giavui
11-02-2010, 03:17 AM
Cú sốc đầu đời
Lê Hoài Nam
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1288667786_flower-18.gif
o0o[/CENTER]
Cô Huyền có dáng người có thể coi là đẹp. Mỗi khi cô bước vào lớp, có cảm giác ở cô toả ra một vẻ gì đó rất đặc biệt. Cô hồn nhiên như một thi sĩ nhưng cũng lại đằm sâu như một nhà hiền triết.
Nghe nói, cha cô từng du học bên Pháp, khi về nước thì làm thông ngôn cho một ông chủ Pháp tại một công sở nọ. Được ít năm, do bất đồng chính kiến với ông chủ, ông đã bỏ về làng mở trường tư dạy học. Ông am tường văn học Pháp. Tâm hồn của các văn hào xứ Gô-loa ít nhiều đã thẩm thấu vào máu thịt của cô nữ sinh thôn quê. Sau này, khi trở thành nhà giáo, phong cách sống của cô Huyền vẫn có vẻ khác người. Hồi đó, các cô giáo trường huyện thường mặc quần sa tanh đen, áo sơ mi rộng, đội nón "bài thơ" thì cô Huyền lại diện quần phăng, áo chẽn, đầu đội mũ nan rộng vành.
Duy nhất có một lần cô Huyền mặc quần sa tanh đen, áo cánh nâu, đội nón "bài thơ" đến lớp, thấy cả lớp 9b cứ trố mắt nhìn mình, cô giải thích:
- Hôm nay cô mặc thế này là để tưởng nhớ một nhà thơ. Tác phẩm của nhà thơ này tuy chưa được đưa vào sách giáo khoa cho các em học nhưng cô cho rằng ông là một nhà thơ xuất sắc nhất của đồng quê Việt Nam. Các em thử đoán xem nhà thơ đó là ai ?
Cả lớp xì xầm bàn tán mãi vẫn không đoán ra bởi một số nhà thơ viết về thôn quê như Nguyễn Khuyến, Anh Thơ, Tố Hữu… thì đã có tác phẩm trong sách giáo khoa rồi…
- Các em hãy cứ phỏng đoán tiếp nhé. Cô Huyền nói. - Còn cô xin kể cho các em nghe một kỷ niệm của cô với nhà thơ này.
Hồi cô Huyền học lớp 10, năm học cuối cùng ở cấp ba trường huyện. Trong con mắt tuổi 17 của cô thì vật gì tồn tại trong thiên nhiên cũng đầy huyền bí, gợi trí tò mò. Bầu trời, mặt đất, hoa lá, chim muông thường ngự trị trong trí tưởng tượng của cô lung linh, huyền diệu và bao giờ cũng đặt ra cho cô hàng trăm dấu hỏi.
Một buổi trưa đi học về, đói quá, cô ghé vào chợ cóc ở đầu làng mua mấy cái bánh rán ăn lót dạ. Cô vừa nhai xong một chiếc thì chợt nhìn thấy ngồi cách bà hàng bánh rán một quãng là một bà hàng xén trung tuổi, mắt đeo kính, đang đọc một cuốn sách gì đó đã cũ, bìa đen nhẻm. Bà ta có vẻ bị hút hồn vào cuốn sách. Thỉnh thoảng cặp môi quết trầu của bà lại nhoẻn một nụ cười khó hiểu. Nhưng khi cô vừa bước đến quầy hàng của bà thì bà vội giấu cuốn sách vào thúng. Cô hỏi:
- Bác đọc cuốn gì mà có vẻ say sưa thế ạ ?
Bà nhìn cô dò xét rồi đáp:
- Sách gì mặc tao. Mày hỏi làm gì ?
Cách trả lời úp úp, mở mở của bà càng gợi trí tò mò của cô nữ sinh lãng mạn. Cô nghĩ ra một kế: móc hết số tiền lẻ trong túi đưa cho bà hàng xén:
- Cháu còn có bằng này, - Cô nói. - bác bán cho cháu thứ gì cũng được với điều kiện bác cho cháu ngó cuốn sách một tẹo!
Bà hàng xén nhận tiền, đếm, rồi sắp ra mấy thếp giấy, một lọ mực. Sau đó bà mới mở thúng lấy cuốn sách bí ẩn nọ đưa cho cô. Đó là tập "Lỡ bước sang ngang" của nhà thơ Nguyễn Bính. Cô cũng từng nghe người ta nhắc đến Nguyễn Bính một vài lần nhưng cô chưa hề được đọc một bài thơ nào của ông. Ở nhà, bố cô thường dạy cô đọc thơ của Bôđơle, Lamactin, Aragông… Thơ Việt Nam thì ông hay đọc Chế Lan Viên và Hàn Mặc Tử.
