giavui
12-13-2013, 01:03 PM
Người Ba Na ở xã Sơ Pai (Kbang, Gia Lai) có tập tục rất lạ và không kém phần nguy hiểm, đó là những người đi dự đám tang phải dùng dao tự đâm vào đùi mình để tỏ lòng thương tiếc với người vừa trở về với Yàng
Ngoài chuyện phải dùng dao tự đâm vào đùi, người Ba Na ở đây còn có một số tập tục kỳ quái khác là… chôn chung để có đôi có bạn.
“Đẫm máu” ở đám tang
Anh Trần Công Thanh, 43 tuổi, một người dân sống ở đây cho biết: "Tôi là người Kinh nhưng sống gần cộng đồng người Ba Na hơn 28 năm rồi. Hồi mới lên đây ở, mỗi lần có người Ba Na nào mất là tôi thấy, đàn ông thì dùng dao nhọn để đâm vào đùi chính mình, còn đàn bà thì lao đầu vào tường đập liên hồi đến khi chảy máu mới thôi.
http://img-eva.24hstatic.com/upload/4-2013/images/2013-12-08/1386476751-1386466871-hu-tuc-2.jpgGià A Nghik kể về tập tục đâm dao vào đùi, đập đầu vào tường tại tang gia của người Ba Na.[/CENTER
]Sống một thời gian, tình cảm láng giềng nảy sinh nên tôi bắt đầu tham gia với họ vào một số lễ hội. Khó khăn nhất là đám tang, thấy cảnh tượng đó mình không khỏi sợ hãi nên không bao giờ làm điều đó. Mặc dù đối với tang chủ là một điều đại kỵ, nhưng khi nghe tôi nói mình không phải người Ba Na, nên dù mình cũng có thương tiếc người chết nhưng không thể làm như vậy vì rất nguy hiểm".
Rồi theo cái chỉ tay của anh, tôi đi sâu vào làng Buôn Lưới (xã Sơ Pai), khung cảnh hầu như vắng bóng người lớn bởi cà phê đang vào mùa. Khó khăn lắm tôi mới gặp được già A Nghik, 60 tuổi, tại bể nước sạch của làng. Trò chuyện cùng chúng tôi, già bảo, tập tục tự đâm vào đùi không chỉ có ở người Ba Na làng Buôn Lưới mà cả 2 làng bên cạnh là Tờ Nơr và Kung cũng có tập tục này.
Rồi già giải thích: "Với người Bana chúng tôi, khi người ta chết đi, người đó phải chịu sự đau đớn kinh hoàng nên những người sống trong cộng đồng cần phải chia sẻ, san bớt sự đau đớn cho người quá cố bằng cách tự làm đau mình trước lễ cúng Yàng. Đó là một tập tục… tốt đẹp và đầy tính nhân văn của cộng đồng chúng tôi, có từ thủa khai sinh lập địa và đã trải qua nhiều đời rồi. Do đó, nếu ai càng đâm (hay cắt) mạnh vào đùi, đập đầu mạnh vào tường thì càng có nhiều tình cảm với người chết và được tang gia quý mến.
Ngoài chuyện đàn ông tự dùng dao đâm vào chân thì người phụ nữ khi tới đám tang cũng phải tự đập đầu vào tường cho tới khi… chảy máu mới thôi để tỏ lòng tôn kính, tiếc thương người quá cố. Vậy nên, hễ nhà nào có đám tang, là coi như nhà đó có… máu đổ, nhiều khi thấy cảnh tượng người sứt đùi, kẻ mẻ trán mà ớn lạnh. Nhưng càng ớn lạnh bao nhiêu thì người nhà lại… vui mừng bấy nhiêu bởi người thân của mình được nhiều người yêu quý”. Sau “thủ tục” ấy, những người này chỉ khóc vài ba tiếng rồi thôi, tuyệt nhiên không hề khóc thêm bất cứ lần nào. Bởi, theo già A Nghik, người làng quan niệm, việc tiếc thương (và tiếc thương như thế nào) đều đã thể hiện hết ở việc tự đả thương cơ thể mình rồi.
