giavui
11-01-2010, 06:02 PM
Trọng Nghĩa
VN sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho tàu hải quân các nước.
Trong cuộc họp báo chiều hôm qua, 30/10/2010, kết thúc các Hội nghị của khối ASEAN tại Hà Nội, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã xác nhận như trên. Theo giới phân tích, quyết định này phản ánh một thay đổi trong lập trường của Hà Nội trên vấn đề có cho quân đội nước ngoài sử dụng cảng Cam Ranh hay không.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1288634454_camranh va chienhamnga_103110.jpg
Ảnh vẽ cảnh chiến hạm Liên Xô tại căn cứ Cam Ranh (vào năm 1985) trong kho tư liệu ảnh của Lầu Năm Góc
Nguồn : Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ
Trả lời câu hỏi liên quan các nguồn tin báo chí gần đây về việc sử dụng cảng Cam Ranh, ông Nguyễn Tấn Dũng xác định hai điểm. Điểm thứ nhất, chính Việt Nam sẽ tự mình phát triển cảng Cam Ranh và xây dựng ở đó một trung tâm dịch vụ tổng hợp để phục vụ cho lực lượng hải quân Việt Nam.
Tuy nhiên, thủ tướng Việt Nam cũng nói thêm : « Tại trung tâm cảng dịch vụ tổng hợp Cam Ranh sẽ sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho tàu hải quân của tất cả các nước trên thế giới đến đây để xin cung cấp dịch vụ, nếu có yêu cầu, kể cả tàu ngầm ». Theo ông Dũng, dịch vụ tại Cam Ranh không phải là miễn phí, mà sẽ được « theo cơ chế thị trường ». Các cơ sở hạ tầng tại Cam Ranh sẽ được xây dựng mới hay tu bổ với sự trợ giúp của các chuyên gia Nga.
Trong nhiều tuần lễ qua, nhiều nguồn tin báo chí cho biết : Hải Quân Nga rất mong muốn quay trở lại lập căn cứ quân sự tại Cam Ranh, nơi mà họ đã rời bỏ từ năm 2002, vì không chấp nhận giá thuê do Việt Nam ấn định. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần bác bỏ các nguồn tin đó và xác định trở lại rằng Việt Nam sẽ không hợp tác với nước ngoài để sử dụng Cam Ranh vào mục đích quân sự.
Tuy nhiên, nếu căn cứ vào tuyên bố hôm qua của thủ tướng Việt Nam, thì nhân tố quân sự sẽ hiện diện trong chủ trương khai thác cảng Cam Ranh. Các chiến hạm nước ngoài qua lại ngoài khơi vùng Biển Đông hoàn toàn có thể cập bến Cam Ranh để được bảo trì hay cung cấp những dịch vụ cần thiết. Lẽ dĩ nhiên, hải quân tất cả mọi nước đều sẽ có thể sử dụng các dịch vụ của cảng Cam Ranh, nhưng giới quan sát đặc biệt chú ý đến khách hàng tiềm tàng là Hoa Kỳ.
Lý do là, trong khu vực Thái Bình Dương, hùng hậu nhất là lực lượng hải quân Mỹ, với rất nhiều chiến hạm hay quân hạm cần được tiếp liệu hay bảo trì. Là một cảng nước sâu được đánh giá là thuộc loại tốt nhất trên thế giới, với hạ tầng cơ sở thích hợp, Cam Ranh hoàn toàn có thể tiếp nhận từ tầu ngầm đến hàng không mẫu hạm, hai phương tiện chủ lực của Hải quân Mỹ.
Gần đây, với đà củng cố quan hệ quốc phòng Việt – Mỹ, Việt Nam đã đồng ý sửa chữa 4 chiếc tàu cho Hải Quân Mỹ. Trước mắt, hai chiếc đã được đưa đến bảo trì tại Việt Nam, một chiếc tại cảng Sài Gòn, và chiếc thứ hai tại vịnh Vân Phong gần Cam Ranh. Đây chỉ là hai quân hạm hậu cần chứ không phải là tàu chiến, nhưng sắp tới đây, không loại trừ khả năng chiến hạm Mỹ sẽ ghé cảng Việt Nam để được sửa chữa.
Ngoài ra theo giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc, thì Hoa Kỳ cũng muốn đạt được một thỏa thuận với Việt Nam về việc thiết lập các kho hậu cần cho tàu hải quân Mỹ ngay trên bờ để sử dụng khi cần thiết. Quyết định mở cửa Cam Ranh và sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho hải quân ngoại quốc, có thể là một bước đầu nhằm đáp ứng yêu cầu kể trên.
Cảng Cam Ranh có một vị trí chiến lược trọng yếu, có khả năng tiếp cận những tuyến thông thương hàng hải quan trọng trên Biển Đông. Các cơ sở truyền thông đặt trên bờ có thể nghe ngóng, theo dõi những gì diễn ra ở ngoài khơi. Trong thời gian qua, Trung Quốc thường xuyên bày tỏ quan ngại về khả năng Việt Nam cho hải quân nước ngoài dùng Cam Ranh làm căn cứ để từ đó theo dõi được hành tung của tầu ngầm Trung Quốc, xuất phát từ căn cứ Tam Á trên đảo Hải Nam.
Hoa Kỳ, Ấn Độ, và Nga từng hàm ý muốn thuê căn cứ này cho hải quân nước họ, nhưng đều không được đáp ứng, vì Việt Nam được cho là muốn tránh đối đầu với Bắc Kinh trên hồ sơ nhạy cảm này. Tuy nhiên, quyết định mở cửa cảng Cam Ranh cho hải quân ngoại quốc cho thấy Việt Nam đang cố gắng đối phó lại với sức ép của Trung Quốc, đặc biệt trên vấn đề Biển Đông.
