giavui
11-06-2010, 09:01 PM
Kênh Lò Gốm, dòng kênh ủ bệnh
Sài Gòn có nhiều dòng kênh chảy qua các quận huyện của thành phố, trong đó đặc biệt là một dòng kênh chạy qua các quận 6 - 11 - Tân Phú - Tân Bình.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1289077119_1.jpg
Bè rác trên kênh Lò Gốm. (Hình: Nguyễn Ðạt/Người Việt)
Ðoạn rộng nhất của dòng kênh, bao khắp chiều dài của 2 phường 8 và 9, quận 6, song song với đường Lò Gốm, con đường dài tới ba, bốn cây số, nên đoạn kênh này được gọi là kênh Lò Gốm.
Từ lâu chúng tôi từng nghe nói tới kênh Lò Gốm của quận 6, được gọi là dòng kênh ủ bệnh.
Vừa đi tới chân cầu cuối đường Hồng Bàng, cũng như cầu Hậu Giang, hai cây cầu lớn bắc qua kênh Lò Gốm, đã nhận ra mùi hôi thối nồng dậy. Con kênh kéo dài theo hai ngả của đường Lò Gốm, nhà cửa cư dân san sát nhau, các quán tiệm, hãng xưởng sinh hoạt bề bộn. Ngoài hai cây cầu lớn là cầu Hồng Bàng và cầu Hậu Giang, còn nhiều cây cầu nhỏ bắc qua hai bờ kênh, dòng nước đen ngòm vẫn xuôi chảy cùng rác rến đủ loại.
Ở những cầu nhỏ, đôi lúc rác rến dồn tụ, vướng mắc. Chúng tôi thấy một đám rác khổng lồ bị vướng lại từ nhiều tháng ngày, ở chỗ có đường dây cáp chạy ngang dòng kênh, sa xuống sát mặt nước, không rõ là dây cáp điện hay ống dẫn nước. Ðặc biệt trên đường Lò Gốm có nhiều quán bán nước mía, những bó cây mía được chuyên chở qua dòng kênh, đưa lên bờ sau khi đã tẩm đậm nước kênh đen hôi thối.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1289077160_122741-VN-LoGom-02-400.jpg
Cầu trên kênh Lò Gốm. (Hình: Nguyễn Ðạt/Người Việt)
Vị phụ trách khu phố 2, phường 9, chúng tôi gặp ở quán nước mía trên đường Lò Gốm, nói châm biếm: “Ða phần dân cư ở 2 phường 8 và 9, quận 6 'tiết kiệm' được số tiền đổ rác hằng tháng (15-20 ngàn đồng/tháng), bởi ở đây thuận tiện lắm: cứ thoải mái đổ rác xuống dòng kênh!”
Vị phụ trách khu phố 2 cho biết, thỉnh thoảng cũng có những đợt học sinh, thanh niên tham gia vớt rác, làm sạch môi trường, “nhưng vớt rác, làm sạch môi trường nhân những đợt chào mừng này khác, cũng chỉ vắng mặt rác rến được đôi ba bữa, sau đó đâu lại hoàn đấy, rác rến lại trôi lềnh bềnh trên kênh Lò Gốm y như cũ!”
Cho dù có vớt rác thường xuyên, cũng không thể làm sạch được môi trường-môi sinh ở khu vực kênh Lò Gốm, khi người dân cứ đổ rác sinh hoạt hằng ngày; các hãng xưởng, nhất là các xưởng chế biến đồ nhựa, vỏ xe cao su ở 2 phường 8 và 9, quận 6, với rác thải công nghiệp, và dầu nhớt thuyền ghe máy chở mía nữa, dòng kênh Lò Gốm đã bị ô nhiễm nặng từ bao giờ rồi.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1289077143_122741-VN-LoGom-03-400.jpg
Hè đường Lò Gốm tràn ngập rác. (Hình: Nguyễn Ðạt/Người Việt)
Chị chủ quán nước mía lắc đầu, nói: “Không những người người đổ rác, nhà nhà đổ rác, lại còn tình trạng thường xuyên nữa, là có nhiều người thản nhiên phóng uế, tiểu tiện xuống dòng kênh, giữa ban ngày ban mặt, ngay phía trước quán nước mía này!”
Người ta gọi kênh Lò Gốm, dòng kênh ủ bệnh, là đúng sự thật. Vị phụ trách khu phố 2 cho biết, phòng nhận bệnh của bệnh viện Ða Khoa quận 6, cũng như bệnh viện Nhi Ðồng 1 đã ghi nhận: qua các bệnh nhi đồng như bệnh tay chân miệng, bệnh tiêu chảy cấp, đặc biệt trong đợt cao điểm của bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhi - có cả người lớn - phải vào điều trị tại bệnh viện, thì số người nhập viện cư ngụ ở các phường 5, 8 và phường 9, quận 6 luôn chiếm tỷ lệ cao nhất, hơn hẳn những nơi khác.
