai giữa một bên là những trí thức thượng thặng của miền Bắc và một bên là chính tôi (do bị chỉ định), coi như một trong những người đại diện cho giới cầm bút miền Nam.

Việt Tide: Và họ đã hỏi anh những câu hỏi như thế nào?

Nhật Tiến: Trước hết họ hỏi về động cơ, hoàn cảnh viết cuốn sách đó. Tôi đã trả lời đại ý: Tôi di cư vào Nam năm 18 tuổi. Khi đó tôi chưa có ý thức chính trị gì nhiều, nhưng trước mắt tôi là cả triệu người di cư từ miền Bắc vào Nam. Điều này cho thấy chủ nghĩa cộng sản đã phải có vấn đề. Tuy nhiên, ý định vào Nam của tôi chỉ thực sự bắt nguồn từ cái tính thích phiêu lưu của tuổi trẻ. Vả lại sau hai năm, sẽ có tổng tuyển cử và tôi sẽ có thể trở về quê quán của mình. Sau đó thì chuyện tổng tuyển cử không được thực hiện và tôi nhận ra rằng miền Nam dần dà hình thành một quốc gia được rất nhiều nước trên thế giới công nhận. Cho nên tôi đã phục vụ quốc gia này trong tư cách một công dân, và trong tư cách công dân, tôi đã viết tác phẩm đó cũng như nhiều cuốn khác. Một câu hỏi khác mà tôi còn ghi nhớ được là của ký giả Thái Bạch, thuộc hàng ngũ những người viết miền Nam. Anh này đứng dậy gằn giọng hỏi tôi: "Anh cho tôi biết, anh có liên hệ gì với tên phản động Nhất Linh?" Tôi chưa kịp trả lời thì chị Nguyễn Thị Vinh đã đứng dậy, chỉ mặt Thái Bạch và nói ngay "Anh muốn biết về Nhất Linh thì hãy hỏi tôi, vì tôi mới là người có nhiều liên hệ với nhà văn Nhất Linh, cả về mặt văn chuơng lẫn đời sống chính trị". Nói chung đa số anh chị em văn nghệ sĩ tham dự khóa vẫn còn giữ được tư cách của người cầm bút. Riêng tôi thì cho rằng cùng lắm thì số phận của mình cũng giống như những anh em đã bị bắt đợt trước thôi. Bản thân tôi và nhà tôi là Đỗ Phương Khanh, trước khi tham dự khóa học cũng đã chuẩn bị sẵn một cái túi xách tay, trong có bàn chải đánh răng, cục xà bông để sẵn sàng đi tù như mọi người khác.

Việt Tide: Có một cuộc đấu khẩu rất sôi động trong khóa học về tương lai của nhà văn miền Nam. Anh có thể kể lại vụ này không?

Nhật Tiến: Một nhà văn nữ miền Nam trong khoá học đã phát biểu tự nhận mình chỉ là đứa trẻ sơ sinh so với những nhà văn miền Bắc đã tham gia "cách mạng" trước đó hàng mấy chục năm, vậy thì cần phải có thời gian học tập để sau này sẽ được cầm bút trở lại. Ngay lập tức, Mai Quốc Liên một cây bút đến từ miền Bắc đã đứng dậy nói ngay " Khóa học này mở ra để các anh các chị hiểu biết về xã hội mới thôi chứ đừng trông mong vào việc cầm bút trở lại. Bởi vì miền Nam các anh các chị làm gì có văn hóa!"

Việt Tide: Phản ứng của anh chị em văn nghệ lúc đó ra sao?

Nhật Tiến: Phải nói là sôi sục. Trước tiên, Đỗ Phương Khanh đứng lên chỉ mặt Mai Quốc Liên và hỏi ngay "Anh vào trong Nam được bao lâu rồi, và anh đã đọc được bao nhiêu tác phẩm của miền Nam rồi mà anh dám nói miền Nam không có văn hóa?" Rồi nhiều người khác cũng nhao lên, cả tôi lẫn nhà văn Nguyễn Thụy Long đều đứng dậy. Không khí lúc đó rất sôi động. Những người điều khiển khóa học vội vã tuyên bố nghỉ giải lao. Khi ra ngoài sân thì Nguyễn Thụy Long có một người đi kè. Vũ Hạnh cũng kè tôi ra một góc sân và bảo: "Anh đừng có nóng. Anh phản ứng như thế người ta sẽ cho là anh phá hoại khóa học". Đến khi tái nhóm thì chúng tôi không thấy mặt Mai Quốc Liên nữa. Qua buổi chiều, Ban tổ chức cho biết Mai Quốc Liên chỉ là thành phần dự thính, không được quyền phát biểu. Vấn đề do đó cũng được bỏ qua đi. Chuyện này, nhà văn Tuấn Huy hiện ở Orange County cũng đã chứng kiến và anh cũng đã viết lại trong một hồi ký đăng trước đây trên nhiều báo ở hải ngoại.

***

Thời điểm Sài Gòn Sau 30-4-75
và Hải ngoại sau 1980

HOÀN CẢNH SÁNG TÁC
của anh chị em văn nghệ sĩ ở quê nhà
( Tạp chí KHAI PHÓNG, xuất bản ở Los Angeles – tháng 12-1981)

Sau năm 1975 , văn nghệ sĩ ở quê nhà đã phải trải qua nhiều thời kỳ sống trong một bầu không khí đe dọa thư­ờng tlực. Trư­ớc hết là đợt tảo thanh sách báo cũ do chi Đòan Thanh Niên và Ban Thông Tin Văn Hóa thuộc các Phư­ờng, Quận tự ý tiến hành coi nh­ư một nhiệm vụ đư­ơng nhiên. Đó là thời kỳ phải nói là "quân hồi vô phèng " nhất, bởi vì trong công việc tiến hành tảo thanh sách báo, không có một chỉ thị nào rõ rệt, không có một tiêu chuẩn nào được đề ra, thậm chí cũng không có một quy định nào ­minh bạch để chỉ định những thành phần nào được quyền xông vào nhà các t­ư gia để khám xét. Chỉ cần một toán thanh niên, bất cứ là từ đâu tới, đeo trên cánh tay trái một sợi băng đỏ và một người trong đám tự xư­ng là đại điện cho Chi Đòan Thanh Niên Phư­ờng, không cần xuất trình giấy tờ chứng minh là cũng đủ khiến cho gia chủ phải mở rộng cửa cho họ ùa vào lục lọi khám xét, không chỉ ở trên kệ sách tr­ưng bầy những sách báo mà cả ở gậm gi­ường, hộc tủ, các xó kẹt, ở phòng ngoài, trong nhà trong, thậm chí đến cả phòng ngủ riêng tư­ cũng bị xộc vào bới lộn lung tung đủ thứ.

Chính căn nhà của tôi đã chịu một cảnh khám xét như­ thế năm 1975 vào khoảng hơn một tháng sau khi miền Nam hoàn toàn rơi vào tay Cộng Sản. Họ đã ùa vào nơi trú ngụ của tôi, theo cung cách nh­ư tôi đã trình bày ở trên, với nhân số 25 người và trong suốt một buổi tối kéo dài từ 6 giờ chiều đến gần 12 giờ đêm. Mấy căn phòng trong căn nhà của tôi trong phút chốc bịến thành một đống rác tràn ngập hồ sơ, giấy tờ, sách báo vứt ngổn ngang bừa bãi, trên nền nhà, giữa lối đi, trong bếp, ngòai sân, không còn thiếu nơi nào là không vư­ơng văi những thư­ từ, tài liệu ghi chép và những bản thảo của những cuốn sách đã in hoặc đang viết dở dang ch­ưa hòan tất. Cuối cùng họ rút đi và mang theo của tôi trên 2000 cuốn sách đủ loại (chất trên một dẫy xe ba gác đậu sẵn ngoài cổng), kể cả những cuốn tự điển Bách Khoa bằng Anh ngữ hay Pháp ngữ. Nhưng tiếc xót nhất là toàn bộ những tác phẩm của giới văn nghệ miền Nam, toàn bản quí có chữ ký và triện son đề tặng của các tác giả, trong số đó có cả những thủ bút của Nhất Linh, Đông Hồ, Vi Huyền Đầc, Vũ Hoàng Ch­ương, Thanh Lãng, Hồ Hữu T­ường ... và nhiều nhà văn, nhà thơ khác.

Cuộc khám xét và tịch thu một cách trắng trợn và vô luật pháp đó đã đem lại cho tôi một nỗi ám ảnh trong suốt những năm sau này khi còn sống dưới chế độ Cộng Sản. Nó dạy cho tôi một bài học bằng kinh nghiệm sống rằng không có gì có thể gọi là an toàn trong đời sống của một ngừơi dân dưới chế độ Cộng Sản. Đối vói giới văn nghệ sáng tác thì điều đó lại càng cần ghi nhớ hơn để không chủ quan khinh th­ường. Chỉ cần sơ sẩy ở một hành vi nhỏ, bỏ v­ương một bài thơ, một đoạn văn, một mẩu nhật ký có t­ư t­ưởng chống đối chế độ thì cuộc đời đang yên lành, trong một sớm, một chiều, có thể qua một ngã rẽ đen tối mới với tù đầy, khổ sai lao động dễ như­ người ta thay đổi một tấm áo.

Tiếp theo đó là chiến dịch ruồng bắt các văn nghệ sĩ, ký giả được thực hiện vào đầu năm 1976. Đây là thời kỳ khủng bố gắt gao nhất đối với anh chị em văn nghệ sĩ. Một bầu không khí nặng nề đến nghẹt thở bao trùm trong giới cầm bút. Hôm nay gặp nhau mỉm c­ười gư­ợng gạo, ngày mai đã có tin về nhau, kẻ này bị bắt ban đêm, kẻ kia bị chận bắt ở đầu phố giữa ban ngày.

Nhiều cuộc lục soát tại nhà các văn nghệ sĩ lại được tung ra, lần này không còn có tinh chất tự phát ở Quận, ở Ph­ường n­ữa mà do những bàn tay chuyên nghiệp của Sở Công An cấp Thành (do Thành Uỷ chỉ đạo ). Ký Giả Lê Văn Vũ Bắc Tiến đã t­ường thuật lại tỉ mỉ một cảnh khám xét này qua một hồi ký đăng tải trên một báo Việt ngữ ở hải ngoại gần đây. Kịch tác gia Minh Đăng Khánh, sau ngày ở tù ra cũng đã mô tả lại cho bạn bè nghe về xen Công an ùa vào nhà khám xét từ mảnh giấy nhỏ bằng 2 ngón tay trở đi cho đến những tập hồ sơ dầy cộm không bỏ sót một chi tiết nào. Chính lần ấy Nhà văn Nguyễn Thụy Long đang ngồi chơi trong nhà Minh Đăng Khánh, không hiểu do linh tính cách nào, mà mới chỉ thoáng nhìn ra cổng thấy lố nhố vài ba ng­ười, Nguyễn Thụy Long đã nhảy băng qua chiếc bàn kê ở bộ salon, chạy tuốt xuống nhà bếp rồi lọt qua cổng sau và vắt giò lên cổ .... chạy thoát !

Sau này ngồi nhắc lại với nhau về kỷ niệm đó, chúng tôi vẫn mỉm c­ười khâm phục Trâu nư­ớc (bịệt hiệu trong làng văn nghệ của Nguyễn Thụy Long ) về cái thành tích nhanh như­ điện xẹt này. Vậy mà bọn công an Thành cũng mau lẹ không thua. Minh Đăng Khánh kể lại rằng vừa
thoáng thấy bóng ng­ười vụt chạy qua bếp, mấy tên Công an đã đổ xô vào nhà và xộc thẳng ra sân sau. Chúng gặp chị Minh Đăng Khánh đang đứng ở đó.

Một tên hỏi :

"Đứa nào vừa chạy qua đây ?".

Chị Khánh điềm tĩnh lắc đầu:

“Làm gì có ai !".

" Rõ ràng chúng tôi thấy có bóng người ở đây vụt ra !".

Chị Khánh nhún vai:

“Vậy là các ông lầm rồi,đó là ông bán ve chai vẫn ghé qua đây hỏi mua đồ cũ trong nhà"

Không nắm được bằng cớ chính xác, mấy tên công an hậm hực quay lên và khởi sự một màn khám xét, bới tung tất cả nhữ­ng chỗ mà chúng nghi ngờ. Cuộc lục soát cũng kéo dài tới 4 tiếng đồng hồ ! Còn gì có thể cất giấu được ?

Một yếu tố khác cũng cần phải ghi nhận là ở quê nhà, ai thoát khỏi cuộc ruồng xét kỳ này thì không có nghĩa là sẽ được buông tha mãi mãi. Ai đã bị bắt, bị giam cầm và rồi được thả ra cũng không có nghĩa là từ đó sẽ được yên thân dù sau đó không có thêm một hành động nào gọi là "chống đối chế độ."

Nh­ư vậy tình cảnh của anh chị em văn nghệ sĩ ở quê nhà là tình cảnh cúa một đờí sống bị đe đọa bắt bớ thư­ờng trực, đêm đêm không bao giờ được nằm yên giấc, một tiếng chó sủa, một giọng nói to, một lời kêu cửa hay có tiếng động cơ xe hơi từ xa vọng lại gần rồi đi ngang qua trước nhà, tất cả đều có thể khiến anh chị em choàng tỉnh lắng nghe, có khi ngồi dậy tính toán dặn dò ng­ười thân để sẵn sàng ứng phó nếu qủa như­ lần đó chính là lần công an Thành đã tới đập cửa. Trong nhà mọi ngư­ời, lúc nào cũng để sẵn một cái túi xách tay, trong đựng một bộ đồ thay đổi, một cái áo ấm, một cái khăn mặt, một cục xà bông và một bộ đồ chảí răng. Có tiền nữa thì thêm vài gói thuốc lá. Ngần ầy đồ dùng sẵn sàng để đó, khi cần tới là có thể xách đi, khởi sự một cuộc đời phải rời bỏ gia đình yên ấm để nếm mùi khổ nhục của lao tù.

Chuẩn bị xong thì chờ đợi. Ngày này qua ngày khác, đêm này qua đêm khác. Có lắm lúc mọi người đã chán ngấy cái cảnh phải choàng tỉnh, ngơ ngác thức dậy vào ban đêm khi nghe tiếng chó sủa, hoặc cân não đã quá căng thẳng về sự đợi chờ. Thôi thì cái gì đến sẽ phải đến, nhiều ng­ười đã cầu mong đàng nào cũng một lần, có bắt thì bắt sớm đi cho rồi, đầu óc sẽ khỏi phải chập chờn sống trong tình cảnh lo âu th­ường trực.

Đó là lý do mà trong suốt 5 năm trời sống dư­ới chế độ C.S. tôi không hoàn tất được một bản thảo nào, dù chỉ là một truyện ngắn. Trong khi đó, bên ngòai xã hội với tất cả những đổi thay đột ngột và phũ phàng của nó, ng­ười làm văn nghệ có bịết bao nhiêu là đề tài để sáng tác. Thậm chí trong vài năm đầu sau 30 tháng 4 ,1975, những anh em chư­a bị bắt giữ, khi gặp nhau chỉ biết hỏi thăm về tình trạng gia đình của nhau một cách e dè. Trừ phi đã thân thiết, tin cậy nhau lắm thì mới dám bầy tỏ cho nhau về những nỗi niềm khao khát xây dựng một tác phẩm viết về xã hội mới. Có thể nói, ai cũng mơ ­ước sẽ có một ngày được cầm bút trở lại để nói lên tất cả những tâm tư của mình, nhưng hầu như­ ai cũng còn kiêng dè trong việc viết lách. Không phải vì không có một chỗ kín đáo để ngồi viết mà vì sợ những cuộc khám xét bất thần ụp đến, nếu đốt không kịp bản thảo thì chắc chắn sẽ lãnh những hậu quả vô cùng nặng nề, không chỉ riêng cho mình mà cả vợ con, gia đình đều bị vạ lây nữa.

Rồi thì thời gian cũng trôi qua, những dữ kiện dầy đặc của đời sống cứ một ngày một chồng chất thêm lên, xô lấn lên nhau, khỏa lấp lẫn nhau, và tôi chợt phát giác ra rằng với trí nhớ ngày càng kém cỏi của mình, tôi không thể ghi gói được hết những biến cố, những trư­ờng hợp, những hoàn cảnh rất cần thiết dùng làm chất liệu cho tác phẩm, nếu không kịp thời ghi chép lại. Như­ vậy dù muốn dù không, tôi vẫn phải cầm bút trở lại không phải để viết một tác phẩm nhưng là để ghi gói những dữ kiện. Tôi ngụy trang cuốn ghi chép tài liệu ấy bằng một cuốn tập soạn bài giáo khoa môn Vật Lý cho học sinh các lớp của ngôi trường mà tôi đang dạy. Tôi chăm chỉ làm công việc ấy mỗi ngày. Có những biến cố tôi ghi lại hàng trang giấy. Có những dữ kiện tôi chỉ viết vắn tắt vài hàng. Lại có những chi tiết mang một nội dung liên hệ đến vấn đề an ninh sinh tử của những người khác thì tôi chỉ ghi bằng những ký hiệu riêng.

Nhưng công việc này chỉ kéo dài được vài tháng thì vụ đánh t­ư sản bùng nở ra ở Sài Gòn với tất cả những chiến dịch khủng bố qui mô của C.S. Toàn dân Sài Gòn lại sống trong những ngày cực kỳ ngộp thở. Hầu hết những người buôn bán có máu mặt đều bị những toán thanh niên đóng chốt ngay trong nhà và ở lì vài ba, bốn ngày liền. Nội bất xuất, ngoại bất nhập để các toán công tác thi hành nhiệm vụ khám xét, đào bới, và kiểm kê toàn bộ tài sản. Nhiều gia đình tuy không thuộc diện bị kiểm kê nhưng vẫn bị các toán thanh niên ập vào nhà, chỉ giản dị với lý do : "Tình nghi chứa chấp đồ tẩu tán tài sản của giới thư­ơng nghiệp tư­ bản, t­ư doanh ". Anh chị em văn nghệ sĩ cũng lại phải đôn đáo tẩu tán sách vở của mình nếu còn cất giữ vì các cuộc khám xét lại có thể ùa đến bất chợt, chẳng nhắm vào một đối t­ượng nào duy nhất mà có thể là bất cứ nhà ai.

Trong hoàn cảnh nhà ai cũng có thể bị ruồng xét như­ thế thì còn đâu là chỗ an tòan để cất giấu! Nhiều nhà tư­ởng đã giấu kín được mớ sách quí sau những đợt tảo thanh kỳ trư­ớc, này đâm ra mệt mỏi, thất vọng, chán chư­ờng, bèn đem tất cả những tài liệu còn cất giấu được cho vào bếp đun thay củi ráo trọi. Ở trong nhà của tôi, bên cạnh bếp lúc nào cũng có sẵn hai bao tải, trong đựng toàn những sách quí mà tôi ký cóp mua lại được ở chợ trời những năm sau này. Tôi chuẩn bị nếu có bị phát giác thì sẽ khai là tôi chỉ dùng những sách cũ này để đun bếp trong khi nhà không còn tiền mua than, mua củi.

Ở trong xã hội C.S. con người phải dối trá hèn hạ như­ thế đấy, nhưng vì an ninh bản thân, vì sự ràng buộc với những người thân khác, đành là phải nhẫn nhục, và chẳng còn nói được cái gì khác hơn khi phải đối thoại với loại người không còn tâm địa con người. Trong khung cảnh khét lẹt mùi khủng bố như thế, tôi đành phải đem đốt tập ghi chú của tôi vì nhớ đến những cuộc khám xét tỉ mỉ tại những nhà đã bị kiểm kê, dù có ngụy trang cách nào cũng bị cán bộ moi ra bằng hết với những cuộc đục t­ường, nậy gạch bông ở nền nhà, đào bới từng thư­ớc đất, rỡ tung lên cả những chậu hoa ngoài bờ t­ường, thậm chí có nơi còn bị rỡ cả bồn cầu ra để khám xét nữa.

Cho nên, phải đã trải qua những giờ phút kinh hoàng đó mới thấy rõ được những cố gắng phi thư­ờng của anh chị em cầm bút nào vẫn còn có thể âm thầm sáng tác được, vẫn cất giữ được tài liệu ghi chép và may mắn hơn nữa là đã móc nối được để chuyển ra bên ngoài những bản thảo còn nóng hổi tâm tư của mình. Tuyển tập thơ văn, nhạc “Tắm Mát Ngọn Sông Đào” của 7 tác giả miền Nam là một thí dụ điển hình cho những kỳ công đó.

Tuy nhiên khi những áng văn, thơ ở quê nhà đã lọt ra được tới hải ngoại thì một vấn đề cấp thiết phải được đặt ra đối với giới văn nghệ hiện đang hoạt động ở bên ngoài. Đó là vấn đề làm thế nào vừa vẫn tiếp tục duy trì được tiếng nói của anh chị em ở quê nhà vừa không làm tổn hại đến sự an nguy của chính các anh chị em đó. Sự khai thác một cách vô ý thức tên tuổi của một cây bút còn kẹt lại chẳng những xô đẩy một người trở lại trong lao tù mà còn có thể kéo theo cả một sự khủng bố rộng rãi nếu như­ chúng ta để cho chính quyền CS nắm được những mấu chốt, những bằng chứng cụ thể. Trư­ớc đây, hầu hết báo chí ở hải ngoại đã đãng tải tập bút ký trong tù của nhà văn Phan Nhật Nam thể theo chính ước nguyện cáa nhà văn này. Đó là một bịệt lệ, nhưng không thể coi đó là một tiền lệ. Nếu ở địa vị của Phan Nhật Nam, ta phải hiểu rằng anh ấy đã đi một n­ước bài xả láng bằng tất cả cuộc đời của mình với sự kỳ vọng rằng thế giới bên ngoài sẽ đấu tranh triệt để để vận động cho anh ấy cùng các bạn văn đồng cảnh ngộ được giải thoát cuộc sống lao tù.

Thử hỏi, những tập san, những tạp chí, những tuần báo đã từng đăng tải bút ký của Phan Nhật Nam, thì sau đó họ đã tiến hành công cuộc vận động đúng như­ ­ước muốn của anh ấy hay chưa? Thực tế đã cho thấy câu trả lời khá chua chát và buồn thay, sẽ chỉ riêng một mình Phan Nhật Nam sẽ phải trả cái giá vì sự l­ượng định không đúng mức của mình.

Hỏi như­ vậy, không phải tôi phủ nhận những công trình vận động của một số Hội đoàn, Tổ chức, và Báo chí đối với trường hợp Phan Nhật Nam, nhưng điều mà tôi muốn đề cập đến ở đây là đáng lẽ công cuộc vận động ấy phải được phát động quyết liệt hơn nữa, liên tục hơn nữa, lâu dài hơn nữa tr­ước số phận của một nhà văn đã đấu tranh xả láng bằng cả cuộc đời của mình.

Trong khi tr­ường hợp của nhà văn Phan Nhật Nam vẫn còn nguyên đó thì đã lại có ít nhất hai tờ báo ở ­miền Nam Cali tung ra thêm tr­ường hợp của một nhà văn khác còn ở quê nhà. Thậm chí, một trong hai tờ trên còn mở cả một mục chính thức lấy tên của nhà văn này để đăng tải những sáng tác của chính tác giả gửi ra từ quê nhà.

Trong một cuộc họp mặt " thảo luận bàn tròn " giữa một số anh em cầm bút được tổ chức trong tuần lễ vừa qua, chúng tôi có thảo luận về vấn đề đó. Rất tiếc rằng một số anh em đã chỉ nhìn tr­ường hợp ấy như một cơ hội để mở một cuộc đấu tranh mới trên mặt trận văn hóa, nhưng trong khi đó thực chất ảnh hư­ởng của những cuộc đấu tranh vẫn theo cung cách đó như­ thế nào, thì chỉ cần nhìn vào trường hợp của anh Phan Nhật Nam ta cũng đủ thấy rõ. Một vài anh em khác lại nhìn tr­ường hợp thứ hai nêu ở trên như là biểu tượng của một "anh hùng " và chủ trương phải vinh danh "những anh hùng” đó, với lập luận rằng đặt ra vấn đề an nguy của một anh hùng thì là điều vô lý.

Thật mỉa mai thay cho cái cảnh ngồi bình an ở nư­ớc Mỹ để nói chuyện an nguy của những bạn bè còn đang ở tại Sài Gòn.

Bởi vì rằng vẫn còn có nhiều anh em hiện đang có tờ báo trong tay mà vẫn chủ trư­ơng để tên thật của tác giả đang ở quê nhà nếu một khi có sự đồng ý của các tác giả đó và bởi vì rằng trong cuộc " thảo luận bàn tròn " nêu trên tôi đã cố gắng thuyết phục mà không được, nên tôi đành sử dụng bài báo này như­ một lời biện minh thêm nữa cho lập luận của tôi để mong các anh em có báo chí trong tay suy nghĩ lại.

Không phải rằng tôi là loại ng­ười chết nhát không dám tham dự vào những cuộc vận động, đấu tranh mới cho văn hóa và cho những anh chị em còn kẹt lại ở quê nhà và hơn nữa tôi lại hiện đang cư­ ngụ bình an ở Hoa Kỳ, tôi không có lý do gì để lo sợ cho an ninh bản thân của mình. Tôi cũng quan niệm rằng chẳng anh chị em cầm bút nào ở quê nhà lại muốn tự khoác cho mình cái nhãn hiệu anh hùng cả. Điều khao khát duy nhất của anh chị em là được cầm bút nói lên những suy tư­ của mình và gởi gấm được những tâm tư­ ấy tới đồng bào hải ngoại. Vì vậy điều chính yếu là ta phải duy trì được lâu dài cái tiếng nói quí giá đó dưới những bút hiệu khác hơn là bút hiệu thực sự của tác giả, cho dù tác giả vì lý do đã không đánh giá được thực lực của những nỗ lực bên ngoài nên đã đồng ý cho báo chí hải ngoại nêu tên tuổi đích thực của mình. Tư tưởng, cảm nghĩ, hoàn cảnh xã hội đều nằm trong nội dung của bài viết chứ không nằm ở cái tên của tác giả. Do đó không nhất thiết cứ phải nêu tên thật của người viết thì bài viết mới có giá trị. Vì thế tôi vẫn coi trư­ờng hợp của Phan Nhật Nam là một biệt lệ, nhưng không thể lấy đó làm tiền lệ cho những trư­ờng hợp khác.

Song song với việc tiếp tục phổ biến những tác phẩm như­ loại “Tắm Mát Ngọn Sông Đào”, giới cầm bút cũng như­ báo chí ở hải ngoại cũng cần phải đặt vấn đề đấu tranh cho những anh chị em còn đang bị cầm tù một cách rộng rãi và liên tục hơn nữa. Sự thực thì giới cầm bút ở hải ngoại cũng đã có một thực lực rất đáng kể, nếu biết kết hợp trong một chiến dịch vận động ồ ạt, thống nhất, và liên tục thì sẽ thu được nhiều thành quả hơn.

Chúng ta có cả một bó đũa, nhưng xin đừng tự biến mỗi người chỉ là một cây đũa riêng lẻ mà thôi .
NHẬT TIẾN

(còn tiếp)

khieman
12-17-2013, 05:42 AM
.

(tiếp theo)

CHƯƠNG 5
Thời điểm Sài Gòn -Cuối thập niên 70

ÐÃ CÓ MỘT THỜI NHƯ THẾ !
NHẬT TIẾN
LTS Việt Tide số 209 tháng 7-2009 :

Nhà văn Phan Lạc Tiếp, một thành viên nòng cốt của Ủy ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển (Boat People S.O.S Committee - thành lập ở San Diego từ năm 1980 do Giáo sư Nguyễn Hữu Xương làm Chủ tịch) dự tính từ năm 2005 là sẽ cho ấn hành một cuốn sách do ông biên soạn nhằm tổng kết những công việc do Ủy Ban đã từng vận động cho thuyền nhân từ năm 1980 cho đến khi Ủy Ban chấm dứt nhiệm vụ (1990). Cuốn sách mang tựa đề VỚT NGƯỜI BIỂN ĐÔNG, sẽ do Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển, một tổ chức tiếp nối công trình của Ủy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển có trụ sở ở miền Đông Hoa Kỳ, ấn hành. Trong tiến trình biên soạn, tác giả có mời tôi tham gia một bài viết vì tôi cũng là một thành viên của Ủy Ban đã giải thể, hơn thế nữa, còn là một trong những nhân chứng đã trở thành nguyên nhân để Ủy Ban được thành lập.

Bài viết này đáng lẽ chỉ ra mắt độc giả khi cuốn VỚT NGƯỜI BIỂN ĐÔNG được phát hành, nhưng vào thời điểm cộng đồng VN đang sôi nổi tranh đấu chống lại vụ nhà cầm quyền Cộng Sản áp lực hai chính phủ Nam Dương và Mã Lai phá bỏ những tấm bia tưởng niệm thuyền nhân ở Pulau Bidong và Galang, nên với sự chấp thuận của hai nhà văn Phan Lạc Tiếp và Trương Anh Thụy (đại diện Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển), tôi cho đã đăng tải trên báo Việt Tide trước đây và nay xin đưa vào tập tài liệu này, như một đóng góp vào những nỗ lực đấu tranh mà cộng đồng VN đã và đang thực hiện. Việt Tide

Cho đến bây giờ, vào thời điểm 2005, con số vừa tròn để có thể nói là hai mươi lăm năm nhìn lại, tôi chỉ coi thảm kịch trên đảo Kra trong vịnh Thái Lan là một khúc phim cũ mòn đã bị khoả lấp bởi sức sống vươn lên mạnh mẽ của thuyền nhân tỵ nạn và bởi thời gian bao giờ cũng làm tăng lên sự phai nhoà của trí nhớ.

Nhưng không lẽ một thảm kịch như thế, trong đó đã chất chứa không biết bao nhiêu nỗi đau thương, nghẹn ngào, cũng như đã chôn vùi biết bao nhiêu cái chết đớn đau tức tủi của những con người vô tội lại không còn được nhắc đến?

Nếu mà như thế thì lịch sử đâu có lý do để tồn tại? Và nếu thế hệ mai sau muốn tìm lại dấu chân của các bậc cha anh, họ sẽ lấy gì để mà soi rọi? Rồi thêm nữa, những kẻ trong nhiều năm đã từng gây nên nguyên nhân sâu xa của thảm kịch thuyền nhân, gián tiếp xô đẩy hàng triệu con người ra biển cả chẳng lẽ lại được phủi tay, vỗ trắng trách nhiệm, dù chỉ là trách nhiệm tinh thần ?

Chỉ mới nêu ra ngần ấy câu hỏi đã thấy dù là thuyền nhân hay chưa từng là thuyền nhân, cũng không ai muốn để cho những thảm kịch đã xẩy ra ở biển Ðông phải chịu số phận chôn vùi trong lớp bụi quên lãng của thời gian.

Cho nên việc ôn lại những đau thương của thuyền nhân tỵ nạn trong muôn ngàn nỗi đau thương của bao nhiêu con người khác nữa kể từ sau biến cố 30-4-1975 sẽ chẳng phải là việc khơi lại hận thù, nhưng là chuyện cần thiết phải làm. Làm để dựng lại một mảnh gương lịch sử cho đời sau, để gìn giữ những chứng tích trước công lý ngõ hầu sau này trả lại công bằng cho mọi thành phần dân tộc trong ngày phán xét của lịch sử. Và thêm nữa, một mai, khi bình minh ló dạng trên quê hương, những tượng đài gian dối, những danh nhân biển sắt đầu đường bất xứng, những tên tuổi được ca ngợi một cách xảo trá trong sách vở mà trong nước đã in ...tất cả sẽ nhờ những công việc nhắc nhở này mà được sắp xếp lại. Tính chất vàng thau không thể vì nhu cầu chính trị nhất thời hay riêng tư mà lẫn lộn trong những trang sử của dân tộc vì chúng ta chỉ có thể trân trọng gửi lại cho con cháu những trang sử ghi chép sự thật mà thôi !

Trong những ý nghĩ như thế, tôi hoàn toàn tán đồng và khích lệ các cựu thành viên của Uỷ Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển (Boat People S.O.S Committee) biên soạn và ấn hành cuốn sách mà bạn đọc đang cầm trên tay. Về phần cá nhân, tôi xin đóng góp bài viết nhỏ này trong cương vị của một trong những nhân chứng đã trở thành nguyên nhân để Uỷ Ban nói trên được thành lập.


***
Sau 30-4-1975, tôi không có cơ hội đi thoát và đã ở lại Việt Nam.

Trong hơn 4 năm trời ròng rã, tôi đã chứng kiến hay đã trải qua khá đầy đủ những hệ lụy của một con người sống trong cái mô hình xã hội do những người Cộng Sản tạo dựng nên. Ðấy là một xã hội hoàn toàn mất tự do, đầy dẫy những bất công phi lý và toàn bộ guồng máy điều hành đất nước đã được đặt trong tay những con người ngu muội, thiển cận, nhìn đâu cũng thấy kẻ thù và sẵn sàng áp đặt mọi thứ luật lệ bất công lên đầu các tầng lớp quần chúng để dễ dàng trấn áp.

Cho nên cùng với hàng triệu con người VN khác, tôi đã xuống thuyền đi tìm Tự do !

Nhà văn Phan Lạc Tiếp, vốn là một sĩ quan Hải Quân, đã từng ra khơi ở Thái Bình Dương, khi nhắc đến biển, ông không khỏi đưa ra những hình ảnh hãi hùng:

“Có những đêm trời biển đen đặc liền nhau như một miếng thạch, sóng gió ầm ầm, con tàu dài trên trăm thước, có thể chở cả trăm chiếc xe GMC, khi tàu cỡi trên ngọn sóng, rồi bất thình lình rơi thõm xuống trũng sóng, hẫng đi, toàn thân tàu rùng rùng chuyển mình như có thể gãy ra làm đôi. Khi mũi tàu chúi xuống, lái tàu bị hổng trên không, con tàu chơi vơi, bánh lái nhẹ tênh, mũi tàu chao đi, mất hướng trong mấy phút. Những phút như thế, dù đã dự trù, chằng buộc, vẫn không thiếu những đồ vật rơi đổ. Ðôi khi dầu lộn nước, máy tắt, đèn tắt. Cả tàu tối om trong năm bảy phút. Dù biết mọi sự sẽ được sửa chữa, bình thường, nhưng không phải những người trên tàu không lo sợ. Vì thế tôi nghĩ rằng chỉ những người không hiểu gì về biển mới dám liều đi như thế. “

Thế mà chúng tôi đã ra đi, không phải bằng con tầu dài trên trăm thước chứa nổi cả hàng trăm xe vận tải, mà trên những con thuyền mỏng manh dài không quá hai chục thước, chật ních người, chỉ ngồi bó gối cũng đã hết chỗ.

Và cũng đã có nhiều người ra đi trong tình trạng như thế, không chỉ một lần mà ba, bốn lần, thậm chí cả trên chục lần. Không phải là họ không biết những hiểm nguy đang chờ đón họ ở ngoài khơi mù mịt. Nhưng họ chỉ có một tâm niệm duy nhất là trốn chạy khỏi cái xứ sở, cái quê hương của chính họ vốn đang nằm trong vòng kiềm toả của chế độ CS.

Thế mới biết, khi đem lên bàn cân, chế độ toàn trị của Cộng sản còn khủng khiếp hơn nhiều. Bởi vì đi ra biển, người ta có thể chết trong khoảnh khắc, nhưng ở lại đất nước trong thời điểm đó, con người chỉ thấy cái tương lai sống lầm than và cái chết mòn mỏi kéo dài suốt cả một đời người.

Và đúng như đã có thể dự đoán trước, đoàn người chúng tôi ra đi vào ngày 19 tháng 10 năm 1979 đã gặp và chịu đựng rất nhiều thảm hoạ. Bốn lần bị cướp biển lục soát lấy hết mọi vật dụng quý giá, 21 ngày mòn mỏi bị lôi kéo vào đảo Kra trong Vịnh Thái Lan sống đầy đoạ trong đói khát, tủi nhục, thường xuyên bị hành hạ cho đến khi được Cao Ủy Ty Nạn Liên Hiệp Quốc cứu ra.

Tôi không bao giờ quên cái buổi tối hôm 18-11-1979, ngày đầu tiên sau khi chúng tôi được đưa trở lại đất liền bằng con tầu do ông Theodore Schweitzer, Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ tại Thái Lan thuê ra đón chúng tôi từ đảo Kra về tỉnh Songkhla, miền Nam Thái Lan.

Tôi đã ngồi bó gối dưới ánh sáng của ngọn đèn néon mờ mờ toả xuống hàng hiên phía sau trạm cảnh sát Quận Pakpanang, lòng ngổn ngang trăm mối vì không biết rồi đây tương lai mình sẽ đi về đâu. Dù cơ thể đã suy yếu sau nhiều ngày gian khổ nhưng đầu óc tôi vẫn còn khá tỉnh táo để có thể nhớ lại những gì đã xẩy ra sau 10 ngày lênh đênh trên biển và trong 21 ngày sống trong vòng kiềm toả của đám hải tặc lui tới trên đảo Kra. Biết bao nhiêu nỗi niềm cảm xúc đã trào dâng trong lòng, nhưng trên tất cả hầu như vẫn là một sự hối thúc mạnh mẽ, thúc đẩy tôi phải tìm mọi cách thông báo chuyến đi hãi hùng của mình cho thân nhân, cho bạn bè và đồng bào trong nước được hay, vì vào thời điểm đó đang còn rất nhiều người chuẩn bị ra đi. Ðồng thời tôi cũng muốn đánh động lương tâm thế giới để những thảm kịch cướp bóc, hãm hiếp trên biển cả phải chấm dứt hay ít ra cũng có cơ may giảm thiểu.

Dưới ánh sáng chập chờn và trong cái mái hiên lộng gió ấy, tôi đã viết bài tường thuật: “ Hành Trình Ði Tìm Tự Do Qua Ngả Thái Lan” mà sau này nó đã được công bố rộng rãi trên nhiều cơ sở báo chí, truyền thông và cũng đã được Uỷ ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển cho in trong cuốn Hải Tặc Trong Vịnh Thái Lan ấn hành năm 1981.

Bài viết đã có trong tay, nhưng phổ biến nó thì phải kể tới sự hỗ trợ đầu tiên của những người bạn mà tôi rất thân quý: Nhà văn Lê Tất Ðiều và nhà văn Phan Lạc Tiếp. Họ chính là cái phao đầu tiên mà tôi bám víu để thực hiện được điều mình muốn làm, bởi nếu không có sự tiếp tay tận tình của họ, tôi chẳng thể một mình cáng đáng vì sau vài ngày tạm trú ở trạm cảnh sát, chúng tôi đã được đưa vào nhập trại tỵ nạn SongKhla, tài sản của tôi khi đó chỉ có một chiếc quần đùi đã rách mướp, một cái áo nỉ cộc tay và một đôi dép cao su một bên nhựa mầu xanh, một bên nhựa mầu đỏ, cả hai bên đều đã đổi mầu bạc phếch do tôi đã lượm được đâu đó ở ven rừng quanh đảo Kra. Như vậy thì làm sao tôi có phương tiện để giao dịch với thế giới bên ngoài. Cái áo nỉ cộc tay cũng là thứ tôi lượm được trên đảo mà nhân đây tôi xin phép được viết thêm đôi dòng để làm sáng lại một thứ tình cảm tốt đẹp mà tôi gọi là tình người.

Hồi mới bị kéo vào đảo Kra, tôi còn mặc một cái áo len rất dầy, rất ấm, và nhờ nó, tôi đã trải qua được những đêm ngủ gần bãi biển, chẳng có mái che trên đầu, mỗi đêm trời mưa hai ba trận, phải chạy vào gốc cây rừng ẩn trú trong khi gió lộng thổi rào rào quất vào mặt những hạt mưa lạnh buốt. Thế rồi có một hôm tôi bị một thằng hải tặc nhìn thấy cái áo len còn tươm tất, nó liền bắt tôi lột ra để cho nó lấy mang đi. Những ngày sau đó, tôi lạnh run những lúc đêm về, nhưng may mắn sao, vào một lần đi quanh đảo, tôi bắt gặp cái áo nỉ cộc tay của ai đó vứt ngay trên bờ cỏ. Tôi đã lượm lên và mặc nó suốt những ngày còn lại trên đảo và cả hàng tháng trời sau khi nhập trại Songkhla, cho mãi tới lúc có tiền của thân nhân tiếp tế, tôi mới mua được cái áo ấm khác thay thế. Và cho tới khi đó, một vị phụ nữ đi cùng ghe đã tới gặp tôi. Bà cho biết cái áo nỉ ấy là của bà, bị hải tặc lấy đi, nhưng sau chắc mặc không vừa nó vứt đi và vì thế tôi lượm được, nhưng không rõ là áo của ai. Những ngày sống trên đảo, vị chủ nhân của cái áo ấy đã nhìn thấy tôi mặc, nhưng thấy tôi ốm yếu, trời lại lạnh, nên bà lẳng lặng nhường cho tôi mặc. Nay mọi sự đã ổn định, bà xin lại chiếc áo để giữ làm kỷ niệm. Tôi đã ứa nước mắt trả lại cho bà, và những ngày sau, tôi vẫn còn khóc được mỗi khi nghĩ đến tấm lòng nhường nhịn chia sẻ của bà, đã dành cho tôi ở trong cái hoàn cảnh mà ai nấy đều đói, lạnh và yếu đau hết.

Tình người quả là thứ quý giá biết bao và không một thứ vật chất nào có thể so sánh được. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hoạn nạn, nó lại là một thứ hiếm hoi, cái không hiếm hoi dễ gặp thì lại là sự dửng dưng, tàn nhẫn như thái độ của toán lính hải quân Thái Lan đối với chúng tôi, chỉ một ngày sau khi chúng tôi bị kéo vào đảo Kra.

Ðấy là toán tuần tiễu của hải quân Thái đi trên chiếc tiểu đĩnh mang số hiệu 15, xuất hiện ở ngay ngoài khơi đảo Kra vào đúng một ngày sau khi chúng tôi đặt chân lên đảo. Họ đã dùng xuồng cập đảo để gặp chúng tôi, hỏi han ghi chép đủ điều và sau cùng hứa hẹn sẽ quay trở lại trước khi bỏ đi.

Nhưng họ không bao giờ trở lại hết. Họ cũng chẳng màng đến việc thông báo cho Cao Uỷ Tỵ Nạn ở Thái biết có sự hiện diện của 81 thuyền nhân trên đảo Kra. Một sự tàn nhẫn và lạnh lùng đến độ khó hiểu !

Trong đoàn người đi cùng thuyền với tôi còn có cặp vợ chồng ký giả Dương Phục và Vũ Thanh Thủy. Phục làm phóng viên của đài Phát Thanh Quân Ðội. Thuỷ làm ở đài Tiếng Nói Tự Do. Họ có nhiều đầu mối giao tiếp với các ký giả ngoại quốc, đặc biệt là ở Pháp. Vì thế, sau khi toán hải quân Thái Lan đã nuốt lời hứa, chúng tôi đành phải tìm một phương cách khác. Một lá thư ký tên chung Vũ Thanh Thuỷ và Nhật Tiến viết cho ông Felix Bolo, Chánh văn phòng đại diện Pháp Tấn Xã ở Bangkok đã được gửi tay mang đi, qua một ngư phủ có mặt trên một trong khoảng trên 50 con tầu hải tặc bu quanh đảo. Nội dung lá thư ấy viết bằng tiếng Pháp, tạm dịch như sau:

Kính gửi :
Ông Felix Bolo, Chánh văn phòng
Pháp Tấn Xã (AFP)
Bangkok - Thái Lan

Chúng tôi ký tên dưới đây là VŨ THANH THỦY phóng viên Ðài Tiếng Nói Tự Do (VOF) Việt Nam, và NHẬT TIẾN, nhà văn miền Nam Việt Nam, Phó chủ tịch Trung Tâm Văn Bút VN, Hội viên Hội Văn Bút Quốc Tế (P.E.N Club International), thuộc nhóm 81 người tỵ nạn (có 20 trẻ em và 25 phụ nữ) rời VN đi tìm tự do, trôi giạt trên biển 10 ngày và tới đảo Kra trong vịnh Thái Lan (cách quận Pakpanang khoảng 6 giờ tầu chạy) từ hôm 29 tháng 10 năm 1979.
Hôm nay, ngày 13 tháng 11, tức đã là ngày thứ 15 chúng tôi sống trên đảo này trong điều kiện khủng khiếp, khốn cùng: không thực phẩm, không thuốc men, tất cả những phụ nữ đều phải trốn tránh ở trên núi hay trong rừng vì sợ hãi bọn hải tặc Thái Lan. Cái chết vì sự đói khát, lạnh lẽo và sự bạo hành đã đe dọa chúng tôi từng ngày (đứa con gái của Vũ Thanh Thủy mới sinh được có 4 tháng).
Xin hãy giúp chúng tôi.
Xin hãy thông báo càng sớm càng tốt tin tức của chúng tôi tới tất cả các hãng thông tấn, tới Trung Tâm Văn Bút Thái Lan, luôn cả Hội Hồng Thập Tự Quốc tế.
Xin đừng để chúng tôi chết trên đảo này trong sự bị bỏ rơi và khốn cùng.
Xin thành thật cám ơn ông.
Xin gửi lời chào thân hữu của chúng tôi tới ông JEAN CLAUDE POMONI (báo Le Monde) và tới cô MARIE JOANIDIS.

Viết tại đảo Kra ngày 13 tháng 11 năm 1979
VŨ THANH THỦY - NHẬT TIẾN

Lá thư được gửi đi trong tâm trạng đợi chờ đằng đẵng, nhưng cũng chẳng bao giờ chúng tôi có được hồi âm. Có thể nó đã bị vứt bỏ ngay giữa biển khơi nên không tới tay người nhận, lòng tin tưởng của chúng tôi về tình người, vào khi đó, cũng vì thế mà phai nhạt dần.


***
Nhập trại tỵ nạn Songkhla được ít ngày, ngoài thư từ thông báo cho nhà tôi còn ở VN (Ðỗ Phương Khanh vượt biển tháng 4-1980, tạm trú ở Pulau Tengah - Mã Lai), tôi đã liên lạc và báo tin về chuyến đi hãi hùng của mình cho một người bạn rất thân thiết mà tôi có địa chỉ, đó là nhà văn Lê Tất Ðiều, người đã và hiện đang còn định cư ở San Diego. May mắn thay, cùng cư ngụ ở một nơi với Lê Tất Ðiều còn có nhà văn Phan Lạc Tiếp, một người bạn học cũ của vợ chồng chúng tôi thời còn cắp sách ở Hà Nội mà sau 1975, chúng tôi không có địa chỉ liên lạc. Nhờ nỗ lực mau chóng và chứa chan tình cảm chia sẻ, các anh Lê Tất Ðiều và Phan Lạc Tiếp đã phổ biến rất rộng rãi bài tường thuật “ Hành Trình Ði Tìm Tự Do Qua Ngả Thái Lan”, đặc biệt là trên tờ Người Việt Cali của ký giả Ðỗ Ngọc Yến, tờ Việt Nam Hải Ngoại của Ðinh Thạch Bích, Tờ Ðất Mới của Vũ Ðức Vinh, tờ Văn Nghệ Tiền Phong của Lê Thanh Hoàng, tờ Ngày Nay của Lê Hồng Long, tất cả ở Hoa Kỳ, tờ Quê Mẹ của Võ Văn Ái ở Paris, Pháp quốc, tờ Ðộc Lập của Vũ Ngọc Yên ở Tây Ðức, tờ Chuông Sài Gòn của Nguyễn Vy Tuý ở Úc Châu, cùng nhiều báo Việt ngữ rải rác khắp nơi trên thế giới nữa.

Nhưng điều may mắn hơn nữa, ở San Diego, ngoài Lê Tất Ðiều và Phan Lạc Tiếp cư ngụ, còn có đông đảo đồng hương với nhiều nhân vật có uy tín, có tên tuổi, như Giáo sư Nguyễn Hữu Xương, hoạ sĩ Văn Mộch, luật sư Ðinh Thạch Bích, dược sĩ Lê Phục Thuỷ, ông Nguyễn văn Nghi..v.v..và đặc biệt, có cả một tấm lòng hết sức nhiệt thành và tha thiết với người Việt Nam, đó là dịch giả người Hoa Kỳ, anh James Banerian nữa. Chính những nhân vật này cùng các nhân sĩ khác trong cộng đồng VN ở San Diego đã mau chóng thành lập một tổ chức đáp ứng lời kêu gọi khẩn thiết của chúng tôi.

Uỷ Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển (Boat People S.O.S Committee) chính thức ra đời ngày 27 tháng 2 - 1980 với những hoạt động rất tích cực và hữu hiệu, mà qua đó các bản cáo trạng gửi đi từ hộp thư dành riêng cho trại tỵ nạn : P.O Box 3 Songkhla Thái Lan, ký tên Nhật Tiến - Dương Phục - Vũ Thanh Thuỷ đã được phổ biến rộng rãi, rồi những kháng thư thống thiết đã được Ủy Ban soạn thảo và gửi tới nhiều tổ chức cũng như nhân vật quốc tế, kể cả Quốc Vương và Hoàng Hậu Thái và đặc biệt là những vận động của Uỷ Ban (cùng với tiếng nói của tờ Quê Mẹ ở Paris và nhiều tờ báo Việt ngữ khác ở hải ngoại) mà nhiều con tầu Vớt Người Biển Ðông như Ile de Lumière, Akuna, Cap Anamur, Medecins Sans Frontière, Clara Maersk (Đan Mạch)..v..v.... đã liên tục ra khơi.

Sự đáp ứng sốt sắng cùng những sự bầy tỏ chia sẻ những đớn đau mà chúng tôi đã phải chịu đựng của các đồng hương hải ngọai thực sự đã an ủi và làm ấm lòng chúng tôi, những thuyền nhân sống sót cư ngụ tại các trại tỵ nạn ở Ðông Nam Á, rất nhiều. Mỗi lần có đợt báo mới (Việt ngữ) vào tới trại, lòng chúng tôi rưng rưng không cầm được nước mắt khi được đọc những bản tin tường thuật các cuộc họp mặt, các cuộc mít tinh, các cuộc xuống đường ồn ào của đồng hương trên khắp thế giới mà nội dung chỉ nhằm mục đích đấu tranh cho thuyền nhân tỵ nạn. Nhiều cáo trạng của chúng tôi đã được đọc lại trong các buổi tổ chức này. Và đồng bào khắp nơi đã khóc cùng với chúng tôi qua những giọt nước mắt xót thương trước những thảm nạn có một không hai trong nửa sau của Thế kỷ Hai Mươi này. Nói vài lời tri ơn về những công cuộc này, tôi nghĩ là chưa đủ nhưng cũng có thể là thừa. Vì đã chung một dòng máu Việt, ai mà không thấu hiểu ý nghĩa của câu: “ Một con ngựa đau, cả tầu không ăn cỏ” .

