giahamdzui
12-07-2013, 02:55 AM
Thiếu phụ Nam Xương
http://i30.servimg.com/u/f30/13/50/70/90/tpnx0210.jpg
Ngày xưa, ở làng Nam Xương, có cô gái tên là Vũ Thị Thiết, người đã xinh đẹp lại thùy mị nết na. Biết bao chàng trai làng bên dòm ngó, nhưng nàng không rung động một ai, bởi vì trong trái tim nàng đã có bóng hình của chàng Trương Sinh vốn là người cùng làng.
Hai người đã thề non hẹn biển sống với nhau cho đến đầu bạc răng long.
Thế rồi mọi chuyện đều diễn ra như ý muốn, đôi bên cha mẹ rất bằng lòng xe duyên cho họ.
Rồi nàng trở thành vợ chàng Trương dưới sự chứng kiến của họ hàng đôi bên.
Tuy đã có chồng, nhưng nàng vẫn đẹp như xưa, có rất nhiều chàng trai tưởng lầm nàng chưa chồng nên hay buông lời chọc ghẹo.
Việc này làm cho chàng Trương nổi máu ghen tuông hay xét nét vợ.
Nàng nghĩ vì chồng quá yêu nàng nên không lấy đó làm buồn, mà càng giữ gìn khuôn phép, đi thưa về trình và tránh xa những lời chọc ghẹo của bọn trai làng hơn nữa, nên vợ chồng chẳng có chuyện gì xảy ra.
Hai người sống rất hạnh phúc cùng với người mẹ già trong mái nhà tranh.
Vợ chồng hương đượm lửa nồng chưa được bao lâu thì bỗng nghe tin chốn biên thùy có giặc.
Mọi người đang ở trong tâm trạng lo âu thì một ngày kia, triều đình phát loa rao truyền tuyển quân vang lên khắp xóm:
- Loa loa... Toàn dân nghe cho rõ đây! Quân giặc ngang nhiên tràn qua biên giới xâm lược nước ta. Vì vậy tất cả đàn ông trai tráng trong làng phải lên đường làm nghĩa vụ của những người yêu nước để giữ yên bờ cõi nước nhà.
http://i30.servimg.com/u/f30/13/50/70/90/tpnx0410.jpg
Nhận được tin, ai nấy đều vâng lệnh, chuẩn bị lên đường. Chàng Trương Sinh cũng không ngoài số đó, vâng lệnh vua, từ giã mẹ già cùng người vợ trẻ, lên đường làm nghĩa vụ của người con trai trong thời chiến.
Buổi chia tay thật bịn rịn, lòng chàng Trương rối bời xen lẫn lưu luyến khi bỏ lại người mẹ già và người vợ đang bụng mang dạ chửa.
Nhưng người mẹ đã khuyên chàng hãy vững lòng ra đi đánh giặc, chúc cho con chân cứng đá mềm để sớm đoàn tụ cùng gia đình. Còn chàng Trương thì chỉ biết nhắn nhủ vợ gắng phụng dưỡng mẹ già và nuôi con khôn lớn.
Sau khi chàng Trương chưa đi được bao lâu thì Vũ Thị Thiết sinh được một đứa con trai thật kháu khỉnh. Hai mẹ con đặt tên cho nó là Đản.
Thằng bé sởn sơ mạnh khỏe khiến hai mẹ con cũng đỡ nỗi buồn cô quạnh. Mỗi khi nhớ đến chàng Trương thì chỉ cần nhìn thằng Đản là vơi nỗi buồn, vì nó giống cha như tạc.
Tối tối bà cháu quay quần bên ngọn đèn dầu tạo nên một bức tranh vô cùng đẹp đẽ, đầy sự ấm áp của một gia đình, cho dù thiếu bóng người chồng đang chinh chiến phương xa.
Thế rồi thời gian trôi qua, Vợ chàng Trương biến nỗi nhớ mong thành hành động để lo cho mẹ già và đứa con thơ, nên dù nhớ thương chồng, nàng vẫn vững dạ chờ mong.
Riêng người mẹ chồng vì tuổi già sức yếu, lại thêm nỗi buồn không gặp lại con khiến bà ngã quị.
http://i30.servimg.com/u/f30/13/50/70/90/tpnx0610.jpg
Người thiếu phụ luôn nhớ lời chồng dặn dò nên hết lòng thuốc thang. Nhưng bệnh của bà ngày càng một nặng, chẳng bao lâu bà qua đời.