- Nếu mày thích thì cứ ngồi đây đọc hết cả tập rồi hẵng về. - Bà hàng xén nói.
Bà chẳng nhắc thì cô cũng đã kê dép ngồi đọc. Cô đã bị những bài thơ của Nguyễn Bính cuốn hút đến nỗi khi đọc xong cả tập, cô không thể không hỏi:
- Bác ơi, bác có biết bây giờ Nguyễn Bính đang sống ở đâu không?
- Ông ấy đã rời Hà Nội về quê ở ẩn. Quê ông ấy ở thôn Thiện Vịnh, xã Cộng Hoà, huyện Vụ Bản. Nếu cháu đi hội Phủ Giày thì từ Phủ Mẫu ghé lên nhà ông chỉ vài đoạn đường nữa.
Cô gạ:
- Bác bán cho cháu tập thơ này nhé!
- Con bé này gớm thật. - Bà hàng xén nói. - Mày có gá vàng tao cũng không bán. Mày nghe tạo dặn đây: Đọc rồi thì biết vậy chứ đừng khoe với ai nhé.
- Sao lại phải thế hả bác?
- Sao với lại chả giăng! Sao ở trên giời ấy! Tao dặn không được khoe thì mày không được khoe, thế thôi. Người ta không thích thơ của ông ấy thì khoe ra làm gì cho người ta ghét. Hiểu không?
Tất nhiên là cô chẳng hiểu gì. Nhưng từ hôm đó, hình ảnh Nguyễn Bính luôn ngự trị trong trí tưởng tượng của cô, khi thì ông có vẻ kỳ quặc, hấp dẫn; khi thì ông lại hiền hoà, yếu đuổi đến mức rất cần phải che chở.
Và trong cô nảy ra một ý đồ liều lĩnh: Một mình tìm đến nhà Nguyễn Bính.
Đó là một buổi sáng cuối xuân, những hạt mưa bụi hoà quyện trong ánh nắng non, một không gian có trong rất nhiều bài thơ của Nguyễn Bính. Cô đạp xe gần ba giờ đồng hồ thì đến cái làng của nhà thơ. Thật chẳng may, hỏi thăm tới gần nhà Nguyễn Bính thì chiếc xe đạp của cô bị trượt cá ở líp. Cô dắt xe vào một hiệu sửa chữa gần đó. Hiệu sửa xe tường đắp đất, mái lợp rạ, trông tiêu điều giống như một cái chuồng trâu. Thợ sửa xe là hai người đàn ông cùng tầm tuổi ngoài bốn mươi. Một ông mặc quần xanh vá hai miếng ở mông và chiếc áo trắng đã ngả màu nước hến. Còn một ông mặc bồ đồ bà ba màu nâu đã bạc phếch, chân đi dép cao su bốn quai, người gày còm, mặt xương xương đen nhẻm, mái tóc dựng ngược, bơ phờ. Ông này nhận chữa xe cho cô. Ông tháo tháo, lắp lắp một lúc rồi bảo:
- Xong rồi, em gái ạ.
Cô hỏi giá tiền công thì ông ta bảo:
- Em gái cho anh xin đủ một cốc rượu.
Cô chẳng hiểu giá một cốc rượu là bao nhiêu nhưng nhìn vẻ mặt ốm o của ông thợ có gì đó giống gương mặt của kẻ tuẫn nạn, cô móc một đồng tiền đưa cho ông. Ông nhận đồng giấy bạc với bàn tay run run:
- Cám ơn em gái đã có lòng hảo tâm.
Cô đạp xe đi tiếp được một đoạn thì chiếc cá lại bị trượt. Cô rủa thầm: "Thợ với thuyền! Thợ báo hại!". Cô toan dắt xe quay lại bắt đền nhưng rồi lòng vị tha mách bảo cô: "Thôi, hãy đến hiệu khác". Phải đi thêm nửa cây số nữa mới tới cửa hiệu của một tay thợ trẻ. Cô đưa xe cho anh thợ chữa rồi kể anh nghe chuyện cô vừa bị một ông thợ "báo hại". Anh thợ trẻ cười tủm tỉm rồi bảo:
- Ông ấy là nhà thơ Nguyễn Bính đấy. Từ ngày về làng, ông ấy nghèo kiết xác. Thỉnh thoảng lại ra hiệu ấy xin làm ké kiếm rượu uống.