Cũng vì có tập tục này mà hễ nhà có người chết, là gia chủ phải chuẩn bị vải và vào rừng hái “thuốc dấu” về để buộc vào vết thương cho những người vừa “hành xác”. Và tất nhiên, cũng với quan niệm thương nhớ như thế, nên vải buộc và “thuốc dấu” dùng càng nhiều thì gia chủ càng vui. “Tuy nhiên, không thiếu những trường hợp, vì quá “thương tiếc” mà vết thương khá sâu, đến nỗi phải ngất đi và… đưa lên trạm y tế”, già A Nghik cho hay.
Trai làng nằm liệt giường vì đi đám tang
Theo chị Y Khiết - 32 tuổi, người làng Buôn Lưới: "Thằng chồng mình nó cũng đã tự đâm mấy lần rồi, nhiều lúc thấy mà thương nó lắm. Mình cũng vài lần đập đầu vào tường nhưng như thế chẳng ăn thua gì. Chỉ thương thằng chồng và lũ đàn ông cứ đâm dao, rạch đùi mà thấy tội".
Ngoài ra, Y Khiết còn cho biết thêm, cứ sau mỗi lần đi đám tang về là cánh đàn ông trong làng đều… không thể lên rẫy được vì “quá thương tiếc người đã khuất”. Thế là, dù sứt trán, nhưng phụ nữ trong làng phải “gánh” luôn việc không phải… phần mình. Có nhiều bà vợ phải làm điều đó cả tháng trời bởi vết thương của chồng khá nặng. Vậy nên, chuyện mấy chục người đàn ông trai tráng trong làng phải nằm nhà cả tuần lễ sau đám tang một ai đó trong làng đã là chuyện bình thường ở những cộng đồng người Ba Na từ xưa đến nay rồi.
Trao đổi với chúng tôi về tập tục này, ông Nguyễn Mạnh Tuyển - Chủ tịch UBND xã Sơ Pai - thẳng thắn: “Buôn Lưới là làng cổ nhất của cộng đồng người Ba Na ở đây, cách đây khoảng 10 năm thì tập tục này vẫn diễn ra.
Sau thấy tác hại của nó nên chính quyền đã tuyên truyền, giải thích cho họ thấy tác hại của việc làm đấy. Dần dần họ nhận ra, tiếc thương người chết không cần thiết phải như vậy. Nhưng vì muốn níu giữ tập tục lâu đời của mình nên họ đã “cải cách” đi. Bây giờ, khi có người chết, cả đàn ông và phụ nữ chỉ đập đầu nhẹ vào ván nhà mấy cái, rồi khóc vài ba tiếng là xong".
Và nhiều hủ tục kỳ quái khác
Trong thời gian tìm hiểu về những phong tục để tang người quá cố của những cộng đồng người dân tộc ở mảnh đất Tây nguyên huyền bí này, chúng tôi đã phát hiện ra vô vàn điều lý thú. Một trong số đó là tập tục không tắm trong thời gian để tang của người Jarai ở các làng Chuết thuộc P.Thắng Lợi (TP.Pleiku, Gia Lai) nếu chẳng may bạn đời của mình mất đi. Tục kiêng tắm của người Jarai có lẽ là một tập tục kho “đụng hàng” với các dân tộc khác trong việc bày tỏ nỗi đau mất vợ hoặc chồng.
[CENTER]http://img-eva.24hstatic.com/upload/4-2013/images/2013-12-08/1386476751-1386466880-tuc-le-la-doi-1.jpgGià Ak nói về tục kiêng tắm của người Jarai ở làng Chuết.
Anh K’Pah Reh (ở làng Chuết II), một người khá am hiểu các tập tục của dân tộc Jarai mình, cho biết: Tục kiêng tắm trong tiếng Jarai là Hoăm nơi, chỉ… “áp dụng” cho những người vợ (chồng) nếu chẳng may người kia “khuất núi”. Anh Reh bảo người Jarai không sợ chết, vì khi chết sẽ được về với Yàng, đây là điều ai cũng muốn. Chỉ có điều, người làng chỉ sợ… chết “xấu” mà thôi.