Chúng tôi từng nghe vài nơi tại thành phố, người tiểu tiện, xả rác ở đường phố và những nơi công cộng, bị phạt vạ, nhưng tại khu vực kênh Lò Gốm, chị chủ quán nước mía cho biết, chưa từng có một vụ phạt vạ nào. Trong khi đó, trụ sở ban bảo vệ khu phố, trụ sở công an phường, đặt ngay trên đường Lò Gốm, trước mặt dòng kênh.
Dòng kênh được gọi là kênh Nước Ðen ở quận Bình Tân (tách ra từ huyện Bình Chánh), ngắn và nhỏ hơn, nhưng cũng không mấy thua kém kênh Lò Gốm về vệ sinh môi trường.
Kênh Nước Ðen, rác rến đủ loại từ vô số hàng ăn quán nhậu trên đường Tân Kỳ Tân Quý - thuộc phường Bình Hưng Hòa, nơi có nghĩa địa lớn nhất của thành phố - thải ra mỗi ngày. Ở khu vực này, dòng kênh Nước Ðen còn chịu đựng từ nhiều năm, nước thải của hàng trăm cơ sở dệt-nhuộm vải, và các cơ sở, tổ hợp tái chế phế liệu nhựa.
Trụ sở ủy ban nhân dân phường Bình Hưng Hòa cũng đặt gần kênh Nước Ðen, nhưng các “đồng chí cán bộ” hình như bị bệnh nghẹt mũi và khiếm thị, chưa từng nhìn thấy rác rến tụ tập trên dòng kênh nước đen sình thối.
Còn kênh Nhiêu Lộc, dòng kênh lớn nhất, chạy qua nhiều quận nội thành, được nhà nước cho đầu tư thực hiện công trình nạo vét, kè đá bờ kênh đã từ nhiều năm, tới nay vẫn chưa hoàn tất, trong khi đó, rác rến vẫn trôi lềnh bềnh trên kênh. Ðặc biệt, các quán nhậu mọc lên như nấm dọc bờ kênh Nhiêu Lộc, nhiều nhất là đoạn bờ kè ở khu vực Tân Ðịnh, không bao giờ thiếu rác thải, và dân nhậu tiểu tiện thẳng xuống dòng kênh.
Kênh Suối Cái ở quận Thủ Ðức, gần công ty dệt-may Việt Thắng và bệnh viện Ða Khoa Thủ Ðức, nước thải công nghiệp cùng nước thải y tế chảy xuống dòng kênh, nổi bọt trắng xóa và bốc mùi tanh hôi nồng nặc. Nhưng các khu dân cư ở gần quanh, hầu hết vẫn sử dụng nước giếng khoan, không ái ngại, và không từng được cảnh báo mạch nước có khả năng bị ô nhiễm.
Sài Gòn có nhiều dòng kênh chảy qua các quận huyện của thành phố, trong đó đặc biệt là một dòng kênh chạy qua các quận 6 - 11 - Tân Phú - Tân Bình.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1289077119_1.jpg
Bè rác trên kênh Lò Gốm. (Hình: Nguyễn Ðạt/Người Việt)
Ðoạn rộng nhất của dòng kênh, bao khắp chiều dài của 2 phường 8 và 9, quận 6, song song với đường Lò Gốm, con đường dài tới ba, bốn cây số, nên đoạn kênh này được gọi là kênh Lò Gốm.
Từ lâu chúng tôi từng nghe nói tới kênh Lò Gốm của quận 6, được gọi là dòng kênh ủ bệnh.
Vừa đi tới chân cầu cuối đường Hồng Bàng, cũng như cầu Hậu Giang, hai cây cầu lớn bắc qua kênh Lò Gốm, đã nhận ra mùi hôi thối nồng dậy. Con kênh kéo dài theo hai ngả của đường Lò Gốm, nhà cửa cư dân san sát nhau, các quán tiệm, hãng xưởng sinh hoạt bề bộn. Ngoài hai cây cầu lớn là cầu Hồng Bàng và cầu Hậu Giang, còn nhiều cây cầu nhỏ bắc qua hai bờ kênh, dòng nước đen ngòm vẫn xuôi chảy cùng rác rến đủ loại.
Ở những cầu nhỏ, đôi lúc rác rến dồn tụ, vướng mắc. Chúng tôi thấy một đám rác khổng lồ bị vướng lại từ nhiều tháng ngày, ở chỗ có đường dây cáp chạy ngang dòng kênh, sa xuống sát mặt nước, không rõ là dây cáp điện hay ống dẫn nước. Ðặc biệt trên đường Lò Gốm có nhiều quán bán nước mía, những bó cây mía được chuyên chở qua dòng kênh, đưa lên bờ sau khi đã tẩm đậm nước kênh đen hôi thối.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1289077160_122741-VN-LoGom-02-400.jpg
Cầu trên kênh Lò Gốm. (Hình: Nguyễn Ðạt/Người Việt)
Vị phụ trách khu phố 2, phường 9, chúng tôi gặp ở quán nước mía trên đường Lò Gốm, nói châm biếm: “Ða phần dân cư ở 2 phường 8 và 9, quận 6 'tiết kiệm' được số tiền đổ rác hằng tháng (15-20 ngàn đồng/tháng), bởi ở đây thuận tiện lắm: cứ thoải mái đổ rác xuống dòng kênh!”
