PDA

View Full Version : Bí mật về ngọn đèn ngàn năm cháy sáng



giahamdzui
11-24-2013, 03:07 AM
Bí mật về ngọn đèn ngàn năm cháy sáng



Cháy sáng suốt trăm năm, thậm chí cả ngàn năm là thành tích bất hủ của những ngọn đèn bí ẩn được tìm thấy trong các cổ mộ.

http://kienthuc.epi.vn/zoomh/500/uploaded/maianh/2013_11_10/ktt_11.11_ngonden1_kienthuc_jadh.jpg (http://kienthuc.epi.vn/zoomh/500/uploaded/maianh/2013_11_10/ktt_11.11_ngonden1_kienthuc_jadh.jpg)

Các nền văn minh từ Âu tới Á, từ Đông sang Tây lâu nay vẫn lưu truyền những câu chuyện kỳ bí về ngọn đèn ngàn năm không tắt trong các mộ cổ. Đó là ẩn số nghìn đời vẫn chưa được làm sáng tỏ.

http://kienthuc.epi.vn/zoomh/500/uploaded/maianh/2013_11_10/ktt_11.11_ngonden2_kienthuc_ltng.jpg (http://kienthuc.epi.vn/zoomh/500/uploaded/maianh/2013_11_10/ktt_11.11_ngonden2_kienthuc_ltng.jpg)

Người xưa quan niệm “trần sao âm vậy”, vì vậy vua chúa, quan lại và những gia đình quyền quý thường chôn theo người chết những vật dụng mà họ hay sử dụng ở cõi trần gian, trong đó có cây đèn chiếu sáng. Những ngọn đèn vĩnh cửu có thể được phát hiện hết sức tình cờ trong các mộ cổ hoặc do những kẻ mộ tặc tìm thấy. Và câu chuyện về những ngọn đèn kỳ lạ ấy vẫn luôn hấp dẫn nhân loại.

http://kienthuc.epi.vn/zoomh/500/uploaded/maianh/2013_11_10/ktt_11.11_ngonden3_kienthuc_mvix.jpg (http://kienthuc.epi.vn/zoomh/500/uploaded/maianh/2013_11_10/ktt_11.11_ngonden3_kienthuc_mvix.jpg)


Theo một số ghi chép, vào năm 527 sau CN, Syria do Đế quốc La Mã thống trị. Một binh lính La Mã khi canh gác đã tình cờ phát hiện ra tia sáng le lói phát ra từ một khe núi. Mọi người lần theo đó và tìm ra đây là ngôi mộ cổ.

http://kienthuc.epi.vn/zoomh/500/uploaded/maianh/2013_11_10/ktt_11.11_ngonden4_kienthuc_vrgj.jpg (http://kienthuc.epi.vn/zoomh/500/uploaded/maianh/2013_11_10/ktt_11.11_ngonden4_kienthuc_vrgj.jpg)

Lạ lùng thay, khi khai quật lên, họ phát hiện một chiếc đèn có chao đèn chắn gió che mưa. Trên mộ ghi rõ người chết cách đây 500 năm, tức năm 27 sau Công nguyên. Ngọn đèn đã thắp sáng 500 năm và đây là vật rất quý, nhưng rủi thay các binh sĩ đã đập phá làm hỏng mất ngọn đèn.


http://kienthuc.epi.vn/zoomh/500/uploaded/maianh/2013_11_10/ktt_11.11_ngonden5_kienthuc_vhaa.jpg (http://kienthuc.epi.vn/zoomh/500/uploaded/maianh/2013_11_10/ktt_11.11_ngonden5_kienthuc_vhaa.jpg)

Một nhà sử học Hy Lạp cũng đã ghi chép về một ngọn đèn thắp sáng trước cửa đền thờ thần Apolo ở Ai Cập. Người ta không tìm thấy nhiên liệu dưới đèn, nhưng kỳ lạ thay, ngọn đèn vẫn cháy sáng, bất chấp mưa gió. Nhà thần học La Mã Augustin cũng ghi nhận sự tồn tại của một ngọn đèn tương tự tại đền thờ Thần Vệ nữ ở Ai Cập.