Những con ngựa đau ấy đã có một thời kỳ làm nhân chứng tố cáo mạnh mẽ trước dư luận thế giới, đặc biệt là trước chính phủ và nhân dân Thái. Tôi còn nhớ một ngày trong tháng 4 năm 1980, vào buổi trưa lúc mọi người trong trại đang dùng bữa thì tên tôi đã được gọi trên loa toàn trại để gọi ra trình diện tại trạm cảnh sát Thái.

Thì ra chính phủ Thái đã cử một Trung Tá cảnh sát lặn lội từ Bangkok về Songkhla ở phía Nam, cách xa hàng ngàn cây số để điều tra hư thực về những bản cáo trạng mà chúng tôi đã công bố. Nào vụ giam giữ 157 thuyền nhân trên đảo Kra với nhiều nạn nhân bị xô xuống biển (tổng cộng có 5 con tầu vượt biên bị hải tặc kéo vào đảo trong lúc chúng tôi đang ở đó, trong số này có 1 thuyền chỉ còn sống sót đúng duy nhất có một người sau khi cả thuyền bị hải tặc xô xuống ở ngoài khơi cách bờ hàng trăm thước), nào vụ một thiếu nữ trốn tránh trong bụi rậm bị hải tặc tưới dầu phóng hoả xua ra khiến cho cô bị cháy hết cả một mảng lưng hàng mấy tháng liền không nằm ngủ trong tư thế bình thường, nào vụ một ông già bị 4 tên hải tặc trên đảo giữ chân, giữ tay và dùng tourne-vis đục một nửa hàm răng trên để lấy đi mấy chiếc răng vàng. v...v...

Viên Trung tá cảnh sát Thái Lan mở hồ sơ chất vấn tôi đến đâu, tôi đều gọi được nhân chứng trong trại ra trực tiếp xác nhận đến đó. Cuối cùng thay vì vẫn còn giữ thái độ giận dữ vì chúng tôi đã “ bôi nhọ danh dự dân tộc Thái” mà ông ta có lúc ban đầu, sau khi nhìn rõ sự thực, chính ông cũng đã phải rút khăn tay lau nước mắt vì xót thương cho những hoàn cảnh quá phũ phàng mà thuyền nhân VN đã phải chịu đựng.

***
Như trên tôi đã trình bầy, thảm kịch trên đảo Kra trong vịnh Thái Lan chỉ là một khúc phim cũ và đã bị khoả lấp bởi sức sống vươn lên mạnh mẽ của thuyền nhân tỵ nạn và cũng bởi thời gian bao giờ cũng làm tăng lên sự phai nhoà của trí nhớ.

Sự nhắc lại những đau thương của thuyền nhân tỵ nạn trong muôn ngàn nỗi đau thương của bao nhiêu con người khác nữa kể từ sau biến cố 30-4-1975 là công việc dựng lại một mảnh gương lịch sử để cho các đời sau nhìn lại. Nó cũng là một thứ chứng tích sống động trước công lý để sự xét xử sau này, từ đó sẽ trả lại công bằng cho mọi thành phần dân tộc.

Hẳn cũng vì những lý do đó mà trong tháng Ba năm nay (2005), hơn một trăm cựu thuyền nhân từ nhiều nơi trên thế giới đã đến Mã Lai và Nam Dương trong cùng một chuyến đi để thăm viếng mồ chôn những thuyền nhân xấu số và thiết lập ở mỗi nơi một tấm bia tưởng niệm. Thế mà chỉ trong vòng không đầy 2 tháng sau, nhà nước CS Việt Nam đã áp lực chính phủ hai nước này huỷ bỏ hai tấm bia đó, đến nỗi tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một khuôn mặt trí thức đấu tranh cho tự do dân chủ hiện còn đang sống ở trong nước đã phải thốt lên trong một cuộc phỏng vấn do phóng viên Ðinh Quang Anh Thái thực hiện trên đài Little Saigon Radio ở Nam Cali qua điện thoại :

“ Nếu thật sự có việc nhà cầm quyền Hà Nội đã áp lực với hai chính phủ Mã Lai và Nam Dương đập phá bia tưởng niệm, tức là miếu thờ của thuyền nhân Việt Nam ở Bidong và Galang, thì đó là một hành động ngu xuẩn và tàn bạo không thể tưởng tượng được.”

Vào thời điểm tôi viết bài này, tấm bia ở Galang, Nam Dương đã bị đục bỏ đi rồi, còn tấm bia ở Pulau Bidong, Mã Lai thì đang ở trong vòng vận động hay tranh cãi, chưa biết số phận của nó sẽ ra sao. Nhưng sự việc đã cho thấy nhà nước Cộng sản VN dù đang kêu gào mở cửa, đổi mới, nhưng họ vẫn tiếp tục xuyên tạc hay bôi xoá lịch sử.

Những tấm bia cụ thể có thể bị những âm mưu chính trị đục bỏ nhưng ai có thể xoá được tấm bia đã ghi sâu trong lòng của những người Việt Nam tỵ nạn?

Thế thì cái trò ngu xuẩn đòi phá bỏ những tấm bia lưu niệm ở Pulau Bidong và Galang chỉ một lần nữa khẳng định thêm chính nghĩa mà thuyền nhân đã mang theo khi họ liều chết ra khơi.

Ngoài những lý do kể trên, tôi cũng mong mỏi bài viết này, tuy nhỏ bé nhưng cũng đủ thay cho một nén hương lòng, thắp lên để tưởng niệm biết bao nhiêu con người đã vùi thây oan khốc trên biển cả, trong rừng sâu, trên đường họ trốn chạy một chế độ tàn bạo đang ở vào một thời kỳ mông muội nhất so với cộng đồng nhân loại.


Garden Grove, California ngày 1 tháng 7 năm 2005.
NHẬT TIẾN
(còn tiếp)
.

khieman
12-18-2013, 06:49 AM
(tiếp theo)


CHƯƠNG 6

Sinh hoạt văn hoạt Văn Học Nghệ Thuật ở hải ngoại
Thời điểm thập niên 80
***


Nhật Tiến vẫn đứng ở ngoài nắng
Mai Thảo




http://pppre.s3.amazonaws.com/2a1a7c8b271371fd/4ef244b28ede4b42b5c22f97df2f4f68.jpg (http://pppre.s3.amazonaws.com/2a1a7c8b271371fd/4ef244b28ede4b42b5c22f97df2f4f68.jpg)


Một buổi chiều Sài gòn, ít ngày sau khi 30 tháng tư 1975,ngồi sau chiếc xe gắn máy của Duyên Anh, cùng tác giả Ngựa Chứng Trong Sân Trư­ờng dạo quanh một vòng trên những phố phường tan hoang của thành phố vừa đổi chủ, tôi bỗng nhìn thấy Nguyễn Thụy Long trên một khúc vỉa hè ở khu đại học Duy Tân. Long ngồi sau một cái quán lộ thiên mới mở, như hàng ngàn cái quán lộ thiên mọc lên như nấm ở Sàigòn lúc bấy giờ. Tác giả Loan Mắt Nhung đang nhậu, mặt mày đỏ xậm, kính trắng dầy cộm. Và cạnh đó, là một quán hàng khác, với Nhật Tiến, Nhật Tiến không nhậu, không nhậu bao giờ, đang lúi húi với một chậu nước và một chồng bát đĩa nhớp trước một gốc cây.

Cái cảnh tượng đập vào mắt tôi lúc đó, về hai cái quán liền sát cùng trước một vỉ tường thấp chạy dài, là cái cảnh tượng của một đối nghịch hoàn toàn. Mang chung sự thất thủ của văn nghệ gác bút ra đường bán quán trước hoàn cảnh mới, cái quán của Nguyễn Thụy Long với những xị đế ngổn ngang trên mặt bàn và mấy người khách hàng trẻ tuổi cùng ngất ngưởng như Long, hiện rõ vẻ bụi đời anh chị. Cái quán của Nhật Tiến khác hẳn. Nó lành mạnh hơn và cũng gia đình hơn gấp bội, với những đĩa rau muống chẻ nhỏ đặt ngay ngắn, bên cạnh là một chảo mỡ sôi bốc khói xanh um, chị Nhật Tiến má hồng cái củi lửa chiên những cái bánh tôm vàng ngậy và đứa cháu lớn, nơ cài mái tóc, váy xếp chững chạc, đang phụ một tay với ông bố nhà văn.

Nhìn Long một bên, Tiến một bên, cùng đã lăn xả ra với sương nắng thời thế với gió bụi hè đường, cũng đã trở thành hai ông chủ quán tài tử bất đắc dĩ, mà quán bạn là quán bạn, quán tôi là quán tôi, bạn anh chị bụi đời, tôi gia đình nghiêm chỉnh, tôi đã nhìn thấy một lần nữa, và lần đó là lần cuối cùng, điều tôi yêu thích và tự hào nhất cho văn nghệ miền Nam 20 năm, là cái trạng thái đa diện và đa dạng không bao giờ đồng dáng và đồng tính. Đó là cái thế giới văn nghệ của mỗi người một trời mình, mỗi kẻ một biển mình. Đó là vùng đất đai văn nghệ của mỗi người một cõi bờ, mỗi người một sông núi.

Cái không đồng dáng không đồng phục nơi mỗi người trước bàn viết cũng như trong đời sống ấy, lại là điều văn nghệ miền Bắc đổ khuôn và con số thù ghét nhất. Và bởi vì thù ghét nhất nên muốn triệt hủy nhất. Đó cũng chính là nguyên nhân của đại nạn đã tới với mọi ngành văn học nghệ thuật muôn hình nghìn vẻ của ta. Và đương nhiên đại nạn ấy cũng đã đến với Nguyễn Thụy Long và Nhật Tiến.

Nhớ hôm đó, tôi và Duyên Anh đã ngừng xe lại. Đã vào ngồi xuống mấy cái ghế đẩu thấp. Đã lên tiếng ca ngợi cái tinh thần quả cảm của gia đình Nhật Tiến, hàng ngày từ thật xa cổng xe lửa Số Sáu xuống, vui vẻ hội nhập được tức khắc vào nếùp sinh hoạt mới ở quanh mình. Nhớ hôm đó, chúng tôi đã ăn ủùng hộ Thềm Hoang Quán mỗi người một đĩa bánh tôm, rất ngon, và tôi đã hỏi đùa Nhật Tiến:

- Rửa bát thạo ngay. Giỏi nhỉ?

Và Nhật Tiến đã cười, nụ cười bình thường chừng mực, nụ cười hơi già trước tuổi một chút của một nhà giáo. Nhật Tiến bao giờ cũng trước hết xác nhận mình là một nhà giáo:

- Giỏi quỷ gì. Việc phải làm thì phải làm. Để cho ai đây.



***

Suốt thời gian những năm sau, buổi chiều hè đường Duy Tân hôm đó thường hằng trở lại trong trí nhớ tôi. Mỗi lần nghĩ đến Nhật Tiến ở xa. Mỗi lần nghe nói về Nhật Tiến. Trở lại, thời kỳ tôi nằm ẩn ở một xóm nhỏ bên quận Bình Thạnh, nghe nói Nhật Tiến cùng dự một khóa học tập chính trị với Hoài Bắc, Thái Thanh, Lệ Hằng và Nguyễân Thị Hoàng. Khi ở Tây Bắc, được tin Nhật Tiến đã cùng gia đinh vượt biển. Khi nghe Ko Kra đảo quỷ. Khi đọc Songkhla trại tù. Khi thấy bản văn đầu của Nhật Tiến gửi sang từ đất Thái. Lúc nhận được bạch thư cứu nguy người vượt biển, cáo trạng gửi đi cùng khắp thế giới về c­ướp biển Thái Lan. Và mới đây chuyến đi âu Châu của Nhật Tiến. Và vừa đây, một buổi trưa chủ nhật, đến gặp tác giả Thềm Hoang trong ngôi nhà mới dọn đến của gia đình ông ở đường King, một khu vực yên tĩnh của thành phố Santa Ana.


***


Ba giờ chiều. Nắng cuối năm có hơi lạnh lùa vào từ một triền núi xanh thẫm ở xa xa gợi nhớ tới đỏ au rạo rực những gò má thiếu nữ Đà Lạt những mùa thu về trên cao nguyên và thông rừng đất nước. Ngôi nhà thấp. Thảm cỏ trên lối vào. Cửa ga-ra mở rộng. Căn phòng khách, hai họa phẩm lập thể lớn treo tới sát trần ngó xuống tấm hình trẻ măng tươi cười của người đoạt Giải Thưởng Vãn Chương Toàn Quốc 1961, tấm hình đánh dấu thời kỳ chủ bút Thiếu Nhi, thời kỳ giám đốc Huyền Trân. Mặt bàn, chân ghế bừa bộn sách báo, tài liệu và những xấp photocopie bản thảo, là phương cách cất giữ từng dòng chữ viết ra cực kỳ cẩn thận ở Nhật Tiến. Chuông điện thoại reo. Thấp thoáng một bóng con gái. Đứa cháu chiều nào nơ cài mái tóc , váy xếp chững chạc ngồi phụ bố một tay dưới gốc cầy Duy Tân, đã thiếu nữ và đang quay lưng điện đàm với bạn. Rồi Nhật Tiến, tóc ngắn, kính trắng, rắn rỏi từ một phòng trong nhanh nhẹn đi ra.

Một tách trà nóng. Ông tới muộn vậy. Và trong khi Nhật Tiến chọn vài tấm hình cho in trong phần chân dung, tôi nhìn ngắm người bạn đã có những hoạt động tích cực mạnh mẽ nhất trong bọn chúng tôi từ ngày tới Mỹ. Bảy năm đã trôi qua. Bảy năm thân thế tử sinh, xấp ngửa hình hài, kín trùm giông bão. Bảy năm của ở lại, của lên đường, của gặp nạn, của tới bến. Mỗi chặng, mỗi đoạn của hành trình một đời là một tầng đầu, một tầng hai địa ngục.

Nhưng bản năng tồn tại và khả năng phục hồi ở Nhật Tiến thật mạnh, khiến so với ở nhà thấy ông cũng chẳng đổi thay gì mấy. Như những người có một tầm vóc nhỏ nhắn, rằn rỏi, lại sống một đời sống hàng ngày rất lành mạnh chừng mực - điều nầy thấy thật rõ ở người bạn thân của ông là Lê Tất Điều - Nhật Tiến chưa hề bị khối đá tháng ngày đè nặng, vẫn ở giữa vùng trời sáng láng nhất của tuổi trung niên. Hèn nào đời sống vẫn băng băng, thế sống vẫn lấp lánh, dáng sống vẫn mũi kiếm, những hoạt động nhiều mặt vẫn thật đều thật khỏe. Ông nói lát nữa đi họp. Sẽ có bài thuyết trình ở hội nghị giáo giới. Ông thuật vừa ở Sacramento về, kêu gọi cứu nguy người vượt biển, tố cáo tệ nạn hải tặc - Nhật Tiến vừa rời khỏi Songkhla - rồi lại hoành hành dữ dội ở vịnh biển Thái Lan. Những việc làm khác, không nói, chiếm hết thời giờ, lấp đầy được cái khoảng trống vĩ đại mọi người đều ít nhiều cảm thấy về ngày tháng trên xứ sở này. Sống và viết. Đi và thuyết trình. Đến và hội nghị. Trở lại và lên tiếng. Hai trăm trang bạch thư. Một trăm trang cáo trạng. Thơ nói sẽ trở về dòng sông xa. Truyện kể những khốn cùng xã hội. Tiếp tay cho con tàu Akuna. Đặt lại vấn đề in lại sách. Một con người toàn phần của cộng đồng. Một tham dự thường trực với tập thể. Tiếng Kèn đã in ra. Sắp in tiếp Mồ Hôi Của Đá. Hôm qua, theo anh em Khai Phóng đi cắt cỏ mướn trong những khu vườn Beverly Hills, vầng trán cháy nắng. Chủ Nhật chăn đoàn sói con đi cắm trại, cái khăn vàng ở cổ, hướng đạo từ ngày xưa, vẫn huynh trưởng bây giờ.


***


Đó Nhật Tiến hiện giờ, Nhật Tiến lưu vong, Nhật Tiến ở Mỹ. Nhật Tiến mà Võ Phiến: "...hắn còn viết được khá lắm ông ơi", mà Đỗ Quý Toàn: "...hắn tới rồi thúc đẩy mọi người cùng phải viết". Nhật Tiến của lát nữa ra khỏi nhà đi họp, chiều tối mới về, sáng ngày mai lại cắt cỏ dưới nắng, ngọn đèn bàn viết sáng mãi tới khuya cho bài tham luận phải hoàn tất đêm nay.

Tôi ra về, cho Nhật Tiến đi họp. Tác giả Thềm Hoang đã ra xe: "Hôm nào ông tới đây ngủ lại một đêm, mình trò chuyện".... "Ừ, hôm nào sẽ tới".

Bốn giờ chiều. Cái nắng cuối năm của Santa Ana vẫn trải lụa trên những lòng đường yên tĩnh. Cái nắng càng về chiều càng tuyệt đẹp. Cái nắng rất mùa thu, lả lả, ngây ngây, châm kim vào da thịt, như từ một tứ thơ Đinh Hùng thả xuống, như từ một trang tiểu thuyết Nhất Linh đi ra. Cái nắng còn đuổi theo bước chân của Dũng vượt biên giới sang Tầu, tà áo của Loan vẫn thấp thoáng ở trong vườn, tình yêu lớn lao một đời thả không tiếng những nụ hoa vàng lên mái tóc. Cái nắng Chủ Nhật, cái nắng cực kỳ thanh bình, cực kỳ an toàn còn ở quanh tôi từ ngôi nhà Nhật Tiến đi ra, suy nghĩ tới những cõi nắng, những trời nắng, những cái nắng khác.

Cuối cùng là con đường phải cuốc bộ thăm thắm mịt mùng qua những cánh đồng cháy nắng, những đồi trọc hoang vu đầy những hố bom. Nắng ấy, cháy rực, thiêu đốt là nắng trong “Mẹ Tới Giữa Mùa Xuân”, một truyện ngắn mới của Nhật Tiến. Từ một nhà giáo mẫu mực, hiền hòa, nhỏ nhẹ Ba Sinh đã biến thành một con người dầm mưa dãi nắng suốt ngày ngoài đường phố. Cái nắng cơ cực ấy được tả trong “Trận Đánh Cuối Cùng Của Một Kẻ Sĩ”, một truyện ngắn mới nữa, vẫn của Nhật Tiến. Nhà giáo. Ba Sinh. Nhật Tiến đó không, một phần nào trong nhân vật?


***


Còn bao nhiêu những cõi nắng khác chói chang, dữ dằn đổ lửa như vậy. Những cái nắng thế kỷ, bỏng cháy vai trần hàng triệu con người lầm than trên trái đất, những con người mất quyền làm người, theo Nhật Tiến “nạn nhân của thế lực tiền bạc và thế lực bạo lực” . Những cái nắng Việt Nam. Ôi, cuối cùng là những cái nắng Việt Nam. Nhễ nhại trên bãi mìn Long Giao, nơi đôi chân tù đày của Phan Nhật Nam trên những mảnh thủy tinh vỡ. Ngùn ngụt ở K1, K2. Pleiku, nơi Nguyễn Sỹ Tế, Mặc Thu vác nặng lội qua suối khô trong mệt lả những trưa rừng. Rời những cõi nắng lên đường, những dải nắng vượt tuyến, những thác lửa trại đảo. Hai ngày ở bãi đáp. Bốn phía chung quanh sình lầy mặn chát. Một tháng lênh đênh ngoài biển Đông, nắng quỷ múa cười trên ngàn con sóng dữ, những da dẻ cháy xém, boong tàu lửa bỏng, hải tặc tràn sang, cái nắng kẽm gai trên Ko Kra làm điên loạn thần phách, cái nắng ở Songkhla dưới những tấm tôn hực lửa trên đầu.

Những trong nắng và những ngoài nắng ắy. Nhật Tiến đã thấy, đã trải qua, đã viết ra, đã thuật lại. Gọi đó là nắng cáo trạng, nắng bạch thư, gọi đó là nắng Ko Kra, nắng Nhật Tiến.

Trước cái khuynh hướng muôn thuở của con người là sự kiếm tìm những tàn cây đầy bóng mát cho tâm hồn và đời sồng, văn chương bây giờ của Nhật Tiến, những vận động, những lên tiếng không ngừng của Nhật Tiến cho thấy ông vẫn lựa chọn đứng ở đó. Ngoài nắng. Dưới nắng. Thái độ đó có thể bị nhìn thấy là khô cứng quá khích. Hoặc với những tâm hồn đã bóng rợp, một đọa đầy vô ích. Tôi chỉ nhìn thấy tự nhiên và bình th­ường nơi người nhà văn lưu đày ở Nhật Tiến một ý muốn. Cái ý muốn được đứng cùng, đứng mãi với vượt biển thê thảm như đứng với quê nhà, với Việt Nam.


MAI THẢO
(trong tác phẩm Chân Dung, trang 154-157)


***
Tạp Ghi Văn Nghệ


Nhà văn vẫn đứng ngoài nắng : Nhật Tiến
Nguyễn Mạnh Trinh

Nhà văn Nhật Tiến là nhà văn của tuổi thơ, của những bức xúc về một cuộc chiến tranh và là một người lưu lạc suy ngẫm về thân phận của mình và của chung một thế hệ phải trải qua những ngày chiến tranh và những ngày hậu chiến tranh mà những bi thảm, những bất toàn của xã hội lại còn đáng sợ hơn thời còn khói lửa. Ông viết với tâm cảm mà những ý nghĩ trung thực được biểu lộ không e ngại và là tiếng nói được lắng nghe từ công luận.

Có rất nhiều chân dung nhà văn Nhật Tiến : nhà văn của tuổi thơ bất hạnh, nhà văn của hiện thực xã hội, nhà văn của lưu lạc xứ người, mà mẫu chân dung nào cũng đều có nhiều cá tính văn chương và trong mỗi dòng chữ, mỗi ý tưởng đếu có những thông điệp trao gửi theo.

Tôi đã có dịp phỏng vấn nhà văn Nhật Tiến và ông đã kể về thời gian bắt đầu sáng tác của mình. Lúc còn thơ ấu ông đã đi Hướng Đạo và sau này là một trong những trưởng kỳ cựu của Hướng Đạo Việt Nam. Ông mê thích văn chương và tất cả nỗi đam mê ấy về sau này khi di cư vào Nam ông đã kể lại trong “Thuở mơ làm văn sĩ” do nhà Huyền Trân ấn hành năm 1973 ở Sài Gòn.

Tác phẩm đầu tay của ông là một truyện ngắn được in trên nhật báo Giang Sơn của bác sĩ Hoàng Cơ Bình ở Hà Nội. Ông viết tiếp truyện ngắn nhưng cũng sáng tác qua cả lãnh vực kịch. Vở kịch đầu tiên là một kịch ngắn vui chế giễu về một nhân vật là một nhà thơ háo danh và được đăng trên giai phẩm Xuân của báo Cải Tạo in năm 1953. Tờ báo này có các cây bút khá nổi thời đó như Kim Sinh, Văn Bình, Nhị Lang và do ông Phạm Văn Thụ làm chủ nhiệm. Cùng thời lúc này với ông có nhà thơ Song Hồ, nhà thơ Tô Hà Vân (tức nhà văn Nguyễn Ðình Toàn sau này). .. Nhóm sinh hoạt văn chương ấy hoạt động như những người trẻ yêu văn thơ và đó là thời gian để về sau họ đã thành những cây bút nổi tiếng của hai mươi năm văn học miền Nam.

Di cư vào Nam, ông xuống Bến Tre dạy học ở trường Quang Trung và cuối tuần ông không về Sài Gòn, ở lại trường nên có thời giờ sáng tác. Ông hoàn tất “Những Người Áo Trắng” lấy không gian và thời gian của Hà Nội kể lại chuyện của một cô nữ tu trẻ nguyện tận hiến dâng đời cho Thiên Chúa. Một giáo sư cùng dạy học với ông là Trương Cam Vĩnh đọc và thích thú với tiểu thuyết này đã mang về cho nhà văn Nhất Linh đọc và cho ý kiến. Văn hào Nhất Linh rất khen ngợi và khuyến khích ông nên xuất bản thành sách. Thế là năm 1959, nhà văn Nhật Tiến đã in tác phẩm đầu tay “Những Người Áo Trắng” và bắt đầu cho một hành trình văn chương kéo dài đến hơn nửa thế kỷ sau. Những tác phẩm tiếp theo là Những Vì Sao Lạc, Tay Ngọc, Chuyện Bé Phượng, Chim Hót Trong Lồng..

Chuyện Bé Phượng là một cảnh sống được thu gọn lại trong một viện mồ côi và tất cả các nhân vật cùng đóng vai trò trong một tấn thảm kịch. Ở đó, những trẻ mồ côi được phác họa lại bằng một vài nét nhưng lại biểu trưng được bằng những nét nhân bản. Những nhân vật ấy cũng sinh hoạt như ở ngoài đời thường, cũng có những tị hiềm ganh tị, cũng có những vai đạo đức giả vờ, cũng có những trẻ sớm biết suy nghĩ và có thiện tâm nhưng rốt cuộc lại bị những phần thua thiệt. Như bé Phượng, tốt với cả mọi người nhưng lại bị nhiều chuyện rắc rối vì chính lòng tốt ấy. Cái chết của bé Alice, nguyên nhân gián tiếp vì chia ly với người bạn Thu Thu từng giúp đỡ yêu thương mình và là tấn thảm kịch làm những người đa cảm xúc động. Nhân vật cô bé Cúc đi ăn cắp bị mang vào trong cô nhi viện rồi trốn ra ngoài không phải là một cô bé xấu nết hoàn toàn mà vì để chống đỡ lại những ức hiếp của cuộc đời nên có phản ứng như vậy. Những đứa bé mồ côi bất hạnh đâu phải tất cả là những trẻ hư hỏng nhưng nhiều khi vì hoàn cảnh phải tự vệ để sống còn. Ðó là một thực tế.

Tôi đọc và nhớ lại cái cảm giác ngày xưa của mình về truyện dài này.

Tôi đã sống ở một xóm bình dân và cũng đã chứng kiến nhiều đứa trẻ sống trong gia đình như địa ngục, cha say sưa, mẹ cờ bạc và chúng lớn lên tự nhiên như cây như cỏ, tiêm nhiễm thói hư tật xấu như là một chuyện tất nhiên và khi lớn lên lại tái diễn lại những thảm kịch mà cha mẹ chúng đã thực hiện. Chuyện trẻ thơ ấy sao buồn quá! Và cuộc đời cứ đầy dẫy những chuyện như thế! Thành ra, xúc cảm, hay nao nao trong lòng thuở đó cũng là chuyện đương nhiên. Bây giờ đọc lại, dù đã trải qua nhiều chặng thử lửa ở ngoài đời và chứng kiến biết bao nhiêu chuyện thương tâm, nhưng vẫn nao nao khi nghĩ đến những trẻ thơ bất hạnh mà nhà văn Nhật Tiến đã mô tả trong những tác phẩm của ông. Có phải vì những nét riêng của con người muôn thuở lúc nào và bất cứ ở không gian, thời gian nào cũng làm cho mọi người chúng ta phải động tâm?

Chim Hót Trong Lồng cũng là câu chuyện của một cô bé sống nội trú trong trường Nhà Trắng với các bà sơ chăm sóc và hướng dẫn trong cuộc sống hàng ngày. Những cô bé ngây thơ ấy chưa hiểu được cuộc đời và trong những hoàn cảnh ngặt nghèo thương tâm ấy, sự vươn lên khỏi vị trí thấp hèn trong xã hội thật là khó khăn.

Chim Hót Trong Lồng là 14 lá thư của bé Hạnh viết cho mẹ và sau khi người mẹ chết là những dòng nhật ký ghi chép lại nỗi niềm của một người con gửi cho bà mẹ vừa khuất bóng. Những lá thư viết thật thà đến độ não lòng, hỏi người mẹ những câu hỏi thật ngây thơ nhưng gợi lại thật nhiều buốt xót. Mẹ của Hạnh là một người làm điếm và bị chết vì bệnh hoạn trong nhà thương thí. Trong trường nội trú, Hạnh như sống ở trong một cái lồng và cuộc đời bên ngoài đối với cô hoàn toàn xa lạ. Câu chuyện thật buồn, người buồn và cảnh thì toàn là mưa gió u ám với những không gian lạnh lùng của tu viện, đầy cánh lá rơi và tiếng chuông buồn thảm. Hạnh gặp gỡ mẹ với cả nỗi buồn rầu và ngay trong đám tang người mẹ cũng đầy những bi thảm tang thương. Có một sự đau đớn nào hơn khi đứa con gái viết thư hỏi mẹ có phải mẹ làm nghề điếm phải không và sở của mẹ có to không và nhiều người không? Trong tâm hồn ngây thơ của cô bé, làm điếm cũng là một nghề.

Và mẹ cô vẫn có một chỗ đáng kính trọng như những bà mẹ khác!

Chuyện Chim Hót Trong Lồng với cách diễn tả tự nhiên như thế đã gây cho độc giả nhiều xúc động.

Viết về tuổi thơ không phải chỉ có hai nhà văn Duyên Anh, Nhật Tiến, một viết về tuổi thơ đùa nghịch mộng mơ, và, một viết về những tuổi thơ bất hạnh của những cuộc đời đen tối. Mà còn có Lê văn Trương với “Anh em thằng Việt”, có Hoàng Ngọc Tuấn với “Học trò”, và có nhiều người khác. Dĩ nhiên mỗi người có văn phong riêng, có ngôn ngữ diễn tả riêng. Do đó, khó lòng mà so sánh người này với người kia.

Riêng trường hợp nhà văn Nhật Tiến thì quả ông là một nhà văn hay viết về tuổi thơ bất hạnh. Ông viết rất cảm động, đầy nét nhân bản và dễ làm người đọc chia sẻ với xúc cảm mà ông đã có từ những trang sách. Tôi đoán có lẽ tuổi thơ của ông chắc cũng có những nỗi niềm riêng nên mới có những tâm tình sâu xa đến như thế.

Mỗi nhân vật tuổi thơ của ông đều có những nét riêng, gần gũi với người đọc và cả đời sống thường nhật hàng ngày nữa. Tác giả như hòa đồng vào trong khí hậu của tiểu thuyết, của chuyện kể nên chất chủ quan cũng ít đi. Và như thế câu chuyện trở thành có hồn hơn và lôi cuốn được trí tưởng tượng cũng như niềm cảm xúc.

Hồi trước thời tiền chiến các nhà phê bình văn học thường chỉ trích là các nhà văn trong Tự Lực Văn Ðoàn khi viết về những người cùng khổ thường đứng ở trên vị trí của một người ở trên cao nhìn xuống thấp. Tới bây giờ cũng có nhiều nhà văn khi tả cảnh thuyền nhân cực khổ nhưng lại đóng vai người quan sát rồi phê phán nên khi mô tả những cảnh đau khổ của con người thì lại thấy ở đó có một chút gì độc ác của những người chỉ tả bất hạnh của người khác để làm nổi bật lên cái hạnh phúc của mình.

Với nhà văn Nhật Tiến, ông đã đem tấm lòng nhân ái của mình để chia sẻ với những nhân vật những nỗi bất hạnh. Ở đó, là sự xúc cảm thật. Ở đó, là nỗi niềm chung mang thật. Và độc giả đã cảm thấy được điều đó qua văn phong của ông. Chất nhân bản lúc nào cũng đầy ắp trong ngôn ngữ và ý tưởng.

Trong một cuộc phỏng vấn, nhà văn Nhật Tiến đã phát biểu rằng công việc ra một tờ báo dành cho thiếu nhi (trong khoảng từ 10 đến 15, 16 tuổi hay trình độ từ cuối bậc tiểu học đến hết bậc trung học phổ thông) là mơ ước của ông. Nhất là trong hoàn cảnh của đất nước chúng ta khi xã hội có nhiều hiện tượng băng hoại do văn hóa ngoại lai xâm nhập và cũng do ảnh hưởng chiến tranh. Mãi đến năm 1971 ông mới được sự tài trợ của nhà sách Khai Trí và ra mắt tờ tuần báo Thiếu Nhi vào ngày 15 tháng 8 năm 1971 và đều đặn hàng tuần đến tháng tư năm 1975 thì chấm dứt. Ngoài ra ông còn tổ chức nhiều sinh hoạt khác như tổ chức thư viện cho các em mượn sách về nhà đọc, tổ chức các Gia Ðình Thiếu Nhi ở các tỉnh và các đô thị lớn có những buổi sinh hoạt tập thể ngoài trời, hay tổ chức các cuộc thi viết văn làm thơ cho thiếu nhi và có giải thưởng khá lớn. Nói chung là phối hợp giữa giải trí và giáo dục để các em có những sinh hoạt vui tươi và bổ ích.

Sau khi vượt biển sống ở hải ngoại, nhà văn Nhật Tiến cũng làm chủ bút tờ Tuổi Hoa của nhà văn Quyên Di một thời gian và lúc nào cũng chú tâm đến lớp tuổi măng non ở hải ngoại.

Trong tác phẩm “Chân dung mười lăm nhà văn nhà thơ Việt Nam”, nhà văn Mai Thảo đã viết “Nhật Tiến vẫn đứng ở ngoài nắng” Ông nói về những “cơn nắng chói chang dữ dằn đổ lửa” của dân tộc Việt Nam. Những cái nắng của thế kỷ, bỏng cháy trên vai trần của hàng triệu con người lầm than trên trái đất, của những con người bị mất quyền làm người, nạn nhân của thế lực tiền bạc và thế lực bạo lực. Những cái nắng nhễ nhại trên bãi mìn nơi Phan Nhật Nam lê gót tù nhân như đi trên thủy tinh vỡ. Những cái nắng ngùn ngụt ở Gia Trung, nơi những Doãn Quốc Sỹ, những Nguyễn Sỹ Tế, mệt lả mồ hôi mang vác những thân cây nặng nề trong thân phận của người tù khổ sai. Và những cái nắng của ngày vượt biên khát đắng và thiêu đốt con người. Hay cái nắng của đảo hoang Ko Kra, nơi những hải tặc hiện hình làm quỷ sứ. Những cơn nắng thiêu cháy con người, những đỏ lửa hun đốt cõi đời.

Và nhà văn Mai Thảo viết :

“Những trong nắng và những ngoài nắng ấy, Nhật Tiến đã thấy đã trải qua, đã viết ra, đã thuật lại. Gọi đó là nắng cáo trạng, nắng bạch thư, gọi đó là nắng Ko Kra, nắng Nhật Tiến. Trước cái khuynh hướng muôn thuở của con người là sự kiếm tìm những tàn cây đầy bóng mát cho tâm hồn và đời sống văn chương bây giờ của Nhật Tiến, những vận động, những lên tiếng không ngừng của Nhật Tiến cho thấy ông vẫn lựa chọn đứng ở đó. Ngoài nắng. Giữa nắng. Thái độ ấy có thể bị nhìn là khô cứng quá khích. Hoặc với những tâm hồn bóng rợp là một đọa đầy vô ích. Tôi chỉ nhìn thấy tự nhiên và bình thường nơi người nhà văn lưu đày ở Nhật Tiến một ý muốn. Cái ý muốn được đứng cùng, đứng mãi với vượt biển thê thảm như đứng với quê nhà, với Việt nam”

Có một sự kiện mà rất nhiều sách vở hoặc tư liệu ghi chép lại. Ðó là bài điếu văn nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam mà nhà văn Nhật Tiến đã ứng khẩu khi hạ huyệt.

Nhà văn Nhất Linh là một lãnh tụ đối lập với chính quyền của tổng thống Ngô đình Diệm. Ngày 7 tháng 7 năm 1963 ông bị đưa ra tòa để xử án nhưng ông đã tự quyên sinh để phản kháng và cho rằng đời ông chỉ có lịch sử phán đoán công tội mà thôi và hành động đàn áp đối lập bắt giam những lãnh tụ quốc gia sẽ làm cho mất nước về tay Cộng Sản. Ðám tang của ông bị mật vụ bao vây vì chính quyền không muốn bị tai tiếng với dư luận quốc tế nhưng lại có nhiều thanh niên, sinh viên học sinh đến đưa tiễn. Nhà văn Nhật Tiến ở trong phái đoàn của Trung Tâm Văn Bút Việt Nam với tư cách là Phó chủ tịch nên có mặt lúc hạ huyệt và ông đã ứng khẩu bài điếu văn và đọc như là một cách thế phản kháng của người cầm bút trong hoàn cảnh thời thế ấy. Trong khi nhiều lãnh tụ đảng phái bị bắt giữ và các văn nghệ sĩ bị theo dõi thì hành động kể trên phải được coi như một phản ứng can đảm của kẻ sĩ không ngại ngùng trước bạo lực vì có thể bị bắt giam bất cứ lúc nào.

Nhà văn Nhật Tiến là một thành viên nòng cốt của Ủy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển (Boat People S.O.S Committee) và Ủy ban này đã viết bạch thư để phổ biến trên khắp thế giới thân phận bi đát của thuyền nhân Việt Nam vì tệ nạn hải tặc. Những công việc ấy đã có kết quả lớn, làm thế giới hiểu được tệ trạng hải tặc và đánh động được lương tâm của nhân loại để cứu giúp thuyền nhân. Nhà văn Nhật Tiến đã hy sinh công sức đi khắp nơi trên thế giới để xin thế giới hỗ trợ. Có lẽ cái nắng của đảo quỷ Ko Kra vẫn còn rát bỏng đôi vai ông để ông tích cực làm một công việc nặng nề như thế?

Thời gian 1960-1975 là một thời kỳ bất hạnh của dân tôc Việt Nam. Chiến tranh gây ra bao nhiêu là tàn phá và chết chóc. Sống trong những bi thảm ấy, nhà văn Nhật Tiến chắc cũng có những suy tư về cuộc chiến này và có những tác phẩm mà chủ đề về cuộc chiến đã qua.

Ông cũng đã nhìn ngắm cuộc chiến bằng những tác phẩm độc đáo mà tiêu biểu là tiểu thuyết “Giấc ngủ chập chờn” và tập truyện ngắn “Tặng phẩm của dòng sông”.

“Giấc ngủ chập chờn” là tiểu thuyết viết về đời sống của những người ở vùng “xôi đậu”, ngày thì quốc gia giữ an ninh nhưng đêm thì du kích Việt Cộng về quấy phá. Câu chuyện nói về thân phận xót xa của những nạn nhân bị đẩy vào một cuộc chém giết mà không một ai muốn . Ðối thủ với nhau, chong họng súng vào nhau mà lại là những đứa bạn thời thơ ấu, những đứa cùng ngồi với nhau trên băng ghế nhà trường. Họ chém giết lẫn nhau, để càng ngày trên cuộc đời này dần dần vắng đi những khuôn mặt, những con người của một thuở nào thơ ấu ngày xưa. Không có bi thảm nào hơn khi hai anh em ruột mà lại ở hai bên chiến tuyến và đe dọa giết nhau còn hơn quân thù là hai anh em Hoành và Há. Và, cuộc tình thời chiến cũng là cuộc tình tay ba giữa hai anh em và Thư. Rốt cuộc Hoanh bỏ đi biệt kích Mỹ, còn Thư thì nhìn quang cảnh của một thị xã chiến tranh và đi lên tỉnh để rời xa một nơi mà những tấn thảm kịch đã đổ xuống đầu những người dân quê khốn khổ một cổ hai tròng.

Hình như về sau này khi Việt Cộng đã chiếm được miền Nam thì nhà văn Nhật Tiến đã bị hạch hỏi nhiều về cuốn tiểu thuyết “ Giấc ngủ chập chờn ” này.


(còn tiếp)

khieman
12-18-2013, 07:13 AM
(tiếp theo)


Ông có những truyện ngắn như Tặng phẩm của dòng sông, Giọt lệ đen, Đường vào trần gian.... mà chủ đề xoay quanh những thảm cảnh của thời chiến. Truyện Tặng phẩm của dòng sông là chuyện của con bò bị chết trôi theo dòng sông tấp vào chân cầu và bị những người dân quê đang tan tác trong lửa đạn đem lên xẻ thịt để ăn .. Truyện Giọt Lệ Ðen là chuyện một cô gái điếm thời lính Mỹ còn ở VN, khi xẩy thai đem chôn cái hài nhi có nước da đen nhẫy, còn truyện ngắn Đường vào trần gian thì diễn tả hoàn cảnh của hai angm mồ côi Tư Híp và Út. Tư Híp đến tuổi phải vào lính và phải mang thằng Út vào trại và nhờ có Hiên làm trong nhà bếp để săn sóc thằng nhỏ trong khi người anh bận hành quân xa. Những hoàn cảnh dị thường của chiến tranh.

Sáng tác đầu tay về Kịch của nhà văn Nhật Tiến là một vở kịch vui ông viết khi còn ở tuổi học sinh như đã nói ở trên. Sau này, năm 1962, ông cũng còn soạn kịch cho tráng đoàn Hướng Đạo Bạch Đằng, vở Cơn Giông trình diễn ở rạp Thống Nhất Sài Gòn để lấy tiền giúp đồng bào bão lụt miền Tây. Ngoài ra, ông còn một tác phẩm khác ang quan đến kịch là cuốn tiểu thuyết kịch Người Kéo Màn.

Tại sao gọi là tiểu thuyết kịch?

Ðó là một kỹ thuật kịch khá mới đối với nghệ thuật Việt Nam. Ông mang những yếu tố của tiểu thuyết vào kịch, sử dụng phương pháp tả cảnh xen lẫn vào trong phần đối thoại kịch của từng nhân vật và từ đó ở những không gian, thời gian khác nhau để ngắm nhìn sự kiện như một góc độ để nhận định và diễn tả.

Người Kéo Màn viết về xã hội và môi trường của những nghệ sĩ mà những nhân vật như ông lão kéo màn, người nhạc sĩ thổi kèn clarinette, đứa bé, cô gái còn trong trắng, chỉ là những tượng hình để người kéo màn nói đến cuộc đời với những sự sắp xếp của định mệnh. Từ những góc cạnh nhìn ngắm, cuộc sống trải ra nhiều mặt mà cái giả tạo hào nhoáng bên ngoài đã che lấp đi cái phần chân thực bên trong. Cuộc đời như một vở kịch, với những nét đẹp đẽ hào nhoáng ở ngoài tiền trường sân khấu nhưng ở bên trong lại là những phản diện đen tối đến không ngờ được. Những nhân vật hành xử và đối thoại nhiều khi đối nghịch với nhau và ở trong những chi tiết thực của cuộc sống để tượng hình cái giả của vở kịch. Người viết kịch nhiều lúc muốn là một diễn viên trong vở kịch và thôi thúc người đọc, người xem gia nhập vào vở kịch như đang sống một ngày, một tháng của cuộc sống chính mình đang diễn ra từng giờ từng phút.

Nhật Tiến còn là nhà văn xã hội mà tác phẩm tiêu biểu nhất là Thềm Hoang. Tiểu thuyết này đã đoạt giải văn chương toàn quốc năm 1962. Thềm Hoang là một tiểu thuyết lấy khung cảnh của một xóm lao động nghèo nàn ở ven biên một thành phố. Những nhân vật của truyện này là những người nghèo thất học và ngôn ngữ của họ là sự pha trộn một cách dung tục ngôn ngữ của hai miền Nam Bắc. Cái đặc sắc của tiểu thuyết này là tác giả đã phác họa ra những mẫu nhân vật đặc biệt với cá tính riêng và đầy chất sống động chân thực như cuộc sống lầm than của họ đang diễn ra ang ngày.

Trong một bài viết đăng trên tạp chí Văn Học, ông có giải thích tại sao lại chọn nhan đề Thềm Hoang. Khởi đầu khi viết, ông chỉ mang hai chữ đó để ám chỉ một xóm nghèo, mà những túp lều là nơi sinh sống của những người bất hạnh sống bên lề xã hội như những thềm đất hoang sơ bị bỏ rơi quên lãng trong một xã hội sa hoa sung túc. Nhưng, khi kết cuộc cuốn tiểu thuyết này, nhân vật Năm Trà bị phẫn uất đau đớn đến tột cùng nên đã châm lửa đốt rụi cả xóm Cỏ. Và như thế, cái xóm ấy đã thành một mảnh đất đầy tro bụi của những thềm hoang..

Trong tiểu thuyết ấy, có những nhân vật đặc biệt và những ngôn ngữ đặc biệt.

Nhà văn Nhật Tiến đã tạo dựng ra những mẫu nhân vật thật sống động. Họ mang những ngôn ngữ đời thường, của những người Bắc di cư vào Nam pha trộn với ngôn ngữ địa phương. Như cô Huệ với ngôn ngữ chanh chua của một gái điếm:

- Mệt không cô Huệ ơi!

Vẫn cái tiếng chanh chua của Huệ:

- Mệt cái phải gió, cha tổ bố, ít tiền mà cứ muốn của đẹp!

Hay Lão Hói với những câu thơ mà ông ta ang nghiệm như một thuyết lý của định mệnh: tất cả đều có ông trời hết:

Ngọc xuất thiên cung thủ quả châu
Hoàng thiên thương mến quả địa cầu.
Giáng tạo thay đời không tranh đấu
Thế giới thanh bình khỏi thuế sâu..

“ Lão Hói rúc lên cười, hai hàm răng của lão nhô ra, hở hết cả lợi:

- Ông trời chớ ai! Ông trời chớ ai!

- Vậy ai sinh ra ông trời kia chớ?

- Ý! Trời đất ơi! Ðã là ông trời thì ai sinh được ổng nữa cơ chớ ổng là nhứt hết thảy mà..

Huệ phản đối lão bằng cách lấy chân đá một viên sỏi nhỏ về phía lão rồi bỏ đi. Mùi nước hoa thoang thoảng trong gió mát làm mũi lão hếch lên. Lão lim dim nhìn cái mông của nàng ngúng nguẩy theo nhịp bước. Lão nhớ đến câu hát của bác Tốn vẫn thường gảy đàn, giọng vọng ra:

- Cô Huệ ơi
Nếu cô lấy tôi thì tôi xây nhà gạch hai tầng
Tôi mua ô tô cho cô ngự, mua váy đầm cho cô thay…

Rồi những nhân vật khác: Hai Hào, Ðào, Phó Ngữ, bác Nhan, vợ chồng Năm Trà, Cái Hòn, Thằng Ích, U Tám ,.. tất cả những nhân vật ấy sinh hoạt , chửi rủa nhau, giúp đỡ nhau, và cùng chia sẻ với nhau những mảnh đời sống của một xóm nghèo bình dân.

Bà Thụy Khuê nhận xét rằng Thềm Hoang là một tác phẩm không viết về chiến tranh nhưng chống chiến tranh và là một tác phẩm có ý hướng hòa giải hòa hợp dân tộc. Có người đã hỏi tôi có suy nghĩ nào về nhận xét này.

Tôi đọc Thềm Hoang từ lúc còn đi học và lúc đó thì chiến tranh chưa nổ lớn và những cái gọi là hòa giải hòa hợp dân tộc còn xa lạ. Thành ra, tôi rất ngạc nhiên khi đọc những nhận xét của bà Thụy Khuê mà có người thắc mắc ở trên. Tôi nghĩ đó có thể là một cách suy nghĩ đi quá xa trong hoàn cảnh nhà văn Nhật Tiến sáng tác lúc đó. Thời gian mà nhà văn Nhật Tiến viết Thềm Hoang là thời kỳ đệ nhất Cộng Hòa của chính phủ tổng thống Ngô Ðình Diệm. Lúc này cả một triệu người miền Bắc di cư vào miền Nam và đang tạo dựng lại đời sống. Thành ra, ngôn ngữ của những nhân vật Xóm Cỏ pha âm hưởng của nhiều địa phương và có nhiều ngôn ngữ dung tục nhưng được tác giả sử dụng rất tự nhiên nên có sức sống động và lôi cuốn. Như “nói như bố chó xồm” của bác Tốn, như “khí gió đùng lăn chửa” của Huệ, như “chế nhạo cái gì, chế cái nỗ đít” của Hai Hào…

Nếu phát biểu một cách rốt ráo thì, với Thềm Hoang, tôi nghĩ đó là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nhật Tiến. Có thể, trong truyện có nhiều hư cấu nhưng với tôi lại có chất tả thực nhiều hơn. Viết về một xã hội bất hạnh như thế, phải là người đã sống và đã có những cảm giác chân thực của người đã trải qua. Tôi cũng có lúc ở một xóm lao động như xóm Cỏ nên khi đọc những trang sách thường hay hồi tưởng về những tháng ngày cũ. Ở đó, người dân sống tạm bợ qua ngày, và có lúc dù xích mích nhau hay chửi bới nhau nhưng vẫn đậm đà tình hàng xóm láng giềng, chia xẻ với nhau những niềm bất hạnh chung. Họ không có sự cư xử của những người đạo đức giả, mà ở họ là chân thực một tình người không đãi bôi không giả dối và sẵn sàng đùm bọc nhau khi hoạn nạn.

Nhà văn Nhật Tiến làm việc một cách cẩn trọng và rất cố công để tạo ra những mẫu nhân vật độc đáo, có nét chân thực của đời thường nhưng lại biểu hiện được những cá tính của một thời đại họ đang sống. Ông có lần đã viết về cách tạo dựng nhân vật của mình :

“... Tôi đã bỏ ra nhiều ngày để nghiền ngẫm về từng nhân vật trong tác phẩm của mình. Ðể cho lề lối làm việc có vẻ khoa học hơn, tôi đã làm những tấm phiếu trên từng tấm bìa nhỏ. Mỗi tấm có đề tên một nhân vật và trong đó tôi đã ghi chép tất cả mọi đặc tính về hình hài, mọi cá tính, thói quen về tâm lý hay tình cảm và hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh xã hội mà tôi muốn diễn tả. Nhờ những tấm phiếu ghi chép này mà hình ảnh mỗi nhân vật hiện ra rõ nét hơn trong thế giới tưởng tượng của tôi và nó đã giúp tôi diễn tả môt cách rõ ràng mỗi khi ngồi trước trang giấy. Trong quá trình sáng tác tôi luôn luôn tự hỏi điều gì làm cho nhân vật của mình không lẫn lộn với đám đông bình thường và có tính cách nổi bật riêng biệt. Theo tôi đó là sự chú trọng diễn tả thói quen cố hữu của mỗi người, ngôn ngữ đặc trưng mà mỗi nhân vật hay sử dụng và dĩ nhiên mỗi nhân vật phải có một nội tâm riêng biệt do hoàn cảnh xã hội và môi trường chung quanh mà tác phẩm dựng lên..”.

