duyanh
12-07-2013, 01:04 PM
Chống tham nhũng phải kiên trì, bởi còn quyền lực là còn tham nhũng nên phải có cơ chế trị tận gốc.
Chiều 6-12, tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ (Hà Nội) sau kỳ họp QH, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng tham nhũng hiện nay đã đẩy lùi được một bước nhưng vẫn còn nhức nhối. Do đó, cần có cơ chế trị tận gốc, xử lý nghiêm minh tội phạm về tham nhũng.
Xử án tham nhũng phải nghiêm
Đề cập về tình trạng tham nhũng, cử tri Nguyễn Hồng Toán cho rằng vẫn còn tình trạng né tránh, nể nang trong xử lý. “Nhiều cán bộ làm sai nhưng chỉ bị khiển trách, phê bình. Xử như thế là quá nhẹ, lẽ ra nên cho những cán bộ đó nghỉ luôn” - ông Toán đề nghị.
Theo cử triNguyễn Bốn Bảy, muốn đẩy lùi được tham nhũng thì phải xử lý nghiêm. Bên cạnh đó, việc kê khai tài sản cũng phải minh bạch hơn, tránh tình trạng cán bộ sau khi “hạ cánh an toàn” là tung tiền ra tiêu khiến người dân thắc mắc không hiểu tiền từ đâu ra.
Chia sẻ bức xúc với cử tri, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng cái đáng lo là tình trạng đua nhau tham nhũng, tham nhũng có tổ chức và thành đường dây chứ không phải là từng người ăn mảnh một mình. “Chúng ta đã cố gắng nhưng dư luận vẫn rất bức xúc, chúng tôi cũng không hài lòng. Tuy nhiên, chúng ta cần phải kiên trì. Bởi còn quyền lực là còn tham nhũng nên phải có cơ chế trị tận gốc” - ông nhấn mạnh.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1386421414_4-chot-1b075.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:“Điều đáng lo là tham nhũng có tổ chức và thành đường dây chứ không phải là từng người ăn mảnh một mình”. Ảnh: THÀNH VĂN
Theo Tổng Bí thư, để chống tham nhũng được hiệu quả, trước hết phải phòng ngừa tốt để làm sao cán bộ không muốn tham nhũng và có muốn cũng không tham nhũng được. Hiện Chính phủ đang cụ thể hóa các quy định của pháp luật về kê khai tài sản để minh bạch và quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu để việc phòng tham nhũng được tốt hơn.
Biện pháp thứ hai được Tổng Bí thư nêu ra là phải xử lý nghiêm tội phạm tham nhũng. “Vừa rồi chúng ta đã xử hai vụ án tham nhũng lớn, trong đó có vụ đến hai án tử hình. Hiện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng cũng đang quyết liệt làm. Nói ít làm nhiều. Sắp tới xử lý thêm hai vụ lớn nữa là vụ Dương Chí Dũng và vụ bầu Kiên. Các cử tri cứ chờ xem kết quả xử lý” - Tổng Bí thư nói.
Cán bộ phải biết xấu hổ
Đề cập đến vấn đề khiếu kiện đông người, cử tri Nguyễn Hồng Toán cho rằng Đảng, Nhà nước, QH cần phải quan tâm, giải quyết tận gốc xem lỗi ở đâu, do ai và quy trách nhiệm rõ ràng. “Chứ cứ để vòng vo tam quốc như hiện nay thì không thể giải quyết nổi” - ông Toán nói.
Đối với vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang), cử tri Nguyễn Kinh Thành bày tỏ sự không hài lòng với trả lời chất vấn của chánh án TAND Tối cao trong kỳ họp vừa qua. “Tại sao một cô chỉ học đến lớp 3 mà lại điều tra ra hung thủ (vợ ông Chấn đi kêu oan cho chồng chỉ học hết lớp 3 - PV). Như thế là người ta còn giỏi hơn cả viện trưởng, chánh án, công an!” - ông Thành nói.
Phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, ông Thành cho rằng lỗi do cơ chế trách nhiệm tập thể. “Chừng nào trên diễn đàn QH, các thành viên Chính phủ còn chưa nói đến chữ tôi thay cho chữ Chính phủ, cho Bộ thì mọi thứ đều còn muôn vàn khó khăn. Bởi như thế sẽ vẫn còn tình trạng khi có thành tích thì hưởng, đến khi có lỗi thì đẩy cho trách nhiệm tập thể” - ông Thành nhấn mạnh. Cử tri Nguyễn Thị Hòa thì cho rằng chỉ khi nàocán bộ biết ngượng, biết xấu hổ thì dân mới không khiếu kiện nữa.
Bày tỏ sự đau lòng trước hình ảnh người dân đi khiếu kiện, Tổng Bí thư cho hay đây là vấn đề dai dẳng từ lâu. “Người đi khiếu kiện cũng không thích thú gì. Có gì oan ức, bức xúc, giải quyết không hài lòng của chính quyền người ta mới đi khiếu kiện” - ông nói.
Tuy nhiên, Tổng Bí thư cũng cho rằng việc xử lý không hề đơn giản. Ví như chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, mỗi nơi một giá, anh nào càng chậm thì càng được hưởng lợi. “Chúng tôi lắm lúc cũng buồn mà không biết giải quyết cách nào. Sáng ra mở cửa là có bà con đón, đi đường có bà con đón, đến cơ quan có bà con đón… Thực tế đó chúng ta không hài lòng nhưng cũng phải bình tĩnh, giải quyết có lý, có tình” - Tổng Bí thư chia sẻ.
Nếu đại biểu có mặt đầy đủ, tỉ lệ còn cao hơn
Đúng là kỳ họp vừa qua là kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giải quyết một khối lượng công việc lớn, có ý nghĩa lâu dài, nhất là đối với việc sửa Hiến pháp và Luật Đất đai. Khi sửa có rất nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều thế lực thù địch nhân cơ hội này để chống phá. Tuy nhiên, kết quả kỳ họp cho thấy dù là người khó tính nhất cũng phải thừa nhận tốt đẹp khi tỉ lệ đại biểu thông qua Hiến pháp đạt đến 97%. Nếu đại biểu có mặt đầy đủ chắc tỉ lệ còn cao hơn.
Tổng Bí thư NGUYỄN PHÚ TRỌNG
THÀNH VĂN
Chiều 6-12, tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ (Hà Nội) sau kỳ họp QH, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng tham nhũng hiện nay đã đẩy lùi được một bước nhưng vẫn còn nhức nhối. Do đó, cần có cơ chế trị tận gốc, xử lý nghiêm minh tội phạm về tham nhũng.
Xử án tham nhũng phải nghiêm
Đề cập về tình trạng tham nhũng, cử tri Nguyễn Hồng Toán cho rằng vẫn còn tình trạng né tránh, nể nang trong xử lý. “Nhiều cán bộ làm sai nhưng chỉ bị khiển trách, phê bình. Xử như thế là quá nhẹ, lẽ ra nên cho những cán bộ đó nghỉ luôn” - ông Toán đề nghị.
Theo cử triNguyễn Bốn Bảy, muốn đẩy lùi được tham nhũng thì phải xử lý nghiêm. Bên cạnh đó, việc kê khai tài sản cũng phải minh bạch hơn, tránh tình trạng cán bộ sau khi “hạ cánh an toàn” là tung tiền ra tiêu khiến người dân thắc mắc không hiểu tiền từ đâu ra.
Chia sẻ bức xúc với cử tri, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng cái đáng lo là tình trạng đua nhau tham nhũng, tham nhũng có tổ chức và thành đường dây chứ không phải là từng người ăn mảnh một mình. “Chúng ta đã cố gắng nhưng dư luận vẫn rất bức xúc, chúng tôi cũng không hài lòng. Tuy nhiên, chúng ta cần phải kiên trì. Bởi còn quyền lực là còn tham nhũng nên phải có cơ chế trị tận gốc” - ông nhấn mạnh.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1386421414_4-chot-1b075.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:“Điều đáng lo là tham nhũng có tổ chức và thành đường dây chứ không phải là từng người ăn mảnh một mình”. Ảnh: THÀNH VĂN
Theo Tổng Bí thư, để chống tham nhũng được hiệu quả, trước hết phải phòng ngừa tốt để làm sao cán bộ không muốn tham nhũng và có muốn cũng không tham nhũng được. Hiện Chính phủ đang cụ thể hóa các quy định của pháp luật về kê khai tài sản để minh bạch và quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu để việc phòng tham nhũng được tốt hơn.
