duyanh
11-29-2013, 01:15 PM
Việc Bắc Kinh thiết lập vùng phòng không bao trùm quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư khiến cho mâu thuẫn Trung Nhật bùng phát và thách thức chiến lược châu Á của Mỹ.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1385730876_cua-da.jpg Các vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc (đường màu đỏ), Hàn Quốc (vàng) và Nhật Bản (ghi nhạt), cùng vị trí các đảo, bãi đá tranh chấp trên biển Hoa Đông. Đảo đá phía trên, Hàn Quốc gọi là Ieodo còn Trung Quốc gọi là Tô Nham. Quần đảo phía dưới, Nhật gọi là Senkaku, trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Đồ họa: Joongan Daily
Washington ngay lập tức lên tiếng chỉ trích hành động thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) của Bắc Kinh và tuyên bố bảo vệ Tokyo nếu xung đột khu vực xảy ra. Mỹ điều hai máy bay ném bom B-52 bay vào ADIZ mà không thông báo cho Trung Quốc. Đây được cho là hành động cảnh cáo trước động thái nhằm "thay đổi hiện trạng khu vực" của Bắc Kinh.
Bình luận viên Mark Landler của tờ New York Times nhận định, "đây là tín hiệu cảnh cáo kịp thời, cho thấy mong muốn của Tổng thống Barack Obama nhằm hướng sự quan tâm của Mỹ từ vấn đề Trung Đông sang phía đông".
Chiến lược ngoại giao này của Mỹ trước đây được gọi là chiến lược "xoay trục", nay được biết đến với thuật ngữ "tái cân bằng". Tuy nhiên, chiến lược này trước nay được cho là mang tính biểu tượng nhiều hơn thực chất, đặc biệt sau khi Tổng thống Obama hủy chuyến công du hồi tháng 10 đến Đông Nam Á do phải giải quyết khủng hoảng chính phủ đóng cửa.
Chuyến công du châu Á dài ngày của Phó tổng thống Joe Biden tuần tới được kỳ vọng là cơ hội để Washington thực tế hóa chiến lược quay lại châu Á - Thái Bình Dương. Ông Biden sẽ đến thăm Trung Quốc cùng hai nước đồng minh quan trọng trong khu vực, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Vấn đề xung đột trên biển Hoa Đông là trọng tâm của toàn bộ chuyến công du. "Điều tôi không thấy rõ là, Mỹ coi đây chỉ là vấn đề cần được quản lý giữa Nhật Bản và Trung Quốc, hay là một cuộc đấu trí lâu dài với Bắc Kinh", chuyên gia Michael Green thuộc Viện nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Mỹ) cho biết. Ông Green từng là cố vấn về châu Á dưới thời tổng thống George Bush.
Chuyên gia này cho rằng, nếu chọn trường hợp thứ hai, Mỹ cần tăng cường sức mạnh quân sự tại khu vực, nâng cao năng lực phòng vệ của các đồng minh bao gồm Nhật Bản và Philippines, đồng thời liên minh với các nước xung quanh vùng biển của Trung Quốc, nhằm hình thành một trận tuyến đối chọi lại với Bắc Kinh.
Vấn đề, theo ông Green, là "chính phủ Obama dường như rất lo ngại nếu tỏ ra là đang bao vây Trung Quốc".
"Dây dẫn" cho mọi xung đột và căng thẳng là quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tokyo hiện kiểm soát quần đảo này trên thực tế, trong khi Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền. Tranh chấp này ngày nay diễn biến thành thế đối đầu, xung đột giữa hai nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới, châm lửa cho sự thù hằn giữa hai nước cựu thù trong Thế chiến thứ II.
Theo các quan chức Nhà Trắng, trước việc xung đột Hoa Đông tăng cao đột biến gần đây, Phó tổng thống Biden sẽ đề cập đến vấn đề này trong cuộc hội đàm với các lãnh đạo ba nước Đông Á.
Đây sẽ là thách thức lớn với ông Biden, bởi vấn đề này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các chương trình nghị sự khác, bao gồm Thỏa thuận Hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và hướng giải quyết nguy cơ hạt nhân Triều Tiên. Một mục tiêu khác của Mỹ trong chuyến công du lần này là hòa hoãn tình trạng căng thẳng giữa hai nước đồng minh Nhật và Hàn.
"Các nước láng giềng của Trung Quốc rất không yên tâm với động thái lần này. Phó tổng thống Mỹ đến Bắc Kinh không phải để giở thủ thuật ngoại giao", New York Times dẫn lời một quan chức cấp cao trong chính phủ Mỹ. "Thủ thuật ngoại giao" là thuật ngữ để chỉ sự phản đối cấp độ nhẹ.
Mỹ còn do dự?