Sau năm 1975, ông ở lại Sài Gòn tới cuối năm 1979 thì vượt biển và định cư ở Hoa Kỳ. Ông cùng với Dương Phục và Vũ Thanh Thủy viết “Hải tặc trong Vịnh Thái lan”, lột trần thảm trạng của thuyền nhân và lên tiếng với cộng đồng quốc tế để can thiệp cho những người tị nạn bất hạnh. Ông tích cực hoạt động trong Ủy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển và sau đó mới có các tàu đi vớt thuyền nhân ở Biển Ðông và các nước trong thế giới tự do cho phép những người tị nạn định cư ở đất nước thứ ba.

Sáng tác của ông trong thời kỳ này là các tập truyện ngắn: Tiếng Kèn, Một Thời Ðang Qua, Cánh Cửa và truyện dài Mồ Hôi Của Ðá.

Chủ đích sáng tác của ông trong thời kỳ này là phản ánh thực trạng của xã hội Việt Nam, và đưa một cái nhìn mới về cuộc chiến tranh đã qua cũng như hướng nhìn mới để vượt qua những chiến tuyến ngăn trở dân tộc trên con đường đoàn kết để xây dựng đất nước. Chính vì chủ trương này mà có sự ngộ nhận và phê phán cho rằng ông thiên tả và kết tội ông đã quên đi cương vị của một nhà văn lưu vong.

Truyện dài Mồ Hôi Của Ðá nội dung ra sao mà gây ra sự tranh luận như vậy? Ở vị trí của một người đọc tôi có nhận xét như thế nào về tác phẩm này? Truyện dài này là câu chuyện xảy ra ở một nhà in và thời gian là sau ngày mà Cộng Sản chiếm đóng miền Nam. Ðó là lúc mà chế độ mới tiếp thu các cơ sở sản xuất mà cả hai bên, những người cai trị và những người bị trị phải sống chung với nhau với những va chạm về ý thức hệ hoặc về những nguyên tắc làm việc. Nguyệt, một công nhân trẻ, tin theo lý tưởng là mình sẽ góp sức để tạo thành một điều gì tốt đẹp, được đề cử làm Bí thư chi đoàn thanh niên của xí nghiệp in và rất hăng hái làm việc trong trách vụ này. Nhưng thực tế không như cô nghĩ nên trở thành người thất vọng ê chề.

Hoàng , một nhà văn từ miền Bắc vào, qua những kinh nghiệm sống của đời mình đã cho rằng chế độ này là một chế độ tồi tệ hơn cả chế độ phong kiến thực dân thời xưa nữa. Toàn, người yêu của Nguyệt, không đồng ý với công việc của Nguyệt mà anh cho là của người theo gió trở cờ, nhưng lại tin vào những người đã thức tỉnh trước thực tế như Hoàng, hay như Năm Tỏa, một cán bộ có suy xét phán đoán, sẽ làm thành những mầm mới lạc quan. Nguyệt sẽ là người đi theo con đường mới để thay đổi nhận thức của mỗi người. Cũng như Hoàng và Toàn cũng bắt đầu khởi đi công cuộc vận động về văn hóa với nhóm văn nghệ Chân Ðất song hành với Nguyệt .

Nhà văn Nhật Tiến cho rằng trong hoàn cảnh hiện tại, phải có nhận thức mới, mà những kẻ ở bên này hoặc bên kia giới tuyến nếu bị đàn áp thì cũng sẽ chọn chung một thế đứng đấu tranh chống lại những kẻ áp bức. Và, bất cứ lúc nào, sự bất công cũng như những hành động không nhân bản cũng là mục tiêu phải đấu tranh để xóa bỏ của dân tộc Việt Nam.

Có một truyện ngắn khác cũng bị phê phán là thiên cộng là truyện ngắn Gặp Gỡ Ngày Cuối Năm, kể lại người anh là đại tá Việt Cộng đến thăm người em là tù cải tạo nhưng người em từ chối không gặp. Ðó là một bi thảm của một cuộc chiến mà anh em ruột thịt đứng hai bên chiến tuyến ghìm súng bắn vào nhau. Ðến khi chiến tranh chấm dứt, vẫn còn nguyên giới tuyến.

Từ Nhật Tiến của lòng nhân ái đối với tuổi thơ bất hạnh đến Nhật Tiến luôn đòi hỏi công bằng cho những người bị đàn áp, và Nhật Tiến của những nhận thức trung thực nhìn về tương lai dân tộc, hình như tôi thấy có nhiều điểm đồng nhất giữa tác giả và tác phẩm

Ở trong bất cứ tác phẩm nào của ông, từ bất cứ thời kỳ nào, tôi vẫn thấy rõ là một con người Nhật Tiến. Ðó là con người của Hướng Đạo, của sự ngay thẳng, của lòng nhân ái luôn đứng về phía của những người yếu thế trong xã hội. Không phải là thái độ cưỡi ngựa xem hoa, coi đau khổ của người khác để làm vui cho chính mình, mà là thái độ của người “ Ðứng ngoài nắng” như nhà văn Mai Thảo nhận xét.

Có lúc tôi thấy nhà văn Nhật Tiến nhiều khi đã quá coi trọng văn chương và vai trò của kẻ sĩ. Mà thực tế, trong một xã hội chiến tranh đầy biến cố, thì lại là một vấn đề khác, khi lý tưởng luôn luôn ở ngoài tầm tay?

Chính nhà văn Nhật Tiến cũng cho rằng khi ông kết cuộc tiểu thuyết Thềm Hoang thì có nhiều người phê bình cho rằng hành động thiêu rụi cả xóm Cỏ của nhân vật Năm Trà là cách giải quyết vấn đề quá dễ dãi và đầy tính tiêu cực. Và ông đã nhận rằng có lúc ông thấy sự nhỏ nhoi và yếu đuối của ngòi bút .

Nhưng không phải giản dị như vậy, trong thâm tâm ông vẫn tin tưởng vào tác dụng của văn học và giá trị trường cửu của nó. Bằng cây bút, ông tranh đấu cho những mục tiêu mà ông tin tưởng. Luôn luôn trung thực và tin vào lẽ phải của cuộc đời, của giá trị của con người dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.

Ở vai trò của một độc giả, tôi thấy những tác phẩm của ông có ngôn ngữ trong sáng và bố cục giản dị. Có người nói ông chịu ảnh hưởng của Tự Lực Văn Ðoàn thời tiền chiến nhưng riêng tôi, lại nghĩ rằng những vấn đề mà ông nêu ra trong tác phẩm của mình gần gũi với đời sống và có sự giản dị tự nhiên của cuộc sống hàng ngày. Ông không cố công sử dụng một kỹ thuật nào khi cầm bút, mà chỉ đem tấm lòng cùng sự trung thực của mình để làm cho độc giả cùng chia sẻ.

Chính thái độ tin tưởng vào con người và những giá trị nhân bản mà ở bất cứ chủ đề nào, có nhiều hay ít sự nhám nhúa đen tối của sự thực, sau cùng vẫn là sự hướng thượng và nhìn vào tương lai .

Ngoài ra, ở đời thường, tôi nhìn ông như một người anh văn chương có nhân cách và lý tưởng. Có một thời gian, khi mới bắt đầu tập tành chữ nghĩa, tôi đã có những cuộc họp mặt hàng tháng ở nhà của ông để cùng với những người anh, người bạn tin tưởng rằng khi ra sống ở nước ngoài là phải mang tâm tình của những người còn ở lại, nói ra những ước muốn và giãi bày những tâm tư thời đại của một giai đoạn vô cùng tệ mạt của lịch sử chúng ta. Không biết có phải đó là một động lực để tôi còn cầm bút đến tận bây giờ không ?


NGUYỄN MẠNH TRINH


***

Cuốn NGƯỜI KÉO MÀN,
tiểu thuyết kịch của NHẬT TIẾN
dưới mắt một nhà văn Tiệp Khắc.


Tôi đã đọc một số tác phẩm của các nhà văn Việt Nam như Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Vũ Bằng và Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương ( Nguyễn Huy Thiệp và Dương Thu Hương qua bản dịch tiếng Pháp). Bây giờ, tôi vui mừng được đọc cuốn tiểu thuyết kịch “ Người Kéo Màn” của nhà văn Nhật Tiến, một nhà văn xuất thân từ Miền Nam VN mà đã có thời kỳ chúng tôi gọi là “nhà văn phía bên kia”, hiện đang định cư tại Mỹ.

Cảm giác đầu tiên của tôi sau khi đọc cuốn này là tôi đã bàng hoàng khi cảm nhận được “ sự giao thoa giữa hai nền văn hoá châu Âu và châu Á”. Với bút pháp đầy trí lực, và cao hơn, tính nhân văn hay nói một cách chính xác là ông đã viết tác phẩm này bằng một trái tim nhân hậu, biết yêu thương và biết cả căm giận. Theo tôi, tác phẩm đã làm nổi lên hai nhân vật chính : thằng bé tên Cưng và lão già kéo màn. Đứa bé là một nhân chứng “ hồn nhiên” cho sự xuống cấp về đạo lý con người trong khi lão kéo màn là một chứng nhân lạnh lùng. Cả hai đã như một thứ đòn bẩy để đẩy lên cái sân khấu rộng rãi nhất, đó là cuộc đời !

Để hướng tới cái Đẹp, người ta phải đánh nhau với bản năng. Người kéo Màn của nhà văn Nhật Tiến đã đem lại cho tôi một niềm tin, đó là : “ Khi đã biết ghê tởm với cái xấu, cái thói vô trách nhiệm thì con người sẽ nhận ra cung cách ứng xử với nhau sao cho tử tế hơn.”

Từ những năm đầu thập niên 60, ( lúc chúng tôi đang chuẩn bị cho việc tiến hành Mùa Xuân Dân Chủ 1968 tại Tiệp), thì ở Việt Nam, nhà văn Nhật Tiến cũng đã khởi sự sáng tác tác phẩm này, tôi coi như ông cũng đã cùng chúng tôi “ làm một cuộc cách mạng về tình yêu thương hướng về cái nhân bản trong con người”.

Khả năng tiếng Việt của tôi không khá lắm nhưng cũng tạm đủ để hiểu được cái thông điệp mà nhà văn Nhật Tiến muốn gửi tới bạn đọc :

“ Hãy sống cho tử tế, lương thiện với nhau trước khi muốn bầy tỏ tình yêu đối với đất nước.”

Tôi hân hạnh được đọc Nhật Tiến và tôi hy vọng Tổ quốc của các bạn, một ngày không xa sẽ thoát khỏi gông cùm chuyên chế của một thể chế độc tài.


Dr. LUBOMIR SVOBODA
(Thành viên Nhóm Hiến Chương 77,
nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu Việt Học )

(còn tiếp)

khieman
12-19-2013, 02:54 AM
(tiếp theo)



CHƯƠNG 7
Thời điểm : California năm 1991


Nhà văn Nhật Tiến trở lại Mỹ
sau ba tuần thăm Việt Nam
Phỏng vấn của Nguyễn Vạn Hùng





SANTA ANA.- Nhà văn Nhật Tiến vừa từ Việt Nam trở lại Hoa Kỳ. Trong thời gian ba tuần lễ, ông đã ở Sài Gòn và ra Bắc, về Phú Thọ xây mộ thân nhân. Trong cuộc phỏng vấn của ký giả Triều Giang trước ngày lên đường, nhà văn Nhật Tiến cho biết mục đích chuyến đi của ông như sau: “Lý do chính là tôi muốn về để thấy tận mắt, nghe tận tai những vấn đề mà tôi vẫn chọn làm đề tài cho những sáng tác của tôi. Tôi không chú trương tất cả mọi nhà vãn phải trở về. Tùy theo khuynh hướng của mỗi người nhưng nếu một nhà văn vẫn còn gắn bó với đề tài Việt Nam như tôi, thì sự trở về cần thiết cho những phản ảnh trung thực trong sáng của họ. Thú thật, tôi xa Việt Nam đã quá lâu (l0 năm) bây giờ mỗi lần cầm bút thấy khó viết và những vấn đề tôi diễn tả tôi cảm thấy nó không thực. Viết theo trí nhớ thì thấy nó khô cằn mà viết theo tin đồn thì không phải là cung cách làm việc của tôi”.

Chủ nhật vừa qua, chúng tôi đã gặp nhà văn Nhật Tiến. Dưới đây là cuộc nói chuyện về chuyến viếng thăm Việt Nam của ông mà chúng tôi đã ghi lại.

Nguyễn Vạn Hùng: Khi về Việt Nam, anh nhân danh một người ty nạn du lịch thăm quê hương hay một người có quốc tịch Mỹ ?

Nhật Tiến: Trên phương diện giấy tờ xin hộ chiếu, tôi là một người tỵ nạn đi về thăm lại gia đình và quê hương. Tuy nhiên,chủ đích chuyến về của tôi là trong tư cách một nhà văn đi tìm chất liệu để sáng tác.

Nguyễn Vạn Hùng: Thế khi vượt biển anh khai với Hoa Kỳ tư cách gì để xin được định cư.

Nhật Tiến: Tôi không phải là một nhà chính trị. Tôi chỉ là một nhà văn.

Nguyễn Vạn Hùng: Báo Sài Gòn Nhỏ tuần qua loan tin có một số nhà văn Việt Nam ở hải ngoại về nước họp với các nhà văn trong nước. Tên những nhà văn này, báo Sài Gòn Nhỏ viết tắl đứng đầu danh sách là NT, có phải là Nhật Tiến không?

Nhật Tiến: Tôi có đọc bản tin này, tôi khẳng định đây là một bản tin hoàn toàn bịa đặt và có ác ý. Bản tin nói là trích dẫn từ tờ Văn Học Nghệ Thuật và tờ Tuổi Trẻ ở Sài Gòn, trong khi đó ở Sài Gòn không có tờ báo nào mang tên Văn Học Nghệ Thuật, còn tờ Tuổi Trẻ thì không được nêu rõ số báo ra ngày nào. Và sẽ chẳng có ai nêu được xuất xứ bởi lẽ tin đó không có thật.

Nguyễn Vạn Hùng: Anh có gặp những nhà văn cộng sản và những nhà văn miền Nam trước 1975 không?

Nhật Tiến: Vì bị công an Văn hóa theo dõi từng đường đi nước bước nên tôi phải giới hạn tối đa những cuộc gặp gỡ các bạn bè văn nghệ trước 1975. Một vài nhà văn ở phía cộng sản có tự ý đến tìm gặp tôi ở khách sạn nơi tôi cư ngụ trong đó có người thuộc phong trào văn chương phản kháng. Riêng nhà văn Việt Nam trước 1975 tôi được gặp hai người. Tôi có đề nghị xin được gặp thăm nhà văn Doãn Quốc Sỹ (hiện đang ngồi tù) nhưng không được chính quyền cho phép.

Nguyễn Vạn Hùng: Việt Nam sau 10 năm anh ra đi, nay trở lại anh thấy những điểm nào nổi bật nhất?

Nhật Tiến: Bất công, tham nhũng, thối nát, thất nghiệp trầm trọng và tình trạng xã hội vô luật pháp là những điều gây cho tôi nhiều ấn tượng buồn bã. Có thể ví guồng máy tham nhũng ớ Việt Nam hiện nay như một bầy đỉa xúm xít rút tỉa sinh lực của cả một dân tộc vốn đã nghèo khó kiệt quệ. Và bầy đỉa đó mỉa mai thay, lại nhân danh một đảng vừa có tính cách Stalinist vừa có tính cách Maoist. Một đảng cộng sản đã lỗi thời.

Nguyễn Vạn Hùng: Hiện tại, theo anh Việt Nam đã có chỗ đứng nào cho các nhà văn muốn tôn trọng sự thật viết theo lương tâm chưa?

Nhật Tiến: Khi chủ trương cởi mở của nhà nước đã khép lại thì không một nhà văn nào ở Việt Nam còn được tự do phổ biến công khai những tác phẩm mang trọn vẹn nội dung mà mình muốn viết. Tuy nhiên, tôi vẫn được đọc một vài tài liệu mới đánh máy và phổ biến một cách hạn chế. Điều đó có nghĩa là tâm tình và khát vọng tự do của những người cầm bút chân chính vẫn còn mạnh mẽ và âm ỉ.

Nguyễn Vạn Hùng: Dưới con mắt nhà văn, anh thấy xã hội Việt Nam hiện nay thế nào?
.
Nhật Tiến: Việt Nam là một quê hương của nghèo đói, chậm tiến và bất công, được cai trị bởi một thiểu số đầy tham vọng về quyền lực.

Nguyễn Vạn Hùng: Anh có nghe gì về phong trào Nguyễn Đan Quế khi anh về thăm nhà?

Nhật Tiến: Theo sự hiểu biết của tôi, trong thời gian hạn hẹp trong ba tuần, tôi không thấy có một ảnh hưởng nào trên mặt nổi, đối với đồng bào trong nước.

Nguyễn Vạn Hùng: Những người làm văn học trong nước nghĩ gì về những người làm văn học nghệ thuật hải ngoại?

Nhật Tiến: Tôi nghĩ rằng mọi người muốn nói: “Hãy nhìn cho rõ thực trạng và những vấn đề thiết thực của quê hương trước khi làm bất cứ một nỗ lực nào để cứu quê hương ra khỏi cảnh lầm than, kiệt quệ như hiện nay”. Đừng bỏ qua động lực kinh tế hiện nắm một vai trò quan trọng trong tiến trình dân chủ hóa Việt Nam. Tôi nghĩ rằng khi bao tử còn trống rỗng hoặc đời sống quá thấp kém ở mức chỉ đủ để sinh tồn, người ta khó có điều kiện phát huy nhu cầu tinh thần cao xa khác. Ngoài ra cũng xin đừng quên rằng bao vây kinh tế địch là mục tiêu tuy chính đáng nhưng đồng thời cũng có tác dụng đầy đọa thêm đời sống vốn đã khốn khổ của mọi người, bởi chính người dân chịu đựng hậu quả trước tiên và trực tiếp nhất.

Nguyễn Vạn Hùng: Như anh vừa nói, anh có ý thăm những nhà văn miền Nam trước 1975 đang ở trong tù?

Nhật Tiến: Vâng. Dù muốn tôi cũng không được phép. Điển hình là nhà văn Doãn Quốc Sỹ. Tôi có đề nghị xin đi thăm nhưng bị từ chối.

Nguyễn Vạn Hùng: Về vụ “Văn nghệ phản kháng” , sau khi anh về thăm quê hương, anh có ý nghĩ gì khác so với trước đây ?

Nhật Tiến: Không. Nó chỉ khẳng định những điều mà chúng tôi đã thực hiện ở ngoài này, chẳng hạn ấn hành tuyển tập “Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương”, là đúng ! Phong trào văn nghệ phản kháng là có thực và những người cầm bút trong nước tham dự phong trào ấy là những người cầm bút can đảm và trung thực. Tuyệt đối không có vấn đề văn nô viết theo chỉ thị. Đấy là một nhận định thô thiển và hẹp hòi.

Nguyễn Vạn Hùng: Về cuốn phim “Chuyện Tử Tể”, anh nghe như thế nào ở trong nước?

Nhật Tiến: Trong một cuộc phỏng vấn được thực hiện ở Tây Đức, chính đạo diễn Trần văn Thủy, tác giả của cuốn phim đã cho biết, cuốn phim Chuyện Tử tế đã gặp nhiều khó khăn khi thực hiện. Tuy nhiên nó vẫn được ra mắt vì hai lý do.Một là nó được ẩn giấu dưới dạng phim tài liệu (phim tài liệu dễ dàng được cho phép hơn phim truyện), hai là nó được lén đưa đi tham dự Đại Hội Điện Ảnh ở Đông Âu và đã giật được Huy chương vàng ở đấy. Với vinh dự công khai này, nhà nước không có lý do gì mà cấm trình chiếu. Dĩ nhiên khán giả hoan nghênh nhiệt liệt vì nội dung đầy tính chất dân lộc và nhân bản của nó.

Nguyễn Vạn Hùng: Theo anh Việt cộng chủ trương gửi văn hóa phẩm ra nước ngoài nhằm mục đích gì?

Nhật Tiến: Vừa tuyên truyền vừa khai thác lợi nhuận.

Nguyễn Vạn Hùng: Khi.về nước, anh có nghe có những sách báo từ hải ngoại gửi về không? Nếu có, phản ứng như thế nào?

Nhật Tiến: Số sách báo gửi từ nước ngoài về trong nước rất hạn hẹp, chưa gây được tiếng vang nào đáng kể trong quần chúng. Có lẽ hầu hết tin tức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ ở nước ngoài chỉ lọt về Việt Nam qua đài BBC và VOA, trước đây qua tờ Đoàn Kết ở Pháp, Đất Mới ở Canada.
(Ghi chú của người phỏng vấn: Đoàn Kết và Đất Mới là hai tờ báo của Việt cộng hải ngoại).

Nguyễn Vạn Hùng: Anh có biết người dân trong nước nghĩ gì về các cuốn có nội dung “phản kháng” như Ly Thân, Những Thiên Đường Mù?

Nhật Tiến: Tôi không có cơ sở để đánh giá những cảm nghĩ của độc giả, ngoại trừ được biết tất cả những tác phẩm kể trên đều đã được bán hết trong một thời gian ngắn. Riêng cuốn “Ly Thân” thì bị tịch thu chỉ sau ba ngày vừa được phát hành. Tôi không thể kiếm cả hai cuốn đó ở Sài Gòn.

Nguyễn Vạn Hùng: Những văn nghệ sĩ miền Nam trước năm 1975 hiện sống ra sao?

Nhật Tiến: Một số thất nghiệp, sống bằng tiền viện trợ của gia đình ở nước ngoài. Một số ra lề đường sống bằng đủ mọi thứ nghề như bán sách “son”, buôn thuốc lá lẻ, đạp xích lô, làm yaourt. bồi bàn... Một số khác sống bằng ngòi bút núp dưới những tòa soạn báo như “Sân Khấu “, “Điện Ảnh”...

Nguyễn Vạn Hùng: Như thế thì việc xuất bản ở trong nước hiện không còn hoàn toàn trong tay nhà nước kiểm soát?

Nhật Tiến: Trên danh nghĩa thì nhà nước hoàn toàn kiểm soát. Nhưng có nhiều khe hở để cho thấy tư nhân đã nhúng tay vào trong thực tế. Khi có được giấy phép xuất bản một số sách, tư nhân có thể thuê in và tự phát hành. Một ví dụ cụ thể, nhà văn Nguyễn Thị Hoàng (trước 1975) đã vừa cho in một tác phẩm dày 500 trang có tựa đề “Nhật Ký Của im Lặng” và do nhà Phù Sa xuất bản. Nội dung cuốn sách là những tâm tình hoàn toàn cá nhân riêng tư, không mảy may liên hệ đến nhà nước. Tôi có mang ra ngoài được một cuốn, nếu anh muốn “điểm” cuốn sách này, tôi có thể cho mượn. Tuy nhiên, nó được độc giả đón tiếp rất thờ ơ vì nội dung lạc lõng của nó. Ngay cả những cuốn sách khác có nội dung rất đặc sắc mà ở ngoài nước chưa có cũng vậy, thí dụ như cuốn “Hành Trình về Chân Lý” của Trần Đình Bá, “Người Đẹp Tỉnh Lẻ” của Lê Quốc Minh, “Tiếng Kêu của Loài Chim Gõ Kiến” của Trúc Chi và Nguyễn Công Thắng. Một số tác phẩm dịch của những nhà văn phản kháng Liên Xô cũng rất khó kiếm.

Nguyễn Vạn Hùng: Vậy có nghĩa là nhà văn trong nước cũng có tự do sáng tác theo những chủ đề và những đối tượng mà họ chọn lựa?

Nhật Tiến: Viết hay không là tùy sự chọn lựa của mỗi người. Nhưng việc phổ biến công khai lại là chuyện khác. Cho đến nay, không có sự tự do sáng tác dành cho tất cả mọi người cầm bút.

Nguyễn Vạn Hùng: Anh có nghe hoặc có nhìn thấy những tác phẩm không do nhà nước cộng sản in ở trong nước không?

Nhật Tiến: Rất nhiều. Phần đông là những tác phẩm trước 1975 nay do tư nhân bỏ tiền tái bản (kể cả sách Quỳnh Dao, sách kiếm hiệp. Riêng cuốn “Bố Già “ có tới 4 nhà xuất bản cho tái bản). Về sách sáng tác mới thì tôi thấy cuốn “Nhật Ký của Im Lặ ng “ của Nguyễn Thị Hoàng, một tác phẩm dày 500 trang, do nhà Phù Sa ấn hành. Tuy nhiên tình trạng tư nhân tự in lại nay đã tạm ngưng vì chính quyền đã hạn chế việc cấp giấy phép.

Nguyễn Vạn Hùng: Anh có gặp những nhà văn mà anh gọi là “phản kháng”? Hiện họ có bị làm khó dễ gì không?

Nhật Tiến :Tôi được gặp 4 người trong số đó. Họ không bị trở ngại gì trong sinh hoạt hàng ngày nếu họ biết ngưng phổ biến những tư tưởng phản kháng sau khi sự cởi mở bị khép lại. Tuy nhiên tôi được biết Dương Thu Hương bị cô lập ở miền Bắc sau một buổi thuyết trình ở Sài Gòn trước gần 1,000 trí thức, văn nghệ sĩ thành phố (và tin tức buổi thuyết trình này không được báo chí đăng tải). Một nhà văn khác cũng đang gặp khó khăn vì bài thuyết trình có tư tưởng chống đối trong một dịp khác, rất gần đây. Khi tôi rời Việt Nam, tôi không rõ nhà nước sẽ áp dụng biện pháp gì đối với nhà văn này.

Nguyễn Vạn Hùng: Trong cuốn “Trăm Hoa Văn Nở Trên Quê Hương “ có phần đóng góp của anh, có tới 79 tác giả trong nước. Nay họ vẫn tiếp tục “phản kháng”?

Nhật Tiến: Một số trong 79 người đó nay đã rút về khuynh hướng bảo thủ sau khi bị nhà nước khép lại chủ trương cởi mở. Tuy nhiên su thế của phong trào văn nghệ phản kháng không vì thế mà bị ảnh hưởng. Nó chỉ rút vào bóng tối để chuẩn bị có cơ hội là vùng lên.

Nguyễn Vạn Hùng: Trước khi lên đường về nước, anh nói là đi tìm những vấn đề làm đề tài cho những sáng tác mới. Vậy, xin anh cho biết nội dung sáng tác mới đó.

Nhật Tiến: Tôi vừa mới trở về từ Việt Nam trong vòng không đầy một tuần cho nên sẽ là quá sớm để hoạch định cho một nội dung tác phẩm mới. Tuy nhiên tác phẩm mới của tôi sẽ viết về Việt Nam với thời điểm hiện tại.

Nguyễn Vạn Hùng: Anh là người Việt hải ngoại, vừa đi thăm cả miền Nam lẫn miền Bắc, theo anh giữa ba khối Nam, Bắc, và hải ngoại có cần phải đặt ra vấn đề thống nhất dân tộc không?

Nhật Tiến: Thống nhất tình tự dân tộc là một nhu cầu cấp bách và có tính cách chiến lược, lâu dài, đòi hỏi sự vận dụng nhiều phương cách, nhiều nỗ lực để làm việc đó. Dĩ nhiên những tác phẩm văn học nghệ thuật sẽ đóng góp rất hữu hiệu vào công việc này.

Nguyễn Vạn Hùng: Là một nhà vãn kiêm nhà giáo, anh nhìn thế hệ trẻ Việt Nam trong nước ra sao?

Nhật Tiến: Đó là những thành phần ưu tú, có khả năng, nhưng rất tiếc với tình trạng giáo dục hiện nay và với hoàn cảnh kiệt quệ của đất nước, rất đông thành phần trong giới trẻ không có cơ hội phát triển tiềm năng của mình. Trong lần về thăm quê nhà, tôi đã thấy rất nhiều thanh niên thiếu nữ đã tốt nghiệp đại học thuộc đủ loại ngành nghề, kể cả kỹ thuật mà không có công ăn việc làm. Một tình trạng phi lý bi đát không thể chấp nhận được.

Nguyễn Vạn Hùng: Anh có dự anh trở về thăm Việt Nam nữa không?

Nhật Tiến: Việc trở về Việt Nam đòi hỏi tốn kém tiền bạc và thời gian. Tôi phải để dành 2 năm để có 4 tuần nghỉ phép. Do đó, trong tương lai gần tôi chưa thể có dự tính trở lại Việt Nam.

Nguyễn Vạn Hùng: Thế anh có khuyến khích những người khác nên về thăm Việt Nam?

Nhật Tiến: Tôi không khuyến khích mọi nhà văn nên về Việt Nam. Nhưng nếu vị nào chọn Việt Nam làm đề tài sáng tác thì rất nên về một chuyến. Không có gì lợi cho sự phong phú của tác phẩm bằng cách quan sát tại chỗ. Một nhà văn mà không trực diện với sự thực thì sẽ không còn là nhà văn nữa.


NGUYỄN VẠN HÙNG
(28-2-1991)

(Đã in trong cuốn “Việt Nam qua lăng kính 24 Nhân vật thời đại”
do Thời Luận ấn hành ở Los Angeles, Nam Cali, năm 1996)
(còn tiếp)

khieman
12-19-2013, 03:04 AM
(tiếp theo)


Thời điểm : California năm 1994

Nói chuyện với nhà văn Nhật Tiến
Sau chuyến ông về thăm đất nước vừa qua
Thuỵ Khuê

Nhà văn Nhật Tiến, ngoài địa vị trên văn đàn, còn có một chỗ đứng khác trong lòng những người thiết tha với quê hương dân tộc.

Trong hai mươi năm văn học miền Nam, Nhật Tiến không ngừng nghiêng mình xuống những thân phận lạc loài, những tầng lớp thanh thiếu niên kém may mắn.

Trong mười ba năm ở hải ngoại, ông đã chắn mũi chịu sào, mở luồng cho tư tưởng xoá bỏ hận thù, để mọi người – bên này cũng như bên kia – xích lại gần nhau. Và ở thời điểm này – mười bảy năm sau ngày thống nhất đất nước – việc đối thoại giữa người Việt với người Việt vẫn chưa phải là chuyện hiển nhiên – mà còn phải qua nhiều khó khăn, thử thách...

Sau chuyến về thăm đất nước vừa qua – chuyến thứ nhì – nhà văn Nhật Tiến đã có nhã ý dành cho Thuỵ Khuê và báo Diễn Đàn một buổi nói chuyện về chủ đích chuyến đi của ông và những sinh hoạt của giới cầm bút trong nước mà ông đã có dịp tiếp xúc.

Hỏi : Mỗi năm anh về Việt Nam một lần, năm nay anh thấy không khí khác năm ngoái như thế nào?

Đáp: Về cá nhân thì tôi thấy có phần thoải mái hơn ở chỗ tôi không còn cảm thấy bị theo dõi như lần trước, mặc dù lần này tôi di chuyển được nhiều nơi hơn. Nhưng về mặt xã hội, tôi không thấy thay đổi bao nhiêu, nếu không muốn nói là đời sống dân chúng khó khăn hơn, mệt mỏi hơn. Điều này cũng dễ hiểu, vì các công nhân, viên chức, cán bộ đa số sống bằng đồng lương cố định. Họ ngày càng vất vả trước sự leo thang của vật giá.

Hỏi : Anh vừa nói đã di chuyển được nhiều nơi hơn lần trước, vậy ngoài Sài Gòn anh còn đi những đâu, cảm tưởng của anh ra sao?

Đáp: Lần này tôi có dịp đi xuống các tỉnh phía Nam như Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ, Long Xuyên. Trong một số thời gian hạn hẹp, tôi chỉ có thể nhìn thấy một cách tổng quát rằng đời sống của đồng bào ở các tỉnh mà tôi đã đi qua có vẻ bình dị hơn, ít hối hả, xô bồ, dữ dội như ở Sài Gòn. Tôi nhìn thấy một không khí thái bình mà ở đó mọi người đều cần cù, nhẫn nại lo xây dựng đời sống của mình.

Hỏi : Anh về dĩ nhiên để thăm gia đình, ngoài ra anh còn mục đích gì khác nữa?

Đáp: Về thăm gia đình, không nhất thiết phải về thường xuyên hàng năm. Thật ra chủ đích chuyến về lần này của tôi là thay mặt một số anh chị em cầm bút có lòng ở ngoài nước tìm cách góp phần vào công cuộc khai thông một sự trao đổi văn hoá hai chiều giữa trong nước và ngoài nước, ít ra là trên một số lãnh vực nào đó. Tất nhiên chuyện gì cũng cần phải có yếu tố thời gian, vì khoảng cách giữa hai nơi còn có nhiều dị biệt. Kết quả cụ thể đầu tiên hy vọng đạt được là một tuyển tập văn chương của hơn 30 nhà văn, nhà thơ hải ngoại do anh Khánh Trường đề xướng và thực hiện có thể sẽ được chính thức xuất bản ở trong nước vào khoảng giữa năm nay. Đây là một sự hợp tác xuất bản giữa Nhà xuất bản Văn Học ở trong nước và Nhà xuất bản Tân Thư của anh Khánh Trường ở ngoài nước.

Hỏi : Anh có thể cho biết rõ hơn về cuốn tuyển tập này, về nội dung, về cung cách tuyển lựa bài vở, về vấn đề kiểm duyệt...?

Đáp: Theo chỗ tôi được biết, các nhà văn nhà thơ ở hải ngoại nếu đồng ý tham gia tuyển tập sẽ tự lựa chọn lấy tác phẩm của chính mình, và với điều kiện khi in ra sẽ không được sửa đổi, dù một chữ. Tuy nhiên, vì là bước đầu trong hoàn cảnh còn nhiều vấn đề phức tạp như hiện nay, nội dung các tác phẩm sẽ chỉ nhắm vào các đề tài như dân tộc, quê hương, tình yêu và đời sống hội nhập. Theo tôi nghĩ, trong hoàn cảnh hiện nay, thực hiện được như thế cũng đã là một điều đáng kể, không nên trông đợi nhiều hơn, bởi việc gì cũng cần phải có yếu tố thời gian và tiến hành từng bước một.

Hỏi : Anh có dịp gặp các văn nghệ sĩ không? Từ đó, qua những cuộc gặp gỡ đó, anh ghi nhận được những gì?

Đáp: Số văn nghệ sĩ ở trong nước mà tôi được gặp gỡ nhiều hơn so với lần trước, đặc biệt là những cây bút mới, trong đó nhiều người chưa có tác phẩm in thành sách nhưng đã có những truyện xuất sắc in trên báo. Tôi có một cảm giác hết sức lạc quan về một thế hệ cầm bút mới đang hình thành để thay thế các thế hệ đàn anh. Họ giầu kinh nghiệm sống, tha thiết với văn chương và hầu hết, suy nghĩ rất sâu sắc, cũng như chan hoà tình người. Họ rất xứng đáng được sự hỗ trợ và cần được sự hỗ trợ của cả trong nước lẫn ngoài nước. Tương lai văn chương Việt Nam là ở trong tay họ chứ không phải trong tay giới trẻ ở hải ngoại.

Hỏi : Về mặt thông tin, đồng bào trong nước có những nguồn nào? Các phương tiện truyền thông từ nước ngoài như BBC, VOA, RFI phổ biến ra sao? Nếu thiếu thông tin thì vì sao mà thiếu: vì họ không nghe đài quốc tế, hay thông tin của chính những đài này thiếu sót?

Đáp: Về mặt tin tức thế giới, tuy lượng thông tin chưa dồi dào phong phú như ở nước ngoài, nhưng có thể nói là không thiếu thốn đến mức trầm trọng. Những biến cố xảy ra ở các nước Đông Âu, sự tan rã ở Liên bang Xô Viết, cuộc chiến tranh ở vùng Vịnh... đều được loan tin kịp thời trên các báo và đài truyền hình ở Việt Nam (với một kỹ thuật hướng dẫn ở mức độ vừa phải). Tuy nhiên, về mặt sinh hoạt của cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại thì quần chúng chỉ có thể tìm được ở các nguồn truyền thông như BBC, VOA, RFI hay một số rất ít báo chí Việt Nam ở hải ngoại lọt về qua ngả du lịch. Mặc dầu vậy, sự hiểu biết về sinh hoạt của người Việt ở nước ngoài đều còn rất hạn hẹp, nhiều khi còn cả sự sai lầm, ngộ nhận nữa. Tôi nghĩ, nếu thực tế có xảy ra như vậy thì cũng là một phần trách nhiệm của những người thực hiện các chương trình của những đài kể trên. Hình như quí vị ấy chỉ chú ý đến những sinh hoạt về mặt nổi hơn là đi sâu vào thực chất đời sống của người Việt nước ngoài. Có lẽ cần phải có một tinh thần mạnh dạn hơn, và sự quan tâm hơn đến sự suy nghĩ, và đời sống của đa số thầm lặng, vì đó mới chính là bộ mặt đích thực của người Việt ở nước ngoài.

Hỏi : Giới trí thức và giới bình dân trong nước đọc các sách gì?

Đáp: Đối với giới trí thức, ngoại trừ những sách báo in trong nước, họ không có nhiều sách báo bên ngoài để đọc. Đó là một sự hết sức đáng buồn. Còn độc giả bình dân thì khác, họ đang trực diện với một tình trạng sách báo xô bồ, hỗn tạp chẳng khác gì tình trạng đã xảy ra ở miền Nam trước năm 1975. Đến nỗi tờ Văn học và Dư luận, xuất bản ở Sài Gòn vào tháng 4-1992, đã có bài viết phải kêu lên “Loạn sách trên thị trường”. Bài báo có đoạn viết: “ Một số người lo âu cho sự xuống cấp của thị hiếu công chúng cũng lên tiếng về việc thị trường tràn ngập những sách hạ cấp, sách nhảm, và sách dỏm”. Hay là: “ Sách bán xon như rau muống chợ chiều tất phải đẻ ra hàng loạt những lái buôn các cỡ, đầu nậu lớn, đầu nậu nhỏ, bồi bút đâm thuê chém mướn, các kiểu quảng cáo bạt mạng, vô lương tâm, miễn sao có lời!” .

Hỏi : Về độc giả thì như vậy, còn về phần những tác giả thì sao? Họ có những khó khăn gì về mặt sáng tác xuất bản?

Đáp: Cũng nằm trong tình trạng đó, giới sáng tác đã phải kêu lên: “SOS văn chương thứ thiệt đang mất mùa”. Lời nhận xét này cũng được đưa ra trên tờ Văn học và Dư luận, nhưng bài viết lại xuất phát từ một cuộc gặp gỡ một số văn nghệ sĩ tại toà soạn một báo văn nghệ ở Hà Nội. Bài viết có đoạn: “ Chưa bao giờ lao động của những nhà văn tâm huyết với nghề văn lại bị trả với giá rẻ mạt như bây giờ. Chưa bao giờ thứ văn chương đích thực phải đi chào mời để chịu đựng những cái lắc đầu, phẩy tay nhục nhã như bây giờ. Chính vì thế mà chả cứ Hà Nội, mà ngay ở thành phố Hồ Chí Minh, ở Đà Nẵng, ở Huế, ở Hải Phòng, rất nhiều nhà văn đang sung sức, đang tích cực góp được cả một kho kinh nghiệm sáng tạo, đang náo nức muốn viết như muốn giãi bày, bộc bạch, bỗng tự nhiên cảm thấy mất hết hào hứng, nghị lực làm việc và... ngừng viết, chí ít là ba năm trước mắt. Xin hãy phát đi tín hiệu SOS vì sự mất mùa đã hiển hiện của dòng văn chương đích thực”.

Hỏi : Các tác phẩm ở trong nước thì như thế, còn tác phẩm ở ngoài nước? Anh có nghĩ rằng các nhà xuất bản và các báo trong nước sẵn sàng in ấn các tác phẩm viết từ ngoài nước không? Nếu có sự ngần ngại thì sao? Tại vì e ngại phản ứng của chính quyền hay vì e ngại lập trường của các nhà văn hải ngoại?

Đáp: Có lẽ cả hai. Trong tình trạng hiện thời tôi không thấy khả năng các báo trong nước có thể ấn hành các tác phẩm được viết ở hải ngoại, mặc dầu công việc này là một mong ước, một nguyện vọng chẳng những của độc giả mà còn của cả những người làm báo, làm xuất bản nữa. Theo tôi nghĩ, sẽ còn phải cần nhiều thời gian để tiến tới điều đó.

Hỏi : Anh có tin vào sụ giao lưu văn hoá thực sự giữa trong và ngoài nước hay không?

Đáp: Tôi vẫn tin tưởng tuyệt đối vào chuyện đó vì đó là một mảng quan trọng trong toàn bộ vấn đề hoà hợp, hoà giải dân tộc (một từ ngữ khác là đồng thuận dân tộc), một nhu cầu bức thiết của cả dân tộc, một sinh lộ duy nhất để nước ta thoát được cảnh khốn cùng và đi tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Hỏi : Hợp Lưu là tờ tạp chí sẵn sàng in các bản thảo văn học ở trong nước gửi ra. Theo anh, tại sao Hợp Lưu chưa nhận được các bài viết trong nước? Vẫn vì thiếu thông tin hay vì những điểm gì khác?

Đáp: Sau 4 số đã ra mắt, Hợp Lưu vẫn có những trang in lại những sáng tác thơ, văn của các tác giả trong nước, như một nỗ lực phát đi những tín hiệu hoà hợp mở đầu. Nhưng vì tờ Hợp Lưu còn quá mới mẻ, số báo về được trong nước còn rất hạn hẹp, nên sự dè dặt nếu có đối với các tác giả trong nước là chuyện phải có. Tuy nhiên, theo chỗ tôi được biết, thì toà soạn Hợp Lưu cũng đã bắt đầu khởi sự nhận được thư từ hoặc bản thảo từ trong nước gửi ra. Việc sử dụng những thư từ, bản thảo này cũng đòi hỏi một sự thận trọng vì lý do an ninh của người viết. Đây là tình trạng của buổi giao thời. Tôi hy vọng, rồi đây, Hợp Lưu sẽ đóng trọn được vai trò của nó, tức là tờ báo đầu tiên đóng góp được vào công cuộc giao lưu văn hoá giữa trong và ngoài nước.

Hỏi : Trước khi chấm dứt cuộc nói chuyện, xin anh một lời kết.

Đáp: Sau chuyến về lần này, tôi cảm thấy gắn bó hơn, cảm thông hơn, với những hoàn cảnh, những tâm tư, những nguyện vọng của đa số đồng bào còn ở lại quê nhà. Tôi rất muốn chia sẻ với mọi người ở hải ngoại về những tâm tình đó. Nhưng đây không phải là vấn đề thuyết phục lý luận hay tranh cãi về lập trường yêu nước mà là vấn đề nhận thức kinh qua kinh nghiệm thực tế của mỗi người. Muốn hiểu được thực trạng quê hương, muốn cảm thông được với tình cảm tâm tư của những người ở lại tốt hơn là ta hãy trở về trực diện với quê hương để nghe, để nhìn, để trao đổi với những người dân bình thường bằng chính tấm lòng yêu thương rộng mở của mình. Tôi cho rằng đó là một cung cách hay nhất để ta có dịp nhìn lại chính mình, duyệt lại những nhận thức của mình trước khi tiếp tục muốn làm được điều gì thực sự tốt đẹp cho quê hương.

(còn tiếp)

khieman
12-19-2013, 08:16 PM
.


CHƯƠNG 8
Thời điểm : California năm 1994

NÓI CHUYỆN VỚI NHÀ VĂN NHẬT TIẾN
về Tuyển tập Văn Chương Hải Ngoại
dự trù ấn hành ở trong nước năm 1992

THỤY KHUÊ thực hiện



LTS : Bài phỏng vấn sau đây được thực hiện qua đường điện thoại viễn liên Pháp - Hoa Kỳ do Thụy Khuê thực hiện cho đài RFI (Radio France Intrernational), Paris, phát thanh trực tiếp về Việt Nam ngày 12 tháng 3 năm 1994.
Hợp Lưu



***




Thụy Khuê: - Anh là mgười tha thiết, muốn thực hiện giao lưu văn hóa bằng thực chất của vấn đề. Nghĩa là muốn các tác phẩm viết ở hải ngoại được in ở trong nước và ngược lại những tác phẩm viết trong nước được in ở hải ngoại. Anh đã làm việc đó với họa sĩ Khánh Trường và một số bạn văn khác. Xin anh kể lại quá trình của công việc ấy.

Nhật Tiến: Gần ba năm trước đây, họa sĩ Khánh Trường đã hoàn tất một công trình rất có ý nghĩa. Đó là mời được sự tham dự của 35 nhà văn, nhà thơ hải ngoại, ở cả Mỹ, Úc, Canada và Âu châu trong một tuyển tập thơ văn hải ngoại dự định sẽ ấn hành công khai ở trong nước. Vấn đề còn lại là tìm được một nhà xuất bản trong nước đồng ý ấn hành cuốn sách đó. Trong lần về nước lần thứ hai, khoảng cuối năm 1991, tôi đã cùng một số bạn văn ở trong nước vận động thành công để có được sự hợp tác xuất bản tuyển tập nói trên giữa hai nhà xuất bản : nhà xuất bản Văn Học ở trong nước và nhà xuất bản Tân Thư của họa sĩ Khánh trường ở hải ngoại. Mọi công việc chuẩn bị đã hoàn tất kể cả bản thảo đã lay-out, mẫu bìa, cùng bài tựa ký tên chung có sự thỏa thuận của cả hai phía…Tôi tưởng rằng cuốn sách có thể ra mắt độc giả vào khoảng giữa năm 1992, nhưng không ngờ nó bị giới bảo thủ trong nước ngăn cản lại và kìm giữ vô thời hạn, đến nỗi họa sĩ Khánh Trường đã phải đơn phương xin hủy hợp đồng xuất bản vào cuối năm 1993 vì không thể chờ đợi lâu hơn nữa.

Tôi nghĩ rằng đó là một trường hợp đáng tiếc, nhưng không thể làm khác hơn được.

Đó là trường hợp những cố gắng giới thiệu một cách công khai một số văn thơ hái ngoại đến với các độc giả trong nước. Còn tác phẩm ở trong nước đem in lại ở nước ngoài thì rất nhiều, đi tới tình trạng cẩu thả. Vì sách trong nước vốn đã in trên giấy xấu, mực lại mờ, nhiều nhà xuất bản ở ngoài này cứ để nguyên tình trạng như thế đem chụp và in lại, cho nên phẩm chất của cuốn sách vốn đã không khá, khi in xong lại càng trở nên nhem nhuốc hơn. Và bừa bãi: vì là sách in không chọn lọc, do đó có nhiều tác phẩm ít giá trị văn chương cũng vẫn được phố biến rộng rãi. Mặt khác, một vài cuốn có giá trị cao thì lại được ba, bốn, có khi năm nhà xuất bản in lại cùng một lúc. Hơn thế nữa, mỗi nhà xuất bản lại tự ý sửa chữa, cắt xén tùy tiện để tránh né áp lực chống đối ở bên ngoài. Chuyện cắt xén này bầy giờ có đỡ hơn, chứ hai ba năm trước đây thì rất đáng phàn nàn. Sau cùng là vấn đề trách nhiệm đối với tác giả có sách được tái bản. Hầu như rất ít nhà văn ở trong nước nhận được tác quyền do những lần tái bản ở ngoài. Điều này thật là bất công đối với những mgười đã bỏ tim óc vào công cuộc sáng tạo tác phẩm. Trong tình trạng ấy, cũng có một vài nhà xuất bản thể hiện đứng đắn cung cách làm ăn của mình. Chẳng hạn nhà xuất bản Tân Thư, nhà xuất bản Trăm Hoa, hay một hai nhà xuất bản hiếm hoi khác. Việc in lại các tác phẩm trong nước, qua những nhà xuất bản này đã được thực hiện trên những tiêu chuẩn:

- Một là chọn lựa những tác phẩm có giá trị.
- Hai là không cắt xén, sửa chữa nguyên bản
- Ba là tìm cách gởi nhuận bút về cho tác giả. Trừ những trường hợp bất khả kháng.

Mặt khác, trong thời gian gần đây, tôi đã thấy có hiện tượng đáng mừng hơn nữa, là ở hải ngoại không chỉ in lại sách trong nước mà còn ấn hành sách mới, từ bản thảo trong nước gởi ra. Thí dụ Trong Cõi của Trần Quốc Vượng, Tuyển Tập Nguyễn Kiến Giang của nhà Trăm Hoa; Tác phẩm Từ Man Nương Đến AK và Những Tiểu Luận Khác của tạp chí Hợp Lưu, tập truyện Thằng Bắt Quỷ của Cung Tích Biền, Bài Thơ của Một Người Yêu Nước Mình của nhà thơ Trần Vàng Sao của nhà Tân Thư...

Tôi nghĩ rằng trong một tương lai rất gần, sẽ còn nhiều tác phẩm loại đó ra đời và chúng tôi hết sức hỗ trợ cho công việc này. Bởi vì, không một tác giả nào lại không mong muốn cho tác phẩm của mình được phổ biến rộng rãi ở cả trong lẫn ngoài nước. Đó là một nguyện vọng hết sức chính đáng, một nhu cầu hết sức khẩn thiết không thể ai nhân danh bất cứ một lý do gì đi ngược lại được, nhất là trong tình hình thế giới đã thay đổi như hiện nay.

Trong nhận thức đó, tôi có thể khẳng định rằng thời kỳ bưng bít ở trong nước như hiện nay rồi sẽ mau chóng bi vượt qua, không có cách gì ngăn cản được.

Thụy Khuê: - Xin anh trình bày rõ ràng hơn về trường hợp của nhà văn Cung Tích Biền và các nhà văn có bản thảo được in lần đầu ở hải ngoại. Việc đó có ảnh hưởng gì đến vấn đề an ninh của họ không?

Nhật Tiến: - Tất nhiên, khi ấn hành một tác phẩm ở trong nước, việc trước tiên mà chúng tôi quan tâm đến là vấn đề an toàn của tác giả. Nếu sách đã được in ở trong nước rồi thì việc tái bản ở hải ngoại không gây phiền hà gì cho người viết cả, bởi vì, nhiều khi, chính tác giả cũng không hề hay biết việc tác phẩm của mình đã được hay bị in lại ở hải ngoại.

