giavui
01-15-2015, 11:39 PM
Không Ga Xuống
Phạm Sông Hồng
Hiền nhìn Hà bằng con mắt thoáng nghi ngờ. Hiền định hỏi bạn nhưng lại thôi. Chắc nhà nó có chuyện gì? Làm sao nó từ Hà Nội xuống mà lại đưa mấy gói quà mua tại Nam Định này. Và nó còn lạ gì mình rất thích ô mai chua ngọt nổi tiếng ở Hàng Đường nữa. Tuy thân nhưng có đến hàng năm không viết thư cho nhau. Cuộc đời người đàn bà bận bịu lắm nào hầu chồng... hầu con. Những chuyện tình cảm thời con gái đã chết, chết rất sớm, đến mức chẳng ai buồn nhắc đến nữa. Chúng thường được coi như những trò rồ dại tuổi trẻ. Mà nào hai đứa đã già gì? Hình như sau khi lập gia đình người đàn bà nhanh chóng bước sang một tuổi khác...
Vào thời buổi kinh tế thị trường này... người ta hì hụi kiếm tiền như điên... ai có thì giờ đâu đi hàng trăm cây số đến chơi nói chuyện tào lao với bạn những hơn một ngày... Bảo nó nhớ mình thì cũng không phải... Nhớ mình thì nó đã mua ô mai Hàng Đường... đã không mua thứ quà địa phương tặng bạn một cách vô tâm đến mức gần như bất lịch sự.
Mà từ khi đi học, Hà vốn nổi tiếng là một tâm hồn cứng rắn... Một cơn động đất nào vừa mới xảy ra?
Thanh toán nhanh chóng song bữa cơm tối hai đứa rủ nhau di chơi như thời trẻ (tuổi hai đứa cộng lại mới ngót nghét 60 tuổi mà sao xa xôi thế?) Hiền hỏi Hà:
- Mày xuống đây có việc gì?
Hà cười:
- Tao cũng chẳng biết... Tao như con chim không có tổ.
- Mày bán nhà rồi à... Được bao nhiêu?
- Không... Tao không bán nhà...
- Thế sao mày bảo không có tổ...
- Nhà có phải chỉ là chỗ ở đâu... Tao đã làm đơn xin ly dị, nhưng Sơn không chịu ký.
Hiền tròn mắt:
- Ly dị... Mày điên à... Bao nhiêu đứa ao ước như mày không được... Vợ một người nổi tiếng... Hay nó bồ bịch?
Hà lắc đầu:
- Tao chưa đến nỗi xuống cấp, phải ghen với bồ bịch của chồng.
- Thế thì sao? Sơn nó yêu mày lắm cơ mà...
Hà cười buồn bã:
- Trước tao cũng tưởng thế.
Thôi đừng giấu tao nữa... Sơn yêu con nào?
- Tao không giấu mày đâu... Sơn chẳng có tâm đâu mà yêu ai... Anh ta chỉ yêu bản thân mình... Nhà tao trở thành một mini ô ten... Suốt ngày khách khứa, suốt ngày bạn bè rồi những người hâm mộ... ăn uống, rượu chè ầm ĩ...
- Nghệ sĩ phải như thế chứ.. Mày cổ lỗ quá...
- Nào họ có bàn chuyện nghề nghiệp. Hết bốc nhau một cách lố bịch, lại mạt sát nói xấu người khác, rồi lại uống rượu, nôn mửa cả ra nhà...
Sao mày không nhắc nhở Sơn?
- Nhắc nhở quá đi chứ... Nhưng lần nào Sơn cũng khó chịu: " Em cổ hủ quá... Nghệ sĩ phải vậy..."
- Thì mày đã là vợ của một người nổi tiếng...
- Tao lấy chồng... chứ tao có lấy mác nổi tiếng của Sơn đâu... Sơn không biết rằng tao cũng có một công việc, có những hoài bão, tao cũng cần có một cuộc sống riêng dù hết sức nhỏ bé của mình.
Hai người đi im lặng...
Trời bắt đầu mưa phùn...
Không thể ở nhà Hiền lâu hơn. Hà định lên tàu về Hà Nội. Nhưng cứ nghĩ đến " về nhà" cô lại sợ. Không biết ở nhà đang có mấy vị khách? Con cô có phải đi ngủ nhờ không? Nhà cô như không có kỷ niệm về những bữa cơm gia đình, không có chỗ riêng tư của cô. Lúc nào cũng ồn ào, náo nhiệt, công cộng như một sân khấu với một vở diễn lặp đi lặp lại quá nhiều.
Nhưng đi đâu bây giờ?
