duyanh
11-27-2013, 01:53 PM
Đột ngột tuyên bố thành lập vùng nhận diện phòng không và triển khai chiến đấu cơ tuần tiễu trên vùng biển đảo tranh chấp, Trung Quốc đang tiếp tục dùng chiêu bài quen thuộc đó là biến khu vực không có tranh chấp thành có tranh chấp để dễ bề lấn tới.
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2013/11/27/152954586a72af.img.jpg
Tình hình quanh Senkaku đang ngày một căng thẳng hơn Cuối tuần qua, Trung Quốc đã khiến căng thẳng trong khu vực leo thang khi tuyên bố thành lập “vùng nhận diện phòng không” (ADIZ) trên vùng không phận vốn đã được Nhật Bản tuyên bố chủ quyền. Bất chấp sự phản ứng quyết liệt từ Nhật và Mỹ, Bắc Kinh vẫn tỏ ra hết sức cương quyết, thậm chí còn không ngần ngại triệu đại sứ Nhật tới để bày tỏ sự phản đối bằng những từ ngữ cứng rắn.
Câu hỏi được đặt ra lúc này đó là liệu Bắc Kinh có thực sự sẽ dùng vũ lực áp đặt các quyền mà họ tự nhận, và liệu quân đội nước này có đủ năng lực để làm vậy hay không.
Cho đến nay, cả Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và thậm chí là chính phủ Úc cũng đều đã bác bỏ, lên án hoặc bày tỏ lấy làm tiếc về tuyên bố của Trung Quốc.
Nhật Bản tuyên bố sẽ phớt lờ yêu cầu của Trung Quốc rằng các máy bay nước ngoài đi vào ADIZ phải trình kế hoạch bay trước khi vào khu vực này, vốn bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà hai nước đang có tranh chấp. Tokyo cho rằng đây là “hành động đơn phương” và “không thể tuân thủ”. Điều này đã làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xảy ra đụng độ quân sự.
“Những hành động phi lí trong ADIZ có thể dẫn tới xung đột”, Wang Jinling, một cựu sỹ quan quân đội Trung Quốc và hiện là người đứng đầu San Lue - một cơ quan nghiên cứu độc lập về các vấn đề an ninh tại Bắc Kinh nhận định. “Các cuộc đụng độ thực sự có thể xảy ra”.
Nhưng theo chuyên gia này thì “ý đồ của Trung Quốc không phải phô trương sức mạnh quân sự hay kích động bạo lực, mà nhằm khẳng định chủ quyền của mình” đối với khu vực đảo tranh chấp.
Đây cũng là quan điểm được một nhà phân tích quân sự cao cấp giấu tên của Nhật chia sẻ. “Cả hai phía muốn tránh xảy ra một vụ việc quanh quần đảo Senkaku”, nhà phân tích này cho biết. “Quân đội cả hai bên đều hết sức thận trọng để tránh đi vào không phận hay hải phận của nhau” kể từ khi tranh chấp xảy ra hồi tháng 9 năm ngoái. Thay vào đó họ chỉ triển khai những đơn vị dân sự như Lực lượng tuần tra bờ biển.
Nhưng với việc cả hai bên đều khẳng định quyền theo dõi máy bay trên một khu vực chồng lấn và cùng điều chiến đấu cơ để đối phó với các máy bay không rõ danh tính, khả năng xảy ra tai nạn giờ càng lớn hơn. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel thứ Bảy vừa qua đã cảnh báo rằng tuyên bố ADIZ của Trung Quốc “làm tăng rủi ro hiểu lầm và toan tính sai”.
“Không thể chấp nhận được”
Theo các chuyên gia quân sự Nhật và các nước khác, rủi ro nêu trên có thể tăng lên bởi Trung Quốc dường như không có các loại ra đa đủ hiện đại để theo dõi các máy bay chiến đấu bay ở tầm thấp trên khu vực đảo tranh chấp, vốn cách bờ biển Trung Quốc hơn 300km.
Bắc Kinh lí giải rằng việc tuyên bố ADIZ của mình, cũng giống như các khu vực mà Mỹ, Nhật và một số nước khác đang thực hiện, nhằm “bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia và an ninh hàng không”.
Nếu máy bay nước ngoài trong khu vực này từ chối công bố danh tính hoặc tuân thủ các chỉ dẫn của Trung Quốc “các lực lượng vũ trang sẽ áp dụng các biện pháp phòng thủ khẩn cấp để đáp trả”, thông báo của Bắc Kinh viết.
“Đây là một lời nhắc nhở tới Nhật rằng Trung Quốc thực sự nghiêm túc và sẵn sàng giữ vững lập trường của mình một cách vô thời hạn, cho đến khi họ nhận được sự nhân nhượng”, Denny Roy, một nhà phân tích tại Trung tâm Đông – Tây trên đảo Honolulu, Hawaii nhận định. “Họ muốn Nhật Bản thừa nhận có tranh chấp lãnh thổ”, và sẽ thực hiện các bước đi để hưởng tới đồng quản lý các hòn đảo đó.
Tuy nhiên, chính phủ Nhật lại không cho thấy có dấu hiệu nào rằng họ sẵn sàng chấp nhận sự tồn tại của tranh chấp. Các quan chức Tokyo ngày càng coi áp lực từ Trung Quốc như một thử thách đối với quyết tâm của mình. Nếu họ nhượng bộ tại Senkaku, họ sợ rằng Trung Quốc sẽ lấn tới ở những vấn đề khác.
