nguyen41
11-04-2010, 04:36 AM
Mưa Quê Hương
Huyền Nhung
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1413145386_1_thumb_flex_1307058874484880_file_jpg. jpg
Mưa ! Mưa !
Tiếng reo vui theo chân lũ trẻ chạy nhanh về trong làng.
Làng tôi vốn được bao quanh bởi những rặng tre xanh ngắt. Trong làng nhìn lên chỉ thấy một khoảng trời xanh thẳm với những đám mây trắng lững lờ trôi. Mà mưa lại xuất hiện từ phía chân trời. Bởi vậy mà đến mùa thu hoạch đay, lũ trẻ chúng tôi lại được giao một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng: CANH MƯA.
- Mưa ! Mẹ ơi, mưa !
Tôi ùa vào nhà, mẹ tôi buông vội chém cơm.
- Mưa thì sướng lắm đấy mà hí hửng.
Bà nội lật đật ôm bọc áo mưa dúi vào tay bố và cả nhà tôi nhanh chân ra ngõ.
Lúc này trên đường làng đã lố nhố người, tất cả hối hả lao ra khúc đê cuối làng. Trên đê - dưới cái nắng tháng sáu chói chang có bãi tơ đay óng ánh trắng muốt như bông. Từ đằng xa mây đen đang ùn ùn kéo đến. Gió bắt đầu thổi nhanh. Gió giật tung chiếc tung nón trên tay những cô gái nén ra xa. Gió xô những tay đay quấn vào nhau. Những sợi tơ mỏng manh bứt ra khỏi tay đay vương lẫn những chiếc lá khô chấp chới trong không tung như đàn bươm bướm.
- Nhanh lên ! Nhanh lên !
Tiếng cười, tiếng nói, tiếng gọi nhau ơi ới. Không khí làm việc thật khẩn trương, chẳng mấy chốc những tay đay đã được gấp gọn vào thành từng đống. Rồi, kẻ đội người gánh hối hả chạy về làng. Đám thanh niên được dịp chọc ghẹo nhau cười đùa ầm ĩ. Mây vẫn vần vũ trên bầu trời. Sắp đổ mưa mà ở trên lưng chừng con dốc đê, một tốp thanh niên vẫn đang co kéo nhau.
- Hỡi cô má đỏ hây hây
Đội tơ như thể đội mây về làng.
Những tiếng cười ngặt nghẽo.
- Anh kia buông áo em ra
Kẻo về tơ ướt mẹ cha đánh đòn.
Mấy bà già trên từ trên đê chạy tới, la:
- Thôi đi lũ quỷ, nhanh chân lên không mưa tới bây giờ thì có mà đội rạ.
Khi những bó tơ cuối cùng được xếp gọn ghẽ trong nhà thì mưa ào ào trút xuống. Mọi người thở phào nhẹ nhõm, chậm một chút là đi toi hàng tấn đay xuất khẩu.
Và bây giờ mới đến những hoạt động sôi nổi của tụi con nít. Chúng tôi, đứa nào đứa nấy bó tròn trong tấm áo mưa, tay lăm lăm cây vợt và một cái vỏ chai tề tựu đông đủ trước cổng nhà. Quang "thủ lĩnh" băng cào cào châu chấu, hô to:
- Xuất trận.
Tất cả chúng tôi lóc nhóc chạy ra đồng, tỏa nhanh trên các bờ ruộng. Mưa mỗi lúc một to, những hạt mưa quất vào mặt rát rạt. Mặt ! Tiếng hò vẫn ầm ĩ.
- Lại đây tụi mày ơi nhiều lắm.