Riêng đối với những cuốn mới chỉ in lần đầu tiên, không do một nhà xuất bản trong nước mà lại từ hải ngoại, thì điều kiện tiên quyết là phải có sự đồng ý của tác giả. Và một khi tác giả sẵn sàng chấp nhận hậu quả xảy ra cho mình, chừng đó, vấn đề trách nhiệm không còn thuộc về nhà xuất bản nữa.

Ngoài ra, tôi nhận thấy, có nhiều tài liệu được phổ biến ra nước ngoài, nội dung chỉ trích mạnh mẽ giới lãnh đạo ở trong nước, hoặc ngay cả những bài nghiên cứu chĩa thẳng vào thành trì lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê, vậy mà tác giả của những bài ấy vẫn ngang nhiên để tên thật, có khi ghi cả địa chỉ và số điện thoại của mình nữa. Điều đó đã nói lên một cách cụ thể rằng đã tới lúc giới trí thức ở trong nước bắt đầu nhận thức được một cách sâu xa về vai trò của mình trước những vấn đề sôi bỏng của đất nước và họ đã bắt đầu có thái độ dõng dạc, can đảm trong việc hành xử vai trò cũng như trách nhiệm của mình. Cho nên, tôi vẫn muốn nhắc lại rằng, thời kỳ u tối của những sự bưng bít giả trá rồi ra sẽ phải qua đi, không có cách gì ngăn cản được.

Thụy Khuê: - Công việc các anh làm được dư luận hải ngoại đón tiếp ra sao ?

Nhật Tiến: - Ba năm trước đây, đề xuất ý kiến gọi là giao lưu văn hóa thì kể là quá sớm và mới mẻ. Do đó chúng tôi không thể tránh khỏi nhiều ngộ nhận, và chúng tôi vẫn cho rằng mình bị ngộ nhận nhiều hơn là bị chống đối, mặc dù sự chống đối ồn ào vốn có trên báo chí hải ngoại cũng vẫn còn đang tiếp tục.

Đến nay, thời điểm 1994 này, sau vụ bỏ cấm vận và hai nước có triển vọng bang giao, chúng tôi thấy công việc chúng tôi theo đuổi có nhiều thuận lợi hơn trước. Nói một cách cụ thể hơn, trước đây, khi phổ biến một tác phẩm hay một bài viết ở trong nước trong cao trào mà chúng tôi gọi là cao trào văn chương phản kháng, thì chúng tôi đã bị dư luận hải ngoại chống đối dữ dội. Nhưng bây giờ, nhiều tờ báo trước kia đã từng chống đối, thì nay lại cũng trích đăng những bài viết xuất xứ từ trong nước. Có những ngòi bút trước đây phê phán rất mạnh mẽ nay lại chính những ngòi bút ấy đã viết bài góp ý, phê phán, nhận định một cách xây dựng và nghiêm chỉnh các bài viết gửi ra từ trong nước. Đó là một dấu hiệu tiến bộ rất đáng mừng. Thành ra việc gì cũng đòi hỏi có cái thời gian của nó phải không chị Thụy Khuê?

Thụy Khuê: - Trong các chuyến về nước, sự vận động của anh mang lại kết quả gì ?

Nhật Tiến - Không có gì cụ thể ngoài việc kết hợp hai nhà xuất bản Tân Thư ở nước ngoài và nhà xuất bản Văn Học ở trong nước mà tương lai có thể có nhiều điều hợp tác thực hiện được. Tuy nhiên về mặt cảm thông, chia sẻ ước mơ thì rất nhiều. Tất cả những anh chị em văn nghệ sĩ trong nước mà tôi có cơ hội gặp gỡ, trò chuyện thì ai cũng mong muốn một hoàn cảnh sáng tác và xuất bản thuận lợi hơn, để mọi mgười đều có thể tự do phát biểu ý kiến của mình, mọi tác phẩm văn chương không phân biệt xuất xứ đều có thể lưu hành một cách công khai và rộng rãi ở cả trong lẫn ngoài nước. Về phía chính quyền, tôi nghĩ là có sự dè dặt hơn, chẳng hạn một vài nhân vật có thẩm quyền về văn hóa, văn nghệ thì cho rằng mọi sự đều có thể xẩy ra, nhưng phải từ từ, không thể vội vã ngay được. Tôi cho rằng đó cũng là những dấu hiệu tốt nếu đem so với sự kiện sẵn sàng sổ toẹt một cách thẳng thừng mọi ý kiến khác biệt, như đã từng xảy ra ở những thập niên trước.

Thụy Khuê: - Hiện nay có một vài quyển văn thơ của các tác giả ngoài nước in ở trong nước. Nhưng phải thành thật mà nói sự cắt xén vốn còn. Riêng đối với công việc của anh, đây là một sự thất bại. Chúng ta hiểu như thế nào về cái thật bại này?

Nhật Tiến: - Việc một vài cơ quan chính thức, chẳng bạn như Ban Việt Kiều Trung Ương, cho in lại một số tác phẩm ở hải ngoại có sự cắt xén, tôi cho đó là việc của riêng họ, không liên hệ gì đến thành bại của chúng tôi cả. Khi thời điểm chưa được chín mùi thì sự cắt xén là điều có thể hiểu được, mặc dù không thể chấp nhận được. Và nó đã xảy ra ở cả hai phía. Tôi cũng đã thấy nhiều tác phẩm ở trong nước, khi in lại ở bên này cũng đã bị cắt xén tàn bạo. Tôi cho rằng những người thò tay vào làm việc cắt xén đó là họ đã làm chính trị nhiều hơn là làm văn hóa. Tôi chủ trương những công tác về văn hóa thì phải do chính những người làm văn hóa thực hiện. Tôi tin rằng điều đó rồi cũng sẽ xẩy tới.

Thụy Khuê: - Trong tương lai, anh còn tiếp tục công việc này nữa không, thưa anh ?

Nhật Tiến: - Làm sao bỏ được. Những công việc vừa qua mới chỉ là những bước nho nhỏ khởi đầu. Và chúng tôi vẫn còn đang tiếp tục đi tới. Tập san Đối Thoại vừa ra mắt đầu tháng 2-l994 là một trong những nỗ lực mới của anh em, bên cạnh tờ Hợp Lưu đã có từ nhiều năm qua.

Mặt khác, riêng bản thân tôi, tôi cũng đang nỗ lực thực hiện một công việc mà tôi cho là nhiều ý nghĩa. Đó là việc tôi cùng hợp tác với một nhà văn ở trong nước, chuẩn bị cho ra mắt vào cuối năm nay một tác phẩm đứng tên chung hai mgười. Nếu dự tính của chúng tôi thành hình và không bị nhà nước cản trở, thì tác phẩm này sẽ được in và phát hành công khai đầu tiên ở trong nước.

Hãy khoan chưa nói đến giá trị nội dung tác phẩm, chỉ riêng về tính cách, tôi cho rằng tác phẩm này chuyên chở được nhiều ý nghĩa, trong đó sâu xa nhất là ý hướng mong đạt tới sự xóa bỏ được lằn ranh trong, ngoài, trong lãnh vực văn học nghệ thuật, để từ đó tiến tới việc xóa luôn những dị biệt, những quá khứ, những quan điểm hay lập trường chính trị. Nói rộng ra, quê hương ta đã đau khố quá nhiều trong quá khứ rồi, đã đến lúc phải biết đoạn tuyệt với quá khứ dù mất mát, thiệt thòi thế nào, để chỉ nhìn về tương lai, và vun trồng cho đất nước ngày một khá hơn lên. Một dân tộc cứ ôm chặt lấy dĩ vãng để nỉ non hay hận thù là một dân tộc, theo tôi, tự đào thải chính mình.

Thụy Khuê: - Anh nghĩ sao về vai trò của các văn nghệ sĩ trong và ngoài nước ở thời điểm hiện tại?

Nhật Tiến: - Tôi nghĩ rằng đã đến lúc tình hình đất nước có nhiều biến chuyển thuận lợi để người cầm bút có thể nói lên một cách trung thực những sự suy nghĩ của mình, để góp phần thúc đẩy tiến trình tự do dân chủ ở trong nước sớm được thực hiện.

Năm 1987, phải nhờ ông Nguyễn Văn Linh cởi trói thì văn nghệ sĩ ở trong nước mới viết lên được những tác phẩm đi gần với tâm tư và nguyện vọng của quần chúng. Đó là do sức ép của nền chuyên chính vô sản còn quá nặng nề.

Năm nay, 1994, cánh cửa của thế giới đã rộng mở để đón chào một thành viên mới là nước Việt Nam. Tôi mong mỏi rằng đây là cơ hội để anh chị em văn nghệ sĩ ở trong nước sẽ khôi phục lại cái đà sung mãn của mình lúc trước mà không cần phải chờ cho ai cởi trói, trừ phi mình tự trói chính mình. Tình hình vãn hóa, vãn nghệ nhờ những nỗ lực mới đó, chắc chắn sẽ thay đổi rất nhiều và góp phần lớn lao vào tiến trình xây dựng tự do dân chủ ở Việt Nam.

Thụy Khuê: - Cảm ơn nhà văn Nhật Tiến.



THỤY KHUÊ thực hiện.
(Hợp Lưu số 17, tháng 6&7 năm 1994)



***






Thời điểm : California năm 1994

Vẫn quanh chuyện
Tuyển tập Văn Chương Hải Ngoại
dự trù ấn hành ở trong nước



Trong Làng Văn Số 113, xuất bản tháng 1-1994 ở Canada, người chủ trương tạp chí ấy, ông Nguyễn Hữu Nghĩa có viết một đoạn như sau:

”Nhà văn Nhật Tiến, người nhiệt thành tin tưởng vào chính sách cởi mở của nhà nước CSVN đã nhìn rõ sự thật. Con đường “giao lưu văn hóa” chỉ mở ra một chiều: chiều ra. Anh em trong văn giới tại Nam Cali cho biết, ông gom bài vở của một số cây bút ở hải ngoại, kiểm duyệt những đoạn có thể làm mếch lòng nhà nước, rồi quyên góp của các tác giả được 18.OOO Mỹ Kim (mười tám ngàn Mỹ Kim - tòa soạn Hợp Lưu nhấn mạnh), mang về chung đủ cho cán bộ Hoàng Lại Giang của hội Nhà Văn Việt Nam để xin xuất bản. Tiền thì Hội Nhà Văn nhận đủ mà sách in, cán bộ văn hóa cứ khất lần. Đến nay vẫn chưa thấy sách được ra mắt “bảy mươi triệu đồng bào quốc nội!”




***




Từ nhiều năm qua, ông Nguyễn Hữu Nghĩa đã dành khá nhiều bài báo, đoạn báo để xuyên tạc, bôi nhọ cá nhân tôi, thậm chí ông còn đưa cả vào “tác phẩm” (!) của ông ta nữa (cuốn Dọn Đường Về Nước!), nhưng không bao giờ những lời lẽ của ông làm tôi bận tâm. Đó là lý do từ mấy năm qua, chưa bao giờ tôi lên tiếng một lần trước những luận điệu xuyên tạc, chụp mũ thường xuyên của ông Nghĩa.

Tuy nhiên có lẽ đây là lần đầu tiên, và cũng là lần sau cùng, tôi phải lên tiếng về bài báo kể trên, bởi nội vụ có liên quan đến danh dự và sự an nguy của một người cầm bút trong nước, một người mà tôi đã từng tiếp xúc, trò chuyện, trao đổi trong chân tình, và sau những cuộc trò chuyện, trao đổi đó, tôi thực sự thấy nẩy nở một tình cảm quí trọng. Người đó là anh Hoàng Lại Giang, nhân vật được đề cập đến trong bài báo của ông Nghĩa, được hiểu như đã nhận đủ 18.000 Mỹ Kim do tôi trao lại để ấn hành cuốn Tuyển Tập Văn Chương Hải Ngoại do hai nhà xuất bản Tân Thư (ngoài nước) và Văn Học (trong nước) đứng tên chung.

Không có can đảm chịu trách nhiệm về những điều mình đã nêu, nên ông Nguyễn Hữu Nghĩa đã dùng bình phong “anh em trong văn giới tại Nam Cali” để tung ra nhiều điều xuyên tạc :

1) Số tiền 18.000 Mỹ Kim là do tôi quyên góp của các tác giả có tên trong Tuyển tập.

2/ Tôi đã trao 18.000 Mỹ Kim đó cho anh Hoàng Lại Giang của Hội Nhà văn Việt Nam.

3/ Hội Nhà Văn Việt Nam đã nhận đủ tiền mà chưa thấy sách ra mắt.

4/ Tôi kiểm duyệt tác phẩm của anh em văn nghệ sĩ tham dự Tuyển Tập để bỏ những đoạn có thể làm mếch lòng nhà nước CSVN.

Cả 4 điều nói trên đều là những điều bịa đặt với thâm ý độc ác rõ rệt. Bởi vì :

1/ Người chủ xướng việc xuất bản Tuyển Tập Văn Chương Hải Ngoại dự định phát hành trong nước là họa sĩ Khánh Trường, người điều hành nhà xuất bản Tân Thư. Chính họa sĩ KT đã xúc tiến công việc liên lạc với các văn nghệ sĩ ở hải ngoại (trên 30 người), thu thập bài vở, quyên góp tiền bạc, và trực tiếp giao dịch trên văn thư giấy tờ với nhà xuất bản Văn Học. Tôi chỉ đóng vai trò trung gian, làm cây cầu nối giữa hai nhà xuất bản ấy mà thôi. Điều này các nhà văn, nhà thơ có tên trong Tuyển Tập hẳn biết. Và điều này tôi cũng đã nêu rõ trong tạp chí Đối Thoại số 1.

2/ Số tiền quyên góp được (người 50, kẻ 100 Mỹ Kim, của một số anh chị em thân tình với họa sĩ Khánh Trường, kể cả những người không có mặt trong tuyển tập) tổng cộng được 1.200 Mỹ Kim (một ngàn hai trăm). Nhưng theo kết toán (in ấn, quảng cáo, phát hành...) phải tốn ngót 2.000 Mỹ Kim.

Như vậy, nhà Tân Thư đương nhiên chịu trách nhiệm khoản thiếu hụt còn lại. Nói rõ hơn, phí khoản dự chi toàn phần cho Tuyển Tập là 2.000 Mỹ Kim, chứ không phải 18.000 Mỹ Kim.

Mười- tám-nghìn-mỹ-kim! Một con số vừa vô lý vừa hàm hồ đến độ quái gở. Một con số nói lên ý đồ độc ác của người viết, nhằm gây hoang mang dư luận trong văn giới hải ngoại và mượn tay nhà nước Việt Nam để triệt hạ nhà văn Hoàng Lại Giang (hiện nay phong trào bài trừ tham ô đang phát động tại nội địa, với số tiền “to” ấy, thì rõ ràng Hoàng Lại Giang đã “ăn hối lộ” , để “cấu kết” với “bọn phản động nước ngoài “hầu tìm cách đưa các sản phẩm “văn hóa đồi trụy” vào trong nước!)

Về mặt chia rẽ, xuyên tạc, vu khống, ông Nguyễn Hữu Nghĩa rất xứng đáng là tay “kiện tướng” tại hải ngoại!

3/ Số tiền 2,000 đô la ấy, tôi giao cho một thân nhân ở trong nước giữ, với lời nhắn “chỉ khi nào sách khởi sự in thì mới chi tiền ra”. Sách chưa in, tiền vẫn còn đó. Nhà văn Hoàng Lại Giang tuyệt nhiên chưa cầm một đồng xu nào trong món kia, và hơn thế, ông chẳng dính dáng một chút nào với Hội Nhà Văn Việt Nam trong vụ này. Bởi vì việc ấn hành Tuyển Tập chỉ liên hệ giữa nhà Tân Thư (của họa sĩ Khánh Trường) và nhà Văn Học (do Hoàng Lại Giang làm đại diện ở phía Nam). Việc lôi Hội Nhà Văn Việt Nam vào nội vụ cũng lại là thủ đoạn xuyên tạc ác độc của ông Nghĩa.

Vào tháng 11 năm 1993, sau khi đánh giá tình hình cho thấy Tuyển Tập có thể bị giới cầm quyền bảo thủ trong nước kìm giữ, làm mất đi ý nghĩa “tiên phong”, dễ bị dư luận trong, ngoài hiểu lầm là những người góp mặt trong Tuyển Tập đang “theo đuôi”, “đón gió”, khi thấy tình hình chính trị giữa Mỹ và Việt Nam sắp có triển vọng bình thường, họa sĩ Khánh Trường đã gởi một văn thư tới nhà xuất bản Văn Học ở trong nước để chính thức yêu cầu hủy bỏ giao kèo xuất bản.

Số tiền 2.000 Mỹ Kim quyên góp từ mấy anh chị em và của nhà xuất bản Tân Thư dùng cho việc in Tuyển Tập cũng được chuyển ra nước ngoài và đã tới tay nhà xuất bản Tân Thư. Họa sĩ KT sau khi nhận tiền, cũng đã hoàn lại đầy đủ cho các cá nhân đóng góp trước đây. Việc làm như vậy kể là hết sức minh bạch và sáng tỏ.

4/ ông Nghĩa viết rằng tôi “gom bài vở của một số cây bút hải ngoại, kiểm duyệt những đoạn có thể làm mếch lòng nhà nước” trước khi cho in. Đây cũng lại là một thủ đoạn ngậm máu phun người. Bởi vì theo sự thỏa thuận giữa tác giả tham gia tuyển tập với nhà xuất bản Tân Thư, qua Khánh Trường, và đồng thời cũng là thỏa thuận giữa Tân Thư với Văn Học, thì tác phẩm của mỗi tác giả khi in ra, không được sửa đổi một chữ nào. Cá nhân tôi, Nhật Tiến, không hề có một liên hệ nào trong sự lựa chọn các tác phẩm, nên việc “kiểm duyệt, cắt xén để làm vừa lòng nhà nước CSVN” là điều hoàn toàn bịa đặt .

Không biết ông Nghĩa sẽ nại được tên tuổi của ai trong số “anh em trong văn giới tại Cali” để chạy tội của mình (cái tội dùng ngòi bút đánh lừa dư luận độc giả, nhất lại là độc giả của chính tờ báo Làng Văn do ông Nghĩa chủ trương) nhưng về phần tôi, thì những nhà văn, nhà thơ tham dự Tuyển Tập hiện vẫn còn đó (trừ Nguyễn Tất Nhiên, đã mất), bất cứ ai cũng có thể liên lạc với họ để kiểm chứng lại một cách dễ dàng. Danh sách của các vị này trước đây đã được công bố nhiều lần trên tập san Hợp Lưu để quảng cáo cho Tuyển Tập. Nay để tiện việc tham khảo, tôi xin trích lại một lần nữa.

Đó là các vị xếp tên theo mẫu tự sau đây:

Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Lê Bi, Phạm Việt Cường, Võ Đình, Vũ Quỳnh N.H., Bùi Bích Hà, Phan Tấn Hải, Trần Diệu Hằng, Lê Thị Huệ, Vũ Quỳnh Hương, Khế Iêm, Đỗ Kh., Cao Đông Khánh, Ngọc Khôi, Trần Thị Kim Lan, Nguyễn Hoàng Nam, Hồ Đình Nghiêm, Định Nguyên (còn có bút hiệu Lưu Đình Vong dưới các bài thơ “chuột’, và là chủ bút một tuần báo... cực cực hữu tại Bolsa), Nguyễn Tất Nhiên, Nguyễn thị Ngọc Nhung, Hoàng Khởi Phong, Chân Phương, Thường Quán, Vũ Huy Quang, Trân Sa, Hoàng Xuân Sơn, Kiệt Tấn, Trịnh Y Thư, Nhật Tiến, Lê Giang Trần, Nguyễn Mạnh Trinh, Khánh Trường, Phan Thị Trọng Tuyến, Trần Vũ, Ngu Yên. Tổng cộng là 35 vị.

Nhân đây, tưởng cũng nên nhắc lại một chút về tính cách của các bài viết trong Tuyển Tập, trích từ “Lời Nhà Xuất bản” (ký tên chung: Tân Thư và Văn Học) do cả hai bên soạn thảo, thỏa thuận, về nội dung:

“Tuyển Tập Văn Chương Hải Ngoại” là một nỗ lực tập hợp và giới thiệu một số truyện ngắn và thơ của một số người viết ngoài nước. Những sáng tác được tuyển chọn và góp mặt nơi đây đã có được sự tham dự góp ý và chọn lựa tích cực của chính các tác giả sau một thời gian làm việc với nhóm chủ trương nhà xuất bản Tân Thư.

Những truyện ngắn và thơ tạo nên Tuyển Tập này là một phần rất nhỏ trong những thành tựu đã có của văn học hải ngoại, do đó chưa phản ánh phần nào những tình cảm, nhận thức và kinh nghiệm của người viết, trong một hoàn cảnh sáng tác khác biệt với hoàn cảnh ở quê nhà. Hơn nữa, vì mỗi tác giả chỉ có cơ hội đóng góp một truyện ngắn hoặc ba bài thơ nên chính các tác phẩm đó cũng không thể tiêu biểu trọn vẹn phong cách và khuynh hướng của họ. “




(Trích “Lời Nhà Xuất Bản”, trong Tuyển Tập Văn Chương Hải Ngoại, trang 8. Chưa ấn hành).



Hiển nhiên, vì nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay ở VN không hài lòng với Tuyển Tập nên họ đã tìm cách kéo dài việc cho phép ấn hành. Số phận của nó, sau ba năm vận động tích cực, đã được nhà Tân Thư chủ động hủy bỏ.

Đáng lẽ một Tuyển Tập khi chưa được in ra thì chẳng có điều gì đáng phải nói đến. Nhưng trong cương vị của một người trung gian giữa hai nhà xuất bản, tôi có bổn phận phải làm sáng tỏ những điều bịa đặt do ông Nguyễn Hữu Nghĩa nêu ra trong tạp chí Làng Văn liên quan đến cả hai nhà xuất bản cũng như cá nhân nhà văn Hoàng Lại Giang hiện còn ở trong nước.

Tôi biết rằng đã làm mất nhiều thì giờ của độc giả bốn phương, nhưng đó là chuyện chẳng đặng đừng. Tôi mong mỏi quí vị độc giả rộng lòng tha thứ.

Sau cùng, tôi muốn nhắc lại câu văn chót của ông Nghĩa, trích ra cũng từ bài báo kể trên. Ông Nghĩa viết:

“Chúng ta có quyền kỳ vọng vào tấm lòng sắt son, trước sau như một của những người cầm bút trong giai đoạn mới, giai đoạn của niềm tin và sự thật”.

Sau khi dùng thủ đoạn đê hèn, vô tư cách, tung đủ mọi thứ tin bịa đặt, xuyên tạc độc ác để bôi nhọ, ám hại người khác, ông Nghĩa lại kêu gọi mọi người hãy giữ tấm lòng sắt son với niềm tin và sự thật. Thật là lạ lùng! Nhưng đó cũng là đặc tính của ngòi bút Nguyễn Hữu Nghĩa trên báo Làng Văn trong nhiều năm qua.

Khi dạy dỗ người đọc về niềm tin và sự thật, ông Nghĩa hãy nên ghi nhớ một điều, đó là:

“Khi ta cố tình đánh lộn sòng giữa sự thật và sự gian trá, thì không bao giờ có thể tạo được niềm tin nơi ai cả”.



NHẬT TIẾN


California 26-1-1994.

khieman
12-20-2013, 02:13 AM
(tiếp theo)

Sinh hoạt văn hoạt Văn Học Nghệ Thuật ở hải ngoại
Thời điểm năm 1995

PHỎNG VẤN NHÀ VĂN NHẬT TIẾN
VỊ GIANG thực hiện

Lời nói đầu : Mới đây (1995), sự xuất hiện của tuyển tập truyện ngắn “The Other Side of Heaven” gồm có sự đóng góp của cả ba phía: một số nhà văn Hoa Kỳ. một số nhà văn V N. còn ở trong nước và đang ở hải ngoại đã gây phản ứng sôi nổi và chống đối mãnh liệt trong cộng đồng V.N. ở hải ngoại.

Trong quá khứ, một người có tên tuổi là nhà văn Nhật Tiến đã từng được coi là người đầu tiên đề xư­ớng chủ trương giao lưu văn hóa, phù hợp với đường hướng của tuyển tập truyện ngắn kể trên, và trong suốt nhiều năm qua, ông cũng đã phải đư­ơng đầu với những phản ứng chống đối trong d­ư luận báo chí ở hải ngoại. Trong một bài viết của chính ông, nhà văn Nhật Tiến đã phần nào giải thích con đường mà ông đang theo đuổi như ­sau :

“Văn hóa nói chung và Văn học nghệ thuật nói riêng có khả năng góp phần vào công cuộc tạo dựng những điều kiện tốt đẹp trong công cuộc hình thành một sức mạnh tổng hợp, cả trong lẫn ngoài nước để hoàn thành sứ mạng giải phóng quê hương. Văn học nghệ thuật do đó sẽ có thêm một hướng đi mới, bên cạnh những hướng đi đã có, đã từng góp phần vào công cuộc tiếp nối truyền thống văn hóa cúa dân tộc tại hải ngoại. Chấp nhận một chiều hướng sáng tạo như­ thế, trong khung cảnh còn đầy rẫy những ngộ nhận như­ hiện nay là chấp nhận một sự thử thách, như­ng sự may mắn của những người cầm bút lưu vong là ở chỗ họ đang sinh sống ở một xã hội cho họ có những điều kiện để có thể thử thách, trái ngư­ợc hẳn với anh chị em cầm bút ở quê nhà, dù có muốn nói lên tâm tư­ nguyện vọng đích thực của mình cũng không được nói. ".

Chính vì quý trọng sự suy nghĩ chân thành của ông, và đồng thời, nhân vấn đề giao lưu văn hóa đ­ược hâm nóng lại qua sự xuất hiện của tuyển tập truyện ngắn The Other Side of Heaven, chúng tôi nhân cơ hội này xin được phỏng vấn nhà văn Nhật Tiến, không chỉ riêng trong lãnh vực giao lưu văn hóa mà sẽ bao gồm cả nhiều vấn đề khác liên hệ tới sinh hoạt cầm bút của ông. Xin cám ơn nhà văn Nhật Tiến đã dành thì giờ cho cuộc phỏng vấn này.. .

VỊ GIANG
***
Hỏi: Từ tr­ước đến nay, anh là một nhà văn luôn tích cực trong vấn đề cứu giúp người tỵ nạn. Anh nghĩ gì về việc đóng cửa các trại ty nạn ở ĐNÁ và Hông Kông và việc c­ưỡng bách hồi hương kết thúc vấn đề tỵ nạn? Và trong những năm gần đây, khi phong trào chống c­ưỡng bách hồi hương được nhiều người tích cực tham gia thì anh lại không lên tiếng ủng hộ. Lý do nào đã khiến cho anh giữ thái độ im lặng tr­ước những vấn đề sôi bỏng của đồng bào tỵ nạn như­ thế ?

Đáp : Tôi nghĩ rằng lòng nhân đạo của thế giới vẫn luôn luôn là một trong những biểu t­ượng của thời đại văn minh của chúng ta. Nh­ưng khi đem áp dụng vào từng vấn đề riêng rẽ thì điều gì cũng sẽ có cái giới hạn của nó. Cho nên nếu có nhiều người lên án thế giới là vô nhân đạo khi ngừng trợ giúp người Việt tỵ nạn là ch­ưa nhìn thấy hay cố tình quên đi cái tính chất giới hạn này.

Trên cơ sở suy nghĩ đó, tôi cho rằng việc đóng cửa các trại tỵ nạn và cưỡng bách hồi hương là chuyện tuy đau lòng nh­ưng tất yếu phải xẩy ra. Do đó vấn đề của chúng ta không phải là chuyện cứ nhắm mắt mà đấu tranh mà không nghĩ đến cái hậu quả do chính cuộc đấu tranh ấy gây ra, mà điều tai hại nhất là sẽ gây cho tuyệt đại đa số đồng bào còn kẹt ở các trại tỵ nạn một cái ảo tư­ởng là sức mạnh của cộng đồng V.N ở hải ngoại là vô song, và do cuộc đấu tranh ấy mà toàn thể mọi người rồi ra sẽ được đi định c­ư hết.

Dĩ nhiên, cứ có đấu tranh là phải có thành quả, như­ng vấn đề phải xem xét ở chỗ là tỷ lệ được đi định cư­ sẽ là bao nhiêu so với con số khổng lồ gần cả trăm ngàn đồng bào khi đó còn kẹt trong tất cả các trại ở Đông Nam Á.

Dưới cái nhìn của tôi, khi nhận thấy hàng ngàn trẻ em đã bị tiêu phí cả quãng đời thơ ấu hồn nhiên của chúng giữa những hàng rào kẽm gai của trại tỵ nạn, giữa những con người bị dồn ép, bức xúc về mặt tâm lý vốn là động cơ dễ làm nẩy sinh những nóng nẩy, thù hận, mà rồi cuối cùng , khi chúng lớn lên, lại cũng vẫn phải lếch thếch theo cha mẹ trở về theo diện c­ưỡng bách hồi hương, thú thực, tôi cảm thấy vô cùng nhẫn tâm và do đó đành chịu bất lực hơn là góp phần trách nhiệm của mình dù là một cách gián tiếp vào việc kéo dài đời sống đầy đọa của đồng bào tại các trại tỵ nạn.

Hỏi: Cám ơn anh đã làm sáng tỏ một nghi vấn, hay đúng hơn là một ngộ nhận. Bởi vì có nhiều người cho rằng sau khi anh bị một loạt những đả kích về những điều tạm gọi là "những lời phát biểu có tính cách thiên Cộng" của anh, nên anh đã không còn quan tâm gì đên những vấn đề chung của cộng đồng nữa kể cả vấn đề tỵ nạn. Anh nghĩ sao về những sự đả kích tôi vừa nêu ở trên ? Anh có thấy cần phải phản ứng gì không ?

Đáp : Trư­ớc hết tôi xin nói ngay là chẳng bao giờ tôi hành xử một cách lẫn lộn giữa vấn đề này với vấn đề kia. Việc quan tâm tới số phận của đồng bào tỵ nạn là nghĩa vụ chung của tất cả mọi người, đâu có mầu sắc chính trị gì ở trong đó. Còn việc đánh giá về những lời do bất cứ ai phát biểu là quyền của tất cả mọi người, tôi cũng không bao giờ chống lại chuyện đó.

Tuy nhiên, giá trị của lời đánh giá cũng phải tùy thuộc vào hoàn cảnh, vào kinh nghiệm sống, và vào trình độ nhận thức của mỗi người nữa. Do đó, tôi thấy không nhất thiết là cứ phải phản ứng mỗi khi có nguời đánh giá về mình, trừ phi mình muốn đối thoại để làm sáng tỏ vấn đề. Riêng trư­ờng hợp của tôi, vì ch­ưa có ai đặt thẳng vấn đề với tôi, đa phần chỉ là những lời chỉ trích một cách tùy tiện hay vu khống chụp mũ một cách sơ đẳng, thì tốt hơn là nên để thời gian làm sáng tỏ vấn đề là đủ .

Hỏi: Bây giờ bước qua các vấn đề liên quan đên lãnh vực văn hóa . Từ ngày định c­ư ở Hoa Kỳ (1980), anh đã hoàn thành bao nhiêu tác phẩm?Những tác phẩm này đã chuyển đạt những gì tới người đọc ?

Đáp : Trong 5 năm ở hải ngoại tôi chỉ in được một cuốn truyện dài và 4 tập truyện ngắn. Trong thời gian 5 năm đầu, nội dung các tác phẩm của tôi hầu hết là tố cáo trư­ớc d­ư luận, dĩ nhiên là duới hình thức tiểu thuyết, những nỗi lầm than, cơ cực của đồng bào ở cả hai miền Nam, Bắc dưới chế độ Cộng Sản.

Sau này, tôi nhận ra được một điều là không phải bất cứ cán bộ, đảng viên C.S. nào cũng đều nh­ư nhau cả. Đánh giá một cách đồng đẳng và hời hợt, dễ dãi kiểu đó thì không khác gì đã nông cạn loại trừ ra khỏi hàng ngũ dân tộc một thành phần rất đông đảo, có khả năng, có tình người, có lòng yêu nước, yêu quê hương dân tộc, và như­ thế sẽ làm suy yếu hẳn tiềm năng của lực l­ượng dân tộc nói chung trong sứ mạng phục hồi và xây dựng quê hương. Nội dung các tác phẩm sau này của tôi, từ năm 1986 trở đi, hầu hết là muốn chuyên chở những suy nghĩ đó.

Hỏi: Theo anh, các nhà văn ở hải ngoại có nên xuất bản sách ở Việt Nam không ? Riêng anh thì năm 1994, anh cũng đã xuất bản tập truyện Quê Nhà, Quê Người ở V.N. rồi. Khi làm việc đó, anh có quan tâm đến phản ứng chống đốí của người Việt tại hải ngoại hay không ?

Đáp : Một trong những điều mong muốn của nhà văn là tác phẩm của mình tới được càng đông độc giả càng tốt. Đặc biệt, nếu số đông độc giả ấy lại đang ở Việt Nam thì lại càng nên lắm chứ. Đồng bào ở Việt Nam đâu có tội tình gì mà phải chịu sự "cấm vận văn chương " kiểu đó. Còn sự chống đối của cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại, theo tôi nghĩ có hợp lý hay không (và do đó có buộc mình phải quan tâm tới không) là tùy thuộc ở nội dung tác phẩm. Khi ch­ưa đọc tác phẩm mà đã có ý kiến chống đối rồi thì tại sao tôi lại phải quan tâm về những lời chống đối đó ?

Hỏi: Theo tôi đ­ược biết thì nhiều người chống đối anh vì anh có chủ tr­ương giao lưu văn hóa. Thực sự anh quan niệm thế nào về chủ tr­ương đó?

Đáp : Một cách tổng quát, giao lưu văn hóa không có nghĩa là thỏa hiệp với cường quyền hay bạo lực để tiếp tục kéo dài mãi tình trạng bi thảm trên quê hương.

Giao lưu văn hóa cũng không phải là là một sự kết hợp bừa bãi giữa tất cả mọi người ai cũng tự cho mình là kẻ cầm bút. Thực chất của sự giao lưu thật ra sẽ không có chỗ cho những ngòi bút vẫn còn tiếp tục ca ngợi bạo lực hay thỏa hiệp với bạo lực. Nó cũng không có chỗ cho những ngòi bút tiếp tục khơi mãi vết thương đau của dân tộc mà không cho thấy một lối thoát nào có thể coi là con đ­ường thích đáng nhất đem lại được sự hàn gắn vết thương mà không phí phạm thời gian.

Giao lưu văn hóa do đó là sự chấp nhận cùng là bạn đồng hành của những người làm văn hóa, không phân biệt quá khứ hay điều kiện địa dư­, miễn là họ biết cùng nhìn về một hướng trong mục tiêu tối hậu là khôi phục lại được tất cả giá trị nhân bản của con người và những giá trị cổ truyền của dân tộc.

Hỏi: Gần đây xuất hiện tuyển tập truyện ngắn The Other Side Of Heaven có sự đóng góp của cả 3 phía : một số nhà văn Hoa Kỳ, một số nhà văn V.N. còn ở trong nước và đang ở hải ngoại. Một nhà văn Hoa Kỳ đứng trong nhóm thực hiện tuyển tập đó đã xác định một cách công khai là cuốn sách cũng mang sứ mạng giao lưu văn hóa giữa những nhà văn V.N. trong và ngoài nước. Anh có đóng góp gì về phần anh trong công cuộc thực hiện tác phẩm này và anh suy nghĩ sao về cuốn sách đó ?

Đáp : Tôi không hề tham dự gì vào tiến trình hình thành cuốn sách này và mãi cho đến lúc nó được loan tin trên báo chí thì tôi mới được biết. Theo ý tôi, việc thực hiện cuốn sách có hai điều đáng phàn nàn: một là tại sao lại phải có sự hiện diện của ng­ười Hoa Kỳ thì các nhà văn V.N. mới giao lưu với nhau được? Đã đến lúc ta phải loại bỏ cái tâm lý cần có một cái dù che của người nước ngoài nhất là trong lãnh vực văn hóa. Và hai là nội dung cuốn sách thiếu phần đóng góp của nhà văn Dư­ơng Thu Hương, một cây bút trong nước đã nổi tiếng về thành tích chống lại sự đàn áp của cuờng quyền. Tuy nhiên , thiện chí của nhóm thực hiện là điều ta nên công bằng mà ghi nhận. Tôi hy vọng rồi đây sự giao lưu sẽ nhờ đó mà có những bư­ớc tiến cụ thể hơn, thích đáng hơn, có được sự tham dự của nhiều cây bút ở trong nước không có mầu sắc của chính quyền hơn.

Hỏi: Cũng nằm trong lãnh vực liên quan tới cuốn sách The Other Side of Heaven đã và đang còn gây nhiều dư luận trong cộng đồng, tôi xin nêu thêm một câu hỏi có liên hệ trực tiếp đến anh.

Trong một bài viết phê phán về sự xuất bản cuốn sách nói trên đạng trên tờ SAIGON TIMES ở Los Angeles, tác giả là nhà văn NGUYỄN THIẾU NHẪN có nêu đích danh tên của anh và nói rằng sau 30 tháng 4 năm 1975 anh đã đeo băng đỏ , hướng dẫn “công an nhân dân” đi bắt giữ văn nghệ.... phản động để lập công với nhà cầm quyền Việt Cộng, rốt cuộc chẳng được trả công anh bèn dẫn vợ con xuống thuyền vượt biển, gặp cướp Thái Lan. Anh nghĩ sao về lời cáo buộc này ?

Đáp : Đây là một thí dụ cụ thể nhất về sự sa đọa ngòi bút của những kẻ vô tài, thiếu đức chen chân vào hàng ngũ viết lách ! Chuyện tôi đã đeo băng đỏ, hướng dẫn “công an nhân dân” đi bắt giữ văn nghệ.... phản động để lập công thực hay h­ư, tôi t­ưỏng đã có thời gian gần 20 năm, để kiểm chứng rồi còn gì.

Bởi hiện nay, đã có biết bao nhiêu văn nghệ sĩ đã từng bị Cộng sản cầm tù, bây giờ đã ra sinh sống ở hải ngoại, bất cứ ai cũng có thể hỏi ra cho rõ ràng xem có văn nghệ sĩ nào là nạn nhân “chỉ điểm” của Nhật Tiến hay không? Như­ng ông Nguyễn Thiếu Nhẫn quả đã thiếu kiên nhẫn để làm cái việc kiểm chứng về những điều mà ông ấy viết ra. Tuy nhiên cũng có thể là ông ta thấy không cần thiết phải làm chuyện đó, bởi ông cho rằng hễ cứ nhân danh chống Cộng là có quyền sử dụng mọi phương cách, dù phi đạo đức đến đâu để hạ nhục ng­ười khác.

Nh­ưng ông Nguyễn Thiếu Nhẫn không hiểu được rằng, khi viết ra những dòng đầy ác ý xuyên tạc như­ thế, không những ông ta đã vấy bùn lên ngòi bút của chính ông mà còn lên cả cái lý t­ưởng chống Cộng mà ông ta theo đuổi. Bởi vì, ng­ười chống Cộng nghiêm chỉnh không bao giờ thèm xài tới những ph­ương thức thấp kém như­ thế.

Một chi tiết cụ thể khác cho thấy ông Nhẫn viết ra mà không bao giờ quan tâm đến sự trung thực của ngòi bút vốn vẫn là sự liêm sỉ cần thiết của giới làm văn.

Tôi vư­ợt biển năm 1979, trôi giạt vào Thái Lan, tạm trú tại trại tỵ nạn Songkhla. Nhà tôi và các cháu v­ượt biển gần một năm sau đó, theo ngả Mã Lai và tạm trú tại trại tỵ nạn Pulau Tengah. Ai đã từng ở trại này vào khoảng từ giữa đến gần cuối năm 1980 đều thấy rõ. Vậy mà gọi là tôi "dẫn" vợ con xuống thuyền v­ượt biển được ư­ ?

Đã nói thì cũng nên nói cho hết, cái sự ông Nguyễn Thiếu Nhẫn đề dẫn chi tiết tôi gập cư­ớp Thái Lan, vốn chẳng ăn nhập gì đến thái độ chính trị hay t­ư cách riêng t­ư gì của tôi, nó chỉ bộc lộ ra tr­ước ngư­ời đọc cái ­tâm địa nhỏ nhen, hẹp hòi của một kẻ chẳng bao giờ có một chút lòng thư­ơng xót nào đốí với những nỗi khổ đau tột cùng của biết bao nhiêu phụ nữ Việt Nam đã phải chịu đựng trên đường vuợt biển.

Bởi nếu chỉ có một chút, một chút xíu thôi tấm lòng th­ương xót đó thì sẽ chẳng bao giờ ông Nguyễn Thiếu Nhẫn và những kẻ cùng có tâm địa giống như ông lại xem chuyện bất hạnh vì nạn hải tặc của thuyền nhân như­ là một thứ võ khí dùng để tấn công hay hạ nhục chính những thuyền nhân đó. Đây là lần đầu tiên tôi đã bỏ nhiều lời lẽ để nói về một ngòi bút không xứng đáng được gọi là một người cầm bút chứ đừng nói tới chuyện còn mang danh nghĩa “nhà văn”. Thôi, xin chuyển qua đề tài khác có lẽ tốt hơn.

Hỏi: Anh nghĩ gì về nhiệm vụ, trách nhiệm của nhà văn vốn thường được coi như là những người hướng dẫn dư luận, đi tiên phong trong công cuộc vận động làm thay đổi xã hội theo một chiều hướng tốt đẹp hơn so với cái hiện có ?

Đáp : Muốn làm gì thì làm, theo tôi nghĩ, phẩm chất vốn có và phải có của một ng­ười cầm bút là phải trung thực và có dũng cảm để bảo vệ sự trung thực của mình. Còn anh ta có khả năng để hướng dẫn d­ư luận hay vận động nổi một công cuộc nào đó hay không thì lại là chuyện khác.

Hỏi: Ngư­ờì ta vẫn thuờng nói “viết lách”. Theo anh, tuy là ở một xứ sở tự do, người cầm bút có tự do viết những gì mình nghĩ, hay vẫn phải “lách" để khỏi bị những phiền lụy sẽ xẩy đến cho mình?.

Đáp : Ở đây trên cái đất Hoa Kỳ này, ai cũng có quyền tự do viết ra tất cả những điều mà mình đã suy nghĩ. Vấn đề đặt ra là anh hay chị có đủ dũng cảm để dám nói lên những điều đó hay không mà thôi. Tuy nhiên, một đôi khi chính tôi cũng đã phải dùng cáí thủ thuật vừa "viết "vừa "lách" nh­ư đã đề cập đến. Tuy nhiên, sự "lách" của tôi xuất phát từ một nhu cầu khác chứ không phải vì sợ hãi về những hệ lụy sẽ xẩy ra cho mình. Cái nhu cầu ấy là sự gia giảm, là sự cân lư­ợng tùy theo từng hoàn cảnh hay mục tiêu mà mình muốn nhắm tới để có thể đạt tới được cái hiệu quả tối đa như­ mình mong muốn. Chứ nếu cứ nhắm mắt viết bừa, viết cho thỏa thích cái tôi của mình mà không đo l­ường được cái hiệu quả của nó thì nhiều khi trở thành có tác dụng ng­ược, như ­vậy thì chẳng thà đừng viết có lẽ còn hay hơn .

Hỏi: Nhìn vào thực tế viết lách ở Hoa Kỳ, người cầm bút hầu nh­ư không được khích lệ hay đền bù cả về ph­ương diện vật chất cũng nh­ư tinh thần. Có phải vì vậy mà trong suốt 20 năm vừa qua, sáng tác phẩm thì có nhiều nh­ưng hầu như chưa có cuốn nào được coi là tác phẩm lớn hay có tầm vóc vĩ đại. Theo anh thì ta phải làm gì để cải thiện tình trạng đó ?

Đáp : Chẳng phải vì không được đền bù t­ương xứng, cả về mặt vật chất cũng như­ tinh thần, mà nhà văn không viết được tác phẩm lớn. Chẳng qua là vấn đề tài năng đó thôi. Tôi thì lúc nào cũng vẫn khẳng định nếu một nhà văn có tài năng lớn thì dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, ngay cả khi bị bạc đãi, anh ta cũng vẫn có thể cho ra đời một hay nhiều tác phẩm lớn như­ thư­ờng, có xá gì đến những sự đền bù nhỏ nhặt của đời th­ường.

Hỏi: Theo anh , một nhà văn đúng nghĩa thì phải như­ thế nào ?

Đáp : Một cách hết sức tổng quát, tôi nghĩ, chỗ đứng thích hợp nhất của một nhà văn là ở phía đám đông bị đàn áp hay bị đối xử bất công và những gì do một nhà văn viết ra phải góp được phần vào việc nâng cao giá trị nhân phẩm của con ng­ười và làm gia tăng sự cảm thông giữa con ng­ười với con ngư­ời.

Hỏi: Anh nghĩ gì về việc kỷ niệm 50 năm cầm bút cho nhà văn Mai Thảo và 40 năm cho nhà văn Võ Phiến. Nếu thân hữu của anh tổ chức một buổi tuơng tự nh­ư thế cho anh thì anh nghĩ sao ?

Đáp : Việc tuyên d­ương sự nghiệp của một nhà văn là do sáng kiến tự nguyện của nhiều ngư­ời, dĩ nhiên họ đã từng là độc giả của nhà văn đó. Đó cũng là một chuyện bình th­ường trong triết lý tình nghĩa của ngư­ời Á Đông mình. Tuy nhiên riêng với tôi thì tôi xin được miễn làm công việc đó, bởi lý do dễ hiểu là tôi tự cảm thấy chư­a xứng đáng nhận lãnh những ân tình của bạn đọc như­ thế. Ngay cả trong hiện tại cũng nh­ư sau này, một mai tôi không còn ở trên cái cõi đời này nữa, ư­ớc muốn chân thành của tôi là được ra đi một cách lặng lẽ.

Hỏi: Anh có ý định gì cho việc sáng tác trong ­tương lai gần đây ?

Đáp : Hoàn cảnh và môi trư­ờng sống ở đây không thuận lợi cho tôi khởi công một tác phẩm dài mặc dù tôi rất muốn. Vậy thì đành cứ viết từng truyện ngắn một vậy, cho đến khi đủ một tập thì cho in thành sách. Do đó, nếu nói là dự định thì hiện tôi ch­ưa có dự định gì rõ ràng cả.

Hỏi: Anh có điều gì muốn nhắn nhủ với các độc giả và những thân hữu của anh không ?

Đáp : Tôi có cái cảm nhận rằng đa số được giả thầm lặng của tôi vẫn theo dõi những đoạn đư­ờng tôi đã đi qua và vẫn tiếp tục dành cho tôi nhiều cảm tình tốt đẹp. Tôi xin cám ơn điều đó và xin được nhắn nhủ rằng tôi sẽ vẫn chẳng khi nào làm cho họ thất vọng cả.

VỊ GIANG thực hiện

***

QUAN ĐIỂM CỦA NHẬT TIẾN
VỀ VẤN ĐỀ GIAO LƯU VĂN HÓA


……. Tình nghĩa bà con hàng xóm vẫn còn y nguyên, vâng điều đó đúng, tuyệt đối đúng, nhưng theo tôi, nó mới chỉ là một nguồn ánh sáng le lói ở nơi này, mà vẫn còn chìm khuất ở nơi kia, chứ chưa thể chan hòa, thắm đượm, tràn đầy trên quê hương. Mà để thực hiện được sự chan hòa, thắm đượm hay tràn đầy này, sẽ cần phải một thời gian rất dài và sự nỗ lực của nhiều phía trong đó vai trò của văn hóa sẽ vô cùng quan trọng. Vấn đề giao lưu văn hóa, trong mục tiêu đó, và chỉ trong mục tiêu đó vì thế mới được đặt ra.

Nhưng giao lưu văn hóa không có nghĩa là thỏa hiệp với cường quyền hay bạo lực để tiếp tục kéo dài mãi tình trạng suy sụp như hiện nay.

Giao lưu văn hóa cũng không phải là một sự kết hợp một cách bừa bãi giữa tất cả mọi người cứ mệnh danh là cầm bút.

Thực chất của sự giao lưu không phải như vậy. Nó không có chỗ cho những ngòi bút vẫn còn tiếp tục ca ngợi bạo lực hay thỏa hiệp với bạo lực. Nó cũng không có chỗ cho những ngòi bút tiếp tục khơi mãi vết thương của dân tộc mà không cho thấy một lối thoát nào có thể coi là con đường thích đáng nhất đem lại được sự hàn gắn vết thương mà không phí phạm thời gian.

Giao lưu văn hóa thật ra chỉ là một sự chấp nhận cùng là bạn đồng hành của những người làm văn hóa, không phân biệt quá khứ hay điều kiện địa dư, miễn là họ biết cùng nhìn về một hướng trong mục tiêu tối hậu là khôi phục lại được tất cả những giá trị nhân bản của con người và những giá trị cổ truyền của dân tộc


(Trích bài phát biểu của Nhật Tiến
tại San Diego ngày 22 Tháng 10 năm 1995,
trong buổi ra mắt tác phẩm " QUÊ NHÀ BỐN MƯƠI NĂM TRỞ LẠI "
của Phan lạc Tiếp )
(còn tiếp)

khieman
12-20-2013, 04:39 AM
.


CHƯƠNG 9
Sinh hoạt Văn Học Nghệ Thuật ở hải ngoại
Thời điểm năm 2002
****
SỔ TAY VĂN HỌC-VIỆT TIDE SỐ 67
CHUYỆN CHẲNG ĐẶNG ĐỪNG
NHẬT TIẾN


Mục Sổ Tay Văn Học được độc giả các nơi tiếp nhận như thế nào, tôi không được rõ, nhưng với các bạn trẻ ở bên Đông Âu thì sau mỗi kỳ báo, tôi đều được nghe những tín hiệu phản hồi. Một vài kỳ của Sổ Tay đã được photo copy để gửi tay mang về trong nước, có lần có bạn nồng nhiệt hơn, còn gọi điện thoại thẳng về V.N đọc cho người trong cuộc nghe một vài trích đoạn ( ông Trần Đăng Khoa chắc rõ chuyện này).