Nhờ bà con xóm làng hết lòng giúp đỡ nên việc ma chay cũng chu toàn mọi bề.
Còn lại hai mẹ con, người thiếu phụ cảm thấy buồn và cô đơn, nhưng sức mạnh của tình yêu khiến nàng quyết tâm đứng vững.
Ngày ngày gánh con ra đồng, để con trong thúng ngồi chơi một mình, còn nàng xuống ruộng lo việc cày cấy, làm lụng nuôi con.
Mấy mùa thu qua, bóng chàng Trương vẫn bặt vô âm tín, người thiếu phụ mỏi mòn vì trông đợi, nhưng rồi nàng cũng gắng sức giấu nỗi thất vọng vào lòng để lo cho con và hương khói cho mẹ chồng làm tròn bổn phận của dâu con.
Mỗi khi đêm về, vợ chàng Trương mới có thời gian để may vá và chơi đùa với con. Những lúc đứa bé khóc hỏi cha đâu, thì nàng thường chỉ vào bóng của mình trên vách và bảo:
- Nín đi con! Kìa bố đã về. Đấy! Đấy!
Đứa bé nhìn vào bóng mẹ trên vách, tưởng là cha thật nên nín khóc.
Cứ như thế lâu dần thành thói quen. Thằng Đản thường đòi gặp bố trước khi đi ngủ. Cái bóng đen đen trên tường từ đấy đối với cả mẹ lẫn con trở thành một hình dáng thân quen, như là một người thân thích vậy.
http://i30.servimg.com/u/f30/13/50/70/90/tpnx0810.jpg
Rồi chiến tranh cũng phải có lúc chấm dứt, cõi biên thùy lại bình yên như xưa. Những người lính được trở về quê quán của mình. Trương Sinh cũng được nằm trong số đó.
Dưới bóng cờ khải hoàn, mọi người cùng nhau lên đường trở về, mặt ngời lên niềm vui không tả xiết.
Bao tháng ngày lưu lạc phương xa, dầm mưa giãi nắng, nay được đoàn tụ cùng gia đình, nào ai không hoan hỉ và nô nức gặp lại người thân?!
Chàng Trương còn nôn nóng hơn vì qua mấy năm mà chưa hề gặp mặt con.
Sau bao năm tháng ly biệt vì chiến chinh, nay hai vợ chồng gặp lại nhau ở đầu làng, mừng mừng tủi tủi.
Chàng đau lòng vì mất người mẹ thân yêu, nhưng có niềm vui bù lại khi có đứa con trai bụ bẫm.
Thằng Đản bây giờ đã lên ba tuổi, và đã biết nói bập bẹ. Tuy nó vẫn để cho bố bồng bế, nhưng dường như vẫn có cái gì đấy xa lạ...
Chàng Trương không buồn vì cho rằng đó là điều tự nhiên, vì chàng vắng nhà và xa con lâu quá nên làm sao nảy sinh tình cảm thân thiết được?
Qua ngày hôm sau, Trương Sinh hỏi mộ mẹ rồi bế con đi thăm. Ra đến đồng, thằng Đản quấy khóc, chàng Trương dỗ dành:
- Con nín đi, đừng khóc, bố yêu, rồi bố mua quà cho mà ăn.
Thằng bé đáp ngay:
- Ông không phải là bố
Đản... bố Đản khác kia... Chỉ đến tối bố mới đến nhà.
Nghe con nói, Trương Sinh thấy đau nhói ở tim. Chàng ngạc nhiên rồi nhìn con hỏi dồn:
- Thế thì bố của Đản như thế nào? Con nói đi!
Thằng Đản ngây thơ đáp:
- Tối nào bố Đản cũng đến... Mẹ Đản đi thì bố cùng đi, mẹ Đản ngồi thì bố cùng ngồi... nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.
http://i30.servimg.com/u/f30/13/50/70/90/tpnx1210.jpg
Mấy lời vô tình của con trẻ làm cho Trương Sinh tin là vợ mình ngoại tình, không còn nghi ngờ gì nữa.
Máu trong đầu bốc lên, lòng đau đớn vì bị phản bội, không ngờ người vợ thùy mị nết na của mình lại đem lòng phản trắc khi chồng vắng nhà vì phải lo việc chinh chiến để bảo vệ tổ quốc.