Những chú cào cào ngày nắng nhảy loi choi, có đuổi cả buổi chỉ bắt được vài con. Giờ đây bị ướt cánh, chúng nằm dán mình trên lá chuối chúi nhũi trong những gốc rạ, bờ cỏ. Hai con..., ba con chồng lên nhau... Những cây vợt dơ lên, những cánh tay chụt xuống. Rồi ! Chúng nằm gọn trong chai, đập lách nhách. Chỉ lát nữa thôi về nhà đổ vào đây ít nước sôi, những cái chân kia sẽ ngay đơ, những chiếc aó xanh - đỏ sẽ trở thành một màu vàng rộm. Vặt chân, ngắt bỏ cái đầu, thả vào ít mỡ, hành tiêu... Chao ơi ! Thơm ngào ngạt, lũ trẻ sẽ đánh sạch nồi cơm trong chốc lát.
Chẳng mấy chốc những chiếc chai đầy ứ đến tận miệng, chúng tôi rùng rùng trở về làng. Trao "chiến lợi phẩm" cho bà nội xong, tôi chạy biến ra con đường gạch đỏ au lúc này đã xâm xấp nước. Con đường mà bà nội tôi kể rằng: Ngày xưa mỗi cô gái đi lấy chồng thiên hạ đều phải nộp cho làng hai trăm viên gạch. Và những viên gạch âý đã được lát trên con đường từ ngôi đình đâù làng ra tận chân đê cuối cùng và tỏa về các ngõ xóm...
Mưa tạnh. Nước từ ao lớn giữa làng tràn lên, những cánh bèo tan tác dập dềnh trên mặt nước. Từng đàn cá lớn, nhỏ theo dòng nước bơi trên mặt đường. Những chú cua giương đôi càng nghênh ngang. Và một cuộc rượt đuổi đã diễn ra thật sôi nổi. Từ trong các ngõ xóm, những người đàn ông lưng đeo giỏ, tay xách nơm, vai vác vó gọi nhau í ới. Không khí trong làng thật là sôi động.
Nhưng với tụi con nít trò chơi hấp dẫn nhất vẫn là ở cửa quán của bà cụ Hồng. Nền nhà bà vốn thấp hơn mặt đường nên lúc này trong nhà nước đã ngập đến đầu gối, những nải chuối, trái ổi, chùm nhãn được chất lên trên chiếc hòm to dùng làm bàn thờ. Trên chiếc chõng độc nhất giữa nhà, bà cụ Hồng ngồi thu lu, tay ôm khư khư bọc bánh đa nướng. Xung quanh bà là những lọ kẹo, bánh, hành tỏi. Giọng bà nài nỉ:
- Các cháu ơi, đừng đi lại nữa, nước bắn lên hàng của bà rồi.
Mặc. Chúng tôi vẫn nắm chặt tay dàn thành hàng ngang, những bàn chân xít lại gân` nhau. Và:
- Một... hai...ba, chạy đều...chạy.
"Ào" một luồng nước mạnh ập vào nhà, nước mấp mé chiếc chõng. Chợt một đứa tách ra khỏi hàng. Nó giã vờ ngã ùm trước cửa quán một cột nước bắn tóe lên người bà.
- Ôi trời ơi ! đứa nào thế này.
- Nó đây, nó đây... thằng này bà ơi !
Hàng chục cánh tay xô đẩy, một thằng mặt mũi đen nhẻm đến trước chiếc chõng. Bỗng "Bộp...rắc...rắc" cả lũ nằm chồng lên bọc bánh đa của bà.
- Trời ơi ! vỡ hết bánh đa của tôi rồi.
Từ cửa sổ các nhà, những tiếng la lối vọng ra.
- Lũ quỷ sứ, chúng mày không còn biết thương ai nữa hả?
Ông Khương, tay cầm chiếc roi trâu dài ngoằng chạy tới, lũ trẻ ù té chạy. Báo hại cho các nhà phải chia nhau ăn hết mớ bánh vụn.
° ° °
Đã gần mười năm xa quê, mỗi mùa mưa về tôi lại nhớ da diết những cơn mưa quê hương, bắt đầu là những tiếng reo "Mưa ! Mưa" rồi những đám mây trắng muốt hối hả chạy về làng. Và những tiếng cười nói cứ xôn xao nôn nao trên cánh đồng loáng nước.