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1385730876_cua-da.jpg
Mỹ và Nhật Bản tiến hành tập trận thường niên AnnualEx ngoài khơi quần đảo Okinawa. Ảnh: cpf.navy.mil
Chính phủ Mỹ đang truyền đi một tín hiệu ngoại giao phức tạp, thể hiện sự điều chỉnh không hề dễ dàng trong chính sách châu Á của Tổng thống Obama. Washington một mặt muốn hợp tác, một mặt muốn bao vây Bắc Kinh.
Theo Cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice, Mỹ đang tìm cách xây dựng "mô hình quan hệ giữa các nước lớn mới", trong đó có Trung Quốc.
"Cùng với việc khống chế sự cạnh tranh không thể tránh khỏi, chúng ta vẫn phải xây dựng nền tảng hợp tác sâu sắc hơn trên các vấn đề lợi ích chung", bà Rice nói trong bài phát biểu đầu tiên về vấn đề châu Á trên cương vị cố vấn an ninh quốc gia.
Khi đề cập đến tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng, bà Rice kêu gọi "các bên cần từ bỏ biện pháp bắt nạt và khiêu khích, nên đưa ra tuyên bố căn cứ theo luật pháp và quy định quốc tế". Những tranh chấp này bao gồm cả vấn đề mâu thuẫn chủ quyền Biển Đông.
Tuyên bố này của bà Rice gây tranh cãi lớn, bởi theo nhiều nhà phân tích có quan điểm cứng rắn, Trung Quốc trước nay vẫn luôn có thái độ và hành vi khiêu khích với các nước láng giềng nhỏ hơn. Nhưng phản ứng mạnh mẽ của Mỹ mấy ngày qua cho thấy nước này không đứng ngoài cuộc.
"Hành động đơn phương này là ý định thay đổi hiện trạng tại biển Hoa Đông. Hành động leo thang kiểu này sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực", Ngoại trưởng Mỹ Kerry cảnh cáo Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel nhấn mạnh, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, mà Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp, nằm trong hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật.
'Mỹ nói được là làm được. Việc hai máy bay ném bom B-52 bay qua ADIZ mà không thông báo trước cho Trung Quốc, là đủ để Biden không cần có thái độ cứng rắn nữa", Landler của tờ New York Times bình luận.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, Phó tổng thống Biden vẫn cần truyền đạt rõ ràng mối quan ngại của Mỹ và hành động thiết lập ADIZ là thiếu suy nghĩ, trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình.
"Vùng phòng không sẽ khiến Trung Quốc phải điều động máy bay hết lần này đến lần khác, nhất là khi Nhật - Trung chơi trò mèo vờn chuột", ông Kenneth Lieberthal, nguyên cố vấn về Trung Quốc dưới thời tổng thống Bill Clinton, cho biết.
Ông Biden không xa lạ gì với việc này. Trong chuyến thăm Bắc Kinh năm 2011, ông đã cho các quan chức Trung Quốc xem bức ảnh chụp lại cảnh chiến đấu cơ Trung Quốc áp sát phi cơ Mỹ đang thực hiện nhiệm vụ trinh sát tại khu vực gần bờ biển Trung Quốc.
Một lý do khác khiến Biden là sự lựa chọn tốt nhất cho sứ mệnh ngoại giao hạ nhiệt căng thẳng lần này, là bởi ông có mối quan hệ cá nhân thân thiết với Chủ tịch Tập. Phó tổng thống Mỹ được cho là thấu hiểu những áp lực trong nước mà nhà lãnh đạo cao nhất Trung Quốc đang phải đối mặt, sau khi phát động chương trình cải cách kinh tế lớn.
"Các trang mạng xã hội, truyền thông nhà nước và bán chính thống tại Trung Quốc đang thổi phồng tranh chấp này. Mỹ không hiểu được vấn đề chủ quyền có ý nghĩa to lớn như thế nào tại các quốc gia châu Á", chuyên gia Cheng Li thuộc Viện nghiên cứu Brookings (Mỹ) cho biết.
Căng thẳng trên biển Hoa Đông và các khu vực lân cận có khả năng tăng cao. Trung Quốc hôm 26/11 điều động tàu sân bay Liêu Ninh đến Biển Đông tiến hành diễn tập quy mô lớn. Mỹ và Nhật Bản đang tiến hành tập trận hải quân chung thường niên AnnualEx ngoài khơi quần đảo Okinawa, với sự tham gia của hàng không mẫu hạm USS George Washington.
Theo các chuyên gia quân sự, việc lực lượng hải quân các bên tập trung quá dày tại biển Hoa Đông, đẩy lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản đứng trước nguy cơ tiến hành xung đột vũ trang do phán đoán sai tình huống.
"Khả năng phát động một cuộc chiến tranh thực sự là rất thấp, nhưng sự cố ngoài ý muốn có thể đẩy các nhà lãnh đạo vào chân tường", chuyên gia Li kết luận.
