duyanh
12-03-2013, 01:45 PM
Tờ The New York Times ngày 3.12 đưa tin Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) liệt 700.000 người vào danh sách tình nghi khủng bố của nước này.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1386078302_tu-tu.jpg
Một nhân viên FBI - Ảnh: Reuters
Trung tâm Giám sát khủng bố (TSC) của FBI, được thành lập vào tháng 12.2003, là đơn vị chịu trách nhiệm về danh sách trên 700.000 nghi phạm khủng bố này, theo The New York Times.
Tuy nhiên, TSC không công bố nguyên nhân vì sao có quá nhiều người bị liệt vào danh sách tình nghi khủng bố này, bao gồm cả người nước ngoài và người Mỹ.
Giáo sư luật Mỹ, bà Anya Bernstein cho biết: “Khi có một danh sách các nghi phạm khủng bố quá lớn, nhiều người nghĩ rằng khủng bố là một vấn đề lớn và chính phủ Mỹ cần dành ra nhiều nguồn lực để đấu tranh chống khủng bố”.
Tuy nhiên, bà Bernstein cho rằng danh sách khủng bố của Mỹ có thể hủy hoại cuộc đời của một người vô tội, bởi vì bất kỳ ai ở Mỹ cũng có nguy cơ bị liệt vào danh sách nghi phạm khủng bố và TSC cũng có thể đưa ra đánh giá sai.
The New York Times lấy một ví dụ điển hình là trường hợp cựu nghiên cứu sinh tiến sĩ 48 tuổi, bà Rahinah Ibrahim.
Vào năm 2005, bà Ibrahim, một người Mỹ mặc một bộ trang phục Hồi giáo, đã bị giữ lại thẩm vấn khi chuẩn bị lên máy bay ở sân bay quốc tế San Francisco, bang California.
Sau đó, TSC đã liệt bà Ibrahim vào danh sách tình nghi khủng bố kể trên. Hậu quả là, giấc mơ trở thành tiến sĩ của bà Ibrahim cũng tiêu tan vì bà đã trở thành nghi phạm khủng bố nên không được phép nghiên cứu tiếp.
Trong nhiều năm, bà Ibrahim đã không ngừng đấu tranh để chứng minh bà không có dính líu gì đến bất kỳ tổ chức khủng bố nào.
Phúc Duy
Thanhnien
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1386078302_tu-tu.jpg
Một nhân viên FBI - Ảnh: Reuters
Trung tâm Giám sát khủng bố (TSC) của FBI, được thành lập vào tháng 12.2003, là đơn vị chịu trách nhiệm về danh sách trên 700.000 nghi phạm khủng bố này, theo The New York Times.
Tuy nhiên, TSC không công bố nguyên nhân vì sao có quá nhiều người bị liệt vào danh sách tình nghi khủng bố này, bao gồm cả người nước ngoài và người Mỹ.
Giáo sư luật Mỹ, bà Anya Bernstein cho biết: “Khi có một danh sách các nghi phạm khủng bố quá lớn, nhiều người nghĩ rằng khủng bố là một vấn đề lớn và chính phủ Mỹ cần dành ra nhiều nguồn lực để đấu tranh chống khủng bố”.
Tuy nhiên, bà Bernstein cho rằng danh sách khủng bố của Mỹ có thể hủy hoại cuộc đời của một người vô tội, bởi vì bất kỳ ai ở Mỹ cũng có nguy cơ bị liệt vào danh sách nghi phạm khủng bố và TSC cũng có thể đưa ra đánh giá sai.
The New York Times lấy một ví dụ điển hình là trường hợp cựu nghiên cứu sinh tiến sĩ 48 tuổi, bà Rahinah Ibrahim.
Vào năm 2005, bà Ibrahim, một người Mỹ mặc một bộ trang phục Hồi giáo, đã bị giữ lại thẩm vấn khi chuẩn bị lên máy bay ở sân bay quốc tế San Francisco, bang California.
Sau đó, TSC đã liệt bà Ibrahim vào danh sách tình nghi khủng bố kể trên. Hậu quả là, giấc mơ trở thành tiến sĩ của bà Ibrahim cũng tiêu tan vì bà đã trở thành nghi phạm khủng bố nên không được phép nghiên cứu tiếp.
Trong nhiều năm, bà Ibrahim đã không ngừng đấu tranh để chứng minh bà không có dính líu gì đến bất kỳ tổ chức khủng bố nào.
Phúc Duy
Thanhnien