Phải nêu vấn đề như vậy để độc giả hiểu rõ sự lúng túng của người viết khi bị các bạn ở xa nước Mỹ chất vấn về chuyện có hay không có tự do sáng tác? Âm thanh chát chúa nghe trong điện thoại vẫn còn như vang vang trong đầu:

- Anh nói làm sao ấy chứ, sống ở Mỹ mà lại không có tự do! Khi hỏi đến anh thì anh lại né, lấy cớ là nói không được!

Ui cha, vấn đề như thế mà gay go đây. Không lẽ lại bao cho anh bạn trẻ tiền vé máy bay qua đây sống chừng vài tháng, một năm để anh có cơ hội tiếp xúc với thực tế, chứ giải thích vài lời qua điện thoại thì làm sao mà giải quyết nổi cái thắc mắc vô cùng chính đáng đó.

Thôi thì, nếu tôi nói không được thì cũng may đã có người khác nói. Bài viết này vì thế xin trích một vài đoạn văn của những người trong ngành, coi như một lời phúc đáp riêng đối với các bạn trẻ bên Đông Âu mà một trong những anh em này đã nói với tôi qua điện thoại:

"Đọc xong số báo tuần rồi, chúng em rất buồn. Chúng em không thể nghĩ được rằng ở xứ Mỹ mà các anh lại không có tự do cầm bút !”.

Người đầu tiên tôi muốn nhắc đến là nhà văn Hoàng Khởi Phong, một ngòi bút vẫn gợi lại trong tôi nhiều cảm kích khi anh đã nhận lời viết tựa cho một cuốn sách của tôi vào giữa thời kỳ tôi đang gặp khó khăn nhất.

Đó là thời kỳ của những năm 1987,88, 89 khi tôi cho in một loạt những truyện ngắn như Người tù cuối năm, Chuyện bên lề, Những sự thực cần được nói ra, Cánh cửa, Gặp gỡ ngày cuối năm.... Trong suốt hơn ba năm ròng rã, đã có biết bao nhiêu bài báo nổi lên phê phán kịch liệt quan điểm sáng tác của tôi trong những truyện này, đặc biệt là truyện Gặp gỡ ngày cuối năm, đó là không kể tới rất nhiều bài báo viết lách một cách thấp kém, không đáng coi là của giới cầm bút.

Khi tôi gom một số truyện ngắn lại để in chung trong một tập lấy tên là Cánh Cửa, thì nhà văn Hoàng Khởi Phong đã nhận lời viết Tựa cho tác phẩm này. Đối với tôi, đây vừa là một nhã ý vừa là một hành vi dũng cảm của Hoàng Khởi Phong mà tôi không bao giờ quên được, mặc dù ông đã từng là một Đại uý trong QLVNCH, một con tem cần thiết, theo lối suy nghĩ của tôi, để dán lên mỗi bài viết vào thời kỳ đó. Xin trích vài đoạn trong bài Tựa này :

“Viết với ông bây giờ chính là khơi động tiếng lòng của ông để gửi tới những tiếng lòng khác, kêu gọi sự đoàn kết, chống sự chia rẽ, kêu gọi lòng nhân ái chống lại bạo lực, mở một hướng suy nghĩ mới chống lại sự trì trệ, bế tắc, hiện đang là những tảng đá trong lòng mỗi người. Do đó truyện của ông bây giờ trước hết nó là những suy nghĩ đầy ắp chính trị, và ông đã thể hiện những suy nghĩ này dưới dạng thức truyện ngắn, truyện dài bởi ông hiểu được cái lợi khí của văn chương dễ truyền đạt đến lòng người hơn là những tuyên cáo, tuyên ngôn, truyền đơn là những bản văn chỉ có thể khích động nhất thời rồi tan biến đi trong những đống quảng cáo thương mại. Đó cũng là nhược điểm duy nhất trong những tác phẩm gần đây của ông, bởi vì ông đã không còn đến với văn chương thuần vì văn chương nữa. Bởi lẽ chính trị, một nhu cầu bức thiết nhất đã len vào chẳng những là văn chương mà mọi chốn mọi nơi, từ nơi tôn nghiêm thờ phượng, tới nơi buôn bán lọc lừa.”

.................... Nơi xứ người ông chìm đắm trong cuộc sống cuồng nộ và gậm nhấm nỗi cô đơn của ông nhưng ông không bao giờ thấm mệt dẫu cho tiếng gào thét ông nhiều lần đã chìm trong những tiếng la ó hỗn loạn của những con người hoặc quay lưng với quá khứ phủ nhận mọi cái cũ để hội nhập với vùng đất mới hay tệ hại hơn nữa là những con người ôm khư khư lấy quá khứ dẫu quá khứ là một đống bầy nhầy những đố kỵ lọc lừa, giả trá, chia rẽ và thù hận.

Ông khác người ở chỗ chiêm nghiệm quá khứ để làm lại cho tương lai, ông cố đặt một vài viên gạch cho căn nhà mới trong lúc mọi người hoặc là quay lưng lại với ngôi nhà ngút khói chiến tranh, hoặc là tranh giành, đánh lộn nhau để giành được cái chủ quyền trong lúc ở xa căn nhà vẫn mịt mờ khói lửa. Do đó, trước kia tôi yêu văn chương ông qua Thềm Hoang, Chim Hót Trong Lồng và giờ đây tôi kính trọng thái độ, nhân cách ông qua “Cánh Cửa”, qua “Mồ Hôi Của Đá” dầu những tác phẩm này toàn vẹn về cái nhìn trước những đổi thay quá nhanh, quá lớn, quá bất ngờ và đôi lúc làm phiền ông bởi những tấm lòng đá tảng nghìn cân đang giành chủ quyền của căn nhà bốc cháy, và khôi hài hơn nữa đang áp đặt những suy nghĩ cũ kỹ già nua từ một thế kỷ cũ, đang phùng má trợn mắt bắt những nhà văn phải viết thế này, phải viết thế nọ, đang ở thật xa chỗ lửa cháy rát mặt người và ra tuyên cáo, tuyên ngôn, đang chỉ trích, đang hội họp... đang phân chia chức vụ... đang thành lập chính phủ... lưu vong.

Nếu “Thềm Hoang” là tác phẩm xác định vị trí của Nhật Tiến trên diễn đàn văn chương thì “Mồ Hôi Của Đá” là tác phẩm xác định vị trí của ông trước những thay đổi của thời đại. Ông là người tiên phong muốn xóa bỏ lằn ranh Quốc Cộng bởi vì quốc hay cộng trước tiên hết cũng là Người Việt, đều là nạn nhân của một ý thức hệ sai lầm từ bản chất, đã tạo nên một guồng máy cai trị phi dân tộc, cực kỳ phản động và cực kỳ dối trá.

Cùng với mọi người, Nhật Tiến nhìn được một điều: không phải chỉ có miền Nam và những người thua trận là nạn nhân, mà chính họ, những kẻ đóng góp máu xương cho biến cố 75, chính họ: những người Cộng sản cũng là những nạn nhân của chiến thắng, nhưng chỉ có Nhật Tiến dám nói lên ước mơ một tập họp mới suốt từ Bắc tới Nam bất cứ ai ý thức được cái quyền làm người của mình, ý thức được cái thân phận còn thua cả những nông nô của thời trung cổ, ý thức được bạo lực và dối trá không thể nào ngự trị mãi trên đất nước ta, nơi mà tiền nhân ta đã lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo, nơi mà một thế kỷ trước cha ông ta đã dùng gậy tầm vông cùng với vũ khí là trái tim quả cảm lao vào súng giặc, để đòi cho được nền tự chủ của dân tộc chứ không phải để giành chỗ cho một tập đoàn cai trị bạo lực hơn, bóc lột hơn, ngu xuẩn hơn, dối trá hơn, vô luân hơn đã đưa dân tộc ta trở lùi lại hàng thế kỷ so với nhân loại.

Để làm công việc này, Nhật Tiến không những đã can đảm đi ngược lại với mọi người nhất định tô đậm lằn ranh quốc cộng nhất định, cổ võ một trận chiến khác trong lúc thực tế những người lưu vong như chúng ta không thể nào tạo được một sức mạnh quân sự, và trên lãnh vực chính trị, người Việt ở hải ngoại là một hình ảnh tiêu biểu của một bó đũa đã bị tách rời và rải rác khắp nơi, tôi muốn đề cập tới những người yêu nước thật sự và hoạt động chính trị thật sự chứ không đề cập tới những người hoạt động chính trị để thỏa mãn những mục đích khác.

Ba năm trước đây không một ai trong chúng ta dám nghĩ tới một Đông Âu như hiện tại, một bức tường ở Bá Linh bị phá hủy, một chủ tịch Ceausescu bị xử tử, thế mà mọi việc xảy ra dồn dập như sóng vỗ bờ. Do đó gần ba năm trước đây Mồ Hôi Của Đá khi xuất hiện, lập tức ông là đề tài cho một số những ngòi bút khác công kích, ông trả lời cho những công kích này bằng một truyện ngắn “Gặp Gỡ Ngày Cuối Năm” và liền sau đó là những bài viết có tính cách mạ lỵ, chụp mũ và những dư luận không tốt vây bủa quanh ông. Đã đến lúc nhà văn phải đi suốt qua những hệ lụy này. Đã đến lúc những nhà văn phải gióng lên những tiếng kêu cứu đích thực, những suy nghĩ cần thiết đến số phận đất nước.

Đã đến lúc những nhà văn phải nói lên những tiếng nói chân thực, phải lắng nghe những ước mơ của quần chúng và ghi lại, khuếch đại những ước mơ thầm lặng này. Do đó đối với tôi, Nhật Tiến là một nhà văn can đảm, ông lặng lẽ lên đường, là bỏ ngoài tai những công kích ác ý, và can đảm nhất là ông dám hy sinh cả phần văn chương của một nhà văn để nói lên những suy nghĩ, những mơ ước của ông trong tương lai đất nước.
.........
Hoàng Khởi Phong
(Tựa cuốn Cánh Cửa, tập truyện của Nhật Tiến
do Thời Văn xuất bản-1990)

Xin cám ơn nhà văn Hoàng Khởi Phong về sự hỗ trợ tinh thần kể trên trong thời kỳ khó khăn ấy.


***
Tôi muốn trích dẫn thêm một bài của người viết thứ hai, nhà văn nữ Ngọc Anh trong tác phẩm mà bà vừa cho ấn hành gần đây. Số là, cách đây vài năm, nhà văn Ngọc Anh thuộc Trung Tâm Văn Bút Nam Cali đảm nhận trách nhiệm sưu tập bài vở của các ngòi bút đã từng góp phần trong sinh hoạt sáng tác trong 25 năm tại hải ngoại để ấn hành một tuyển tập do Văn Bút Nam Cali thực hiện.

Vốn cũng là một hội viên cũ, tôi được Ngọc Anh ngỏ lời mời tham dự vào tuyển tập này. Tôi sốt sắng nhận lời ngay và trao cho Ngọc Anh một truyện ngắn vô thưởng vô phạt đã in trên nhiều báo trước đó, truyện Bông Hồng Nào Cho Mẹ.

Nhưng tôi, cũng như Ngọc Anh đã không nghĩ rằng dù ngay đến cả Hội Văn Bút V.N Hải Ngoại, vào thời điểm đó, cũng có chủ trương xâm phạm vào tự do của người cầm bút. Ban Chấp hành Văn Bút khi đó, không phải là tất cả mọi người, nhưng hẳn cũng là đa số nên mới có đủ số phiếu quyết định để gạch tên tôi ra khỏi tuyển tập này.

Tôi suy nghĩ như thế vì tôi không thể tưởng tượng được cái tình cảnh chỉ một mình ông Viên Linh lại có thể có khuynh loát được cả một Ban Chấp hành. Còn nếu sự thực xẩy ra đúng như nhà văn Ngọc Anh đã viết dưới đây thì .... thật là quá thảm!

Nhà văn Ngọc Anh có vẻ rất áy náy vì chính bà là người đã đề nghị in một truyện của tôi. Cho tới mãi gần đây bà mới có dịp công khai biện bạch bằng một bài viết in ở chương sau cùng của tập truyện“ Thương Tiếc” của chính bà, vừa xuất bản.

Xin trích lại vài đoạn để bạn đọc hiểu thêm sự việc và nhân thể, trả lời thêm cho những thắc mắc của các bạn trẻ bên Đông Âu.

***
Trích phần “Tác Giả Viết Thêm”, trong tập truyện Thương Tiếc của NGỌC ANH, trang 217 và tiếp theo:

“Nhân viết đến đoạn này tôi cũng muốn nhắc đến một chuyện không làm tôi tức giận nhưng là kinh nghiệm để đời. Chuyện đó xảy ra cách nay đã năm, sáu năm, lúc tôi và chị Cao Mỵ Nhân họp nhau để thực hiện Tuyển Tập Truyện Ngắn Hai Mươi Năm Văn Học Hải Ngoại 1975-1995 cốt ý lấy lại thanh danh cho Văn Bút Nam Cali .....
......................

Nhà văn Mai Thảo đã vui vẻ đưa bài, chưa kể còn khuyến khích khi biết chúng tôi làm với mục đích tốt đẹp, vì lý do đó khi ông mất, tôi đã thật sự thương tiếc, đưa tiễn ông đến tận nghĩa trang và đợi cho đến giờ lấp huyệt.

Riêng nhà văn Nhật Tiến cũng thế, phải nói rằng ngoài vấn đề không đồng quan điểm chính trị, thì ông là một người có tâm tính rất tốt, tương tự như nhà văn Mai Thảo, ông đã vui vẻ tìm một bài không có màu sắc chính trị để đưa tôi; còn những lời khuyến khích thì thật nhiệt tình.

Sau khi tôi layout tất cả các bài viết kể cả bài viết không mang màu sắc chính trị của nhà văn Nhật Tiến với sự đồng ý lúc đầu của ông Viên Linh, và mặc dầu đã sẵn sàng để đưa đi in, thì ông Viên Linh ra điều kiện phải bỏ bài của nhà văn Nhật Tiến ra, nếu không thì tuyển tập này sẽ không được ra đời.

Trong khi cá nhân ông Viên Linh không hề có bất cứ công trình nào trong tuyển tập này, ngoại trừ đòi hỏi phải viết cho bằng dược bài Tổng Quan Hai Mươi Năm Văn Học Hải Ngoại. Sở dĩ tôi phải dùng chữ đòi hỏi vì tôi và chị Cao Mỵ Nhân có ý định nhờ người khác viết bài này. Trong lúc đó nhà văn Cao Xuân Huy đã thúc giục tôi hãy mang tất cả bài viết đó, cùng ông làm một tuyển tập khác đầy đủ người viết hơn và cơ sở Đại Nam sẽ in tuyển tập mới đó (trước đó cơ sở Đại Nam đã bằng lòng ký giao kèo để in tuyển tập của Văn Bút, đã giao cho nhà văn Khánh Trường vẽ bìa và bìa hiện nay của tuyển tập Văn Bút chính là bản vẽ đầu tiên do cơ sở Đại Nam nhờ hoạ sĩ Khánh Trường vẽ).

Tôi buộc lòng từ chối vì nghĩ rằng mục đích của tôi không phải làm cho cá nhân mình mà với tinh thần lấy lại uy thế cho Văn Bút Nam Cali để Văn Bút có thể mạnh tiến trong việc tranh đấu cho những người viết đang bị cầm tù ở Việt Nam. Thế là giống như người “leo lưng cọp”, tôi bắt buộc phải lay out lại tuy trong lòng không biết nói sao với nhà văn Nhật Tiến.

Cũng may ông là người hết sức biết điều, tôi gọi cho ông bảo rằng có lẽ tôi sẽ không tiếp tục cho in tuyển tập này nếu không có bài của ông, thì ông đã khẳng khái bảo tôi nên nghĩ đến chuyện lớn, nên lấy bài ông ra để cho tuyển tập được ra đời. Viết đến đây tôi xin thành thật cám ơn và xin lỗi một cách công khai nhà văn Nhật Tiến về điều này.....


(Ngọc Anh, tập truyện Thương Tiếc trang 330)

***
Cũng là một chuyện chẳng đặng đừng mà tôi phải trích lại những đoạn văn trên, không ngoài mục đích minh họa thêm một vài nét trong sinh hoạt văn học nghệ thuật ở hải ngoại để các bạn trẻ ở xa có thể hiểu rõ được vấn đề hơn.

Cũng nhân đây, tôi xin cám ơn nhã ý của nhà văn Ngọc Anh đã công khai hóa một chuyện tuy chỉ liên hệ đến một cá nhân là tôi, nhưng nó cũng phần nào cho thấy cái quyền tự do phổ biến tác phẩm của người cầm bút, dù là ở hải ngoại, đã bị vi phạm.

Riêng về lời xin lỗi được ghi trong bài, tôi hoàn toàn không dám nhận. Công cuộc “tranh đấu cho những người viết đang bị cầm tù ở Việt Nam” quan trọng hơn nhiều so với việc bỏ ra không in một cái truyện ngắn nhỏ nhoi, bình thường. Hơn nữa, thiện chí của bà trong việc thực hiện tuyển tập “ Truyện ngắn Hai Mươi Năm Văn Học Hải Ngoại 1975-1995”, tôi lúc nào cũng thấy rõ. Nhà văn Mai Thảo, lúc sinh tiền cũng đã chia sẻ với tôi về điểm này.

Để kết thúc cho bài viết này, tôi muốn gửi tới các bạn trẻ bên Đông Âu một lời nhắn nhủ :

“ Chẳng ở bất cứ đâu một người cầm bút có hoàn toàn tự do sáng tác theo đúng những cảm nghĩ của mình. Tuy nhiên, cũng chẳng phải vì thế mà người ta nên bẻ bút, và trong bất kỳ tình huống nào, lại càng không nên uốn cong ngòi bút của mình.”

NHẬT TIẾN
(tháng 10-2002)

khieman
12-21-2013, 03:14 AM
.



CHƯƠNG 10

Sinh hoạt văn hoạt Văn Học Nghệ Thuật
ở hải ngoại - Thời điểm năm 2000
____
Trên trang báo The Orange County Register
A man of letters
The Singularly Named Nhat-Tien
has been a voice of conscience for Vietnamese.

Story by QUYEN DO
Photo by ERIC McCANDLESS JR.
Special to the Register


http://pppre.s3.amazonaws.com/2a1a7c8b271371fd/68d68c83ea5248598a46e585f58acb65.jpg (http://pppre.s3.amazonaws.com/2a1a7c8b271371fd/68d68c83ea5248598a46e585f58acb65.jpg)



He has a one-name first name ... kind of like Madonna or Cher. Novelist Nhat-Tien would not be recognized by any other reference.

It could be said that the stories by the award-winning writer almost mirror his life. Nhat-Tien’s famous short stories bespeak more of sadness than joy. While there are no heroes, the characters find solace in their own convictions. About a dozen of his works have been translated in English, French and German.

Revered by many as a versatile man of letters, Nhat- Tien became a controversial figure when he first promoted reconciliation and trade relations in the late 1980s. He was further alienated from his community when the Vietnamese Communist government selected Nhat-Tien’s novel, along with other Nobel Prize winners, to use in high school curriculum in 1994. Some even dragged his book, which promoted the work of Vietnamese dissident writers, through Bolsa.

Yet like the narratives in his stories about man’s destiny, after the fall, there is chance for vindication. A decade later, public opinion about Nhat-Tien’s work is shifting. His vision for a better Vietnam is embraced by thousands who visit their homeland annually. Last year, Nhat-Tien was named as one of Vietnam’s most significant writers in a seven-volume book, “History and Literature of South Vietnam.” Changing times and attitudes have also revived the popularity of his writings.

“My friends called to tell me my stories were being read on air,” Nhat-Tien says in his book-filled Garden Grove home. “So I turned on the radio and listened. It was a surprise.”

This ironic turn does not seem to surprise Nhat-Tien, who seems to understand how the cycle of favorite-son-turned-infamous-author works. He has been in the public arena before. At age 24, Nhat-Tien won Vietnam’s prestigious Giai Van Chuong Toan Quoc, similar to the Pulitzer Prize, for his novel, “Them Hoang,” which means “Wild Threshold.” His book was required reading for Vietnamese students before 1975. After the fall of Saigon, his writing turned the world’s attention to the boat people’s horrific accounts of pirate attacks on the Gulf of Thailand in 1979.

“It is the responsibility of the person who holds the pen,” says Nhat-Tien, referring to his book, “Piracy on the Gulf of Siam,” published in the United States in 1981. His reporting, along with that of two other journalists, led to international rescue missions to protect refugees at sea in the early 1980s.

“It left painful scars in the lives of many people.” For more than five years, Nhat-Tien’s own avoidance of publicity and his refusal to play any sort of literary role have fueled the notion that he, too, was scarred by the fury his work evoked.

“I think the attacks discouraged him. Before that, he was very active in speaking for human rights, very involved in literature and publishing,” recalls Yen Do, former publisher of Nguoi Viet, the largest daily Vietnamese newspaper in the United States. “Nhat-Tien was a pioneer. His ideas were ahead of time. Now people see that he was correct all along. I think it was very courageous of him.”

Five minutes from the bustling Little Saigon district in Westminster, Nhat-Tien lives on a quiet cul-de-sac with a spacious back yard where his two poodles run free. He is dressed in his habitual attire of white dress shirt and dark pants. He smiles easily and moves with a quiet confidence, carrying a lithe athletic frame that belies his age, 64. Family photographs and arts and crafts by his seven grandchildren are displayed throughout his home.

Speaking publicly for the first time, Nhat-Tien says he is “semiretired” and is working on a historical novel of Vietnam, from the 1954 Geneva Conference to present day. He acknowledges that he finds peace through his writing and says he doesn’t harbor resentment toward those who opposed him.

“I have lived through the years of war since my childhood so I understand their hurt,” Nhat-Tien says. “They have the right to express their opinions just as I have the right to say mine.”

The author was also among the first to visit his country in 1990. After seeing the impoverished conditions, he spoke out in favor of normalizing trade relations with Vietnam, a stance that drew a barrage of criticisms from the Little Saigon community.

“I was saddened by it - not for myself personally,” Nhat-Tien says. “I think the bickering slows down the progress we make for the younger generation. ... Vietnam is like a closed box filled with suffocating poison. In order to make it better, you have to poke holes in it and let the fresh air come in. ... To have people travel in and out, to bring in a new economy. That’s the only way that people living there could eventually have a better life.”

Nhat-Tien’s seven grown children describe him as a tireless champion for the underdogs and the defenseless. His youngest son, entrepreneur Tru Michael, 39, says his father would often clip out articles for his children about social unrest in the world. “I think he wants to remind us not to take life for granted,” Tru says.

For Nhat-Tien, the sorrow began early in his life. When he was 11, he lost his mother and a younger brother in an air bombing in Phu Tho, North Vietnam. He never thought his writing would go beyond his tattered journal. Though the painful memories would eventually color more than 22 books and short story collections written since his youth. His first two novels were moving accounts of the lives of orphans. Both sold out their first printing.

They also caught the attention of Nhat Linh, Vietnam’s renowned contemporary writer, who later published his award-winning book, “Them Hoang.” The novel provides a poignant and evocative view of the lives in a neighborhood transformed by war. “He was a great spiritual support when I first started out,” Nhat-Tien says. “I admired his work, but he was also very political. And I did not follow his path, in this regard.”
Instead, Nhat-Tien followed his heart and produced the nation’s first children’s publication. Nhat-Tien remembers his happiest years as editor in chief of the weekly magazine, Thieu Nhi (Teens), an educational and entertainment publication for teen-agers in 1969-75.

“My wife had her own column in it,” he says, breaking into a tender smile. “All my kids were involved in the magazine in one aspect or another. I was most proud that it was a forum for entertaining kids as well as educating them.”

The Orange County Register
September 23, 2000


Một Con Người của Văn Chương
NHẬT TIẾN,
tiếng nói lương tri của người Việt

(Bài đăng trên báo The Orange County Register, California
số ra ngày thứ Bảy 23 tháng 9 năm 2000)


QUYEN DO viết
ERIC McCANĐLESS JR chụp hình
Bản dịch của Mai Nam


Ông có một cái tên chỉ có một từ và một tên đệm cũng vậy, kiểu như Madonna hoặc Cher. Tiểu thuyết gia Nhật Tiến chẳng cần được tôn vinh bằng bất kỳ danh xưng nào khác.

Có thể nói rằng những tác phẩm của nhà văn vốn được giải thưởng văn học này phần lớn phản ánh cuộc đời buồn nhiều hơn là vui. Không có nhân vật nào trong tác phẩm của ông được coi là nhân vật chính, tuy nhiên những tính cách của chúng lại tỏ ra đầy sức thuyết phục. Khoảng chừng hơn một chục truyện ngắn của ông đã được dịch sang tiếng Anh, Pháp và cả tiếng Đức.

Được kính nể bởi nhiều người như là một ngòi bút xông xáo, Nhật Tiến đã trở nên một gương mặt gây tranh cãi khi ông đi đầu trong việc khởi xướng hòa hợp dân tộc và quan hệ thương mại vào những năm cuối của thập niên 80. Thậm chí một số người còn mang tác phẩm viết về những sáng tác của các nhà văn phản kháng ở trong nước, trong đó ông đã góp phần tham dự tích cực, lôi đi dọc con đường Bolsa hồi thập niên 80.

Giống như những chuyện kể trong các tác phẩm của ông về số phận con người, sau khi bị quỵ ngã, thường có những cơ may để biện minh, một thập kỷ sau, dư luận quần chúng về các công trình của Nhật Tiến đã thay đổi. Cái nhìn của ông về một Việt Nam cải thiện hơn đã được hàng ngàn người đón nhận khi hàng năm họ trở về thăm quê hương.

Năm ngoái, Nhật Tiến được nhìn nhận như là một trong những nhà văn sáng giá nhất trong một bộ sách gồm 7 tập nhan đề “ Lịch sử và Văn học Miền Nam Việt Nam”. Thời thế và thái độ đã thay đổi theo thời gian cũng đã góp phần làm hồi phục tính phổ cập các tác phẩm của ông.

“ Bạn bè gọi điện thọai cho tôi báo tin rằng truyện của tôi đang được đọc trên đài phát thanh” –Nhật Tiến nói thế trong căn nhà đầy sách của ông tại Garden Grove. “Tôi mở đài ra nghe. Đó cũng là một sự đáng ngạc nhiên…”

Sự xoay chiều này không làm Nhật Tiến xúc động, dường như ông đã thấu hiểu cái tâm tình của một nhà văn một khi cả lọat những đứa con tinh thần được ưa chuộng của mình đã bị biến thành các tác phẩm bị điếm nhục như thế nào.

Trước đây ông đã ở trong lòng độc giả. Mới 24 tuổi, Nhật Tiến đã giành được giải Văn Chương Toàn Quốc, một giải có uy tín của Việt Nam, cho cuốn tiểu thuyết “Thềm Hoang”.Tác phẩm của ông đã trở thành cuốn sách cần thiết phải đọc đối với sinh viên Việt Nam trước 1975. Sau khi Sài Gòn sụp đổ, ngòi bút của ông đã lôi kéo sự quan tâm của thế giới đối với nỗi thống khổ của thuyền nhân do hải tặc tấn công trong vịnh Thái Lan .

“Đó là trách nhiệm của người cầm bút” Nhật Tiến nói thế khi nhìn lại cuốn sách nhan đề “Hải tặc trong vịnh Thái Lan” in tại Hoa kỳ năm 1981. Những bản tường trình của ông và của hai nhà báo khác đã dẫn tới công cuộc cứu trợ của toàn thế giới nhằm cứu vớt và bảo vệ những thuyền nhân tỵ nạn ngay từ những năm đầu của thập niên 80.

“ Tôi cho rằng sự tấn công của dư luận đã làm nhụt chí ông ta.Trước đó, ông rất sôi nổi khi nói về nhân quyền,nhất là về văn chương và xuất bản.” Đỗ Ngọc Yến, nguyên Giám Đốc của tờ Người Việt, một tờ nhật báo phát hành rộng rãi nhất ở Hoa Kỳ đã nhớ lại . “ Nhật Tiến là người tiên phong. Những ý tưởng của ông đi trước thời đại. Bây giờ mọi người mới nhìn nhận rằng ông luôn luôn có lý. Tôi cho rằng điều đó rất khích lệ ông ta…”

Cách Tiểu Sài Gòn thuộc thị xã Westminster chừng 5 phút lái xe, nhà của Nhật Tiến ở một đường cụt yên tĩnh có sân sau rộng rãi cho hai con chó nhỏ của ông chạy tung tăng. Ông mặc bộ đồ quen thuộc với áo sơmi trắng và quần màu tối. Ông cười dễ dàng, cử chỉ tự tin, cốt cách như một vận động viên khiến người ta khó đoán ra cái tuổi 64 của ông.

Ảnh gia đình, các tác phẩm nghệ thuật và sản phẩm thủ công do các cháu ngoại của ông treo la liệt khắp trong nhà. Lần đầu tiên phát biểu công khai, Nhật Tiến nói rằng ông đã về hưu non và đang viết một cuốn tiểu thuyết về Việt Nam thời kỳ từ hiệp định Geneve 1954 cho tới ngày nay. Ông cho biết ông cảm thấy an bình qua những trang viết và ông cũng chẳng quan tâm về những luận điệu chống lại ông.

“Tôi đã sống qua những năm chiến tranh từ lúc tôi còn nhỏ bởi thế tôi hiểu những nỗi cay đắng của họ.” - Nhật Tiến nói – “Họ có quyền phát biểu những ý kiến cũng như tôi có quyền nói ra những suy nghĩ của tôi.”

Nhà văn đã là một trong những người về thăm quê hương trước tiên, từ năm 1990. Được thấy những điều kiện sống đã được cải thiện, ông phát biểu thiên về việc bình thường hóa quan hệ thương mại với Việt Nam, một quan điểm gây nên sự phê phán dữ dội tại cộng đồng Little Saigon.

“ Tôi thấy buồn về chuyện đó – không phải cho cá nhân tôi..”- Nhật Tiến nói -“Tôi nghĩ rằng sự tranh cãi đã chỉ làm chậm lại cái tiến trình mà chúng ta muốn đóng góp cho thế hệ trẻ. Việt Nam như một cái hộp kín mít chứa đầy những khí độc ngột ngạt. Để cải thiện tình hình, ta phải đục một cái lỗ cho không khí trong lành tràn vào. Đó là phương cách duy nhất để sau cùng đồng bào trong nước có thể có một đời sống tốt hơn.”

Trong cuộc đời Nhật Tiến, nỗi buồn đến rất sớm. Năm ông 11 tuổi, mẹ và một cậu em đã chết vì bom Pháp tại Phú Thọ, Bắc Việt. Ông không bao giờ nghĩ rằng những tác phẩm của mình lại đi ra từ những trang nhật ký rách nát của ông. Mặc dầu vậy ký ức đau khổ của ông sau cùng đã tạo màu sắc cho trên 20 tác phẩm. Hai tập truyện đầu tiên của ông viết về cuộc đời trẻ mồ côi, cả hai đều bán hết trong lần đầu xuất bản.
Những tác phẩm của ông cũng gây chú ý cho Nhất Linh, một nhà văn nổi tiếng từ thế hệ trưóc ông, người mà sau này đã in cho Nhật Tiến cuốn sách được giải, cuốn “Thềm Hoang”.

Nhật Tiến nói :

“ Nhất Linh đã đem lại cho tôi một sự hỗ trợ tinh thần lớn lao khi tôi bắt đầu cầm bút. Tôi ngưỡng mộ các tác phẩm của ông, nhưng sau này ông đã quá thiên về chính trị. Mà về phương diện này, tôi không theo con đường của ông…”

Ngược lại, Nhật Tiến đi theo trái tim của chính ông và ông đã dành tâm huyết cho việc xuất bản những ấn phẩm viết về thiếu nhi. Ông nhớ lại những năm tháng hạnh phúc nhất trong đời, chính là thời gian làm chủ biên tờ tuần báo Thiếu Nhi, một ấn phẩm giáo dục và giải trí dành cho thiếu nhi vào những năm cuối cùng của cuộc chiến.

“ Nhà tôi, Đỗ Phương Khanh, cũng phụ trách một mục riêng của tờ báo “, ông nói khi nở một nụ cười dịu dàng, “các con tôi đều tham gia vào tờ báo đó mỗi đứa mỗi mảng. Tôi hài lòng nhất là nó giống như một cái sân chơi cho tuổi thiếu nhi, vừa giải trí lại vừa giáo dục…”


Mai Nam dịch

khieman
12-21-2013, 05:44 PM
(tiếp theo)

CHƯƠNG 11

Sinh hoạt văn hoạt Văn Học Nghệ Thuật ở hải ngoại
Thời điểm: năm 2006

Trần Vũ viết về Tạp Chí Hợp Lưu

(trích)
... ' ...Năm 1991 là năm khởi đầu của nhiều bài viết cảnh giác thái độ nhẩn nha cầm chừng trong sáng tác, tranh cãi hay kết án những vòng tường ghetto bao vây. Điều đó chứng minh sau một thập niên khởi sắc, sáng tác hải ngoại gặp khủng hoảng. Trong tình trạng thụt lùi như vậy, làm báo chỉ từ chết đến bị thương giống họa sĩ Khánh Trường than. Nhưng đó chỉ mới là khó khăn riêng của một bộ môn sáng tác, những sáng tác mà Khánh Trường luôn luôn rất cần cho những số Hợp Lưu nối tiếp. Còn nhiều khó khăn khác.

Buổi tối ra mắt Hợp Lưu trong hiệu phở Thụ là một buổi tối thành công kỳ lạ. Đông đến mức quán hết chỗ, mọi người phải đứng và lần đầu tiên tôi thấy Mai Thảo bị dịch giả Kim Lefèvre quay. Đông, vui, như cơn say quên trời đất của Kiệt Tấn, như ánh mắt hấp háy lạc quan sau lớp kính ve chai của nhà nhạc học Nguyễn Thiện Đạo; nhưng nụ cười tươi của chị Thụy Khuê không khỏa lấp những lo lắng cho ngày mai. Hơn ai hết chị Khuê biết rõ khả năng tài chánh của Hợp Lưu. Hơn ai hết chị hiểu rõ áp lực của hội đoàn đảng phái. Họa sĩ Khánh Trường hùng dũng trấn an: "Chị cứ yên tâm, tôi không thua đâu."

Tôi không thua đâu. Có lẽ đây là câu trả lời chính xác nhất vì sao và tại sao chuyển động Hợp Lưu thành công và tạp chí đứng vững suốt 12 năm. Câu trả lời này xác định cá tánh đặc biệt của người chủ biên tạp chí.

Để hiểu quyết tâm của Khánh Trường, phải sống trở lại bối cảnh của cộng đồng VN đầu thập niên 90. Chưa khi nào áp lực của hàng trăm hội đoàn mạnh đến như vậy. Việc cướp máy bay, rải truyền đơn rồi nhảy dù xuống Việt Nam của Lý Tống (xẩy ra sau vài số Hợp Lưu) biểu trưng tất cả tinh thần quang phục đất nước lúc đó. Phải đọc tất cả các báo Việt ngữ xem affaire Lý Tống là một thiên anh hùng ca, phải đi giữa đường phố Bolsa rợp lá cờ vàng để hiểu hành động làm tạp chí Hợp Lưu của Khánh Trường là một hành động can đảm. Phải trông thấy cảnh cuốn sách Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương bị lôi trên đất và đốt cháy để hiểu bầu không khí quá khích bao trùm nặng nề lúc đó. Điện thoại chửi bới nửa đêm, fax văng tục, mail hăm dọa, thư nặc danh, đập kính xe là thực đơn hằng ngày.

Cùng với Hợp Lưu, tạp chí Trăm Con của Trân Sa và Tư Đồ Tuệ cũng trong chiều hướng giao lưu đã không chịu nổi áp lực phải đình bản. Áp lực đến nỗi, khi cho xuất bản Cánh Cửa, nhà văn Nhật Tiến trả lời phỏng vấn đã thẳng thừng chua chát: "Nhà văn VN ngoài nước không có tự do sáng tác!"

Trước đó, chỉ với Mùa Biển Động với một chương tả người lính VNCH say rượu đeo xâu tai xác chết cắt quanh người, Nguyễn Mộng Giác đã bị chê trách «Bôi nhọ quân lực» và áp lực đến mức chủ bút Văn Học Nghệ Thuật Võ Phiến phải mời trị sự của mình là Nguyễn Mộng Giác từ chức. Nguyễn Mộng Giác không từ chức, tạo nên sự cố Văn Học không dễ tuỳ nghi lúc đó.

Chưa một tạp chí nào ra đời khó khăn như vậy. Không chỉ một mình chủ biên Khánh Trường chịu búa rìu dư luận, tất cả những nhà văn, nhà thơ chấp nhận đăng bài trên Hợp Lưu đều mặc nhiên bị xem là Việt Cộng, hoặc lịch sự hơn: nối giáo cho giặc.

Nhà văn Nhật Tiến, người cha tinh thần đỡ đầu cho Hợp Lưu, người chủ trương giao lưu sớm nhất từ Mồ Hôi Của Đá, đã gánh chịu không biết bao nhiêu phỉ báng, một trong những lý do khiến ông buộc lòng rời khỏi ban chủ biên.

Không ai có thể trách tác giả Thềm Hoang, giải thưởng văn chương phủ tổng thống VNCH là một nhà văn thiên tả, không ai có thể trách Nhật Tiến là một nhà giáo không gương mẫu, hay một người thiếu đạo đức.

Nhưng cũng không ai chịu hiểu tinh thần quang phục đất nước chỉ là một tinh thần hoang tưởng đầy ảo vọng. Nên khi Hợp Lưu, tạp chí thuần văn học đầu tiên đưa ra cái nhìn khác -- Đã đến lúc người Việt phải đối xử với nhau như những con người cho dù khác chính kiến và Việt Nam hôm nay phải không còn hận thù, một văn bản nếu mang giá trị văn học là một văn bản có giá trị, dù tác giả của nó sống trong hay ngoài nước -- Cái nhìn mới này đã tạo ra một cơn sốt ý thức rất lớn trong tâm hồn của rất nhiều những kỹ sư tâm hồn.

Thời gian đó, với các văn, thi sĩ được chủ biên Hợp Lưu gởi thư mời, chọn lựa không dễ. Với mỗi người đã là một bước qua lời nguyền vô cùng khó khăn, với tất cả rủi ro trấn áp kết án từ bạn bè, các báo quốc gia đang cộng tác và cả với lương tâm của chính mình, lương tâm nào đã quyết định rời bỏ quê cha đất tổ ra đi vì không chấp nhận chính quyền Cộng Sản đương nhiệm và lương tâm nào ý thức không thể phân ly chia đôi đất nước mãi mãi?

Nhưng thật kỳ lạ, nếu mở lại những số Hợp Lưu đầu tiên, thành phần ban chủ biên tăng dần rất nhanh sau mỗi số báo cho đến khi hầu hết các tác giả thường xuyên viết trên các báo Cộng Hoà đều lần lượt xuất hiện trên Hợp Lưu. Đó là dấu hiệu mà Khánh Trường nhận ra anh đã đi đúng hướng, và đó cũng là dấu hiệu cho thấy những nhà văn Việt đã tự chất vấn mình từ rất lâu.

Chắc chắn trong thâm tâm, Khánh Trường cảm tạ rất nhiều tấm lòng của những người bạn Phan Tấn Hải, Ngu Yên, Phạm Việt Cường, Cao Đông Khánh, Nguyễn Mạnh Trinh, Trần Mộng Tú, Du Tử Lê, Thường Quán, Khế Iêm, Lê Bi, Lê Thứ, Hồ Đình Nghiêm, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Trần Long Hồ, Trầm Phục Khắc, Vũ Huy Quang, Võ Đình, Nguyễn Thị Thanh Bình, Phạm Chi Lan, Chân Phương, Đỗ Kh., Hoàng Mai Đạt, Trương Vũ, Nguyễn Thị Ngọc Nhung, Nguyễn Hương, Lê Thị Thấm Vân, Trân Sa, Vũ Quỳnh Nh., Thụy Khuê, Bùi Vĩnh Phúc, Nguyễn Thị Khoa Phương, Phan Thị Trọng Tuyến.. đã tham dự hết mình ngay từ những ngày đầu, và hơn nữa cảm tạ dân tộc Việt hãy còn biết đến tha thứ, nhân hoà.

Khó khăn vẫn chưa hết. Ai đã làm báo hiểu rõ khó khăn kinh khủng nhất vẫn là khó khăn tài chánh. Bao nhiêu tờ báo Việt ngữ đã sập tiệm. Hồn Việt chết theo với Thanh Nam, Nhân Văn của nhóm Nguyễn Thượng Văn và Tưởng Năng Tiến, Tân Văn của Hà Thúc Sinh, Văn Lang của Nguyễn Mộng Giác, Văn Xã của Nguyễn Hữu Nghĩa, Ý Thức của Viên Linh, Chân Nguyên của Phạm Công Thiện, Tập Họp của nhóm trẻ Úc, Đối Thoại của Lê Bi, Việt của Nguyễn Hưng Quốc đều phải đình bản.

Võ Phiến cũng chết đi sống lại hai lần với Văn Học Nghệ Thuật, và tạp chí Thơ của Khế Iêm trong tình trạng khắc khoải thường trực của một cái chết được dự báo. Đó là chỉ kể những tạp chí tên tuổi. Khác với Thế Kỷ 21 được công ty Người Việt hỗ trợ, Hợp Lưu chỉ sống bằng công quả của bằng hữu, bằng công sức và lợi tức thu nhập cá nhân của chính chủ biên Khánh Trường. Sự sống sót của Hợp Lưu liên tục suốt 12 năm qua, đều đặn gởi đến tay bạn đọc bao nhiêu số chủ đề, bao nhiêu biên khảo, phỏng vấn và sáng tác thơ, văn, kịch chính là sự thành công riêng của Khánh Trường và sự sống sót tinh thần của chính cá nhân anh.

Để hiểu khó khăn tiền bạc của chủ biên Hợp Lưu túng thiếu nhường nào, tôi có một kỷ niệm đẹp về tình bạn giữa Mai Thảo và Khánh Trường. Mùa đông năm 96, tôi hay thích đến căn lầu xép trai phòng của Mai Thảo. Không có gì thú bằng ngồi dưới chân giường Mai Thảo nhìn ra hàng hiên trồng những đọt chuối xanh, nghe im lặng của buổi trưa phả hơi nóng nhẹ nhàng xâm chiếm chậm rãi căn phòng. Nhất là căn phòng đầy những chai lọ cognac tôi ưa thích, chỉ cần với chân cũng khều được dăm chai. Buổi trưa sâu thẳm yên tĩnh trong con hẻm Song Long, tôi vừa bị Mai Thảo lừa cho uống cognac có ngâm cu con hải cẩu thối hoắc, thứ rượu thuốc Nguyễn Xuân Quang tác giả Người Căm Thù Ruồi tặng ông uống chống lạnh, thì Khánh Trường ập vào, giọng anh hối hả:

- Anh có tiền cho em mượn, Hợp Lưu in xong rồi mà em chưa có tiền lấy.

- Bao nhiêu? Nhiều thì không có, ít thì có thể.

Mai Thảo điềm nhiên lắc lắc ly rượu vàng lóng lánh. Màu vàng của buổi trưa loang đến cườm tay ông đọng lại thành vệt lỏng. Giá Khánh Trường có thể ngồi xuống uống rượu thưởng thức sự im lặng của trưa không có những phiền hà nợ nần của đời sống. Đâu ai biết gồng Hợp Lưu thường đắng như con hải cẩu chết tiệt.

- Một ngàn đô, anh.

- Hà hà.. tưởng bao nhiêu, một ngàn thì nhà băng lớn nhất nước Mỹ này cho vay.

Mai Thảo, người thầy tinh thần của Hợp Lưu, bạn nhậu của tôi với anh, lặng lẽ lục tìm ví đưa tiền cho Khánh Trường mang ra nhà in ông Đào Văn Ngoạn lấy báo.

- Vẽ được mấy cái bìa sách em sẽ gởi trả anh.

- Không hứa, không hẹn gì cả, có tiền thì trả thế thôi!

Mai Thảo gắt, ông ghét nói chuyện tiền bạc. Ông đưa tay quơ tìm bật lửa, đốt điếu thuốc Winston. Hành động của ông vừa nãy thật đẹp. Cho vay vô điều kiện, không thắc mắc dù ông cũng rất nghèo. Bác Thảo lúc đó còn mạnh, cười móm mém:

- Tiền thì không có, nhưng rượu thì không khi nào thiếu. Và không bao giờ thiếu, không thể thiếu được! C’est inadmissible, insolent!

Mai Thảo đập mạnh tay xuống mặt đệm. Tôi biết ông không bao giờ thiếu rượu. Tôi đã từng chở một cốp xe 30 chai cognac quà tặng cho ông đêm sinh nhật 63 tuổi. Mai Thảo là người giàu cognac và giàu tình bằng hữu nhất trần gian.

Mấy ngày sau, rời quán Song Long sau điểm tâm với Hoàng Khởi Phong, Cao Xuân Huy, Du Tử Lê, tôi và người bạn làm báo văn học liên mạng trên internet Phạm Chi Lan đến chơi với Khánh Trường. Tôi với Phạm Chi Lan không giúp gì được anh trong công tác tòa soạn, nhưng vẫn thích ngồi quanh quẩn xem anh làm việc. Chúng tôi ngỡ ngàng nhìn 1200 cuốn Hợp Lưu chất đầy mặt đất.

- Sao anh chưa gởi bưu điện, trễ hạn rồi mà? Lan hỏi.

- Ờ hớ, để anh vẽ xong mấy cái bìa băng, bìa sách có tiền rồi gởi.

Khánh Trường thản nhiên, không có vẻ gì cấp bách, nhưng tôi biết, đã 6 tây là trễ một tuần. Và từ hôm vay tiền bác Thảo cũng gần cả tuần, có nghĩa anh chưa có tiền. Phạm Chi Lan với tôi đi lạc quyên các anh chị Lê Thứ, Lê Bi, Nguyễn Hương, nhà xuất bản Hồng Lĩnh, và Trương Vũ từ miền Đông qua chơi, cuối cùng được vài trăm phụ với anh tiền cước phí bưu điện. Những ai còn thắc mắc nguồn tài trợ Hợp Lưu thì thực tế là như vậy. Và thực tế tài chánh này triền miên dằng dặc từ số đầu cho đến nay. Hai tháng một số báo qua thoăn thoắt, 66 số Hợp Lưu của 12 năm là 66 lần họa sĩ Khánh Trường xoay tiền chóng mặt.

Một lần Hợp Lưu được Viện Vận Động Dân Chủ của quốc hội Hoa Kỳ đề nghị trợ cấp $10.000 một năm, vì tạp chí được xem có đóng góp cho chuyển động dân chủ. Những ai đã sống ở Âu Úc Mỹ biết rõ, những tài trợ của chính phủ, trường đại học, hay hiệp hội tư nhân cho những hoạt động văn hóa, nhân văn vô cùng bình thường. Ban chủ biên điều hành tạp chí lúc đó, Nguyễn Hương, Lê Bi, Phan Tấn Hải, Khánh Trường, Đỗ Hữu Tài, và nhà văn Nhật Tiến đã thảo luận cân nhắc việc nhận số tiền này. Giảm mối âu lo tài chánh để rồi tai tiếng như tạp chí Sáng Tạo của Mai Thảo đã nhận trợ cấp của phòng thông tin Hoa Kỳ? Nhận tài trợ nhưng nhất quyết giữ vững độc lập của tạp chí? Cho thì lấy nhưng không dính gì đến Hoa Kỳ? Nhưng ai cho tiền dễ dàng vô điều kiện như vậy?

Trong cuộc đời có vay, có trả. Nhật Tiến cương quyết và dứt khoát nhất. Nhưng làm sao gồng triền miên trong tình trạng thị trường chữ nghĩa khánh kiệt như vầy? Ban chủ biên quyết định biểu quyết qua cách bỏ phiếu kín. Mọi lá phiếu đều đã ghi một chữ duy nhất: NO!

Tôi ở xa không rõ vụ việc, chỉ biết như vậy. Cá nhân tôi tiếc mãi số tiền này, thêm tiền thêm nhiều khả năng mới, tăng trang, phụ bản tranh màu, đẩy mạnh nhà xuất bản Hợp Lưu, có thể trả nhuận bút cho các tác giả nghèo trong nước, đỡ chật vật cho Khánh Trường.

Nhưng tôi hiểu nhân cách và lòng tự trọng không cho phép Nhật Tiến chấp nhận điều này. Và tôi cũng hiểu ông muốn tạp chí Hợp Lưu giữ linh hồn trong sạch. Nhật Tiến là một người thầy, một nhà văn đúng nghĩa, quyết định của ông được toàn ban chủ biên theo tuyệt đối. Quyết định đó, về sau, ngay cả những lúc khánh tận nhất, ban biên tập không ai hối tiếc. Trừ tôi - vẫn nghĩ, tất cả sinh sống ở Âu Mỹ, nhưng suy nghĩ giống quân tử Tàu. Nước Mỹ là một nước Dân Chủ và có quy chế Dân Chủ. Chúng ta có quyền hưởng quy chế xây dựng trên lá phiếu của từng công dân và trích từ tiền thuế tất cả cùng đóng. Nếu áp lực đến từ cơ quan nào đó của quốc hội Hoa Kỳ, chỉ cần viết một bài báo đăng trên New York Times, áp lực đó sẽ biến mất tức khắc.

Các quân tử đã không chịu hành xử quyền công dân Hoa Kỳ của chính mình, thứ quyền công dân mà tất cả đã bỏ nước đi tìm. Quân tử, nên những ngày Khánh Trường bệnh nặng, không bảo hiểm y tế, không tiền túi, bạn bè phải chạy lo thuốc thang, các tác giả bác sĩ chạy giấy nhập viện, rồi anh xuất viện, tôi đến thăm, quần vẫn còn ướt đẫm máu, lại nhập viện. Hay những khi túng thiếu, ban biên tập khất thực từng tác giả, nhưng không phải ai cũng có tấm lòng của anh chị Trương Vũ, anh chị Lê Tất Luyện, anh chị Hoàng Chính Nghĩa. Khất thực một lần, lần thứ nhì, ni cô chê. Quân tử Tàu, nên Khánh Trường phải viết dâm thư kiếm tiền nuôi Hợp Lưu. Không một quân tử nào khác chịu viết Kim Bình Mai chung với anh. Thê thảm là vậy, cho Khánh Trường, kẻ ôm hoài bão văn chương. Nhưng kỳ diệu, Khánh Trường không xuống bùn, bạn đọc, văn hữu vẫn dành cho anh những tình cảm quý mến vì tất cả hiểu, anh bán mạng cho Hợp Lưu.

