PDA

View Full Version : hế hệ mới kế thừa cuộc chiến Afghanistan



giavui
11-06-2010, 08:50 PM
Hạ Sĩ Jacob Adams chỉ mới học đến lớp Năm khi các phi cơ bị không tặc chiếm đoạt đâm vào tòa nhà World Trade Center và Ngũ Giác Ðài. Cha mẹ anh ta đến trường đón con về sớm ngày hôm đó.


http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1289076622_1.jpg

Hạ Sĩ TQLC Tim Forero, gốc ở Queens, New York, tham gia một cuộc hành quân tại Marjah, miền Nam Afghanistan. Hầu hết binh sĩ từng tham gia tấn công vào Afghanistan và Iraq đều đã giải ngũ và về nhà; hầu hết binh sĩ tham chiến đều là người mới, một thực tế nhắc nhở mọi người là cuộc chiến đã kéo dài quá thời gian dự đoán ban đầu. (Hình: AP Photo/Todd Pitman)

Adams, nay 20 tuổi, đang phục vụ trong một tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, chiến đấu chống lại các tay súng Taliban, nhiều người trong số này cũng chỉ là trẻ nít khi xảy ra vụ tấn công hôm 11 tháng 9 năm 2001. Adams thuộc vào thế hệ mới của quân đội Hoa Kỳ thừa hưởng các cuộc chiến gây ra bởi các hành vi khủng bố một thập niên trước.

Nhiều người lính, cả nam lẫn nữ, tham dự các đợt tấn công đầu tiên vào Afghanistan và Iraq nay đã rời khỏi quân đội và trở về với đời sống dân sự. Sự thay đổi trong số người cầm súng chiến đấu này rất rõ ràng và cũng là sự nhắc nhở cho thấy cuộc chiến kéo dài hơn là sự suy nghĩ của nhiều người.

“Thật là một cảm giác lạ lùng khi xem tất cả các tin tức trong những ngày đầu lúc đó,” theo lời Adams. “Và bây giờ, 10 năm sau, tôi đang chiến đấu nơi đây.”

Adams hiện đang trong lần điều động ra chiến trường đầu tiên, với Tiểu Ðoàn 2, Trung Ðoàn 9 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, mới được đưa đến chiến trường Afghanistan hồi tháng 7. Anh nói chuyện với phóng viên AP tại một tiền đồn mang tên Typhoon 4, nơi tiểu đội của anh tuần tiễu khu vực trồng bông vải, bắp, cần sa, thuốc phiện và các loại hoa màu khác. Nơi đây, quận Marjah, chẳng có đường trải nhựa và cũng không có điện. Nhưng lại có rất nhiều quả bom được chôn giấu.

Adams, quê quán ở Jacksonville, Florida, cho hay tuy rằng chỉ mới 10 tuổi khi hai tòa tháp Twin Towers sụp đổ, anh đã muốn gia nhập quân đội. Nhưng lúc đó, “tôi không nghĩ rằng cuộc chiến sẽ kéo đến bây giờ,” anh cho hay.

Một đồng đội khác, Hạ Sĩ Michael Chatel, 20 tuổi, ở Holyoke, Massachusetts, cũng nhớ là được cha mẹ đến trường đón hôm 9/11.

“Ông hiệu trưởng mở máy phóng thanh và yêu cầu có một phút mặc niệm,” theo lời Chatel, người mặc bộ áo giáp phòng thân có lẽ còn nặng hơn trọng lượng của anh khi mới 10 tuổi. “Tôi thật sự không biết điều gì xảy ra. Khi về đến nhà, tôi thấy bà nội xem tin tức trên truyền hình rồi khóc.”

Ðông đảo các cựu quân nhân các quân binh chủng Hoa Kỳ tham dự đợt tấn công đầu tiên vào Afghanistan để lật đổ chế độ Taliban ngày 7 tháng 10 năm 2001 và vào Iraq hai năm sau đó, nay trở về đời sống dân sự và xây dựng gia đình của họ.

Mức thay đổi trong quân số Thủy Quân Lục Chiến thường cao hơn các quân chủng khác rất nhiều, trung bình vào khoảng 70 phần trăm mỗi bốn năm, theo lời sĩ quan hành quân tiểu đoàn 2/9, Thiếu Tá Dallas Shah. Ðiều này có nghĩa là chỉ có khoảng 30 phần trăm lính TQLC tái đăng khi hết hạn giao kèo, theo Thiếu Tá Shah.

Khi ông Shah vào TQLC hơn 20 năm trước đây, tình hình lúc đó khác hẳn bây giờ. Chiến trận đa số chỉ gồm những cuộc chiến ngắn ngủi như vụ tấn công Panama năm 1989 hay cuộc chiến Vùng Vịnh để đánh đuổi quân Iraq ra khỏi Kuwait vào đầu thập niên 90.

Ðối với giới trẻ gia nhập TQLC bây giờ, “họ không có ảo tưởng gì cả,” Thiếu Tá Shah cho hay. “Họ gia nhập dù biết rõ ràng những gì đang chờ đợi mình.” Cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan cũng tạo ra một lớp các cấp chỉ huy dày dạn kinh nghiệm chiến trường vì liên tục được đưa đi khắp các mặt trận.

Ðối với Hạ Sĩ Chatel, việc gia nhập TQLC và sang chiến đấu tại Afghanistan cho anh cái nhìn khác về đời sống. “Cuộc chiến này kéo dài quá lâu,” anh cho hay. “Nhưng chiến đấu ở nơi này là một kinh nghiệm mà tôi sẽ không bao giờ quên.”

Theo NV