giavui
10-31-2010, 01:33 PM
Thủ tướng Trung Quốc và Nhật Bản hôm qua đã có một cuộc gặp không chính thức tại Hà Nội, bên lề hội nghị cấp cao Đông Á, cuộc gặp được mong đợi sẽ cải thiện quan hệ song phương xấu đi trong thời gian qua.
Phó văn phòng nội các Nhật Bản Tetsuro Fukuyama cho biết Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan đã có cuộc gặp không chính thức kéo dài khoảng 10 phút với người đồng nhiệm Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại phòng chờ trước khi bắt đầu hội nghị cấp cao Đông Á.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1288531953_228516929_to.jpg
Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan tại cuộc họp báo ở Hà Nội hôm qua. Ảnh: AFP.
Đây là cuộc nói chuyện ngắn và không được lên kế hoạch từ trước. Fukuyama cho biết cả hai nhà lãnh đạo đều bày tỏ rất tiếc việc không thể tổ chức hội đàm cấp cao trong dịp này và nhất trí sẽ tiến hành trong thời gian tới.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau đó, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan khẳng định Nhật sẽ tiếp tục thắt chặt quan hệ với Trung Quốc bất chấp một số vấn đề mâu thuẫn trong thời gian qua.
"Nhật Bản và Trung Quốc đã có lịch sử cùng chung sống qua nhiều giai đoạn", tờ Kyodo dẫn lời Kan phát biểu tại Hà Nội. "Tôi tin tưởng một số vấn đề xảy ra trong hiện tại không quá nghiêm trọng nếu so sánh với những gì xảy ra giữa hai nước trong quá khứ".
Quan hệ Trung - Nhật xấu đi sau vụ va chạm giữa một tàu cá của Trung Quốc với tàu tuần tra của Nhật Bản hôm 7/9 tại một vùng đảo tranh chấp mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, Nhật gọi là Senkaku. Bắc Kinh phản ứng mạnh mẽ và tuyên bố cắt đứt tiếp xúc cấp cao để phản đối việc Nhật bắt thuyền trưởng để điều tra. Thuyền trưởng này sau đó được thả hôm 25/9.
Trong một cuộc gặp chớp nhoáng bên lề hội nghị Á-Âu tại Brussels hồi đầu tháng, ông Ôn và ông Kan đã nhất trí nối lại tiếp xúc cấp cao. Tuy nhiên, căng thẳng giữa hai nước vẫn không hề giảm do các cuộc biểu tình diễn ra ở cả Trung Quốc và Nhật Bản đòi chủ quyền đối với đảo tranh chấp và xung quanh việc Bắc Kinh điều tàu tuần tra đến vùng đảo này.
Trong cuộc họp báo trong khuôn khổ hội nghị cấp cao ASEAN hôm qua tại Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố Mỹ sẵn sàng đóng vai trò hòa giải trong mâu thuẫn Trung - Nhật.
"Chúng tôi đã đề xuất với cả phía Nhật Bản và Trung Quốc rằng Mỹ sẵn sàng chủ trì một cuộc gặp ba bên để giúp hai nước thảo luận các vấn đề", Clinton nói.
CNN dẫn lời một quan chức cấp cao Mỹ cho hay Clinton đã đưa ra vấn đề đàm phán ba bên trong cuộc gặp với Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc tại đảo Hải Nam, chặng dừng chân thứ hai của ngoại trưởng Mỹ sau Hà Nội. Clinton cũng đã đề xuất vấn đề này trong cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Seiji Maehara ở đảo Hawaii, trước khi đến Hà Nội.
Hôm 29/10, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tỏ ra tức giận đối với phát ngôn của Clinton rằng đảo Senkaku (Điếu Ngư) nằm trong phạm vi của hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật.
"Với sự tôn trọng đối với quần đào Senkaku (Điếu Ngư), Mỹ không đưa ra quan điểm về chủ quyền, nhưng chúng tôi muốn nói rõ rằng quần đảo này là một phần của cam kết hiệp ước của chúng tôi, và nghĩa vụ phải bảo vệ Nhật Bản", Clinton phát biểu. "Tất nhiên, chúng tôi khuyến khích cả Trung Quốc và Nhật Bản tìm kiếm giải pháp hòa bình đối với khu vực này".
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc tuyên bố Trung Quốc "sẽ không bao giờ chấp nhận bất cứ lời nói và hành động nào tính đảo Điếu Ngư (Senkaku) vào Hiệp ước hợp tác an ninh lẫn nhau Mỹ - Nhật".