http://kienthuc.epi.vn/zoomh/500/uploaded/maianh/2013_11_10/ktt_11.11_ngonden6_kienthuc_yfqn.jpg (http://kienthuc.epi.vn/zoomh/500/uploaded/maianh/2013_11_10/ktt_11.11_ngonden6_kienthuc_yfqn.jpg)

Năm 1400, mọi người phát hiện trong ngôi mộ của Pallas, con trai Quốc vương Evandra thời La Mã cổ đại cũng có một ngọn đèn đã thắp sáng hơn 2.000 năm, có lẽ dựa vào sự kiện này nên mới có câu chuyện về đèn thần Aladin.

http://kienthuc.epi.vn/zoomh/500/uploaded/maianh/2013_11_10/ktt_11.11_ngonden7_kienthuc_piws.jpg (http://kienthuc.epi.vn/zoomh/500/uploaded/maianh/2013_11_10/ktt_11.11_ngonden7_kienthuc_piws.jpg)

Năm 1534, quân đội Anh của vua Henry VIII đã xông vào nhà thờ cướp phá và đào bới nhiều ngôi mộ cổ. Khi đào đến ngôi mộ của cha đẻ Hoàng đế La Mã Constantin tại Yorkshire, họ phát hiện ra một cây đèn vẫn cháy sáng. Cha đẻ của Constantin qua đời vào năm 300 sau Công nguyên, như vậy, ngọn đèn này đã thắp sáng tới 1.200 năm.

http://kienthuc.epi.vn/zoomh/500/uploaded/maianh/2013_11_10/ktt_11.11_ngonden8_kienthuc_hohx.jpg (http://kienthuc.epi.vn/zoomh/500/uploaded/maianh/2013_11_10/ktt_11.11_ngonden8_kienthuc_hohx.jpg)

Năm 1540, một chiếc đèn bên trong một ngôi mộ cổ chôn bên lề một phố cổ ở Roma lại được phát hiện. Đây là mộ của con gái nhà chính trị La Mã cổ đại Marcus Tulleius Cicero. Người phụ nữ này qua đời vào năm 44 trước Công nguyên và chiếc đèn treo ở vòm cong cửa mộ đã thắp sáng tới 1.584 năm. Xác của cô cũng được ướp trong dung dịch mà lúc đó không ai biết là chất lỏng gì. Nhờ thứ dung dịch đặc biệt ấy, thi thể cô gái trông vẫn nguyên vẹn như khi mới qua đời.


http://kienthuc.epi.vn/zoomh/500/uploaded/maianh/2013_11_10/ktt_11.11_ngonden9_kienthuc_mroh.jpg (http://kienthuc.epi.vn/zoomh/500/uploaded/maianh/2013_11_10/ktt_11.11_ngonden9_kienthuc_mroh.jpg)

Vào giữa thế kỷ 17, tại thành phố Grenoble của Pháp, một người lính Thụy Sĩ phát hiện ra cửa vào một ngôi mộ cổ. Anh ta đã bí mật đào bới tìm cách chui vào trong để kiếm chác châu báu. Tìm mãi chẳng thấy gì đáng giá, nhưng người lính này đã phát hiện ra một ngọn đèn vẫn cháy sáng được bảo vệ bởi chụp đèn thủy tinh. Người lính nọ cẩn thận đem chiếc đèn tới nhà thờ. Các tu sĩ đã vô cùng kinh ngạc vì tính ra ngọn đèn này đã bền bỉ cháy sáng trong suốt 1.000 năm. Đáng tiếc thay, vài tháng sau, vì sơ ý, một vị cha cố đã làm rớt ngọn đèn.

http://kienthuc.epi.vn/zoomh/500/uploaded/maianh/2013_11_10/ktt_11.11_ngonden10_kienthuc_jsdl.jpg (http://kienthuc.epi.vn/zoomh/500/uploaded/maianh/2013_11_10/ktt_11.11_ngonden10_kienthuc_jsdl.jpg)

