sophienguyen
02-27-2014, 02:35 AM
Gieo hạt mỗi ngày
Đời là một chuyến đi không biết điểm đến. Rất ít ai đến được điểm mình dự định. Thông thường ta bắt đầu cuộc hành trình với một ý niệm đích điểm trong đầu, chỉ để nhận ra rất sớm là cuộc đời có rất nhiều chỗ rẽ bất ngờ, và sau một lúc thì ta chẳng chắc là đời ta rồi sẽ về đâu.
Nếu quan sát trẻ em và người già thì ta thấy khá giống nhau – cả hai cùng yếu về thể xác và cùng nhiều tình cảm hơn là suy nghĩ lý luận. Và ta bắt đầu từ bụi đất, sẽ trở về cùng bụi đất: Điểm cuối cũng là điểm khởi hành.
Khái niệm đường vòng này rất ích lợi trong kế hoạch sống của chúng ta. Nếu ta biết đời không phải là đường thẳng và ta có thể vòng lại điểm đã qua, thì tốt hơn là trên mỗi bước đi, ta nên ném ra vài hạt cây trái bên đường, hy vọng là dọc đường sẽ mọc nhiều cây trái, để lúc nào đó ta vòng lại thì có thể đã có sẵn trái ngon chờ đợi! Đi đến đâu gieo hạt giống đến đó, tức là sống hôm nay mà trồng cho ngày mai vậy.
Dĩ nhiên là không phải hạt nào cũng lên cây tốt. Nhiều hạt sẽ bị chim ăn, nhiều hạt sẽ chết đi, nhưng sẽ có một ít hạt nẩy mầm sinh cây. Và những cây này, biết đâu lại sinh hoa trái và chim chóc sẽ mang hạt của chúng gieo rắc hàng bao nhiêu dặm xa khắp nơi. Cuộc đời biến hoá vô lường, làm sao ta có thể đoán hết kết quả của chỉ một hạt nẩy mầm, huống chi là khi ta gieo nhiều hạt mỗi ngày.
Nếu sống khôn ngoan, thì ta hãy nên chọn hạt tốt để gieo trên mỗi bước đi. Nhưng các hạt đó là những gì?
Thưa, chúng ta có thể chia các hạt ta có sẵn trong túi ra thành vài nhóm.
1. Nụ cười và ái ngữ (những lời mềm mỏng).
2. Vật chất: Nếu có thể giúp ai đỡ đói một ngày, thì giúp.
3. Công việc: Nếu có thể mách bảo ai một cơ hội làm ăn, một công việc thì chỉ. Nếu có thể dạy ai một nghề nghiệp gì, thì dạy.
4. Kiến thức: Nếu có tài năng gì đó có thể chia sẻ lại với mọi người thì chia sẻ. Nếu có kỹ năng sống nào đó có thể dạy lại cho mọi người thì dạy.
5. Đạo lý sống: Nếu ta đã có kinh nghiệm sống biết thế nào là tốt, thế nào là lành, thế nào là có hại, con đường nào sẽ đưa đến khổ đau, con đường nào sẽ đưa đến an lạc, thì hãy chia sẻ lại cùng với mọi người, nhất là những người ít kinh nghiệm sống hơn.
Các điều trên đây không ngoài giúp cho mỗi người có tư duy tích cực, có kỹ năng sống tự tin, tự xoay xở cho dù là có lọt vào bất kỳ tình huống khó khăn nào. Mỗi người hãy tự đứng vững trên hai chân để sống tốt ở mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh.
Tất cả những điều này mỗi chúng ta đều đã có sẵn không ít thì nhiều. Chẳng tốn kém tiền bạc hay nhiều công lao, chỉ để lấy vài hạt và ném ra bên lề đường chúng ta đang đi.
Và tất cả các hạt này đều chỉ nằm trong một đại gia đình thực vật: nhựa sống. Kết quả sự gieo hạt của chúng ta có thể nhận ra rằng, dù ai đi đâu, dọc đường nào, cũng đều có trái ngọt sẵn dành cho chúng ta.
