khieman
01-28-2014, 11:07 PM
.
Tại sao dân khóc ông Giáp?
http://3.bp.blogspot.com/-XpwRdF9k5yM/Ulw8f6SMN6I/AAAAAAAAc0c/Y-7HZz6mbl4/s580/_VHA4488.jpg (http://3.bp.blogspot.com/-XpwRdF9k5yM/Ulw8f6SMN6I/AAAAAAAAc0c/Y-7HZz6mbl4/s1600/_VHA4488.jpg)
Tối thứ sáu 04-10-2013, tin ông Võ Nguyên Giáp mất nhanh chóng loan truyền trên facebook, cùng với thông tin là những lời bình luận từ nhiều phía. Một người bạn facebook nhận xét "Ông ấy vừa chết hãy để ông ấy yên". Tôi góp ý bạn tôi: "Chưa chắc họ đã để ông yên". Quả thật ngày hôm sau họ quyết định dành trên một tuần "Quốc Táng" ông.
Tuần qua mỗi lần vào email, vào facebook, lên mạng là y như tôi đã nghĩ: "Không mấy ai chịu để ông yên". Làm chính trị như ông Giáp đương nhiên phải chấp nhận lời khen, chấp nhận tiếng chê, chấp nhận phán đóan của dư luận, và chấp nhận phán xét của lịch sử.
Tôi không xem ông Giáp là một nhà quân sự mà xem ông là một người làm chính trị. Ông là một đảng viên tuyệt đối trung thành với đảng Cộng sản, ông là một nhà cai trị: từ quản trị quân đội sang quản trị việc đẻ sinh.
Cũng như ông Hồ cuộc đời ông là cả một huyền thọai gắn liền với các chiến công của đảng Cộng sản Việt Nam. Nhiều huyền thọai được guồng máy tuyên truyền cộng sản lập đi lập lại đến mức trong niềm tin của nhiều người các huyền thọai là "sự thực". Lẽ tất nhiên chỉ có những tài liệu lịch sử trung thực mới có thể giải mã được các huyền thọai về vị Đại Tướng Nhân Dân hay Đại Tướng Giết Dân này.
Hôm qua ngày đưa tang ông Giáp 13-10-2014, nhiều người thắc mắc về hiện tượng hàng trăm ngàn người đã đứng dọc theo đường phố Hà Nội để tiễn ông. Nhiều người đã khóc hay rơi nước mắt.
Ít hôm trước trên facebook một vài người cho biết họ đã khóc cho người cộng sản cuối cùng. Hôm nay tôi muốn chia sẻ với bạn đọc một vài suy nghĩ cá nhân về hiện tượng khóc tập thể này.
Đám tang ông Giáp được tổ chức tại Hà Nội. Nơi mà ra đường thường gặp quan hay gia đình quan lớn. Người dân Hà Nội trước 1954 ngày nay lưu lạc tứ xứ. Những người định cư ở Hà Nội sau 1954 đa số đều có những liên hệ trực tiếp với chiến tranh. Tâm lý của họ và của gia đình vẫn còn gắn bó với các huyền thoại thời chiến: chiến thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bọn bành trướng xâm lược Trung Quốc.
Nhiều người ngày nay vẫn còn gắn bó, còn mang ơn đảng Cộng sản vì nhờ có “Đảng” họ mới thoát từ miền quê nghèo khó để trở thành dân Thủ Đô với quyền lực và quyền lợi có được.
Bởi thế tâm lý của đám đông: một người khóc, mười người khóc, trăm vạn người khóc, cả tập thể cùng khóc. Mặc dù rất nhiều người cùng khóc cho sự ra đi của ông Giáp nhưng mỗi người có các lý do khác nhau để khóc và đương nhiên sẽ có những người không biết tại sao họ khóc.
Hiện tượng khóc ông Giáp làm tôi nghĩ càng quý trọng các anh chị đang đấu tranh cho dân chủ tại Hà Nội. Các anh chị phải rất cương quyết và vững tâm mới có thể tồn tại giữa một tập thể vẫn còn rẩt quyến luyến với các huyền thọai và ân tình của quá khứ.
Nếu ông Giáp chết và đưa đám tại Sài Gòn, tôi tin chắc bà con ta vì tò mò cũng sẽ đứng chật đường để xem đám táng ông. Nhưng sẽ không có những màn khóc tập thể, thậm chí sẽ nhiều người chia sẻ với nam MC đài HTV1: "một ngày quốc tang thật nhiều niềm vui".