Hay là mình cứ đi lại đến một chỗ nào đó vài ngày đã. Cơ quan thông cảm đã cho cô nghỉ một tháng không lương. Nhưng cô không dám ở với bố mẹ lâu, sợ sẽ khó giấu được chuyện.
Còn những một tuần nữa mới hết tháng nghỉ.
Trong đời con người có lẽ thời gian là thứ vi trùng khó diệt nhất.
Sau một đêm ở khách sạn như một kẻ vô gia cư giữa đất Hà Nội, hôm sau cô chọn đi chuyến tàu sớm nhất.
Lên tàu cô tìm cho mình một chỗ sát cửa sổ.
Cô sốt ruột chờ tàu rời ga. Rồi cuối cùng nó cũng ì ạch chuyển bánh.
Cô háo hức nhìn: một vùng đất mới lạ cô chưa một lần qua. Tàu đến ga đỗ đầu tiên.
Có nhiều người lên.
Hình như cách hành khách lên tàu ở đây cũng khác cách những hành khách lên tàu ở chuyến tàu cô thường đi. Họ không thùng to thùng nhỏ, không sấn sổ, không sát khí đằng đằng. ở đây cái gì với cô cũng lạ, cũng mới.
Cô vẫn mải miết nhìn ra ngoài:
Gió thổi lâng lâng thoải mái.
Mấy con bò lững thững nằm trên cỏ non nhai lại một kỷ niệm. Xa xa luỹ tre đứng thanh thản dưới một vòm trời xanh vô tâm. Một vài lùm cây trắng rong chơi như tuổi trẻ.
Cô bỗng ước con tàu cứ đi... đi... đi mãi.
Ga thứ hai...
Ga thứ ba...
Có người xuống.
ít người lên.
Đến trưa, đói, lấy bánh mì ra ăn, cô mới hoảng hốt không biết rồi mình sẽ xuống đâu?
Mà con tàu thì đã náo nức kéo còi vì sắp đến ga cuối.
Hành khách hớn hở chuẩn bị túi áo để xuống ga. Nhiều người thò cổ ra í ới gọi người chờ đón mình.
Cô uể oải đi đến chỗ bán vé.
Người bán vé hỏi:
Chị mua vé về Hà Nội?
Chẳng hiểu sao cô bỗng buột miệng:
- Không... tôi mua vé đi Hà Nội...
Phạm Sông Hồng
Hiền nhìn Hà bằng con mắt thoáng nghi ngờ. Hiền định hỏi bạn nhưng lại thôi. Chắc nhà nó có chuyện gì? Làm sao nó từ Hà Nội xuống mà lại đưa mấy gói quà mua tại Nam Định này. Và nó còn lạ gì mình rất thích ô mai chua ngọt nổi tiếng ở Hàng Đường nữa. Tuy thân nhưng có đến hàng năm không viết thư cho nhau. Cuộc đời người đàn bà bận bịu lắm nào hầu chồng... hầu con. Những chuyện tình cảm thời con gái đã chết, chết rất sớm, đến mức chẳng ai buồn nhắc đến nữa. Chúng thường được coi như những trò rồ dại tuổi trẻ. Mà nào hai đứa đã già gì? Hình như sau khi lập gia đình người đàn bà nhanh chóng bước sang một tuổi khác...
Vào thời buổi kinh tế thị trường này... người ta hì hụi kiếm tiền như điên... ai có thì giờ đâu đi hàng trăm cây số đến chơi nói chuyện tào lao với bạn những hơn một ngày... Bảo nó nhớ mình thì cũng không phải... Nhớ mình thì nó đã mua ô mai Hàng Đường... đã không mua thứ quà địa phương tặng bạn một cách vô tâm đến mức gần như bất lịch sự.
Mà từ khi đi học, Hà vốn nổi tiếng là một tâm hồn cứng rắn... Một cơn động đất nào vừa mới xảy ra?
Thanh toán nhanh chóng song bữa cơm tối hai đứa rủ nhau di chơi như thời trẻ (tuổi hai đứa cộng lại mới ngót nghét 60 tuổi mà sao xa xôi thế?) Hiền hỏi Hà:
- Mày xuống đây có việc gì?
Hà cười:
- Tao cũng chẳng biết... Tao như con chim không có tổ.
- Mày bán nhà rồi à... Được bao nhiêu?
- Không... Tao không bán nhà...
- Thế sao mày bảo không có tổ...
- Nhà có phải chỉ là chỗ ở đâu... Tao đã làm đơn xin ly dị, nhưng Sơn không chịu ký.