Huyền Nhung
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1413145386_1_thumb_flex_1307058874484880_file_jpg. jpg
Mưa ! Mưa !
Tiếng reo vui theo chân lũ trẻ chạy nhanh về trong làng.
Làng tôi vốn được bao quanh bởi những rặng tre xanh ngắt. Trong làng nhìn lên chỉ thấy một khoảng trời xanh thẳm với những đám mây trắng lững lờ trôi. Mà mưa lại xuất hiện từ phía chân trời. Bởi vậy mà đến mùa thu hoạch đay, lũ trẻ chúng tôi lại được giao một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng: CANH MƯA.
- Mưa ! Mẹ ơi, mưa !
Tôi ùa vào nhà, mẹ tôi buông vội chém cơm.
- Mưa thì sướng lắm đấy mà hí hửng.
Bà nội lật đật ôm bọc áo mưa dúi vào tay bố và cả nhà tôi nhanh chân ra ngõ.
Lúc này trên đường làng đã lố nhố người, tất cả hối hả lao ra khúc đê cuối làng. Trên đê - dưới cái nắng tháng sáu chói chang có bãi tơ đay óng ánh trắng muốt như bông. Từ đằng xa mây đen đang ùn ùn kéo đến. Gió bắt đầu thổi nhanh. Gió giật tung chiếc tung nón trên tay những cô gái nén ra xa. Gió xô những tay đay quấn vào nhau. Những sợi tơ mỏng manh bứt ra khỏi tay đay vương lẫn những chiếc lá khô chấp chới trong không tung như đàn bươm bướm.
- Nhanh lên ! Nhanh lên !
Tiếng cười, tiếng nói, tiếng gọi nhau ơi ới. Không khí làm việc thật khẩn trương, chẳng mấy chốc những tay đay đã được gấp gọn vào thành từng đống. Rồi, kẻ đội người gánh hối hả chạy về làng. Đám thanh niên được dịp chọc ghẹo nhau cười đùa ầm ĩ. Mây vẫn vần vũ trên bầu trời. Sắp đổ mưa mà ở trên lưng chừng con dốc đê, một tốp thanh niên vẫn đang co kéo nhau.
- Hỡi cô má đỏ hây hây
Đội tơ như thể đội mây về làng.
Những tiếng cười ngặt nghẽo.
- Anh kia buông áo em ra
Kẻo về tơ ướt mẹ cha đánh đòn.
Mấy bà già trên từ trên đê chạy tới, la:
- Thôi đi lũ quỷ, nhanh chân lên không mưa tới bây giờ thì có mà đội rạ.
Khi những bó tơ cuối cùng được xếp gọn ghẽ trong nhà thì mưa ào ào trút xuống. Mọi người thở phào nhẹ nhõm, chậm một chút là đi toi hàng tấn đay xuất khẩu.
Và bây giờ mới đến những hoạt động sôi nổi của tụi con nít. Chúng tôi, đứa nào đứa nấy bó tròn trong tấm áo mưa, tay lăm lăm cây vợt và một cái vỏ chai tề tựu đông đủ trước cổng nhà. Quang "thủ lĩnh" băng cào cào châu chấu, hô to:
- Xuất trận.
Tất cả chúng tôi lóc nhóc chạy ra đồng, tỏa nhanh trên các bờ ruộng. Mưa mỗi lúc một to, những hạt mưa quất vào mặt rát rạt. Mặt ! Tiếng hò vẫn ầm ĩ.
- Lại đây tụi mày ơi nhiều lắm.