Các phi công Nhật sẽ không tuân thủ yêu cầu khai báo danh tính của Trung Quốc, nhà phân tích quân sự Nhật cho biết. “Điều đó là không thể chấp nhận được. Nó nghe như thể chúng tôi thừa nhận tuyên bố chủ quyền của họ” đối với vùng lãnh thổ tranh chấp, chuyên gia này nói.
theo dantri
http://static.xaluan.com/images/news/Image/2013/11/27/152954586a72af.img.jpg
Tình hình quanh Senkaku đang ngày một căng thẳng hơn Cuối tuần qua, Trung Quốc đã khiến căng thẳng trong khu vực leo thang khi tuyên bố thành lập “vùng nhận diện phòng không” (ADIZ) trên vùng không phận vốn đã được Nhật Bản tuyên bố chủ quyền. Bất chấp sự phản ứng quyết liệt từ Nhật và Mỹ, Bắc Kinh vẫn tỏ ra hết sức cương quyết, thậm chí còn không ngần ngại triệu đại sứ Nhật tới để bày tỏ sự phản đối bằng những từ ngữ cứng rắn.
Câu hỏi được đặt ra lúc này đó là liệu Bắc Kinh có thực sự sẽ dùng vũ lực áp đặt các quyền mà họ tự nhận, và liệu quân đội nước này có đủ năng lực để làm vậy hay không.
Cho đến nay, cả Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và thậm chí là chính phủ Úc cũng đều đã bác bỏ, lên án hoặc bày tỏ lấy làm tiếc về tuyên bố của Trung Quốc.
Nhật Bản tuyên bố sẽ phớt lờ yêu cầu của Trung Quốc rằng các máy bay nước ngoài đi vào ADIZ phải trình kế hoạch bay trước khi vào khu vực này, vốn bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà hai nước đang có tranh chấp. Tokyo cho rằng đây là “hành động đơn phương” và “không thể tuân thủ”. Điều này đã làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xảy ra đụng độ quân sự.
“Những hành động phi lí trong ADIZ có thể dẫn tới xung đột”, Wang Jinling, một cựu sỹ quan quân đội Trung Quốc và hiện là người đứng đầu San Lue - một cơ quan nghiên cứu độc lập về các vấn đề an ninh tại Bắc Kinh nhận định. “Các cuộc đụng độ thực sự có thể xảy ra”.
Nhưng theo chuyên gia này thì “ý đồ của Trung Quốc không phải phô trương sức mạnh quân sự hay kích động bạo lực, mà nhằm khẳng định chủ quyền của mình” đối với khu vực đảo tranh chấp.
Đây cũng là quan điểm được một nhà phân tích quân sự cao cấp giấu tên của Nhật chia sẻ. “Cả hai phía muốn tránh xảy ra một vụ việc quanh quần đảo Senkaku”, nhà phân tích này cho biết. “Quân đội cả hai bên đều hết sức thận trọng để tránh đi vào không phận hay hải phận của nhau” kể từ khi tranh chấp xảy ra hồi tháng 9 năm ngoái. Thay vào đó họ chỉ triển khai những đơn vị dân sự như Lực lượng tuần tra bờ biển.
Nhưng với việc cả hai bên đều khẳng định quyền theo dõi máy bay trên một khu vực chồng lấn và cùng điều chiến đấu cơ để đối phó với các máy bay không rõ danh tính, khả năng xảy ra tai nạn giờ càng lớn hơn. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel thứ Bảy vừa qua đã cảnh báo rằng tuyên bố ADIZ của Trung Quốc “làm tăng rủi ro hiểu lầm và toan tính sai”.
“Không thể chấp nhận được”
Theo các chuyên gia quân sự Nhật và các nước khác, rủi ro nêu trên có thể tăng lên bởi Trung Quốc dường như không có các loại ra đa đủ hiện đại để theo dõi các máy bay chiến đấu bay ở tầm thấp trên khu vực đảo tranh chấp, vốn cách bờ biển Trung Quốc hơn 300km.
Bắc Kinh lí giải rằng việc tuyên bố ADIZ của mình, cũng giống như các khu vực mà Mỹ, Nhật và một số nước khác đang thực hiện, nhằm “bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia và an ninh hàng không”.
Nếu máy bay nước ngoài trong khu vực này từ chối công bố danh tính hoặc tuân thủ các chỉ dẫn của Trung Quốc “các lực lượng vũ trang sẽ áp dụng các biện pháp phòng thủ khẩn cấp để đáp trả”, thông báo của Bắc Kinh viết.
“Đây là một lời nhắc nhở tới Nhật rằng Trung Quốc thực sự nghiêm túc và sẵn sàng giữ vững lập trường của mình một cách vô thời hạn, cho đến khi họ nhận được sự nhân nhượng”, Denny Roy, một nhà phân tích tại Trung tâm Đông – Tây trên đảo Honolulu, Hawaii nhận định. “Họ muốn Nhật Bản thừa nhận có tranh chấp lãnh thổ”, và sẽ thực hiện các bước đi để hưởng tới đồng quản lý các hòn đảo đó.
Tuy nhiên, chính phủ Nhật lại không cho thấy có dấu hiệu nào rằng họ sẵn sàng chấp nhận sự tồn tại của tranh chấp. Các quan chức Tokyo ngày càng coi áp lực từ Trung Quốc như một thử thách đối với quyết tâm của mình. Nếu họ nhượng bộ tại Senkaku, họ sợ rằng Trung Quốc sẽ lấn tới ở những vấn đề khác.
Các phi công Nhật sẽ không tuân thủ yêu cầu khai báo danh tính của Trung Quốc, nhà phân tích quân sự Nhật cho biết. “Điều đó là không thể chấp nhận được. Nó nghe như thể chúng tôi thừa nhận tuyên bố chủ quyền của họ” đối với vùng lãnh thổ tranh chấp, chuyên gia này nói.
theo dantri