Càng nghĩ Trương Sinh càng giận, thắp hương xong, chàng vội vàng trở về nhà.
Trong khi ấy thì ở nhà, lòng người thiếu phụ như nở hoa, vì tất cả mọi việc nàng làm đều đầy ắp niềm vui sướng khi được đón chồng trở về.
Nàng định bày ra một bữa cơm thịnh soạn mừng ngày đoàn tụ cùng chồng.
Nhưng người vợ chẳng thể ngờ được là lòng Trương Sinh đang dậy sóng, cứ nghĩ đến người vợ xinh đẹp trong tay kẻ khác thì cơn ghen bừng bừng bốc lên.
Chàng lẩm bẩm:
- Thật là quá rõ. Không ngờ trong khi mình gian lao ở ngoài biên ải... Thế mà ở nhà lại còn...
Vừa thấy bóng Trương Sinh từ xa, người vợ vội vàng bước ra đón, tưởng rằng sẽ tìm thấy niềm hoan hỉ trong ngày đoàn tụ.
http://i30.servimg.com/u/f30/13/50/70/90/tpnx1410.jpg
Nhưng không ngờ đụng phải bộ mặt hầm hầm của chồng, và nàng chưa kịp hỏi thì chàng Trương đã chỉ mặt nàng rít lên:
- Tao không ngờ mày là đồ thất tiết, chồng đi vắng, tối tối lại rước trai về nhà.
Vợ chàng Trương bất ngờ trước lời buộc tội của chồng, không hiểu do đâu mà lại nói như vậy, song nàng cũng cố nén lòng để phân trần giải nỗi oan này.
Nhưng chàng Trương nhất định không nghe, và cũng chẳng nói cho vợ biết là do miệng thằng Đản nói ra, cứ việc đổ tội cho vợ mình là kẻ ngoại tình đáng bị lên án. Người thiếu phụ chỉ biết vừa khóc vừa nói:
- Cách biệt ba năm, thiếp một lòng một dạ với chàng, đâu có phải là kẻ hư thân mất nết như lời chàng nói. Chàng đừng ngờ oan cho thiếp mà vương thêm tội.
Vợ càng nói thì chồng càng giận, rồi không thể kềm chế được cơn ghen hờn, chàng Trương bắt đầu dùng lối vũ phu tra khảo vợ thật là tàn nhẫn.
Nghe có tiếng la hét trong nhà Trương Sinh, mọi người trong làng rất đỗi ngạc nhiên, vì nỗi vui mừng đoàn tụ của đôi vợ chồng trẻ chưa tròn mà đã xảy ra xô xát, họ không thể làm ngơ, nên đã kéo đến nhà chàng Trương.
Khi nghe phân trần xong sự việc, tất cả đều bất bình can ngăn chàng Trương và nói tốt cho vợ chàng.
Nhưng chẳng ăn thua gì, chàng Trương bị cơn ghen làm mất cả lý trí, lại cho rằng vợ chàng khéo mồm khéo mép nên được lòng mọi người, chứ nhất quyết không tin đến lòng trung trinh của vợ.
http://i30.servimg.com/u/f30/13/50/70/90/tpnx1610.jpg
Trong cơn phẫn uất, người thiếu phụ ôm ghì lấy con mà khóc, rồi biết chắc rằng không thể minh oan với chồng mình là người tiết hạnh trước sau cũng chỉ yêu một người, thì chỉ còn lấy cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của mình mà thôi.
Bởi vậy nên nhân lúc chồng sang nhà hàng xóm, người thiếu phụ lạy tạ linh vị mẹ chồng rồi đặt con xuống, chạy một mạch ra bến Hoàng Giang trầm mình xuống nước tự vẫn.
Cánh hoa hương sắc đã gởi cho dòng nước xiết cuốn trôi...
Khi chàng Trương về nhà thấy mất hút bóng vợ thì biết có sự chẳng lành.
Nghe mọi người chạy ra bến Hoàng Giang nói rằng có người tự vẫn thì hốt hoảng chạy ra theo. Không ngờ người ấy lại là vợ mình.
Chàng Trương vô cùng hối hận thuê người mò xác vợ, nhưng dòng nước chảy xiết mãi đến tối cũng chẳng thấy xác nàng đâu. Nước cuốn hoa trôi, làm sao tìm lại bóng dáng của người yêu dấu?! chàng Trương khóc lóc thảm thiết, ân hận về những gì mình làm cho vợ đau khổ đến nỗi phải tuẫn tiết.