Đức Dương (theo New York Times)
VnExpress
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1385730876_cua-da.jpg Các vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc (đường màu đỏ), Hàn Quốc (vàng) và Nhật Bản (ghi nhạt), cùng vị trí các đảo, bãi đá tranh chấp trên biển Hoa Đông. Đảo đá phía trên, Hàn Quốc gọi là Ieodo còn Trung Quốc gọi là Tô Nham. Quần đảo phía dưới, Nhật gọi là Senkaku, trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Đồ họa: Joongan Daily
Washington ngay lập tức lên tiếng chỉ trích hành động thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) của Bắc Kinh và tuyên bố bảo vệ Tokyo nếu xung đột khu vực xảy ra. Mỹ điều hai máy bay ném bom B-52 bay vào ADIZ mà không thông báo cho Trung Quốc. Đây được cho là hành động cảnh cáo trước động thái nhằm "thay đổi hiện trạng khu vực" của Bắc Kinh.
Bình luận viên Mark Landler của tờ New York Times nhận định, "đây là tín hiệu cảnh cáo kịp thời, cho thấy mong muốn của Tổng thống Barack Obama nhằm hướng sự quan tâm của Mỹ từ vấn đề Trung Đông sang phía đông".
Chiến lược ngoại giao này của Mỹ trước đây được gọi là chiến lược "xoay trục", nay được biết đến với thuật ngữ "tái cân bằng". Tuy nhiên, chiến lược này trước nay được cho là mang tính biểu tượng nhiều hơn thực chất, đặc biệt sau khi Tổng thống Obama hủy chuyến công du hồi tháng 10 đến Đông Nam Á do phải giải quyết khủng hoảng chính phủ đóng cửa.
Chuyến công du châu Á dài ngày của Phó tổng thống Joe Biden tuần tới được kỳ vọng là cơ hội để Washington thực tế hóa chiến lược quay lại châu Á - Thái Bình Dương. Ông Biden sẽ đến thăm Trung Quốc cùng hai nước đồng minh quan trọng trong khu vực, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Vấn đề xung đột trên biển Hoa Đông là trọng tâm của toàn bộ chuyến công du. "Điều tôi không thấy rõ là, Mỹ coi đây chỉ là vấn đề cần được quản lý giữa Nhật Bản và Trung Quốc, hay là một cuộc đấu trí lâu dài với Bắc Kinh", chuyên gia Michael Green thuộc Viện nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Mỹ) cho biết. Ông Green từng là cố vấn về châu Á dưới thời tổng thống George Bush.
Chuyên gia này cho rằng, nếu chọn trường hợp thứ hai, Mỹ cần tăng cường sức mạnh quân sự tại khu vực, nâng cao năng lực phòng vệ của các đồng minh bao gồm Nhật Bản và Philippines, đồng thời liên minh với các nước xung quanh vùng biển của Trung Quốc, nhằm hình thành một trận tuyến đối chọi lại với Bắc Kinh.
Vấn đề, theo ông Green, là "chính phủ Obama dường như rất lo ngại nếu tỏ ra là đang bao vây Trung Quốc".
"Dây dẫn" cho mọi xung đột và căng thẳng là quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tokyo hiện kiểm soát quần đảo này trên thực tế, trong khi Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền. Tranh chấp này ngày nay diễn biến thành thế đối đầu, xung đột giữa hai nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới, châm lửa cho sự thù hằn giữa hai nước cựu thù trong Thế chiến thứ II.
Theo các quan chức Nhà Trắng, trước việc xung đột Hoa Đông tăng cao đột biến gần đây, Phó tổng thống Biden sẽ đề cập đến vấn đề này trong cuộc hội đàm với các lãnh đạo ba nước Đông Á.
Đây sẽ là thách thức lớn với ông Biden, bởi vấn đề này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các chương trình nghị sự khác, bao gồm Thỏa thuận Hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và hướng giải quyết nguy cơ hạt nhân Triều Tiên. Một mục tiêu khác của Mỹ trong chuyến công du lần này là hòa hoãn tình trạng căng thẳng giữa hai nước đồng minh Nhật và Hàn.
"Các nước láng giềng của Trung Quốc rất không yên tâm với động thái lần này. Phó tổng thống Mỹ đến Bắc Kinh không phải để giở thủ thuật ngoại giao", New York Times dẫn lời một quan chức cấp cao trong chính phủ Mỹ. "Thủ thuật ngoại giao" là thuật ngữ để chỉ sự phản đối cấp độ nhẹ.
Mỹ còn do dự?