VN sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho tàu hải quân các nước.
Trong cuộc họp báo chiều hôm qua, 30/10/2010, kết thúc các Hội nghị của khối ASEAN tại Hà Nội, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã xác nhận như trên. Theo giới phân tích, quyết định này phản ánh một thay đổi trong lập trường của Hà Nội trên vấn đề có cho quân đội nước ngoài sử dụng cảng Cam Ranh hay không.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1288634454_camranh va chienhamnga_103110.jpg
Ảnh vẽ cảnh chiến hạm Liên Xô tại căn cứ Cam Ranh (vào năm 1985) trong kho tư liệu ảnh của Lầu Năm Góc
Nguồn : Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ
Trả lời câu hỏi liên quan các nguồn tin báo chí gần đây về việc sử dụng cảng Cam Ranh, ông Nguyễn Tấn Dũng xác định hai điểm. Điểm thứ nhất, chính Việt Nam sẽ tự mình phát triển cảng Cam Ranh và xây dựng ở đó một trung tâm dịch vụ tổng hợp để phục vụ cho lực lượng hải quân Việt Nam.
Tuy nhiên, thủ tướng Việt Nam cũng nói thêm : « Tại trung tâm cảng dịch vụ tổng hợp Cam Ranh sẽ sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho tàu hải quân của tất cả các nước trên thế giới đến đây để xin cung cấp dịch vụ, nếu có yêu cầu, kể cả tàu ngầm ». Theo ông Dũng, dịch vụ tại Cam Ranh không phải là miễn phí, mà sẽ được « theo cơ chế thị trường ». Các cơ sở hạ tầng tại Cam Ranh sẽ được xây dựng mới hay tu bổ với sự trợ giúp của các chuyên gia Nga.
Trong nhiều tuần lễ qua, nhiều nguồn tin báo chí cho biết : Hải Quân Nga rất mong muốn quay trở lại lập căn cứ quân sự tại Cam Ranh, nơi mà họ đã rời bỏ từ năm 2002, vì không chấp nhận giá thuê do Việt Nam ấn định. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần bác bỏ các nguồn tin đó và xác định trở lại rằng Việt Nam sẽ không hợp tác với nước ngoài để sử dụng Cam Ranh vào mục đích quân sự.
Tuy nhiên, nếu căn cứ vào tuyên bố hôm qua của thủ tướng Việt Nam, thì nhân tố quân sự sẽ hiện diện trong chủ trương khai thác cảng Cam Ranh. Các chiến hạm nước ngoài qua lại ngoài khơi vùng Biển Đông hoàn toàn có thể cập bến Cam Ranh để được bảo trì hay cung cấp những dịch vụ cần thiết. Lẽ dĩ nhiên, hải quân tất cả mọi nước đều sẽ có thể sử dụng các dịch vụ của cảng Cam Ranh, nhưng giới quan sát đặc biệt chú ý đến khách hàng tiềm tàng là Hoa Kỳ.
Lý do là, trong khu vực Thái Bình Dương, hùng hậu nhất là lực lượng hải quân Mỹ, với rất nhiều chiến hạm hay quân hạm cần được tiếp liệu hay bảo trì. Là một cảng nước sâu được đánh giá là thuộc loại tốt nhất trên thế giới, với hạ tầng cơ sở thích hợp, Cam Ranh hoàn toàn có thể tiếp nhận từ tầu ngầm đến hàng không mẫu hạm, hai phương tiện chủ lực của Hải quân Mỹ.
Gần đây, với đà củng cố quan hệ quốc phòng Việt – Mỹ, Việt Nam đã đồng ý sửa chữa 4 chiếc tàu cho Hải Quân Mỹ. Trước mắt, hai chiếc đã được đưa đến bảo trì tại Việt Nam, một chiếc tại cảng Sài Gòn, và chiếc thứ hai tại vịnh Vân Phong gần Cam Ranh. Đây chỉ là hai quân hạm hậu cần chứ không phải là tàu chiến, nhưng sắp tới đây, không loại trừ khả năng chiến hạm Mỹ sẽ ghé cảng Việt Nam để được sửa chữa.
Ngoài ra theo giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc, thì Hoa Kỳ cũng muốn đạt được một thỏa thuận với Việt Nam về việc thiết lập các kho hậu cần cho tàu hải quân Mỹ ngay trên bờ để sử dụng khi cần thiết. Quyết định mở cửa Cam Ranh và sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho hải quân ngoại quốc, có thể là một bước đầu nhằm đáp ứng yêu cầu kể trên.
Cảng Cam Ranh có một vị trí chiến lược trọng yếu, có khả năng tiếp cận những tuyến thông thương hàng hải quan trọng trên Biển Đông. Các cơ sở truyền thông đặt trên bờ có thể nghe ngóng, theo dõi những gì diễn ra ở ngoài khơi. Trong thời gian qua, Trung Quốc thường xuyên bày tỏ quan ngại về khả năng Việt Nam cho hải quân nước ngoài dùng Cam Ranh làm căn cứ để từ đó theo dõi được hành tung của tầu ngầm Trung Quốc, xuất phát từ căn cứ Tam Á trên đảo Hải Nam.
Hoa Kỳ, Ấn Độ, và Nga từng hàm ý muốn thuê căn cứ này cho hải quân nước họ, nhưng đều không được đáp ứng, vì Việt Nam được cho là muốn tránh đối đầu với Bắc Kinh trên hồ sơ nhạy cảm này. Tuy nhiên, quyết định mở cửa cảng Cam Ranh cho hải quân ngoại quốc cho thấy Việt Nam đang cố gắng đối phó lại với sức ép của Trung Quốc, đặc biệt trên vấn đề Biển Đông.