Theo Dantri
Phó văn phòng nội các Nhật Bản Tetsuro Fukuyama cho biết Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan đã có cuộc gặp không chính thức kéo dài khoảng 10 phút với người đồng nhiệm Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại phòng chờ trước khi bắt đầu hội nghị cấp cao Đông Á.
http://www.vietfreefun.com/extras/upload/images/1288531953_228516929_to.jpg
Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan tại cuộc họp báo ở Hà Nội hôm qua. Ảnh: AFP.
Đây là cuộc nói chuyện ngắn và không được lên kế hoạch từ trước. Fukuyama cho biết cả hai nhà lãnh đạo đều bày tỏ rất tiếc việc không thể tổ chức hội đàm cấp cao trong dịp này và nhất trí sẽ tiến hành trong thời gian tới.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau đó, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan khẳng định Nhật sẽ tiếp tục thắt chặt quan hệ với Trung Quốc bất chấp một số vấn đề mâu thuẫn trong thời gian qua.
"Nhật Bản và Trung Quốc đã có lịch sử cùng chung sống qua nhiều giai đoạn", tờ Kyodo dẫn lời Kan phát biểu tại Hà Nội. "Tôi tin tưởng một số vấn đề xảy ra trong hiện tại không quá nghiêm trọng nếu so sánh với những gì xảy ra giữa hai nước trong quá khứ".
Quan hệ Trung - Nhật xấu đi sau vụ va chạm giữa một tàu cá của Trung Quốc với tàu tuần tra của Nhật Bản hôm 7/9 tại một vùng đảo tranh chấp mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, Nhật gọi là Senkaku. Bắc Kinh phản ứng mạnh mẽ và tuyên bố cắt đứt tiếp xúc cấp cao để phản đối việc Nhật bắt thuyền trưởng để điều tra. Thuyền trưởng này sau đó được thả hôm 25/9.
Trong một cuộc gặp chớp nhoáng bên lề hội nghị Á-Âu tại Brussels hồi đầu tháng, ông Ôn và ông Kan đã nhất trí nối lại tiếp xúc cấp cao. Tuy nhiên, căng thẳng giữa hai nước vẫn không hề giảm do các cuộc biểu tình diễn ra ở cả Trung Quốc và Nhật Bản đòi chủ quyền đối với đảo tranh chấp và xung quanh việc Bắc Kinh điều tàu tuần tra đến vùng đảo này.
Trong cuộc họp báo trong khuôn khổ hội nghị cấp cao ASEAN hôm qua tại Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố Mỹ sẵn sàng đóng vai trò hòa giải trong mâu thuẫn Trung - Nhật.
"Chúng tôi đã đề xuất với cả phía Nhật Bản và Trung Quốc rằng Mỹ sẵn sàng chủ trì một cuộc gặp ba bên để giúp hai nước thảo luận các vấn đề", Clinton nói.
CNN dẫn lời một quan chức cấp cao Mỹ cho hay Clinton đã đưa ra vấn đề đàm phán ba bên trong cuộc gặp với Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc tại đảo Hải Nam, chặng dừng chân thứ hai của ngoại trưởng Mỹ sau Hà Nội. Clinton cũng đã đề xuất vấn đề này trong cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Seiji Maehara ở đảo Hawaii, trước khi đến Hà Nội.
Hôm 29/10, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tỏ ra tức giận đối với phát ngôn của Clinton rằng đảo Senkaku (Điếu Ngư) nằm trong phạm vi của hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật.
"Với sự tôn trọng đối với quần đào Senkaku (Điếu Ngư), Mỹ không đưa ra quan điểm về chủ quyền, nhưng chúng tôi muốn nói rõ rằng quần đảo này là một phần của cam kết hiệp ước của chúng tôi, và nghĩa vụ phải bảo vệ Nhật Bản", Clinton phát biểu. "Tất nhiên, chúng tôi khuyến khích cả Trung Quốc và Nhật Bản tìm kiếm giải pháp hòa bình đối với khu vực này".
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc tuyên bố Trung Quốc "sẽ không bao giờ chấp nhận bất cứ lời nói và hành động nào tính đảo Điếu Ngư (Senkaku) vào Hiệp ước hợp tác an ninh lẫn nhau Mỹ - Nhật".
Theo Dantri