Tối đến, thằng Đản lại khóc vì vắng mẹ, Trương Sinh thắp đèn lên rồi ngồi dỗ con thì không ngờ lúc ấy, thằng bé chợt kêu lên:
- Ồ, bố Đản đã đến kia kìa!
http://i30.servimg.com/u/f30/13/50/70/90/tpnx2010.jpg
Chàng Trương ngạc nhiên hỏi:
- Đâu con? Bố Đản đâu?
Thằng Đản chỉ vào bóng chàng trên vách mà nói:
- Đấy! Đấy! Chính là bố Đản đấy!
Trương Sinh ngẩn người ra khi nghe thằng Đản nói, chàng nhớ lại lời con khi đi thăm mộ, bây giờ mới chợt hiểu ra sự thật này thì đã muộn.
Giờ đây biết được nỗi oan tày trời của vợ, chỉ vì lòng ghen tuông nóng nảy của mình mà ra, nhưng đã muộn mất rồi, người thiếu phụ đức hạnh đã quyên sinh, còn làm gì được nữa?
Trương Sinh chỉ còn biết ngày ngày bồng con ra bến Hoàng Giang, nhìn xuống dòng sông mà khóc.
Quá hối hận và cũng không biết làm sao để chuộc lại lỗi lầm của mình, nên từ đó về sau, chàng Trương không lấy vợ khác, ở vậy nuôi con, và đêm ngày nhang khói cho nàng hầu mong nàng ở chốn tuyền đài tha thứ cho mình.
Về sau, người trong làng thương nhớ nàng, cho nàng là người trung liệt, nên đã dựng một cái miếu để thờ ngay trên bến Hoàng Giang.
Miếu này thờ bà Vũ Thị Thiết, quen gọi là Miếu Vợ Chàng Trương.
Vua Lê Thánh Tông đã có lần ngự lãm qua đây và biết được câu chuyện về một người nữ tiết hạnh nên đã cảm thán đặt một bài thơ:
Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương
Ngọn đèn dầu tắt đừng nghe trẻ
Làn nước chi cho lụy đến nàng...
http://i30.servimg.com/u/f30/13/50/70/90/tpnx0210.jpg
Ngày xưa, ở làng Nam Xương, có cô gái tên là Vũ Thị Thiết, người đã xinh đẹp lại thùy mị nết na. Biết bao chàng trai làng bên dòm ngó, nhưng nàng không rung động một ai, bởi vì trong trái tim nàng đã có bóng hình của chàng Trương Sinh vốn là người cùng làng.
Hai người đã thề non hẹn biển sống với nhau cho đến đầu bạc răng long.
Thế rồi mọi chuyện đều diễn ra như ý muốn, đôi bên cha mẹ rất bằng lòng xe duyên cho họ.
Rồi nàng trở thành vợ chàng Trương dưới sự chứng kiến của họ hàng đôi bên.
Tuy đã có chồng, nhưng nàng vẫn đẹp như xưa, có rất nhiều chàng trai tưởng lầm nàng chưa chồng nên hay buông lời chọc ghẹo.
Việc này làm cho chàng Trương nổi máu ghen tuông hay xét nét vợ.
Nàng nghĩ vì chồng quá yêu nàng nên không lấy đó làm buồn, mà càng giữ gìn khuôn phép, đi thưa về trình và tránh xa những lời chọc ghẹo của bọn trai làng hơn nữa, nên vợ chồng chẳng có chuyện gì xảy ra.
Hai người sống rất hạnh phúc cùng với người mẹ già trong mái nhà tranh.
Vợ chồng hương đượm lửa nồng chưa được bao lâu thì bỗng nghe tin chốn biên thùy có giặc.
Mọi người đang ở trong tâm trạng lo âu thì một ngày kia, triều đình phát loa rao truyền tuyển quân vang lên khắp xóm:
- Loa loa... Toàn dân nghe cho rõ đây! Quân giặc ngang nhiên tràn qua biên giới xâm lược nước ta. Vì vậy tất cả đàn ông trai tráng trong làng phải lên đường làm nghĩa vụ của những người yêu nước để giữ yên bờ cõi nước nhà.
http://i30.servimg.com/u/f30/13/50/70/90/tpnx0410.jpg
Nhận được tin, ai nấy đều vâng lệnh, chuẩn bị lên đường. Chàng Trương Sinh cũng không ngoài số đó, vâng lệnh vua, từ giã mẹ già cùng người vợ trẻ, lên đường làm nghĩa vụ của người con trai trong thời chiến.
