PDA

View Full Version : Tiết lộ chấn động: Nga-NATO suýt không chiến vì tàu sân bay Ấn Độ



duyanh
11-20-2013, 02:12 PM
Tàu sân bay INS Vikramaditya đã được bàn giao cho Hải quân Ấn Độ hôm 16/11 vừa qua tại nhà máy đóng tàu Sevmash (Nga) để lên đường về nước.
Liên quan tới các thông tin xung quanh con tàu này, tờ Defense News của Ấn Độ mới đây tiết lộ một vụ việc khá chấn động đã xảy ra với con tàu khi nó đang trong quá trình thử nghiệm tại Nga hồi năm ngoái. Điều đáng nói là sự việc được giữ kín và gần đây mới được công khai.
Cụ thể, đầu mùa hè năm 2012, khi tàu sân bay INS Vikramaditya đang được thử nghiệm trên vùng biển ngoài khơi nước Nga, con tàu đã bất ngờ bị các lực lượng của NATO do thám sát sao. Shiv Aroor, Phó Tổng biên tập tờ báo Headlines Today, là nhà báo đầu tiên của Ấn Độ được đặt chân lên boong tàu này, đồng thời cũng là người được tiếp cận những bức ảnh bí mật về vụ việc trên. Vụ việc sau đó đã được giải quyết ở cấp độ ngoại giao.

http://sohanews2.vcmedia.vn/2013/nato-50e28.jpg
Bức ảnh chụp máy bay P-3C đang do thám tàu sân bay Vikramaditya

Tại thời điểm đó, một máy bay trinh sát chống ngầm P-3C Orion đã bay vòng quanh ngay bên trên tàu sân bay INS Vikramaditya để do thám, đồng thời thu thập thông tin về hệ thống thông tin liên lạc và chiến đấu của nó. Bức ảnh chụp từ boong tàu Vikramaditya cho thấy một máy bay P-3C Orion do Mỹ chế tạo xuất hiện phía trên con tàu, chỉ cách vài trăm mét, nó còn lượn xung quanh để thu thập các dữ liệu điện tử và thủy âm của con tàu.
Tuy nhiên, chiếc máy bay này không qua mắt được tổ kĩ thuật người Nga trên tàu. Ngay khi phát hiện máy bay lạ, họ đã quyết định điều động khẩn cấp một máy bay MiG-29K của Hải quân Nga xuất kích từ một căn cứ trên bờ nhằm đối phó với máy bay do thám của NATO. Ngay khi chiếc MiG-29K tiếp cận hiện trường, máy bay gián điệp của NATO đã phải vội vã rút lui.
Nhằm do thám và thu thập tin tức, máy bay P-3C đã thả hai chiếc phao cảm biến xuống đường đi của tàu Vikramaditya. Hai chiếc phao được thả chính xác đến nỗi con tàu xuyên thẳng qua giữa chiếc phao màu đỏ đang nhấp nhô, cho phép máy bay ghi được những tín hiệu thủy âm về con tàu.

http://sohanews2.vcmedia.vn/thumb_w/640/2013/vikramaditya-d5160.jpg
Tàu sân bay INS Vikramaditya

Sau đó, chính phủ Nga đã gửi những tấm hình về hoạt động xâm phạm trên, bao gồm cả tấm ảnh chụp hai chiếc phao cảm biến tới Đại sứ quán Mỹ và cơ quan đại diện của NATO ở Moscow, tuy nhiên đến nay, họ vẫn chưa nhận được phản hồi nào.
Hải quân Ấn Độ và các nhân viên nhà máy đóng tàu phụ trách hiện đại hóa tàu sân bay Vikramaditya đều khẳng định có vụ việc trên nhưng lại khá kín tiếng về những dữ liệu cụ thể của con tàu này đã lọt vào tay NATO.
Máy bay do thám của NATO đã lựa chọn thời điểm đầu mùa hè năm 2012 khi biển lặng và dòng nước biển tác động ít nhất tới những âm thanh do con tàu phát ra, đây là điều kiện lý tưởng cho hoạt động do thám điện tử từ trên không.
Đáng chú ý là sau khi máy bay do thám rút đi, các thủy thủ trên tàu sân bay Vikramaditya lại phát hiện một thủ đoạn khác nhằm thu thập tín hiệu thông tin liên lạc và điện tử của tàu. Cụ thể, một con tàu của Na Uy đã cố ý di chuyển chậm quanh tàu sân bay này không lâu sau khi hoạt động theo dõi trên không chấm dứt. Con tàu của Na Uy, với những thiết bị điện tử chuyên biệt cho phép thu được tín hiệu thủy âm từ khoảng cách xa, đã di chuyển tới sát tàu Vikramaditya. Sau khi phát hiện ý đồ này, ngay lập tức chỉ huy và thủy thủ trên tàu sân bay đã cho tàu chạy ở chế độ gần như tĩnh lặng.
Trên thực tế nhiều năm sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, cả Nga và NATO vẫn duy trì hoạt động do thám nhắm vào đối phương. Cả hai thay phiên nhau ngăn chặn hoặc theo sát những máy bay “bị lạc” vào không phận của mình, đồng thời tiến hành do thám hoạt động của máy bay và tàu chiến đối phương ở những những khu vực ranh giới trên biển. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là vụ việc theo dõi lần này lại nhắm vào một con tàu của Ấn Độ.