Vị phụ trách khu phố 2 cho biết, thỉnh thoảng cũng có những đợt học sinh, thanh niên tham gia vớt rác, làm sạch môi trường, “nhưng vớt rác, làm sạch môi trường nhân những đợt chào mừng này khác, cũng chỉ vắng mặt rác rến được đôi ba bữa, sau đó đâu lại hoàn đấy, rác rến lại trôi lềnh bềnh trên kênh Lò Gốm y như cũ!”
Cho dù có vớt rác thường xuyên, cũng không thể làm sạch được môi trường-môi sinh ở khu vực kênh Lò Gốm, khi người dân cứ đổ rác sinh hoạt hằng ngày; các hãng xưởng, nhất là các xưởng chế biến đồ nhựa, vỏ xe cao su ở 2 phường 8 và 9, quận 6, với rác thải công nghiệp, và dầu nhớt thuyền ghe máy chở mía nữa, dòng kênh Lò Gốm đã bị ô nhiễm nặng từ bao giờ rồi.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1289077143_122741-VN-LoGom-03-400.jpg
Hè đường Lò Gốm tràn ngập rác. (Hình: Nguyễn Ðạt/Người Việt)
Chị chủ quán nước mía lắc đầu, nói: “Không những người người đổ rác, nhà nhà đổ rác, lại còn tình trạng thường xuyên nữa, là có nhiều người thản nhiên phóng uế, tiểu tiện xuống dòng kênh, giữa ban ngày ban mặt, ngay phía trước quán nước mía này!”
Người ta gọi kênh Lò Gốm, dòng kênh ủ bệnh, là đúng sự thật. Vị phụ trách khu phố 2 cho biết, phòng nhận bệnh của bệnh viện Ða Khoa quận 6, cũng như bệnh viện Nhi Ðồng 1 đã ghi nhận: qua các bệnh nhi đồng như bệnh tay chân miệng, bệnh tiêu chảy cấp, đặc biệt trong đợt cao điểm của bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhi - có cả người lớn - phải vào điều trị tại bệnh viện, thì số người nhập viện cư ngụ ở các phường 5, 8 và phường 9, quận 6 luôn chiếm tỷ lệ cao nhất, hơn hẳn những nơi khác.
Chúng tôi từng nghe vài nơi tại thành phố, người tiểu tiện, xả rác ở đường phố và những nơi công cộng, bị phạt vạ, nhưng tại khu vực kênh Lò Gốm, chị chủ quán nước mía cho biết, chưa từng có một vụ phạt vạ nào. Trong khi đó, trụ sở ban bảo vệ khu phố, trụ sở công an phường, đặt ngay trên đường Lò Gốm, trước mặt dòng kênh.
Dòng kênh được gọi là kênh Nước Ðen ở quận Bình Tân (tách ra từ huyện Bình Chánh), ngắn và nhỏ hơn, nhưng cũng không mấy thua kém kênh Lò Gốm về vệ sinh môi trường.
Kênh Nước Ðen, rác rến đủ loại từ vô số hàng ăn quán nhậu trên đường Tân Kỳ Tân Quý - thuộc phường Bình Hưng Hòa, nơi có nghĩa địa lớn nhất của thành phố - thải ra mỗi ngày. Ở khu vực này, dòng kênh Nước Ðen còn chịu đựng từ nhiều năm, nước thải của hàng trăm cơ sở dệt-nhuộm vải, và các cơ sở, tổ hợp tái chế phế liệu nhựa.
Trụ sở ủy ban nhân dân phường Bình Hưng Hòa cũng đặt gần kênh Nước Ðen, nhưng các “đồng chí cán bộ” hình như bị bệnh nghẹt mũi và khiếm thị, chưa từng nhìn thấy rác rến tụ tập trên dòng kênh nước đen sình thối.
Còn kênh Nhiêu Lộc, dòng kênh lớn nhất, chạy qua nhiều quận nội thành, được nhà nước cho đầu tư thực hiện công trình nạo vét, kè đá bờ kênh đã từ nhiều năm, tới nay vẫn chưa hoàn tất, trong khi đó, rác rến vẫn trôi lềnh bềnh trên kênh. Ðặc biệt, các quán nhậu mọc lên như nấm dọc bờ kênh Nhiêu Lộc, nhiều nhất là đoạn bờ kè ở khu vực Tân Ðịnh, không bao giờ thiếu rác thải, và dân nhậu tiểu tiện thẳng xuống dòng kênh.
Kênh Suối Cái ở quận Thủ Ðức, gần công ty dệt-may Việt Thắng và bệnh viện Ða Khoa Thủ Ðức, nước thải công nghiệp cùng nước thải y tế chảy xuống dòng kênh, nổi bọt trắng xóa và bốc mùi tanh hôi nồng nặc. Nhưng các khu dân cư ở gần quanh, hầu hết vẫn sử dụng nước giếng khoan, không ái ngại, và không từng được cảnh báo mạch nước có khả năng bị ô nhiễm.