Chết “xấu” thì đương nhiên là không… được “đẹp”, nghĩa là không phải cái chết bình thường theo quy luật sinh - lão - bệnh - tử mà đó là những cái chết “bất đắc kỳ tử” như tai nạn, đột tử… Cũng vì sợ chết “xấu” mà người Jarai có sự phân biệt trong quá trình chôn cất người chết “xấu” và chết “đẹp”. Nhưng dù sao đi nữa, người mất bạn đời (dù chết “xấu” hay chết “đẹp”) cũng đều phải… kiêng tắm.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, kiêng tắm là hành động thể hiện thương nhớ người đã chết, vì quá nhiều tình cảm với vợ (chồng) nên không tắm nhằm ý không muốn gột rửa những kỷ niệm, những lúc bên nhau của hai vợ chồng”. Ngoài ra, còn có một “ý nghĩa ngầm” của tục kiêng tắm là vì, khi không tắm thì người đó nhất định sẽ hôi hám, không ai muốn đến gần. Do đó gia đình người chết sẽ yên tâm vì không sợ con dâu (rể) “tranh thủ”… đi bước nữa.
Trong quá trình kiêng tắm, người này sẽ bị người nhà của người chết quan sát và theo dõi rất kỹ. Nếu người này thực hiện tốt, có thể được chấm dứt sớm thời hạn “thi hành án”, nhưng dù sao ít nhất cũng là 6 tháng. Hơn nữa, người Jarai còn có quan niệm càng “ở dơ” trong một khoảng thời gian càng lâu thì càng có tình cảm với người đã chết. Thậm chí, có một số người, vì quá thương nhớ mà cả năm không tắm gội, chân tay bẩn bụi vô cùng, phải dùng nứa cạo tay cho đến khi chảy máu mới thôi. Ngoài không được tắm, họ còn không được chải tóc, cắt móng tay, không được ăn đồ ăn ngon…
Khi hết thời gian “thi hành án”, người này sẽ được người bên gia đình người chết tắm rửa hay cắt móng tay, móng chân. Việc làm này đa phần là thủ tục, do vậy mà sau đó người vừa “thi hành án” xong sẽ tự mình làm vệ sinh cơ thể.
Một điểm cần lưu ý, nếu người kiêng tắm là rể, thì sẽ được em trai, hay anh trai hoặc bố của vợ (đã mất) làm thủ tục tắm rửa… và ngược lại. Sau đó người này phải mổ trâu, bò, heo gà (tùy điều kiện) để mọi người ăn uống no say và chính thức được tự do để lập gia đình mới như “trai tân”, nghĩa là không còn ràng buộc gì từ làng hay gia đình vợ (chồng) quá cố.
Theo Lý Sơn (Dân Việt/Dòng Đời)
Ngoài chuyện phải dùng dao tự đâm vào đùi, người Ba Na ở đây còn có một số tập tục kỳ quái khác là… chôn chung để có đôi có bạn.
“Đẫm máu” ở đám tang
Anh Trần Công Thanh, 43 tuổi, một người dân sống ở đây cho biết: "Tôi là người Kinh nhưng sống gần cộng đồng người Ba Na hơn 28 năm rồi. Hồi mới lên đây ở, mỗi lần có người Ba Na nào mất là tôi thấy, đàn ông thì dùng dao nhọn để đâm vào đùi chính mình, còn đàn bà thì lao đầu vào tường đập liên hồi đến khi chảy máu mới thôi.
http://img-eva.24hstatic.com/upload/4-2013/images/2013-12-08/1386476751-1386466871-hu-tuc-2.jpgGià A Nghik kể về tập tục đâm dao vào đùi, đập đầu vào tường tại tang gia của người Ba Na.[/CENTER
]Sống một thời gian, tình cảm láng giềng nảy sinh nên tôi bắt đầu tham gia với họ vào một số lễ hội. Khó khăn nhất là đám tang, thấy cảnh tượng đó mình không khỏi sợ hãi nên không bao giờ làm điều đó. Mặc dù đối với tang chủ là một điều đại kỵ, nhưng khi nghe tôi nói mình không phải người Ba Na, nên dù mình cũng có thương tiếc người chết nhưng không thể làm như vậy vì rất nguy hiểm".
Rồi theo cái chỉ tay của anh, tôi đi sâu vào làng Buôn Lưới (xã Sơ Pai), khung cảnh hầu như vắng bóng người lớn bởi cà phê đang vào mùa. Khó khăn lắm tôi mới gặp được già A Nghik, 60 tuổi, tại bể nước sạch của làng. Trò chuyện cùng chúng tôi, già bảo, tập tục tự đâm vào đùi không chỉ có ở người Ba Na làng Buôn Lưới mà cả 2 làng bên cạnh là Tờ Nơr và Kung cũng có tập tục này.