Những chú cào cào ngày nắng nhảy loi choi, có đuổi cả buổi chỉ bắt được vài con. Giờ đây bị ướt cánh, chúng nằm dán mình trên lá chuối chúi nhũi trong những gốc rạ, bờ cỏ. Hai con..., ba con chồng lên nhau... Những cây vợt dơ lên, những cánh tay chụt xuống. Rồi ! Chúng nằm gọn trong chai, đập lách nhách. Chỉ lát nữa thôi về nhà đổ vào đây ít nước sôi, những cái chân kia sẽ ngay đơ, những chiếc aó xanh - đỏ sẽ trở thành một màu vàng rộm. Vặt chân, ngắt bỏ cái đầu, thả vào ít mỡ, hành tiêu... Chao ơi ! Thơm ngào ngạt, lũ trẻ sẽ đánh sạch nồi cơm trong chốc lát.
Chẳng mấy chốc những chiếc chai đầy ứ đến tận miệng, chúng tôi rùng rùng trở về làng. Trao "chiến lợi phẩm" cho bà nội xong, tôi chạy biến ra con đường gạch đỏ au lúc này đã xâm xấp nước. Con đường mà bà nội tôi kể rằng: Ngày xưa mỗi cô gái đi lấy chồng thiên hạ đều phải nộp cho làng hai trăm viên gạch. Và những viên gạch âý đã được lát trên con đường từ ngôi đình đâù làng ra tận chân đê cuối cùng và tỏa về các ngõ xóm...
Mưa tạnh. Nước từ ao lớn giữa làng tràn lên, những cánh bèo tan tác dập dềnh trên mặt nước. Từng đàn cá lớn, nhỏ theo dòng nước bơi trên mặt đường. Những chú cua giương đôi càng nghênh ngang. Và một cuộc rượt đuổi đã diễn ra thật sôi nổi. Từ trong các ngõ xóm, những người đàn ông lưng đeo giỏ, tay xách nơm, vai vác vó gọi nhau í ới. Không khí trong làng thật là sôi động.
Nhưng với tụi con nít trò chơi hấp dẫn nhất vẫn là ở cửa quán của bà cụ Hồng. Nền nhà bà vốn thấp hơn mặt đường nên lúc này trong nhà nước đã ngập đến đầu gối, những nải chuối, trái ổi, chùm nhãn được chất lên trên chiếc hòm to dùng làm bàn thờ. Trên chiếc chõng độc nhất giữa nhà, bà cụ Hồng ngồi thu lu, tay ôm khư khư bọc bánh đa nướng. Xung quanh bà là những lọ kẹo, bánh, hành tỏi. Giọng bà nài nỉ:
- Các cháu ơi, đừng đi lại nữa, nước bắn lên hàng của bà rồi.
Mặc. Chúng tôi vẫn nắm chặt tay dàn thành hàng ngang, những bàn chân xít lại gân` nhau. Và:
- Một... hai...ba, chạy đều...chạy.
"Ào" một luồng nước mạnh ập vào nhà, nước mấp mé chiếc chõng. Chợt một đứa tách ra khỏi hàng. Nó giã vờ ngã ùm trước cửa quán một cột nước bắn tóe lên người bà.
- Ôi trời ơi ! đứa nào thế này.
- Nó đây, nó đây... thằng này bà ơi !
Hàng chục cánh tay xô đẩy, một thằng mặt mũi đen nhẻm đến trước chiếc chõng. Bỗng "Bộp...rắc...rắc" cả lũ nằm chồng lên bọc bánh đa của bà.
- Trời ơi ! vỡ hết bánh đa của tôi rồi.
Từ cửa sổ các nhà, những tiếng la lối vọng ra.
- Lũ quỷ sứ, chúng mày không còn biết thương ai nữa hả?
Ông Khương, tay cầm chiếc roi trâu dài ngoằng chạy tới, lũ trẻ ù té chạy. Báo hại cho các nhà phải chia nhau ăn hết mớ bánh vụn.
° ° °
Đã gần mười năm xa quê, mỗi mùa mưa về tôi lại nhớ da diết những cơn mưa quê hương, bắt đầu là những tiếng reo "Mưa ! Mưa" rồi những đám mây trắng muốt hối hả chạy về làng. Và những tiếng cười nói cứ xôn xao nôn nao trên cánh đồng loáng nước.