Cô giật mình, tim như thót lại. Hình ảnh Nguyễn Bính huyền diệu mà bấy nay cô tự vẽ lên trong trí tưởng tượng đã bất ngờ sụp đổ. Đáng lẽ lúc ấy, cô có thể quay lại để gặp con người kì dị ấy, nói với ông một vài lời gì đó, nhưng cô đã không làm thế, bởi cô thấy trong lòng thật trống trải. Cô nhìn cảnh vật ngôi làng của Nguyễn Bính thấy nó buồn tẻ, ảm đạm chứ không tràn đầy sức sống như cô tưởng. Thế là, sau khi chiếc xe đạp đã được sửa xong, cô cắm đầu đạp thẳng một mạch, xế chiều thì về đến nhà mình.
Phải mất hàng năm trời cô vẫn không sao lấy lại được niềm cảm xúc như hôm cô ngồi bên bàn hàng xén đọc tập "Lỡ bước sang ngang" của ông. Rồi đến một hôm, dường như không còn chịu nổi tâm trạng đau khổ, cô đã bộc lộ với cha. Cha cô cười rất nhân từ rồi bảo:
- Con người Nguyễn Bính là thế đấy. Trời sinh ra ông và bắt ông tự đày đọa mình, để ông cất lên tiếng hát của nỗi đau khổ khôn cùng và ly biệt…
- Nếu bố gặp trường hợp như con, lúc biết được người thợ sửa xe vụng về kia là Nguyễn Bính - Cô nói - bố sẽ xử sự ra sao ?
- Bố sẽ tìm đến một cái quán mua hũ rượu thật to mang đến tặng ông ta và nói: "Người có thể tắm trong hũ rượu này, chỉ xin người đừng bao giờ quên rằng thiên chức của người không phải là thợ chữa xe đạp mà là đánh thức những cái đầu mê ngủ, mông muội, làm tan ra những tảng băng trong trái tim đồng loại…"
- Vậy thì con sẽ trở lại quê Nguyễn Bính tìm gặp ông ấy. - Cô nói.
- Nên như thế. - Người cha khích lệ. - Bố hy vọng ông ấy sẽ giải toả được cho con cú sốc đầu đời tai hại…
Vậy là lần thứ hai, cô đạp xe đi tìm gặp Nguyễn Bính. Hôm ấy cũng vào một ngày xuân nhưng tiết trời hãy còn rét đậm. Gió đông bắc thổi ngược làm toàn thân cô lạnh cóng.
Cô tìm đến hiệu sửa chữa xe đạp giống cái chuồng trâu ấy thì không thấy Nguyễn Bính ở đó nữa. Ông chủ hiệu bảo:
- Nguyễn Bính mới mất cách đây gần một tháng rồi.
Thấy cô cứ đứng trơ như phỗng sành, ông chủ hiệu nói tiếp:
- Cháu muốn đi viếng mộ ông ấy phải không ? Ông ấy không mất ở nhà mình mà mất ở nhà bạn. Mộ ông ấy mai táng cách đơn hơn bốn chục cây số. Gió máy, rét mướt thế này cháu không đạp xe nổi đến đó đâu…
Cô cởi dây chằng, lấy hũ rượu "cuốc lủi" nấu bằng gạo nếp bắc trao cho người đàn ông và nói:
- Cháu phiền bác, đến hôm giỗ bốn chín ngày của Nguyễn Bính, bác hãy đặt hũ rượu này lên bàn thờ của ông và khấn rằng: Có một độc giả của miền quê biển kính dâng hương hồn nhà thơ…
Rồi cô đạp xe quay về. Cô không nhớ mình đi nhanh hay chậm nữa bởi trong đầu cô cứ day dứt một nỗi ân hận rằng đã một lần cô rủa thầm ông là "thợ báo hại!"
Cô Huyền kể đến đó rồi hỏi cả lớp:
- Bây giờ hẳn các em đã đoán ra vì sao hôm nay cô ăn mặc khác thường thế này rồi chứ?
- Thưa cô, cô mặc như một thôn nữ trong thơ Nguyễn Bính ạ!
- Đấy chỉ là một ý. Điều cô muốn thông báo với các em là: Hôm nay chính là kỷ niệm ngày sinh của Nguyễn Bính.
Cô Huyền kết thúc câu chuyện như thế rồi giục cả lớp mở sách vở để bắt đầu bài học mới.