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1385730876_cua-da.jpg
Mỹ và Nhật Bản tiến hành tập trận thường niên AnnualEx ngoài khơi quần đảo Okinawa. Ảnh: cpf.navy.mil
Chính phủ Mỹ đang truyền đi một tín hiệu ngoại giao phức tạp, thể hiện sự điều chỉnh không hề dễ dàng trong chính sách châu Á của Tổng thống Obama. Washington một mặt muốn hợp tác, một mặt muốn bao vây Bắc Kinh.
Theo Cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice, Mỹ đang tìm cách xây dựng "mô hình quan hệ giữa các nước lớn mới", trong đó có Trung Quốc.
"Cùng với việc khống chế sự cạnh tranh không thể tránh khỏi, chúng ta vẫn phải xây dựng nền tảng hợp tác sâu sắc hơn trên các vấn đề lợi ích chung", bà Rice nói trong bài phát biểu đầu tiên về vấn đề châu Á trên cương vị cố vấn an ninh quốc gia.
Khi đề cập đến tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng, bà Rice kêu gọi "các bên cần từ bỏ biện pháp bắt nạt và khiêu khích, nên đưa ra tuyên bố căn cứ theo luật pháp và quy định quốc tế". Những tranh chấp này bao gồm cả vấn đề mâu thuẫn chủ quyền Biển Đông.
Tuyên bố này của bà Rice gây tranh cãi lớn, bởi theo nhiều nhà phân tích có quan điểm cứng rắn, Trung Quốc trước nay vẫn luôn có thái độ và hành vi khiêu khích với các nước láng giềng nhỏ hơn. Nhưng phản ứng mạnh mẽ của Mỹ mấy ngày qua cho thấy nước này không đứng ngoài cuộc.
"Hành động đơn phương này là ý định thay đổi hiện trạng tại biển Hoa Đông. Hành động leo thang kiểu này sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực", Ngoại trưởng Mỹ Kerry cảnh cáo Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel nhấn mạnh, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, mà Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp, nằm trong hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật.
'Mỹ nói được là làm được. Việc hai máy bay ném bom B-52 bay qua ADIZ mà không thông báo trước cho Trung Quốc, là đủ để Biden không cần có thái độ cứng rắn nữa", Landler của tờ New York Times bình luận.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, Phó tổng thống Biden vẫn cần truyền đạt rõ ràng mối quan ngại của Mỹ và hành động thiết lập ADIZ là thiếu suy nghĩ, trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình.
"Vùng phòng không sẽ khiến Trung Quốc phải điều động máy bay hết lần này đến lần khác, nhất là khi Nhật - Trung chơi trò mèo vờn chuột", ông Kenneth Lieberthal, nguyên cố vấn về Trung Quốc dưới thời tổng thống Bill Clinton, cho biết.
Ông Biden không xa lạ gì với việc này. Trong chuyến thăm Bắc Kinh năm 2011, ông đã cho các quan chức Trung Quốc xem bức ảnh chụp lại cảnh chiến đấu cơ Trung Quốc áp sát phi cơ Mỹ đang thực hiện nhiệm vụ trinh sát tại khu vực gần bờ biển Trung Quốc.
Một lý do khác khiến Biden là sự lựa chọn tốt nhất cho sứ mệnh ngoại giao hạ nhiệt căng thẳng lần này, là bởi ông có mối quan hệ cá nhân thân thiết với Chủ tịch Tập. Phó tổng thống Mỹ được cho là thấu hiểu những áp lực trong nước mà nhà lãnh đạo cao nhất Trung Quốc đang phải đối mặt, sau khi phát động chương trình cải cách kinh tế lớn.
"Các trang mạng xã hội, truyền thông nhà nước và bán chính thống tại Trung Quốc đang thổi phồng tranh chấp này. Mỹ không hiểu được vấn đề chủ quyền có ý nghĩa to lớn như thế nào tại các quốc gia châu Á", chuyên gia Cheng Li thuộc Viện nghiên cứu Brookings (Mỹ) cho biết.
Căng thẳng trên biển Hoa Đông và các khu vực lân cận có khả năng tăng cao. Trung Quốc hôm 26/11 điều động tàu sân bay Liêu Ninh đến Biển Đông tiến hành diễn tập quy mô lớn. Mỹ và Nhật Bản đang tiến hành tập trận hải quân chung thường niên AnnualEx ngoài khơi quần đảo Okinawa, với sự tham gia của hàng không mẫu hạm USS George Washington.
Theo các chuyên gia quân sự, việc lực lượng hải quân các bên tập trung quá dày tại biển Hoa Đông, đẩy lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản đứng trước nguy cơ tiến hành xung đột vũ trang do phán đoán sai tình huống.
"Khả năng phát động một cuộc chiến tranh thực sự là rất thấp, nhưng sự cố ngoài ý muốn có thể đẩy các nhà lãnh đạo vào chân tường", chuyên gia Li kết luận.
Đức Dương (theo New York Times)
VnExpress