Rồi già giải thích: "Với người Bana chúng tôi, khi người ta chết đi, người đó phải chịu sự đau đớn kinh hoàng nên những người sống trong cộng đồng cần phải chia sẻ, san bớt sự đau đớn cho người quá cố bằng cách tự làm đau mình trước lễ cúng Yàng. Đó là một tập tục… tốt đẹp và đầy tính nhân văn của cộng đồng chúng tôi, có từ thủa khai sinh lập địa và đã trải qua nhiều đời rồi. Do đó, nếu ai càng đâm (hay cắt) mạnh vào đùi, đập đầu mạnh vào tường thì càng có nhiều tình cảm với người chết và được tang gia quý mến.
Ngoài chuyện đàn ông tự dùng dao đâm vào chân thì người phụ nữ khi tới đám tang cũng phải tự đập đầu vào tường cho tới khi… chảy máu mới thôi để tỏ lòng tôn kính, tiếc thương người quá cố. Vậy nên, hễ nhà nào có đám tang, là coi như nhà đó có… máu đổ, nhiều khi thấy cảnh tượng người sứt đùi, kẻ mẻ trán mà ớn lạnh. Nhưng càng ớn lạnh bao nhiêu thì người nhà lại… vui mừng bấy nhiêu bởi người thân của mình được nhiều người yêu quý”. Sau “thủ tục” ấy, những người này chỉ khóc vài ba tiếng rồi thôi, tuyệt nhiên không hề khóc thêm bất cứ lần nào. Bởi, theo già A Nghik, người làng quan niệm, việc tiếc thương (và tiếc thương như thế nào) đều đã thể hiện hết ở việc tự đả thương cơ thể mình rồi.
Cũng vì có tập tục này mà hễ nhà có người chết, là gia chủ phải chuẩn bị vải và vào rừng hái “thuốc dấu” về để buộc vào vết thương cho những người vừa “hành xác”. Và tất nhiên, cũng với quan niệm thương nhớ như thế, nên vải buộc và “thuốc dấu” dùng càng nhiều thì gia chủ càng vui. “Tuy nhiên, không thiếu những trường hợp, vì quá “thương tiếc” mà vết thương khá sâu, đến nỗi phải ngất đi và… đưa lên trạm y tế”, già A Nghik cho hay.
Trai làng nằm liệt giường vì đi đám tang
Theo chị Y Khiết - 32 tuổi, người làng Buôn Lưới: "Thằng chồng mình nó cũng đã tự đâm mấy lần rồi, nhiều lúc thấy mà thương nó lắm. Mình cũng vài lần đập đầu vào tường nhưng như thế chẳng ăn thua gì. Chỉ thương thằng chồng và lũ đàn ông cứ đâm dao, rạch đùi mà thấy tội".
Ngoài ra, Y Khiết còn cho biết thêm, cứ sau mỗi lần đi đám tang về là cánh đàn ông trong làng đều… không thể lên rẫy được vì “quá thương tiếc người đã khuất”. Thế là, dù sứt trán, nhưng phụ nữ trong làng phải “gánh” luôn việc không phải… phần mình. Có nhiều bà vợ phải làm điều đó cả tháng trời bởi vết thương của chồng khá nặng. Vậy nên, chuyện mấy chục người đàn ông trai tráng trong làng phải nằm nhà cả tuần lễ sau đám tang một ai đó trong làng đã là chuyện bình thường ở những cộng đồng người Ba Na từ xưa đến nay rồi.
Trao đổi với chúng tôi về tập tục này, ông Nguyễn Mạnh Tuyển - Chủ tịch UBND xã Sơ Pai - thẳng thắn: “Buôn Lưới là làng cổ nhất của cộng đồng người Ba Na ở đây, cách đây khoảng 10 năm thì tập tục này vẫn diễn ra.
Sau thấy tác hại của nó nên chính quyền đã tuyên truyền, giải thích cho họ thấy tác hại của việc làm đấy. Dần dần họ nhận ra, tiếc thương người chết không cần thiết phải như vậy. Nhưng vì muốn níu giữ tập tục lâu đời của mình nên họ đã “cải cách” đi. Bây giờ, khi có người chết, cả đàn ông và phụ nữ chỉ đập đầu nhẹ vào ván nhà mấy cái, rồi khóc vài ba tiếng là xong".