Trong thư từ biệt của chủ biên, Khánh Trường nhìn nhận sự bảo bọc của độc giả và nhiệt tâm đóng góp của văn hữu. Nhưng anh quên mất: Chính anh xứng đáng được nhận sự bảo bọc và nhiệt tâm đó. Không phải ngẫu nhiên nhà phê bình Thụy Khuê thường xuyên giúp đỡ anh, lo bài vở cho các số chủ đề, phỏng vấn định kỳ, hỗ trợ anh trong những quyết định khó khăn. Cũng không ngẫu nhiên mà mỗi lần anh kêu cứu, nhà tiểu luận Trương Vũ bay từ Washington DC sang cứu nguy, cũng không ngẫu nhiên mà chị Thụy Khuê, rồi Trân Sa, rồi Mai Ninh, rồi Miêng, rồi Phan Huy Đường và nhiều bằng hữu nữa đứng ra lạc quyên cứu trợ bão lụt miền Trung cho Hợp Lưu mỗi lần… thiên tai hạn hán.

Chuyển động Hợp Lưu là một chuyển động dài, không ai có thể đơn thương độc mã gánh vác, và như Khánh Trường khẳng định: Tạp chí Hợp Lưu không thuộc cá nhân ai, là một diễn đàn cấp tiến chung cho tất cả - thì việc mọi người góp công, góp của là bình thường và chính đáng.




***


Phát biểu trong Lễ Tưởng Niệm nhà báo Đỗ Ngọc Yến
Tại hội trường Nhật báo NGƯỜI VIỆT
(23-8-2006)

Kính thưa Ban tổ chức Buổi Lễ Tưởng Niệm nhà báo Đỗ Ngọc Yến,
Kính thưa toàn thể quí vị,

Anh Đỗ Ngọc Yến là một nhân vật của cộng đồng, nhất là của lãnh vực truyền thông báo chí. Có thể nói, bất cứ một anh chị em văn nghệ sĩ, ký giả nào, đều cũng có thể nhắc lại được ít hay nhiều kỷ niệm tốt đẹp về anh Đỗ Ngọc Yến.

Vì vậy, trong buổi lễ tưởng niệm anh được tổ chức ngày hôm nay, để có thời gian cho nhiều anh chị em khác phát biểu, tôi chỉ xin vắn tắt một vài kỷ niệm của riêng tôi đối với anh Đỗ Ngọc Yến.

Phải thành thực mà nói, từ trước năm 1975, tôi chưa có hân hạnh được quen biết anh Yến. Đó là vì anh là người thuộc lãnh vực hoạt động Thanh niên và Báo chí, còn tôi thì chỉ thu hẹp trong cương vị một nhà giáo, lại không giảng dạy trong lãnh vực văn chương, chỉ vào dịp hè khi rảnh rỗi, thì tìm một nơi xa Sài Gòn để kiêm thêm việc viết văn.

Mặc dù vậy, sau này khi đã ra nước ngoài, mỗi khi chúng tôi cần đến anh, bao giờ anh cũng có mặt.

Vào những ngày tháng bi thảm khi còn ở trại tỵ nạn, khoảng cuối 1979 đến cuối 1980, trong vòng rào kẽm gai của trại tỵ nạn và giữa áp lực nặng nề của dân chúng địa phương cũng như của cả chính quyền Thái, cái phao bấu víu duy nhất của chúng tôi khi đó là các tờ báo Việt ngữ đang ấn hành ở hải ngoại. Riêng tờ Người Việt Cali của anh Đỗ Ngọc Yến với hình thức còn sơ sài với 4 trang in đen trắng, đã luôn luôn cho in những bản tường trình hay cáo trạng của các thuyền nhân viết từ P.O Box 3 Songkhla Thái Lan để đánh động lương tâm của thế giới.

Sự quan tâm và sốt sắng của tờ Người Việt Cali qua anh Đỗ Ngọc Yến cũng như của nhiều cơ quan báo chí khác ở hải ngoại vào thời điểm đó, đã đem lại cho chúng tôi rất nhiều an ủi, thêm nhiều khích lệ và làm gia tăng niềm tin cũng như lòng can đảm của chúng tôi trong công cuộc nói lên trước thế giới những thảm nạn của thuyền nhân mà chúng tôi đang theo đuổi.

Sự ân cần thư từ thăm hỏi và thường xuyên gửi báo Người Việt Cali đều đặn vào trại tỵ nạn Songkhla hẻo lánh xa xôi của anh Yến, đã ghi lại trong lòng tôi rất nhiều thâm cảm.

Lại nữa, trong thời gian tòa soạn báo Việt Tide chuẩn bị cho số ra mắt vào tháng 7 năm 2001, chính anh Đỗ Ngọc Yến cũng đã là người đã lui tới với chúng tôi trong nhiều kỳ họp để góp ý, để bàn thảo về nội dung tờ báo với tất cả lòng nhiệt thành của một bậc đàn anh trong làng báo. Chính sự quan tâm và sốt sắng chia sẻ kinh nghiệm của anh Yến đã đem lại cho chúng tôi nhiều khích lệ tinh thần khi khởi sự một tờ tuần báo mà cho đến nay nó vẫn còn tồn tại.

Sự việc tưởng vừa mới xẩy ra gần đây thôi, thế mà nay anh đã vĩnh viễn ra đi. Tôi chỉ xin quý vị cho phép tôi được nói với Anh Đỗ Ngọc Yến một lời chân thực:

"Xin vĩnh biệt anh, anh Đỗ Ngọc Yến, con người suốt một đời quan tâm đến bạn bè, suốt một đời gắn bó với nghiệp báo và suốt một đời nổí trôi cùng với những nỗi thăng trầm của vận nước. Tuy đã ra đi, nhưng thực sự anh đã để lại trong lòng tất cả chúng tôi một niềm tiếc nuối không bao giờ nguôi."


NHẬT TIẾN
(còn tiếp)

khieman
12-21-2013, 11:17 PM
(tiếp theo)


CHƯƠNG 12

Sinh hoạt văn hoạt Văn Học Nghệ Thuật ở hải ngoại
Thời điểm năm 1995

Quanh những sáng tác của nhà văn Nhật Tiến
Chào mừng sự đối thoại
Bùi Ngọc Đường

Lời Toà Soạn (tạp chí Văn Học số 38 -Tháng 3-1989): Những truyện ngắn và truyện dài của nhà văn Nhật Tiến hiện đang trở thành đề tài thảo luận trong giới văn học. Sau khi đăng lá thư ngỏ của nhà văn Diệu Tần trên Văn Học số Tết, Văn Học đã nhận được bài phát biểu dưới đây của anh Bùi Ngọc Đường, nên xin đăng tôi ngay để quí bạn đọc tiện theo dõi và nhận định về các lối nhìn khác nhau ấy.


CUỘC ĐỐI THOẠI TRONG NỘI TÂM
CỦA MỖI NGƯỜI


Cách đây không lâu, tôi có viết một bài nhận xét về khuynh hướng sáng tác mới của nhà văn Nhật Tiến (Chấn Hưng số 11 & 12, tháng 7, 1988). Trong khi viết cũng như sau khi viết xong, tôi cảm thấy muốn được đọc những bài viết khác từ những cách nhìn khác. Dĩ nhiên không phải tôi không tin những gì tôi đã viết, mà chính vì tôi khao khát một sự đối thoại rộng lớn, nghiêm chỉnh về một vấn đề vốn đã có tính cách nghiêm chỉnh và rộng lớn. Nói là nghiêm chỉnh, bởi vì nó liên quan đến vận mệnh của đất nước, tương lai của dân tộc mà trong đó, trách nhiệm và sự nhận thức của mỗi người, đặc biệt là những người cầm bút, sẽ là một yếu tố then chốt. Gọi là rộng lớn, bởi lẽ đó là một vấn đề mà thời gian và không gian của nó không phải của một người và trong một đời mà bao gồm nhiều thế hệ.

Chính với sự khao khát đó, tôi đã cảm thấy phấn khởi khi thấy nhiều bài viết liên tiếp xuất hiện để trao đổi với nhà văn Nhật Tiến về khuynh hướng sáng tác mới được thể hiện trong những truyện ngắn và truyện dài của ông. Cũng chính với sự khao khát đó, tôi thấy không quan trọng phải lưu tâm đến mục đích khen hay chê (nếu có) của người viết mà chỉ cần thiết quan tâm đến những nhận định xác đáng, hợp lý (nếu có) của bài viết.

Trong đối thoại vốn đã hàm chứa sự đối nghịch. Vấn đề là giữ sự đối nghịch đó ở một mức độ cao đẹp, quân tử để nó có thể là lợi ích chung của nhiều người. Với một quá khứ lơ là, khoán trắng, bỏ mặc vận mệnh đất nước, dân tộc cho những tay ma đầu chính trị, với những trò chụp mũ, xuyên tạc, bôi nhọ đã từng xảy ra như cơm bữa trước đây, nội dung và thái độ đối thoại trong những bài viết hiện nay về những nhận thức mới của Nhật Tiến đã là những dấu hiệu rất khích lệ.

Chẳng hạn, tác giả bài viết "Trận Chiến Xót Xa - Người Việt, số 1421 , ngày 11 -2-89) ông Đỗ Thái Nhiên, dù phải mang câu chuyện gặp gỡ ngày cuối năm (Thời Luận, Xuân Kỷ Tỵ 1989) của Nhật Tiến "lên bàn mổ", dù đã phải viết "thật thẳng thắn, thật mạnh mẽ, thật chính xác" , nhưng ông cũng cảm thấy xao xuyến vì ông biết rằng Nhật Tiến là một nhà văn rất tự trọng. Nhật Tiến bao giờ cũng cầm bút bằng tất cả tim óc trong sáng. Ngòi bút của Nhật Tiến không hề một lần lướt trên mặt giấy theo đòi hỏi của bất kỳ tổ chức chính trị nào. . . . Nhật Tiến đã có thật nhiều năm bền chí trên con đường phục hoạt dân sinh. Nhật Tiến là người bạn thân thiết và thương mến nhất của những thuyền nhân khốn khổ. Nhật Tiến cũng không phải là người khách lạ đối với những vị đã ngày đêm tính chuyện trở về quê cũ qua ngõ vượt biển băng rừng... "

Tất cả những cái biết đó, đặc biệt được chính tác giả nêu lên, đã làm cho bài viết của ông Đỗ Thái Nhiên mang tính chất một sự đối thoại nhằm mục đích tìm hiểu thay vì là một sự khẳng định. Bởi lẽ, một người với một cá tính như thế, với một quá trình đóng góp và sinh hoạt như thế, có thể bảo đảm được cho những gì mình nhận thức và viết ra là xuất phát từ thành tâm, thiện chí và ngay thẳng dù nhất thời có bị hiểu lầm.

Một trường hợp khác nữa, Diệu Tần, tác giả thư ngỏ gửi nhà văn Nhật Tiến (Văn Học, Xuân Kỷ Tỵ, 1989) dù rất không đồng ý nội dung và quan điểm của Nhật Tiến trong truyện ngắn ''Những sự thực cần được nói ra” (Văn Học, Xuân Bính Thìn 1988), nhưng ông cũng muốn hàm ý nội dung bức thư ngỏ của ông chỉ là một sự đối thoại trong vòng thân hữu và xây dựng. Ông đã kết thúc bức thư như sau:

"Anh Nhật Tiến, được biết anh là một nhà văn có tâm huyết muốn làm một điều gì tốt đẹp cho quê hương, anh còn là một nhà hướng đạo. Một lần nữa tôi biểu tó sự quý mến và tôn trọng anh. Tôi rất mong nhận được hồi âm của anh, trong tình thân giữa những người cầm bút và trong tinh thần xây dựng. "

Rõ ràng đó là nội dung biểu lộ một thái độ muốn đối thoại nhằm làm sáng tỏ vấn đề. Đó là cách tôi hiểu và đó là lý do tôi cảm thấy phấn khởi để viết bài này như một sự chào mừng.

Dĩ nhiên, có thể có những người mỉm cười cho rằng đó chỉ là những lời xã giao cuối thư, đó chỉ là lớp đường bọc bên ngoài cho viên thuốc bớt đắng. Tôi không nghĩ như thế, bởi lẽ không có người cầm bút chân chính nào lại muốn tự hạ thấp phẩm cách của mình bằng cách viết ra những giòng ngụy ngữ, gian đối lộ liễu như thế. Đối thoại giữa những người cầm bút nhiều khi gay gắt để trở thành những cuộc bút chiến. Nhưng dù cho gay gắt đến thể nào thì bút chiến vẫn là bút chiến, nghĩa là một cuộc trao đổi lập trường, quan điểm, thái độ về một vấn đề nào đó giữa những người cầm bút - những kẻ sĩ - vốn nhiều tự trọng. Tuyệt đối đó không thể là một cuộc bôi bẩn, một trò xuyên tạc và chụp mũ lẫn nhau.

Lịch sử văn học Việt Nam vẫn còn lưu lại những cuộc bút chiến sôi nổi và thích thú. Như cuộc bút chiến giữa Phan văn Trị và Tôn Thọ Tường xoay xung quanh đề tài "Tôn Phu Nhân Quy Thục" để tranh luận về hai quan điểm chống Pháp và hợp tác với Pháp; hoặc như cuộc tranh luận giữa hai nhóm bênh và chống nhân vật Thúy Kiều trong tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh của Cụ Nguyễn Du liên quan đến vấn đề đạo đức của Kiều.

Trở lại cuộc trao đổi hay tranh luận hiện nay về những quan điểm của Nhật Tiến, theo thứ tự thời gian mà tôi đã được đọc, thì thấy có: Diệu Tần với Thư ngỏ gửi nhà văn Nhật Tiến, Đỗ Thái Nhiên với Trận chiến xót xa, và Nguyễn Mạnh Trinh với Đọc Mồ Hôi Của Đá của Nhật Tiến (Người Việt, số 1421 ngày l l-2-1989). Một cách tổng quát, Diệu Tần và Đỗ Thái Nhiên chống đối quan điểm của Nhật Tiến; Nguyễn Mạnh Trinh hậu thuẫn và chia sẻ cách nhìn của Nhật Tiến.

Ngoài ra, nhân dịp nhìn lại tình hình văn học hải ngoại năm cũ 1988, trong một số báo Xuân Kỷ Tỵ, tác giả của những bài viết này cũng đã đề cập đến Nhật Tiến và quan điểm của ông như là một trường hợp đặc biệt. Chẳng hạn Bùi Bảo Trúc trong "Nhìn lại tình hình sách vở của năm 1988" (Văn Học Tết Kỷ Tỵ, trang 9) đã viết về cuốn Mồ Hôi Của Đá của Nhật Tiến:

..."...cuốn sách viết về cuộc sống ở Việt Nam sau tháng 4 năm 1975, tổng hợp những suy tưởng của ông về đất nước, về những căn do đã đưa tới biến cố tháng 4 năm 1975 và những thay đổi sau đó của một nửa phấn đất nước. Cuốn sách không chỉ có vậy. Nhật Tiến muốn đưa vào những giải đáp đề nghị cho đất nước. Chính điều này của cuốn Mồ Hôi Của Đá sẽ là đề tài của những tranh luận nhất định sẽ có trong năm nay. ".

Hoặc trong mục Nhân Vật 88 của báo Người Việt Xuân Kỷ Tỵ, Nhật Tiến cũng được nhận định:

" Với tập truyện Mồ Hôi Của Đá năm nay, ông đang đi tới khúc ngoặt lớn lao của một đời cầm bút nghiêm chỉnh liên tục. Đó là việc đặt nặng hơn bao giờ hết phần tinh thần của văn chương dấn thân. Bằng sĩ khí nho phong, dùng uy vũ văn chương, Nhật Tiến đang ra công xoay chuyển cả một quan niệm viết lách và nhận thức. Năm 89 sẽ thách đố gay go và đầy giông bão cho nhà văn cuối cùng của Tự Lực Văn Đoàn này."

Nhận định về Nhật Tiến của năm 88 để tiên đoán về Nhật Tiến của năm 89 - và sự tiên đoán này đã bắt đầu xảy ra - những tác giả của những nhận định này đã không phải chỉ đoán mò mà thực sự đã thấy rõ chủ đề viết của Nhật Tiến chính là những "điểm nóng" của thời cuộc, những điểm "nhạy cảm" nhất của lòng người hiện nay mà dù nói ra hay không nói ra, dù đã ý thức rõ hay chỉ mới lờ mờ cảm nhận, dù đồng ý hay chống đối, dù khen hay chê, mọi người cũng thấp thoáng thấy rằng đó là một vấn đề sinh tử. Đó như là một thứ giấc mơ có thể là kinh hoàng của người này nhưng là tha thiết của người khác mà thỉnh thoảng nó vẫn trồi lên từ cõi vô thức. Đó như là một thứ mâu thuẫn giữa tình cảm và lý trí của một dân tộc triền miên trong chiến tranh, tang tóc và phân ly. Đó là một thứ thực tế kiểu như nên hay không nên gởi quà về cho thân nhân ở Việt Nam, nên hay không nên lén lút về thăm cha già mẹ yếu trước khi quá muộn.

Nói chung, chủ đề viết của Nhật Tiến là một thứ đề tài có thể đã mâu thuẫn ngay chính trong nội tâm của mỗi người. Từ đó, điều tất nhiên là phải dẫn đến tranh luận và đối thoại. Nhưng đây là một cuộc tranh luận và đối thoại mà mọi người đang trông đợi như đã trông đợi từ lâu một câu trả lời cho chính lòng mình. Do đó, từ Nhật Tiến đến Diệu Tần, Đỗ Thái Nhiên, Nguyễn Mạnh Trinh và có thể có nhiều người khác nhập cuộc nữa, dù là quan điểm có trái ngược nhau, nhưng do sự tự chế và ngay thẳng, sẽ là những người khởi đầu một cuộc đối thoại công khai đầu tiên, nghiêm chỉnh và giá trị sau gần 14 năm mất nước.

Và quan trọng nhất, cuộc đối thoại giữa những người cầm bút này, cũng do sự tự chế và ngay thẳng, sẽ tạo cơ hội và khích lệ để dẫn đến cuộc đối thoại trong nội tâm của từng người. Đây sẽ là một cuộc tự vấn của lương tâm. Đây sẽ là một cuộc đối thoại giữa tình cảm và lý trí, giữa tự ái cá nhân và tự ái dân tộc, giữa lịch sử và con người. Đây sẽ là dịp nhìn lại quá khứ và hoạch định tương lai của đất nước. Dù nhiều mâu thuẫn và đối nghịch, nhưng tất cả đều nhắm đến mục đích giải thoát vận mệnh Tổ quốc và Dân tộc ra khỏi vòng nghiệt ngã, oan khiên, tang tóc của những cuộc chiến tranh kéo dài ngót 4 thế kỷ qua từ những thời Mạc-Lê, Trịnh-Nguyễn mà tột cùng của vòng oan khiên, nghiệt ngã và tang tóc đó chính là chủ nghĩa phi nhân và nhà nước bạo tàn của Cộng sản hiện nay ở Việt Nam.


ĐỐI THOẠI ĐỂ HỢP NHẤT

Như đã nói ở trên, không phải là tất cả, nhưng thông thường, trong đối thoại đã hàm chứa sự đối nghịch. Nhưng mục đích cao đẹp nhất của đối thoại lại không phải để mở rộng hoặc kéo dài sự đối nghịch, mà chính là để hóa giải những đối nghịch và tiến tới hợp nhất. Dĩ nhiên, đó không phải là những cuộc đối thoại được chủ ý xử dụng như một phương tiện tuyên truyền xuyên tạc, công kích đối phương như Cộng sản đã từng làm trước đây trong những "cuộc hòa đàm". Đó cũng không phải là những cuộc đối thoại giữa "những người điếc" được hiểu là mạnh ai nấy nói, mạnh ai nấy nghe.

Cuộc đối thoại hiện nay phát xuất từ những nhận thức được thể hiện qua những tác phẩm và những phát biểu của Nhật Tiến về vấn đề giải phóng đất nước và dân tộc thoát khỏi chủ nghĩa và chế độ Cộng Sản. Cuộc đối thoại, do đó, sẽ xoay quanh những điểm căn bản của những nhận thức đó. Vấn đề được đặt ra : Những điểm căn bản đó là gì? Những điểm căn bản đó thực sự đối nghịch với mơ ước của dân tộc, với nhu cầu giải phóng nước hay chỉ đối nghịch với thành kiến và thói quen, với tự ái và thù hận? Đó cũng chính là những đối nghịch của cuộc đối thoại cần phải được hóa giải.

Theo tôi nghĩ, then chốt nhất trong những nhận thức của Nhật Tiến là ý thức chống Cộng được đặt trên căn bản dân tộc chống ngoại xâm. Đây là một nhận thức bao gồm ý thức dân tộc và quan niệm về Cộng sản đã chi phối toàn bộ những phát biểu và sáng tác sau này của Nhật Tiến.

1. Ý Thức Dân Tộc:

Về địa dư, Việt Nam luôn luôn bao gồm cả hai miền Nam Bắc dù có những lúc, từng phần hoặc toàn phần, bị tạm chiếm và thống trị bởi những thế lực ngoại lai, phi dân tộc. Những thế lực này được hiểu là những chủ nghĩa, những chế độ, những chính quyền phục vụ cho quyền lợi tinh thần cũng như vật chất của ngoại bang và đi ngược lại truyền thống văn hóa, đạo đức xã hội của Việt Nam. Về con người, dân tộc Việt Nam bao gồm tất cả mọi người dân ở hai miền Nam Bắc, vượt lên trên thành kiến và quá khứ chính trị, có chung một lý tưởng giải phóng tổ quốc ra khỏi chế độ Cộng sản tàn bạo, phi nhân để xây dựng một Việt Nam độc lập, tự do, thanh bình, thịnh vượng và nhân bản. Về thời gian, công cuộc giải phóng đất nước được nhìn và được đặt trong giòng sinh mệnh và giòng lịch sử bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc mà không bị giới hạn bởi những mốc thời gian như 75, 54, 45 ... mà từ đó, con người dễ bị đồng hóa với bên này hoặc bên kia mà quên đi những đổ vỡ, đau thương, tang tóc chung của dân tộc ở cả hai miền Nam Bắc.

Trong bài nói chuyện tại Vietnamese Center, Wichita ngày 20-7-1986 với nội dung là: Một vài nhận thức về những vấn đề của quê hương, Nhật Tiến đã nói:

"Lịch sứ đã đưa dân tộc sang qua một trang mới, ở đó bao gồm đủ mọi loại thành phần, dù bên này hay bên kia, đã từng chiến đấu dưới màu cờ này hay màu cờ khác nhưng trong thực tế đã có ít nhất là một điểm đồng dạng. Đó là sự hiểu biết sâu xa về bản chất phi nhân của chế độ Cộng sản, đó là sự nhận định về khẩu hiệu yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội chỉ là một sự áp đặt tư tưởng con người, cưỡng ép con người từ bỏ bản chất dân tộc để đi vào con đường ngoại lai, vong bản. Trên cơ sở của những nhận thức căn bản đó, mọi người Việt Nam đều khao khát một ước vọng chung đó là xóa bỏ chế độ Cộng sản để xây dựng một quê hương mới. Trong cuộc hành trình tiến về tương lai, nếu đã gọi là cùng chung một lý tưởng mới, thì không ai có thể độc quyền, độc tôn, độc diễn. Hãy mở rộng tấm lòng với trái tim biết cảm thông biết thổn thức, biết thương yêu, biết xót xa trên những đổ vỡ đau thương của dân tộc, bởi chỉ có như thế, ta mới có thể tạo điều kiện cho một sự kết hợp rộng lớn của toàn thể dân tộc, một điều kiện tất yếu để chiến thắng chủ nghĩa Cộng sản... "
(Chấn Hưng, số 8, tháng 12, 1986).

Từ ý thức dân tộc, trong những truyện ngắn và truyện dài của Nhật Tiến, những nhân vật của ông được tạo dựng không phải để mang những nhãn hiệu của bên này hoặc bên kia, để đại diện cho phía miền Nam hoặc phía miền Bắc, lại càng không phải để làm công tác tuyên truyền của những chế độ cũ tại miền Nam, mà nói cho cùng, đó là những chế độ đắc tội với lịch sử của dân tộc, đã tiếp tay cho Cộng sản chiếm nốt nửa phần cuối cùng của tổ quốc thân yêu. Do đó, có thể nói, Nhật Tiến chỉ nhằm tạo dựng hai nhân vật điển hình. Một nhân vật bất kể xuất xứ từ đâu, quá khứ như thế nào, mang nhãn hiệu gì nhưng hiện đang thể hiện hoài bão và lý tưởng giải phóng đất nước và dân tộc ra khỏi vòng thống trị của cộng sản để xây dựng một Việt Nam độc lập, tự do, thanh bình, thịnh trị và nhân bản. Nhân vật thứ hai nhằm tiêu biểu cho chủ nghĩa cộng sản tàn bạo, lỗi thời, phi dân tộc và những kẻ tiếp tay cho chúng. Hai nhân vật điển hình này không nhất thiết phải là hai nhân vật biệt lập mà có thể được tạo dựng bởi nhiều nhân vật.

Hiểu như thế, người đọc sẽ thấy trong tác phẩm Mồ Hôi Của Đá một truyện dài mới xuất bản của Nhật Tiến, những nhân vật như Nguyệt, một nữ sinh viên Văn khoa Sài gòn, đã mang lý tưởng và nhiệt huyết của nàng để mong phục vụ đất nước sau ngày "giải phóng", nhưng cuối cùng vỡ mộng khi đụng với những thực tế phũ phàng, bỉ ổi; như Năm Toả, một người vốn đứng trong hàng ngũ Mặt Trận Giải Phóng, nhưng cuối cùng phải thốt lên tôi đi làm cách mạng, hy sinh cả một đời, đâu có phải để thực hiện một xã hội như thế này ! ; như một người đàn ông trung niên, đại úy trong Quân đội Việt Nam Cộng Hòa vốn đã đi trình diện cải tạo như những sĩ quan khác, nhưng sau đó trốn trại và có mặt trong hàng ngũ những người muốn xây dựng lại quê hương, thực hiện những ước mơ mà cả hai phía đều không thực hiện được; cả ba nhân vật đó đã phối hợp để tạo dựng nên nhân vật điển hình thể hiện lập trường và mơ ước chân chính của dân tộc.

Ngược lại, những nhân vật như Sáu Thu, một đảng viên cao cấp cộng sản độc ác, dâm ô; như Vũ, một sinh viên Y khoa Sài Gòn, trốn ra bưng mang theo nhiều nhiệt huyết và hoài bão nhưng rồi một mặt sợ hãi, một mặt tự đồng hóa mình với chế độ mới, nên trở thành một loại tay sai của Cộng sản; như Hồng Phát, một thương gia giàu có trước đây của Sài Gòn, vì muốn tiếp tục quyền lợi và địa vị cũ nên đã cam tâm trở thành một thứ ma cô cho Sáu Thu và những tên đảng viên Cộng sản cao cấp khác; cả ba cũng đã phối hợp để tạo nên hình ảnh của một nhân vật tiêu biểu cho chủ nghĩa cộng sản tàn bạo, lỗi thời, phi dân tộc và những kẻ tiếp tay cho chúng.

Hiểu như thế, người đọc sẽ thấy trong truyện ngắn Gặp gỡ ngày cuối năm , người anh mang quân hàm Đại tá trong bộ đội Cộng sản Bắc Việt khi đến thăm người em nguyên là sĩ quan trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa hiện đang bị "học tập cải tạo", dù hình thức là Đại tá Cộng sản, nhưng tinh thần ông là tinh thần của một người dân tộc, nói cách khác, một người đã phản tỉnh, đã quyết định dứt khoát từ bỏ con đường bạo lực, căm hờn, sắt máu, phản dân tộc mà ông đã trót đi suốt 30 năm qua và giờ đây ông đang "toan tính một cái gì mới mẻ cho quê hương". Ông đã nói với người em:

"Hai chữ cộng sản hình như là một vấn đề ám ảnh đối với nhiều người, trong số đó có chú. Trong khi đó, thật ra đối với thế giới, nó đã trở thành lỗi thời. Nó lại càng trở nên lỗi thời đối với những người đã tích cực tham dự vào cái guồng máy ấy như tôi chẳng hạn. Nói khác đi, chỉ những thằng ngu thì cho tới bấy giờ mới vẫn còn tin tưởng rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ đem lại ấm no và hạnh phúc cho nhân loại... Tôi cho rằng, gặp nhau để rồi vẫn thù hận về nhau thì sự gặp gỡ chẳng mang lại ý nghĩa gì. Mà tại sao ta phải làm như thế trong khi mọi sự đều đã đổi thay? Chú có một mơ ước về đời sống ấm no, hạnh phúc thì tôi cũng vậy. Và tôi tin rằng nhiều người trên giải đất này cũng đều như vậy. Tại sao không thể nhìn nhận nhau để toan tính một cái gì mới mẻ cho quê hương? "

2) Quan niệm về Cộng sản:

Cũng như tất cả những người chống Cộng khác, Nhật Tiến quan niệm Cộng sản là một chủ thuyết ngoại lai, phi nhân và mâu thuẫn triệt để với mọi giá trị truyền thống của dân tộc. Nhưng điều mà Nhật Tiến muốn nhấn mạnh và đặc biệt điều này muốn hướng về những người ở trong hàng ngũ Cộng sản và "Mặt trận Giải phóng", là phải tách biệt bản chất ngoại lai và xâm lăng của Cộng sản với những chiêu bài dân tộc và giải phóng mà họ vẫn luôn luôn xử dụng để che đậy. Thực tế không thể phủ nhận được là chính thực dân Pháp và các chính quyền độc tài, bất công, tham nhũng, phi dân tộc tại miền Nam trước đây đã giúp phong trào Cộng sản và công cụ của chúng tại miền Nam là "Mặt trận Giải phóng" lớn mạnh. Điều này có nghĩa là trong hàng ngũ Cộng sản và "Mặt trận giải phóng" trước đây đã có không ít những người mà hoài bão tha thiết đầu tiên của họ không khác gì những hoài bão tha thiết của những thành phần dân tộc: đánh đuổi thực dân Pháp để giành lại độc lập cho tổ quốc, tranh đấu chống lại những độc tài, bất công, tham nhũng, thối nát và vọng ngoại để mang lại tự do, no ấm cho đồng bào.

Từ sau 1975 đến nay, gần 14 năm trôi qua, với hoàn cảnh đất nước mà Cộng sản vẫn thường rêu rao: đã sạch bóng quân thù, không còn Pháp, không còn chiến tranh, không còn "Mỹ Ngụy", một mình một cõi để xây dựng "thiên đường xã hội chủ nghĩa". Nhưng chính quyền Cộng sản đã xây dựng được gì ? Không kể kinh tế quốc gia hoàn toàn suy sụp, đời sống dân chúng hoàn toàn lầm than, tương lai mù mịt đen tối, điều mà dân chúng và cán bộ ý thức rõ ràng là Việt Nam đang bị thống trị bởi một chủ thuyết và một chế độ ngoại lai, vong bản chà đạp và hủy diệt tất cả mọi giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chính đó là thực trạng mà những người trước đây từng tha thiết nuôi dưỡng hoài bão giải phóng tổ quốc, mang lại tự do và no ấm cho đồng bào khi bước chân theo Cộng sản hay vào "Mặt Trận" tỉnh ngộ. Nhưng tỉnh ngộ để buông xuôi vì nghĩ rằng quá muộn, tỉnh ngộ để tự sát vì muốn chuộc lỗi xâm, hay tỉnh ngộ để bước vào con đường dân tộc, cầm súng quay lại chống kẻ thù chung và xây dựng một Việt Nam Mới độc lập, tự do, thanh bình, thịnh vượng và nhân bản. Con đường nào đã mở ra cho họ? Hay chỉ có sau lưng là ngõ cụt, trước mắt là hận thù?

Trong một bài viết nhận định về khuynh hướng sáng tác mới của Nhật Tiến trước đây, tôi đã chia xẻ và hoàn toàn tán đồng nội dung dân tộc chống ngoại xâm trong các sáng tác mới đây của ông. Tôi đã viết:

"Chưa một lần nào từ những ngày đầu chống Pháp ở thế kỷ trước, lực lượng dân tộc được vận dụng một cách đầy đủ và được chính danh cũng như được vinh danh một cách trọn vẹn và xứng đáng.

Sự hiện diện bạc nhược, yếu hèn nhưng chính thống và hợp pháp của những vị vua cuối cùng triều Nguyễn đã không những chỉ làm bình phong cho sự đô hộ của thực dân Pháp mà tệ hại hơn, đã một thời làm suy yếu và ngăn cản sự tập hợp và vận động lực lượng dân tộc trong công cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Mối quan hệ chặt chẽ của quân chủ phong kiến, thực dân xâm lược và thể chế Quốc gia, Cộng Hòa sau này tại miền Nam mà Bảo Đại, Ngô Đình Diệm là hai gạch nối quan trọng đã làm miền Nam mất chính nghĩa và không thể tập hợp rộng lớn được lực lượng dân tộc trong công cuộc chống Cộn., Sự gian xảo, quỷ quyệt và nham hiểm của Hồ Chí Minh và tập đoàn Cộng sản của ông trong sách lược núp sau chiêu bài giải phóng dân tộc khiến cho một số không nhỏ tiềm lực dân tộc, vì nhiệt tình yêu nước chống Pháp, đã chiến đấu bên cạnh hoặc bên trong hàng ngũ Cộng sản để cuối cùng, tự đồng hóa hoặc bị đồng hóa như là những người Cộng sản.

Nói chung, với gần 100 năm đô hộ của thực dân Pháp và trên 70 năm hiện diện của Đảng Cộng sản tại Việt Nam, bên cạnh những đổ vỡ đau thương do hai thế lực đó gây ra, đã tạo nên một hoàn cảnh ngang trái, nghiệt ngã cho lực lượng dân tộc mà trong đó không phải ai cũng có thể dễ dàng chọn lựa một con đường đi thuần túy dân tộc để không ngã về phía này hoặc phía kia mà cả hai phía đều là những thế lực phi dân tộc... "
(Chấn Hưng số 11 & 12, tháng 7, 1988).

Quan niệm về Cộng sản của Nhật Tiến, từ đó, nhắm mục đích gỡ bỏ mặc cảm và cổ võ cho một con đường trở về chính nghĩa dân tộc cho những người đã từng ôm ấp lý tưởng độc lập cho tổ quốc và tự do cho dân tộc nhưng vì lý do này hay lý do khác đã đứng trong hàng ngũ Cộng sản. Đây là con đường của những người như Định trong Nhóm Lứa, như Năm Tỏa trong Mồ Hôi Của Đá, như viên Đại tá Cộng sản trong Gặp Gỡ Ngày Cuối Năm, như Hoan trong Những Sự Thực Cần Được Nót Ra.

Về lý thuyết, ý thức chống Cộng đặt căn bản trên nhận thức dân tộc chống ngoại xâm với ý thức dân tộc và quan niệm về Cộng sản như thế, rõ ràng rất hợp tình hợp lý để tạo ra được một sự kết hợp rộng lớn lực lượng dân tộc ở cả hai miền Nam Bắc, mà theo Nhật Tiến, đó là điều kiện tất yếu để chiến thắng Cộng sản. Nhưng trên thực tế, nhận thức đó sẽ còn gặp khá nhiều trở ngại và hiểu lầm mà như tôi đã gợi ý ở phần đầu của bài này: Đó sẽ là nội dung cuộc đối thoại trong đáy lòng của mỗi người giữa tình cảm và lý trí, giữa tự ái cá nhân và tự ái dân tộc, giữa lịch sử và con người.

Nhưng dù trong đáy lòng của mỗi người hay công khai trên báo chí, nội dung cuộc đối thoại này vẫn hàm chứa những mâu thuẫn lớn nhất trong thời đại chúng ta. Đó là mâu thuẫn lịch sử, mâu thuẫn ý thức hệ, mâu thuẫn dân tộc và tôn giáo. Do đó, dù mục đích của đối thoại là tìm sự đồng nhất, chúng ta vẫn biết rằng đó không phải là việc làm trong một thời gian ngắn. Nhưng đã có cất bước thì vẫn có quyền hy vọng đến nơi.

(còn tiếp)

khieman
12-22-2013, 12:42 AM
(tiếp theo)


GÓP Ý VÀ ĐỀ NGHỊ


Đến đây, tôi tự thấy nên đóng góp một số ý kiến vào cuộc đối thoại đang xảy ra hiện nay và sau đó, xin nêu một vài đề nghị. Tôi cảm thấy nếu không làm chuyện này, mình có vẻ tránh né và chỉ là kẻ nói cho nhiều, nhưng chỉ thích nhìn người khác làm. Kiểu như một câu nói châm biếm trong xã hội Cộng sản: 'Lao động là vinh quang. Nhưng anh lao động tôi vinh quang.

Như đã được nêu lên ở phần sau của bài này, nội dung và thái độ đối thoại trong những bài viết nhắm vào những nhận thức mới của Nhật Tiến, đã có những dấu hiệu đáng khích lệ. Hai ông Đỗ Thái Nhiên và Diệu Tần đã cố gắng trình bày tất cả những cảm nghĩ của mình ngay cả những cảm nghĩ gay gắt nhất mà chính hai ông cũng ý thức được rằng, nếu một người nào khác viết về hai ông như vậy, hai ông cũng sẽ cảm thấy đau lòng không ít. Nói cách khác, cuộc đối thoại ngay từ bước đầu, đã được khởi đi trên một căn bản thật thẳng thắn, thật mạnh mẽ, thật chính xác như ông Đỗ Thái Nhiên đã xác định. Từ đó, xem như nội dung và thái độ đối thoại đã được định trước, tôi chỉ xin cố gắng hòa mình vào.

Hai truyện ngắn "Những sự thực cần được nói ra " và "Gặp gỡ ngày cuối năm " cũng như truyện dài "Mồ hôi của đá" mới đây (1989) của Nhật Tiến có cùng một chủ đề, đó là trả lời cho vấn đề căn bản và quan trọng nhất hiện nay: Làm thế nào để giải phóng đất nước và dân tộc ra khỏi tai họa Cộng sản? Câu trả lời, hay đúng hơn là một đề nghị gợi ý, của Nhật Tiến là: "một sự tập hợp lực lượng dân tộc ở cả hai miền Nam Bắc nước ta, không phân biệt xuất xứ màu cờ, sắc áo và lập trường chính trị trong quá khứ của họ, miễn là hiện nay tất cả có chung một nhận thức và mang chung một lý tưởng. Nhận thức đó là chủ nghĩa Cộng sản là một chủ nghĩa lỗi thời, phi nhân và phi dân tộc; Lý tưởng đó là quyết tâm xóa bỏ chủ nghĩa Cộng sản để xây dựng một nước Việt Nam độc lập, tự do, nhân bản và thịnh vượng. "

Để chuyên chở một nội dung như thế, trong Gặp gỡ ngày cuối năm, Nhật Tiến đã tạo ra một cuộc trùng phùng sau hơn 30 năm trời xa cách giữa hai nhân vật vốn là hai anh em ruột. Không những chỉ xa cách trong thời gian, họ còn xa cách trên mọi lãnh vực, trong mọi quan niệm. Hơn nữa, họ đang ở trong hai vị trí thù nghịch nhau. Người anh hiện là một Đại tá trong bộ đội miền Bắc; Người em vốn là một sĩ quan trong quân đội miền Nam và đang là một tù cải tạo.

Nhưng người anh, thực ra, đã không đến thăm người em với tình cảm và tư tưởng của một bộ đội hoặc một đảng viên cao cấp của cộng sản dù ông đang mang trên người quân phục và quân hàm Đại tá Cộng sản. Phải hiểu rằng, người anh đã đến thăm người em với một tâm sự chất ngất trong lòng. Đó là kinh nghiệm chua xót về con đường bạo lực và căm hờn của Cộng sản mà ông đã theo đuổi suốt 30 năm qua để đổi lấy một hiện trạng quê hương rách nát, bần cùng, đen tối. Đó là thực tế đắng cay về chủ nghĩa và chế độ Cộng sản mà ông đã nhiệt thành tin tưởng và tận tụy phục vụ để bây giờ ông phải thốt ra rằng: chúng nó nêu chiêu bài chống phong kiến bóc lột nhng trong đời sống thực tế chúng nó phong kiến hơn ai hết. Chúng nó nêu khẩu hiệu "Không gì quý hơn Độc lập, Tự do" nhưng chúng nó tước đoạt độc lập, tự do của con người hơn ai hết. Nếu phải dùng danh từ "ngụy" thì chính chúng nó ngụy hơn ai hết... "

Chính đó là lý do ông nói với người em : " chú có một mơ ước về đời sống ấm no, hạnh phúc thì tôi cũng vậy. Và tôi tin rằng nhiều người trên giải đất này cũng đều như vậy. Tại sao không thể nhìn nhận nhau để toan tính một cái gì mới mẻ cho quê hương.... Trong hàng ngũ của những kẻ mà chú coi là thù nghịch, thật ra vẫn còn ẩn chứa những nhân tố có thể đem áp dụng toán cộng chứ không phải toán trừ. Nếu cứ ôm mãi quan niệm chỉ làm tính trừ, chú sẽ chẳng bao giờ thay đồi được cái xã hội này đâu... "

Rõ ràng tình cảm và tư tưởng của người anh đã chuyển biến để sẵn sàng đứng vào hàng ngũ dân tộc và quay mũi súng vào kẻ thù chung. Đây cũng là trường hợp ông Năm Tỏa trong Mồ hôi của đá, của Định trong Nhóm Lửa. Nói chung là những trường hợp phản tỉnh của những người đã từng đứng trong hàng ngũ Cộng sản. Nhưng với một bức tường thành hận thù, nghi kỵ mà lịch sử đã dựng lên gần nửa thế kỷ qua giữa hai chiến tuyến Quốc gia Cộng sản, người em thoạt đầu đã lạnh nhạt và vẫn tiếp tục giữ một thái độ thù nghịch với người anh. Thái độ thù nghịch dẫn đến cùng độ là ý muốn của người em, nếu có súng, sẽ bắn người anh không tiếc tay. Không ngần ngại, người anh rút khẩu súng ở sau lưng trao cho người em. Nhưng người em đã không bắn. Kết thúc câu chuyện là lời giải thích của viên Đại tá vì sao ông đã có được tự tin rằng người em sẽ không thể nào cầm súng bắn ông:

"Tôi hiểu rõ những con người đã được đào luyện và giáo dục trong xã hội tự do, nhân bản. Chú là em của tôi. Điều đó có nghĩa là dù ở hoàn cảnh nào, trong lòng chú vẫn có những tình cảm máu mủ ruột thịt. Nếu chú được sinh ra và lớn lên xã hội cộng sản, có lẽ tôi đã xử sự theo cách khác."

Câu chuyện được chấm dứt với tình máu mủ anh em đã được nối lại, với tinh thần nhân bản được đề cao và còn hàm ý một cuộc tập hợp lực lượng dân tộc từ những chỗ đứng thù nghịch nhau trong quá khứ là một yếu tố tất yếu để chiến thắng chủ nghĩa Cộng sản.

1. Từ bài toán cộng giữa tả và hữu đến cuộc "hồi tà" của ông Đỗ Thái Nhiên: Nội dung truyện ngắn Gặp gỡ ngày cuối năm của Nhật Tiến rõ ràng như thế, ý thức chống Cộng dựa trên căn bản dân tộc chống ngoại xâm do Nhật Tiến gợi ra minh bạch như thế. Tôi không hiểu bằng cách nào mà nhận thức của ông Đỗ Thái Nhiên đối với một nội dung như thế có thể ngược hẳn lại. Ông Đỗ Thái Nhiên đã viết:

" Đọc "Gặp gỡ ngày cuối năm mọi người đều nhận biết. Đại tá Việt Cộng, đại diện cho nhà cầm quyền cho phe tả. Người tù đại diện cho những người thuộc chế độ VNCH, đại diện cho phe hữu. Bài toán mà Nhật Tên muốn cộng chính là bài toán cộng giữa tả và hữu tại Việt Nam... '!

Ở một đoạn khác, ông Đỗ Thái Nhiên kết luận:

"Gặp gỡ ngày cuối năm " là một truyện đầu voi đuôi chuột! Truyện này đã mở đầu bằng bài toán cộng tả và hữu để toan tính một cái gì mới mẻ cho quê hương nhưng lại kết thúc bằng một cuộc làm hòa giữa hai anh em để ngay sau đó người anh dẫn người em đi "hồi tà"!... " Gặp gỡ ngày cuối năm" hiển nhiên chỉ là truyện cổ võ cho một cuộc "Hồi tà" !

Ngày trước, có người đã nói: Phê bình là sáng tác. Không hiểu khi nói câu đó, tác giả của câu nói đó có phải đã tiên tri được trường hợp phê bình của ông Đỗ Thái Nhiên ?

Không những chỉ là sáng tác, nghĩa là chỉ nhận thức và phê phán khác với nội dung mà Nhật Tiến muốn truyền đạt, ở đây những nhận thức và suy luận của ông Đỗ Thái Nhiên đã ngược hẳn lại và còn hàm ý chỉ trích lập trường và thái độ chính trị của Nhật Tiến mà điều này, trong thời buổi phức tạp hiện nay, nó rất nguy hiểm và do đó, nó mang tính chất ác độc.

Chẳng hạn vì không nhận ra được con người dân tộc của nhân vật Đại tá Cộng sản, cũng như không hiểu được ý nghĩa của sự nhìn nhận nhau giữa người anh Đại tá cộng sản và người tù cải tạo quốc gia là hình ảnh của sự tập hợp lực lượng dân tộc gồm những người đến từ những chỗ đứng khác nhau trong quá khứ nhưng hiện nay cùng chung một lý tưởng xóa bỏ chế độ Cộng sản để xây dựng một quê hương mới, ông Đỗ đã cho rằng Nhật Tiến thiên vị khi "đặt hai nhân vật trong truyện ở vào hai vị trí cao và thấp sai biệt rõ rệt, bên này là đại tá, bên kia là tù, bên này là anh, bên kia là em. Ông Đỗ cũng ngụ ý cho rằng nhận thức của Nhật Tiến chỉ là một lời kêu gọi xóa bó hận thù giữa quốc gia và cộng sản, chỉ là một bài toán cộng giữa tả và hữu...., một cuộc hồi tà !"

Từ đó, ông chê trách một cách sai lầm rằng Tại sao lời kêu gọi xóa bỏ hận thù không nhắm vào CSVN mà lại nhắm vào những người tù trên răng vỡ dưới khố rách... Ông Đỗ quên rằng người nói ra lời kêu gọi hãy nhìn nhận nhau chính là viên Đại tá Cộng sản, người đang thực hiện lời kêu gọi ấy bằng cách từ bỏ chủ nghĩa cộng sản để trở về với hàng ngũ dân tộc mà trong đó phần lớn hiện nay là những người thù nghịch cũ của ông ngày trước.

Đặc biệt, ông Đỗ Thái Nhiên đánh giá những nhận thức kiểu trong Gặp gỡ ngày cuối năm của Nhật Tiến chỉ là nhằm đổi lấy an thân hoặc nhắm được tiếng là bao dung, là độ lượng, hoặc chỉ là tâm lý của những kẻ ngại chống Cộng.

Không hiểu ông Đỗ Thái Nhiên nghĩ thế nào chứ theo tôi, cứ như hiện nay, tôi sợ không còn ai ngại chống cộng nữa. Bởi lẽ:

- Cuộc chống Cộng tuy vẫn xảy ra và tiếp diễn, nhưng người khác chịu gian khổ, tù đày, chết chóc còn chúng ta, cùng lắm, chỉ đóng góp một ít nước bọt vì nói khá nhiều và một ít giấy mực để viết bài hô hào kẻ khác chống Cộng. Do đó, không có gì đáng ngại lắm;

- Tuy cũng mất thì giờ, nhưng thường thì dàn xếp vào cuối tuần gọi là chống Cộng cuối tuần, đã không gian khổ mà còn vui nữa nên cũng chẳng có gì mà đáng ngại;

- Chống Cộng như bơi xuôi theo giòng nước, chỉ nói những gì người khác thích nghe, còn Cộng sản thì ở tận bên kia trái đất không cách nào có thể làm hại mình được. Như vậy có gì nguy hiểm mà phải ngại.

Từ một thực tế chống Cộng như thế, tôi nghĩ rằng không có gì mà người ta phải ngại chống Cộng như ông Đỗ chê trách ! Do đó, vấn đề không nằm ở chỗ nhằm đổi lấy an thân hoặc nhằm được tiếng là bao dung, là độ lượng. Điểm căn bản mấu chốt nhất trong công cuộc chống Cộng hiện nay là làm sáng tỏ được chính nghĩa và tập hợp được lực lượng dân tộc ở cả hai miền. Đó sẽ là một cuộc cách mạng lật đổ vĩnh viễn chế độ Cộng sản vì không phải chỉ xuất phát từ bên ngoài mà còn bùng nổ từ trong lòng của chế độ đó bởi những người đã từng nhiệt thành tin tưởng và tận tụy phục vụ.

Tôi nghĩ, đó là tất cả ước muốn của Nhật Tiến được thể hiện qua ý thức chống Cộng trên căn bản dân tộc chống ngoại xâm của ông. Và không phải nhằm đổi lấy an thân như ông Đỗ Thái Nhiên trách, mà ngược lại, Nhật Tiến đã biết trước và sẵn sàng gánh chịu như hiện đang gánh chịu những gì đang xảy ra.

2. Ông Đỗ Thái Nhiên và cái nhìn về cuộc chiến Việt Nam:

Theo tôi, có lẽ nguyên nhân dẫn đến những nhận định sai lầm và phê phán "thật mạnh mẽ" của ông Đỗ Thái Nhiên đối với những nhận thức của Nhật Tiến bắt nguồn từ cách nhìn của ông về cuộc chiến Việt Nam. Trong bài "Trận chiến xót xa ", ông Đỗ viết:

"Hiện sử Việt Nam là một cuộc đấu tranh lẫn nhau giữa tả và hữu, giữa chính đề và phản đề. Vì thế xã hội Việt Nam trong tương lai chắc chắn không thể là xã hội của tả hay hữu mà là xã hội của tổng hợp đề ".

Đây là một cách nhìn lịch sử không những có tính cách mơ hồ mà còn nguy hiểm. Trước hết, người đọc không hiểu ông Đỗ đứng từ vị trí nào mà phân định tả và hữu. Trong phe Cộng sản cũng có tả và hữu.