Biện pháp thứ hai được Tổng Bí thư nêu ra là phải xử lý nghiêm tội phạm tham nhũng. “Vừa rồi chúng ta đã xử hai vụ án tham nhũng lớn, trong đó có vụ đến hai án tử hình. Hiện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng cũng đang quyết liệt làm. Nói ít làm nhiều. Sắp tới xử lý thêm hai vụ lớn nữa là vụ Dương Chí Dũng và vụ bầu Kiên. Các cử tri cứ chờ xem kết quả xử lý” - Tổng Bí thư nói.
Cán bộ phải biết xấu hổ
Đề cập đến vấn đề khiếu kiện đông người, cử tri Nguyễn Hồng Toán cho rằng Đảng, Nhà nước, QH cần phải quan tâm, giải quyết tận gốc xem lỗi ở đâu, do ai và quy trách nhiệm rõ ràng. “Chứ cứ để vòng vo tam quốc như hiện nay thì không thể giải quyết nổi” - ông Toán nói.
Đối với vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang), cử tri Nguyễn Kinh Thành bày tỏ sự không hài lòng với trả lời chất vấn của chánh án TAND Tối cao trong kỳ họp vừa qua. “Tại sao một cô chỉ học đến lớp 3 mà lại điều tra ra hung thủ (vợ ông Chấn đi kêu oan cho chồng chỉ học hết lớp 3 - PV). Như thế là người ta còn giỏi hơn cả viện trưởng, chánh án, công an!” - ông Thành nói.
Phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, ông Thành cho rằng lỗi do cơ chế trách nhiệm tập thể. “Chừng nào trên diễn đàn QH, các thành viên Chính phủ còn chưa nói đến chữ tôi thay cho chữ Chính phủ, cho Bộ thì mọi thứ đều còn muôn vàn khó khăn. Bởi như thế sẽ vẫn còn tình trạng khi có thành tích thì hưởng, đến khi có lỗi thì đẩy cho trách nhiệm tập thể” - ông Thành nhấn mạnh. Cử tri Nguyễn Thị Hòa thì cho rằng chỉ khi nàocán bộ biết ngượng, biết xấu hổ thì dân mới không khiếu kiện nữa.
Bày tỏ sự đau lòng trước hình ảnh người dân đi khiếu kiện, Tổng Bí thư cho hay đây là vấn đề dai dẳng từ lâu. “Người đi khiếu kiện cũng không thích thú gì. Có gì oan ức, bức xúc, giải quyết không hài lòng của chính quyền người ta mới đi khiếu kiện” - ông nói.
Tuy nhiên, Tổng Bí thư cũng cho rằng việc xử lý không hề đơn giản. Ví như chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, mỗi nơi một giá, anh nào càng chậm thì càng được hưởng lợi. “Chúng tôi lắm lúc cũng buồn mà không biết giải quyết cách nào. Sáng ra mở cửa là có bà con đón, đi đường có bà con đón, đến cơ quan có bà con đón… Thực tế đó chúng ta không hài lòng nhưng cũng phải bình tĩnh, giải quyết có lý, có tình” - Tổng Bí thư chia sẻ.
Nếu đại biểu có mặt đầy đủ, tỉ lệ còn cao hơn
Đúng là kỳ họp vừa qua là kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giải quyết một khối lượng công việc lớn, có ý nghĩa lâu dài, nhất là đối với việc sửa Hiến pháp và Luật Đất đai. Khi sửa có rất nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều thế lực thù địch nhân cơ hội này để chống phá. Tuy nhiên, kết quả kỳ họp cho thấy dù là người khó tính nhất cũng phải thừa nhận tốt đẹp khi tỉ lệ đại biểu thông qua Hiến pháp đạt đến 97%. Nếu đại biểu có mặt đầy đủ chắc tỉ lệ còn cao hơn.
Tổng Bí thư NGUYỄN PHÚ TRỌNG
THÀNH VĂN