Và nhiều hủ tục kỳ quái khác
Trong thời gian tìm hiểu về những phong tục để tang người quá cố của những cộng đồng người dân tộc ở mảnh đất Tây nguyên huyền bí này, chúng tôi đã phát hiện ra vô vàn điều lý thú. Một trong số đó là tập tục không tắm trong thời gian để tang của người Jarai ở các làng Chuết thuộc P.Thắng Lợi (TP.Pleiku, Gia Lai) nếu chẳng may bạn đời của mình mất đi. Tục kiêng tắm của người Jarai có lẽ là một tập tục kho “đụng hàng” với các dân tộc khác trong việc bày tỏ nỗi đau mất vợ hoặc chồng.
[CENTER]http://img-eva.24hstatic.com/upload/4-2013/images/2013-12-08/1386476751-1386466880-tuc-le-la-doi-1.jpgGià Ak nói về tục kiêng tắm của người Jarai ở làng Chuết.
Anh K’Pah Reh (ở làng Chuết II), một người khá am hiểu các tập tục của dân tộc Jarai mình, cho biết: Tục kiêng tắm trong tiếng Jarai là Hoăm nơi, chỉ… “áp dụng” cho những người vợ (chồng) nếu chẳng may người kia “khuất núi”. Anh Reh bảo người Jarai không sợ chết, vì khi chết sẽ được về với Yàng, đây là điều ai cũng muốn. Chỉ có điều, người làng chỉ sợ… chết “xấu” mà thôi.
Chết “xấu” thì đương nhiên là không… được “đẹp”, nghĩa là không phải cái chết bình thường theo quy luật sinh - lão - bệnh - tử mà đó là những cái chết “bất đắc kỳ tử” như tai nạn, đột tử… Cũng vì sợ chết “xấu” mà người Jarai có sự phân biệt trong quá trình chôn cất người chết “xấu” và chết “đẹp”. Nhưng dù sao đi nữa, người mất bạn đời (dù chết “xấu” hay chết “đẹp”) cũng đều phải… kiêng tắm.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, kiêng tắm là hành động thể hiện thương nhớ người đã chết, vì quá nhiều tình cảm với vợ (chồng) nên không tắm nhằm ý không muốn gột rửa những kỷ niệm, những lúc bên nhau của hai vợ chồng”. Ngoài ra, còn có một “ý nghĩa ngầm” của tục kiêng tắm là vì, khi không tắm thì người đó nhất định sẽ hôi hám, không ai muốn đến gần. Do đó gia đình người chết sẽ yên tâm vì không sợ con dâu (rể) “tranh thủ”… đi bước nữa.
Trong quá trình kiêng tắm, người này sẽ bị người nhà của người chết quan sát và theo dõi rất kỹ. Nếu người này thực hiện tốt, có thể được chấm dứt sớm thời hạn “thi hành án”, nhưng dù sao ít nhất cũng là 6 tháng. Hơn nữa, người Jarai còn có quan niệm càng “ở dơ” trong một khoảng thời gian càng lâu thì càng có tình cảm với người đã chết. Thậm chí, có một số người, vì quá thương nhớ mà cả năm không tắm gội, chân tay bẩn bụi vô cùng, phải dùng nứa cạo tay cho đến khi chảy máu mới thôi. Ngoài không được tắm, họ còn không được chải tóc, cắt móng tay, không được ăn đồ ăn ngon…
Khi hết thời gian “thi hành án”, người này sẽ được người bên gia đình người chết tắm rửa hay cắt móng tay, móng chân. Việc làm này đa phần là thủ tục, do vậy mà sau đó người vừa “thi hành án” xong sẽ tự mình làm vệ sinh cơ thể.
Một điểm cần lưu ý, nếu người kiêng tắm là rể, thì sẽ được em trai, hay anh trai hoặc bố của vợ (đã mất) làm thủ tục tắm rửa… và ngược lại. Sau đó người này phải mổ trâu, bò, heo gà (tùy điều kiện) để mọi người ăn uống no say và chính thức được tự do để lập gia đình mới như “trai tân”, nghĩa là không còn ràng buộc gì từ làng hay gia đình vợ (chồng) quá cố.
Theo Lý Sơn (Dân Việt/Dòng Đời)