Điển hình là, Cộng sản Trung Hoa thời Mao Trạch Đông chỉ trích cộng sản Liên Xô là bọn xét lại và hữu khuynh. Hoặc trong cuộc cách mạng Pháp 1789, thoạt đầu nhóm Girondins được xem là tả phái, nhưng về sau nhóm Montagne chủ trương quá khích hơn nên nhóm Girondins trở thành hữu phái. Nói cách khác, tả và hữu chỉ nhằm biểu lộ khuynh hướng quá khích hoặc bảo thủ trong cùng một quốc gia, một hàng ngũ hay một tổ chức và nhiều khi chỉ có tính cách giới hạn trong nhất thời.

Nếu nhìn cuộc chiến "Quốc-Cộng" trong mấy chục năm qua và hiện nay là một cuộc chiến tranh giành quyền lực của dân tộc Việt Nam giữa hai khuynh hướng tả và hữu, ông Đỗ vừa đánh mất ý thức dân tộc vừa không thấy được bản chất của Cộng sản. Bởi lẽ, ông Đỗ đã không đứng từ một vị trí gắn bó với truyền thống và quyền lợi của dân tộc để nhìn thấy hoặc đánh giá bản chất của Cộng sản cũng như bản chất của các chế độ Cộng Hòa. Cách nhìn và đánh giá của ông Đỗ chứng tỏ rằng theo ông, Cộng sản miền Bắc và Cộng Hòa miền Nam đều là hai thực thể chính trị và chế độ biểu lộ hai khuynh hướng tả và hữu, nghĩa là cấp tiến và bảo thủ, của dân tộc Việt Nam. Cũng chứng tỏ một điểm nữa là ông Đỗ đã không ý thức được rằng trong cuộc chiến "Quốc-cộng" vừa qua, lực lượng dân tộc đã không phải là người tố chức và chủ động mà chỉ là người bị khống chế và lợi dụng bởi hai tập đoàn phi dân tộc bị điều động và đại diện cho quyền lợi của ngoại bang. Trong ý nghĩa này, các chính quyền cũ tại miền Nam trước đây dù nằm trong "Liên Hiệp Pháp", hoặc là "tiền đồn chống Cộng" của Mỹ, đã vừa lợi dụng máu xương của dân tộc để phục vụ mưu đồ và quyền lợi của ngoại bang, vừa giúp phong trào Cộng sản bành trướng mạnh mẽ để cuối cùng khi Mỹ thay đổi chính sách và ngưng viện trợ là tan rã. Đặc biệt đối với Cộng sản, dù núp dưới chiêu bài nào -kháng chiến chống Pháp hay giải phóng dân tộc - các cuộc chiến tranh do Cộng sản tổ chức và lãnh đạo cũng phải được xem là những cuộc chiến tranh xâm lăng dựa trên hậu quả thực tế không thể phủ nhận là quyền lợi tinh thần cũng như quyền lợi vật chất của tổ quốc và dân tộc bị hủy diệt nhằm đồng hoá với hệ thống tư tưởng, vãn hóa và xã hội Liên Xô của Mác-lê-nin.

Từ những sai lầm căn bản trên đây dẫn đến những sai lầm quan trọng khác của ông Đỗ trong lý luận cho rằng cuộc chiến "Quốc-Cộng" vừa qua và hiện nay "là một cuộc đấu tranh lẫn nhau ... giữa chánh đề và phản đề" để có một "tổng hợp đề ... là xã hội Tam Dân" như ông Đỗ đã viết. Nếu phải lý luận theo kiểu luật mâu thuẫn như ông Đỗ đã lý luận thì người đọc cũng khó chấp nhận được rằng với chính đề và phản đề là hai thế lực phi dân tộc như đã thấy mà lại có được một tổng hợp đề là dân tộc như xã hội Tam Dân ! Với một bên là Pháp hoặc Mỹ và một bên là Cộng sản Liên Xô hoặc Cộng sản Trung Hoa, vì những mâu thuẫn và đối kháng lẫn nhau trong quan hệ bành trướng thế lực và quyền lợi quốc tế của họ, thì tổng hợp đề - nếu muốn nói như thế - chỉ là sự tang tóc, nghèo đói và chiến tranh tại các nưước nhược tiểu, chậm tiến mà điển hình là Việt Nam như đã xảy ra !

Có lẽ ông Đỗ Thái Nhiên chưa thấy được rằng cách lý luận và giải thích sự phát triển của con người cũng như xã hội theo kiểu chính đề, phản đề và tổng hợp đề như Mác và chủ nghĩa Cộng sản đã áp dụng, đã thất bại và thiếu sót nghiêm trọng. Mác và chủ nghĩa Cộng sản lý luận và giải thích rằng với chính đề là thực trạng quan hệ sản xuất của xã hội tư bản sẽ mâu thuẫn và đấu tranh gay gắt với phản đề là lực lượng sản xuất của xã hội tư bản để dẫn đến tổng hợp đề là sự thành hình của xã hội xã hội chủ nghĩa và tiến đến xã hội Cộng sản chủ nghĩa. Cho đến ngày nay, điều đã được chứng minh là không có truờng hợp nào vì những mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong xã hội mà các nước tư bản đã trở thành các nước Cộng sản. Ngược lại, ai cũng biết rằng chế độ Cộng sản đã được áp đặt bằng bạo lực, sắt máu và căm thù một cách phản tự nhiên. Cũng đã được chứng minh là hiện nay khuynh hướng sửa đổi và từ bỏ những giáo điều phản tự nhiên, ngược lại với những mơ ước tự do, nhân bản của con người đã thấy xuất hiện ngay trong lòng của những chế độ Cộng sản. Sở dĩ như thế vì Mác và chủ nghĩa Cộng sản đã chối bỏ vai trò của ý thức và tinh thần trong sự phát triển của xã hội và con người. Mác đã khẳng định: "tồn tại của xã hội (hay hình thái kinh tế của xã hội) đã phát sinh ý thức xã hội" Nói cách khác, Mác muốn nói chính vật chất được thể hiện qua các hình thái kinh tế của xã hội đã đẻ ra tinh thần và ý thức. Mác và chủ nghĩa của ông đã cố tình quên rằng, bên cạnh những mâu thuẫn luôn luôn có và thường là những động cơ để xảy ra những biến chuyển trong xã hội, chính ý thức về chân-thiện-mỹ vốn được thể hiện trên bình diện xã hội qua những mơ ước nhân bản của con người về tự do, công bằng, dân chủ đã như ngọn hải đăng để âm thầm và liên tục hướng dẫn bước tiến của xã hội con người. Ai cũng có thể kiểm chứng và biết rằng dù bán khai hay văn minh, dù ở thời kỳ ăn lông ở lỗ hay ở thời đại kỹ thuật điện tử ngày nay, con người vẫn biểu lộ sung sướng khi được thương yêu, quý trọng và không bị giam giữ, ngược lại với thái độ buồn chán, căm phẫn khi bị ghét bỏ, khinh bỉ và tù đày. Đó là những hình thức căn bản biểu lộ ý thức và tinh thần tự do, công bằng, dân chủ của con người dù tiềm ẩn bên trong mỗi cá nhân hay được hợp pháp hóa ngoài xã hội mà trên căn bản, nó đã không hề thay đổi hoặc phát sinh theo sự thay đổi các hình thái kinh tế của xã hội loài người.

Nhìn lại lịch sử Việt Nam, suốt một ngàn năm bị Tàu đô hộ với âm mưu đồng hóa từ hình thái kinh tế đến cấu trúc xã hội, từ văn tự đến văn hóa, nhưng chỉ với ý thức dân tộc, tiền nhân chúng ta đã giành lại quyền độc lập tự chủ để có một nước Việt Nam riêng biệt cho đến sau này.

Cách nhìn về lịch sử và cuộc chiến Việt Nam của ông Đỗ Thái Nhiên qua lý luận biện chứng tả hữu, chính đề, phản đề và tổng hợp đề như trên không những chỉ mơ hồ, sai lạc mà còn nguy hiểm. Nguy hiểm ở chỗ, không thấy được lực lượng dân tộc, không có ý thức dân tộc, chỉ thấy có tả và hữu nên cách nhìn và đánh giá của ông Đỗ dễ bị lầm lẫn và bị cuốn hút vào một trong hai phía mà ông ta có ảo tưởng là một thứ tổng hợp đề và phía nào cũng là tai họa của dân tộc. Suốt gần một thế kỷ nay, chính vì chúng ta đánh mất ý thức dân tộc nên bóng dáng của những người ngoại quốc ở cả hai miền đất nước - Pháp, Mỹ, Trung Hoa, Liên Xô - có người được gọi là mẫu quốc, có người được gọi là đồng minh, có người được gọi là đàn anh kính mến hay bậc thầy vĩ đại - đã thay phiên hay cùng lúc khống chế vận mệnh của đất nước. Và dân tộc Việt Nam, trong hoàn cảnh đó, chẳng khác nào thân phận Thúy Kiều của Nguyễn Du, "đưa người cửa trước rước người cửa sau', chìm đắm trong chu kỳ ngoại thuộc mà Gia Long Nguyễn Ánh đã khởi đầu khi rước Pháp vào đánh Tây Sơn. Chu kỳ ngoại thuộc này có những mốc thời gian quan trọng mà 30 tháng 4 năm 1975 là một. Chính đây là thời điểm dễ dàng nhất để nhận diện hai thế lực phi dân tộc. Điểm đặc biệt trong sự sụp đổ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa không ở chỗ nó bị xóa tên trên bản đồ thế giới mà ở chỗ hàng triệu người bao gồm hầu hết quân đội và công chức sắp hàng trong trật tự để được đưa đi "học tập cải tạo". Giải thích như thế nào về hiện tượng này ? Thực là sai lầm và nông cạn nếu chúng ta đánh giá tập thể hàng triệu người như thế khiếp sợ và đầu hàng Cộng sản hoặc bị Cộng sản lừa với chính sách học tập 10 ngày hoặc ba tháng. Thực tế lịch sử và truyền thống dân tộc với những gương tuẫn tiết sẽ nghiêm khắc phủ nhận những đánh giá như vậy. Hiện tượng trên đây chỉ có thế được giải thích rằng, từ tận cùng của ý thức trong mỗi người - dù quân nhân hay công chức - đã thấy có sự bất ổn, thiếu chính nghĩa đối với cuộc chiến mà họ đang tham dự cũng như đối với chế độ mà họ đang phục vụ. Thái độ phục tòng của họ trước kẻ thù khi trình diện trong trật tự chỉ là phản ứng tiêu cực và trong tình trạng vô thức của một thứ tâm lý muốn thoát ra ngoài cuộc chiến triền miên và vô nghĩa cũng như muốn phản kháng lại cái chế độ mà chính họ cũng không ý thức rằng từ lâu họ đã không còn tin tưởng. Trước đó, cuộc tháo chạy hỗn loạn từ miền Trung vào cũng như từ Cao nguyên xuống cũng phát xuất từ một thứ tâm lý như thế. Thượng bất chánh hạ tắc loạn. Một chế độ phi dân tộc làm sao có được sự hậu thuẫn, lòng trung thành và niềm tin tưởng của dân tộc?

Trong khi đó, điểm đặc biệt trong sự chiến thắng của chế độ Cộng sản mà từ lâu họ núp sau những chiêu bài giải phóng dân tộc, là hình ảnh của những bích chương và biểu ngữ treo la liệt khắp phố phường, làng xóm với nội dung "Chủ nghĩa Mác-Lênin bách chiến bách thắng muôn năm "Đảng Cộng sản Việt Nam, người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam", "Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội" !

Nội dung của các bích chương và biểu ngữ đó đã khẳng định một cuộc đổi đời thực sự và triệt để, mở đầu cho việc hủy diệt truyền thống văn hóa ngàn đời của dân tộc để đồng hóa vào khuôn mẫu xã hội Liên Xô từ cấu trúc xã hội đến hình thái kinh tế, từ giáo dục, văn hóa đến tình cảm và tư tưởng. Bề trái của huy chương chiến thắng mà Cộng sản Việt Nam đã chiếm được là hình ảnh của các trại tù, của những xác người Việt Nam nằm trên những bờ biển và những góc rừng xa lạ, của một xã hội Việt Nam nghèo đói xác xơ kiệt quệ của một kẻ đã tự hào trong chiến tranh và nay trở thành kẻ van xin quỵ lụy trong "hòa bình", và đặc biệt, đó là hình ảnh của hai ông Mác và Lênin đang dẫm nát bức dư đồ Việt Nam.

Phải chăng đó là hai khuynh hướng tả và hữu của dân tộc Việt Nam, đó là chính đề và phản đề trong cuộc chiến Việt Nam như ông Đỗ đã viết ? Liệu với hai chính đề và phản đề như thế có sẽ dẫn đến tổng hợp đề "Tam Dân" như ông Đỗ đã khẳng định chắc chắn phải xảy ra ?

Tóm lại, khi những chiếc mặt nạ và những chiêu bài giả trá của các thế lực phi dân tộc đã rơi xuống, cuộc chiến trước mắt sẽ đích thực là cuộc chiến của lực lượng dân tộc chống lại cuộc chiến xâm lăng của chủ nghĩa Cộng sản để giành lại độc lập tổ quốc và tự do dân tộc. Không còn nữa cái thế đương đầu bình đẳng giữa một bạo lực này với một bạo lực khác, giữa một thế lực phi dân tộc này với một thế lực phi dân lộc khác. Cuộc chiến chống Cộng trước mắt chính là cuộc chiến giữa nhân bản và phi nhân, giữa dân tộc và phi dân tộc, giữa chính nghĩa và gian tà. Thế tất thắng của dân tộc phát xuất từ đó. Khả năng tập hợp lực lượng dân tộc cũng dựa trên căn bản đó.

Tôi nghĩ rằng ông Đỗ Thái Nhiên sẽ có dịp suy xét lại những nhận thức dựa trên lối lý luận biện chứng của ông cũng như chiêm nghiệm lại bản chất và thực tế của cuộc chiến vừa qua để từ đó ông sẽ thấy rằng những nhận thức và mơ ước của nhà văn Nhật Tiến cũng sẽ là những nhận thức và mơ ước của ông cũng như của phần lớn đồng bào chúng ta ở cả hai miền Nam Bắc sau khi mỗi người trong chúng ta dẹp bỏ tự ái riêng tư của mỗi cá nhân, dẹp bỏ tự ái phe nhóm do vị trí đứng từ bên này hay bên kia trong quá khứ để chỉ còn duy nhất tự ái dân tộc.

Có gì khác biệt nhau khi Nhật Tiến viết về xã hội cũ ở miền Nam với "những kẻ đầu cơ, tích trữ, những đứa sống nhởn nhơ phè phỡn trên cơn thiếu thuốc men, bệnh tật của dân nghèo khó, những đứa buôn súng đạn, bán đứng sinh mạng của chính anh em đồng ngũ của mình...những kẻ bất tài nhưng có quyền thế thao túng chính trị, thao túng thị trường, thao túng trên cả sinh mạng của binh sĩ..."

Có gì khác biệt nhau khi Nhật Tiến kết luận về xã hội miền Nam đó:

" Một xã hội như thế , nghĩ cho cùng tuy vẫn còn hơn là xã hội Cộng sản nhưng nhất định không phải vì thế mà trở thành một niềm mơ ước cho tất cả mọi người…"

Có gì khác biệt nhau khi Nhật Tiến viết về xã hội miền Bắc: "cái xã hội lam lũ, nghèo nàn mà trong đó, con người đang được vắt cho đến sức cùng lực kiệt. ".

Có gì khác biệt nhau khi Nhật Tiến nhận định về khẩu hiệu "yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội" của Cộng sản: " chỉ là một sự áp đặt tư tưởng con người, cưỡng ép con người từ bỏ bản chất dân tộc để đi vào con đường ngoại lai vong bản".

Có gì khác biệt nhau khi Nhật Tiến nhận định về chế độ Cộng sản:

"Chúng nó nêu chiêu bài chống phong kiến bóc lột, nhưng trong đời sống thực tế chúng nó phong kiến hơn ai hết. Chúng nó nêu khẩu hiệu "không gì quý hơn độc lập tự do nhưng chúng nó tước đoạt độc lập, tự do của con người hơn ai hết ... "

Có gì khác biệt nhau khi Nhật Tiến kêu gọi mọi người sống trong chế độ Cộng sản phải biết: "Nhìn ra thân phận bị trị của mìh,, biết biết phẫn nộ trước sự phi lý về nông nỗi con người bị khai thác triền miên trong bao nhiêu năm ròng bởi một thiểu số đầy tham vọng và quyền lực mà không biết đứng dậy làm một cuộc cách mạng mới giải phóng chính mình."

Và có gì khác biệt nhau khi Nhật Tiến nhận thức: …"mọi người Việt Nam đều khao khát một ước vọng chung đó là xóa bó chế độ Cộng sản để xây dựng một quê hương mới...Hãy mở rộng tấm lòng với trái tim biết cảm thông, biết thổn thức, biết thương yêu, biết xót xa trên những đổ vỡ đau thương của dân tộc, bởi chỉ có như thế, ta mới có thể tạo điều kiện cho một sự kết hợp rộng lớn của toàn thể dân tộc, một điều kiện tất yếu để chiến thắng chủ nghĩa Cộng sản."

Đã giống nhau về nhận thức, đã không khác nhau về những ước mơ chung, theo tôi nghĩ sẽ có lúc, ông Đỗ Thái Nhiên nhận được ra rằng ông đã hơi vội vàng trong khi phê phán những nhận thức của nhà văn Nhật Tiến là "ấu trĩ ", là "toan tính dùng lòng khoan dung của đạo đức giả để che lấp nghĩa vụ phục hoạt dân sinh" là "khiếp sợ và an thân", là "nên ân cần xin lỗi độc giả của ông ta" !

(còn tiếp)

khieman
12-22-2013, 01:05 AM
(tiếp theo)
3- Lý luận sức nén và sức nổ của ông Đỗ Thái Nhiên:

Cần nhắc lại rằng, khi gặp người anh với hình thức là một Đại tá Cộng sản, người em tù cải tạo biểu lộ lòng căm thù tột đỉnh của mình với chế độ Cộng sản qua lời nói: nếu có súng sẽ bắn anh không tiếc tay.

Với tình ruột thịt và tình đồng lý tưởng cùng mơ ước xóa bỏ chế độ Cộng sản, người anh phân tích cho người em thấy đó là một ước muốn điên rồ bởi vì nó không giải quyết được gì ngoài việc tự hủy diệt mình và tạo thêm sức mạnh cho kẻ thù. Sau đó, ông phân tích thêm:

..."Phải nói rằng chính sách cải tạo không nhằm dạy dỗ các chú trở thành những con người Cộng sản mà mục đích của nó là nhằm tiêu diệt khả năng đề kháng của những người ở phe chú. Thành quả của nó thế nào,chú đã thấy. Phần đông sĩ quan cải tạo về đều ôm mơ ước là đoàn tụ với thân nhân ở nước ngoài. Đó có phải là một hình thức tháo chạy hay không? Còn nhân dân nổi dậy? Họ làm sao nổi dậy được khi chính những người có khả năng chiến đấu, lãnh đạo như các chú cũng chỉ có một ước mơ là ra đi, và mặt khác, làm sao họ nổi dậy được khi mà đời sống bây giờ đã thu gọn họ vào có một điều kiện duy nhất là lo chạy vạy để có miếng cơm hàng ngày. Chủ trương thắt bao tử để cai trị của chính quyền nó có tác dụng ghê gớm như thế nào, chú chưa nhìn ra hay sao?"

Ông Đỗ Thái Nhiên không chấp nhận thực trạng trên đây. Ông Đỗ nghĩ rằng những quan niệm như thế đã kết thành sợi dây xích khóa chốt bánh xe lịch sử. Từ đó, ông Đỗ nhận định tiếp:

"Không có sự chối cãi rằng "cải tạo" và "thắt bao tử" là hai chính sách đã gây sức nén đối với lịch sử. Nhưng cũng không có sự chối cãi rằng sau sức nén là sức nổ.... Nhật Tiến chỉ thấy sức nén chứ không thấy sức nổ. Vì vậy Nhật Tiến chỉ biết luận về lịch sử chung quanh sức nén như một thái độ khiếp sợ và an thân... "

Phát xuất từ lòng tự ái của một người tự nguyện gắn mình vào hàng ngũ của chế độ Nguyễn Vãn Thiệu, vừa không muốn nhìn nhận một thực trạng mà ông nghĩ rằng xấu, vừa mang tâm lý cho rằng nếu thực trạng đó có xảy ra thì xem như bó tay và lực lượng chống Cộng chỉ giới hạn trong những người đã từng phục vụ chế độ Thiệu. Trong khi đó, Nhật Tiến không đặt mình trong một phía nào, muốn hướng tầm nhìn của mình xa hơn trong thời gian để tìm nguyên nhân, rộng hơn trong không gian để bao gom nửa phần tổ quốc đã bị bỏ quên và một phần khá lớn lực lượng dân tộc bị chia cách, nghi kỵ.

Sự kiện phần đông những người cải tạo trở về đều ôm mơ ước đoàn tụ với gia đình cũng như quần chúng Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản phải lo chạy vạy để có miếng cơm hàng ngày là một thực tế không thể phủ nhận. Phủ nhận thực tế này chẳng khác nào chê Cộng sản không biết tàn bạo, hoặc tàn bạo chưa đủ. Phải thừa nhận rằng, không riêng gì ở Việt Nam, mà tại hầu hết các nước Cộng Sản từ hơn 80 năm qua, sự tàn bạo kinh hoàng của Cộng sản trong chính sách tiêu diệt khả năng đề kháng của những người chống họ, đã có hiệu quả. Khi cần, như lịch sử đã được tiết lộ, Cộng sản đã giết hàng triệu người kể cả những người trước đây là đồng chí rường cột của họ. Nhưng nêu lên thực trạng như Nhật Tiến đã nêu, không phải để tạo thành sợi dây xích khóa chặt bánh xe lịch sử như ông Đỗ muốn kết án. Bởi lẽ bánh xe lịch sử không phải lăn theo những cánh tay yếu hay mạnh, cũng không phải lăn theo những bụng no hay đói, cũng không phải lăn theo những vũ khí thô sơ hay tối tân. Chế độ Nguyễn Văn Thiệu với số lượng quân nhân, công chức nhiều hơn số lượng nằm trong các trại cải tạo, lương thực đầy đủ, vũ khí tối tân, nhưng bánh xe lịch sử vẫn bị khóa chặt và chế độ của ông phải tan rã, tại sao ? Phải biết rằng bánh xe lịch sử, có lúc nhanh lúc chậm, nhưng chỉ lăn theo một con đường duy nhất: con đường của chính nghĩa. Khi nêu lên thực trạng đó, Nhật Tiến muốn đưa ra quan điểm của ông đối với công cuộc chống Cộng hiện nay, vũ lực hay bạo lực chưa đủ, chính nghĩa dân tộc mới là yếu tố tất thắng. Cũng như hầu hết các chế độ Cộng sản hiện nay, tuy họ thành công trong việc trấn áp những cuộc nổi dậy bên ngoài, nhưng họ đã không trấn áp được những đòi hỏi và ước mơ nhân bản cất lên từ trong lòng chế độ, từ trong lương tâm của chính họ.

Lý luận sức nén và sức nổ của ông Đỗ Thái Nhiên cũng chỉ đứng lại ở vũ lực và bạo lực. Và trên phương diện này thì Cộng sản là bực thầy. Câu nói đầu môi của những người Cộng sản mà Mác đã mớm cho họ là "Chỗ nào có đàn áp bất công. chỗ đó có cách mạng. "

Nhưng khi họ làm cách mạng xong, họ đàn áp và bất công hơn ai hết ! Do đó, vấn đề không phải ở chỗ nén và nổ cũng như không phải ở chỗ bất công và cách mạng. Vấn đề ở chỗ nổ như thế nào và cách mạng như thế nào. Nổ như một viên pháo để rồi tan xác pháo! Cách mạng như Cộng sản đã làm chỉ tạo thêm đàn áp và bất công! Đó là lý do những nhận thức của Nhật Tiến xoáy sâu vào ước mơ nhân bản của con người, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của chính nghĩa dân tộc. Đó cũng là điểm mà ông Đỗ Thái Nhiên không hiểu được trong những nhận thức của Nhật Tiến và từ đó, ông cho rằng Nhật Tiến "chỉ biết luận về lịch sử chung quanh sức nén như một thái độ khiếp sợ và an thân."

Đặt những phân tách của Nhật Tiến về thực trạng trên đây trong một khung cảnh thảo luận và mổ xẻ tình hình để biết rõ ta và cũng biết rõ kẻ thù giữa những người cùng chung lý tưởng và đang mơ ước làm cuộc giải phóng xóa bỏ chủ nghĩa và chế độ Cộng sản, chúng ta mới thấy hết được ý nghĩa và giá trị của nó. Dĩ nhiên trong khung cảnh này, chúng ta đừng chờ đợi những lời tâng bốc, ca ngợi để vừa thoa dịu nỗi đau đớn, vừa vuốt ve lòng tự ái của mình. Suốt mấy chục năm trong cuộc chiến chống Cộng, chính vì chỉ thích nghe những lời tâng bốc, ca ngợi như thế trong khi thực tế trái ngược hẳn lại nên cuối cùng thua cuộc và mất nước. Những điều mà chúng ta phải chờ đợi nghe, tuy chối tai và làm buốt thịt da, nhưng là những sự thực. Và chúng ta phải biết rút ra những bài học từ những sự thực đó thay vì tự ái. Chẳng hạn, không có gì phải tránh né và biện minh trước một thực tế rằng phần đông tù cải tạo được về đều mơ ước đoàn tụ với thân nhân ở nước ngoài, dù đó có thể được hiểu là một hình thức tháo chạy. Biết bao nhiêu điều đau đớn hơn, xót xa hơn, tủi nhục hơn đã xảy ra dưới chế độ của Nguyễn văn Thiệu và chúng ta cứ phải chấp nhận.

Hãy đọc lại Cuộc rút quân Cao nguyên của Phạm Huấn, "Việt Nam: Một trời tâm sự" của Nguyễn Chánh Thi, "Việt Nam máu lửa quê hương tôi" của Đỗ Mậu để thấy đau đớn, xót xa, tủi nhục như thế nào ? Nhưng chúng ta phải chấp nhận. Cũng như đã chấp nhận trong lịch sử Việt Nam có những Lê Long Đĩnh, Lê Chiêu Thống, Trần ích Tắc v..v... Cũng như chấp nhận có những trang sử đen tối 1000 năm nô lệ Tàu, ngót 100 năm nô lệ Tây... Chấp nhận để tránh đừng để xảy ra nữa trong tương lai.

Do đó, không có gì phải tránh né và tự ái trước một thực trạng như thế. Vả lại, xét về tình cảm, mơ ước đoàn tụ với thân nhân, bất kỳ ở đâu, là một thứ mơ ước đã tích lũy từ nhiều đời, trở thành một thứ thiếu hụt thường xuyên trong máu, trong hơi thở của con người Việt Nam phải chiu đựng phân ly, chia cách suốt gần bốn thế kỷ qua. (Chinh Phụ Ngâm Khúc của Đặng Trần Côn với bản dịch của Đoàn Thị Điểm đã chứa đựng sự mơ ước và thiếu hụt đó). Xét về lý trí, chính nghĩa của những cuộc chiến kéo dài triền miên từ thời Lê-Mạc, Trịnh-Nguyễn đến nay trừ cuộc chiến chống thực dân Pháp - đã không đủ mạnh, đủ chính đáng để lý trí nương tựa, nên khuynh hướng tất nhiên là mơ ước đoàn tụ để tìm về ẩn náu với mái ấm gia đình. Và như trên đã phân tích, đó cũng là một phản ứng tiêu cực trong tình trạng vô thức của một thứ tâm lý chán ngán chiến tranh vô nghĩa. Tránh né, phủ nhận, tự ái, không cảm thông tâm trạng của những người cải tạo trở về mơ ước đoàn tụ với gia đình, dù ở trong nưước hay ở ngoại quốc, là một hình thức thống trách họ. Nhưng chúng ta có đủ tư cách để thống trách họ không ? Tại sao chúng ta tìm cách thoát thân, tìm cách đoàn tụ gia đình, tìm cách sống một cuộc đời êm ấm, trong khi đó cứ muốn những người khác tiếp tục noi gương "tiếng bom Sa Điện của Phạm Hồng Thái”, tiếp tục đứng đầu sóng ngọn gió để giữ tròn tiết tháo trước kẻ thù ?

Do đó, vấn đề không phải là tháo chạy, không phải là mơ ước đoàn tụ gia đình. Vấn đề chính yếu nằm ở chỗ nhận thức được chính nghĩa dân tộc, nhận thức được con đường tập hợp lực lượng dân tộc. Được như thế, lúc bấy giờ, mọi người như được trở lại giòng sinh mệnh bất khuất trong lịch sử oai hùng của giống nòi. Và lúc bấy giờ, không những không còn ai đặt ra vấn đề tháo chạy, không còn ai mơ ước đoàn tụ gia đình mà mỗi người sẽ tự nguyện làm đúng những gì như tiền nhân chúng ta đã làm trong công cuộc dựng nưước và giữ nước trong mấy nghìn năm qua. Một Phan Thanh Giản không giữ được thành trước sức tấn công vũ bão của Pháp, liền viết sớ, trả ấn, hướng về phía Bắc vọng lạy vĩnh biệt vua và uống thuốc độc tự tử ! Một Võ Tánh sai người lấy rơm chất dưới lầu Bát giác, đổ thuốc súng vào để tự thiêu, một Ngô Tùng Châu uống thuốc độc tự tử khi cả hai thất bại trong việc giữ thành... Đó chính là sức mạnh của niềm tin và chính nghĩa.


Phần góp ý với ông Diệu Tần:

Những gì tôi đã cố gắng trình bày trên đây, theo thiển ý cũng đã đủ để góp ý với ông Diệu Tần. Bởi lẽ, cũng như ông Đỗ Thái Nhiên, ông Diệu Tần đã phê phán Nhật Tiến từ một chỗ đứng là chế độ Cộng Hòa của ông Nguyễn Văn Thiệu. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng cần có một vài bổ túc để làm sáng tỏ thêm những điểm mà tôi cho rằng ông Diệu Tần đã đọc sai.

Trong Thư ngỏ gửi nhà văn Nhật Tiến, ông Diệu Tần đã nhân danh độc giả để phê phán rằng Nhật Tiến luôn luôn nêu lên cái phi nhân, cái thành kiến, cái ngu dốt của phía quốc gia. Rồi ông dẫn chứng nhân vật Truờng trong truyện ngắn Cánh Cửa, với lời phê phán rằng Nhật Tiến đã "dựng một cựu sĩ quan pháo binh...có một nhãn quan hẹp hòi, ấu trĩ, ngu dốt". Và tiếp theo đó, là một đoạn trích dẫn (chữ nghiêng) mà người đọc cứ tưởng rằng ông Diệu Tần đã trích nguyên văn của Nhật Tiến: "ông Truờng chỉ biết rằng nước Việt Nam có lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 trở vào thôi, và nếu có kháng chiến phục quốc, chỉ cần đòi lại phần đất cũ đó mà thôi(?)

Sự thực đã hoàn toàn khác hẳn. Bối cảnh của đoạn văn mà ông Diệu Tần đã trích dẫn một cách sai lạc trên đây xảy ra khi Sủng, tên công an cộng sản, gốc miền Bắc trao đổi với Truờng, đang là tù cải tạo:

''Nghĩ cũng buồn cười đấy nhỉ. Mình cùng là người Việt Lam mà lói với nhau nắm khi không hiểu."

Câu nhận xét bất ngờ của Sủng, người mà trước đây Truờng đánh giá là ngu đần, chỉ là công cụ vô tri của chế độ, đã làm Truờng thật xúc động và suy nghĩ "Bao nhiêu ngày bị giam hãm ở đây, chưa bao giờ Truờng nhớ lại được ra rằng quê hương Việt từ ngàn xa vẫn trải dài từ Nam Quan cho đến Cà Mâu. Sự sụp đổ phũ phàng của đất nước đóng khung sự suy nghĩ của chàng vẫn ở cái thời điểm mà đất nước bị chia cắt. Bên này và bên kia. Bên này sụp đổ. Bên kia xâm lược chiến thắng. Ước mơ của chàng về sự giải phóng đất nước, nếu có thì chỉ là sự giải phóng một miền Nam, khôi phục lại vùng đất cũ chứ chưa bao giờ chàng nghĩ đến một dải giang sơn trải dài từ Bắc xuống Nam cùng chung sống trong một vận hội mới. Làm sao Truờng có thể hình dung ra được một sự chung sống như thế với nhân dân hai miền đầy dẫy những mâu thuẫn, khác biệt ? Nhưng ít ra đó cũng là một ước mơ, một nguyện vọng chính đáng phải thể hiện chứ. "
(truyện ngắn Cánh Cửa).

Tâm tư và nhận thức của Truờng như thế mà ông Diệu Tần cho là hẹp hòi, ấu trĩ, ngu dốt. Và nguyên văn một đoạn văn của Nhật Tiến như thế mà ông Diệu Tần trích dẫn chỉ còn lại mấy câu với ý nghĩa hoàn toàn sai lạc.

Có lẽ, ông Diệu Tần không biết rằng sự hiểu biết qua thực tế và sách vở là một chuyện, nhưng sự nhận thức qua gạn lọc của tâm lý là một chuyện khác. Ai cũng biết rằng Việt Nam chạy dài từ Nam Quan cho đến Cà Mâu, nhưng tâm lý hận thù, cách biệt do hoàn cảnh lịch sử tạo nên trong suốt cuộc chiến 30 năm khiến cho người ta nhiều khi không nhớ ra thực tế đó. Cũng như ai cũng biết rằng xuyên tạc và làm hại người khác là một điều xấu, chẳng nên làm. Nhưng trong một tình trạng tâm lý như thế nào đó, chúng ta đã quên đi và vẫn thản nhiên làm hại và xuyên tạc người khác mà dường như không cảm thấy một gợn sóng nhỏ nào khuấy động lương tâm của mình.

Thực ra, Truờng là một trong những nhân vật đắc ý nhất không những của tác giả Nhật Tiến mà còn của nhiều độc giả khác nữa. Truờng không hẹp hòi, ấu trĩ, ngu dốt như ông Diệu Tần nhận xét mà ngược lại là một nhân vật thể hiện tròn đầy tính nhân bản, trí thông minh, lòng độ lượng và ý thức dân tộc. Chính với những đặc tính này, Trường đã cải tạo được một người công an cộng sản ngay trong vòng rào của một trại cải tạo. Nhật Tiến đã cho câu truyện kết thúc với khung cảnh khi Sủng đến báo cho Truờng biết là anh ta đang bị gặp khó khăn: "các đồng chí nãnh đạo kết tội "em" hữu khuynh và truy kích em kịch niệt. Các đồng chí ấy lói rằng tưởng em có nhiệm vụ cải tạo Mỹ Ngụy, lào ngờ chính em bị Mỹ ngụy nàm cho chao đảo. Biện pháp áp dụng nà gửi em hoàn trả cho đơn vị gốc tùy lơi lày xử ný."

Và do đó, Sủng không thể chờ đợi được cái lược Truờng đang làm cho Sủng để tặng cô vợ sắp cưới mà trên cái lược đó sẽ có khắc một đôi ngựa với ý nghĩa mà Truờng đã nói với Sủng trước đây:

" Nhìn ngắm đôi ngựa này để biết thù ghét kiếp ngựa bị che mắt và chỉ tuân theo chỉ thị của làn roi….".

Truờng đã phải lấy cái lược của chàng vốn dự định tặng cho vợ trong lần thăm nuôi tới, trao cho Sủng và nói:

"Tôi tiếc là không làm nhanh hơn để trên cái lược có lời đề tặng của chú dành cho cô Linh và nhất là chẳng có một đôi ngựa."

Sủng mỉm cười trả lời:

"Chẳng có đôi ngựa trên nược thì em cũng đã ghi gói hình ảnh đó ở trong đầu. Em sẽ lói với Ninh về đôi ngựa ấy khi có dịp."

Chính với nhân vật Truờng và nội dung như thế của truyện ngắn Cánh Cửa mà Thi Vũ Võ Văn Ái của tạp chí Quê Mẹ ở Paris đánh giá là "một ý thức vượt Cộng... hé một lối ra, làm bước ngoặt cho thế chủ bại chuyển sang thế công hãm. "
(Tạp chí Quê Mẹ, Paris, số Xuân Mậu Thìn) .

Ông Diệu Tần còn dẫn chứng "ông Vinh một nhân vật vắng mặt trong truyện ngắn Những sự thực cần được nói ra của Nhật Tiến, kèm theo lời nhận xét của ông ngụ ý cho người đọc hiểu rằng Nhật Tiến đã tạo nên hình ảnh của một cựu viên chức hay cựu quân nhân miền Nam đã có một hành động rất ác độc, dã man, cả về tinh thần lẫn vật chất với vợ con còn kẹt lại bên nhà.

Bên cạnh thiện chí tự chế của ông Diệu Tần mà tôi đã trích dẫn ở phần sau, riêng ở điểm này, tôi nghĩ rằng phê phán như thế thì quá đáng ! Nó đã vượt qua giới hạn của sự đối thoại và tiến gần đến chủ tâm kích động tâm lý phẫn nộ của quần chúng. Dĩ nhiên, kích động được hay không và quần chúng có bị mắc mưu hay không là một chuyện khác. Nhưng điều tôi muốn làm sáng tỏ là sự thực đã không có gì đáng để gọi là " rất ác độc, dã man"!

Chuyện ông Vinh không liên lạc thư từ và gởi quà tiếp tế cho gia đình trong sáu tháng, thực ra không ai hiểu vì nguyên do nào. Tác giả cũng không cho biết. Có thể bị bệnh tật. Có thể bị tai nạn. Có thể ông bị mất job. Nhưng cứ giả sử theo như sự suy luận của vợ con ông bên nhà rằng: bởi vì ông biết vợ ông đang làm trong một hợp tác xã, đứa con trai ông vào đội thiếu niên tiền phong cổ quàng khăn đỏ, cô con gái lớn của ông sinh hoạt trong một ban văn nghệ nghiệp dư.. v..v... nên ông đã cắt đứt liên lạc thư từ và tiếp tế khiến gia đình túng quẫn. Ông thuộc loại người chống Cộng cực đoan. Với chi tiết chỉ bao nhiêu đó mà ông Diệu Tần có thể phê phán Nhật Tiến đã tạo nên hình ảnh của: "một cựu viên chức hay cựu quân nhân miền Nam đã có một hành động rất ác độc dã man, cả về tinh thần lẫn vật chất với vợ con còn kẹt lại bên nhà" !

Ông Diệu Tần cho rằng chuyện đó không thực tế. Ông Diệu Tần nghĩ như thế nào những lời kêu gọi, những cuộc xuống đường công khai trước đây của những ủy ban chống Cộng hô hào đừng gởi quà và tiền về cho thân nhân ở Việt Nam ? Ông Diệu Tần nghĩ rằng việc làm của họ không chính đáng và cũng ác độc, dã man ? Ông Diệu Tần thực sự không hiểu vì sao họ phải hô hào như thế chăng ? Nhưng mục đích chính của Nhật Tiến trong câu chuyện là trình bày những mâu thuẫn giữa tình và lý, giữa thế hệ trước và thế hệ sau, giữa bổn phận với gia đình và trách nhiệm với đất nước. Và chủ ý muốn đạt được của tác giả là xóa bỏ những thành kiến để không những ông Vinh và gia đình nối lại được sợi dây đã đứt mà tất cả mọi người đồng tâm nhất trí trong công cuộc xây dựng một quê hương mới không Cộng sản, không hận thù, không chia cách. Tôi nghĩ rằng có gì khác nhau chăng ?

***
Để kết luận, tôi nghĩ rằng, cùng với tất cả những gì đã được tạo dựng lên trong suốt một thế kỷ qua, đặc biệt trong cuộc chiến vừa qua, do hận thù, chia cách, chủ nghĩa, cực đoan, những lời phê phán của ông Đỗ, của ông Diệu Tần, của người viết bài này và có thể của nhiều người khác nữa cũng đều chảy trôi ra biển.

Chỉ còn lại duy nhất quyết tâm và nỗ lực xóa bỏ chủ nghĩa Cộng sản của tất cả mọi người. Với ý nghĩa đó, tôi mong đợi được tiếp tục đọc những bài viết khác trong tinh thần đối thoại để làm sáng tỏ quyết tâm và nỗ lực nói trên.


BÙI NGỌC ĐƯỜNG
(Tạp chí Văn Học xuất bản ở Nam Cali, số 39, tháng 4-1989)
(còn tiếp)

khieman
12-22-2013, 05:14 AM
(tiếp theo)



CHƯƠNG 13
Thời điểm : California năm 2007

Phong trào Nhân văn-Giai phẩm
và Giải thưởng Nhà nước: Nhìn dưới góc người đọc
Nhật Tiến

Tôi được biết tới bốn chữ Nhân văn-Giai phẩm ngay từ cuối thập niên 50, khi Mặt trận Bảo vệ Tự do Văn hoá cho phát hành cuốn Trăm hoa đua nở trên đất Bắc (Sài Gòn, 1959) của học giả Hoàng Văn Chí, người cũng là trưởng ban biên tập của Mặt trận này. Kể từ năm 1954, sau hơn bốn năm bị hoàn toàn xa lìa mọi thứ tin tức của miền Bắc, tác phẩm kể trên đã được hầu hết giới văn nghệ ở miền Nam đón nhận nồng nhiệt, hầu như ai cũng đọc, ai cũng có thể ghi gói một đôi điều có thể kể lại về biến cố văn học này. Hơn thế nữa, nhiều đoạn thơ, văn của văn nghệ sĩ miền Bắc tham gia phong trào này cũng đã được giới văn nghệ trẻ chúng tôi thời đó truyền tụng, nhắc nhở, và trong lòng mỗi người không khỏi dấy lên nỗi niềm ngậm ngùi, xót xa, có khi cả căm giận. Xin nhắc lại đây vài đoạn như những kỷ niệm sâu đậm của thế hệ chúng tôi vì mỗi khi tụ họp nhau bàn tán chuyện văn nghệ, đề tài phong trào Nhân văn-Giai phẩm thường hay được nhắc tới:

Làm sao cũng chẳng làm sao
Dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi,
Làm chi cũng chẳng làm chi
Dẫu có “việc gì” cũng chẳng làm sao
(Phan Khôi)

(Vào thời Nhân văn-Giai phẩm bị đàn áp, các văn nghệ sĩ mỗi sáng ra, cứ hỏi nhau: “tao có việc gì không?”, hiểu theo nghĩa “tao có bị gì không?”.)

Những kiếp người sống lâu trăm tuổi
Y như một cái bình vôi
Càng sống càng tồi
Càng sống càng bé lại.
(Lê Đạt)

Tôi ở phố Sinh Từ
Những ngày ấy bao nhiêu
thương xót
Tôi bước đi
không thấy phố
không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
Trền mầu cờ đỏ
(Trần Dần)

Người làm xiếc đi dây rất khó
Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn
Ði trọn đời trên con đường chân thật
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu
Tôi cũng muốn làm nhà văn chân thật
chân thật trọn đời
Ðường mật công danh không
làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá
(Phùng Quán)

Dưới mắt tôi, và có thể là với hầu hết anh chị em văn nghệ sĩ miền Nam ở thời điểm đầu thập niên 60, thì những tên tuổi Phan Khôi, Trần Dần, Phùng Quán, Lê Ðạt, Hoàng Cầm... đều là những người cầm bút hào hùng, dũng cảm, khi võ khí trong tay họ chỉ có tâm huyết và ngòi bút mà dám đứng lên đương đầu với cả một guồng máy đang ra sức tiến hành một chế độ toàn trị mệnh danh là “chuyên chính vô sản”.

Mấy chữ “chuyên chính vô sản” vào thời điểm ấy chưa gây đủ trong đầu óc tôi một ấn tượng sâu sắc nào. Nhưng kể từ sau năm 1975, khi có dịp tham gia sinh hoạt đời sống xã hội ở miền Nam, tôi mới thấy thấm thía những đoạn thơ văn mà mình đã có dịp đọc từ mười lăm năm trước đó. Thí dụ:

Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho Ðảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt..
(Tố Hữu)

Anh em ơi ! Quyết chung lòng
Ðấu tranh tiêu diệt tàn hung, tử thù
Ðịa hào, đối lập ra tro
Lưng chừng phản động đến giờ tan xương
Thắp đuốc cho sáng khắp đường
Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay
Lôi cổ bọn nó ra đây
Bắt quỳ gục xuống, đọa đầy chết thôi.
(Xuân Diệu)

Ðánh giá nội dung những bài thơ kiểu này, thật không có từ ngữ nào khác hơn là “sắt máu”. Cho nên, khi dũng cảm đứng lên giữa khung cảnh sặc mùi sắt máu như thế, những văn nghệ sĩ tham gia phong trào Nhân văn-Giai phẩm không thể không được coi là những anh hùng.

Rồi thời gian trôi qua hàng nhiều thập kỷ. Chế độ toàn trị ở Việt Nam cũng đã có nhiều thay đổi. Trong khung cảnh cả nước rũ bỏ thời kỳ bao cấp u mê, rị mọ để tiến vào nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN, thì dư âm của phong trào Nhân văn-Giai phẩm cứ ngày một mờ nhạt đi và tội ác do những tên tuổi như Trường Chinh, Tố Hữu, Xuân Diệu v.v... từng gây đau khổ, khốn cùng cho biết bao nhiêu gia đình văn nghệ sĩ mặc nhiên coi như xí xoá. Và những con người vì tự do cầm bút như Phan Khôi, Phùng Cung, Trần Dần, Phùng Quán, gần đây nhất là Nguyễn Hữu Ðang thì cứ theo nhau qua đời trong âm thầm, lặng lẽ.

Tình trạng như thế, nếu cứ kéo dài thì vẫn phải kể là Ðảng Cộng sản Việt Nam còn mắc với riêng văn nghệ sĩ miền Bắc và những độc giả của họ một món nợ. Ðó là món nợ tinh thần, thâm sâu và oan nghiệt vì đã vùi giập và triệt tiêu biết bao nhiêu tài hoa văn chương của đất nước.

Món nợ ấy ai đứng ra đòi, bao giờ đòi và đòi cách nào thì theo sự nổi trôi của vận nước, nó chỉ được mặc nhiên coi như xếp chung vào cùng danh sách những món nợ tinh thần khác, còn to lớn hơn, oan nghiệt hơn, liên hệ đến nhiều tầng lớp khác nhau của con người hơn.


***
Bất chợt, ngày 13 tháng Hai năm 2007 vừa qua, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ra quyết định tặng “Giải thưởng Nhà nước cho các tác giả có tác phẩm hay, công trình văn học nghệ thuật giá trị cao, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc”.

Bốn người thuộc nhóm Nhân văn-Giai phẩm nằm trong danh sách được giải là Trần Dần, Phùng Quán, Lê Ðạt và Hoàng Cầm. Hai ông Trần Dần và Phùng Quán thì đã mất, còn lại hai ông kia thì đều tỏ ra hoan hỉ nhận giải, trị giá một bằng khen và 60 triệu đồng tiền Việt.

Theo nguồn tin ngoài hành lang thì việc quyết định trao giải cho bốn người kể trên là một quyết định đơn phương của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết. Ông không thông qua sự bàn thảo của Bộ Chính trị và văn bản quyết định trao giải là một văn bản riêng biệt, tách rời. Ðiều này đúng hay sai, kể ra cũng khó kiểm chứng mà cũng chẳng cần thiết phải kiểm chứng vì đó là chuyện nội bộ của giới lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay. Vấn đề đáng nói là khi đem so sánh thái độ của giới cầm quyền đối với phong trào Nhân văn-Giai phẩm trong những giai đoạn khác nhau kể từ trước tới nay, thì ta thấy việc trao giải thưởng bây giờ là một bước tiến hơn hẳn.

Tiến hơn hẳn là vì “cấp độ ứng xử” đối với những nhân sự liên hệ tới NVGP đã ngày một được tha thứ hơn, bao dung hơn và nay thì sự bao dung đã lên tới đỉnh điểm. Tiến trình thay đổi này có thể liệt kê đại khái như sau: Trước tiên là đàn áp dữ dội, bắt bớ, tù đầy, cho đi lao động cải tạo; sau đó cho về nhưng không cho cầm bút trở lại; rồi tới mức trả lại hộ tịch Hội viên Hội Nhà văn, cung cấp công ăn việc làm hay cho lãnh lương hưu; và nay thì tới việc trao Giải thưởng Nhà nước cho bốn nhân vật tiêu biểu của phong trào này.

Tuy nhiên nhìn lại những giai đoạn trong tiến trình kể trên, thì kể từ lúc giới lãnh đạo quyết định thả cho các đương sự được trở về từ những nông trường lao động hay các nhà tù, cho đến khi tuyên bố trao giải, biến cố NVGP mặc nhiên bị nhấn chìm, không ai được phép công khai nhắc tới, dẫu rằng nó đã mang theo nhiều cuộc đời tan nát, nhiều dấu ấn bôi nhọ, sỉ nhục mà giấy trắng mực đen vẫn còn đó.

Lịch sử là một tập hợp của nhiều dữ kiện đã xẩy ra trong quá khứ. Nó đâu có phải mảnh giấy vô tri sẵn sàng để bị đem ra vo tròn, bóp méo.

Khi nhận tin được giải, nhà thơ Lê Ðạt đã tiết lộ với phóng viên VietNamNet rằng ông Ðỗ Chu (một thành viên của Hội đồng Giải thưởng chuyên ngành Văn học) có phát biểu rằng: “Có thể cho đây là lời xin lỗi của anh em đối với các anh.”

Có thực rằng việc trao giải này đã là một lời xin lỗi?

Ðiều này hoàn toàn không minh bạch vì nội dung của bản công bố trao giải không hề nhắc tới mấy chữ Nhân văn-Giai phẩm. Thậm chí trong tang lễ nhà văn hoá Nguyễn Hữu Ðang (10-2-2007), giữa lúc thân nhân, bạn bè đau thương tiễn biệt người quá cố đến nơi an nghỉ cuối cùng, thì đại diện của cơ quan văn hoá nhà nước vẫn còn nói trước linh cữu rằng: “mặc dù anh đã mắc phải sai lầm...”

Một hành động của đại diện cơ quan văn hoá nhà nước trong một đám tang như thế không những biểu lộ sự “thù dai” mà còn mang tính chất “vô văn hoá”.