Hiền tròn mắt:
- Ly dị... Mày điên à... Bao nhiêu đứa ao ước như mày không được... Vợ một người nổi tiếng... Hay nó bồ bịch?
Hà lắc đầu:
- Tao chưa đến nỗi xuống cấp, phải ghen với bồ bịch của chồng.
- Thế thì sao? Sơn nó yêu mày lắm cơ mà...
Hà cười buồn bã:
- Trước tao cũng tưởng thế.
Thôi đừng giấu tao nữa... Sơn yêu con nào?
- Tao không giấu mày đâu... Sơn chẳng có tâm đâu mà yêu ai... Anh ta chỉ yêu bản thân mình... Nhà tao trở thành một mini ô ten... Suốt ngày khách khứa, suốt ngày bạn bè rồi những người hâm mộ... ăn uống, rượu chè ầm ĩ...
- Nghệ sĩ phải như thế chứ.. Mày cổ lỗ quá...
- Nào họ có bàn chuyện nghề nghiệp. Hết bốc nhau một cách lố bịch, lại mạt sát nói xấu người khác, rồi lại uống rượu, nôn mửa cả ra nhà...
Sao mày không nhắc nhở Sơn?
- Nhắc nhở quá đi chứ... Nhưng lần nào Sơn cũng khó chịu: " Em cổ hủ quá... Nghệ sĩ phải vậy..."
- Thì mày đã là vợ của một người nổi tiếng...
- Tao lấy chồng... chứ tao có lấy mác nổi tiếng của Sơn đâu... Sơn không biết rằng tao cũng có một công việc, có những hoài bão, tao cũng cần có một cuộc sống riêng dù hết sức nhỏ bé của mình.
Hai người đi im lặng...
Trời bắt đầu mưa phùn...
Không thể ở nhà Hiền lâu hơn. Hà định lên tàu về Hà Nội. Nhưng cứ nghĩ đến " về nhà" cô lại sợ. Không biết ở nhà đang có mấy vị khách? Con cô có phải đi ngủ nhờ không? Nhà cô như không có kỷ niệm về những bữa cơm gia đình, không có chỗ riêng tư của cô. Lúc nào cũng ồn ào, náo nhiệt, công cộng như một sân khấu với một vở diễn lặp đi lặp lại quá nhiều.
Nhưng đi đâu bây giờ?
Hay là mình cứ đi lại đến một chỗ nào đó vài ngày đã. Cơ quan thông cảm đã cho cô nghỉ một tháng không lương. Nhưng cô không dám ở với bố mẹ lâu, sợ sẽ khó giấu được chuyện.
Còn những một tuần nữa mới hết tháng nghỉ.
Trong đời con người có lẽ thời gian là thứ vi trùng khó diệt nhất.
Sau một đêm ở khách sạn như một kẻ vô gia cư giữa đất Hà Nội, hôm sau cô chọn đi chuyến tàu sớm nhất.
Lên tàu cô tìm cho mình một chỗ sát cửa sổ.
Cô sốt ruột chờ tàu rời ga. Rồi cuối cùng nó cũng ì ạch chuyển bánh.
Cô háo hức nhìn: một vùng đất mới lạ cô chưa một lần qua. Tàu đến ga đỗ đầu tiên.
Có nhiều người lên.
Hình như cách hành khách lên tàu ở đây cũng khác cách những hành khách lên tàu ở chuyến tàu cô thường đi. Họ không thùng to thùng nhỏ, không sấn sổ, không sát khí đằng đằng. ở đây cái gì với cô cũng lạ, cũng mới.
Cô vẫn mải miết nhìn ra ngoài:
Gió thổi lâng lâng thoải mái.
Mấy con bò lững thững nằm trên cỏ non nhai lại một kỷ niệm. Xa xa luỹ tre đứng thanh thản dưới một vòm trời xanh vô tâm. Một vài lùm cây trắng rong chơi như tuổi trẻ.
Cô bỗng ước con tàu cứ đi... đi... đi mãi.
Ga thứ hai...
Ga thứ ba...
Có người xuống.
ít người lên.
Đến trưa, đói, lấy bánh mì ra ăn, cô mới hoảng hốt không biết rồi mình sẽ xuống đâu?
Mà con tàu thì đã náo nức kéo còi vì sắp đến ga cuối.
Hành khách hớn hở chuẩn bị túi áo để xuống ga. Nhiều người thò cổ ra í ới gọi người chờ đón mình.
Cô uể oải đi đến chỗ bán vé.
Người bán vé hỏi:
Chị mua vé về Hà Nội?
Chẳng hiểu sao cô bỗng buột miệng:
- Không... tôi mua vé đi Hà Nội...