Dân Sài Gòn chẳng có mấy gắn bó với ông Giáp, với đảng Cộng sản. Họ bị xem là dân thua cuộc, dân bị trị. Họ chẳng tin vào những huyền thọai, chẳng có những ân tình mà thậm chí ngược lại. Họ sống thực tế với những biến chuyển của đất nước. Nhất là bản tính của người Sài Gòn lại là "ỗng chết rồi thôi để ỗng yên. Tụi nó mới là đám để nguyền rủa".
Nếu ông Giáp chết ở Huế, tôi tin rằng đảng Cộng sản sẽ không làm lễ "Quốc Táng" vì như thế chẳng khác nào khơi lại ngọn lửa căm thù trong lòng gia đình những nạn nhân bị bộ đội ông Giáp giết hay chôn sống. Mỗi năm vào ngày Tết trong khi cả nước vui mừng đón xuân thì hằng chục ngàn gia đình Huế vẫn âm thầm vấn vầng khăn tang cho Huế.
Huế, Sài Gòn, Hà Nội, ba thành phố Việt Nam, tâm lý và tâm tình của người Việt vẫn còn phân ly về những gì do cuộc chiến gây ra. Chỉ có sự thực lịch sử mới có thể hàn gắn lại những khác biệt tâm lý chiến tranh. Xét cho cùng đám táng ông cũng chỉ là "Đảng Táng" chứ không phải là "Quốc Táng".
Bế mạc Hội Nghị 8, Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh nhu cầu ổn định an ninh chính trị và nguy cơ chiến tranh phải "Vận dụng nhuần nhuyễn bài học dựng nước và giữ nước của ông cha". Ông Giáp là một đảng viên thuần thành của đảng Cộng sản vì thế không lạ gì khi đảng này đã tận tình khai thác đám táng của ông.
Cảnh bà con ta ở Hà Nội khóc thương ông dễ dàng để chúng ta tiên đóan "Chưa chắc họ đã để ông yên".
Nguyễn Quang Duy
Melbourne Úc Đại Lợi
14-10-2013
Tại sao dân khóc ông Giáp?
http://3.bp.blogspot.com/-XpwRdF9k5yM/Ulw8f6SMN6I/AAAAAAAAc0c/Y-7HZz6mbl4/s580/_VHA4488.jpg (http://3.bp.blogspot.com/-XpwRdF9k5yM/Ulw8f6SMN6I/AAAAAAAAc0c/Y-7HZz6mbl4/s1600/_VHA4488.jpg)
Tối thứ sáu 04-10-2013, tin ông Võ Nguyên Giáp mất nhanh chóng loan truyền trên facebook, cùng với thông tin là những lời bình luận từ nhiều phía. Một người bạn facebook nhận xét "Ông ấy vừa chết hãy để ông ấy yên". Tôi góp ý bạn tôi: "Chưa chắc họ đã để ông yên". Quả thật ngày hôm sau họ quyết định dành trên một tuần "Quốc Táng" ông.
Tuần qua mỗi lần vào email, vào facebook, lên mạng là y như tôi đã nghĩ: "Không mấy ai chịu để ông yên". Làm chính trị như ông Giáp đương nhiên phải chấp nhận lời khen, chấp nhận tiếng chê, chấp nhận phán đóan của dư luận, và chấp nhận phán xét của lịch sử.
Tôi không xem ông Giáp là một nhà quân sự mà xem ông là một người làm chính trị. Ông là một đảng viên tuyệt đối trung thành với đảng Cộng sản, ông là một nhà cai trị: từ quản trị quân đội sang quản trị việc đẻ sinh.
Cũng như ông Hồ cuộc đời ông là cả một huyền thọai gắn liền với các chiến công của đảng Cộng sản Việt Nam. Nhiều huyền thọai được guồng máy tuyên truyền cộng sản lập đi lập lại đến mức trong niềm tin của nhiều người các huyền thọai là "sự thực". Lẽ tất nhiên chỉ có những tài liệu lịch sử trung thực mới có thể giải mã được các huyền thọai về vị Đại Tướng Nhân Dân hay Đại Tướng Giết Dân này.