Lê Hoài Nam
Lê Hoài Nam
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1288667786_flower-18.gif
o0o[/CENTER]
Cô Huyền có dáng người có thể coi là đẹp. Mỗi khi cô bước vào lớp, có cảm giác ở cô toả ra một vẻ gì đó rất đặc biệt. Cô hồn nhiên như một thi sĩ nhưng cũng lại đằm sâu như một nhà hiền triết.
Nghe nói, cha cô từng du học bên Pháp, khi về nước thì làm thông ngôn cho một ông chủ Pháp tại một công sở nọ. Được ít năm, do bất đồng chính kiến với ông chủ, ông đã bỏ về làng mở trường tư dạy học. Ông am tường văn học Pháp. Tâm hồn của các văn hào xứ Gô-loa ít nhiều đã thẩm thấu vào máu thịt của cô nữ sinh thôn quê. Sau này, khi trở thành nhà giáo, phong cách sống của cô Huyền vẫn có vẻ khác người. Hồi đó, các cô giáo trường huyện thường mặc quần sa tanh đen, áo sơ mi rộng, đội nón "bài thơ" thì cô Huyền lại diện quần phăng, áo chẽn, đầu đội mũ nan rộng vành.
Duy nhất có một lần cô Huyền mặc quần sa tanh đen, áo cánh nâu, đội nón "bài thơ" đến lớp, thấy cả lớp 9b cứ trố mắt nhìn mình, cô giải thích:
- Hôm nay cô mặc thế này là để tưởng nhớ một nhà thơ. Tác phẩm của nhà thơ này tuy chưa được đưa vào sách giáo khoa cho các em học nhưng cô cho rằng ông là một nhà thơ xuất sắc nhất của đồng quê Việt Nam. Các em thử đoán xem nhà thơ đó là ai ?
Cả lớp xì xầm bàn tán mãi vẫn không đoán ra bởi một số nhà thơ viết về thôn quê như Nguyễn Khuyến, Anh Thơ, Tố Hữu… thì đã có tác phẩm trong sách giáo khoa rồi…
- Các em hãy cứ phỏng đoán tiếp nhé. Cô Huyền nói. - Còn cô xin kể cho các em nghe một kỷ niệm của cô với nhà thơ này.
Hồi cô Huyền học lớp 10, năm học cuối cùng ở cấp ba trường huyện. Trong con mắt tuổi 17 của cô thì vật gì tồn tại trong thiên nhiên cũng đầy huyền bí, gợi trí tò mò. Bầu trời, mặt đất, hoa lá, chim muông thường ngự trị trong trí tưởng tượng của cô lung linh, huyền diệu và bao giờ cũng đặt ra cho cô hàng trăm dấu hỏi.
Một buổi trưa đi học về, đói quá, cô ghé vào chợ cóc ở đầu làng mua mấy cái bánh rán ăn lót dạ. Cô vừa nhai xong một chiếc thì chợt nhìn thấy ngồi cách bà hàng bánh rán một quãng là một bà hàng xén trung tuổi, mắt đeo kính, đang đọc một cuốn sách gì đó đã cũ, bìa đen nhẻm. Bà ta có vẻ bị hút hồn vào cuốn sách. Thỉnh thoảng cặp môi quết trầu của bà lại nhoẻn một nụ cười khó hiểu. Nhưng khi cô vừa bước đến quầy hàng của bà thì bà vội giấu cuốn sách vào thúng. Cô hỏi:
- Bác đọc cuốn gì mà có vẻ say sưa thế ạ ?
Bà nhìn cô dò xét rồi đáp:
- Sách gì mặc tao. Mày hỏi làm gì ?
Cách trả lời úp úp, mở mở của bà càng gợi trí tò mò của cô nữ sinh lãng mạn. Cô nghĩ ra một kế: móc hết số tiền lẻ trong túi đưa cho bà hàng xén:
- Cháu còn có bằng này, - Cô nói. - bác bán cho cháu thứ gì cũng được với điều kiện bác cho cháu ngó cuốn sách một tẹo!
Bà hàng xén nhận tiền, đếm, rồi sắp ra mấy thếp giấy, một lọ mực. Sau đó bà mới mở thúng lấy cuốn sách bí ẩn nọ đưa cho cô. Đó là tập "Lỡ bước sang ngang" của nhà thơ Nguyễn Bính. Cô cũng từng nghe người ta nhắc đến Nguyễn Bính một vài lần nhưng cô chưa hề được đọc một bài thơ nào của ông. Ở nhà, bố cô thường dạy cô đọc thơ của Bôđơle, Lamactin, Aragông… Thơ Việt Nam thì ông hay đọc Chế Lan Viên và Hàn Mặc Tử.