Buổi chia tay thật bịn rịn, lòng chàng Trương rối bời xen lẫn lưu luyến khi bỏ lại người mẹ già và người vợ đang bụng mang dạ chửa.
Nhưng người mẹ đã khuyên chàng hãy vững lòng ra đi đánh giặc, chúc cho con chân cứng đá mềm để sớm đoàn tụ cùng gia đình. Còn chàng Trương thì chỉ biết nhắn nhủ vợ gắng phụng dưỡng mẹ già và nuôi con khôn lớn.
Sau khi chàng Trương chưa đi được bao lâu thì Vũ Thị Thiết sinh được một đứa con trai thật kháu khỉnh. Hai mẹ con đặt tên cho nó là Đản.
Thằng bé sởn sơ mạnh khỏe khiến hai mẹ con cũng đỡ nỗi buồn cô quạnh. Mỗi khi nhớ đến chàng Trương thì chỉ cần nhìn thằng Đản là vơi nỗi buồn, vì nó giống cha như tạc.
Tối tối bà cháu quay quần bên ngọn đèn dầu tạo nên một bức tranh vô cùng đẹp đẽ, đầy sự ấm áp của một gia đình, cho dù thiếu bóng người chồng đang chinh chiến phương xa.
Thế rồi thời gian trôi qua, Vợ chàng Trương biến nỗi nhớ mong thành hành động để lo cho mẹ già và đứa con thơ, nên dù nhớ thương chồng, nàng vẫn vững dạ chờ mong.
Riêng người mẹ chồng vì tuổi già sức yếu, lại thêm nỗi buồn không gặp lại con khiến bà ngã quị.
http://i30.servimg.com/u/f30/13/50/70/90/tpnx0610.jpg
Người thiếu phụ luôn nhớ lời chồng dặn dò nên hết lòng thuốc thang. Nhưng bệnh của bà ngày càng một nặng, chẳng bao lâu bà qua đời.
Nhờ bà con xóm làng hết lòng giúp đỡ nên việc ma chay cũng chu toàn mọi bề.
Còn lại hai mẹ con, người thiếu phụ cảm thấy buồn và cô đơn, nhưng sức mạnh của tình yêu khiến nàng quyết tâm đứng vững.
Ngày ngày gánh con ra đồng, để con trong thúng ngồi chơi một mình, còn nàng xuống ruộng lo việc cày cấy, làm lụng nuôi con.
Mấy mùa thu qua, bóng chàng Trương vẫn bặt vô âm tín, người thiếu phụ mỏi mòn vì trông đợi, nhưng rồi nàng cũng gắng sức giấu nỗi thất vọng vào lòng để lo cho con và hương khói cho mẹ chồng làm tròn bổn phận của dâu con.
Mỗi khi đêm về, vợ chàng Trương mới có thời gian để may vá và chơi đùa với con. Những lúc đứa bé khóc hỏi cha đâu, thì nàng thường chỉ vào bóng của mình trên vách và bảo:
- Nín đi con! Kìa bố đã về. Đấy! Đấy!
Đứa bé nhìn vào bóng mẹ trên vách, tưởng là cha thật nên nín khóc.
Cứ như thế lâu dần thành thói quen. Thằng Đản thường đòi gặp bố trước khi đi ngủ. Cái bóng đen đen trên tường từ đấy đối với cả mẹ lẫn con trở thành một hình dáng thân quen, như là một người thân thích vậy.
http://i30.servimg.com/u/f30/13/50/70/90/tpnx0810.jpg
Rồi chiến tranh cũng phải có lúc chấm dứt, cõi biên thùy lại bình yên như xưa. Những người lính được trở về quê quán của mình. Trương Sinh cũng được nằm trong số đó.
Dưới bóng cờ khải hoàn, mọi người cùng nhau lên đường trở về, mặt ngời lên niềm vui không tả xiết.
Bao tháng ngày lưu lạc phương xa, dầm mưa giãi nắng, nay được đoàn tụ cùng gia đình, nào ai không hoan hỉ và nô nức gặp lại người thân?!
