khieman
05-06-2014, 03:51 AM
.
Hiện Tượng Krishnamurti
Trúc Thiên
Krishnamurti là một nhà tư tưởng lớn ở thế kỷ 20. Học giả Nguyễn duy Cần, trong quyển "Chu Dịch huyền giải", đã xem ông là "vầng Thiếu Dương sáng chói nhất của hiện đại".
Sách của Krishnamurti rất nhiều, phần lớn ghi lại những bài diễn thuyết của ông ở khắp nơi trên thế giới, nên tư tưởng có phần tản mạn. Do đó, đọc tập sách nhỏ này của Trúc Thiên, ta thấy dễ nắm bắt tổng thể tư tưởng của ông hơn.
Tư tưởng của ông được tóm trong ba cái Không :
- Không thời gian.
"Anh không biết sống cái khoảng khắc hiện giờ, ấy là anh chết rồi cái chính anh và cái bao la của Cuộc Sống."
- Không suy niệm.
"Khi tâm trống không mọi vật của trí, khi trí trống không mọi niệm của tâm, thì có tình thương, chỉ có cái không mớI là vô tận".
- Không chủ đích.
"Hành động nhằm đạt một mục tiêu, thành một lý tưởng là đuổi theo bóng dáng của chính mình phóng ra ngoài".
Và quan niệm về tình thương của ông :
"Có thể thương, nhưng không mắc vướng vào một người nào, vào bất cứ gì, đó là mức chí thiện của cuộc sống tình cảm. Phải tách lìa tất cả, nhưng vẫn thương yêu tất cả, vì tình thương là sự bừng nở của cuộc sống."
"Không thời gian, không suy niệm, không chủ đích : đó là ba cái KHÔNG của Krishnamurti, không mà TUYỆT - tuyệt diệu và tuyệt hậu - như cuộc hóa sanh của trời đất. Đó là :
KRISHNAMURTI TAM TUYỆT
Với ba cái tuyệt ấy, Ông bước lên sân khấu văn hóa quốc tế.
Người ta toan xếp loại Ông. Nhưng làm sao xếp loại được thứ tư tưởng không có người tư tưởng ? Làm sao đánh giá được thứ tư tưởng nhằm phủ nhận tất cả tư tưởng ? Làm sao đặt tên được thứ tư tưởng phi tư tưởng ?
Có người moi óc tìm không ra chữ để ca tụng Ông.
Có người hất bỏ Ông bên lề đường như một trò không tưởng rẻ tiền.
Tuy nhiên, dầu chấp nhận, hay phủ nhận, trong hiện tình của nền văn minh độc tôn khối óc, Ông vẫn có đó, như một hiện tượng. Ông vẫn là một PRÉSENCE.
Hơn nữa, sự có mặt của Ông lại là sự có mặt của cái KHÔNG. Ông chưa từng muốn gì hơn là được không, tên tuổi không, quốc tịch không, hào quang không.
"thơ cũng không mà đạo cũng không
"không là gì hết với non sông.
Cho nên ca tụng Ông là thừa, mà chối bỏ Ông càng vô nghĩa : Ông đã tự chối bỏ Ông ngay từ ban đầu rồi.
Cho nên đến nay, giữa thế giới người, Ông vẫn trơ vơ đứng một mình - cô độc nhưng không cô lập.
Từ bốn phương, thiên hạ đến với Ông, những người trí thức, và không trí thức, của hầu hết các nước trên hoàn cầu. Người ta đón bắt ở Ông từng ý thoáng, từng mỉm môi, từng tia sáng chạy qua khoé mắt, từng khoảng lặng im. Người ta mong tìm thấy ở Ông cái gì khác hơn là cái hiện có, cái gì khả dĩ đột biến được ý thức con người trong cảnh sống nghẹt thở hiện nay đầy hiểm tượng."
Trúc Thiên
Hiện Tượng Krishnamurti
Trúc Thiên
Krishnamurti là một nhà tư tưởng lớn ở thế kỷ 20. Học giả Nguyễn duy Cần, trong quyển "Chu Dịch huyền giải", đã xem ông là "vầng Thiếu Dương sáng chói nhất của hiện đại".
Sách của Krishnamurti rất nhiều, phần lớn ghi lại những bài diễn thuyết của ông ở khắp nơi trên thế giới, nên tư tưởng có phần tản mạn. Do đó, đọc tập sách nhỏ này của Trúc Thiên, ta thấy dễ nắm bắt tổng thể tư tưởng của ông hơn.
Tư tưởng của ông được tóm trong ba cái Không :
- Không thời gian.
"Anh không biết sống cái khoảng khắc hiện giờ, ấy là anh chết rồi cái chính anh và cái bao la của Cuộc Sống."
- Không suy niệm.
"Khi tâm trống không mọi vật của trí, khi trí trống không mọi niệm của tâm, thì có tình thương, chỉ có cái không mớI là vô tận".
- Không chủ đích.
"Hành động nhằm đạt một mục tiêu, thành một lý tưởng là đuổi theo bóng dáng của chính mình phóng ra ngoài".
Và quan niệm về tình thương của ông :
"Có thể thương, nhưng không mắc vướng vào một người nào, vào bất cứ gì, đó là mức chí thiện của cuộc sống tình cảm. Phải tách lìa tất cả, nhưng vẫn thương yêu tất cả, vì tình thương là sự bừng nở của cuộc sống."
"Không thời gian, không suy niệm, không chủ đích : đó là ba cái KHÔNG của Krishnamurti, không mà TUYỆT - tuyệt diệu và tuyệt hậu - như cuộc hóa sanh của trời đất. Đó là :
KRISHNAMURTI TAM TUYỆT
Với ba cái tuyệt ấy, Ông bước lên sân khấu văn hóa quốc tế.
Người ta toan xếp loại Ông. Nhưng làm sao xếp loại được thứ tư tưởng không có người tư tưởng ? Làm sao đánh giá được thứ tư tưởng nhằm phủ nhận tất cả tư tưởng ? Làm sao đặt tên được thứ tư tưởng phi tư tưởng ?
Có người moi óc tìm không ra chữ để ca tụng Ông.
Có người hất bỏ Ông bên lề đường như một trò không tưởng rẻ tiền.
Tuy nhiên, dầu chấp nhận, hay phủ nhận, trong hiện tình của nền văn minh độc tôn khối óc, Ông vẫn có đó, như một hiện tượng. Ông vẫn là một PRÉSENCE.
Hơn nữa, sự có mặt của Ông lại là sự có mặt của cái KHÔNG. Ông chưa từng muốn gì hơn là được không, tên tuổi không, quốc tịch không, hào quang không.
"thơ cũng không mà đạo cũng không
"không là gì hết với non sông.
Cho nên ca tụng Ông là thừa, mà chối bỏ Ông càng vô nghĩa : Ông đã tự chối bỏ Ông ngay từ ban đầu rồi.
Cho nên đến nay, giữa thế giới người, Ông vẫn trơ vơ đứng một mình - cô độc nhưng không cô lập.
Từ bốn phương, thiên hạ đến với Ông, những người trí thức, và không trí thức, của hầu hết các nước trên hoàn cầu. Người ta đón bắt ở Ông từng ý thoáng, từng mỉm môi, từng tia sáng chạy qua khoé mắt, từng khoảng lặng im. Người ta mong tìm thấy ở Ông cái gì khác hơn là cái hiện có, cái gì khả dĩ đột biến được ý thức con người trong cảnh sống nghẹt thở hiện nay đầy hiểm tượng."
Trúc Thiên