- Nếu mày thích thì cứ ngồi đây đọc hết cả tập rồi hẵng về. - Bà hàng xén nói.
Bà chẳng nhắc thì cô cũng đã kê dép ngồi đọc. Cô đã bị những bài thơ của Nguyễn Bính cuốn hút đến nỗi khi đọc xong cả tập, cô không thể không hỏi:
- Bác ơi, bác có biết bây giờ Nguyễn Bính đang sống ở đâu không?
- Ông ấy đã rời Hà Nội về quê ở ẩn. Quê ông ấy ở thôn Thiện Vịnh, xã Cộng Hoà, huyện Vụ Bản. Nếu cháu đi hội Phủ Giày thì từ Phủ Mẫu ghé lên nhà ông chỉ vài đoạn đường nữa.
Cô gạ:
- Bác bán cho cháu tập thơ này nhé!
- Con bé này gớm thật. - Bà hàng xén nói. - Mày có gá vàng tao cũng không bán. Mày nghe tạo dặn đây: Đọc rồi thì biết vậy chứ đừng khoe với ai nhé.
- Sao lại phải thế hả bác?
- Sao với lại chả giăng! Sao ở trên giời ấy! Tao dặn không được khoe thì mày không được khoe, thế thôi. Người ta không thích thơ của ông ấy thì khoe ra làm gì cho người ta ghét. Hiểu không?
Tất nhiên là cô chẳng hiểu gì. Nhưng từ hôm đó, hình ảnh Nguyễn Bính luôn ngự trị trong trí tưởng tượng của cô, khi thì ông có vẻ kỳ quặc, hấp dẫn; khi thì ông lại hiền hoà, yếu đuổi đến mức rất cần phải che chở.
Và trong cô nảy ra một ý đồ liều lĩnh: Một mình tìm đến nhà Nguyễn Bính.
Đó là một buổi sáng cuối xuân, những hạt mưa bụi hoà quyện trong ánh nắng non, một không gian có trong rất nhiều bài thơ của Nguyễn Bính. Cô đạp xe gần ba giờ đồng hồ thì đến cái làng của nhà thơ. Thật chẳng may, hỏi thăm tới gần nhà Nguyễn Bính thì chiếc xe đạp của cô bị trượt cá ở líp. Cô dắt xe vào một hiệu sửa chữa gần đó. Hiệu sửa xe tường đắp đất, mái lợp rạ, trông tiêu điều giống như một cái chuồng trâu. Thợ sửa xe là hai người đàn ông cùng tầm tuổi ngoài bốn mươi. Một ông mặc quần xanh vá hai miếng ở mông và chiếc áo trắng đã ngả màu nước hến. Còn một ông mặc bồ đồ bà ba màu nâu đã bạc phếch, chân đi dép cao su bốn quai, người gày còm, mặt xương xương đen nhẻm, mái tóc dựng ngược, bơ phờ. Ông này nhận chữa xe cho cô. Ông tháo tháo, lắp lắp một lúc rồi bảo:
- Xong rồi, em gái ạ.
Cô hỏi giá tiền công thì ông ta bảo:
- Em gái cho anh xin đủ một cốc rượu.
Cô chẳng hiểu giá một cốc rượu là bao nhiêu nhưng nhìn vẻ mặt ốm o của ông thợ có gì đó giống gương mặt của kẻ tuẫn nạn, cô móc một đồng tiền đưa cho ông. Ông nhận đồng giấy bạc với bàn tay run run:
- Cám ơn em gái đã có lòng hảo tâm.
Cô đạp xe đi tiếp được một đoạn thì chiếc cá lại bị trượt. Cô rủa thầm: "Thợ với thuyền! Thợ báo hại!". Cô toan dắt xe quay lại bắt đền nhưng rồi lòng vị tha mách bảo cô: "Thôi, hãy đến hiệu khác". Phải đi thêm nửa cây số nữa mới tới cửa hiệu của một tay thợ trẻ. Cô đưa xe cho anh thợ chữa rồi kể anh nghe chuyện cô vừa bị một ông thợ "báo hại". Anh thợ trẻ cười tủm tỉm rồi bảo:
- Ông ấy là nhà thơ Nguyễn Bính đấy. Từ ngày về làng, ông ấy nghèo kiết xác. Thỉnh thoảng lại ra hiệu ấy xin làm ké kiếm rượu uống.