Chàng Trương còn nôn nóng hơn vì qua mấy năm mà chưa hề gặp mặt con.
Sau bao năm tháng ly biệt vì chiến chinh, nay hai vợ chồng gặp lại nhau ở đầu làng, mừng mừng tủi tủi.
Chàng đau lòng vì mất người mẹ thân yêu, nhưng có niềm vui bù lại khi có đứa con trai bụ bẫm.
Thằng Đản bây giờ đã lên ba tuổi, và đã biết nói bập bẹ. Tuy nó vẫn để cho bố bồng bế, nhưng dường như vẫn có cái gì đấy xa lạ...
Chàng Trương không buồn vì cho rằng đó là điều tự nhiên, vì chàng vắng nhà và xa con lâu quá nên làm sao nảy sinh tình cảm thân thiết được?
Qua ngày hôm sau, Trương Sinh hỏi mộ mẹ rồi bế con đi thăm. Ra đến đồng, thằng Đản quấy khóc, chàng Trương dỗ dành:
- Con nín đi, đừng khóc, bố yêu, rồi bố mua quà cho mà ăn.
Thằng bé đáp ngay:
- Ông không phải là bố
Đản... bố Đản khác kia... Chỉ đến tối bố mới đến nhà.
Nghe con nói, Trương Sinh thấy đau nhói ở tim. Chàng ngạc nhiên rồi nhìn con hỏi dồn:
- Thế thì bố của Đản như thế nào? Con nói đi!
Thằng Đản ngây thơ đáp:
- Tối nào bố Đản cũng đến... Mẹ Đản đi thì bố cùng đi, mẹ Đản ngồi thì bố cùng ngồi... nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.
http://i30.servimg.com/u/f30/13/50/70/90/tpnx1210.jpg
Mấy lời vô tình của con trẻ làm cho Trương Sinh tin là vợ mình ngoại tình, không còn nghi ngờ gì nữa.
Máu trong đầu bốc lên, lòng đau đớn vì bị phản bội, không ngờ người vợ thùy mị nết na của mình lại đem lòng phản trắc khi chồng vắng nhà vì phải lo việc chinh chiến để bảo vệ tổ quốc.
Càng nghĩ Trương Sinh càng giận, thắp hương xong, chàng vội vàng trở về nhà.
Trong khi ấy thì ở nhà, lòng người thiếu phụ như nở hoa, vì tất cả mọi việc nàng làm đều đầy ắp niềm vui sướng khi được đón chồng trở về.
Nàng định bày ra một bữa cơm thịnh soạn mừng ngày đoàn tụ cùng chồng.
Nhưng người vợ chẳng thể ngờ được là lòng Trương Sinh đang dậy sóng, cứ nghĩ đến người vợ xinh đẹp trong tay kẻ khác thì cơn ghen bừng bừng bốc lên.
Chàng lẩm bẩm:
- Thật là quá rõ. Không ngờ trong khi mình gian lao ở ngoài biên ải... Thế mà ở nhà lại còn...
Vừa thấy bóng Trương Sinh từ xa, người vợ vội vàng bước ra đón, tưởng rằng sẽ tìm thấy niềm hoan hỉ trong ngày đoàn tụ.
http://i30.servimg.com/u/f30/13/50/70/90/tpnx1410.jpg
Nhưng không ngờ đụng phải bộ mặt hầm hầm của chồng, và nàng chưa kịp hỏi thì chàng Trương đã chỉ mặt nàng rít lên:
- Tao không ngờ mày là đồ thất tiết, chồng đi vắng, tối tối lại rước trai về nhà.
Vợ chàng Trương bất ngờ trước lời buộc tội của chồng, không hiểu do đâu mà lại nói như vậy, song nàng cũng cố nén lòng để phân trần giải nỗi oan này.
Nhưng chàng Trương nhất định không nghe, và cũng chẳng nói cho vợ biết là do miệng thằng Đản nói ra, cứ việc đổ tội cho vợ mình là kẻ ngoại tình đáng bị lên án. Người thiếu phụ chỉ biết vừa khóc vừa nói:
- Cách biệt ba năm, thiếp một lòng một dạ với chàng, đâu có phải là kẻ hư thân mất nết như lời chàng nói. Chàng đừng ngờ oan cho thiếp mà vương thêm tội.