***
Thế thì ý nghĩa của việc trao giải là “Chúng tôi xin lỗi các anh” hay là “Chúng tôi tha thứ lỗi lầm của các anh?”

Câu trả lời tùy theo quan điểm của mỗi cá nhân, nhưng những người đã nhắm mắt lìa đời, vốn từng mang khẩu khí như: “Ðường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi, sét nổ trên đầu không xô tôi ngã. Bút giấy tôi ai cướp giật đi. Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá“ thì việc trao giải này có làm cho họ được ngậm cười nơi chín suối chăng?

Ðó là ta chưa mở rộng thêm vấn đề “người cầm bút đối xử với chính người cầm bút”, ngoài sự đối xử của giới lãnh đạo với phong trào NVGP.

Nhờ nỗ lực bền bỉ của nhóm chủ trương mạng lưới toàn cầu talawas, mà hầu như toàn bộ hồ sơ về Nhân văn-Giai phẩm đã được phơi bầy ra ánh sáng. Người đọc vì thế có cơ hội nhìn sâu vào đủ mọi khía cạnh của vấn đề, trong đó một phần không thể bỏ qua là những bài viết của chính giới cầm bút đã ùa lên tố cáo, vu khống, mạt sát đồng nghiệp của mình. Xin tạm trích vài đoạn:

“Cũng như những loại vi trùng kinh niên quen chống đỡ với các loại thuốc sát hại chúng, bệnh cá nhân vô chính phủ trong con người Lê Ðạt ngày càng tinh vi, “khôn ngoan”, luôn tìm cách lẩn tránh hoặc ngụy trang dưới hình thức này hay hình thức nọ để lừa phỉnh mọi người. Dán một cái nhãn hiệu “yêu thương nhân dân, yêu thương giai cấp”, thơ văn của Lê Ðạt đã bộc lộ rõ rệt tư tưởng của một kẻ khinh quần chúng, muốn tỏ ra mình tài giỏi, có khả năng lãnh đạo quần chúng mà không được Ðảng tin dùng.” (Xuân Hoàng)

“Sự giảng dạy của Trần-Ðức-Thảo giống như một thứ thuốc phiện, nó làm giảm sút, thậm chí tiêu diệt nhuệ khí, nhiệt tình và lòng tin của nhiều sinh viên, phát triển cái “chất” hoài nghi trong con người cũ của một số sinh viên.” (Khắc Thành)

“Trần Dần đã nấp dưới chiêu bài “chống công thức”, “đi tìm cái mới”, chỉ huy cái bào thai Nhân văn-Giai phẩm trong quân đội, kéo bè kéo cánh đả kích lãnh đạo và tụ tập nhau đề ra cái gọi là “chính sách về văn nghệ trong quân đội”, công khai và trắng trợn đòi “văn nghệ phải độc lập với chính trị”, “trả quyền lãnh đạo văn nghệ cho văn nghệ sĩ”. (Huy Vân)

“Bọn thù địch của chế độ giật quả mìn phá hoại đầy hơi xú uế: Nhân văn số 1 ra đời, Dần khi đó vẫn còn ở bộ đội, gian ngoan lúc đầu còn làm ra vẻ đứng ngoài. Nhưng chính Dần đã thông qua bài “Con người Trần Dần” của Hoàng Cầm viết. Báo ra bị quần chúng phản đối. Biết khó khăn, trước số 2 Nhân văn, Dần bảo Lê Ðạt bằng một câu rất phản động: “Nhảy vào đi! Mày làm như Các Mác với Ba-lê công xã ấy (!)Biết là thất bại, cũng vào mà giảm bớt thất bại đi!”. Nhân văn ra số 3, Dần cùng vợ mang báo đi bán, coi như một “nghĩa cử”. Lúc này, thấy không cần ném đá giấu tay nữa, Dần ra mặt hoạt động, nhảy đến họp Nhân văn, nhảy đến nhà in chữa bài. Quần chúng ngày càng phẫn nộ. Biết Nhân văn sắp phải đóng cửa, Dần chủ trương “đánh vớt vài đòn”. Dần ném vào số 4 bài “Không có lý gì không tán thành trăm hoa đua nở” đòi Ðảng phải để cho bọn Dần được tự do đưa ra quần chúng những sáng tác chống Ðảng, chống chế độ, chống nhân dân. Và Dần ném vào số 6 giẫy chết một bản dịch về hội họa Ba Lan nhằm nói “Ðảng lãnh đạo nghệ thuật là đưa đến bế tắc nghệ thuật”. (Hữu Mai)

“Phan Khôi ăn lương thân sĩ, cơm rượu ngày hai bữa, làm “thơ luân lưu” chửi Ðảng, chửi chế độ. Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Ðạt cuộn khúc trong các tổ chức văn học, rèn một loạt “dao hai lưỡi”, nung nấu chí phục thù, khiêu khích, chia rẽ, đánh kéo những phần tử yếu bóng vía. Trong tình hình nghiêm trọng ấy, đáng nhẽ chúng ta phải nêu khẩu hiệu: “Quét sạch tư tưởng thù địch của nhóm Nhân văn-Giai phẩm” thì có người lại kêu gọi: “Sáng tác trước hết, sáng tác trên hết, lấy sáng tác mà đấu sáng tác. Ðảng nói: “Cách mạng vô sản phải do Liên Xô đứng đầu, lãnh đạo”. Họ nói: “Sùng bái, đầu óc nô lệ, ta theo con đường của ta”. Nhưng khi giai cấp tư sản phát ngôn: phải chiếu cố tư sản, phải để các xu hướng nghệ thuật tự do phát triển, không nên quá tin ở Liên Xô, thì nhất nhất họ đều khen: - đúng, hay, phải, ý kiến độc đáo! - Thế nghĩa là gì? Ðảng là một tập thể sáng suốt nhất bảo họ, họ không nghe, nhưng khi bọn tư sản là giai cấp phản động, thối nát (trên lý luận họ cũng biết như thế) bảo họ những điều rất nghịch tai thì họ tin ngay lập tức, không hoài nghi một chút nào. Chẳng qua cái tâm của họ vẫn là cái tâm tư sản.” (Nguyễn Khải)

“Một đồng chí văn nghệ sĩ Nam Bộ đã kể lại cho chúng tôi nghe câu chuyện sau đây. Một hôm, bọn Mỹ-Diệm đem báo Nhân văn ra dán ở một đầu phố Sài Gòn nhằm dụng ý để cho đồng bào miền Nam đọc, “biết tình hình Việt cộng ở miền Bắc đen tối như thế nào!”. Một chị đứng đọc hồi lâu rồi không giữ nổi căm giận, chị giơ tay xé tan tờ Nhân văn trước mặt chị. Một phát súng của một tên lính Mỹ-Diệm lập tức xuyên qua lưng chị, và chị đã gục xuống. Máu từ ngực chị đã thấm đỏ những trang báo Nhân văn. Ðồng chí kể xong, nói: “Tội ác ấy, đồng bào miền Nam không bao giờ quên được!”. (Từ Bích Hoàng)

Có thể nói, vào thời điểm ấy đã có cả một trận bão các bài viết mạ lỵ, vu khống, xuyên tạc, tố giác với công an mật vụ... nhắm vào những ngòi bút của NVGP. Giấy trắng mực đen còn đó. Ðộc giả theo dõi diễn tiến của phong trào này vì thế đã được nhồi nhét đủ thứ luận điệu, nhiều khi quái đản như đã trích ở trên..

Thế mà cả một đội ngũ những kẻ cầm bút xu thời như thế, hỏi có ai ngỏ lấy một lời ăn năn, tạ lỗi về những điều mình đã viết, ngoại trừ nhà văn Bửu Tiến tại Ðại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ IV (1990) họp tại Hà Nội đã can đảm công khai nói lên việc ông đã đánh lầm vào nhóm NVGP, để bây giờ mối ân hận vẫn đeo đẳng theo ông dù có mang xuống tuyền dài cũng chưa chắc gì nguôi.

Như vậy, vấn đề của NVGP chẳng những đòi hỏi giới lãnh đạo Đảng CSVN một lời xin lỗi công khai, minh bạch mà ngay đến cả những ai đã từng mạ lỵ, vu khống NVGP hiện nay vẫn còn đang sống thì cũng nên bầy tỏ thái độ của mình. Sự im lặng sau ngần ấy năm đằng đẵng vừa có thể khiến lương tâm các vị không dễ gì thanh thản mà hẳn còn bôi một vết nhơ lên sự nghiệp cầm bút của mỗi người. Xin nhớ cho rằng không ai có thể bôi xoá được lịch sử, nhất là trong lãnh vực văn chương.

Nói tóm lại, theo tôi, trong cương vị một người đọc vốn từng theo dõi những diễn tiến của phong trào NVGP, thì việc trao Giải thưởng Nhà nước cho một nhóm nhỏ của họ không thể là một công việc đơn giản, khi làm xong là ai nấy có thể hùa nhau xí xoá được hết.

Khi có tin mình được trao giải, hai ông Lê Ðạt và Hoàng Cầm đã hoan hỉ chấp nhận. Ðó là sự tự do chọn lựa của các ông. Ông Lê Ðạt cho rằng “đây là cử chỉ đẹp, cho dù là muộn, nhưng muộn còn hơn không.”

Còn ông Hoàng Cầm thì trả lời với phóng viên báo An ninh Thủ đô rằng: “Tôi buồn thương cho hai bạn Trần Dần và Phùng Quán mất đã lâu không được biết là mình được xem xét lại. Các anh mất đi mà vẫn buồn vì có cái oan chưa giải. Tôi thấy mình may mắn vì trời cho sống đến bây giờ và lại được trao cái giải thưởng này.”

Như thế, vốn mang cái tâm trạng “cái oan được giải”, ta có thể hiểu được tại sao các ông ấy vui mừng khi có tin mình được trao giải.

Nhưng với riêng tôi, ở cương vị là độc giả của các ông từ hơn nửa thế kỷ đã qua, tôi lại thấy tiếc cho hai ông về một điều:

Cho đến cuối đời, các ông có một dịp ngàn vàng để nói thay cho nhiều người bị bách hại, vốn ngày xưa đã có cùng chí hướng với các ông về cuộc đấu tranh cho tự do cầm bút. Phải chi các ông tuyên bố được rằng: “Sẵn sàng nhận Giải với điều kiện Ðảng CSVN minh bạch công nhận đã sai lầm trong công cuộc đàn áp phong trào Nhân văn-Giai phẩm.”

Nói được như thế, tên tuổi của các ông lại thêm một lần nữa chói sáng trong lòng độc giả và bộ mặt của Nhân văn-Giai phẩm cũng không bị cái Giải ấy làm cho lu mờ đi.

NHẬT TIẾN
California ngày 4-3-2007


(còn tiếp)

khieman
12-22-2013, 05:37 AM
(tiếp theo)

CHƯƠNG 14
Thời điểm : California năm 2003

TRÒ CHUYỆN VỚI TRẦN VĂN THUỶ
Tại tư gia Nhật Tiến ở California
ngày 22-1-2003

NT: Gớm nhỉ. Anh làm tôi ngạc nhiên, vì trong đầu óc của tôi, từ cả chục năm nay, tôi cứ hình dung ra anh là một nhà nghệ sĩ với đầu tóc bạc phơ. Nay lần đầu tiên gặp anh, tôi thấy anh trẻ trung, nhanh nhẹn ngoài sự tưởng tượng.

TVT: Anh đoán tôi năm nay bao nhiêu ?

NT: Dưới 50, khoảng 45 là nhiều.

TVT: Cám ơn anh, mới gặp anh, anh đã làm tôi thấy yêu đời hơn. Anh cư ngụ ở quận Cam này đã lâu chưa ?

NT: Từ năm 1981, tính ra cũng đã hơn 20 năm rồi.

TVT: Thế thì hẳn anh gắn bó với nơi chốn này lắm nhỉ?

NT : Vậy mà không đấy. Về mặt tâm cảm, tôi chưa bao giờ nhận nơi này làm quê hương. Nói một cách cụ thể : tôi biết ơn nước Mỹ đã cưu mang toàn bộ dân tỵ nạn kể từ sau tháng 4 năm 1975, đã đem lại cho gia đình tôi đầy đủ cơ hội để an cư lạc nghiệp. Nhưng nhìn lại cuộc chiến vừa qua, tôi vẫn thấy ám ảnh về sự bất hạnh đã áp đặt lên số phận dân tộc mình, kể cả miền Nam lẫn miền Bắc. Nỗi ám ảnh này đã khiến cho tôi cảm thấy mình luôn luôn là kẻ lưu vong, trên xứ Mỹ cũng như ngay cả trên quê hương của mình.

TVT : Từ năm 1990, nghe nói anh vẫn có dịp thường về thăm quê nhà.

NT: Vâng, thường thì cứ 1 hay 2 năm tôi lại về VN một lần, và đã đi từ Bắc xuống Nam.

TVT: Điều gì đã khiến cho anh cảm thấy mình bị lưu vong ngay cả trên quê hương của mình ?

NT: Cảm giác xa lạ, sự không thể hoà nhập được vào đám đông ở chung quanh mình và cái bầu không khí sinh hoạt văn hóa nói chung, văn học nghệ thuật cũng như báo chí nói riêng, vẫn bao trùm một niềm kiêu hãnh rằng “ dân tộc ta anh hùng, đã đánh cho Mỹ cút, cho Ngụy nhào”, là một người xuất thân từ miền Nam trước đây, làm sao tôi có thể hoà nhập được. Tuy nhiên cũng phải nói thêm là những nhận thức này tôi chỉ cảm thấy khi ra tiếp xúc với xã hội bên ngoài, còn ở chỗ riêng tư trong gia đình hay trong vòng thân mật giữa các bạn bè, dù ở bất cứ nơi đâu , Hà Nội hay Sài Gòn, tôi đều thấy chan hoà một tình cảm thân yêu, gắn bó.

TVT: Vậy cuộc chiến vừa qua, dưới cái nhìn của anh bây giờ, nó ra sao ?

NT: Điều bất hạnh cho dân tộc ta là những người đã hy sinh trong cuộc chiến vừa qua đều đã mang nhận thức là mình đã hy sinh cho chính nghĩa. Chống Mỹ xâm lược là chính nghĩa mà những anh bộ đội đã theo đuổi. Bảo vệ miền Nam tự do là chính nghĩa mà những chiến sĩ VNCH đã sẵn sàng đổ máu. Sự hy sinh của tất cả đều mang một ý nghĩa chính đáng, nhưng rút cục cuộc chiến chỉ là một sự tương tàn khủng khiếp mà thủ phạm là những tay sai của ngoại bang ở cả hai phía.

TVT: Có bao nhiêu người chia sẻ với anh ý nghĩ này ?

NT: Tôi chưa bao giờ làm một cuộc thăm dò hay thống kê. Tuy nhiên, nếu không thoát ra khỏi cái vị trí bên này hay bên kia để đứng trên bình diện dân tộc mà nhìn lại cuộc chiến thì chẳng có ai, dù ở phía nào, lại chia sẻ những nhận định ấy của tôi cả.

TVT: Vậy hẳn chủ trương hoà giải và hoà hợp mà hình như anh đã theo đuổi từ lâu, cũng nằm trong cái tâm thức hướng về dân tộc ấy ?

NT : Đúng vậy! Tôi chưa và cũng chẳng bao giờ lại chủ trương hoà giải, hoà hợp với độc tài hay bạo lực. Ý thức dân tộc dĩ nhiên bao gồm cả hai miền Bắc Nam, vượt lên trên thành kiến và quá khứ chính trị, có một tình cảm chung là biết cảm thông, biết thổn thức, biết thương yêu và xót xa trên những đổ vỡ đau thương của dân tộc, và dĩ nhiên biết cả sự căm phẫn về những thế lực phân hoá, chia rẽ và làm trì trệ dưới mọi hình thức, con đường tiến hoá của dân tộc. Sau bao nhiêu năm tang thương của cuộc chiến, với chất ngất hận thù giữa bên này với bên kia, con đường hoà hợp hoà giải dân tộc là sinh lộ duy nhất để đem quê hương ra khỏi tình trạng mất tự do dân chủ, nghèo nàn, chậm tiến và tràn lan tệ nạn tham nhũng và bất công như hiện nay.

TVT: Trên tiến tình hoà hợp, hoà giải đó, anh nghĩ sao về những khuynh hướng cứng dắn trong cộng đồng V N ở hải ngoại đại để như những chủ trương không du lịch về VN, không gửi tiền về trợ giúp thân nhân cũng như các công tác từ thiện ở VN, không tiêu thụ những sản phẩm sản xuất từ trong nước, và riêng trong lãnh vực nghệ thuật, tẩy chay những ca sĩ từ trong nước ra bên ngoài trình diễn ?

NT: Tôi cảm thông tâm trạng của những con người còn duy trì những chủ trương cứng dắn đó, nhưng con đường cứu nước của họ chỉ là một thứ đường mòn vô dụng không đem lại một lợi ích nào cho dân tộc nếu không muốn nói là lại còn làm cản trở bước tiến của dân tộc. Tôi thường nghe rất nhiều lần người ta nhân danh quyền lợi của trên 80 triệu đồng bào ở trong nước để phát động những cuộc đấu tranh theo kiểu như trên, nhưng hầu như họ chẳng hiểu gì về tâm tư hay nguyện vọng đồng bào ở quê nhà. Ổn định và phát triển, theo tôi nghĩ, đó là khuynh hướng chung của thành phần đa số của dân tộc trong hoàn cảnh hiện nay. Dĩ nhiên, ổn định không có nghĩa là cam chịu làm tôi tớ cho giai cấp cầm quyền và làm nô lệ cho đám tư bản ngoại quốc mà hành vi của nhiều tên trong đám này đã chà đạp lên nhân phẩm cũng như danh dự của dân tộc một cách công khai mà chưa hề bị trừng trị đích đáng. Nếu hiểu sự ổn định trong ý nghĩa của sự cam chịu nhục nhã đó thì làm sao có thể phát triển được.

TVT: Là một thành viên của cộng đồng VN ở hải ngoại, anh vận dụng quan điểm chính trị ấy của anh bằng những phương cách nào? Hiệu quả ra sao?

NT: Là một người cầm bút, tôi chỉ có thể trình bầy những suy nghĩ của tôi qua con đường sáng tác văn chương hay một số bài phát biểu mỗi khi có dịp. Vào thời điểm cách đây 10 hay 15 năm, thì những suy nghĩ chính trị của tôi như vừa kể trên phải kể là quá sớm và do đó tôi đã phải nhận lãnh nhiều hệ quả. Tuy nhiên, nhìn vào sinh hoạt của đa số thầm lặng trong cộng đồng VN ở hải ngoại, tôi thấy là những suy nghĩ của mình đã dần dà được chia sẻ. Từ nhiều năm qua, du lịch về VN không còn là một điều phải giấu giếm, các nhóm thiện nguyện đem tiền bạc và kỹ thuật về làm công tác từ thiện ở trong nước ngày càng nhiều, việc các báo Việt ngữ loan lại tin tức VN trích từ các báo trong nước, ngay cả những tin tốt lành, không còn là điều cấm kỵ hay phải tránh né, và đặc biệt, cứ nhìn vào ngân khoản trợ giúp thân nhân của Việt kiều hải ngoại gửi về mỗi năm lên tới hàng 2,3 tỉ đô la thì đủ thấy người Việt hải ngoại gắn bó thế nào với quê hương, đất nước, đồng bào, quá khứ chính trị không còn là một vấn nạn nặng nề trên tâm thức của nhiều người nữa. Tôi hiểu rằng, con đường ổn định và phát triển là con đường ngày càng được nhiều người ở cả trong và ngoài nước chấp nhận.

TVT: Định cư ở Mỹ , anh sinh sống bằng nghề chuyên môn hay việc cầm bút ?

NT: Nghề chuyên môn chứ ! Viết văn làm sao nuôi sống nổi riêng bản thân chứ chưa nói gì tới gia đình. Một cách cụ thể để anh thấy rõ vấn đề, là trong hơn 20 năm ở Mỹ, tôi viết được khoảng gần 40 truyện ngắn và những truyện này đã được in trên nhiều báo chí Việt ngữ ở Âu, Mỹ, Úc. Canada nhưng tiền nhuận bút tổng cộng nhận được không quá 1 ngàn đô la. Nói nhuận bút thì không đúng, thật ra đó chỉ là tiền hỗ trợ của anh em bạn bè làm báo đã gửi cho trong những bước khó khăn lúc đầu. Sau này, khi đã ổn định đời sống rồi thì viết lách đối với tôi chỉ là một nhu cầu để giải tỏa những suy nghĩ bức xúc của mình thôi.

TVT : Theo anh thì những yếu tố nào góp phần vào sự thành công của một người định cư ở Mỹ ?

NT: Nếu hiểu sự thành công ở một mức tương đối, thông thường thì theo tôi có 3 yếu tố góp phần: Một là sự hỗ trợ hiểu theo ý nghĩa tinh thần của các thành viên trong gia đình, hai là sự cần mẫn, kiên trì của mỗi cá nhân và ba là sự trợ giúp hào phóng của nhân dân Mỹ trong tiến trình lập nghiệp của mỗi cá nhân đó.

TVT: Trở ngại hay khó khăn nhất khi sinh sống ở Mỹ theo ý anh là gì?

NT: Dĩ nhiên là Anh ngữ rồi! Theo kinh nghiệm của tôi, khó khăn nhất là Nghe, rồi đến Nói, rồi đến Viết, sau cùng dễ hơn cả là Đọc. Ở cái tuổi của tôi, tai đã chẳng thính, lưỡi đã ngay đờ...làm gì mà không gặp khó khăn. Tuy nhiên, cứ cần mẫn và kiên trì thì rồi đâu cũng vào đó cả.

TVT: Nghe nói anh cũng vừa cho xuất bản một cuốn sách do chính anh dịch từ Anh ngữ?

NT: Đó là cuốn Thân Phận Dư Thừa dịch nguyên văn từ cuốn The Unwanted của Kiên Nguyễn, người rời VN theo diện con lai năm 14 tuổi và bây giờ vừa là nha sĩ vừa là nhà văn. Kiên Nguyễn đã vừa ra tác phẩm thứ hai, cuốn The Tapestries, và cuốn này cũng rất thành công.

TVT: Theo anh thì yếu tố nào khiến cho giới độc giả người Mỹ chú ý đến tác phẩm của Kiên Nguyễn ngay từ cuốn đầu tay ?

NT: Vấn đề con lai ! Đây là một đề tài tương đối mới mẻ và độc giả người Mỹ muốn biết số phận của những con lai bị bỏ lại Việt Nam sau cuộc chiến sẽ ra sao. Cuốn hồi ký của Kiên Nguyễn đã diễn tả số phận của chính anh và qua đó số phận của hơn 50 ngàn đứa con lai khác. Đấy là một thảm kịch mà ít có người cầm bút nào có đủ thẩm quyền như Kiên Nguyễn để viết lại.

TVT : Ở Mỹ, người cầm bút có đủ tự do để viết tất cả những gì mình muốn viết chứ ?

NT: Về đại thể thì ai cũng cho là như thế, nhưng thu hẹp vào những cộng đồng nhỏ nhoi thì vấn đề có khác, nhất là cái cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại vốn đã từng có nhiều năm chất ngất hận thù đến độ không chấp nhận một sự suy tư nào khác hơn là sự suy tư đã đông đá trong đầu óc của họ.

TVT: Nhưng giới trẻ trong cộng đồng thì phải khác chứ, họ không bị ràng buộc gì với quá khứ và đa số, tại thời điểm năm 2003 này, nhiều thành phần trẻ không hề biết cuộc chiến ở Việt Nam là cái gì.

NT: Đồng ý là như thế, nhưng họ vẫn được dạy dỗ để tiếp tục nuôi dưỡng hận thù. Phong trào tuổi trẻ “Nối bước cha anh" là một ví dụ cụ thể. Kiến thức về Cộng Sản VN đối với họ là kiến thức của những thập niên từ 50 đến 80 do cha ông truyền lại. Thì cũng như tuổi trẻ ở Việt Nam bây giờ, họ luôn luôn bị nhồi nhét để biết ơn Đảng lãnh đạo đã đánh cho Mỹ cút, cho Nguỵ nhào. Ít có tuổi trẻ nào nhận thức được ra rằng để thay thế cái xã hội vốn đã bị lật nhào ấy, lại sản sinh ra một xã hội y hệt như thế mà mức độ đồi truỵ còn tăng lên gấp bội phần. Thế thì xương máu của các bậc đi trước đã đổ xuống quê hương có phải là một sự uổng phí đến kinh hoàng không?

TVT: Vậy anh trông mong gì ở giới trẻ, cả trong lẫn ngoài nước?

NT: Tôi kỳ vọng ở nơi tuổi trẻ một tấm lòng trong sáng, thẳng băng không nhuốm chút hận thù để biết làm một cái vươn vai lớn mạnh có tính cách Phù Đổng. Vươn vai để giã từ mọi hệ lụy, ràng buộc trong quá khứ mà nhìn thẳng vào những nhu cầu khẩn thiết của quốc gia dân tộc. Vươn vai để biết rũ bỏ tinh thần ỷ lại chỉ biết cậy trông vào sức mạnh của cường quốc để cầu xin giải quyết vấn đề của chính quốc gia mình, dân tộc mình. Họ cũng phải biết nhận thức rằng quê hương còn rất nhiều vấn đề cần đến sự tiếp tay của tất cả mọi phía: Dân trí chậm tiến, phẩm chất đạo đức cá nhân suy đồi, tệ đoan và bất công xã hội gia tăng nặng nề, sinh mệnh, đất đai của dân tộc như chỉ mành treo chuông trước mộng bá quyền của phương Bắc.. v.v...

Chỉ có sự khơi mạch yêu thương và hóa giải hận thù để tập hợp được hết sức mạnh của toàn dân cả trong lẫn ngoài nước thì mới mong từng bước làm cho những vấn đề khẩn thiết của quê hương có cơ hội giải quyết. Nói tóm lại là, một thiên niên kỷ mới đã bắt đầu. Con người Việt Nam hơn hai mươi lăm năm sau cuộc chiến cũng phải thay đổi não trạng để góp phần vào công cuộc phục hưng thực sự cho xứ sở.

TVT: Anh có cho phép tôi đưa những cuộc đàm thoại kiểu như thế này vào một cuốn sách sẽ in không ?

NT: Những gì tôi đã nói ra, tôi không bao giờ ngại ngần là nó sẽ bị phổ biến thành công khai, dù ở bất cứ nơi nào. Đó là một sự trung thực tối thiểu cần có ở nơi người cầm bút. Nhưng rồi cuốn sách ấy sẽ lấy tên là gì?

TVT: Tôi chưa có sự chọn lựa dứt khoát, nhưng đại để là "Nỗi buồn nhược tiểu” chẳng hạn!

NT: Tôi hoàn toàn không thích cái tựa đề này.

TVT: Sao vậy ?

NT: Tôi ghét hai chữ “nhược tiểu”, không phải bây giờ mà từ lâu rồi, ngay cả trong sinh hoạt văn học nghệ thuật ở miền Nam trước đây. Nào là nước mắt nhược tiểu, thân phận nhược tiểu, nỗi buồn nhược tiểu v.v... nghe sao mà nó tràn đầy tự ti mặc cảm và mang tính chất chưa đấu tranh mà đã chấp nhận thua thiệt về mình. Một dân tộc cứ ôm lấy suốt đời cái mặc cảm nhược tiểu như thế thì không bao giờ ngóc đầu lên được.

TVT: Vậy thì tôi sẽ tìm một cái tên khác hàm súc hơn, ấm áp hơn, thí dụ “ Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ”, “Tổ quốc nhìn từ xa”, “ Đi về nơi hoang dã”, “Những thiên đường mù”. Đùa vui tí thôi, nhưng tóm lại là không có "Nỗi buồn nhược tiểu" nữa nhé ! Cám ơn anh về cuộc trò chuyện này. Chúc anh viết đều đều và về Việt Nam dài dài.

Một ngày sương mù dầy đặc ở California,
tháng 1 năm 2003
TRẦN VĂN THỦY

(còn tiếp)

khieman
12-22-2013, 05:59 AM
(tiếp theo)


Ý kiến của Nhà văn Phan Nhật Nam :

"Chúng ta có thể bàn qua người bạn kế tiếp,
Huynh Trưởng Hướng Đạo Sinh - Nhà Văn Nhật Tiến."

Mạnh mẽ, rõ ràng hơn thái độ còn đôi chút ngập ngừng do “chưa” đi hết biển..” của Nguyễn Mộng Giác, sau câu hỏi ẩn ý thăm dò (kèm thoáng mỉa mai- pnn) của Trần Văn Thủy (“Thế thì anh hẳn gắn bó với nơi chốn nầy (đất Mỹ) lắm nhỉ?”), Nhật Tiến xác nhận:

“Vậy mà không đấy. Về mặt tâm cảm, tôi chưa nhận nơi nầy làm quê hương. Nói một cách cụ thể: Tôi biết ơn nước Mỹ đã cưu mang toàn bộ dân tỵ nạn kể từ sau tháng 4 năm 1975, đã đem lại cho gia đình tôi đầy đủ cơ hội an cư lạc nghiệp. Nhưng nhìn lại cuộc chiến vừa qua, tôi vẫn thấy ám ảnh về sự bất hạnh đã áp đặt lên số phận dân tộc mình..”
(TVT sđd, trg 68)

Với trả lời như trên của Nhật Tiến, Trần Văn Thủy rất nhanh nhạy “đạo diễn” ngay để có một câu hỏi khác theo mẫu mực “chống Mỹ cứu nước”:

“Từ năm 1990, nghe nói anh vẫn có dịp thường về thăm quê nhà"
(Bạn đọc lưu ý, về thăm “quê nhà” chứ không phải cụm từ thông thường “về Việt Nam” khi trò chuyện - pnn)”
(TVT sđd, trg 68).

Nhưng không như Trần Văn Thủy “hy vọng”, Huynh Trưởng Hướng Đạo - Nhà văn Nhật Tiến định giá “đất Mỹ” và “quê nhà” cùng một lần với chân thật và chính xác:

“Nỗi ám ảnh (về sự bất hạnh) này đã khiến cho tôi cảm thấy luôn luôn là kẻ lưu vong, trên xứ Mỹ cũng như ngay trên cả quê hương mình..”
(TVT sđd, trg 68)

Đạo diễn Trần Văn Thủy hỏi:

“Điều gì đã khiến cho anh (NT) cảm thấy mình bị lưu vong ngay cả trên quê hương mình?”
(TVT sđd, trg 68).

Và đây là câu (thật) trả lời:

“Cảm giác xa lạ, sự không thể hòa nhập được vào đám đông ở chung quanh mình và cái bầu không khí sinh hoạt văn hóa nói chung, văn học nghệ thuật cũng như báo chí nói riêng, vẫn bao trùm một nền kiêu hãnh rằng: “dân tộc ta anh hùng, đã đánh cho Mỹ cút, cho Ngụy nhào”. Là một người xuất thân từ Miền Nam trước đây làm sao tôi có thể hòa nhập được..?”
(TVT sđd, trg 68)

Trần Văn Thủy hỏi tiếp (về cái “key” mà người Miền Nam thường tránh né (theo ý của người Miền Bắc) là do “mặc cảm thua trận”, như đã có người nói cùng học giả Nguyễn Hiến Lê):

“Vậy cuộc chiến đã lùi xa, dưới cái nhìn của anh bây giờ, nó ra sao?”
(TVT sđd, trg 69);

hoặc vấn đề gây “đụng chạm” hơn:

“Với anh (NT), tôi không ngại luận bàn những vấn đề chính trị tuy đã cũ nhưng cảm nhận của tôi có đôi chỗ khác anh. Nếu những người bộ đội, những người lính tham gia chiến tranh mà tới nay vẫn thực sự ý thức là họ hy sinh cho chính nghĩa, thì quả là điều đáng mừng. Nhưng tôi nghĩ, đối diện với cuộc sống hiện nay, tâm trạng thực trong cuộc đời thực, số đông không hoàn toàn như thế. Còn những người đã nằm xuống, tức là những người đã hy sinh như anh nói, chúng ta chẳng thể biết chính xác họ nghĩ gì khi xung trận”
(TVT sđd, trg 69)

Nhật Tiến không tránh né nhưng vào thẳng vấn đề trên một cách tự tin (cách của người tin vào Tính Thiện, Sự Thật):

“Dĩ nhiên tôi không có thẩm quyền để phát biểu về tư duy của bộ đội miền Bắc trước 1975, nhưng nếu nói về những người lính VNCH đã nằm xuống, đã hy sinh mà bảo rằng chúng tôi chẳng biết chính xác về họ nghĩ gì khi xông trận thì không thể chấp nhận được. Đành rằng quân đội nào thì cũng có những mặt trái của nó như lính nhát gan, lính cướp bóc, lính đào ngũ.. nhưng với quân đội miền Nam, đó không phải là tính chất tiêu biểu..”
(TVT sđd, trg 69-70)

Câu trả lời của Nhật Tiến đã đề cập rất đầy đủ, không chỉ riêng đối với người lính, chiến tranh, mà phê phán đến cái gọi là “tinh thần dân tộc” của cả hai phe cầm quyền nơi miền Nam, lẫn miền Bắc thường nại ra để làm cớ sự giải thích cho lần tranh quyền, đoạt lợi của họ. Nhưng bởi anh không thuộc giới chuyên nghiệp quân sự nên tôi có thể bổ sung thêm những chi tiết:

“Vâng, thưa ông đạo diễn Trần Văn Thủy, quân đội miền Nam có đủ tất cả những khuyết điểm (mà bất cứ tập thể quân đội nào trên thế gian nầy đều mắc phải - và cụ thể với lần thất trận vào năm 1975 - nên những khuyết điểm nầy đã trở nên hiện thực). Nhưng đấy là một quân đội gồm nhiều Người Lính Khắc Kỷ Hy Sinh và Cao Thượng Chịu Đựng hơn bất cứ người lính nào đã có mặt trong tập thể quân đội của các cộng đồng dân tộc trên thế giới - Và họ gánh chịu nỗi bất công uất hận nầy một cách có ý thức - Ý thức về Trách Nhiệm-Nghĩa Vụ với lòng Tận Tụy-Hy Sinh. Nếu ông được chứng kiến cả một thế hệ thanh niên Miền Nam (phần lớn là sinh viên của các phân khoa đại học chuyên nghiệp, đang được miễn dịch vì lý do học vấn) thay vì đến giảng đường, đã leo lên dãy GMC đậu dọc dài theo đường Lê Văn Duyệt (nay là Cách Mạng Tháng 8, Sài Gòn) đến tận Ngã Sáu (Quân Vụ Thị Trấn) để đi lên trại Nhập Ngũ Quang Trung trong thời kỳ xẩy ra trận chiến Mùa Hè 1972.”

Với trình bày nầy có thể Trần Văn Thủy bảo chúng tôi đã “hư cấu và cường điệu” về sự kiện tuổi trẻ miền Nam “ý thức chọn nghĩa vụ người lính”, vậy tôi xin nhắc lại trường hợp điển hình: Phạm Huy Phong (con trai còn lại độc nhất của Ông Phạm Văn Bính, cựu Tổng Trưởng Thanh Niên, Thủ Hiến Bắc Việt, nội các Bảo Đại, 1949-52). Vốn đang là sinh viên cao học ở Sorbone, Pháp, Phong tự nguyện về nước nhập học Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức; đậu thủ khoa khóa sĩ quan, buổi mãn khóa có đủ hàng chục đơn vị thuộc tất cả các quân binh chủng để chọn lựa - Nhưng Chuẩn Úy Phạm Huy Phong đã tình nguyện về Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù, và tử trận tại mặt trận Quảng Trị, Vùng I Chiến Thuật nơi đối diện với miền Bắc qua tuyến lửa phi quân sự. Tôi có thể kể ra danh tính hằng trăm, hàng ngàn người tuổi trẻ rất có ý thức để sống-chết với Quê Hương Miền Nam - Không nơi đâu xa, chỉ với đơn vị của chúng tôi - với mỗi Người Lính Nhảy Dù QLVNCH. Chúng tôi mong được lắng nghe về một trường hợp tương tự như của Phạm Huy Phong trong số đông những con em thuộc gia đình quan chức cộng sản ở Hà Nội. Hãy kể cho chúng tôi nghe tên về một người tuổi trẻ con của các quan chức lớn của Đảng Cộng Sản tình nguyện đi B (mặt trận Miền Nam), hay sau này khi phải đánh nhau với hai nước Cộng Sản láng giềng Trung Quốc và Cao Miên. Chỉ cần một người thôi.

Trước khi từ giã người trung trực Nhật Tiến, chúng tôi nhận thấy cần đề cập đến một thái độ không mấy “fair play” của Trần Văn Thủy (để tiếp mở đầu cho phần tới). Đấy là, Trần Văn Thủy không bỏ lỡ một cơ hội nào để mở lối “tấn công chính trị (!)”, điển hình với cách đặt vấn đề: “Rõ ràng hòa hợp, hòa giải là cần, là “sinh lộ” cho dân tộc ta như anh (NT) nói, nhưng tôi không nghĩ nó là thần dược chữa bách bệnh như mất dân chủ, nghèo nàn, chậm tiến.. (rồi bỗng dưng chuyển qua).. Anh (NT) nghĩ sao về những “khuynh hướng cực đoan” trong cộng đồng VN ở hải ngoại như những chủ trương không du lịch về VN, không gởi tiền về trợ giúp thân nhân, cũng như các công tác từ thiện...”
(TVT sđd, trg 71-72).

Hai vấn đề (“Mất dân chủ ở trong nước” và “Khuynh hướng cực đoan trong cộng đồng người Việt - Không chịu về VN du lịch”) hoàn toàn không liên hệ gì với nhau cả. Mất dân chủ là do cơ cấu “Đảng lãnh đạo-Nhà nước quản lý-Nhân dân làm chủ”, còn “khuynh hướng cực đoan không muốn du lịch về VN” là của riêng những ông, bà nào đấy muốn “biểu diễn lập trường” với chính họ, hoặc vì một lý do nào khác, cụ thể như tự bản thân cá nhân - không thích thấy những ông công an hậm họe nơi phi trường. Những người có “khuynh hướng cực đoan” ấy không hù dọa, trấn áp được ai - kể cả những người thân cận trong gia đình (ngoại trừ những đứa nhỏ vị thành niên không được phép đi xa một mình, hoặc không đủ tiền mua vé máy bay). Thế nên đã có kết quả như lời Nhật Tiến rành rọt kể ra:

“Từ nhiều năm qua.. Tôi thấy du lịch về VN không còn là một điều phải giấu diếm (Ai giấu ai? Để làm gì? Tại sao phải giấu? pnn); các nhóm thiện nguyện đem tiền bạc và kỹ thuật về làm công tác từ thiện trong nước càng ngày càng nhiều.. Việt kiều hải ngoại gủi về mỗi năm lên tới hàng 2,3 tỷ đô-la thì đủ thấy người Việt hải ngoại gắn bó thế nào với quê hương, đất nước..”
(TVT sđd, trg 73)
(ngưng trích)

***

HÀNH TRÌNH CHỮ NGHĨA
Tư liệu văn học của
NHẬT TIẾN

(TRỌN BỘ 3 CUỐN)

do nhà xuất bàn Huyền Trân ấn hành
lần thứ nhất ở Nam California, Tháng 2-2012
In lần thứ hai :Tháng 5 -2013

***
Đã đăng ký tại United States Copyright Office
ISBN # 978-0-615-60408-4

***
Đã ra tiếp trong năm 2012 :

SỰ THẬT KHÔNG THỂ BỊ CHÔN VÙI
(HÀNH TRÌNH CHỮ NGHĨA –Tập II)

MỘT THỜI NHƯ THẾ
(HÀNH TRÌNH CHỮ NGHĨA –Tập III)

NHÀ GIÁO MỘT THỜI NHẾCH NHÁC
(Ghi chép của một nhà giáo dưới mái nhà trường XHCN sau năm 1975)

MƯA XUÂN
(Tập Truyện-Kịch chưa hề in thành sách
Gồm 8 truyện ngắn và 2 vở kịch)

THUỞ MƠ LÀM VĂN SĨ
Tiểu thuyết hồi ký – Ấn hành ở Sài Gòn năm 1973
tái bản lần đầu tiên ở hải ngoại


http://pppre.s3.amazonaws.com/2a1a7c8b271371fd/04ce8bf85eec40629caacb3c4193e0db.jpg (http://pppre.s3.amazonaws.com/2a1a7c8b271371fd/04ce8bf85eec40629caacb3c4193e0db.jpg)



Email : nhaxuatbanhuyentran@yahoo.com


***

khieman
09-16-2014, 04:12 PM
Nhà văn Nhật Tiến:
"60 năm cầm bút, vui ít, buồn nhiều..."


Ðinh Quang Anh Thái/Người Việt

Nhật Tiến là một tên tuổi lớn trong làng văn Việt Nam. Cầm bút từ lúc còn là học sinh trung học ở Hà Nội, tiếp tục viết khi vào Nam sau 1954, ông vẫn in tác phẩm khi ra hải ngoại. Nhật Tiến viết nhiều thể loại, truyện dài, truyện ngắn, kịch, viết cho tuổi thơ và đã xuất bản trên 20 tác phẩm, trong đó nổi tiếng nhất là “Những Người Áo Trắng,” “Thềm Hoang,” “Người Kéo Màn,” “Chim Hót Trong Lồng,” “Giấc Ngủ Chập Chờn”... Một số truyện ngắn của ông cũng đã được dịch ra Anh và Pháp ngữ. Ở tuổi ngoài 70, ông vẫn tiếp tục nghiệp chữ nghĩa, và vừa hoàn tất hai cuốn “Hành Trình Chữ Nghĩa” và “Nhà Giáo Một Thời Nhếch Nhác Dưới Mái Nhà Trường Xã Hội Chủ Nghĩa.” Nhân dịp này, ông dành cho Người Việt cuộc trò chuyện văn học sau đây. Cuộc phỏng vấn do Ðinh Quang Anh Thái thực hiện.



http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/145524-nhatTien.400.JPG (http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/145524-nhatTien.400.JPG)

Nhà văn Nhật Tiến. (Hình: Nhật Tiến cung cấp)


Người Việt: Nhìn lại những bến bờ chữ nghĩa trên nửa thế kỷ cầm bút, ông cảm nhận như thế nào?

Nhật Tiến: Cũng chẳng khác chi “vạn nẻo đời thường,” những “bến bờ chữ nghĩa” trong tâm khảm của tôi cũng ghi nhiều dấu ấn lắm lúc chẳng hay ho gì: vui ít, buồn nhiều, ngọt ngào cũng có, nhưng cay đắng thì luôn ngự trị trong đầu. Rồi tham vọng thì lớn, mà thực hiện thì chẳng được bao nhiêu. Ấy vậy mà sau một chặng đường dài dễ có đến 60 năm, tôi lại cũng vẫn không muốn thoát ra, để rồi vẫn cứ còn bị vướng mắc bởi những dằn vặt của chữ nghĩa.

Người Việt: Từ lúc còn là học trò, ông đã có bài đăng trên báo chí ở Hà Nội, bước đầu viết văn của ông ra sao?

Nhật Tiến: Từ hồi còn học lớp Nhất ở trường Hàng Vôi, Hà Nội, tôi đã có lòng yêu mến văn chương chữ nghĩa. Có thể nói, ngay từ hồi đó tôi đã đọc rất nhiều, đặc biệt là những tác phẩm của các nhà văn tiền chiến như Lê Văn Trương, Khái Hưng, Nhất Linh, Trần Tiêu, Nguyên Hồng, Nam Cao, Trương Tửu... Có lẽ rồi từ đó khiến tôi nẩy ra cái ý thích viết văn và bắt đầu sinh hoạt trong các bút nhóm học trò. Một thời gian sau thì tôi có truyện ngắn đầu tiên được in năm 1952 trên tờ Giang Sơn của Bác Sĩ Hoàng Cơ Bình xuất bản ở Hà Nội.

Người Việt: Những bạn văn cùng thuở thiếu thời của ông, còn bao nhiêu người tiếp tục cầm bút?

Nhật Tiến: Sau 1954, bọn học sinh chúng tôi nhiều người cũng di cư vào Nam, và phải nói rằng chính miền Nam sau này mới là nơi khiến cho những tinh hoa văn nghệ tiềm ẩn từ thuở còn cắp sách ở trong họ được đơm hoa kết trái. Tôi có thể kể: Thế Phong, Huy Sơn, Nguyễn Ðình Toàn, Dương Vy Long, Song Hồ, Vũ Mai Anh, Hùng Phong Nguyễn Ðức Cầu...

Người Việt: Riêng cuốn “Giấc Ngủ Chập Chờn,” ông cho thấy thân phận bèo bọt của người dân trong chiến tranh, trong khi chế độ Hà Nội lên án cuốn này là “cực kỳ phản động,” xin nghe ý kiến ông?

Nhật Tiến: Cuốn này tôi viết về đời sống của dân chúng tại một vùng “xôi đậu,” tức là một vùng không do Quốc Gia hay Việt Cộng kiểm soát hoàn toàn. Vì thế, nhiều hoạt cảnh ở phía sau cuộc chiến được phơi bày mà qua đó nêu lên được đời sống khắc nghiệt và thân phận đớn đau của dân chúng miền quê ở những vùng đang chìm trong khói lửa. Chính điều này đã làm lộ rõ cái chiêu bài bịp bợm, giả trá về “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam là do quần chúng miền Nam nổi dậy chống ách xâm lược Mỹ” mà Bắc Việt vẫn rêu rao trên chính trường quốc tế. Và đây là lý do khiến “Giấc Ngủ Chập Chờn” bị phê phán rất nặng sau khi CS tiến chiếm Sài Gòn.

Người Việt: Khi ông còn trong nước sau năm 75, hải ngoại có vài bài viết nói rằng Nhà văn Nhật Tiến “đeo băng đỏ, dẫn công an đi bắt những người cầm bút miền Nam,” sự thật của vấn đề này là thế nào, thưa ông?

Nhật Tiến: Ðây là một sự bịa đặt trắng trợn của một ngòi bút tự nhận mình là nhà văn, mang bút hiệu Nguyễn Thiếu Nhẫn và tôi rất lấy làm tiếc là nó lại được đăng trên một tờ báo của một nhà thơ rất có uy tín và vốn cũng là chỗ tôi được hân hạnh quen biết cả hai vợ chồng.
Ðó là tờ Saigon Times xuất bản ở Los Angeles của nhà thơ Thái Tú Hạp. Vào thời điểm 1995 khi chuyện bịa đặt ấy xảy ra, nhiều văn nghệ sĩ còn đang nằm trong tù, tôi làm sao mà cãi được? Nhưng đến nay, 2012, tức hơn 20 năm qua rồi, các nhà văn, nhà thơ đi tù đã được thả hết và nhiều người đã ra sinh sống ở hải ngoại. Từ bấy đến nay có ai lên tiếng tố cáo là tôi “đeo băng đỏ, dẫn công an nhân dân đi bắt văn nghệ sĩ ” đâu! Ngoài ra, nếu cần thì ai cũng có thể gọi phone đến hỏi từng người đã ra tù để tìm hiểu, tuy sẽ chẳng có ai xác nhận điều đó đâu. Lý do dễ hiểu là chuyện đó đã hoàn toàn được bịa đặt bởi một người mà tôi nghĩ là chưa có đủ tư cách để cầm bút.

Người Việt: Sau khi ông vượt thoái khỏi Việt Nam rồi đến Mỹ định cư, một bài báo Việt ngữ viết rằng, ông quay về Việt Nam mang theo cả chục ngàn đô la để hợp tác xuất bản sách trong nước, nhưng rốt cuộc sách không có, tiền thì mất tăm; xin nghe ý kiến của ông về bài báo này?

Nhật Tiến: Ðây là lý do mà khi trả lời câu hỏi ở trên tôi đã nói rằng khi nhìn những “bến bờ chữ nghĩa” trong tâm khảm của tôi cũng ghi nhiều dấu ấn lắm lúc chẳng hay ho gì . Ở hải ngoại, tự do tuy là quý nhưng nó đã bị lạm dụng đến độ quái gở. Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, chủ bút tờ Làng Văn ở Canada đã loan tin rằng tôi quyên góp $18,000 của văn nghệ sĩ ở hải ngoại, đem về nộp cho ông Hoàng Lại Giang của nhà xuất bản Văn Học ở Sài Gòn để xin in một tuyển tập văn chương hải ngoại mà bài vở của tuyển tập này, tôi cũng đem cắt xén, kiểm duyệt bớt để làm vừa lòng chính quyền CS. Rồi cũng vẫn theo Nguyễn Hữu Nghĩa thì tuyển tập đã không ra mắt, mà tiền cũng mất tăm luôn!

Sự thực là: Việc thực hiện tuyển tập này do họa sĩ Khánh Trường chủ trương. Ông thu thập bài vở của 35 văn nghệ sĩ ở hải ngoại để sẽ in một tuyển tập văn chương (với điều kiện là chính tác giả tự lựa chọn bài của mình và nhà xuất bản không được sửa một chữ nào khi in). Ấn phí là $2,000 quyên góp được của bạn bè, thân hữu, gửi về VN chờ khi in thì mới xuất ngân. Nhưng về sau, vì đám bảo thủ trong nước cấm cản sao đó, sách không ra được, nên tiền lại đã gửi ra cho họa sĩ Khánh Trường để ông hoàn trả các nơi đã quyên góp. Nhà văn Hoàng Lại Giang, giám đốc nhà xuất bản Văn Học ở phía Nam trong thực tế chưa cầm một xu teng nào, trái hẳn với câu chuyện dựng đứng của Nguyễn Hữu Nghĩa.

Người Việt: Ông có nghĩ văn chương là một cái “nghiệp”?

Nhật Tiến: Thi hào Nguyễn Du từng viết:
Ðã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa....

Người Việt: Ông có tâm sự nào muốn nói thêm với độc giả Người Việt?

Nhật Tiến: Trong số bạn đọc nhật báo Người Việt, tôi đoán là cũng có một số vị từng là độc giả của tôi. Tôi chỉ xin gửi gắm vài lời rằng, trong 60 năm cầm bút, tôi chưa bao giờ thấy hối tiếc về những gì mình đã viết ra và tôi sẽ vẫn tiếp tục không làm phụ lòng những độc giả đã yêu mến, đã theo dõi hay đã âm thầm cảm thông với tôi trong nhiều vấn đề liên quan tới đất nước.

Người Việt: Cám ơn ông dành thời gian cho chúng tôi.

Nguồn: nguoiviet online