Cô giật mình, tim như thót lại. Hình ảnh Nguyễn Bính huyền diệu mà bấy nay cô tự vẽ lên trong trí tưởng tượng đã bất ngờ sụp đổ. Đáng lẽ lúc ấy, cô có thể quay lại để gặp con người kì dị ấy, nói với ông một vài lời gì đó, nhưng cô đã không làm thế, bởi cô thấy trong lòng thật trống trải. Cô nhìn cảnh vật ngôi làng của Nguyễn Bính thấy nó buồn tẻ, ảm đạm chứ không tràn đầy sức sống như cô tưởng. Thế là, sau khi chiếc xe đạp đã được sửa xong, cô cắm đầu đạp thẳng một mạch, xế chiều thì về đến nhà mình.
Phải mất hàng năm trời cô vẫn không sao lấy lại được niềm cảm xúc như hôm cô ngồi bên bàn hàng xén đọc tập "Lỡ bước sang ngang" của ông. Rồi đến một hôm, dường như không còn chịu nổi tâm trạng đau khổ, cô đã bộc lộ với cha. Cha cô cười rất nhân từ rồi bảo:
- Con người Nguyễn Bính là thế đấy. Trời sinh ra ông và bắt ông tự đày đọa mình, để ông cất lên tiếng hát của nỗi đau khổ khôn cùng và ly biệt…
- Nếu bố gặp trường hợp như con, lúc biết được người thợ sửa xe vụng về kia là Nguyễn Bính - Cô nói - bố sẽ xử sự ra sao ?
- Bố sẽ tìm đến một cái quán mua hũ rượu thật to mang đến tặng ông ta và nói: "Người có thể tắm trong hũ rượu này, chỉ xin người đừng bao giờ quên rằng thiên chức của người không phải là thợ chữa xe đạp mà là đánh thức những cái đầu mê ngủ, mông muội, làm tan ra những tảng băng trong trái tim đồng loại…"
- Vậy thì con sẽ trở lại quê Nguyễn Bính tìm gặp ông ấy. - Cô nói.
- Nên như thế. - Người cha khích lệ. - Bố hy vọng ông ấy sẽ giải toả được cho con cú sốc đầu đời tai hại…
Vậy là lần thứ hai, cô đạp xe đi tìm gặp Nguyễn Bính. Hôm ấy cũng vào một ngày xuân nhưng tiết trời hãy còn rét đậm. Gió đông bắc thổi ngược làm toàn thân cô lạnh cóng.
Cô tìm đến hiệu sửa chữa xe đạp giống cái chuồng trâu ấy thì không thấy Nguyễn Bính ở đó nữa. Ông chủ hiệu bảo:
- Nguyễn Bính mới mất cách đây gần một tháng rồi.
Thấy cô cứ đứng trơ như phỗng sành, ông chủ hiệu nói tiếp:
- Cháu muốn đi viếng mộ ông ấy phải không ? Ông ấy không mất ở nhà mình mà mất ở nhà bạn. Mộ ông ấy mai táng cách đơn hơn bốn chục cây số. Gió máy, rét mướt thế này cháu không đạp xe nổi đến đó đâu…
Cô cởi dây chằng, lấy hũ rượu "cuốc lủi" nấu bằng gạo nếp bắc trao cho người đàn ông và nói:
- Cháu phiền bác, đến hôm giỗ bốn chín ngày của Nguyễn Bính, bác hãy đặt hũ rượu này lên bàn thờ của ông và khấn rằng: Có một độc giả của miền quê biển kính dâng hương hồn nhà thơ…
Rồi cô đạp xe quay về. Cô không nhớ mình đi nhanh hay chậm nữa bởi trong đầu cô cứ day dứt một nỗi ân hận rằng đã một lần cô rủa thầm ông là "thợ báo hại!"
Cô Huyền kể đến đó rồi hỏi cả lớp:
- Bây giờ hẳn các em đã đoán ra vì sao hôm nay cô ăn mặc khác thường thế này rồi chứ?
- Thưa cô, cô mặc như một thôn nữ trong thơ Nguyễn Bính ạ!
- Đấy chỉ là một ý. Điều cô muốn thông báo với các em là: Hôm nay chính là kỷ niệm ngày sinh của Nguyễn Bính.
Cô Huyền kết thúc câu chuyện như thế rồi giục cả lớp mở sách vở để bắt đầu bài học mới.
Lê Hoài Nam