Nhiều người cho rằng, thường chỉ có vua quan và các gia đình quyền quý giàu sang mới đủ khả năng đặt làm những ngọn đèn không bao giờ tắt và chon theo người thân của họ.

http://kienthuc.epi.vn/zoomh/500/uploaded/maianh/2013_11_10/ktt_11.11_ngonden13_kienthuc_veef.jpg (http://kienthuc.epi.vn/zoomh/500/uploaded/maianh/2013_11_10/ktt_11.11_ngonden13_kienthuc_veef.jpg)

Tuy nhiên, vào năm 1610, khi khai quật mộ của nhà giả kim Loscruz (mất năm 120 sau Công nguyên), người ta đã phát hiện ra một ngọn đèn vĩnh cửu. Do vậy, cũng có quan điểm cho rằng, chính các nhà giả kim hoặc những người thợ đúc kim loại thời xưa đã nghĩ ra những kỹ thuật và bí quyết làm nên ngọn đèn vĩnh cửu này.

http://kienthuc.epi.vn/zoomh/500/uploaded/maianh/2013_11_10/ktt_11.11_ngonden14_kienthuc_xusd.jpg (http://kienthuc.epi.vn/zoomh/500/uploaded/maianh/2013_11_10/ktt_11.11_ngonden14_kienthuc_xusd.jpg)

Bí ẩn vẫn là bí ẩn. Một số nhà khoa học tỏ ý hoài nghi về sự tồn tại của ngọn đèn vĩnh cửu bởi hoạt động của nó đi ngược lại với Định luật bảo toàn năng lượng. Tuy nhiên, những hiện tượng được sử sách ghi chép hay những câu chuyện lưu truyền trong dân gian, khiến không ít người tịn rằng, đồ vật bí ẩn này thực sự hiện hữu trên trái đất.

http://kienthuc.epi.vn/zoomh/500/uploaded/maianh/2013_11_10/ktt_11.11_ngonden15_kienthuc_kprd.jpg (http://kienthuc.epi.vn/zoomh/500/uploaded/maianh/2013_11_10/ktt_11.11_ngonden15_kienthuc_kprd.jpg)

Vấn đề khiến giới khoa học hứng thú là nhiên liệu hay năng lượng gì để duy trì ngọn lửa. Rõ ràng những ngọn đèn này không sử dụng nhiên liệu hoặc năng lượng bình thường, vì cháy hàng nghìn năm sẽ tiêu thụ một lượng dầu rất lớn. Vậy, nguồn nhiên liệu này từ đâu ra?

http://kienthuc.epi.vn/zoomh/500/uploaded/maianh/2013_11_10/ktt_11.11_ngonden12_kienthuc_qxim.jpg (http://kienthuc.epi.vn/zoomh/500/uploaded/maianh/2013_11_10/ktt_11.11_ngonden12_kienthuc_qxim.jpg)

Một số nhà khoa học mạnh dạn cho rằng, rất có thể người xưa đã biết sử dụng điện và năng lượng mặt trời. Vào thế kỷ 13, một nhà khoa học người Pháp là Jack Chelly đã sáng chế ra chiếc đèn không dùng bấc và dầu hỏa. Chiếc đèn này được đặt trước nhà ông ta. Khi mọi người tò mò vì sao đèn không dùng dầu hỏa mà vẫn thắp sáng, Jack Chelly chỉ cười và đáp: “Đây là bí mật”.

http://kienthuc.epi.vn/zoomh/500/uploaded/maianh/2013_11_10/ktt_11.11_ngonden17_kienthuc_nlke.jpg (http://kienthuc.epi.vn/zoomh/500/uploaded/maianh/2013_11_10/ktt_11.11_ngonden17_kienthuc_nlke.jpg)

Sau đó người ta phát hiện gần nơi ông làm việc có một chiếc nút nối với ngọn đèn bằng sợi dây thép. Khi cần thiết ông có thể bấm nút làm đèn tắt và sáng lại. Rõ ràng Jack Chelly đã biết sử dụng điện năng để thắp sáng ngọn đèn…






kienthuc