Đời là một chuyến đi không biết điểm đến. Rất ít ai đến được điểm mình dự định. Thông thường ta bắt đầu cuộc hành trình với một ý niệm đích điểm trong đầu, chỉ để nhận ra rất sớm là cuộc đời có rất nhiều chỗ rẽ bất ngờ, và sau một lúc thì ta chẳng chắc là đời ta rồi sẽ về đâu.
Nếu quan sát trẻ em và người già thì ta thấy khá giống nhau – cả hai cùng yếu về thể xác và cùng nhiều tình cảm hơn là suy nghĩ lý luận. Và ta bắt đầu từ bụi đất, sẽ trở về cùng bụi đất: Điểm cuối cũng là điểm khởi hành.
Khái niệm đường vòng này rất ích lợi trong kế hoạch sống của chúng ta. Nếu ta biết đời không phải là đường thẳng và ta có thể vòng lại điểm đã qua, thì tốt hơn là trên mỗi bước đi, ta nên ném ra vài hạt cây trái bên đường, hy vọng là dọc đường sẽ mọc nhiều cây trái, để lúc nào đó ta vòng lại thì có thể đã có sẵn trái ngon chờ đợi! Đi đến đâu gieo hạt giống đến đó, tức là sống hôm nay mà trồng cho ngày mai vậy.
Dĩ nhiên là không phải hạt nào cũng lên cây tốt. Nhiều hạt sẽ bị chim ăn, nhiều hạt sẽ chết đi, nhưng sẽ có một ít hạt nẩy mầm sinh cây. Và những cây này, biết đâu lại sinh hoa trái và chim chóc sẽ mang hạt của chúng gieo rắc hàng bao nhiêu dặm xa khắp nơi. Cuộc đời biến hoá vô lường, làm sao ta có thể đoán hết kết quả của chỉ một hạt nẩy mầm, huống chi là khi ta gieo nhiều hạt mỗi ngày.
Nếu sống khôn ngoan, thì ta hãy nên chọn hạt tốt để gieo trên mỗi bước đi. Nhưng các hạt đó là những gì?
Thưa, chúng ta có thể chia các hạt ta có sẵn trong túi ra thành vài nhóm.
1. Nụ cười và ái ngữ (những lời mềm mỏng).
2. Vật chất: Nếu có thể giúp ai đỡ đói một ngày, thì giúp.
3. Công việc: Nếu có thể mách bảo ai một cơ hội làm ăn, một công việc thì chỉ. Nếu có thể dạy ai một nghề nghiệp gì, thì dạy.
4. Kiến thức: Nếu có tài năng gì đó có thể chia sẻ lại với mọi người thì chia sẻ. Nếu có kỹ năng sống nào đó có thể dạy lại cho mọi người thì dạy.
5. Đạo lý sống: Nếu ta đã có kinh nghiệm sống biết thế nào là tốt, thế nào là lành, thế nào là có hại, con đường nào sẽ đưa đến khổ đau, con đường nào sẽ đưa đến an lạc, thì hãy chia sẻ lại cùng với mọi người, nhất là những người ít kinh nghiệm sống hơn.
Các điều trên đây không ngoài giúp cho mỗi người có tư duy tích cực, có kỹ năng sống tự tin, tự xoay xở cho dù là có lọt vào bất kỳ tình huống khó khăn nào. Mỗi người hãy tự đứng vững trên hai chân để sống tốt ở mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh.
Tất cả những điều này mỗi chúng ta đều đã có sẵn không ít thì nhiều. Chẳng tốn kém tiền bạc hay nhiều công lao, chỉ để lấy vài hạt và ném ra bên lề đường chúng ta đang đi.
Và tất cả các hạt này đều chỉ nằm trong một đại gia đình thực vật: nhựa sống. Kết quả sự gieo hạt của chúng ta có thể nhận ra rằng, dù ai đi đâu, dọc đường nào, cũng đều có trái ngọt sẵn dành cho chúng ta.