Vợ càng nói thì chồng càng giận, rồi không thể kềm chế được cơn ghen hờn, chàng Trương bắt đầu dùng lối vũ phu tra khảo vợ thật là tàn nhẫn.
Nghe có tiếng la hét trong nhà Trương Sinh, mọi người trong làng rất đỗi ngạc nhiên, vì nỗi vui mừng đoàn tụ của đôi vợ chồng trẻ chưa tròn mà đã xảy ra xô xát, họ không thể làm ngơ, nên đã kéo đến nhà chàng Trương.
Khi nghe phân trần xong sự việc, tất cả đều bất bình can ngăn chàng Trương và nói tốt cho vợ chàng.
Nhưng chẳng ăn thua gì, chàng Trương bị cơn ghen làm mất cả lý trí, lại cho rằng vợ chàng khéo mồm khéo mép nên được lòng mọi người, chứ nhất quyết không tin đến lòng trung trinh của vợ.
http://i30.servimg.com/u/f30/13/50/70/90/tpnx1610.jpg
Trong cơn phẫn uất, người thiếu phụ ôm ghì lấy con mà khóc, rồi biết chắc rằng không thể minh oan với chồng mình là người tiết hạnh trước sau cũng chỉ yêu một người, thì chỉ còn lấy cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của mình mà thôi.
Bởi vậy nên nhân lúc chồng sang nhà hàng xóm, người thiếu phụ lạy tạ linh vị mẹ chồng rồi đặt con xuống, chạy một mạch ra bến Hoàng Giang trầm mình xuống nước tự vẫn.
Cánh hoa hương sắc đã gởi cho dòng nước xiết cuốn trôi...
Khi chàng Trương về nhà thấy mất hút bóng vợ thì biết có sự chẳng lành.
Nghe mọi người chạy ra bến Hoàng Giang nói rằng có người tự vẫn thì hốt hoảng chạy ra theo. Không ngờ người ấy lại là vợ mình.
Chàng Trương vô cùng hối hận thuê người mò xác vợ, nhưng dòng nước chảy xiết mãi đến tối cũng chẳng thấy xác nàng đâu. Nước cuốn hoa trôi, làm sao tìm lại bóng dáng của người yêu dấu?! chàng Trương khóc lóc thảm thiết, ân hận về những gì mình làm cho vợ đau khổ đến nỗi phải tuẫn tiết.
Tối đến, thằng Đản lại khóc vì vắng mẹ, Trương Sinh thắp đèn lên rồi ngồi dỗ con thì không ngờ lúc ấy, thằng bé chợt kêu lên:
- Ồ, bố Đản đã đến kia kìa!
http://i30.servimg.com/u/f30/13/50/70/90/tpnx2010.jpg
Chàng Trương ngạc nhiên hỏi:
- Đâu con? Bố Đản đâu?
Thằng Đản chỉ vào bóng chàng trên vách mà nói:
- Đấy! Đấy! Chính là bố Đản đấy!
Trương Sinh ngẩn người ra khi nghe thằng Đản nói, chàng nhớ lại lời con khi đi thăm mộ, bây giờ mới chợt hiểu ra sự thật này thì đã muộn.
Giờ đây biết được nỗi oan tày trời của vợ, chỉ vì lòng ghen tuông nóng nảy của mình mà ra, nhưng đã muộn mất rồi, người thiếu phụ đức hạnh đã quyên sinh, còn làm gì được nữa?
Trương Sinh chỉ còn biết ngày ngày bồng con ra bến Hoàng Giang, nhìn xuống dòng sông mà khóc.
Quá hối hận và cũng không biết làm sao để chuộc lại lỗi lầm của mình, nên từ đó về sau, chàng Trương không lấy vợ khác, ở vậy nuôi con, và đêm ngày nhang khói cho nàng hầu mong nàng ở chốn tuyền đài tha thứ cho mình.
Về sau, người trong làng thương nhớ nàng, cho nàng là người trung liệt, nên đã dựng một cái miếu để thờ ngay trên bến Hoàng Giang.
Miếu này thờ bà Vũ Thị Thiết, quen gọi là Miếu Vợ Chàng Trương.
Vua Lê Thánh Tông đã có lần ngự lãm qua đây và biết được câu chuyện về một người nữ tiết hạnh nên đã cảm thán đặt một bài thơ:
Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương
Ngọn đèn dầu tắt đừng nghe trẻ
Làn nước chi cho lụy đến nàng...