Hôm qua ngày đưa tang ông Giáp 13-10-2014, nhiều người thắc mắc về hiện tượng hàng trăm ngàn người đã đứng dọc theo đường phố Hà Nội để tiễn ông. Nhiều người đã khóc hay rơi nước mắt.
Ít hôm trước trên facebook một vài người cho biết họ đã khóc cho người cộng sản cuối cùng. Hôm nay tôi muốn chia sẻ với bạn đọc một vài suy nghĩ cá nhân về hiện tượng khóc tập thể này.
Đám tang ông Giáp được tổ chức tại Hà Nội. Nơi mà ra đường thường gặp quan hay gia đình quan lớn. Người dân Hà Nội trước 1954 ngày nay lưu lạc tứ xứ. Những người định cư ở Hà Nội sau 1954 đa số đều có những liên hệ trực tiếp với chiến tranh. Tâm lý của họ và của gia đình vẫn còn gắn bó với các huyền thoại thời chiến: chiến thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bọn bành trướng xâm lược Trung Quốc.
Nhiều người ngày nay vẫn còn gắn bó, còn mang ơn đảng Cộng sản vì nhờ có “Đảng” họ mới thoát từ miền quê nghèo khó để trở thành dân Thủ Đô với quyền lực và quyền lợi có được.
Bởi thế tâm lý của đám đông: một người khóc, mười người khóc, trăm vạn người khóc, cả tập thể cùng khóc. Mặc dù rất nhiều người cùng khóc cho sự ra đi của ông Giáp nhưng mỗi người có các lý do khác nhau để khóc và đương nhiên sẽ có những người không biết tại sao họ khóc.
Hiện tượng khóc ông Giáp làm tôi nghĩ càng quý trọng các anh chị đang đấu tranh cho dân chủ tại Hà Nội. Các anh chị phải rất cương quyết và vững tâm mới có thể tồn tại giữa một tập thể vẫn còn rẩt quyến luyến với các huyền thọai và ân tình của quá khứ.
Nếu ông Giáp chết và đưa đám tại Sài Gòn, tôi tin chắc bà con ta vì tò mò cũng sẽ đứng chật đường để xem đám táng ông. Nhưng sẽ không có những màn khóc tập thể, thậm chí sẽ nhiều người chia sẻ với nam MC đài HTV1: "một ngày quốc tang thật nhiều niềm vui".
Dân Sài Gòn chẳng có mấy gắn bó với ông Giáp, với đảng Cộng sản. Họ bị xem là dân thua cuộc, dân bị trị. Họ chẳng tin vào những huyền thọai, chẳng có những ân tình mà thậm chí ngược lại. Họ sống thực tế với những biến chuyển của đất nước. Nhất là bản tính của người Sài Gòn lại là "ỗng chết rồi thôi để ỗng yên. Tụi nó mới là đám để nguyền rủa".
Nếu ông Giáp chết ở Huế, tôi tin rằng đảng Cộng sản sẽ không làm lễ "Quốc Táng" vì như thế chẳng khác nào khơi lại ngọn lửa căm thù trong lòng gia đình những nạn nhân bị bộ đội ông Giáp giết hay chôn sống. Mỗi năm vào ngày Tết trong khi cả nước vui mừng đón xuân thì hằng chục ngàn gia đình Huế vẫn âm thầm vấn vầng khăn tang cho Huế.
Huế, Sài Gòn, Hà Nội, ba thành phố Việt Nam, tâm lý và tâm tình của người Việt vẫn còn phân ly về những gì do cuộc chiến gây ra. Chỉ có sự thực lịch sử mới có thể hàn gắn lại những khác biệt tâm lý chiến tranh. Xét cho cùng đám táng ông cũng chỉ là "Đảng Táng" chứ không phải là "Quốc Táng".
Bế mạc Hội Nghị 8, Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh nhu cầu ổn định an ninh chính trị và nguy cơ chiến tranh phải "Vận dụng nhuần nhuyễn bài học dựng nước và giữ nước của ông cha". Ông Giáp là một đảng viên thuần thành của đảng Cộng sản vì thế không lạ gì khi đảng này đã tận tình khai thác đám táng của ông.
Cảnh bà con ta ở Hà Nội khóc thương ông dễ dàng để chúng ta tiên đóan "Chưa chắc họ đã để ông yên".
Nguyễn Quang Duy
Melbourne Úc Đại Lợi
14-10-2013